Sự phát triển không ngừng của học thuật và sự mở rộng hướng tiếp cận nhiều chiều trong nghiên cứu đã giúp các nhà nghiên cứu văn hoá - văn học dân gian Việt Nam từng bước có được nhận th
Trang 1Hà Thị Thu Hương
MOI QUAN HỆ VĂN HÓA TAY - VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ THÂM MỸ
QUA MOT SO KIEU TRUYỆN KE DAN GIAN CƠ BAN
LUẬN ÁN TIEN SĨ VĂN HỌC
HÀ NỌI - 2007
Trang 2Hà Thị Thu Hương
MOI QUAN HỆ VAN HÓA TAY - VIỆT DƯỚI GOC ĐỘ THÂM MỸ
QUA MOT SO KIỂU TRUYỆN KE DÂN GIAN CƠ BAN
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62.22.36.01
LUẬN ÁN TIỀN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS VŨ ANH TUẦN
2 GS TS KIEU THU HOẠCH
HA NOI - 2007
Trang 3MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
1.1 Tổng quan về lý thuyết văn hoá tộc người 22
1.2 Phác hoa quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá Tay — Việt trong lich si 281.3 Vai trò của truyện ké dân gian trong văn hóa tộc người 391.4.Tiếp cận truyện kê dân gian Tay, Việt theo tinh than folklore học 45Tiểu kết chương 1 54
CHUONG 2: MOI QUAN HỆ VĂN HOÁ TAY - VIỆT QUA KHAO SÁT SOSANH KIEU TRUYỆN NGƯỜI ANH HUNG KIEN TAO THE GIỚI, KIÊN
TAO VU TRU
2.1 Tiếp cận hình thức cấu tạo cốt truyện 552.2 Tiếp cận theo motif 80Tiểu kết chương 2 96
CHƯƠNG 3: MÓI QUAN HỆ VĂN HOÁ TÀY- VIỆT QUA KHẢO SÁT SO
SÁNH KIỂU TRUYỆN NGƯỜI ANH HÙNG VĂN HOÁ
3.1 Nhân vật anh hùng văn hoá, sự tiếp nối có cơ sở lịch sử 98
3.2 Các dạng thức của nhân vật anh hùng văn hoá 99
Trang 43.3 Sự tương đồng và khác biệt trong cấu tạo cốt truyện và trong việc tái tạo motifđặc trưng của kiểu truyện nhân vật anh hùng văn hoa Tay — Việt 102
3.4 Những nhân vật anh hùng văn hoá tiêu biêu mang dâu ân văn hoá tộc người
Tay và Việt từ góc nhìn moi quan hệ văn hoá tộc người
130
Tiểu kết chương 3 153
CHƯƠNG 4: MOI QUAN HỆ VĂN HOA TAY - VIỆT QUA KHAO SAT SO
SÁNH KIEU TRUYỆN NGƯỜI ANH HUNG CHIEN TRAN CHONG GIAC
NGOAI XAM
4.1 Sự vận động mang tính quy luật tạo thành kiểu truyện 154
4.2 Kết cau của kiểu truyện người anh hùng chiến trận trong truyện kể dân gian
TayViét 158
4.3.Những motif đặc trưng của kiểu truyện 178Tiểu kết chương 4 192KET LUẬN 195
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉN
Trang 5MỞ ĐÀU
1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI:
1.1 Giá trị thời sự của đề tài:
1.1.1 Cuộc sông hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như
vũ bão đã làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc vănhoá dân tộc và văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết Coi trọng văn
hoá truyền thống chính là coi trọng nền tang sức mạnh tinh than của dân tộc Nghị
quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khoá VIII đã nêu rõ: "Di sản văn hoá là
tài sản vô giá, gan két cong đồng dân tộc, là cốt lõi của ban sắc dân tộc, cơ sở dé
sang tạo những gia tri mới và giao lưu văn hoá Cần phải hết sức coi trọng, bảo ton,phat huy những giá trị văn hoa truyền thống" [13, tr.63] Xu thé trở về cội nguồn dékhang định những giá trị văn hoá truyền thống là hướng đi mang tính tất yếu của
thời đại.
1.1.2 Trong bối cảnh toàn cầu hoá của thời đại mới, việc khẳng định giá trị
văn hoá truyền thống từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau vừa là yêu cầu và vừa làthách thức đối với nhiều nhà nghiên cứu Nhà thơ Cù Huy Cận đã khăng định trong
buổi toa đàm về tuyên ngôn toàn cầu hoá về đa dạng văn hoá của Unesco vào ngày
23/8/2002: "Việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống hiện nay là một vấn đềcực kỳ quan trọng trước nguy cơ đồng dạng văn hoá, áp đặt các nền văn hoá của cácnước phát triển với những quốc gia nhỏ bé Điều này sẽ làm cho bản sắc văn hoá bịbiến dang và mat đi nét đặc trưng của nó "[161] Một trong những vấn đề mangtính thời sự của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là ủng hộ đa dạng văn hoá và
chống lại nguy cơ đồng dạng văn hoá Muốn làm được điều đó, trước tiên mỗi dân
tộc phải tự khẳng định được bản sắc văn hoá đặc thù của chính dân tộc mình trêncon đường tiếp xúc hội nhập Với cái nhìn tổng thé, văn hoá được hiểu là một phạmtrù rất năng động với đủ các khía cạnh về tinh than, vật chất, tri thức, tình cảm Với cách hiểu đó, văn hoá đã khắc hoạ nên sắc thái điện mạo của mỗi vùng, miễn,
mối quôc gia dân tộc Đúng như nhận định cua Tran Quoc Vượng, "Việt Nam là
Trang 6một quốc gia nhưng là một quốc gia đa tộc song nền văn hoá Việt Nam lại rat đa
dạng, theo thời gian diễn triển, theo không gian gia đình - làng xã, vùng miền - tộcngười theo các mối giao lưu rồi giao thoa, hỗn chủng, đan xen, hỗn dung, tiếp
xúc biến đồi, biến dạng nhưng cuối cùng vẫn hội tụ - kết tinh và định hình một nềnvăn hoá Việt Nam" [305, tr.199] Như vậy, hướng nghiên cứu mối quan hệ văn hoatộc người trong cộng đồng Việt Nam thống nhất cần được sự quan tâm đặc biệt củanhiều ngành nghiên cứu
1.1.3 Nói như Tô Ngọc Thanh, nền văn hoá Việt Nam “là nền văn hoá kết
tinh những giá trị văn hoá các tộc người, đồng thời lại là cơ sở cho quá trình giaolưu giữa các nền văn hoá tộc người để trở nên mạnh hơn, rộng hơn, nhanh hơnkhiến cho văn hoá mỗi tộc người giàu có hơn và phát triển nhanh hơn" [196, tr.37].Nghiên cứu quan hệ văn hoá giữa tộc người chủ thể Kinh (Việt) với các tộc ngườikhác sẽ làm sáng tỏ quy luật phát triển theo hướng trao đôi, tiếp thu văn hoá bằng
hoà hợp dân tộc để xây dựng nền văn hoá thống nhất nhưng lại mang phong cách
độc đáo của mỗi tộc người Cái độc đáo trong văn hoá của từng tộc người đã góp
phần tạo nên diện mạo chung của văn hoá Việt Nam, có những yếu tố riêng mangtính đặc thù bên cạnh những yếu tố chung mang tính phổ quát
Trong đại gia đình các tộc người Việt Nam, tộc người Tày là tộc người có sốdân đông thứ hai sau người Kinh (Việt), có quan hệ gan bó với người Kinh theo
suốt chiều dài của lịch sử từ thời mở nước đến tận ngày nay Mối quan hệ văn hoá
Tày - Việt là mối quan hệ đặc biệt, cần phải được bảo lưu và phát triển.
1.2 Giá trị lý luận của đề tài:
1.2.1 Kho tàng văn học dân gian cô truyền, nhất là kho tàng truyện ké dângian của các tộc người Việt Nam chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống vôgiá đã được truyền giao qua nhiều thời đại Qua truyện ké dân gian chúng ta có thénhận diện được nguồn gốc các loại hình văn hoá với đặc trưng vùng, địa phương rõnét cùng với phong tục tập quán, tôn giáo của một tộc người hay của cả một dântộc Vì thế, khai thác, giải mã truyện ké dân gian dé tìm ra những giá trị văn hoátruyền thống tiềm ân qua nhiều lớp nghĩa là lý do mang tính học thuật đầu tiên
Trang 71.2.2 Văn học dân gian với ưu thế về chất liệu ngôn từ trong sự phản ánh
thực tại là sự tích hợp những giá tri ưu tú nhất của văn hoá dân gian và tiềm ânnhiều mạch nguồn văn hoá, tư tưởng của dân tộc Văn học dân gian mang sức nặng
của cả một gia tài văn hoá được trải nghiệm qua không gian và thời gian, được bảolưu và trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác Tìm hiểu, phân tích những giá trịcủa các tác pham văn học dân gian có nghĩa là góp phần nghiên cứu, bảo tồn và
phát huy văn hoá dân tộc.
1.2.3 Văn hoá - văn học dân gian của tộc người Tày và Kinh (Việt) là một
bộ phận không thé tách rời trong kho tàng văn hoá - văn học dân gian Việt Nam Déhiểu sâu sắc hơn nền văn hoá Việt Nam, thì việc khám phá những giá trị thâm mỹ
và giá trị tư tưởng của kho tang văn hoá - văn hoc dân gian của người Tay cũng như
người Việt qua sự tiếp xúc ngôn ngữ, giao thoa, tiếp biến, dung hợp văn hoá theo cả
hai chiều Tày - Việt và Việt - Tày là hướng nghiên cứu có ý nghĩa nhiều mặt, cả về
lý luận lẫn thực tiễn trong việc sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian nói
chung và truyện kể dân gian nói riêng Sự phát triển không ngừng của học thuật và
sự mở rộng hướng tiếp cận nhiều chiều trong nghiên cứu đã giúp các nhà nghiên
cứu văn hoá - văn học dân gian Việt Nam từng bước có được nhận thức chính xác
về mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học dân gian với văn hoá dân gian
Đề tài đã được lựa chọn "Mối quan hệ văn hoá Tay — Việt dưới góc độ
thâm mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản" có cơ sở lý luận và thựctiễn nằm ngay trong bản chất đặc trưng của văn học dân gian: đặc trưng văn học vàđặc trưng văn hoá Hệ thống luận điểm của đề tài sẽ được giải quyết giữa hai góc độngữ văn và dân tộc học, bởi lẽ văn học dân gian là một thành phần hữu cơ của vănhoá dân gian có tính nguyên hợp và tính đa chức năng Đặc biệt, đối với những disản văn hoá dân gian đã lùi sâu vào dĩ vãng, là sản phẩm có căn rễ từ thời kỳ thị tộc,
bộ lạc như thần thoại, truyền thuyết thì tính nguyên hợp về lao động xã hội, về đốitượng phản ánh của nó rất nổi đậm Đã từng có nhiều công trình thuộc những lĩnhvực khoa học khác nhau tiếp cận nghiên cứu đó ở những góc độ khác nhau như:dưới góc độ lịch sử, dưới góc độ xã hội hoc , đến lượt mình, chúng tôi lựa chọn
Trang 8cách tiếp cận đưới góc độ thẩm mỹ (chữ dùng của Đinh Gia Khánh) Nghiên cứumối quan hệ văn hoá dưới góc độ thâm mỹ có nghĩa là chúng tôi phải khảo sát, kết
hợp với cảm nhận, phân tích, suy luận từ những hình tượng, hình ảnh cụ thể của
từng kiểu truyện, kiểu nhân vật dé tìm ra quan hệ văn hoá ân chứa bên trong Trên
cơ sở đó, lý giải sự tương đồng và di biệt của những motif, những kiểu truyện tiêubiểu mang tính đặc thù của văn hoá tộc người và tính phô quát của văn hoá dân tộcthông qua lăng kính nghệ thuật thâm mỹ dân gian
Sự giới han “qua một số kiểu truyện ké dân gian cơ bản” cũng có ly do nam
ngay trong thuộc tính của các kiểu truyện được chọn lựa Đó là hầu hết các kiểu
truyện được sử dụng làm đối tượng khảo sát đều nằm trong thể loại thần thoại,
truyền thuyết hoặc thần thoại đã chuyên hoá thành truyền thuyết Vấn đề cơ bản là
thé loại truyền thuyết trong văn học dân gian Tày, Việt có đặc điểm trội là chuyển
hoá rất nhanh từ thần thoại theo cả ba phẩm chất anh hùng hoá, lịch sử hoá, dân tộc
hoá, có khả năng tích hợp đặc biệt phong phú, tiêu biểu và độc đáo các giá trị vănhoá Tày cũng như Việt, đồng thời biểu hiện rất đậm nét mối quan hệ văn hoá Tày —
Việt Thần thoại và truyền thuyết Tày, Việt đã bám sát và phản ánh những vấn đềquan trọng của lịch sử trong quá trình hình thành hai tộc người Ở đó, từ ngôn ngữ
đến văn hoá cô truyền nói chung và ý thức tự giác của mỗi tộc người nói riêng đều
tiêu biểu hơn so với tất cả các thể loại khác Chăng hạn có ít nhiều trong cô tích vàrất mờ nhạt trong truyện cười, truyện ngụ ngôn dân gian Với cô tích, do khuôn khôluận án, chúng tôi xin được tiếp tục trong một công trình mới Ở đề tài luận án này,xin được hiểu “co bản” đồng thời cũng có nghĩa là “ điêu biểu”
2 LICH SU VAN DE:
2.1.Vấn dé nghiên cứu so sánh văn hóa các dân tộc ở Việt Nam va nghiên
cứu so sánh văn hoá Tay- Việt:
2.1.1 Đặt văn hóa các tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á:
Sự cần thiết của việc nghiên cứu so sánh văn hóa của các tộc người trên lãnhthổ Việt Nam, nhất là giữa văn hóa của người Kinh (Việt) và văn hóa các tộc người
khác đã từ lâu được giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam đê cập đên Theo nhiêu nhà
Trang 9nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nghiên cứu so sánh văn hóa người Kinh với văn hóa
các tộc người khác cư trú trên lãnh thé Việt Nam thực chat là đặt văn hóa Việt Namvào bối cảnh Đông Nam A dé phân tích, nhận diện Có dat văn hóa Việt Nam vàobối cảnh Đông Nam Á mới hiểu hết bản chất, đặc sắc của nền văn hóa này Nghĩa
là, việc nghiên cứu so sánh nói trên là con đường tất yếu để nhận diện bản sắc văn
hóa Việt Nam.
Thực ra đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về “bối cảnh Đông Nam A” của
văn hóa Việt Nam, trong đó có các học giả Hà Văn Tan, Trần Quốc Vượng, Phạm
Đức Dương, Cao Xuân Phổ Chăng hạn Trần Quốc Vượng cho biết từ năm 1972,
tại Hội nghị Đông Nam Á học Việt Nam lần thứ nhất, ông cùng Cao Xuân Phố đã
đọc tham luận Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam A, hoặc Ha Văn Tan năm 1976
đã viết về văn hóa Hòa Bình trong bối cảnh Việt Nam [305, tr.18] Năm 1982,Phạm Đức Dương với chuyên luận về Céi nguồn mô hình van hoá - xã hội lúa nước
của người Việt qua cứ liệu ngôn ngữ [40, tr.180] đã nêu vẫn đề tiếp cận giải mã
ngôn ngữ tiếng Việt trong bối cảnh Đông Nam A, mà cụ thé ở đây là quan hệ giữa
nhóm tộc người Việt — Mường và nhóm Tay — Thái.
Ở đây, chúng tôi xin dừng lại nhiều hơn với Nguyễn Từ Chi, một trongnhững nhà nghiên cứu Việt Nam có ý thức rất sớm về việc cần thiết phải đặt văn
hóa Việt Nam vào bối cảnh Đông Nam Á, người đã bước đầu triển khai chiến lược
nghiên cứu này qua việc tìm hiểu văn hóa người Mường dé từ đó, so sánh với văn
hóa người Việt (Kinh) Theo ông, giữa “bộ mặt tộc người” và “cảnh quan” (tức
môi trường tự nhiên) có mối quan hệ chặt chẽ Ông cho rằng dé hình thành một bảnsắc văn hóa, có nhiều nhân tố khác nhau nhưng nhân tố môi trường là quan trọng
nhất: “có nguồn gốc tộc người, có sự giao lưu văn hóa, nhưng điều kiện cho một
nền văn hóa ra đời - môi trường mới là cái quan trọng nhất” [28, tr.628] Khi giớinghiên cứu Việt Nam còn có những khó khăn trong việc nghiên cứu điền dã ở cácnước Đông Nam Á, thì việc nghiên cứu bản thân “ba vùng môi trường lớn” của
Đông Nam A tại Việt Nam có thé khắc phục được khó khăn đó Bởi vì nếu như
Đông Nam Á có ba môi trường: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển thì Việt
Trang 10Nam dau có nhiều dị biệt, nhưng vẫn có đủ các loại môi trường của Đông Nam Á
nói trên Như vậy, một chiến lược nghiên cứu “nhìn nhận Đông Nam Á từ góc độ
Việt Nam ” như lời ông nói, lại có tầm cỡ của một kế hoạch nghiên cứu lớn đòi hỏi
công sức của nhiều thế hệ và có thê sẽ đưa kết quả “đặt lại vấn đề dân tộc học trênbối cảnh Đông Nam Á” [28, tr.629] Ông đã phác họa những nét đặc trưng chủ yếucủa văn hóa các tộc người Việt Nam trên bốn vùng cảnh quan: vùng đồng bằngchâu thổ và người Việt; vùng thung lũng chân núi với người Thái, người Mường ở
Tây Bắc, người Tày Nùng ở Việt Bắc; vùng duyên hải cho biết cách ứng xử của cư
dân Việt khi gặp biển; vùng hỏa canh: dọc Trường Sơn và cao nguyên Tây Nam Bộ.Điều đáng chú ý là ông đã nêu lên một loạt những giả thuyết cho thấy cần suy nghĩ
về văn hóa Việt Nam trong quan hệ tương tác sông động trong lịch sử của các tộcngười Chắng hạn, ông nghĩ, “xu hướng chuyền dịch tộc người là từ phương Bắcxuống” [28, tr.633], do đó, diễn ra một “sự hòa hợp” giữa các tộc người “Chúng tôi
ngờ rằng, buổi đầu, nhiều tộc người ở gò cao bị sức ép từ phương Bắc đã cùng nhau
tràn xuống chiếm lĩnh toàn bộ đồng bằng sông Hồng Khi đã chiếm đóng đồngbăng, các tộc người bắt đầu hòa hợp ( ) Lúa nước (Thái) — giao lưu văn hóa- sức
ép của người Hán, tất cả làm cho các tộc người khác nhau hòa hợp lại, người Việtđược hình thành như vậy Có thực thế hay không?” Ông dẫn luận điểm của Gormancho rằng cây lúa không phải được thuần dưỡng từ vùng trũng mà là ở chân núi, như
ở vùng của các cư dân Tày, Thái, Nùng ở Việt Nam Ông lưu ý dấu ấn của người
Thái trong văn hóa nông nghiệp của người Việt “nông nghiệp cổ truyền ở đồng
bang Bắc Bộ lại là nông nghiệp kiểu Thái” [28, tr.634] Hệ thống thủy lợi ở đồngbăng Bắc Bộ là áp dụng “hệ thống thủy lợi Thái, Mường, Kinh” Các luận điểm nàynhư là những quan sát ban đầu, có luận điểm cần được nghiên cứu kỹ hơn nhưng cóthé nói hướng đi như vậy là hết sức thú vị và mở ra những suy nghĩ về văn hóa ViệtNam trên bối cảnh rộng, giao lưu giữa các tộc người trên lãnh thô Việt Nam Cách
nhìn mang tính hệ thống này cho phép hình dung văn hóa Việt Nam một cách sống
động, cho thấy các tộc người có văn hóa mang bản sắc riêng đồng thời lại giao lưu,
tiép biên, làm giàu cho văn hóa cua cả cộng đông dân tộc mà người Việt là chủ thê.
Trang 11Cách nhìn đó là gợi ý quan trọng cho hướng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án
này.
Là nha dân tộc học nên Nguyễn Từ Chi chưa quan tâm đến yếu tố văn học
dân gian của văn hóa tộc người, tuy vậy “chiến lược” nghiên cứu trên đây là khoa
học và hợp lý, có gợi mở quan trọng cho hướng nghiên cứu quan hệ giao lưu văn
hóa các tộc người trên dải đất Việt Nam Bản thân Nguyễn Từ Chi đã chọn văn hóaMường làm đối tượng nghiên cứu để từ đó , hiểu kỹ thêm văn hóa Việt ( Kinh)
Như Trần Quốc Vượng nhận xét, ngay từ đầu thập kỷ 60, “ông ( nói về Từ Chi) là
chuyên gia lớn nhất về nghiên cứu Mường” “từ việc nghiên cứu Mường trở về soisáng việc nghiên cứu Việt” (305, tr 959].
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu van hoá tộc người và quan hệ văn hoa Tay — Việt:
Văn hoá và văn hoá tộc người cùng với mối quan hệ văn hoá giữa các tộcngười là một vấn đề rộng lớn thuộc phạm trù nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,
có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ chuyên môn khác nhau Trong bài viết vềVăn hoá tộc người - những bình diện nghiên cứu [96], chúng tôi đã khảo sát một số
công trình nghiên cứu văn hoá tộc người tiêu biểu của Đặng Nghiêm Vạn, PhanHữu Dật, Ngô Đức Thịnh, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Đăng Duy, Hoàng Nam,
Nông Quốc Chan, Nguyễn Chí Huyên Chúng tôi cũng đã tham khảo các công
trình có tính chuyên ngành về một vùng văn hoá hoặc một nhóm ngôn ngữ tộc
người dé tiếp cận văn hoá của tộc người Tay trong: Một số vấn dé lịch sử văn hoá
các dân tộc ở Việt Bắc [186]: Văn hoá dân gian Cao Bằng[194], Các dân tộc Tày —
Nùng ở Việt Nam[193], Giữ gìn, phát huy di sản các dân tộc Tây Bắc [202], Văn
hoá dan gian Tay [129], Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái
Việt Nam [206], May van dé van hod va van hoc dan gian Việt Nam [32], Đóng góp
của các dân tộc nhóm ngữ Tay — Thái trong tiến trình lich sử Việt Nam [207]
Trong đó, theo chúng tôi, Van hod dan gian Tay [129] là công trình có giá tritổng kết theo hướng nghiên cứu truyền thống văn hoá Tày dưới góc độ lịch sử đểkhang định "Tiến trình văn hoa Tay phát triển theo quy luật ngày càng hoà nhập văn
Trang 12hoá khu vực, đồng thời giữ vững bản sắc " [129, tr.259] Công trình này đã chochúng tôi một cách nhìn khá toàn diện về văn hoá tộc người Tày.
Tuy nhiên, các công trình đã lược điểm ở trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo tả
những đặc trưng văn hoá tộc người hoặc phác hoạ diện mạo văn hoá của từng tộcngười Hầu như, mối quan hệ giữa tộc chủ thể — tộc người Kinh (Việt) với một tộcngười khác trong khối cộng đồng theo quan hệ giao lưu, tiếp biến về văn hoá mớichỉ được điểm thoáng qua chứ chưa được khảo sát một cách cụ thể Đấy là mộthướng mở còn chờ sự khai thác của các nhà nghiên cứu.
Theo sự khảo sat của Phan Hữu Dat, việc nghiên cứu van hoá truyền thống
đã sớm được tìm thay trong tài liệu dân tộc học sớm nhất ở Việt Nam do chínhngười Việt Nam ghi chép còn lưu lại cho đến nay là tác phẩm Du dia chí củaNguyễn Trãi (thế ky XV) trong đó đã đề cập đến sự phân bé dân cư và văn hoá tậpquán của người Việt Còn văn hoá dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó có văn hoácủa người Thổ (Tày), Thái, Nùng, Dao, Mèo (Mông) đã được mô tả lần đầu trong
Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Qui Đôn thế ky XVIII [29, tr.63 — 64] Nhu
vậy có hai hướng nghiên cứu cụ thê đã từng tồn tại: đó là hướng nghiên cứu lịch sử
văn hoá của người Việt nói chung và lịch sử văn hoá của các tộc người khác trong
đó có tộc người Tay nói riêng Hàng loạt công trình của các nhà dân tộc học ngườiPháp và người Việt ngay từ những năm đầu thế kỷ XX đã cung cấp một bức tranh
đa dạng về văn hoá các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam Các tác giả người Pháp
như A Bonifacy, E Dignet đã viết về tộc người Tày, Nùng ở dạng miêu tả sinhhoạt và phong tục tập quán, có ý nghĩa bước đầu trong việc tìm hiểu những giá trịvăn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của tộc người Tày ở Việt Nam Các tác giảViệt Nam thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám đã nghiên cứu về văn hoá, văn minhViệt Nam có Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh
Học giả Nguyễn Văn Huyên song song với việc nghiên cứu văn hóa người
Việt cũng đã tiến hành nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Tày với cảm hứng so
sánh, nhìn văn hóa Tày trong bối cảnh Đông Nam Á rõ rệt Trong gần mười năm từ
1936 - 1945, Nguyễn Văn Huyên đã xuất bản gần 50 công trình về các lĩnh vực sử
Trang 13học, dân tộc học và văn học dân gian chủ yếu là nghiên cứu văn hoá văn minh
Việt Nam Ông đã "đặt nền móng cho nhiều định hướng cho khoa học xã hội màcho đến nay vẫn còn nguyên giá trị" [101, tr.7] Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về
dân tộc Tày - văn hoá - văn học dân gian Tày, ông đã có những đóng góp vô cùngquan trọng mở ra một định hướng nghiên cứu trên tổng thể văn hoá học từ văn hoávật chất đến văn hoá tinh thần Các vấn đề thuộc về văn hoá xã hội của người Tàynhư nhà cửa, ăn mặc, lối sống đến tín ngưỡng, thờ cúng, nhất là việc nghiên cứu
ngữ - văn học Tay (ngôn ngữ, thi ca ) đã được ông khảo tả Ông đã tiến hành
nghiên cứu điền đã dân tộc học ở vùng Lạng Sơn - Cao Bằng, nơi cư trú chủ yếu
của tộc người Tày Việt Nam Từ nghiên cứu thực địa đó, Nguyễn Văn Huyên đã thu
thập được những tài liệu về lịch sử và nền văn minh [101, tr.783] của một vùng vănhoá tộc người nói riêng, phục vụ cho mục đích tìm hiểu giá trị văn hoá của cả dântộc nói chung Ông là người đã rất sớm quan sát thay môi quan hệ giữa người Tay
với người Việt, và người Tày với các tộc người khác thông qua giao tiếp ngôn ngữ,thông qua hiện tượng song ngữ sống động của người Tày khi họ sử dụng cả hai thứ
tiếng: tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt [101, tr.781]
Quan hệ văn hoá Tày - Việt thời kỳ đầu cách mạng thực sự chưa được khảosát sâu và vẫn còn là một khoảng trống lớn, nhưng dần dần qua từng giai đoạn từcách mạng tháng Tám 1945 đến nay vấn đề đã được mở rộng trong quá trình nghiêncứu thông qua các cuộc hội thảo khoa học và các bài chuyên luận Tại Hội thảokhoa học về lịch sử văn hoá các dân tộc ở Việt Nam do Bảo tảng Việt Bắc tổ chứcvào ngày 19 và 20/10/1981 tại Thành phố Thái Nguyên, tác giả Phạm Văn Thành đã
đi tìm những căn cứ khoa học cho mối quan hệ văn hoá Tày - Việt tuy mới chỉ là
Vài nét về mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa người Tày và người Việt trong lịch sử
[252, tr.189 -195] Những luận điểm có tính đột phá của tác giả thực sự có ý nghĩacho nghiên cứu của chúng tôi.
Năm 1993, tại Hội thảo khoa học về việc tìm hiểu tiềm năng sưu tầm, khaithác nghiên cứu giá trị nền văn hoá dân gian của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng,
Trân Quôc Vuong đã có bài tham luận với nhan dé Cao Băng dưới cái nhìn dan
Trang 14gian về sự giao thoa văn hoá Tày — Việt [304] Ngoài việc lý giải một cách thuyết
phục hiện tượng giao thoa văn hoá Tày - Việt băng nhiều cứ liệu xã hội và văn hoádân gian ở Cao Băng, ông còn chứng minh Cao Bằng là mảnh đất điển hình của sự
giao thoa văn hoá giữa các tộc người Những luận điểm rõ ràng và khá cô đọng củaông với nhiều cứ liệu đáng tin cậy cũng đã củng cố cho sự lựa chọn đề tai của chúng
tdi.
Việc nghiên cứu so sánh văn hoa Tay — Việt trong thời gian gần đây đã có
những bước tiến theo hướng chuyên sâu hơn Năm 2003, Đặng Thanh Phương đã
hoàn thành luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành dân tộc học về dé tài Tiép xúc ngônngữ Tay - Việt (Kinh) ở vùng Đông Bắc Việt Nam [219] Đây là một trong những đềtài góp phần khang định van dé tiếp biến văn hóa và ngôn ngữ trong mối quan hệvăn hoa Tay — Việt, một hướng nghiên cứu đang được quan tâm hiện nay của nhiềungành khoa học Tác giả của luận án đã xem xét về mối quan hệ Tày - Việt đưới góc
độ lịch sử trên ba phương diện: “quan hệ lịch sử - văn hoá Tày — Việt; quan hệ Tày
- Việt trong công cuộc dựng nước, giữ nước và dựng nước; quan hệ Tày - Việt về
mặt lich sử ngôn ngữ” [219, tr 46 — 60] Tác giả đã đi đến kết luận: trong quá trìnhhình thành cộng đồng Việt Nam trên vùng đất phía Bắc sông Hồng (quê hương củakhối cư dân Phùng Nguyên - Đông Sơn) có sự tiếp xúc giữa người Tày cô (lớp cưdân Tay - Thái cổ) với người Việt cô (lớp cư dân Việt - Mường) Sự tiếp xúc này đãdiễn ra liên tục từ thời cổ đại, qua trung đại, càng mạnh mẽ trong thời cận đại và
phát triển ở đỉnh cao trong thời hiện đại Kết quả trực tiếp của sự tiếp xúc đó đã để
lại nhiều dấu vết trên các lĩnh vực văn hoá vật chat, văn hoá tinh than, trong ngônngữ, trong huyết thống và trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng
đất nước của cả hai tộc người Tay và Việt [219, tr.60] Những van dé bản chất, cốt
lõi trong mối quan hệ Tày - Việt đã được tác giả luận án khảo cứu ở bước ban đầu.
Nói cách khác, những khái quát lý thuyết của các nhà nghiên cứu đi trước đã được
thế hệ nghiên cứu trẻ phát triển và kiểm định Song nhìn chung vấn đề quan hệ văn
hoá Tày - Việt trong luận án của Đặng Thanh Phương chủ yếu dừng ở góc độ
10
Trang 15nghiên cứu dân tộc học và nặng về khảo tả đúng với tính chất chuyên ngành Côngtrình này được chúng tôi tiếp nhận như một tư liệu dân tộc học có giá tri gợi mở.
2.2 Nghiên cứu so sảnh văn học dân gian Tay, Việt:
2.2.1 Nguyên lý lý luận chung:
Đặt văn học dân gian các thành phần dân tộc trên lãnh thô Việt Nam trongbối cảnh các mối quan hệ văn hóa tộc người cũng là một định hướng chiến lược củagiới nghiên cứu văn hóa Việt Nam Giới nghiên cứu ngày càng thấy rõ ý nghĩa của
việc nghiên cứu quan hệ lịch sử — văn hóa tộc người đối với việc nhận diện văn hóa
Việt Nam nói chung Về phương diện này, Chu Xuân Diên là nhà nghiên cứu nêuvấn đề một cách hệ thống hơn cả Ông viết:
Trong quá trình gia nhập cộng đồng quốc gia dân tộc, nếu như mỗi tộc
người một mặt vẫn còn giữ lại được cho mình một căn bản văn hóa
mang sắc thái tộc người riêng thì mặt khác do tác động của mối quan
hệ lịch sử - tộc người, giữa các tộc người đã hình thành một căn bản
văn hóa chung cho toàn thể cộng đồng quốc gia dân tộc Căn bản văn
hóa chung này là sợi dây liên kết văn hóa nói chung và văn hóa dângian nói riêng của các tộc người thành một cấu trúc văn hóa, văn họcdân gian riêng của toản thể cộng đồng quốc gia dân tộc; nó nhào nặn lạivăn hóa và văn học dân gian của mỗi tộc người, khiến cho văn hóa vàvăn học dân gian của mỗi tộc người đều “mang dấu ấn Việt Nam”, do
đó có thé phân biệt được ngay cả với văn hóa và văn học dân gian củangười đồng tộc với chính tộc người ấy ở cộng đồng chính trị- xã hội
khác [32, tr.137 — 138].
Theo Chu Xuân Diên, cách tiếp cận theo hướng này có thé cho phép ta cắt
nghĩa nhiều hiện tượng văn học dân gian cụ thể mà nếu không được xem xét trong
bối cảnh mối quan hệ lịch sử- văn hóa tộc người thì ít có khả năng hiểu đúng [32,tr.138] Nói cách khác, nhà nghiên cứu văn học dân gian buộc phải “đặt các hiệntượng văn hóa, văn học dân gian ay vao trong mối quan hệ lịch sử văn hóa tộc
người khác nhau ở Việt Nam dé xem xét”[32, tr.143] Như dé minh họa cho nguyên
11
Trang 16tắc được xác lập trên, ông còn nêu một số hiện tượng văn hóa do các ngành khảo cô
học, dân tộc hoc và ngôn ngữ học cung cấp như: nhà nghiên cứu Từ Chi đã đọc thấy
ở hoa văn trên cạp váy Mường một cấu trúc còn giữ được hoa văn trang trí trên
trống đồng loại I; hoặc giữa hai nhóm cư dân Việt - Mường và Tày - Thái có nhiềuđiểm tương đồng về văn hóa sản xuất và đời sống vật chất, về văn hóa xã hội, địabàn cư trú, tổ chức đê - thành, tổ chức gia đình, cơ cầu làng nước Về cứ liệu văn
học dân gian, Chu Xuân Diên cho biết, tuy thái độ có dé dat hơn, nhưng giới nghiên
cứu cũng đã đối chiếu nhiều đề tài và motif văn học dân gian của nhóm tộc người
Việt - Mường và nhóm Tày - Thái Chăng hạn điều mà ông gọi là motif cấu trúc đôi(binary structure) của các truyện ké bắt nguồn từ hệ thần thoại về nguồn gốc vũ tru
và con người ở người Việt, Mường, Thái có nhiều nét tương đồng đáng để giới
nghiên cứu phải quan tâm [32, tr I 50].
Đồng thời, Chu Xuân Diên cũng đã chỉ ra những tiền đề cho sự hình thànhtính thống nhất trong đa dạng của văn học dân gian các tộc người ở Việt Nam như:
các mối quan hệ nguồn gốc lịch sử — văn hóa tộc người (các tộc người đều có chungmột cơ tầng văn hóa Đông Nam Á tiền sử); quan hệ giao lưu tiếp xúc văn hóa tộc
người từ thời tiền sử đến nay (các quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ); sựhình thành và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc (chi phối đến sự tươngđồng về dé tài và motif chung ở văn học dân gian các tộc người) Mặt khác, ChuXuân Diên cũng khang định rang cái chung và tinh thống nhất “không xóa bỏ màđược thé hiện thông qua cái riêng và tinh đa dạng của văn hóa, văn học dan gian
từng tộc người” [32, tr 166].
Như vậy, Chu Xuân Diên là nhà nghiên cứu chú ý hệ thống hóa về mặt lý
luận từ kết quả nghiên cứu của cả giới nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam nhiều
thập niên qua Quả thật, những khái quát trên đây của những nhà khoa học nhưNguyễn Từ Chi, Chu Xuân Diên không chỉ dựa trên kết quả nghiên cứu riêng củabản thân mà còn dựa trên nỗ lực nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, vănhọc dân gian khác Tuy vậy, ông chưa có điều kiện tiến hành nghiên cứu của riêng
mình về quan hệ giao lưu tiêp biên văn hóa và văn học g1ữa các tộc người.
12
Trang 172.2.2 Lịch sử nghiên cứu truyện kể dân gian Tay, Việt dưới góc nhìn mốiquan hệ văn hoá tộc người :
Trong di sản văn học dân gian của các tộc người thì truyện ké dân gian giữmột vai trò quan trọng, với hệ thống đề tài và motif vừa mang đặc trưng tộc ngườiqua các phương thức biểu hiện riêng vừa mang dấu ấn chung của cả cộng đồngquốc gia dân tộc Đánh giá về thành tựu nghiên cứu văn hóa - văn học dân gian, hộivăn nghệ dân gian Việt Nam đã có hai công trình mang tính tổng thuật: Năm mươi
năm, sưu tam nghiên cứu pho biến văn hoá - văn nghệ dân gian [198] và Một thé kỷ
sưu tâm nghiên cứu văn hoá văn nghệ dân gian [201] Cả hai công trình đã chỉ rõ sựvận động, biến đổi của các hướng tiếp cận một số thê loại văn học dân gian theoquan điểm nghiên cứu thể loại qua lịch sử phát triển của ngành Folklore học Trong
đó có hai bài nghiên cứu đáng chú ý của Nguyễn Xuân Kính [198] và Nguyễn Thị
Huế [201] Đặc biệt là bài viết có tính tổng quan về quá trình sưu tầm, nghiên cứutruyện ké dân gian như một đơn vị thé loại nghiên cứu độc lập của Nguyễn Thị Huế
đã phân tích và chỉ ra bước phát triển của quá trình nghiên cứu sưu tầm truyện cổ
dân gian của người Kinh (Việt) cũng như của các tộc người khác qua từng mốc thời
gian quan trọng.
Nhìn lại thế ky XX, điều dé thấy là ngày càng có nhiều công trình nghiêncứu chuyên sâu về văn học dân gian Tày Sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là saukhi hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, với chính sách dân tộc đúng đắn củaĐảng thì văn học dân gian của các tộc người thiểu số, đặc biệt là tộc người Tày đãđược chú ý khai thác Con số thống kê của Vũ Anh Tuấn cho thấy: trước Cáchmạng Tháng Tám trong số 530 công trình, luận văn, bài viết nghiên cứu về văn họcdân gian thì chỉ có 10 công trình về văn học cổ truyền miền núi trong đó chỉ có hai
nghiên cứu về Tày Từ Cách mạng Tháng Tám đến 1976 trong số 745 bài viết, công
trình nghiên cứu văn học dân gian đã có 115 bài viết về văn học dân gian miền núi,trong đó có 9 công trình lấy văn học dân gian Tày làm đối tượng chính [287,
tr.473].
13
Trang 18Việc nghiên cứu văn học dân gian miền núi theo các mối quan hệ loại hình
lich sử tộc người và lay tộc người Tay làm đối tượng, trên thực tế đã được mở đầu
bằng công trình của Vi Hồng nhà nghiên cứu người Tay, vào năm 1979 với Sli,lượn dân ca trữ tình Tày — Nùng [74], một công trình khảo cứu loại hình trữ tình.
Tiếp tục hướng đi của Vi Hồng, Vũ Anh Tuan triển khai nghiên cứu truyện
kế dân gian Tày, tức là đi vào lĩnh vực tự sự dân gian Từ năm 1981 đến 1991,những bài báo của Vũ Anh Tuấn đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành từ
nghiên cứu đầu tiên Thir tim hiểu nét đặc sắc về thi pháp dân gian Tay qua việc
khảo sát một số truyện cô Tay dang Tam Cám [277], đến các chuyên luận Suy nghĩ
về một số biểu tượng đặc thù trong truyện cô miễn nui [278], Van dé nghiên cứu vàgiảng dạy văn hoc dan gian miễn núi [279], Tìm hiểu một cặp mẫu ké dân gian
miễn núi dưới góc độ loại hình [281] Trong đó, tác giả luôn tuân theo một cơ sở lý
luận chung dựa trên các nguyên lý nhận thức luận duy vật lịch sử về mối quan hệ
lich sử dân tộc và nghệ thuật dân gian dé khang định một định hướng: loại hình học
folklore không tách rời loại hình học lịch sử văn hoá tộc người [282, tr.7] Nhận
thức này đã kế thừa và góp phần phát triển kết quả những nghiên cứu về văn họcdân gian miền núi của các tác giả đi trước như Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn
Năm 1987, Đặng Nghiêm Van bắt đầu công trình nghiên cứu Huyén thoại vềnạn hông thuỷ và nguồn gốc tộc người [292, tr.795 — 849] Đây là một công trìnhđược tiến hành trong hàng chục năm, có giá trị đích thực, có ý nghĩa sâu sắc trongviệc xác định nguồn gốc tộc người và lý giải mối quan hệ văn hoá tộc người trên cơ
sở dân tộc học và folklore Chúng tôi coi những kiến giải khoa học cùng với nhữngchứng cứ dân tộc học của ông trong công trình này như những luận đề cần thiết cho
nghiên cứu của mình.
Năm 1990, lần đầu tiên phương pháp loại hình học đã được Lê Chi Qué giới
thiệu và phân tích cụ thể thích ứng với đối tượng của khoa học văn học dân gian ở
Việt Nam [221] Sau đó trong một bài viết khác ông đã nhân mạnh "trong khoa họcvăn học dân gian ở thời đại chúng ta cần phải nghiên cứu cả quá trình lâu đài và
phúc tạp, tính đa dạng của các biên thê tộc người, các giai đoạn lịch sử, các vùng
14
Trang 19dân cư khác nhau" [192, tr 224] Quan diém đó cũng chính là cơ sở cho thao tác
nghiên cứu của chúng tôi trong khi thực hiện so sánh đối chiếu để khảo sát, thâm
định đánh giá những kiểu truyện dân gian Tay, Việt tiêu biểu với nhiều di bản trongcác cau trúc mẫu ké xét theo các lớp văn hoá từ tang nền, tầng trên đến tang thêm
Năm 1991, sau hơn mười năm nghiên cứu văn học dân gian Tày, và sống ởnhững vùng văn hoá đậm chất Tày như Thái Nguyên, Sơn La, Cao Bằng Bắc Cạn,
Lạng Sơn Vũ Anh Tuấn đã khẳng định tính đặc sắc của văn học dân gian Tày, đặc
biệt là truyện ké dân gian Tay trong luận án tiễn sĩ: Khảo sát cấu trúc và ý nghĩamột số típ truyện kề dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam[282] Chuyên luận đãnêu bật ba vấn đề có tính nguyên tắc là:
1 Nghiên cứu truyện kế dân gian Tay không tách rời việc xem xét nó
dưới góc độ loại hình các mối quan hệ văn hoá tộc người.
2 Tính loại hình khu vực là một đặc điểm phô quát trong các tip truyện
kê dân gian Tày, trong đó mối quan hệ Tày Việt có ý nghĩa điều hoà lớn
3 Phương pháp khảo sát cụ thể văn học dân gian một tộc người xét đến
cùng vẫn là phải nhận diện cho được dấu hiệu thấm mỹ đặc thù vì chứcnăng tộc người của văn hoá vẫn trực tiếp và bền bi tác động vào đờisống văn hoá một cộng đồng tộc người [282, tr.8]
Công trình của Vũ Anh Tuấn đã xây dựng được những luận điểm quan trọng
có tính gợi dẫn trong van đề nghiên cứu truyện ké dân gian đưới góc nhìn mối quan
hệ văn hoá tộc người Tuy nhiên, do khuôn khổ yêu cầu của đề tài, tác giả mới chỉtập trung vào khảo sát đối tượng truyện kể dân gian Tày, hoặc nếu có so sánh Tày-Việt thì chỉ là một biện pháp để nhăm làm tăng tính chuyên biệt Tày
Bên cạnh Vũ Anh Tuấn còn có Hà Đình Thành, tác giả của loạt bài nghiêncứu so sánh truyện ké dân gian Tay Nùng [245 - 250]
Cũng trong lĩnh vực nghiên cứu truyện ké dân gian theo hướng so sánh loạihình văn hoá tộc người, sau đó đã xuất hiện nhiều bài nghiên cứu đáng chú ý nhưThử xây dựng lại hệ thong huyền thoại Việt Mường [163] của Phan Ngọc, Tìm hiểu
quan hệ giữa truyện dân gian của người Tay và người Thai cô với truyện dân gian
15
Trang 20của người Việt của Đặng Việt Bích [1§], Giải mã truyện cổ Lào theo phương pháp
tiếp cận văn hoá học của Phạm Đức Dương [39]; Can và phải tìm hiểu mẫu kể AnDương Vương trong mối quan hệ văn hoá Tày - Việt [283] của Vũ Anh Tuấn
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã khang định hướng nghiêncứu truyện ké dân gian Tày theo hướng tiếp cận loại hình quan hệ lịch sử - văn hoátộc người như là một hướng di khoa học cần được tiếp tục triển khai sâu rộng hơn
Điểm qua những công trình nghiên cứu truyện ké dân gian của người Kinh(Việt) dưới góc độ so sánh quan hệ văn hoá - văn hoc dân gian, chúng ta không thể
bỏ qua những mốc thời gian quan trọng sau:
Từ những năm 60 của thế ky XX, cuộc trao đôi về truyện An Dương Vương
và My Châu- Trọng Thủy như là những truyện ké dân gian đã đặt ra van đề nghiêncứu so sánh văn học dân gian.
Năm 1968, Đinh Gia Khánh công bố chuyên luận Sơ bộ fìm hiểu những vấn
dé của truyện cổ tích qua truyện Tam Cám [106] Trong chuyên luận này, ông đã
nhấn mạnh đến “tính đa dang của kiểu truyện này biểu hiện ra trong các di bản
thuộc các môi trường lịch sủ- văn hóa khác nhau (ông đặc biệt phân biệt một dạng
của truyện Tam Cám ở khu vực Đông Nam A và trong dang này ông lại cố gắngphân biệt những biến dạng khác nhau trong từng dân tộc hoặc tộc người) ”[31,
tr.77] Với công trình này, khoa nghiên cứu văn hoc dân gian Việt Nam bước vao
quĩ đạo của truyền thống nghiên cứu so sánh trong ngành folklore học thế giới
Đến những năm 70, Nguyễn Đồng Chi đã mô tả khá nhiều cốt truyện và các
motif truyện cô tích trên thé giới trong Kho tang truyện cổ tích Việt Nam [21]
Phương pháp so sánh đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam làm chủ và vận dụng khá thành thục.
Khối lượng các công trình nghiên cứu truyện ké dân gian người Việt khá
phong phú Những năm 90 của thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu
có tính chuyên sâu theo hướng tìm hiểu thi pháp thể loại, nghiên cứu bản chất cộinguồn lịch sử và tiễn trình phát triển của truyện kể dân gian trong mối tương quan
với nhiêu lĩnh vực folklore ở cả bê rộng lân bê sâu, của các tác giả Tăng Kim Ngân
16
Trang 21với Cổ tích than kỳ người Việt đặc điểm cấu tạo cốt truyện [159], Nguyễn Thị Bích
Hà với Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cô Việt Nam và Đông Nam
A [54], Nguyễn Thị Huế với Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt
Nam [84] Đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu của ba tác giả nữ viết khánhiều về truyện ké dân gian người Việt (xin xem thư mục về các tác giả) Nhữngcông trình đó đã làm sáng tỏ nhiều van đề về văn hoá của người Việt cổ qua sự phântích, giải mã các motif trong các kiểu truyện, kiểu nhân vật và đã cho chúng tôinhiều gợi ý khi tiếp cận so sánh văn hoá giữa người Việt và người Tay
Năm 2001, Nguyễn Tan Đắc cho xuất bản công trình Truyện kể dân gian đọcbằng type va motif [42] Trong gần 300 trang, ông đã dành tới nửa số trang chochuyên luận Đọc lai truyén T: am Cam ở Đông Nam A [42, tr.162 — 296] Can cu vaonhững ban kế ở dạng xa xưa nhất được sưu tầm từ cuối thế ky XIX, so sánh vớinhững bản kế vào thé kỷ XX ở Việt Nam, ông đã tìm ra được sự khác biệt về cốt kể
và một số motif quan trọng Đặc biệt luận đề "sử dụng biện pháp nghiên cứu sosánh dựa trên type và motif của truyện để tìm hiểu sự giao lưu tương tác văn hoágiữa các dân tộc trong khu vực qua một truyện kể cụ thể” [42, tr.211] của ông đãlàm cho hướng triển khai đề tài nghiên cứu của chúng tôi có thêm cơ sở lập luận
Nhìn tổng quát, các công trình nghiên cứu truyện kể người Việt trong mấychục năm qua đã vượt khỏi phạm vi mô tả đơn giản dé đạt đến trình độ nghiên cứu
có lý thuyết và phương pháp rõ ràng Tác giả Nguyễn Tan Đắc cho biết “ Mới bướcvào lĩnh vực truyện ké dân gian, tôi thử làm hai điều, một là tìm hiểu mối quan hệ
của truyện kế Việt Nam với khu vực Đông Nam A, và hai là thử đọc truyện kế bang
type và motif”[42, tr.5] Có thé nói hướng đi và cách làm của ông tiêu biểu cho
hướng đi khoa học của cả giới nghiên cứu trong việc tiếp cận truyện ké dân gian và
thực sự có ý nghĩa cho luận án của chúng tôi.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu so sánh văn hóa Tày Việt từ góc độ văn hóa tộc
người, lịch sử nghiên cứu truyện kế dân gian Tày, Việt để lại những bài học sâu sắc
về nhiều phương diện cho những ai tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu này Nhưng
phải nói ngay rang, van còn thiêu những công trình chuyên sâu đặt vân dé so sánh
17
Trang 22truyện kể dân gian Tay, Việt từ góc nhìn văn hóa tộc người, trong bối cảnh Đông
Nam Á, ứng dụng cách đọc bằng type và motif Nhiệm vụ của luận án chúng tôi làgóp phần làm đầy mảng trống đó Xét mối quan hệ văn hoá Tày - Việt trên toàn bộ
hệ thống tiếp cận như lịch sử nghiên cứu đã được tóm lược trên đây chính là mụcđích của luận án “Mối quan hệ văn hoá Tay Việt dưới góc độ tham mỹ qua một
số kiểu truyện dân gian cơ bản”
3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
3.1.1 Nghiên cứu văn hoá và mối quan hệ lịch sử văn hoá tộc người trongvăn học dân gian sẽ góp phan làm sáng tỏ nhận thức về sự tồn tại của văn hoá trongtrạng thái luôn vận động, có sự tiếp thu, chọn lọc, lưu giữ và nuôi dưỡng để vừađảm bảo phát triển vừa giữ vững bản sắc cội nguồn theo tiến trình phát triển củalich sử [63, tr.87] Từ xác định đề tai, chúng tôi sẽ sử dụng truyện kể dân gian nhưmột đối tượng thâm mỹ dé hướng vào mục đích nghiên cứu lý giải những van đề về
các quan hệ tương đồng, giao lưu, tiếp biến văn hoá tộc người Tày - Việt
3.1.2 Trên cơ sở nam rõ van dé bản chất của văn học dân gian năm ngaytrong nội hàm của folklore và trên cơ sở kế thừa, tiếp thu thành tựu của các nhà
nghiên cứu đi trước, chúng tôi sẽ giới thiệu những vấn đề bản chất nhất trong một
số hiện tượng văn hoc dân gian theo các mối quan hệ tương tác phức tạp và tinh tếcủa văn học dân gian miền núi - một hình thái ý thức xã hội giàu tính văn hoánguyên sơ hơn là văn chương thuần tuý
3.1.3 Từ góc nhìn mỗi quan hệ văn hoá tộc người, luận án sẽ lý giải nguyênnhân của việc xuất hiện các kiểu và các lớp ở một số kiểu truyện trong môi trường
văn hoá dân gian có sự giao thoa Tày - Việt Từ đó chỉ ra những quy luật phát triển
của những yếu tổ nội sinh và ngoại sinh qua quá trình tiếp xúc - hội tụ của mối quan
hệ qua lại ảnh hưởng tác động lẫn nhau dé làm rõ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
“thống nhất trong đa dạng” trên cả hai trục thời gian và không gian văn hoá
3.1.4 Trên cơ sở khảo sát một số kiểu truyện ké dân gian Tay và Việt đượcchọn lọc, chúng tôi sẽ phác hoạ những nét tương đồng và dị biệt giữa văn hoá - văn
18
Trang 23học dân gian Tày, và văn hoá - văn học dân gian Việt, lý giải nguyên nhân của sự
tương đồng va di biệt ay bang cứ liệu lich sử, văn hoa, xã hội của hai tộc người
3.2 Nhiệm vụ nghién cứu:
3.2.1 Ngoài việc đánh giá và làm sáng tỏ cái hay cái đẹp của những hìnhtượng thắm mỹ trong truyện kể dân gian theo cách cảm thụ truyền thống, luận áncòn có nhiệm vụ nghiên cứu truyện ké dân gian như một quá trình văn hoá dé lý giảimối quan hệ văn hoá Tay - Việt Là một công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngànhngữ văn, luận án phải tuân thủ những đòi hỏi thể hiện đặc thù của chuyên ngànhkhoa học đó Chính vi vậy, một mặt chúng tôi thường xuyên phải tôn trọng tính toanvẹn, nguyên hợp của đối tượng nghiên cứu, thé hiện qua mối quan tâm nhiều chiềucủa văn hoá học, vận dụng đồng bộ tri thức và thành tựu của sử học, dân tộc hoc ,mặt khác vẫn phải thường trực duy trì điểm nhìn chuyên biệt của mình, tức điểmnhìn ngữ văn học đối với đối tượng được khảo sát
3.2.2 Tiến hành nghiên cứu so sánh các mẫu kế tiêu biểu được xác địnhtrong hệ thống truyện kế Tày và Việt dé làm nỗi bật mối quan hệ văn hoa Tay - Việtvới những biểu tượng văn hoá thẩm mỹ đặc trưng, thông qua việc khảo sát và thâmđịnh những giá tri tư tưởng thâm mỹ ở các cấp độ : hệ thống đề tài, cấu trúc tácphẩm, nhân vật và motif
3.2.3 Phân tích, so sánh cụ thé dựa trên quá trình hình thành, chuyên hoá củanhững hình tượng nhân vật trung tâm đánh dấu bước đi của cả hai tộc người Tày -
Việt trong diễn trình lịch sử Đó là:
*Kiéu truyện về người anh hùng kiến tạo thé giới, kiến tao vũ trụ
*Kiểu truyện về người anh hùng sáng tạo văn hoá
*Kiéu truyện về người anh hùng chiến trận chong giặc ngoại xâm
4 DOI TƯỢNG, PHAM VI NGHIÊN CUU:
4.1 Đỗi tượng nghiên cứu là truyện kế dân gian Tày và Việt với sự lựa chọnnhững kiểu truyện tiêu biểu, trong đó có chứa những yếu tô văn hoá truyền thốngđược chuyền hoá từ yếu tố cùng nguồn mang tính đồng hình đến giao lưu, tiếp biến
19
Trang 24trong quá trình "cho" và "nhận" của hai tộc người thông qua sự tiếp xúc từ ngôn
ngữ đến văn học, từ văn học đến văn hoá
4.2 Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu mối quan hệ văn hoá Tày - Việt qua một
số kiểu truyện ké dân gian cơ bản, trong tiến trình phát triển các thé loại của loạihình tự sự dân gian Do vậy, phạm vi khảo sat để tiến hành so sánh sẽ không thé baoquát được tất cả mọi thể loại của truyện kề dân gian Tày và Việt, mà sẽ chỉ tập trungvào những kiểu truyện như chúng tôi đã giới thuyết trong mục 1.2.3 ở phần Mở daucủa luận án.
5 NGUON TU LIEU:
Dé thực hiện dé tài này, chúng tôi đã sử dung nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
5.1 Các công trình sưu tầm biên soạn, chú giải truyện ké dân gian trong đó có
các truyện kê của người Kinh (Việt) và Tày Về truyện ké dân gian Việt, chúng tôi
chọn lựa từ các tuyển tập: Linh Nam chích quái của Vũ Quỳnh - Kiều Phú [230],Lược khảo về than thoại Việt Nam của Nguyễn Đồng Chi [24], Truyện hay nước
Việt của Dinh Gia Khánh [111], Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn
Đồng Chi [27], Tuyển tập văn hoc dân gian Việt Nam của Viện Văn hoc [85]
và truyện ké dân gian Tày, chúng tôi chọn lựa từ các tuyển tập truyện kế dân
gian của các dân tộc ít người trong sự đối sánh chung với các tộc người khác Đó làcác tuyến tập: Truyện cổ Tay Ning [226], Truyện cổ các dân tộc it người Việt Nam[291], Truyện cổ Bắc Cạn [285] và truyện cô Bắc Thái (Nàng tién thứ bay)[189]
Tổng số truyện khảo sát là 378 truyện của tộc người Kinh (Việt) và 201 truyệncủa tộc người Tay trong 11 tuyên tập truyện chính (xin xem thêm phan phụ lục)
5.2 Các công trình nghiên cứu về văn hoá tộc người của các nhà nghiên cứu
thuộc các lĩnh vực dân tộc học như: Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Phan Hữu Dật, Đặng Nghiêm Vạn, Lã Văn Lô, Hoàng Nam, Nguyễn Chí Huyên thuộc các
lĩnh vực văn hoá học như Nguyễn Từ Chi, Trần Quốc Vượng, Nông Quốc Chấn,
Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đăng Duy , và thuộc lĩnh vực văn hoá - văn học dân gian như Dinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Ngô Duc Thịnh, Nguyễn Xuân Kính, Vi
Hong, Triều An, Hoàng Quyết, Vũ Anh Tuan
20
Trang 255.3 Những bài viết, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoàinước từ trước đến nay trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành và thông báo khoahọc về văn hoá, văn học dân gian có liên quan đến đề tài.
5.4 Sử dụng những tai liệu của cá nhân thu thập được trong các lần đi thực tế ở
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng .
6 PHUONG PHAP NGHIEN CUU:
Truyện kê dan gian cũng như bat kỳ một thé loại văn học dân gian nào khác đều
là một hiện tượng mang tính nguyên hợp nên đã là đối tượng nghiên cứu được khaithác từ nhiều góc độ như sử học, khảo cô học, dân tộc học, ngôn ngữ học và một SỐngành nghệ thuật khác đặc biệt là từ góc độ nghiên cứu cua folklore, của văn hoá
- văn học dân gian Vì thế chúng tôi đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu cơ ban là phương pháp so sánh loại hình - lịch sử
theo mỗi quan hệ văn hoá tộc người giữa hai góc độ ngữ văn - dân tộc học
6.2 Trong quá trình khảo sát, so sánh phân tích các tài liệu cụ thể chúng tôi ápdụng hệ thống các phương pháp có tính phổ biến: phương pháp thống kê, phân loại,phương pháp phân tích logic và phân tích lich sử, phương pháp tổng hợp liên ngành
7 NHỮNG DONG GÓP MỚI CUA LUẬN ÁN:
Luận án sẽ có những đóng góp mới trên các phương diện về sưu tầm tư liệu, vềnội dung và hàm lượng khoa học, cũng như phương pháp Cụ thể là:
7.1 Trong luận án, một vấn đề học thuật trong nghiên cứu văn học dân gian
được nhắn mạnh trên cả hai góc độ ngữ văn và dân tộc học Trong đó, nhiều khíacạnh khác nhau của cơ tầng văn hoá dân tộc được khai thác đồng thời với việc vậndụng những thành tựu về lý thuyết và lịch sử văn hoá nói chung, luận án đã làm nỗi
rõ mối quan hệ văn hoá tộc người, quan hệ văn hoá Tay — Việt qua sự tiếp xúc, giaolưu, tiếp biến theo cả hai chiều Tay — Việt và Việt — Tay Như vậy, luận án này là
một công trình nghiên cứu tập trung chuyên sâu đầu tiên về mối quan hệ văn hoá
Tày — Việt dưới góc độ thâm mỹ, trên cơ sở khảo sát, so sánh các kiểu truyện kế
dân gian tiêu biêu.
21
Trang 267.2 Trong khi van đề nghiên cứu và giảng day văn hóa — văn học dan gian hiện
nay trong nhà trường, ở mọi cấp học, đang đòi hỏi những đổi mới phù hợp với diệnmạo và chiều sâu văn hoá Việt Nam như nó vốn có và đủ sức đáp ứng được những
thách thức của thời đại, thì luận án này có ý nghĩa tạo ra một hướng nghiên cứu liênngành và đối chiếu so sánh, mới cả về nội dung học thuật và phương pháp
7.3 Trong công việc giảng dạy Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho ngườinước ngoài, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có tác dụng giúp sinh viên nước
ngoài hiểu rõ hơn bản chất văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập
8 KET CAU CUA LUẬN ÁN:
Ngoài phan Mo dau và Kết luận , luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu quan hệ văn
hóa Tay - Việt qua truyện ké dân gian
Chương 2: Mối quan hệ văn hoá Tày — Việt qua khảo sát, so sánh kiểu truyệnngười anh hùng kiến tạo thể giới, kiến tạo vũ trụ
Chương 3: Moi quan hệ văn hoá Tay — Việt qua khảo sát, so sánh kiểu truyệnngười anh hùng văn hoá.
Chương 4: Moi quan hệ văn hoá Tay — Việt qua khảo sát, so sánh kiểu truyện
người anh hùng chiên trận chong giặc ngoại xâm.
22
Trang 27CHƯƠNG 1
TONG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA VIỆC NGHIÊN CUU
QUAN HỆ VĂN HÓA TAY - VIỆT QUA TRUYỆN KE DÂN GIAN
Nghiên cứu quan hệ văn hóa Tày - Việt qua truyện kê dân gian thực chất lànghiên cứu so sánh văn hóa của hai tộc người trên cứ liệu truyện kế - một loại hìnhtiêu biểu, đặc biệt của văn hóa dân gian Do đó, có một số vấn đề lý luận và thựctiễn cần được giải quyết trước khi tiến hành việc nghiên cứu so sánh này Cụ thể là
các vấn đề sau:
- Tộc người và văn hoá tộc người.
- Quá trình lịch sử của sự giao lưu tiếp biến văn hóa Tày- Việt
- Vai trò của văn học dân gian trong văn hóa tộc người.
- Tìm hiểu truyện ké dân gian theo phương pháp nghiên cứu folklore
1.1 Tổng quan về lý thuyết văn hoá tộc người:
1.1.1 Tộc người, văn hoá tộc người và văn hoá của tộc người:
Việt Nam là một quốc gia, một cộng đồng dân tộc bao gồm 54 tộc người với
hơn trăm nhóm địa phương Tầm quan trọng của vấn đề tộc người đối với sự hình
thành và phát triển cộng đồng quốc gia dân tộc là hiển nhiên, cần được tập trung
nghiên cứu Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trung tâm Khoa học Xã hội và
23
Trang 28Nhân văn Quốc gia vào ngày 26/12/2003, ông Đỗ Hoài Nam đã nhắn mạnh: "Sựhình thành dân tộc Việt Nam có liên quan đến vấn đề các tộc người cư trú trên dải
đất Việt Nam tạo thành cộng đồng dân tộc Việt Nam"[156, tr.5] Dé có thể van
dụng lý thuyết văn hoá tộc người vào nghiên cứu so sánh truyện ké dân gian Tay,Việt, chúng tôi thấy cần phải có nhận thức chính xác về tộc người và văn hoá tộc
người.
Điều dé nhận thấy là các định nghĩa về 6c người thường nhắn mạnh yếu tô vănhóa như là dấu hiệu nhận diện quan trọng về tộc người Vào những năm 70 của thế
kỷ trước, Iulian Vladimirovich Bromlei (Nga) đã từng nhân mạnh: trong cộng đồng
tộc người, ngoài những đặc điểm bề ngoài về thé chất của con người mang nhữngdấu hiệu chủng tộc ra thì các tộc người còn được phân biệt băng những đặc điểm
khác còn quan trọng hơn nhiều, trước hết là những đặc điểm về văn hoá [273, tr.22]
Ở Việt Nam, có lẽ cũng khoảng thời gian đó, khi nghiên cứu Quá trình tộc người và
moi quan hệ dân tộc ở nước ta, Phan Hữu Dat đã định nghĩa như sau về tộc người:
"Tộc người là một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử, mang ba tiêu
chuẩn chủ yếu sau đây: cùng chung tiếng nói; cùng có chung một ý thức tự giác tộc
người biểu hiện ở tên tự gọi chung; có những yếu tố văn hoá thống nhất.” Và
“ Téc người là một phạm trù lịch sử, có phát sinh, phát triển và tiêu vong” [29,tr.456] Còn Đặng Nghiêm Van lại diễn giải một cách cụ thé hơn: téc người “là mộtcộng đồng mang tính tộc người có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp
cá biệt) được liên kết với nhau bang những giá tri sinh hoạt văn hoa, tạo thành một
tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức có chung một khát
vọng, được cùng chung song, có chung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức
lịch sử (truyền thuyết, lịch sử, huyền thoại, kiêng cữ ) Một tộc người không nhấtthiết phải có cùng lãnh thổ, cùng một cộng đồng sinh hoạt kinh té”[294, tr.73],nhưng tộc người thường là một bộ phận cau thành một quốc gia, dân tộc ChínhĐặng Nghiêm Vạn cũng là người đã phân biệt rất rõ hai khái niệm dân tộc (nation)
và tộc người (ethnic) [294, tr.15 — 75].
24
Trang 29Các nhà dân tộc học nói trên đều thong nhất nhắn mạnh ba tiêu chí căn bản xácđịnh tộc người, đó là: ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác tộc người Văn hóa có
vai trò vô cùng lớn lao đối với sự hình thành và phát triển các cộng đồng tộc người
Còn theo chúng tôi: Tộc øgười là một chủ thé mang tính cộng đồng, sáng tạo nên
ngôn ngữ và văn hóa mang đặc trưng của tộc người đó với ý thức tự giác tộc người.
Văn hoá tộc người được hiểu theo nghĩa rộng nhất là tập hợp những phương thứchoạt động riêng biệt với những kết quả cụ thể của một cá nhân cũng như của cả một
cộng đồng tộc người Trên thực tế, trong vô số các cách tiếp cận khác nhau về văn
hóa, ta có thể phân tích bản chất của văn hóa từ quan điểm dân tộc học, trongtrường hợp này văn hóa chính là văn hóa tộc người, văn hóa được hình thành cùngvới quá trình hình thành tộc người Nguyễn Từ Chi đã có một cách hình dung rất dé
hiểu về tộc người và văn hóa tộc người Theo ông, trong ứng xử với môi trường,
thiên nhiên xung quanh con người, con người với tính cách một cá nhân đơn lẻ
không thé tồn tại được mà cần có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả mọi thành viên củamột cộng đồng Cộng đồng lớn nhỏ khác nhau tùy theo môi trường sống và laođộng, như: cộng đồng ở dạng từng nhóm nhỏ cùng huyết thống trong điều kiện chậthẹp của từng vùng; thị tộc và bộ lạc trong môi trường rộng thoáng của đồng có;công xã định cư khi chuyển sang trồng trot Dé giữ vững mối liên kết cộng đồng
ấy, mỗi cộng đồng trong từng trường hợp cụ thể của mình phải đặt ra những qui tắc
tổ chức riêng biệt, vốn không có ngay từ đầu trong bản năng của con người Thế là
văn hóa hình thành, bởi văn hóa hiểu một cách thật giản dị chính là cái gì không
phải là thiên nhiên [28, tr.565 - 566] Như vậy, cơ sở hình thành văn hóa chính là
hoạt động sống, sinh hoạt, lao động của cộng đồng người Các biểu hiện tinh thầncủa văn hóa (văn hóa phi vật thể) được hình thành, theo cách trình bày của Nguyễn
Từ Chi, nhờ áp lực của các “nghỉ thức xã hội hay tôn giáo” thực hành trong cộngđồng tộc người: nghi thức trong ăn uống, cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội,đám cưới, đám tang Tiếp đến là thơ ca, nhạc, họa và các loại hình nghệ thuậtkhác Tất cả đã tạo nên văn hoá tộc người Về vấn đề này, Ngô Đức Thịnh cũng đãkhái quát: van hoá tộc người là tông thé các yếu tô văn hoá mang tính đặc thù tộc
25
Trang 30người, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người và phân biệt tộc người này với tộc
người kia Trong văn hoá tộc người, các yếu tố đầu tiên được nhận diện là ngônngữ, trang phục, các tín ngưỡng và nghi lễ, vốn văn học dân gian, tri thức dân gian
về tự nhiên xã hội, về bản thân con người và tri thức sản xuất, khẩu vị ăn uống, tâm
lý dân tộc [303, tr.107] Điều đó cũng có nghĩa, diện mạo chính của văn hóa tộc
người là văn hóa dân gian Văn hoá tộc người Tày mang đặc trưng văn hoá thung
lũng, đậm chất miền núi Văn hoá tộc người Kinh (Việt) đại diện cho văn hoá lúa
nước ở vùng châu thô với đặc trưng văn hoá đậm chất đồng bằng
Tất nhiên, các tộc người khác nhau sẽ có các nền văn hóa khác nhau Theo quan
sát dân tộc học của Nguyễn Từ Chi, có hai điện mạo chính quyết định nền văn hóa
của một tộc người Đó là: 1) môi trường tự nhiên mà tộc người đó định cư Chính môi trường định cư qui định sự hình thành các ứng xử văn hóa phù hợp với môi
trường; 2) nguồn gốc văn hóa tộc người: các tộc người khác nhau trong môi trường
khác nhau thì có nền văn hóa khác nhau; nhưng đo nhiều lý do mà họ thiên di đếnnơi khác, một loạt ứng xử văn hóa mới được hình thành dé thích ứng với môitrường mới đồng thời các ứng xử văn hóa cũ vẫn được bảo lưu [28, tr.627 - 628].Trong quá trình di chuyên này của các tộc người, thực chất đã diễn ra sự giao lưu vàtiếp biến văn hóa Quá trình giao lưu và tiếp biến tất nhiên diễn ra rõ ràng hơn,mạnh mẽ hơn đối với các nền văn hóa của những tộc người sống trên một địa bàngần nhau, khả năng cư trú xen kẽ là một khả năng hiện thực Từ thực tế đó, các nhà
khoa học nhân văn đã dùng hai khái nệm khác nhau van hoá tộc người va van hoá
của tộc người Văn hóa tộc người dùng dé chỉ văn hóa của riêng cộng đồng một
tộc người trong ứng xử với thiên nhiên với những giá trị hằng số Còn văn hoá củatộc người lại là các yêu tố văn hoá hiện đại của một tộc người nào đó trong đó cảyếu t6 văn hoá truyền thống - văn hoá tộc người và yêu tố văn hoá của tộc ngườikhác được tiếp nhận qua quá trình giao lưu văn hoá Các yếu t6 văn hoá của tộcngười có thé đến một lúc nào đó sẽ trở thành yếu tố văn hoá tộc người [22, tr.123].Chang phải ngẫu nhiên mà đã có học giả Pháp ví Việt Nam là ngã tư của các nền
văn minh Hiêm thây nơi nào trên thê giới các tôn giáo lớn đêu được truyên vào như
26
Trang 31ở Việt Nam: từ đạo Phật, cho đến đạo của Nho giáo, Lão giáo, An D6 giao dén ca
dao Cơ đốc, đạo Tin lành, đạo Hồi Cũng ít có nơi trên thế giới được chứng kiến sựtác động mạnh của các nền văn minh lớn như ở Việt Nam: từ văn minh Trung Hoa,
An Độ, A Rap đến văn minh Âu, Mỹ Người Việt có khả năng bản địa hoá cácyếu tô văn hoá vốn không phải là của mình "dé ứng dụng đắc lực" cho mình và pháttriển thành yếu tố văn hoá tộc người như trường hợp Phật giáo trở thành tôn giáophổ biến ở Việt Nam Nói một cách đơn giản nhất văn hod tộc người là những cái
ban đầu, cái gốc, còn văn hoá của tộc người là văn hoá thường được làm giàu thêm
bởi sự tiếp xúc giao lưu với các tộc láng giéng
1.1.2 Chức năng tộc người của văn hoá:
Căn cứ vào những khái niệm cơ bản về văn hoá tộc người như đã phân tích ởphần trên, chúng tôi quan niệm khi văn hoá tộc người được hiểu theo nghĩa là cácgiá trỊ, các chuẩn mực của tộc người được hình thành có tính lịch sử, được phản ánhvào đời sống sinh hoạt của cộng đồng tộc người ấy thì việc xác định chức năng tộcngười của văn hoá là rất quan trọng đối với nghiên cứu văn hoá tộc người Chức
năng tộc người của văn hoá có thể khái quát lại trong sáu từ, đó là bảo ton, chọn lọc
và điều tiết các giá tri văn hoa tộc người Ngoai việc duy tri sự tỒn tại của tộc
người, theo chúng tôi, chức năng tộc người của văn hoá còn có ba nhiệm vụ sau:
Thủ nhất, chức năng tộc người của văn hoá có nhiệm vụ bao tôn bản sắc vănhoá tộc người dé chéng lại những ảnh hưởng có tính áp đặt hoặc có tính lấn at.Người Tày đã bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của tộc người mình trong
những truyện cô, trong những bài ca Sli lon, trong cả những tín ngưỡng dân giancủa Mo - Then - Put và trong những ngày lễ hội dân gian (như hội cầu mùa LồngTổng, hội moi Nàng Hai (mời Nàng Trăng) mang tính chất vừa cầu phúc, cầu mưa
qua các hình thức lễ nghi nông nghiệp đặc sắc của người Tày ) Còn người Kinh
(Việt) với khả năng tiếp nhận và khả năng lan toả của văn hoá tộc người chủ thê đã
bảo lưu những giá trị văn hoá tộc người trong sự gắn kết văn hoá dân tộc Vì “văn
hoá Việt do khả năng thâu nhận cao nên cũng có độ lan toả và ảnh hưởng đối vớivăn hoá tộc người khác trong phạm vi quốc gia Việt Nam” [260, tr.5] Chức năng
27
Trang 32tộc người của văn hoá làm cho văn hoá không bị đứt mạch Chức năng tộc người
của văn hoá cũng là nền tang dé trên cơ sở đó tiếp thu những cái mới Văn hoá tộcngười Tày là nền văn hoá được hình thành từ thuở "khai sinh" ra tộc người này, trải
qua quá trình phát triển cùng với sự tiếp thu trong giao thoa văn hoá với các tộcngười anh em khác vẫn luôn giữ bản sắc Tày Văn hoá tộc người Việt là nền tảng
cho văn hoá văn minh Sông Hồng, văn minh Đại Việt.
Thứ hai, chức năng tộc người của văn hoá còn làm nhiệm vụ chọn lọc các yếu
tô văn hoá ngoại tộc dé làm giàu thêm cho văn hoá tộc người Văn hoá của người
Tay và người Kinh đã trở nên phong phú và giàu có hơn trong quá trình chon lọc,
trao đối, tiếp nhận các yếu tố mang giá trị văn hoá tộc người đặc trưng của nhau
Trong truyện kế dạng Tam Cam của người Tay, dường như sự xuất hiện của chỉ tiết
"yém đỏ" vốn là trang phục của các cô gái Việt, đã là một minh chứng cho sự tiếpthu, "chọn lọc" của tộc người Tày khi tiếp nhận yếu tố văn hoá của người Kinh Quacác mẫu kê về An Dương Vương, Vũ Anh Tuan với Can phải tìm hiểu mẫu ké AnDương Vương trong mối quan hệ văn hoá Tay — Việt [283] đã phân tích rõ nhiềuyếu tố văn hoá bản địa Tay có giá tri thâm mỹ được tìm thay trong truyén kế của
người Kinh như các biểu tượng: raa vàng - gà trắng - áo lông ngỗng Khi tinh đa
nghĩa và sự bí ân của các biểu tượng văn hoá dân gian được khúc xạ đa chiều quathời gian và không gian vào các lớp văn hoá khác nhau đã được bóc tách, thì sự tiếpcận dường như có nhiều sức hút hơn Tìm ra được các tín hiệu văn hoá mang tínhđặc trưng tộc người bằng phương pháp giải mã văn hoá các biểu tượng văn hoá dan
gian sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn chức năng tộc người của văn hoá.
Thứ ba, chức năng tộc người của văn hoá luôn giữ vai trò diéu tiết đời sốngvăn hoá cộng dong vừa tương đồng ôn định bền vững vừa giao lưu hội nhập vàphát triển Văn hoá tộc người giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc khăng định
bản sắc văn hoá dan tộc Nếu nói “văn hoá là sự bộc lộ đặc thù của lối sống, hành vi
ứng xử của các dân tộc riêng biệt, phương thức cảm nhận thế giới đặc biệt của nó
trong huyền thoại, truyền thuyết, hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo bang sự định hướng
giá trị đã mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại của con người” [133, tr.49] thì văn hoá tộc
28
Trang 33người năm trong chính hệ quy chiếu đó Một nền văn hoá bao giờ cũng hàm chứa
nhiều yếu tố, trong đó yếu tố văn hoá tộc người là một trong những yếu tố quantrọng của nền văn hoá có nhiều thành phần tộc người như nền văn hoá Việt Nam
Các tộc người Việt Nam vốn cùng sinh tụ lâu đời trên một khu vực địa lý là hànhlang của châu Á nhìn ra Thái Bình Dương, theo trục Bắc - Nam với hướng mở rộng
về phía Nam Điều kiện tự nhiên vừa có tính thống nhất vừa có tính khu biệt đã tạo
ra cho Việt Nam những thông số chung của văn hoá dân tộc quốc gia, trên cơ tầng
văn hoá bản địa Đông Nam Á và những bản sắc văn hoá tộc người vừa phong phú
vừa đậm đà, có yêu tô phé biến và yếu tố đặc thủ [196, tr.55] Đó là nền văn hoá cócội nguồn và bản sắc riêng của ba phức thê văn hoá lúa nước với ba yếu tố: văn hoárừng núi, văn hoá đồng bang, văn hoá biến, yếu tố đồng bang tuy có sau nhưng lại
đóng vai trò chủ thé [40]
Xét trên bình diện văn hoá tộc người thì văn hoa của người Việt, người Tay
cũng như văn hoá của các tộc người anh em khác đã trở thành những thành phầnhữu cơ của nền văn hoá Việt Nam qua sự liên kết và điều tiết của chức năng tộcngười của văn hoá thông qua sự giao lưu tiếp biến văn hoá giữa các tộc người
1.2 Phác hoa quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoa Tay — Việt trong lịch sử :
1.2.1 Tiếp biến văn hoá tộc người, tiếp biến văn hod Tay — Việt:
Trên thực tế, nói chung trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải nhìn khái niệm vănhóa tộc người theo quan điểm hệ thống mở, nghĩa là phải hình dung văn hóa mộttộc người là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài, có sự tham gia của các tộcngười khác Nguyễn Từ Chi đã quan sát thay có sự giao thoa giữa hệ thống thủy lợi,
kỹ thuật đắp thành (thành Cổ Loa ba vòng tương tự như thành Xán Mứn của người
Thái Mường Thanh), cho biết: “Những nét cơ bản của văn hóa đồng bằng sông
Hồng từ nông nghiệp, xây thành đến cơ cấu xã hội đều có tiền đề Thái” Từ đây ôngnêu lên một “giả thuyết làm việc” khá quan trọng: phải chăng người Kinh được hìnhthành từ các cộng đồng khác nhau? [28, tr.638 — 639] Hiện tượng giao thoa văn hóanhư trên khá tiêu biêu cho một hiện tượng được giới nghiên cứu gọi là “tiếp biến
văn hóa”.
29
Trang 34Tac gia Jean — Paul Piriou trong Lexique de sciences économiques et sociales
đã cho biết: “ các nhà nhân chủng hoc Redfield, Linton va Herskovits trong tập
“Ghi chép” công bố năm 1936 ở tạp chí Nhà nhân chủng học người Mỹ đã định
nghĩa tiếp biến văn hoá - acculturation - là tổng thể những thay đổi trong các môhình văn hoá bản địa khi tiếp xúc lâu đài với các nhóm người của những nên vănhoá khác Nó thé hiện dưới các hình thức vay mượn, trao đôi, diễn giải lại.” [104,
tr.5]
Ở Việt Nam, một thời gian dài, giới nghiên cứu đã sử dụng khái niệm tiếp biếnvăn hoá theo định nghĩa trong Từ điển bách khoa toàn thư (Mỹ) Theo đó thì kháiniệm tiếp biến văn hoá acculturation - được định nghĩa "là hiện tượng xảy ra khinhững nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với nhau gâynên sự biến đổi trong dạng thức văn hoá ban đầu của một hay cả hai bên"[303,
tr.164] Theo Nguyễn Xuân Kính, “thuật ngữ “acculturation” được dịch ở Việt Nam
là “hỗn dung văn hoá”, “đan xen văn hoá”, “thâu hoá văn hoá” Cách dịch được
nhiều người sử dụng là “tiếp biến văn hoá” (tiếp thu và biến cải (hoặc biến đồi) vănhoa) Gan day nhất, Hữu Ngọc dich là “tương tác văn hoá” ”[126, tr.53] Theo
chúng tôi, cách dịch nào cũng đều nhằm làm nổi rõ mối quan hệ văn hoá giữa các
tộc người trong cộng đồng văn hoá dân tộc Việt Nam
Đề làm rõ hơn các khái niệm có liên quan, chúng tôi tạm đưa ra phác đồ biến
đôi văn hoá tộc người như sau:
Văn hoá dân tộc
Tiêp xúc Quá Tiếp Tiệp _
_, van hoa trinh bién nhan
- Van hoa = | 2? - ;
` và Giao lưu cho van biên
tộc người ¬ : N „
văn hoá nhận hoá đổi
đan xen văn hoá Yêu tô nội sinh | | >
30
Trang 35hỗn dung văn hoá +
dung hợp văn hoá Yếu tố ngoại sinh
Quốc gia (trong đất nước Việt Nam
¬ talk và giữa các tộc người)
Hội nhập văn 4
= tré , z
hoá giữ ving - Khu vực (Trung Quốc - Ấn Ðộ)
og cap độ
ban sac Chau luc (phuong Tay)
Toan cau (thé gidi)
AMĂ
Làm giàu thêm
Các tác giả Cơ sở văn hoá Việt Nam đã nhẫn mạnh: giao lưu và tiếp biến văn
hoá là sự tiếp nhận văn hoá vốn không phải của tộc người mình, của dân tộc mình,bởi tộc người chủ thể, là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiễn hoá
xã hội và đồng thời cũng là sự vận động thường xuyên của văn hoá gắn bó với sựphát triển của văn hoá dé xử lý mối quan hệ biện chứng giữa yếu tổ nội sinh và yếu
tố ngoại sinh Thực sự là rất khó tách biệt hai yếu tố này trong một thực thể văn hoá
vì chúng có khả năng chuyền hoá cho nhau [306, tr.52] Trên bình diện văn hoá dântộc, sự tiếp nhận yếu tố ngoại sinh được thể hiện qua hai dạng: một là tự nguyện,
hai là cưỡng bức Văn hoá Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hoá Trung
Hoa thời Bắc thuộc đã diễn ra sự giao lưu tiếp biến văn hoá mang tính cưỡng bức
mạnh hơn tự nguyện Còn trong thời Đại Việt khi đất nước đã được độc lập thì giao
lưu tự nguyện mạnh hơn Trên bình diện văn hoá tộc người, sự tiếp nhận trong qua
trình giao lưu văn hoá giữa các tộc người cũng được nhận diện ở hai mức độ: một là
mức độ tiếp nhận đơn thuần, hai là mức độ tiếp nhận sáng tạo có thể là mô phỏng
3l
Trang 36nhưng đã được chức năng tộc người của văn hoá chọn lọc, sắp xếp lại cho phù hợp
với "quan niệm giá trị của tộc người chủ thể" ở một vùng văn hoá tộc người
Đối với vùng Việt Bắc, một vùng hội tụ văn hoá tộc người, chúng ta nhận thấyrất rõ sự tiếp nhận trong quá trình giao lưu văn hoá của các tộc người anh em xoay
quanh tộc người Tay, có thé coi là tộc người chủ thé của vùng văn hoá này với lý do
đa số các tộc người khác hiện định cư ở vùng này thì người Tày có lịch sử định cư ởđây lâu đời hơn, bề dày văn hoá phong phú hơn, số lượng cư dân đông đảo hơn cả
Hơn nữa, tộc người Tày còn tạo dựng được một trung tâm văn hoá ở vùng Việt Bắc:
"theo lịch sử tộc người thì vùng Hoà An, Cao Bằng đã từng là thủ phủ của ngườiTày qua nhiều triều đại"[196, tr.155] Chính vì vậy, ở nơi này tộc người Tày đã có
sự giao lưu văn hoá rộng rãi với nhiều tộc người như Tày Nùng, Tày Kinh, Tày
-Hoa, Tày - Dao, Tày - Mông Trên một địa bàn rộng rãi có người Tày cư trú, hầu
hết trong quan hệ với người Tay, các tộc người khác đều biết nói tiếng Tay, khi
xuống chợ, họ đều dùng tiếng Tay như thứ tiếng phố thông dé giao tiếp Trong sựgiao thoa tiếp biến văn hoá giữa người Tày và người Kinh (Việt) thì người Tày lạidùng tiếng Việt như thứ tiếng phổ thông dé trao đôi văn hoá Sự tiếp xúc ngôn ngữ
và tiếp xúc văn hoá Tay - Việt một cách tự nhiên và tự nguyện đã tạo nên mỗi quan
hệ gắn bó keo sơn giữa hai tộc người Theo cách phân vùng của Ngô Đức Thịnh thìViệt Bắc là một trong bảy vùng văn hoá của Việt Nam Vùng này gồm có 6 tỉnhphía Bắc: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang.Vùng Việt Bắc vốn năm trong cương vực của quốc gia Văn Lang Âu Lạc từ ngàylập quốc và đã trở thành "phên dậu" của quốc gia Đại Việt để chống lại âm mưuthôn tính và đồng hoá của phong kiến phương Bắc [258, tr.120] Lên phía Bắc đitrên con đường huyết mạch mới thấy hết vai trò các tộc người miền núi nói chung
và tộc người Tay nói riêng trong việc tran giữ biên ải ở vùng Ai Bắc vốn trap trùnghoang sơ Chính vì thế, sự kết hợp giữa tộc người Kinh (Việt) với các tộc ngườimiền núi phía Bắc cũng vẫn luôn luôn là sự kết hợp mang tính lịch sử để giữ gìn
non sông đât nước.
32
Trang 371.2.2 Những phác hoa về qua trình giao lưu tiếp biến văn hoá T ay - Việt
trong lịch sử :
Van đề nguồn gốc lich sử tộc người luôn là một van đề phức tạp cần sự nghiêncứu liên ngành và luôn ở dạng cần được tiếp tục khảo cứu, thâm định Căn cứ vào
các thành tựu đã được công bé của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thức
về tộc người Tày, tộc người Kinh (Việt) với mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hoá
Tày — Việt ở những phương diện sau:
Về mặt lịch sử tộc người, cả hai tộc người Tày, Việt đều có mối liên quan với
cộng đồng Bach Việt Cộng đồng này bao gồm nhiều tộc Việt như Ô Việt ở Chiết
Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây và người Tây Âu, LạcViệt ở khu vực phía Bắc Việt Nam Về mặt nhân chủng, cả hai tộc người Tày, Việt,cũng như nhiều cư dân khác trên đất nước Việt Nam đều thuộc loại hình nhânchủng Mongoloid phương Nam Về mặt văn hoá, cùng với các tộc người ở ĐôngNam A, hai tộc người Tay, Việt đã góp phan tạo nên nền tang văn hoá ban dia đậmchất văn hoá phương Nam ở vùng Đông Nam A
Trong không gian văn hoá Bách Việt, người Tay cô và người Việt cổ đều cóchung một cội nguồn văn hoá Trong cuén Tim về nguồn gốc văn minh Việt Nam
dưới ánh sáng mới của khoa học, Cung Đình Thanh cho biết: nhà sử học Joseph
Needham đã tóm lược được 25 điểm đặc trưng văn hoá của Bách Việt trong Science
and Civilization in China — Introduction như sau: văn hóa biển và sông nước, kỹ
thuật đóng tau dài, đặc điểm nhà làng dé cho dân tụ tập sinh hoạt, tục đua thuyền,
huyền thoại con rồng, thờ phụng loài răn, tục linh thiêng hoá ngọn núi, đặc thù về
giống chó, văn minh trống đồng, thuật dùng no bắn bằng tên, phép làm quan áo
băng vỏ cây, tục xăm mình, đốt rừng làm rẫy, hội về mùa xuân và mùa thu cho traigái vui chơi để tự do lựa vợ kén chồng, văn minh trồng lúa nước, thuật đào mương
dẫn nước, thuật làm nương rẫy, phép thuần hoá trâu dé cày, tục thờ cúng ông bà, tục
giết heo để cúng bái, tục cầu tự, thuật làm khí gidi CÓ chất độc, thuật trồng tre và sử
dụng dụng cụ bang tre, kỹ thuật đúc sắt, kỹ thuật làm sơn mài [241, tr.51].
33
Trang 38Do cùng ở trong một khu vực lịch sử dân tộc, lại sống gần kể nhau nên các cư
dân của hai tộc Việt ở phía Bắc Việt Nam là Âu Việt (Tây Âu) và Lạc Việt đã cómối giao hoà từ lâu đời Mối hoà hợp, giao hoà đầu tiên giữa các cư dân Tay cổ và
Việt cô đã được phản ánh khá rõ trong truyền thuyết mang day tính huyền thoại vềthời Hồng Bàng Thi qua truyện Lac Long Quân - Au Co Dinh cao của mối giao hoàTay — Việt được đánh dau bang sự ra doi nha nước Văn Lang dé làm cơ sở cho sựhình thành nhà nước Au Lạc Nhà nước Âu Lạc đã trở thành biểu tượng minh chứngcho sự hoà nhập hai khối Âu Việt và Lạc Việt
Căn cứ vào các di chỉ khảo cô học, nhân chủng học, thư tịch lịch sử, dân tộchọc và ngôn ngữ học so sánh, đồng thời kết hợp với những khảo sát nghiên cứu cáclớp từ địa danh còn lưu lại trong các vùng cư trú của người Kinh (Việt) ở khu vựcxung quanh đền Hùng, Cổ Loa và các motif thần thoại chung trong các truyền
thuyết về nguồn gốc của cả hai tộc người Tày, Việt như Lạc Long Quân - Âu Cơ
(Kinh - Việt, Quả bau me (Tay Thái), Nàng Hươu Sao và Chàng Cá (Mường),chúng ta thấy rằng giữa người Việt cổ và người Tay cô đã diễn ra sự tiếp xúc lâuđời với mức độ tăng tiến từ cuối thiên niên ky thứ nhất trước Công nguyên
Tài liệu khảo cé học cho biết chúng ta đã tìm thay cac hién vat nhu Thap đồngĐào Thịnh, một hiện vật đồng thau nồi tiếng của văn minh Việt Nam ở điạ phươngcủa người Tay — Hoàng Liên Sơn (nay thuộc Lao Cai và Yên Bái); trống đồng,thành tựu văn minh mang tính biểu tượng của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam ở hầukhắp các vùng người Tày (Việt Bắc) Ngoài ra, chúng ta còn tìm được khuôn đúc
dao găm ở Cao Bang, Lang Sơn , rìu, lưỡi xéo ở Cao Bằng, Tuyên Quang, chiếc
đinh ba bằng đồng bốn mũi nhọn, từng mũi có ngạnh , giống như một loại vũ khí có
độ sát thương cao ở Văn Bàn, Lào Cai
Tài liệu dân tộc học còn cho biết thêm tục búi tóc “tang cấu”, mặc váy, đội mũ
lông chim là những đặc trưng văn hoá của một s6 tỘc người, đặc biệt là của nhóm
cư dân Tay Thái cổ Có tài liệu còn ghi rõ: tập tục của dan vùng Lĩnh Nam (vùngcác tộc người Tày và Choang hiện nay) thường lấy lông ngỗng làm đệm, làm chăn[252, tr.191] Chăn đệm bằng lông ngỗng vốn là vật hữu dụng được dùng trong đời
34
Trang 39sông của người Tay, đã trở thành biểu tượng áo lông ngỗng trong truyện ké MyChâu Trọng Thuỷ của người Kinh (Việt) Điều đó chuyền tải khá rõ sự tiếp biến văn
hoá tộc người Hơn nữa, người Tay — Thái cũng như người Việt — Mường đã cùnggóp phần tạo nên nền văn hoá nông nghiệp lúa nước với những quá trình canh tác
chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Đặc biệt là, “các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ
Tày — Thái không chỉ là người định cư sớm cùng với người Việt khai hoang mở cõi,
dẫn mạch, khơi nguon, tạo nên van hoá Đông Son, nha nước Van Lang - Âu Lạc,
mà còn góp phần tạo nên chính tộc người Việt với các nền văn hoá văn minh Việt
cô, cùng với người Việt giữ vai trò trụ cột của dòng chảy chủ đạo của lịch sử đấtnước”[207, tr.11] Sự tiếp xúc thường xuyên tự nhiên trong các hoạt động văn hoácủa hai tộc người Tày — Việt đã tạo nên lực hấp dẫn dé tiền tới một sự giao thoa vănhoá, tiếp nhận những ảnh hưởng văn hoá từ hai phía Trong lịch sử của mối giao lưuTày- Việt, chúng tôi nhận thấy có hai thời điểm có tính xác định thê hiện rõ nhất sựtiếp biến văn hoá của hai tộc người Đó là thời hình thành nhà nước Âu Lạc với vaitrò thủ lĩnh của Thục Phán An Dương Vương Sau đó, là thời kỳ liên minh toàn diệnngót một thé kỷ của vương triều nha Mạc dé tồn tại ở Cao Bang
Nếu như tên gọi Tay thé dân dùng dé chỉ người Tay bản dia thì tên gọi Tay lưu
quan lại gắn liền với sự kiện lịch sử kéo dai khởi dau từ thời Đại Việt, Lý - Trầnphát triển mạnh vào thời Lê Nguyễn, khi triều đình áp dụng chính sách “cải thé quylưu” - đưa các quan lại người Kinh từ kinh đô lên trực tiếp nắm quyền cai trị vùngmiền núi Đặc biệt là việc nhà Mạc lên đóng đô ở Cao Bằng vào thế kỷ XVI đã đemlại cho mối quan hệ giao thoa Tày — Việt một sự đột biến có ý nghĩa dé phat triénvăn hoá, văn minh Tay trong đó có ngôn ngữ va chữ viết Vương triều nhà Mạc ởCao Bằng đã tạo nên một nền học vấn với ảnh hưởng của Hán học cho các trí thứcngười Tày Có ý kiến cho rằng do tộc người Tày cư trú gần Trung Quốc hơn, ít nhấtcực gần về huyết thống với Choang (Quảng Tây), thậm chí có nhiều người còn coiTay là một bộ phận Choang Việt hoá, nên dẫn đến có thé có hai ngả đường văn hoáHán vào Tày Theo chúng tôi, về cơ bản văn hoá Hán, văn minh Hán, văn tự Hán đã
được khúc xạ qua người Kinh (Việt) dé đến với người Tay khi xã hội Tay đã tương
35
Trang 40đối phát triển Trong nhiều truyện Nôm của người Tày có nhiều từ Hán Việt đã
được sử dụng Trong truyện Nhân Lăng của người Tay có nhắc đến hai nhân vật
Tống Trân, Cúc Hoa của người Kinh (Việt) [228, tr.59] Theo Trần Quốc Vượng,
âm nhạc cung đình đã theo chân các ca công, nhạc công của triều đình nhà Mạc tảnmác vào dân và được Tay hoá sau khi nhà Mạc mat ngôi dé hoá thành các bai But,bài Giàng của các mo, then Tày [304, tr.23] Còn Trần Nho Thìn lại đưa ra giả thiết,
có lẽ thể thơ song thất lục bát là kết quả hội nhập của thơ lục bát người Việt với thé
thơ bảy chữ vần lưng của người Tày khi các nho sĩ người Kinh (Việt) theo nhà Mạc
chạy lên vùng Cao Băng, nơi cư trú của người Tay [256, tr.12]
Bên cạnh đó sự hoàn thiện chữ Nôm Tày cũng là một kết quả của quá trình giao
lưu, tiếp biến văn hoá Tay — Việt Duong nhiên, chữ Nôm Tay xuất hiện là một nhu
cầu khách quan, tất yếu và dựa trên cơ sở chữ Hán Việt Khi nghiên cứu chữ NômTày, Hoàng Triều Ân cho biết ông đã cùng chuyên gia chữ Nôm Tày Lục Văn Pảokhảo cứu được 59 tác phẩm truyện Nôm Tay khuyết danh Theo ông, truyện viếtbăng chữ Nôm Tày đã có từ rất lâu, ít nhất là trước khi nhà Mạc lên Cao Bằng lậpphiên triều thé kỷ XVI — XVII Trải qua sửa chữa, tu chỉnh của nhiều người, đếnthời nhà Mạc ở Cao Bằng chữ Nôm Tay mới được ồn định, hoàn chỉnh [228, tr.861
— 863] Tác giả Cung Văn Lược trong Văn bản và văn tự Nôm Tay Ning Cao Bằng
— thành tựu văn hoá dân tộc trong lịch sử cũng cho biết: xét về phương diện cầu taothì toàn bộ chữ Nom Tay Nùng được vay mượn từ hai nguồn: vay mượn từ văn bảnHán hay văn ban Hán — Việt, và vay muon từ văn ban Nôm Việt [194, tr.78] Điềunày cũng đã được phản ánh trong nhận định của Hoàng Triều Ân: chữ Nôm Tày,trước hết “phải là sự sáng tạo của bản thân tộc Tay (trong nhóm ngữ hệ Tay — Thái)sau nữa còn có ảnh hưởng của văn tự cô Nôm Choang bên Trung Quốc (thường gọi
là tục tự Choang cổ) và văn tự Nôm Việt.” [206, tr.868] Bế Viết Dang cũng chobiết thêm: “người Tày và người Choang, Nam Trung Quốc, trước đây vẫn có nhữngquan hệ qua lại với nhau, một bộ phận người Tày có thể đã tiếp thu qua ngườiChoang, chữ Choang Hán” [206, tr.869].
36