TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN HỆ VĂN HÓA TÀY - VIỆT QUA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN 1.1 Tổng quan về lý thuyết văn hoá tộc người 22
Phác hoạ quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá Tày – Việt trong lịch sử 28
1.2.1 Tiếp biến văn hoá tộc người, tiếp biến văn hoá Tày – Việt:
Trên thực tế, nói chung trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải nhìn khái niệm văn hóa tộc người theo quan điểm hệ thống mở, nghĩa là phải hình dung văn hóa một tộc người là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài, có sự tham gia của các tộc người khác Nguyễn Từ Chi đã quan sát thấy có sự giao thoa giữa hệ thống thủy lợi, kỹ thuật đắp thành (thành Cổ Loa ba vòng tương tự như thành Xán Mứn của người Thái Mường Thanh), cho biết: “Những nét cơ bản của văn hóa đồng bằng sông Hồng từ nông nghiệp, xây thành đến cơ cấu xã hội đều có tiền đề Thái” Từ đây ông nêu lên một “giả thuyết làm việc” khá quan trọng: phải chăng người Kinh được hình thành từ các cộng đồng khác nhau? [28, tr.638 – 639] Hiện tượng giao thoa văn hóa như trên khá tiêu biểu cho một hiện tượng được giới nghiên cứu gọi là “tiếp biến văn hóa”
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tác giả Jean – Paul Piriou trong Lexique de sciences économiques et sociales đã cho biết: “ các nhà nhân chủng học Redfield, Linton và Herskovits trong tập
“Ghi chép” công bố năm 1936 ở tạp chí Nhà nhân chủng học người Mỹ đã định nghĩa tiếp biến văn hoá - acculturation - là tổng thể những thay đổi trong các mô hình văn hoá bản địa khi tiếp xúc lâu dài với các nhóm người của những nền văn hoá khác Nó thể hiện dưới các hình thức vay mượn, trao đổi, diễn giải lại.” [104, tr.5] Ở Việt Nam, một thời gian dài, giới nghiên cứu đã sử dụng khái niệm tiếp biến văn hoá theo định nghĩa trong Từ điển bách khoa toàn thư (Mỹ) Theo đó thì khái niệm tiếp biến văn hoá acculturation - được định nghĩa "là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với nhau gây nên sự biến đổi trong dạng thức văn hoá ban đầu của một hay cả hai bên"[303, tr.164] Theo Nguyễn Xuân Kính, “thuật ngữ “acculturation” được dịch ở Việt Nam là “hỗn dung văn hoá”, “đan xen văn hoá”, “thâu hoá văn hoá” Cách dịch được nhiều người sử dụng là “tiếp biến văn hoá” (tiếp thu và biến cải (hoặc biến đổi) văn hoá) Gần đây nhất, Hữu Ngọc dịch là “tương tác văn hoá” ”[126, tr.53] Theo chúng tôi, cách dịch nào cũng đều nhằm làm nổi rõ mối quan hệ văn hoá giữa các tộc người trong cộng đồng văn hoá dân tộc Việt Nam Để làm rõ hơn các khái niệm có liên quan, chúng tôi tạm đưa ra phác đồ biến đổi văn hoá tộc người như sau:
Tiếp nhận Giao lưu văn hoá biến đổi đan xen văn hoá Yếu tố nội sinh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
= hỗn dung văn hoá dung hợp văn hoá
Hội nhập văn hoá giữ vững bản sắc
Quốc gia (trong đất nước Việt Nam và giữa các tộc người) Khu vực (Trung Quốc - Ấn Độ) Châu lục (phương Tây)
Các tác giả Cơ sở văn hoá Việt Nam đã nhấn mạnh: giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự tiếp nhận văn hoá vốn không phải của tộc người mình, của dân tộc mình, bởi tộc người chủ thể, là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hoá xã hội và đồng thời cũng là sự vận động thường xuyên của văn hoá gắn bó với sự phát triển của văn hoá để xử lý mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh Thực sự là rất khó tách biệt hai yếu tố này trong một thực thể văn hoá vì chúng có khả năng chuyển hoá cho nhau [306, tr.52] Trên bình diện văn hoá dân tộc, sự tiếp nhận yếu tố ngoại sinh được thể hiện qua hai dạng: một là tự nguyện, hai là cưỡng bức Văn hoá Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hoá Trung Hoa thời Bắc thuộc đã diễn ra sự giao lưu tiếp biến văn hoá mang tính cưỡng bức mạnh hơn tự nguyện Còn trong thời Đại Việt khi đất nước đã được độc lập thì giao lưu tự nguyện mạnh hơn Trên bình diện văn hoá tộc người, sự tiếp nhận trong quá trình giao lưu văn hoá giữa các tộc người cũng được nhận diện ở hai mức độ: một là mức độ tiếp nhận đơn thuần, hai là mức độ tiếp nhận sáng tạo có thể là mô phỏng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
32 nhưng đã được chức năng tộc người của văn hoá chọn lọc, sắp xếp lại cho phù hợp với "quan niệm giá trị của tộc người chủ thể" ở một vùng văn hoá tộc người Đối với vùng Việt Bắc, một vùng hội tụ văn hoá tộc người, chúng ta nhận thấy rất rõ sự tiếp nhận trong quá trình giao lưu văn hoá của các tộc người anh em xoay quanh tộc người Tày, có thể coi là tộc người chủ thể của vùng văn hoá này với lý do đa số các tộc người khác hiện định cư ở vùng này thì người Tày có lịch sử định cư ở đây lâu đời hơn, bề dày văn hoá phong phú hơn, số lượng cư dân đông đảo hơn cả
Hơn nữa, tộc người Tày còn tạo dựng được một trung tâm văn hoá ở vùng Việt Bắc:
"theo lịch sử tộc người thì vùng Hoà An, Cao Bằng đã từng là thủ phủ của người Tày qua nhiều triều đại"[196, tr.155] Chính vì vậy, ở nơi này tộc người Tày đã có sự giao lưu văn hoá rộng rãi với nhiều tộc người như Tày - Nùng, Tày - Kinh, Tày - Hoa, Tày - Dao, Tày - Mông…Trên một địa bàn rộng rãi có người Tày cư trú, hầu hết trong quan hệ với người Tày, các tộc người khác đều biết nói tiếng Tày, khi xuống chợ, họ đều dùng tiếng Tày như thứ tiếng phổ thông để giao tiếp Trong sự giao thoa tiếp biến văn hoá giữa người Tày và người Kinh (Việt) thì người Tày lại dùng tiếng Việt như thứ tiếng phổ thông để trao đổi văn hoá Sự tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc văn hoá Tày - Việt một cách tự nhiên và tự nguyện đã tạo nên mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa hai tộc người Theo cách phân vùng của Ngô Đức Thịnh thì Việt Bắc là một trong bảy vùng văn hoá của Việt Nam Vùng này gồm có 6 tỉnh phía Bắc: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang
Vùng Việt Bắc vốn nằm trong cương vực của quốc gia Văn Lang Âu Lạc từ ngày lập quốc và đã trở thành "phên dậu" của quốc gia Đại Việt để chống lại âm mưu thôn tính và đồng hoá của phong kiến phương Bắc [258, tr.120] Lên phía Bắc đi trên con đường huyết mạch mới thấy hết vai trò các tộc người miền núi nói chung và tộc người Tày nói riêng trong việc trấn giữ biên ải ở vùng Ải Bắc vốn trập trùng hoang sơ Chính vì thế, sự kết hợp giữa tộc người Kinh (Việt) với các tộc người miền núi phía Bắc cũng vẫn luôn luôn là sự kết hợp mang tính lịch sử để giữ gìn non sông đất nước
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
1.2.2 Những phác hoạ về quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá Tày - Việt trong lịch sử :
Vấn đề nguồn gốc lịch sử tộc người luôn là một vấn đề phức tạp cần sự nghiên cứu liên ngành và luôn ở dạng cần được tiếp tục khảo cứu, thẩm định Căn cứ vào các thành tựu đã được công bố của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thức về tộc người Tày, tộc người Kinh (Việt) với mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hoá Tày – Việt ở những phương diện sau:
Về mặt lịch sử tộc người, cả hai tộc người Tày, Việt đều có mối liên quan với cộng đồng Bách Việt Cộng đồng này bao gồm nhiều tộc Việt như Ô Việt ở Chiết
Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây và người Tây Âu, Lạc Việt ở khu vực phía Bắc Việt Nam Về mặt nhân chủng, cả hai tộc người Tày, Việt, cũng như nhiều cư dân khác trên đất nước Việt Nam đều thuộc loại hình nhân chủng Mongoloid phương Nam Về mặt văn hoá, cùng với các tộc người ở Đông Nam Á, hai tộc người Tày, Việt đã góp phần tạo nên nền tảng văn hoá bản địa đậm chất văn hoá phương Nam ở vùng Đông Nam Á
Trong không gian văn hoá Bách Việt, người Tày cổ và người Việt cổ đều có chung một cội nguồn văn hoá Trong cuốn Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học, Cung Đình Thanh cho biết: nhà sử học Joseph Needham đã tóm lược được 25 điểm đặc trưng văn hoá của Bách Việt trong Science and Civilization in China – Introduction như sau: văn hóa biển và sông nước, kỹ thuật đóng tàu dài, đặc điểm nhà làng để cho dân tụ tập sinh hoạt, tục đua thuyền, huyền thoại con rồng, thờ phụng loài rắn, tục linh thiêng hoá ngọn núi, đặc thù về giống chó, văn minh trống đồng, thuật dùng nỏ bắn bằng tên, phép làm quần áo bằng vỏ cây, tục xăm mình, đốt rừng làm rẫy, hội về mùa xuân và mùa thu cho trai gái vui chơi để tự do lựa vợ kén chồng, văn minh trồng lúa nước, thuật đào mương dẫn nước, thuật làm nương rẫy, phép thuần hoá trâu để cày, tục thờ cúng ông bà, tục giết heo để cúng bái, tục cầu tự, thuật làm khí giới có chất độc, thuật trồng tre và sử dụng dụng cụ bằng tre, kỹ thuật đúc sắt, kỹ thuật làm sơn mài [241, tr.51]
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Do cùng ở trong một khu vực lịch sử dân tộc, lại sống gần kề nhau nên các cư dân của hai tộc Việt ở phía Bắc Việt Nam là Âu Việt (Tây Âu) và Lạc Việt đã có mối giao hoà từ lâu đời Mối hoà hợp, giao hoà đầu tiên giữa các cư dân Tày cổ và Việt cổ đã được phản ánh khá rõ trong truyền thuyết mang đầy tính huyền thoại về thời Hồng Bàng Thị qua truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ Đỉnh cao của mối giao hoà Tày – Việt được đánh dấu bằng sự ra đời nhà nước Văn Lang để làm cơ sở cho sự hình thành nhà nước Âu Lạc Nhà nước Âu Lạc đã trở thành biểu tượng minh chứng cho sự hoà nhập hai khối Âu Việt và Lạc Việt
Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ học, nhân chủng học, thư tịch lịch sử, dân tộc học và ngôn ngữ học so sánh, đồng thời kết hợp với những khảo sát nghiên cứu các lớp từ địa danh còn lưu lại trong các vùng cư trú của người Kinh (Việt) ở khu vực xung quanh đền Hùng, Cổ Loa và các motif thần thoại chung trong các truyền thuyết về nguồn gốc của cả hai tộc người Tày, Việt như Lạc Long Quân - Âu Cơ
(Kinh - Việt), Quả bầu mẹ (Tày Thái), Nàng Hươu Sao và Chàng Cá (Mường), chúng ta thấy rằng giữa người Việt cổ và người Tày cổ đã diễn ra sự tiếp xúc lâu đời với mức độ tăng tiến từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên
Tài liệu khảo cổ học cho biết chúng ta đã tìm thấy các hiện vật như Thạp đồng Đào Thịnh, một hiện vật đồng thau nổi tiếng của văn minh Việt Nam ở điạ phương của người Tày – Hoàng Liên Sơn (nay thuộc Lào Cai và Yên Bái); trống đồng, thành tựu văn minh mang tính biểu tượng của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam ở hầu khắp các vùng người Tày (Việt Bắc) Ngoài ra, chúng ta còn tìm được khuôn đúc dao găm ở Cao Bằng, Lạng Sơn , rìu, lưỡi xéo ở Cao Bằng, Tuyên Quang, chiếc đinh ba bằng đồng bốn mũi nhọn, từng mũi có ngạnh , giống như một loại vũ khí có độ sát thương cao ở Văn Bàn, Lào Cai
Tài liệu dân tộc học còn cho biết thêm tục búi tóc “tằng cấu”, mặc váy, đội mũ lông chim là những đặc trưng văn hoá của một số tộc người, đặc biệt là của nhóm cư dân Tày Thái cổ Có tài liệu còn ghi rõ: tập tục của dân vùng Lĩnh Nam (vùng các tộc người Tày và Choang hiện nay) thường lấy lông ngỗng làm đệm, làm chăn
[252, tr.191] Chăn đệm bằng lông ngỗng vốn là vật hữu dụng được dùng trong đời
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Vai trò của truyện kể dân gian trong văn hóa tộc người 39
1.3.1 Vai trò của văn học dân gian trong văn hóa tộc người:
Văn học dân gian là một thành phần của cấu trúc văn hóa Việt Nam thống nhất
[32, tr.138, 171] Nguyễn Xuân Kính khẳng định: “Văn học dân gian là thành tố của
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
41 văn hóa, có nhiều lợi thế trong việc phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện cách cảm, lối nghĩ của dân tộc” [126, tr.94] Văn học dân gian do đó cũng thực hiện chức năng văn hóa tộc người với những đặc trưng riêng của nó Trong một nền văn hóa, văn học dân gian chiếm một địa vị đặc biệt
Theo nhận xét của Chu Xuân Diên, các ngành khoa học như khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học có thể cung cấp dữ liệu cho việc xác định quan hệ giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa người Việt Mường và người Tày Thái trong các lĩnh vực văn hóa sản xuất và đời sống vật chất, văn hóa xã hội Những bằng chứng do ngành văn hóa dân gian cung cấp được giới nghiên cứu tiếp nhận nhưng với thái độ dè dặt hơn “Thái độ dè dặt này cũng dễ hiểu, bởi các hiện tượng văn học, nghệ thuật dân gian là sự ánh xạ của các hiện tượng văn hóa vật chất và văn hóa xã hội, nếu coi là một thứ bằng chứng thì bản thân chúng cũng cần phải được xác minh bởi hai loại bằng chứng trên” [32, tr.149] Tuy nhiên, sau khi nêu nguyên tắc xử lý riêng với các bằng chứng văn học dân gian cung cấp cho văn hóa tộc người, chính ông cũng lại đã vạch đề cương cho chiến lược nghiên cứu chức năng văn hóa tộc người của văn học dân gian theo các thể loại Ông nêu lên một nguyên lý chung: “Chức năng văn hóa tộc người không chỉ thể hiện trong sự hình thành và củng cố ý thức tộc người mà còn trong cả sự tổ chức đời sống tộc người Sự đa dạng về văn hóa tộc người cũng như những sự biến đổi lịch sử – xã hội là nguyên nhân của sự đa dạng về cấu trúc chức năng tộc người cũng như sự biến đổi, chuyển hóa các dạng thức thể loại khi có sự biến đổi, chuyển hóa của các cấu trúc chức năng – tộc người”[32, tr.174]
Từ đó, ông phác họa chức năng văn hóa tộc người của các thể loại văn học dân gian Chẳng hạn, ông cho là chức năng văn hóa tộc người của thần thoại, truyền thuyết và sử thi dân gian bộc lộ trong các hoạt động có sử dụng thần thoại, truyền thuyết, hoặc có nền tảng lý thuyết là thần thoại, truyền thuyết như các phong tục và nghi lễ lịch tiết (nghi lễ ma thuật và nghi lễ nông nghiệp); lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, các nghi lễ “chuyển tiếp” (nghi lễ trưởng thành, hôn lễ, tang lễ); các nghi lễ- ma thuật khác Nói một cách khái quát, chức năng văn hóa tộc người của thần thoại, truyền thuyết và sử thi dân gian là tôn giáo hóa, lịch sử hóa, nghệ thuật hóa Đối
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
42 với truyện dân gian như truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, cần phân tích các sinh hoạt kể chuyện dân gian để làm nổi bật biểu hiện tộc người của các chức năng ma thuật, khuyến giáo, và giải trí là của các truyện dân gian Đối với tục ngữ, câu đố và các công thức hành ngôn khác (câu phù phép - ma thuật, câu thề ), ông nhấn mạnh chức năng “lập pháp” của tục ngữ và các biến dạng chức năng thể loại của nó (luật tục, hương ước) Chức năng hướng dẫn dư luận và thế ứng xử của các thành viên trong cộng đồng, tổng kết các tri thức về tự nhiên và xã hội Chu Xuân Diên khái quát một số chức năng tộc người của các loại dân ca: các loại lao động có sử dụng bài hát lao động và những biểu hiện của chức năng tổ chức và tăng cường hiệu quả lao động trong các sinh hoạt lao động của các tộc người Dân ca trữ tình sinh hoạt: hát ru, hát trò chơi với chức năng rèn luyện “kỹ năng”; dân ca tình yêu, hát giao duyên và chức năng thực hành phong tục nghi lễ của giao tiếp nam nữ và hôn nhân- gia đình Hướng phân tích chức năng văn hóa tộc người của văn học dân gian theo từng thể loại rất đáng nghiên cứu và vận dụng tuy mới chỉ là những quan sát ban đầu, ở dạng đề cương học thuật, cần được hoàn chỉnh, bổ sung thêm bằng nghiên cứu kỹ từng thể loại và tính đến đặc trưng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau của các thể loại Nghiên cứu so sánh truyện kể dân gian Tày, Việt như là thể loại mang chức năng văn hóa tộc người chính là nhiệm vụ của luận án được xây dựng một phần trên cơ sở này
Chúng tôi cho rằng, chức năng tộc người của văn hoá chính là điểm nhìn, là trường nhìn, là sự chọn lọc, là cách thể hiện của các tác giả dân gian, của người sáng tạo từ chính lập trường của họ Điểm nhìn là không gian, trường nhìn là sự bao quát cả thời gian, không gian và sự lựa chọn theo tính chủ quan trong việc biểu hiện quan niệm về con người, về cuộc sống Sự lựa chọn đó làm cho văn học dân gian trở thành người bạn đồng hành khăng khít và đặc thù của lịch sử (chữ dùng của
Marxim Gorki) Chính sự tác động ( chọn lọc, bảo tồn, điều tiết ) của chức năng tộc người của văn hoá vào văn hoá thẩm mỹ (folklore – văn hoá - văn học dân gian theo quan niệm của Đinh Gia Khánh) đã quyết định các giá trị đặc thù của văn học dân gian
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Văn hoá dân gian và đặc biệt là văn học dân gian - một thành tố của văn hoá dân gian đã tồn tại và vận hành song song với sự vận hành của quá trình tộc người ở Việt Nam Văn học dân gian đã trở thành một kho tài liệu quý cho các nghiên cứu dân tộc học về văn hoá tộc người Việt Nam Văn học dân gian đã phản ánh, lưu giữ và tích hợp được nhiều giá trị văn hoá tộc người Việt Nam Nằm trong quy luật chung đó, kho tàng văn học dân gian của người Tày và người Việt đã tích tụ nhiều mặt văn hoá từ sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ giáo, kinh nghiệm sống đến nhận thức đời thường bao gồm cả hai mặt đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cả người Tày và người Việt
1.3.2 Truyện kể dân gian và văn hóa tộc người:
Truyện kể dân gian là khái niệm được dùng như một tên gọi chung cho loại hình tự sự dân gian với các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ dân gian… Chúng tôi sử dụng khái niệm truyện kể dân gian với hai lý do sau đây:
Một là, chúng tôi tập trung khảo sát nghiên cứu kiểu truyện trên văn bản của một hệ thống mở luôn có sự vận động và biến đổi theo đặc trưng văn bản của văn học dân gian Nghĩa của văn bản phụ thuộc vào ngữ cảnh xã hội, môi trường văn hoá tộc người nên khi bị cuốn theo sự chuyển hoá về nội dung trong việc khảo sát chuỗi tác phẩm, liên tác phẩm khó thấy được sự rạch ròi giữa thể loại này hay thể loại khác Theo quan điểm của chúng tôi, Sơn Tinh và Thủy Tinh là thần thoại trong khởi nguyên, nhưng khi chuyển hoá vào truyền thuyết Hùng Vương thì Sơn Tinh, nhân vật của thần thoại lại là Tản Viên, nhân vật của truyền thuyết, tiếp đến chiến tranh giành vợ lại được bổ sung vào cấu trúc ban đầu, mang ý nghĩa phản ánh phong tục tập quán, với những ước mơ khát vọng trong những hư cấu kỳ ảo ngả màu cổ tích của những "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao" Vì thế đòi hỏi người nghiên cứu phải bóc tách dần các lớp văn hoá để nhận diện khi khảo sát phân tích Có những yếu tố sinh ra từ thời thần thoại vẫn còn nguyên trong cấu trúc, trong khi đó thì bản thân cấu trúc đã mở rộng ra để thực hiện chức năng của truyền thuyết, đồng thời trong quá trình thực hiện chức năng của truyền thuyết thì yếu tố cổ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
44 tích xâm nhập vào Vì lẽ đó, trong luận án này, như đã giới thuyết từ mục đích của đề tài, các kiểu truyện nằm trong thể loại truyền thuyết được xem là tiêu biểu, cơ bản
Hai là, khái niệm tên gọi truyện kể dân gian đã hàm chứa ẩn ý, gợi cho chúng ta sự liên tưởng về quan hệ giữa truyện kể dân gian với văn hoá dân gian Điều đó có lẽ cũng phù hợp với loại hình truyện kể với đặc điểm riêng: lấy kể làm phương thức diễn xướng; lấy lời nói văn xuôi làm hình thức ngôn ngữ; lấy truyện làm đối tượng nghệ thuật như Phan Đăng Nhật đã phân tích Cũng theo ông, để nhấn mạnh tính chất kể thì các tộc người Tày - Thái đã gọi "quăm tô" là truyện kể - "quăm tô" nghĩa là lời kể có sự đối lập rõ rệt với "quăm khắp" nghĩa là lời hát [176, tr.36]
Do ưu thế loại hình, truyện kể dân gian có khả năng phản ánh khá toàn diện mọi mặt cuộc sống của con người trong các ứng xử khác nhau như ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội Cụ thể hơn, truyện kể dân gian còn thể hiện rõ thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi tộc người cùng với quan niệm về thiên nhiên, về nguồn gốc loài người, tộc người, về lao động sản xuất, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người trong xã hội cộng đồng làng bản, về đấu tranh chống lại mọi kẻ thù, mọi thế lực xấu xa tàn bạo để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dù mới chỉ là trong ước vọng Cũng như những tác phẩm văn hoá văn nghệ dân gian khác, truyện kể dân gian đã "trở thành bằng chứng độc đáo cho lịch sử tư tưởng, triết lý của một dân tộc, là nơi thể hiện tâm tư, ước vọng, tâm hồn tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ… của một dân tộc"[147, tr.11] Truyện kể dân gian, cũng như mọi hiện tượng văn học dân gian khác vừa là hiện tượng sinh hoạt mang chứa nội dung văn hoá, vừa là hiện tượng thẩm mỹ, phản ánh hiện thực bằng các hình tượng văn học Do vậy, nghiên cứu truyện kể dân gian theo cách tiếp cận giải mã văn hoá dân gian từ ngọn nguồn văn hoá theo các mối quan hệ loại hình văn hoá tộc người có thể sẽ mang lại những giá trị mới trong việc nghiên cứu thể loại văn học dân gian
Theo xu thế phát triển của văn học dân gian ở Việt Nam, sự chuyển hoá thể loại đã diễn ra khá nhanh chóng Thế giới thần thoại của các tộc người trên đất Việt
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
45 không có thời gian thống trị dài lâu như thế giới thần thoại của Hy Lạp Do sinh tồn trên một đất nước luôn phải đối diện với nhiều thách thức của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và điều kiện xã hội lịch sử nhiều biến động, con người phải có tinh thần cộng đồng để tồn tại và phát triển Sự hình thành ý thức dân tộc có cơ sở sâu xa từ yêu cầu khách quan của sự đoàn kết cộng đồng
Hơn nữa, môi trường sống định cư làm ruộng nước cũng sớm tạo ra ý thức phải thực tiễn để sinh tồn, phải chấp nhận đối diện với thực tại để giữ đất, giữ nước Vì thế truyền thuyết đã tiếp bước thần thoại theo xu thế truyền thuyết hoá thần thoại
Tiếp cận truyện kể dân gian Tày, Việt theo tinh thần folklore học 45
1.4.1 Phân tích kiểu truyện và motif:
Một trong những phương pháp nghiên cứu đặc thù đối với truyện kể dân gian là phương pháp phân tích kiểu truyện và motif Chính vì thế việc xác định rõ khái niệm cũng có nghĩa là sự khởi đầu của việc nghiên cứu
1.4.1.1.Khái niệm kiểu truyện (type):
Từ góc nhìn lịch sử, các nhà nghiên cứu truyện kể dân gian đều đã nhận thấy đóng góp lớn nhất cho ngành nghiên cứu truyện kể dân gian của trường phái địa lý - lịch sử - Phần Lan hay còn có thêm tên gọi là trường phái chuyên khảo, của hai cha con Julius Krohn, Kaarle Krohn và người kế tục xuất sắc, Antti Aarne, vào những
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
48 năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, là sự khẳng định nguyên tắc nghiên cứu truyện kể dân gian bằng type (típ hay kiểu truyện) Công trình của Antti Aarne với tên gọi Bảng tra cứu các truyện kể dân gian (1910) và sau đó công trình đã được nâng cấp bởi giáo sư người Mỹ Stith Thompson với Motif - Index of Folk Literature
- Bảng tra cứu motif văn học dân gian, gồm 6 tập xuất bản vào giữa những năm ba mươi (1932 - 1936), là những công trình đầu tiên đưa ra định nghĩa về típ (type) và mô típ (motif) Kể từ đó, các nhà nghiên cứu Folklore trên thế giới tiếp tục thể hiện quan điểm về hai khái niệm đó và vận dụng vào nghiên cứu truyện kể dân gian Ở Việt Nam, có lẽ người đầu tiên quan tâm đến việc nghiên cứu truyện kể dân gian theo các bảng mục tra cứu về type và motif là Nguyễn Tấn Đắc, sau đó là
Lê Chí Quế, Vũ Anh Tuấn, Tăng Kim Ngân, Nguyễn Thị Hiền… Trong chuyên khảo Về các bảng mục lục tra cứu type và motif của truyện kể dân gian, Nguyễn Tấn Đắc đã giới thiệu những ý kiến của Stith Thompson bàn luận trực tiếp về khái niệm type và motif và ông đã định nghĩa: "Type là một tập hợp những truyện có cùng một cốt kể thuộc cùng một kiểu truyện, hay một truyện đơn vị" (một truyện độc lập - chúng tôi nhấn mạnh) [42, tr.136]
Về típ truyện (type), Nguyễn Tấn Đắc nhấn mạnh quan niệm của Stith Thompson, đó là: những cốt kể (narratives) có thể tồn tại độc lập trong kho truyện truyền miệng Mỗi nền văn hoá riêng biệt chỉ có số lượng típ truyện có hạn, típ truyện có thể đồng nhất với motif khi truyện kể chỉ có một motif đơn lẻ, còn motif là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà một tiết (item) của folklore có thể phân tích ra được nhưng với điều kiện phải là những yếu tố làm cho người ta nhớ, được lặp đi lặp lại… [42, tr.11] Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã vận dụng phương pháp phân tích kiểu truyện (type) cách đây vài ba thập kỷ Năm 1974, Phan Đăng Nhật đã dùng khái niệm “dạng truyện” trong đề tài Dạng cổ tích về người mồ côi và truyền thống dân chủ trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số Lê Trung Vũ cũng dùng khái niệm
"dạng truyện" trong Khảo sát về dạng truyện người mồ côi trong truyện cổ tích H'Mông Năm 1994, tác giả Lại Phi Hùng dùng khái niệm “loại truyện” khi So
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
49 sánh tương quan giữa loại truyện chàng trai khoẻ của Lào với các loại truyện cùng tên của Việt Nam Phan Kế Hoành sử dụng thuật ngữ "dạng thức" , để chỉ các truyện kể có những yếu tố lặp lại trong Góp phần tìm hiểu nguồn gốc truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân Vũ Anh Tuấn dùng khái niệm "típ truyện" trong Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam Các nhà nghiên cứu truyện kể dân gian sau này có xu hướng dùng "kiểu truyện" như Nguyễn Bích Hà, Nguyễn Thị Huế, Phạm Thu Yến… Dù gọi là "dạng truyện", "típ truyện", "kiểu truyện", “loại truyện” nhưng đều phản ánh một nội dung, chỉ chung những truyện kể có các thành phần, các đơn vị kể tương tự nhau xoay quanh hạt nhân cốt truyện Theo chúng tôi, gọi là "típ truyện" có lẽ do ảnh hưởng từ phiên âm "type" và gọi là "kiểu truyện" hẳn là do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch nghĩa " type " tiếng Anh, có nghĩa là kiểu, là loại…
Trong công trình nghiên cứu Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ dân gian Việt Nam và Đông Nam Á, Nguyễn Bích Hà đã nêu một định nghĩa khái quát về đặc điểm nổi bật của kiểu truyện như sau: "kiểu truyện là một tập hợp những truyện kể có những mô típ cùng loại hình" [54, tr.24] Đến lượt mình, chúng tôi muốn cụ thể hoá, kiểu truyện hay típ truyện là tập hợp những truyện kể về cùng một đề tài, có cùng một kiểu cấu trúc mà trong đó xuất phát từ một hạt nhân cốt lõi ban đầu Kiểu truyện là hình thức cấu tạo cốt truyện Hình thức cấu tạo thì giống nhau nhưng cốt truyện thì khác nhau Hình thức cấu tạo là ổn định, là bền vững nhưng cốt truyện là năng động, được điều tiết bởi chức năng tộc người của văn hoá
Kiểu truyện là một, nhưng cốt truyện lại là số nhiều Cũng có thể nói theo cách của thuật ngữ chuyên ngành, một kiểu truyện là một tập hợp cốt truyện có chung một hình thức cấu tạo, đó là hình thức mang tính nội dung
Trong công trình Cổ tích thần kỳ người Việt đặc điểm cấu tạo cốt truyện
(1994), Tăng Kim Ngân đã phân tích khá chính xác, rõ ràng về khái niệm cốt truyện văn học nói chung và cốt truyện của truyện kể dân gian nói riêng [159, tr.27 - 34]
Theo tác giả: "Ở truyện kể dân gian, bản thân cốt truyện tạo thành nội dung tác
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
50 phẩm" [159, tr.30] và cốt truyện hay nội dung của truyện kể, nhất là truyện cổ tích, chính là toàn bộ những gì đã xảy ra [159, tr.31] Cốt truyện của truyện kể dân gian khác với cốt truyện trong văn học viết vì nó "phản ánh hiện thực đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật theo đặc trưng riêng của Folklore", "theo phương thức phi không gian và phi thời gian" [159, tr.29] Như vậy, tác giả đã nhấn mạnh cốt truyện thuộc phạm trù nội dung làm nhiệm vụ kể về cái gì? Theo Nguyễn Thị Huế,
“cốt truyện là một phạm trù thẩm mỹ quan trọng nhất của truyện cổ tích, là hình tượng nhân vật không thể tách rời khỏi những yếu tố nhất định của cốt truyện” [84, tr.13] Từ góc nhìn văn hoá, Vũ Anh Tuấn nhấn mạnh: “cốt truyện ở mỗi dân tộc đều có sắc thái riêng mang tính triết lý dân gian và ít nhiều phản ánh phong tục tập quán dân tộc – và đó là ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật dân gian nói chung” [287, tr.481] Trên cơ sở những luận điểm của những người đi trước, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau về cốt truyện: Cốt truyện trong truyện kể dân gian là một hệ thống những sự kiện, giữ vị trí là một bộ phận quan trọng nhất của một truyện kể Đó là một phức thể hợp thành các hành động, sự kiện, phát triển một cách cụ thể, riêng biệt trong quá trình diễn tiến của truyện kể mang tính năng động và được chế định, điều tiết bởi chức năng tộc người của văn hoá
Theo thuật ngữ văn học, motif được hiểu là "thành tố bền vững vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học", được bắt nguồn từ gốc Latin “moveo”, phiên âm theo tiếng Pháp là motif, tiếng Đức là motive chỉ nghĩa chuyển động, chỉ một yếu tố của cấu trúc âm nhạc, tiếng Trung Quốc dịch là mẫu đề và tiếng Việt vẫn giữ theo phiên âm tiếng Pháp gọi là motif hay mô típ [11, tr.209]
Trong ngôn ngữ âm nhạc, motif thông thường được hiểu là âm điệu, điệp khúc Trong văn hoá dân gian motif được hiểu là đơn vị nhỏ nhất của cốt truyện dân gian Motif được nghiên cứu với tư cách một phạm trù của nghiên cứu văn học từ đầu thế kỷ XX trong các công trình của A.N.Vêxêlốpski và V.Ia.Propp Do ảnh hưởng của quan điểm nguyên tử luận nên nhiều nhà nghiên cứu trước V.Ia.Propp đã quan niệm: đơn vị trần thuật nhỏ nhất được coi hoặc là motif hoặc là cốt truyện
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Người coi đơn vị này là motif chính là viện sĩ Viện Hàn lâm A.N Vêxêlốpski [220, tr.758- 759]
Năm 1913, trong Thi pháp của cốt truyện, A.N.Vêxêlốpski đã quan niệm motif là một đơn vị không phân chia được của truyện kể, "mô típ là đơn vị đơn giản nhất của truyện kể, chúng không thể phân chia ra được", còn cốt truyện là một phức hợp các motif, một motif có thể có mặt trong nhiều cốt truyện khác nhau; như vậy thì cốt truyện là một hành động sáng tạo, một hành động kết hợp [31, tr.279] Sự kết hợp của các motif được ông lý giải hoàn toàn thuần tuý về mặt số lượng Sở dĩ các motif được lặp đi lặp lại là do có sự vay mượn du nhập [220, tr.758 – 759]
MỐI QUAN HỆ VĂN HOÁ TÀY – VIỆT QUA KHẢO SÁT SO SÁNH KIỂU TRUYỆN NGƯỜI ANH HÙNG KIẾN TẠO THẾ GIỚI, KIẾN TẠO VŨ TRỤ 2.1.Tiếp cận hình thức cấu tạo cốt truyện 55
Tiếp cận theo motif 80
Để làm rõ hơn hình tượng nhân vật trong truyện kể dân gian thì phải dựa vào hệ thống motif và đặt số phận của nhân vật vào thời gian sự kiện và không gian sắp đặt Khác với văn học viết, nhân vật trong văn học dân gian không có nội tâm, đó là loại nhân vật được mô hình hoá, kể cả những nhân vật vô thức như trong thần thoại hay những nhân vật hữu thức như trong truyền thuyết, cổ tích được gắn với các sự kiện, hình thành một kiểu, một loại theo hướng mô hình hoá loại người Hướng nghiên cứu thi pháp thể loại tự sự dân gian theo kiểu nhân vật và khai thác motif như một yếu tố hợp thành quan trọng của kiểu truyện đã, đang và ngày càng tạo nên nhiều khám phá bất ngờ trong nhiều công trình nghiên cứu truyện kể dân gian [312,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
85 tr.68] Bằng nghiên cứu của mình, chúng tôi cũng hy vọng sẽ tạo nên một khám phá nào đấy, góp phần vào xu hướng nghiên cứu chung
Nghiên cứu motif nhằm xác định bản chất văn hoá, bản chất thẩm mỹ mang tính lịch sử của từng kiểu truyện dân gian cũng như từng tác phẩm truyện kể dân gian cũng không nằm ngoài mục đích trong công trình nghiên cứu này Trong kiểu truyện người anh hùng kiến tạo, theo chúng tôi có thể nhận diện các motif sau:
2.2.1 Motif về người khổng lồ:
Trong kho tàng thần thoại và truyền thuyết của mọi dân tộc, mọi tộc người trên trái đất đều có chung sự sáng tạo về hình tượng người khổng lồ Nguyên nhân xuất hiện của hình tượng có cơ sở triết học từ "suy nguyên luận" đến "sáng tạo luận"
(chữ dùng của Cao Huy Đỉnh) với ý nghĩa khẳng định sức mạnh và khả năng của con người trong công cuộc cải tạo, chinh phục thiên nhiên Thành tựu lao động sáng tạo của con người được phóng đại ngang tầm rộng lớn của vũ trụ, của thiên nhiên Để khái quát công cuộc lịch sử vĩ đại của con người, thần thoại đã sản sinh ra loại hình tượng khổng lồ Chúng tôi muốn mượn ý kiến của tác giả Bùi Văn Nguyên để nhấn mạnh ý nghĩa của hình tượng Theo ông, "người khổng lồ là trí tuệ, là anh hùng của bộ tộc đã từng khuất phục sức mạnh trên trời, dưới đất để gìn giữ và xây dựng đất nước" [184, tr.42]
Người khổng lồ đã từng được nghiên cứu như một hình tượng anh hùng trong nhiều công trình nghiên cứu truyện kể dân gian Việt Nam của các tác giả từ Cao Huy Đỉnh, Võ Quang Nhơn, Trần Gia Linh, Đặng Nghiêm Vạn, Lê Trường Phát,
Vũ Anh Tuấn … đến nhiều tác giả thế hệ sau coi người khổng lồ là một đề tài hấp dẫn cho nhiều luận văn cao học… Nhưng có lẽ người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu như một motif, theo chúng tôi, là tác giả Đặng Thái Thuyên trong bài nghiên cứu Motif sáng tạo vũ trụ trong sử thi Đẻ đất đẻ nước [268] Khi phân tích dạng thức sáng tạo vũ trụ, ông đã chỉ ra bốn loại motif, trong đó ông đã đề cập trực tiếp đến: Motif người khổng lồ kiến tạo, bên cạnh các motif nạn hồng thuỷ, motif cây vũ trụ, motif nhiều mặt trời còn lại một Luận điểm của ông về cơ sở xuất hiện của nhân vật khổng lồ là thuyết vật linh và nhân hình thời nguyên thuỷ, coi mọi sự vật,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
86 hiện tượng tự nhiên đều mang tính người; đồng thời, tự nhiên không phải như nó tự có mà có bàn tay sắp đặt của thần Đó cũng chính là luận điểm chung của các nhà nghiên cứu thần thoại Tuy nhiên, nếu ông quan niệm hình ảnh người khổng lồ kiến tạo chỉ trở thành motif nhân vật trong thần thoại và chỉ phổ biến là đôi thần nam nữ thì vô tình đã loại bỏ mất quá trình vận động và phát triển của motif Theo chúng tôi, thần sáng tạo vũ trụ ở dạng đơn độc trong một số truyện cũng đã chứa motif về người khổng lồ ngay trong cấu trúc cốt truyện
Nguyễn Ngọc Thường cũng đã nhận diện trực tiếp Mô típ người khổng lồ và anh hùng văn hoá [272] Theo ông, "quá trình chuyển hoá thường xuyên và liên tục của các mô típ, chủ đề hình tượng nghệ thuật và của dị bản văn học dân gian trong những điều kiện không - thời gian khác nhau để cuối cùng tạo nên một cốt truyện thống nhất trọn vẹn là một quá trình lịch sử" [272, tr.50] Chúng tôi cho rằng hướng khảo sát nghiên cứu motif về người khổng lồ trong mối quan hệ với cốt truyện, trong sự liên kết với các motif khác của kiểu truyện mà mỗi loại motif mang một nội dung và một chức năng riêng trong việc tạo thành cấu trúc nội dung và nghệ thuật của một truyện kể thực sự cần thiết để tạo thêm sức hấp dẫn của kiểu truyện là hướng nghiên cứu đúng đắn và cần thiết
Theo chúng tôi, motif về người khổng lồ giữ vai trò nòng cốt của kiểu truyện, tạo nên xương sống, duy trì mạch phát triển của cả chuỗi truyện kể về nhân vật anh hùng khổng lồ trong đó có anh hùng kiến tạo, anh hùng văn hoá và anh hùng chiến trận trong cuộc chiến chinh phục thiên nhiên và chống kẻ thù xâm lược Cuộc đấu tranh sinh tồn của xã hội loài người thời kỳ bộ lạc chủ yếu là cuộc đấu tranh với thiên nhiên và thú dữ Khi các bộ lạc còn tồn tại độc lập chưa có liên minh thì trong thần thoại của các tộc người Việt Nam đều nhấn mạnh đề tài đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ địa bàn cư trú, để tồn tại Vì thế, người khổng lồ đầu tiên mang giá trị văn hoá là người khổng lồ tạo trời, đào sông, xây núi, tạo đồng bằng, tạo nguồn nước
Do yêu cầu thực tiễn của sản xuất nên người xưa phải quan sát các sự vật và các hiện tượng xung quanh Vì thế, trình độ nhận thức, trình độ trừu tượng hoá và
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
87 khái quát hoá của họ đã dần dần có những bước tiến đáng ghi nhận Đấy chính là cơ sở tiền đề để tạo nên motif về người khổng lồ - motif điển hình trong việc lý giải mối quan hệ giữa cái thực và cái ảo ngay bên trong cấu trúc của motif Yếu tố thực là những yếu tố cụ thể dùng để mô tả thân hình người khổng lồ với nét chung nhất: cao hai ba trượng, bụng to như quả núi, đầu bằng cái nhà… Yếu tố ảo là những tình tiết mang tính chất ước lệ phóng đại khi miêu tả theo cách diễn giải: to không biết bao nhiêu mà kể [296: 670], cao đến nỗi đầu ngập vào đám mây xanh [285(3), tr.37], hoặc là dùng những yếu tố đầy chất lãng mạn, hư cấu ước lệ như: Ngựa sắt phun lửa (Thánh Dóng - Lệnh trừ), roi mọc thành tre đằng ngà, (Miếu nữ tướng)
[285(1), tr.88], con ngựa biết bay (Làng Mươi), vươn vai một cái trở thành người khổng lồ…
Motif về người khổng lồ có một quá trình vận động, diễn tiến theo sự phát triển tất yếu của tư duy nguyên thuỷ với các yếu tố thực và ảo đan xen, được xuất phát từ ý thức trực giác hồn nhiên buổi đầu trong ý niệm vạn vật nhất thể của người xưa
Motif về người khổng lồ được chuyển hoá theo tiến trình phát triển của thể loại văn học dân gian từ thần thoại suy nguyên đến thần thoại sáng tạo; từ nhân vật anh hùng khổng lồ trong thần thoại đến nhân vật anh hùng trong truyền thuyết Đồng thời sự diễn tiến của motif này còn xuất hiện cả ở trong cổ tích về kiểu nhân vật người khổng lồ - dũng sĩ, trong các truyện kể về các chàng trai kỳ tài có sức mạnh phi thường của người Tày cũng như của nhiều tộc người miền núi khác
Thuở ban đầu, khi mới xuất hiện, người khổng lồ chưa có giới tính: “Ngày nọ có người khổng lồ”, “Đột nhiên có người khổng lồ”, “Người khổng lồ chẳng biết từ đâu đến” trong chuỗi truyện Tài Ngào [285(3), tr.39 - 40 - 41] Sau ông khổng lồ, bà khổng lồ xuất hiện mang tính đơn lẻ Đó là ông thần thân thể to lớn (Thần trụ Trời), đó là ông khổng lồ Tài Ngào, bà Nữ Oa, ông Tứ Tượng với sự cách biệt đằng Bắc, đằng Nam Dần dần, khi cõi hỗn mang có sự phân chia trời - đất, có sự tách biệt thần Nam - thần Nữ, thì cũng là lúc có sự nhận thức việc kết hợp đực - cái với sự xuất hiện theo cặp đôi: ông Tứ Tượng - bà Nữ Oa, ông Đực - bà Cái, ông Đùng - bà Đà, ông Lộc Cộc - bà Tồ Cô, hai vợ chồng khổng lồ Tài Ngào
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Motif về người khổng lồ đầu tiên được thể hiện trên phương diện khổng lồ về thể chất qua sự diễn tả thân hình kỳ vĩ: "thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể"
MỐI QUAN HỆ VĂN HOÁ TÀY- VIỆT QUA KHẢO SÁT SO SÁNH KIỂU TRUYỆN NGƯỜI ANH HÙNG VĂN HOÁ 3.1 Nhân vật anh hùng văn hoá, sự tiếp nối có cơ sở lịch sử 98
Các dạng thức của nhân vật anh hùng văn hoá 99
Trong bài Về hai khái niệm trong thần thoại anh em sinh đôi và anh hùng văn hoá được dịch và biên soạn theo tư liệu nước ngoài, tác giả Ngô Văn Doanh đã tóm lược khá đầy đủ về nhân vật anh hùng văn hoá Đó là nhân vật thần thoại đã lấy được hay lần đầu tiên tạo ra cho con người những vật dụng văn hoá như lửa, cây trồng, công cụ lao động, dạy cho con người có thuật săn bắn và các nghề thủ công cùng với các ngành nghệ thuật đồng thời thiết lập cho con người một tổ chức xã hội với những quy tắc hôn nhân, những thực hành ma thuật, những nghi thức và lễ hội
[35, tr.74] Tác giả E.M Meletinsky đã xếp anh hùng văn hoá vào các sự kiện sáng tạo khởi thuỷ trong những huyền thoại cổ xưa theo một trục liên kết: bậc tiên tổ - đấng sáng tạo - anh hùng văn hoá Ông quan niệm: phạm trù này đan kết nhau trong một tổ hợp với nguồn gốc cơ sở là bậc tiên tổ của thị tộc bộ lạc, theo một kiểu mô hình hoá công xã nguyên thuỷ mang tính tập thể [152, tr.232]
Trong kho tàng thần thoại của người Kinh (Việt), hai vị tổ Lạc Long Quân - Âu
Cơ đã thực hiện hàng loạt các hành vi văn hoá vượt ra khỏi thực thể tự nhiên của thần khổng lồ để trở thành một nhân vật lao động và sáng tạo văn hoá Theo ý kiến của Cao Huy Đỉnh và Đặng Nghiêm Vạn, “Bà mẹ khổng lồ nòi chim là người mẹ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
105 của muôn người, của lúa gạo, của trăm nghề hay và trăm giống đẹp Ông bố khổng lồ nòi rồng là người cha của muôn người và của đất nước đã được xác định từ biển lên (diệt Ngư tinh), từ núi xuống (diệt Mộc tinh), tới đồng bằng (diệt Hồ tinh), sau ba kỳ tích vĩ đại” [185, tr.357]
Trong thần thoại Tày, vị tổ thần Nông của người Tày chính là vợ chồng khổng lồ Pú Lương Quân - Slao Cải Trong tâm thức của người Tày, hai ông bà khổng lồ này đã sinh ra tộc người Tày - là bậc tiên tổ của người Tày, đã có công khai phá ruộng nương, thuần dưỡng gia súc, lập nên mường bản - là anh hùng văn hoá của tộc người Tày Cùng với Pựt Luông và các con gái của Pựt trong công cuộc kiến tạo diện mạo văn hoá Tày, tạo nên vẻ đẹp trần gian đầy màu sắc tràn ngập tiếng đàn tiếng hát, Pú Lương Quân - Slao Cải đã làm cho cuộc sống văn hoá tinh thần ấy bám rễ vào đời sống kinh tế xã hội Tày trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp lấy cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi làm chính kết hợp với săn bắn truyền thống
Thần thoại của người Kinh cũng như thần thoại của người Tày, ở kiểu truyện đầu tiên hầu như chưa có sự tách biệt rạch ròi giữa hai phạm trù khái niệm tự nhiên và văn hoá nên ở dạng thức đầu tiên, có tính khởi nguyên, nhân vật anh hùng văn hoá gắn với hoạt động sáng tạo văn hoá trong việc kiến tạo, thiết lập thế giới Ở dạng thức thứ hai, người anh hùng văn hoá giữ chức năng như một người anh hùng dũng sĩ đấu tranh với những sức mạnh vốn có của tự nhiên để bảo vệ địa bàn cư trú
Với dạng thức thứ ba, ở cấp độ phát triển cao hơn, người anh hùng văn hoá đã tiến ngang tầm vị thần sáng tạo mang chức năng của một vị thủ lĩnh bộ tộc, bộ lạc và được phát triển theo hướng nhân vật anh hùng của sử thi, đại diện cho cả một cộng đồng xứ sở và cũng là biểu tượng cho một cộng đồng văn hoá với chức năng khai hoá văn minh
Sự vận động của ba dạng thức trên liên kết với nhau thành một cơ cấu vững chắc của một kiểu nhân vật anh hùng văn hoá được kết tinh lại trong các hình tượng Lạc Long Quân - Sơn Tinh - Thánh Dóng của người Việt trong hệ thống truyền thuyết của thời Hùng Vương về các nhân vật anh hùng văn hoá và anh hùng chiến trận, những người con giỏi và các tướng tài của vua Hùng Từ các câu chuyện về
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
106 các vị thần đến các câu chuyện về các anh hùng văn hoá, thực sự đã là một bước chuyển có giá trị “thâu tóm được lịch sử cụ thể thành một thứ lịch sử tinh thần, một thứ lịch sử thẩm mỹ có thể đàn hồi cuộc sống vô tận trong đó thành ra những bản trường ca vang vọng đến muôn đời”[45, tr.32] Tác giả Cao Huy Đỉnh gọi đó là những áng “thần thoại và anh hùng ca cổ” thông qua tư duy tập thể của người Việt cổ [45, tr.33] được sáng tạo theo phương pháp tượng trưng và phóng đại nhưng thực sự cô đúc, giản dị có ý nghĩa như những biểu tượng văn hoá mang dấu ấn tộc người Việt cổ
Mẹ Âu Cơ và Bố Rồng Lạc là những nhân vật anh hùng khai sáng ra lịch sử dân tộc Họ đã góp phần duy trì và phát triển một giai đoạn lịch sử với những biến đổi kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành một tộc người với trung tâm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - tộc người Việt cổ Sau một thời gian dài chinh phục thiên nhiên, tràn xuống vùng đồng bằng, chuyển từ hái - lượm săn bắn sang trồng trọt, từ cuộc sống sinh hoạt du cư sang định cư để dần hình thành làng Việt cổ, người Việt cổ đã xác định được vai trò chủ thể trong sự kế thừa và giao lưu văn hoá với nhiều chủng tộc ở cõi Lĩnh Nam Ở người Việt cổ cũng đã hình thành những phong tục tập quán văn hoá tín ngưỡng có tính chất đánh dấu thời đại và tiếp tục tồn tại về sau như tục "ăn trầu", "nhuộm răng", “vẽ mình cho giống các loài dưới nước”, và nhiều tín ngưỡng nông nghiệp khác Đấy chính là cội rễ xuất thân của những nhân vật văn hoá có ý chí tự lực hồn nhiên, phóng khoáng theo kiểu anh hùng chinh phục đầm lầy - Chử Đồng Tử - Tiên Dung và của những con người sáng tạo ra các giá trị văn hoá như Lang Liêu với tài chọn giống lúa nếp làm ra "bánh chưng, bánh dày", loại bánh ngon nhất, chứa đựng tư tưởng triết lý sâu xa của người Việt cổ về vũ trụ quan với biểu tượng của thuyết âm dương ngũ hành [10, tr.15] Tài liệu dân tộc học đã xác nhận bánh chưng là sản phẩm sáng tạo độc đáo của người Kinh (Việt) Người Tày cũng có bánh chưng vuông nhưng gọi là “péng Keo” (bánh Kinh) và loại bánh chưng dài, tròn gọi là “péng Tày” (bánh Tày) Ở nhiều vùng Bắc Bộ người Kinh cũng gói loại bánh này và gọi là “bánh Tày”, còn người Thái gọi là “bánh ít” [129, tr.84] Dường như sản phẩm văn hoá ẩm thực này
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
107 đã gợi mở xuất xứ ban đầu của nó, có liên quan đến công lao của người sáng tạo ra nó - Lang Liêu Sau Lang Liêu là An Tiêm, người đã biết trồng và nhân giống dưa đỏ cho cả cộng đồng…Những câu chuyện thời Hùng Vương, nói theo Đỗ Bình Trị, là những câu chuyện về các anh hùng văn hoá , đó là: những Ông, Bà Khổng lồ tạo thiên lập địa, những anh hùng văn hoá phá rừng, lấp biển, vỡ đồng bằng, trồng lúa, thổi cơm, làm bánh, dệt vải, dựng nhà, chống hạn, chống lụt và dạy các nghề…
Những kỳ tích chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá đã thực sự phản ánh một cuộc sống, một cách làm ăn, một lối tư duy tín ngưỡng của một tộc người nhìn từ góc độ dân tộc với bản sắc nông nghiệp và định cư [275, tr.83 – 84]
Xét trên bình diện văn hoá đậm chất bản địa, nguyên sơ ít bị pha tạp các lớp văn hoá ngoại lai thì nhân vật văn hoá Pú Lương Quân, Slao Cải trong truyện kể Tày là những dẫn chứng sinh động Sự ra đời của nhân vật anh hùng văn hoá đã khẳng định quá trình phát triển văn hoá - văn minh của loài người nói chung, của từng cộng đồng dân tộc nói riêng Đó là bước chuyển mình mạnh mẽ từ cuộc sống hái lượm, săn bắn sang trồng trọt, canh tác, chăn nuôi; từ lúc chỉ biết dùng những cành cây, hòn đá tự nhiên tới lúc biết chế tác ra công cụ lao động
Trên cơ sở mẫu gốc của hình tượng người khổng lồ kiến tạo, chúng tôi tạm chia thành ba dạng thức nhân vật anh hùng văn hoá để phân tích với cốt lõi của sự chuyển hoá, đan lồng, xuyên suốt cả ba giá trị, khai sáng - sáng tạo văn hoá - giữ vững địa bàn văn hoá tộc người Từ mẫu nhân vật khổng lồ khai sáng (đã được phân tích ở chương 2) đến người anh hùng dũng sĩ và anh hùng văn hoá trong vai trò của một thủ lĩnh kiểu Lạc Long Quân, Hùng Vương, Pú Lương Quân quần tụ trong một tập thể anh hùng của một bộ tộc, bộ lạc đã có một sự phát triển có thể được xem là ảnh chiếu của xã hội thời Hùng Vương hay xã hội nguyên thuỷ đã phát triển của cộng đồng Tày… Chính vì thế, hình thức cấu tạo cốt truyện về nhân vật anh hùng văn hoá nằm trên trục dọc của một sự tiếp nối không hề đứt đoạn trong mối liên kết giữa người khổng lồ thứ nhất (kiến tạo thế giới vũ trụ) với thế hệ người khổng lồ thứ hai (kiến tạo các giá trị văn hoá)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
3.3 Sự tương đồng và khác biệt trong cấu tạo cốt truyện và trong việc tái tạo motif đặc trƣng của kiểu truyện nhân vật anh hùng văn hoá Tày - Việt:
Những nhân vật anh hùng văn hoá tiêu biểu mang dấu ấn văn hoá tộc người Tày và Việt, từ góc nhìn mối quan hệ văn hoá tộc người 130 Tiểu kết chương 3 153
3.4.1 Sự gặp gỡ trong việc lý giải cội nguồn:
Trên con đường điền dã, sưu tầm, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã từng dừng bước tại một vùng núi non đầy hang động, thác nước xen giữa những khối núi đá vôi trùng điệp là những thung lũng xanh màu mỡ của vùng Cao Bằng, mảnh đất của huyền thoại và của những chiến công Tại nơi đây, Trần Quốc Vượng đã mở hướng tiếp cận Cao Bằng dưới cái nhìn dân gian về sự giao hoà văn hoá Tày
- Việt [194, tr.52] Ông nhìn thấy Cao Bằng chính là mảnh đất điển hình của sự giao thoa văn hoá giữa các tộc người với tâm điểm tộc người chủ thể của một vùng văn hoá, đó là tộc người Tày Ông còn gọi Cao Bằng là xứ sở Báo Luông - Slao Cải hay kiểu Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Tày
Khác với Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Việt được các nhà nho suy tôn ở vị trí số một trong truyện họ Hồng Bàng từ thế kỷ XV, thì Pú Lương Quân- Slao Cải của người Tày mãi tới năm 1964 mới được giới thiệu trên văn đàn nghiên cứu, cho dù nó đã từng được lưu truyền trong các vùng Tày ở Cao Bằng qua nhiều thế hệ
Lần đầu tiên, vào tháng 8 năm 1964, hai tác giả Lã Văn Lô và Lê Bình Sự đã công bố bản dịch tiếng Việt truyền thuyết Pú Lương Quân của người Tày trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hai nhà dân tộc học này đã nhấn mạnh: "Truyền thuyết Pú
Lương Quân, đã được nâng lên trình độ một bản anh hùng ca, ca ngợi sức lao động sáng tạo vĩ đại của con người chiến đấu chống thiên nhiên" [139, tr.57] Cũng từ đó, hai ông đã mở ra một hướng nghiên cứu: tìm hiểu Lịch sử xã hội nguyên thuỷ của người Tày qua truyền thuyết Pú Lương Quân để có thể rút ra được những kết luận khoa học hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử và đặc biệt là cho việc nghiên cứu nguồn gốc bản địa của các dân tộc ở Việt Nam nói chung và của người Tày nói riêng [139] Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình khoa học thực sự nào tiếp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
138 tục đi sâu vào hướng nghiên cứu này mà mới chỉ có những đánh giá bước đầu được dùng để đối sánh trong công trình của Võ Quang Nhơn (1983) Theo ông, truyện trăm con do hai ông bà tổ tiên khổng lồ Pú Luông, Già Cải sinh ra của người Tày mới chỉ có giới hạn trong phạm vi “trăm họ” trên địa bàn cư trú của người Tày ở Cao Bằng Nhưng, ý nghĩa của sự gặp gỡ trong loại hình truyện trăm con này đã thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người anh em, trong đó nổi lên một cách khách quan vai trò chủ thể, vai trò tập hợp của văn hoá Lạc Việt được tích tụ trong
“bọc trăm trứng” của Âu Cơ và Lạc Long Quân, được gắn với sự ra đời của vua Hùng và Nhà nước Văn Lang [209, tr.113] Trong công trình Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, tác giả Nguyễn Chí Huyên khi phân tích nguồn gốc lịch sử và quá trình hình thành tộc người của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái đã coi truyền thuyết Pú Lương Quân như một cơ sở để làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử xa xưa của người Tày trong thời kỳ hậu đồ đá mới Theo ông, cốt lõi lịch sử của truyền thuyết đã được chứng minh bằng nhiều chiếc rìu mài thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá mới, trong đó, rìu bôn có vai đã được phát hiện trên các mô đất ngoài ruộng và ven suối nằm trên địa bàn quê hương của truyền thuyết này thuộc Cao Bằng [100, tr.79] Giá trị của truyền thuyết được tác giả Võ Quang Nhơn nhấn mạnh ở góc độ tiếp biến văn hoá, Nguyễn Chí Huyên nhấn mạnh ở góc độ lịch sử tộc người Còn các tác giả khác đã hướng về truyền thuyết này trong sự tiếp cận gợi mở dưới dạng các báo cáo khoa học [93, 194, 206, 207] Theo chúng tôi, việc nghiên cứu truyền thuyết này cần được tiếp tục từ góc nhìn, cách đánh giá nhân vật anh hùng văn hoá Pú Lương Quân - Slao Cải trong sự đối sánh với nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ Tuy mỗi nhân vật có một vị thế khác nhau trong đời sống văn hoá của mỗi tộc người nhưng lại đều có chung điểm xuất phát là niềm tự hào mang tính cội nguồn văn hoá
Truyện kể về Pú Lương Quân - Slao Cải chính là sự giải trình về sự có mặt của người Tày vào thời bình minh của lịch sử ở miền núi phía Bắc Việt Nam, tại vùng đất Cao Bằng vốn hoang vu với rừng núi cây cỏ rậm rạp, um tùm, chằng chịt, muôn nghìn thú dữ thả sức tung hoành, muôn ngàn chim muông thả sức bay lượn Đồng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
139 bào Tày đã cho rằng vùng Hòa An, Cao Bằng chính là nơi phát tích ra tộc người Tày Các nghiên cứu khảo cổ học tại Cao Bằng, vào cuối năm 2003, cũng đã phát hiện dấu tích văn hoá của người nguyên thuỷ ở cách đây hơn vạn năm ngay tại động Ngườm Bốc (Ngườm Ngải) nơi hai ông bà Báo Luông - Slao Cải chung sống để sinh ra 100 đứa con Nếu kết hợp cả hai chứng tích, chứng tích truyền thuyết dân gian và chứng tích khảo cổ học thì chúng ta cũng có thể đoán định: Ngườm Bốc chính là một trung tâm xã hội thời xa xưa, những con người nguyên thuỷ đã từng ở đó và đã trở thành những anh hùng văn hoá sáng tạo ra nước non Cao Bằng, một phần đất địa đầu Tổ quốc [207, tr.72]
Trong trí tưởng tượng của người Tày Cao Bằng thì truyện kể về Pú Lương Quân là truyện kể về những người anh hùng khổng lồ, tổ tiên của họ Truyện được tóm tắt như sau: từ xa xưa, ở vùng này mới chỉ có hai người khổng lồ, một là chàng trai Báo Luông, hai là cô gái Slao Cải Cả hai người có hình dáng kỳ vĩ, “thân cao như cây lai, tay to bằng cành trám, bước đi dài nửa dặm” với sức khoẻ phi thường, có thể duy trì cuộc sống lang thang trong rừng rậm, đuổi nai, săn cáo… Đến khi gặp nhau, họ đã kết thành vợ chồng và chọn Ngườm Ngải làm nơi dừng chân Tại hang này, họ đã tạo lập gia đình đầu tiên với sự ra đời của 100 đứa con cả trai, cả gái Họ chia các con thành hai nhóm: nhóm săn bắn do con trai trưởng cầm đầu, nhóm trồng cấy do con gái lớn cầm đầu Từ cuộc sống “ăn lông ở lỗ”, “ăn sống nuốt tươi”, cái ăn chủ yếu kiếm được từ săn bắn và hái lượm, dần dần họ đã tìm ra lửa để nướng thịt ăn Với việc tìm ra lửa, sử dụng lửa và giữ lửa họ đã tạo lập nên giá trị văn hoá khởi đầu
Sau chiến tích tìm lửa và sử dụng lửa, họ đã tìm ra một thứ cỏ lạ có thể nuôi sống con người và đặt tên là Co khẩu - tức là cây lúa nước Họ trồng lúa khắp chân núi, thung lũng, khai phá thêm ruộng nương để trồng thêm lúa Từ công cụ thô sơ ban đầu là cành cây, hòn đá, rồi lấy đá sắc đẽo cây nhọn để đào đất trồng lúa họ đã biết làm ra cái cày “mạc thây” và cái bừa “mạc phưa” hoàn toàn bằng thân cây vót nhọn Sau khi biết trồng trọt để lấy thóc gạo, biết dùng lửa để chuyển gạo thành cơm, biết nấu chín thức ăn, họ lại nghĩ ra cách thuần dưỡng thú rừng thành thú nhà,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
140 mở rộng chăn nuôi và phát triển thêm trồng trọt: ngoài lúa, họ còn trồng thêm các thứ rau, quả, củ… Cuộc sống sinh tồn và duy trì nòi giống của họ là cuộc sáng tạo văn hoá không ngừng nghỉ để cải biến, để thoát khỏi hoang dại, dã man chuyển sang cuộc sống có tổ chức, văn minh Những hoạt động của hai vợ chồng Báo Luông - Slao Cải với những kỳ tích văn hoá lớn lao vẫn còn để lại trong nhiều địa danh ở địa phương Trong bản kể đầu tiên của Lã Văn Lô, ông đã liệt kê tới hơn 20 tên địa danh gắn liền với từng hoạt động cụ thể của hai ông bà khổng lồ Báo Luông
- Slao Cải [139] Có thể tạm kể: nơi hấp cơm trong lá chuối của Slao Cải chính là xóm Nà Mỏ (ruộng nồi); xóm Nà Mò, Nà Vài là nơi nuôi trâu bò trước đây; Núi Rằng Cáy (núi ổ gà) lại là nơi nuôi gà; Nà Đuốc, Nà Lòng, Nà Niền… chính là những ruộng lúa nguyên thuỷ ngày xưa, … Khuổi Phiắc là nơi họ đã trồng rau, Khau Mằn là nơi họ trồng khoai, Khau Phải là nơi họ trồng bông, Pác Cam là nơi trồng cam… Những địa danh đó đã mãi mãi in sâu trong đời sống văn hoá tinh thần của tộc người Tày Cao Bằng và được người dân nơi đây kính trọng, tôn thờ, bảo vệ
Với những chiến tích văn hoá làm biến đổi cả một vùng rộng lớn, hai vợ chồng khổng lồ Báo Luông - Slao Cải đã trở thành những nhân vật anh hùng văn hoá đích thực đậm chất Tày mang ý nghĩa thuỷ tổ của tộc người Tày Motif một trăm con, khi lớn lên lấy nhau rồi sau phân chia thành các họ khác nhau, nhưng vẫn đều từ một cội rễ, một cội nguồn, cho dù có đi đâu, về đâu thì các họ: “Họ Nông, họ Bế đi
Nà Mò; họ Lê đi Chuông Mu; họ Đoàn, họ Dương đi Nà Toàn…” cũng vẫn đều là con cháu của Báo Luông - Slao Cải… Motif 100 con trong truyện của người Tày đã có sự tương đồng với motif một trăm trứng trong truyện của người Việt Ý nghĩa cốt lõi được ẩn sau motif đặc trưng đó chính là ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc, tộc người với niềm tự hào từ trong huyết thống của sự cùng nguồn, cùng dòng máu, tổ tiên, giống nòi
MỐI QUAN HỆ VĂN HOÁ TÀY – VIỆT QUA KHẢO SÁT SO SÁNH KIỂU TRUYỆN NGƯỜI ANH HÙNG CHIẾN TRẬN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM 4.1 Sự vận động mang tính quy luật tạo thành kiểu truyện 154
Kết cấu của kiểu truyện người anh hùng chiến trận trong truyện kể dân gian TàyViệt 158
Thời đại dựng nước và giữ nước đã mở ra một kỷ nguyên hào hùng trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên của những anh hùng văn hoá và anh hùng chiến trận Đây chính là thời đại mà “ sự thắng thế của cộng đồng người Việt dần dần trở thành sức mạnh quy tụ các cộng đồng khác và cung cách suy nghĩ hành động của tập thể này
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
167 càng ngày càng được coi là khuôn mẫu lý tưởng, là tiêu chuẩn làm ăn và tồn tại cho nhiều cộng đồng khác quy phục và noi theo” [242, tr.58] Chúng tôi coi luận điểm này có thể lý giải cơ sở lựa chọn trong khảo sát của chúng tôi khi chỉ chọn những mẫu kể tiêu biểu của truyện kể Tày có sự tương đồng từ tư tưởng chủ đề, kết cấu đến các motif, thậm chí đến cả các chi tiết miêu tả người anh hùng chiến trận trong đối sánh với truyện Thánh Dóng của người Việt
Chúng tôi tạm giả thiết, truyện kể của người Tày về các nhân vật anh hùng chiến trận nằm trong quá trình vừa tích tụ các mẫu kể dân gian để xây dựng tượng đài Thánh Dóng vừa tiếp nhận chuyển hoá các motif cốt lõi của Thánh Dóng Lịch sử yêu nước của người Tày đã được khắc hoạ qua những hình tượng độc đáo mang đậm chất địa phương ở các vùng cư trú của người Tày như Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên…Các nhân vật lịch sử, những anh hùng chống giặc ngoại xâm cũng đã được tô điểm bằng vầng hào quang của sự hư cấu và phóng đại nghệ thuật qua các truyện kể đậm sắc màu huyền thoại nhưng vẫn chứa đựng một phần
“ cốt lõi lịch sử ” về người anh hùng Đó là các truyền thuyết Tày tiêu biểu như Miếu nữ tướng, Rồng đá quan làng, Sự tích đền cô Thắm, Chuyện ông Chẩu, Vách đá nghiêng…lưu truyền ở Bắc Cạn, là các truyền thuyết Núi Bàn Cờ, Chợ Quân Công, Núi Quỷ, Vực Bơi , lưu truyền ở Cao Bằng hay những truyện kể về Dương Tự Minh lưu truyền ở Thái Nguyên, Nông Trí Cao ở Việt Bắc… Truyền thuyết của người
Việt về truyền thống anh hùng dân tộc cũng đã được tích tụ khái quát trong hình ảnh nhân vật đầy chất anh hùng ca – đó là nhân vật người anh hùng Thánh Dóng
Theo Hoàng Tiến Tựu, Thánh Dóng là sự khái quát hoá, hình tượng hoá và lý tưởng hoá toàn bộ quá trình sinh ra, lớn lên, chiến đấu và chiến thắng của sức mạnh Văn Lang [290, tr.53] Từ đó ý nghĩa trường tồn của biểu tượng đã lan toả khắp mọi vùng miền của đất nước, hoà với các thời đại anh hùng sau này của lịch sử dân tộc, trong tư thế sức mạnh của Phù Đổng để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược Hành trạng và kỳ tích của người anh hùng chiến trận được phản ánh đầy đủ và trọn vẹn trong một dạng kết cấu chung nhất theo lược đồ ba giai đoạn:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tuỳ theo từng thời đại mà kết cấu này được nhấn mạnh cụ thể trong từng dạng thức văn hoá Thời đại của những người khổng lồ anh hùng đã tạo ra một kiểu truyện với kết cấu chung, xoay quanh những điều kỳ lạ, theo lược đồ:
Người anh hùng khổng lồ chiến trận
Sinh ra từ sự thụ thai thần kỳ ở bà mẹ Lớn lên có sức khoẻ thần kỳ →đi đánh giặc→ thắng giặc Trở về hoá thân vào non sông đất nước Khi khảo sát một số lượng tư liệu dồi dào ở vùng Trung Châu kể chuyện ông Dóng, Cao Huy Đỉnh đã chỉ ra công thức kết cấu chung cho những truyện kể về người anh hùng làng Dóng theo nguyên tắc kết cấu truyền thống của truyện anh hùng bộ lạc, đã được công thức hoá như sau:
Người anh hùng ->Ra đi - từ bộ lạc mẹ ->đánh giặc ->trở về bộ lạc mẹ
Phát triển trên nền công thức kết cấu của Cao Huy Đỉnh, Bùi Quang Thanh khi
Tìm hiểu kết cấu của dạng truyền thuyết anh hùng thời Hùng Vương [242] đã tóm tắt theo lược đồ:
Từ đất và nước Đánh thắng giặc ( hoặc chinh phục tự nhiên)
Bộ lạc mẹ – chết trước mặt mẹ Trời đất – hoá thân
Chúng tôi tiếp thu ý kiến đánh giá của Bùi Quang Thanh, khi ông cho rằng kết cấu ra đi – trở về của người anh hùng chuyển tải tư tưởng cộng đồng, bộc lộ tâm lý tập thể, đoàn kết tập thể trong sự chi phối của thế giới quan thần thoại, thể hiện
Giai đoạn 1 – Ra đời Giai đoạn 2– Sự nghiệp
Hoàn cảnh xuất thân Chiến công và hành trạng Đoạn kết của cuộc đời người anh hùng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
169 trong ý thức lịch sử và trình độ nhận thức xã hội của người xưa; đồng thời quy hành trạng và chiến tích của người anh hùng chiến trận được tạo thành nhờ có sự trợ giúp của yếu tố thần linh [242, tr.59]
Căn cứ vào các kết quả khảo sát, chúng tôi phân loại kết cấu của kiểu truyện người anh hùng chiến trận thành ba dạng kết cấu như sau:
Dạng 1: là dạng đơn giản, bao gồm những mẫu kể chỉ có một biến cố, một lớp truyện và lý giải một giai đoạn trong cuộc đời của người anh hùng chiến trận hoặc là sự xuất thân thần kỳ, hoặc là kỳ tích đánh giặc, hoặc là sự hoá thân của nhân vật Ở dạng này, trong truyện kể Tày có các mẫu kể: Miếu nữ tướng, Rồng đá quan làng, Thác bản chàng… Trong hệ thống truyền thuyết kể về nhân vật Dương Tự Minh của người Tày cũng có dạng này ở các mẫu kể: Tương truyền về Giếng Dội, Tại sao gọi là sông Giang Tiên…
Truyện về Miếu nữ tướng được kể như sau: Ở phía Nam, xã Thanh Bình (Chợ Mới) có một dãy núi cao sừng sững hình con hổ phục, đầu ngoảnh về phía Bắc, đuôi ngoắc về phía Nam Có một ngôi đền bằng đá thiêng ở ngay giữa lưng chừng núi cao Trước cửa đền có một phiến đá bằng phẳng, ở giữa phiến đá có một cây quýt, dưới bóng cây là một bàn cờ tiên Bên dưới nữa là bóng tre đằng ngà vàng óng Phía trên cùng của vách đá là hình một con ngựa đá, chổng bốn vó lên trời Tương truyền rằng ngày xưa có một nữ tướng mặc áo giáp đi đánh giặc Khi đánh tan giặc thì cũng là lúc cả người cả ngựa cùng kiệt sức Trên con ngựa trắng như tuyết, trong bộ áo giáp đỏ rực, nữ tướng trở về quê Khi phi ngựa qua núi thì ngựa trượt chân làm nữ tướng văng ra, áp mình vào vách đá Roi ngựa văng ra, mọc thành khóm tre đằng ngà Thân hình nữ tướng biến thành đền đá Tóc biến thành cây quýt Ngực biến thành sân đền … Nhân dân trong vùng gọi ngôi đền đá đó là đền Nữ Tướng
Kết thúc của Miếu nữ tướng mang đầy âm hưởng hào hùng ngợi ca, tương tự như một bản sao của đoạn kết trong Thánh Dóng Chỉ khác là, một bên là nhân vật anh hùng nữ tướng, một bên là trang anh hùng nam nhi Sự hoá thân của người nữ anh hùng là sự hoá thân kỳ vĩ, được tạc vào vách đá mãi để ngàn đời nghiêng mình
Nhiều chi tiết trong truyện kể Thánh Dóng được nhận diện khá rõ trong Miếu nữ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
170 tướng của người Tày, đó là những chi tiết ngựa sắt, áo giáp, bụi tre đằng ngà; chỉ khác là bụi tre đằng ngà mọc trên vách đá theo lối cảm nhận thẩm mỹ của người Tày mang cái khoẻ khoắn của người miền núi
Hình tượng người nữ tướng, anh hùng giết giặc trong Miếu nữ tướng hay trong
Sự tích đền Cô Thắm trong truyện kể Tày có sự đồng hình với hàng loạt nhân vật nữ anh hùng trong truyện kể của người Việt Motif người nữ anh hùng lập công lớn giết giặc cứu nước chiếm tỷ lệ khá lớn 25/76 mẫu kể trong truyện kể về các anh hùng chiến trận của người Việt Theo lược đồ dạng thứ nhất, người Việt có các truyện như truyện kể về Xuân Nương, sau khi đánh thắng giặc hoá thân trên lưng ngựa [90: 340], truyện kể về Thục Nương cưỡi ngựa đen theo Trưng Trắc Trưng Nhị đi diệt giặc chém quân nhà Hán rồi dùng kiếm tự hoá để không rơi vào tay quân giặc, truyện kể về Nàng hát hay cưỡi trên con ngựa trắng, dùng tiếng hát và sắc đẹp của mình làm rã rời ý chí của kẻ thù… [85, tr.342] Các cốt truyện phong phú, với sự lưu chuyển các motif về sự thần hoá các chiến tích anh hùng hay motif đánh giặc đến cùng… đã tạo nên nhiều cách thể hiện ý chí của người anh hùng nữ tướng (hay những nữ nhi bình thường) trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của cả người Việt lẫn người Tày