1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông)

168 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua riêng tôi.Các tài liệu, sô liệu trích dân trong luận an là trung thực, cónguồn góc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa

từng được công bồ trong bắt cứ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đặng Minh Châu(Thích Bảo Nghiêm)

Trang 2

1.4 Các công trình nghiên cứu về một sô ngôi chùa

1.5 Những kết quả các công trình nghiên cứu đạt được và

những van dé luận án cân tiêp tục nghiên cứu

CHUONG 2 MOT SO KHÁI QUÁT CHUNG VE PHẬT GIÁO,

TÍN NGUONG DÂN GIAN VIỆT NAM VA MOI QUAN HỆ GIỮA

2.1 Một số nét cơ bản của Phật giáo Việt Nam

2.1.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam2.1.2 Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam

2.2 Vài nét về tín ngưỡng dân gian Việt Nam

2.2.1 Cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Trang 3

2.2.2 Khái niệm tín ngưỡng va tín ngưỡng dân gian

2.2.3 Một số đặc điểm của tín ngưỡng dân gian Việt Nam2.2.4 Phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam

2.3 Cơ sở và phương thức của mối quan hệ giữa Phật giáovà tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam

2.3.1 Cơ sở địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính tri của mốiquan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam

2.3.2 Phương thức thé hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tínngưỡng dân gian Việt Nam

CHƯƠNG 3 BIEU HIEN MOI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VA

TÍN NGUONG DÂN GIAN QUA CÁC NGOI CHUA TIEU BIEUCUA PHAT GIAO BAC TONG

3.1 Khái quát về chùa của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam

3.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng dân gian Việt

Nam trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông3.2.1 Sự “ Phật hóa ” của các thánh/ than trong dân gian vào chùa

3.2.2 Sự thay đổi các nghi lễ thờ cúng, lễ hội, không gian tâmlinh trong tín ngưỡng dân gian theo Phật giáo

3.3 Sự tác động của tín ngưỡng dân gian Việt Nam đếnPhật giáo trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáoBắc tông

3.3.1 Đối tượng thờ phụng được mở rộng, bổ sung

3.3.2 Một số nghi lễ thờ cúng trong chùa Phật chịu ảnh hưởng

576264

Trang 4

đậm nét của tín ngưỡng dân gian

3.3.3 Ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Phật giáo qua

truyền thuyết ra đời của một số ngôi chùa

3.3.4 Kiến trúc, điêu khắc chùa Phật giáo Bắc tông dưới ảnhhưởng của tín ngưỡng dân gian

3.4 Những giá trị văn hóa của mối quan hệ giữa Phật giáo

và tín ngưỡng dân gian Việt Nam

3.4.1 Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt

Nam thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, khuyến khích đờisống tâm linh hướng thiện, lành mạnh

3.4.2 Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ViệtNam tạo nên những giá trị văn hóa vật thê và phi vật thể tiêu

biểu, làm nên nét đặc sắc của bản sắc văn hóa Việt Nam

CHƯƠNG 4 XU HƯỚNG BIEN DOI VA MOT SO GIẢI PHÁP NHẰMPHÁT HUY NHỮNG GIA TRI VĂN HÓA TRONG MOI QUAN HE

GIỮA PHẬT GIAO VÀ TÍN NGƯỠNG DAN GIAN VIỆT NAM

4.1 Xu hướng biến đỗi trong mối quan hệ giữa Phật giáo vàtín ngưỡng dân gian Việt Nam hiện nay

4.1.1 Xu hướng hỗn dung Phật giáo va tín ngưỡng dân gian

4.1.2 Xu hướng đưa Phật giáo trở về Phật giáo nguyên thủy

4.2 Một số vẫn đề đặt ra từ mối quan hệ giữa Phật giáo và

tín ngưỡng dân gian Việt Nam

4.2.1 Sự biến tướng của các nghi lễ Phật giáo kết hợp tínngưỡng dân gian Việt Nam

Trang 5

4.2.2 Cảnh quan kiến trúc của một số ngôi chùa Việt đang dầnbị phá vỡ, hiện tượng lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng đểhành nghề mê tín di đoan gia tăng

4.3 Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa từ mối

quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam

KET LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BÓ LIÊN QUAN

DEN DE TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trongcông cuộc dựng nước va giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc và là học

thuyết có tính triết học sâu sắc và giá trị nhân văn Trước khi Phật giáo du

nhập vào Việt Nam, người Việt Nam đã có tín ngưỡng của riêng mình; khi

Phật giáo vào Việt Nam, người Việt đã tiếp nhận tôn giáo này trong xu hướnghòa quyện với tín ngưỡng bản địa và tạo nên một bản sắc văn hoá tôn giáo

độc đáo.

Hơn 2000 năm có mặt trên đất Việt, Phật giáo đã đề lại nhiều dấu ấn vậtchất, mà tiêu biểu hơn cả là những ngôi chùa với nhiều loại hình/dạng khácnhau Sự ra đời và phát triển của những dang chùa nảy không chỉ đánh dau sựphát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thé hiện ở dạng văn hóa vật thể,

mà còn phản ánh những chuyền biến về mặt tư tưởng của người dân cùng đời

sông tôn giáo, tín ngưỡng của ho trong những giai đoạn lịch sử nhất định Kết

hợp với nhau, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian đã thâm thấu vào nhau déPhật giáo ở Việt Nam trở thành Phật giáo Việt Nam - với tư tưởng nhập thé

rõ ràng nên đã tạo nên sự gan bó giữa Phật giáo với dân tộc và đồng hành

cùng dân tộc, góp phần tạo nên những thành quả dựng nước và giữ nước của

dân tộc.

Phật giáo Bắc tông là một trong hai hệ phái tiêu biểu của Phật giáo.Day là hệ phái Phật giáo phát triển chủ trương linh động trong thực hiện giới

luật, không câu nệ vào câu chữ trong kinh mà lựa chọn sự phù hợp, hữu ích

có hiệu quả cho tu hành và đời sống xã hội Chính đặc điểm nay của Phật giáoBắc tông đã làm cho hệ phái này nhanh chóng đi sâu vào đời sống cộng đồng

Trang 7

người Việt, dung hợp với tín ngưỡng dan gian, là biểu trưng tiêu biểu cho sựkết hợp của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.

Việc nghiên mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt

Nam được thể hiện qua những ngôi chùa của Phật giáo Bắc tông nói riêng,

chùa Việt Nam nói chung đem lại cho ta hiểu rõ các lớp văn hóa bồi tụ, langdong trong than tích và lễ hội trong cùng một không gian kiến trúc, làm rõ

những nét riêng có của Phật giáo Việt Nam.

Hơn nữa, nghiên cứu sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian

Việt Nam còn nhằm khẳng định căn tính đặc thù của Phật giáo Việt Nam,

khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của những ngôi chùa Việt, giữ gìn và phát

huy truyền thống, bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát trién.

Vì các lý do trên, tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín

ngưỡng dân gian Việt Nam (qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu củaPhật giáo Bắc tông)” làm công trình nghiên cứu của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

tông; trên cơ sở đó chỉ ra xu hướng và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát

huy những giá trị văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân

gian ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và phát huy nhữnggiá trị của di sản văn hóa Phật giáo.

Trang 8

ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mỗi quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa Phat giáo và tin ngưỡng dân gian

Việt Nam thể hiện qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông.

Những ngôi chùa được tác giả luận án khảo sát dé thu thập tài liệu và trích dẫn

trong luận án, gồm:+ Ở miền Bắc:

Chùa Thầy, chùa Tram Gian, chùa Bối Khê, chùa Dâu, chia Một Cột, chiaBà Đá, chùa Bằng, chùa Lý Triều Quốc Sư, chùa Trấn Quốc, chùa Hoàng Mai,

chùa Kim Liên; chùa Láng, chùa Duệ Tú, chùa Yên Phú, chùa Quảng Bá, chùa

Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên, chùa Giám, chùa Keo (Nam Định), chùa

Cô Lễ, chùa Trông, chùa Đại BI, chùa Lương, chùa Keo (Thái Bình) + Ở miền Trung:

Trang 9

Chùa Tượng Sơn, chùa Am, chùa Từ Hiếu, chùa Linh Ứng, chùa Thiên

Mu, chùa Linh Sơn - Đông Thiền, chùa Tiên Phước, chùa Thanh Quang, chùaTam Thai, Động Huyền Không.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt

Nam biểu hiện qua các ngôi chùa, luận án tập trung nghiên cứu những biểu

hiện này trên một số lĩnh vực như: đối tượng được thờ, nghi lễ, lễ hội, không

gian và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên những quan điểm của triết học Mác- Lênin, tư tưởngH6 Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo Luận áncũng dựa trên một số lý thuyết nghiên cứu của tôn giáo học hiện đại như lý

thuyết về giao lưu, tiếp biến; lý thuyết chức năng v.v cùng quan điểm khoahọc của một số học giả trong và ngoài nước.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng một số phương pháp cơ bản của phép biện chứng duy

vật như: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, thống nhất lôgic - lịch sử va

một số phương pháp của các khoa học khác như: tôn giáo học so sánh, khảo

sát, điên dã.v.v

Trang 10

Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thống nhất lô gic

- lịch sử được sử dụng trong quá trình xử lý tư liệu và phân tích các nội dung

của luận án Các phương pháp Tôn giáo học so sánh, điền đã, khảo sát đượcsử dụng trong quá trình đi thực tế dé lấy tư liệu, minh chứng tại các chùa.

5 Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án

- Hệ thong hoá một số nội dung lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa Phậtgiáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.

- Phân tích, chỉ ra cơ sở hình thành, cơ chế tác động và phương thức biểu

hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.

- Làm rõ biểu hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dângian qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam trênhai khía cạnh: sự tác động của Phật giáo đến tín ngưỡng dân gian Việt Nam

và những ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Phật giáo, từ đó chỉ ranhững giá trị văn hóa Phật giáo từ mối quan hệ này.

- Chỉ ra được xu hướng biến đổi của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín

ngưỡng dân gian và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy nhữnggiá trị văn hoá của sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở nước tahiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1 Ý nghĩa lý luận

Góp phần làm rõ hơn giá trị bản sắc văn hoá dân tộc của những ngôi

chùa qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian

biểu hiện trong các lĩnh vực như: cách bai trí, nghi lễ, nghệ thuật kiến trúc,

Kết quả của luận án đặt ra vấn đề đối với các nhà quản lý tôn giáo, quản lývăn hoá trong việc bảo tôn, kê thừa và phát huy những giá trị văn hóa của

Trang 11

người Việt trong sự nghiệp bảo tồn nền văn hóa truyền thống và xây dựng đời

sống văn hóa đương đại.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án có thê sử dụng làm tải liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,

giảng dạy và học tập vê triệt học, tôn giáo, triệt học tôn giáo.7 BO cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận án được bồ cục thành 4 chương, 15 tiết.

10

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam và tín ngưỡng dân gian

Việt Nam lâu nay không chỉ giành được sự quan tâm của các nhà tu hành, macòn được đông đảo các học giả ở các lĩnh vực khác nhau như triết học, sử học,tôn giáo học, văn hóa học, v.v trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu,với các tên tuôi nỗi tiếng như: Kimura Taiken, K.SriDhammananda , TrầnTrọng Kim, Nguyễn Lang, Nguyễn Tài Thư, Hà Văn Tan, Nguyễn Duy Hinh,

Lê Mạnh Thát, Nguyễn Đăng Thục, Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Nguyễn

Minh San, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Hùng Hậu ; hoặc các công trình của

các nhà sư như: Hoà thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thanh Tù,

Hòa thượng Thích Đồng Bồn,.v.v

Có thê chia các công trình nghiên cứu liên quan đên luận án thành các

mảng vấn đề sau:

1.1 Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam

Đầu tiên phải ké đến 2 công trình viết về Phật giáo tiêu biéu của học giảngười Nhat Bản Kimura Taiken: Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận va Tiểu

thừa Phật giáo tư tưởng luận, do Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch Là người

chuyên nghiên cứu về triết học An Độ, với khối lượng các tác phẩm có têntuổi về triết học và Phật giáo, Kimura Taiken đã trình bay lich sử, những đặc

trưng tư tưởng cũng như các phái bộ căn bản của Phật giáo Kimura Taiken đãchỉ ra tư tưởng căn bản nhất của đạo Phật: “Phật giáo, tuy lây Đức Phật làm

trung tâm, nhưng đức Phật, dù là Phật lý tưởng chăng nữa cũng không giống

như vị thần của các tôn giáo khác, hoặc là các vị thần thiên nhiên mà chỉ đượccoi là do sức tu hành của người ta đã dat đến quả vị Phật mà thôi” [37, tr.26].Sau khi luận giải các quan niệm về Phật, pháp, duyên sinh, tâm, trung đạo,

11

Trang 13

ông đi đến kết luận rang: “Tinh than căn bản của Phật giáo là căn cứ trên cáitâm dé nhận định pháp tắc duyên sinh, rồi lại căn cứ vào pháp tắc duyên sinh

dé phê phán sự vật một cách có lý luận và thực tiễn” [37, tr.31].

Công trình Đạo Phật và đời sống hiện đại của K Sri Dhammananda

-một học giả uyên bác và cũng là Đại lão Hòa thượng tăng thống Mã Lai(Thích Tâm Quang dịch, Nxb Tổng hợp Thành phố Hỗ Chi Minh, 2006) bao

gồm các bài giảng về đạo Phật và đời sống hiện đại, quan niệm về ThượngDé, đức Phat, từ bỏ thé tục, niềm tin và sự hành đạo tại An Độ thời cỗ đại,các thuật ngữ trong tôn giáo Tác giả đã chứng minh rõ quan điểm cũng nhưviệc triển khai của đạo Phật trên mọi lĩnh vực của đời song hién tai nhu tutưởng về xã hội, kinh tế, an sinh, khoa học, môi sinh Đặc biệt trong phần nóivề đạo đức và xã hội, tác giả khang dinh: trong dao Phat, ta thay một hệ

thống đạo đức toàn diện Nó thích hợp cho mọi tầng lớp: với người bìnhthường, nó cung cấp một quy tắc luân lý, một sự thờ phụng đầy đủ và mộtniềm hy vọng một cuộc sống tại thiên đường; với người nhiệt tình sùng đạo,nó là một hệ thống tư tưởng trong sạch, một triết lý cao thượng và những lờigiáo huấn về đạo đức đưa đến giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau Như vậy, ở

đây, tác giả nhấn mạnh giáo lý căn bản của đạo Phật van là sự tự thanh tinhhóa con người Sự tiễn bộ về tinh thần không thể đạt được cho một ngườikhông có một cuộc sống trong sạch và từ bi Đức Phật chỉ cho các đệ tử thaytrên thế giới này cái gì là phải, cái gì là trái, cái gì tốt, cái gì xấu Cuốn sách

có ý nghĩa tham khảo cho luận án Tuy nhiên, đây chỉ là những bài giảng rấtngắn gọn của một vị hòa thượng cho các đệ tử của mình, do vậy, những

chứng minh cho vai trò cua đạo Phật trong đời sông hiện đại còn rat sơ sai.

Trong những nhà nghiên cứu Việt Nam về Phật giáo, đầu tiên phải ké

đến tác giả Trần Trọng Kim với 3 công trình tiêu biểu là Phat luc ( Nxb LêThăng, Hà Nội, 1940) Công trình này khái quát về đạo cứu thế của nhà Phật,

12

Trang 14

ý nghĩa thờ phụng chư Phật và Bồ tát trong chùa cùng với các dién tích Phậtgiáo); Phật học ( Nxb Tôn giáo, 2007) giới thiệu về đạo cứu thé của nhà Phật,ý nghĩa thờ phụng chư Phật và Bồ tát ở trong chùa; cách bài trí tượng Phật ởmột số chùa tiêu biểu ở Việt Nam và Phái giáo ( Nxb Tôn giáo, 2010) trình

bày khái quát về lịch sử của đạo Phật, những điều cốt yếu trong Phật pháp và

mối quan hệ của đạo Phật với cuộc song nhân sinh; sơ lược về thuyết thập nhị

nhân duyên của Phật giáo, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa Côngtrình đã cung cấp khá nhiều thông tin có giá trị về các điển tích, những liên hệcăn bản của Phật giáo với đời sông xã hội qua đó thê hiện sự tác động của nó.

Cũng không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Đăng Thục với bộ batác phẩm: Lich sử triết học phương Đồng (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,1991), trong đó, tác giả đã dành hắn một tập (tập 3) để khảo cứu về triết học

An Độ, từ Phật đà đến Phật nguyên thủy Không sa đà vào các tiểu tiết lịchsử, tác giả đã trình bày thăng vào bốn nội dung căn bản trong giáo lý Phật

giáo, đó là: Tứ diệu dé, thuyết về ngã, nghiệp báo luân hồi, ba thế giới và ý

nghĩa của Niết bàn Những nội dung giáo lý này, theo đánh giá của tác giả,như một phương thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhất: “đáp trúng lời kêu gọi của

nhân dân bằng sự đi tìm phương thuốc cứu chữa cho đau khổ ở cái Pháp

(Daharma)” [100, tr.1§9].

Công trình Lịch sw Phát giáo Việt Nam của Viện Triết học thuộc Ủy banKhoa học Xã hội Việt Nam xuất bản (Nxb Khoa học Xã hội, 1988), là công

trình trình bày tương đối kinh điển về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du

nhập (đầu Công nguyên) đến nửa đầu thế kỷ XX qua các giai đoạn, từ dòng

thiền thứ nhất (Tì-ni-đa-lưu-chi và Pháp Hiền) đến dòng thiền thứ hai (VôNgôn Thông, Cảm Thành và Thiện Hội); từ Phat giáo thời Ngô, Dinh, TiềnLê đến thời Lý- Trần; từ Phật giáo thời Hậu Lê đến thời Tây Sơn, triều

Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc.v.v Mặc dù là công trình trình bày về lịch sử

13

Trang 15

du nhập và phát triển cũng như các giai đoạn thăng trầm của Phật giáo Việt

Nam, nhưng công trình này cũng khắc họa được nhiều nét tiêu biểu sự ảnh

hưởng, tác động của tư tưởng Phật giáo đến các nhà tư tưởng Việt Nam quacác thời kỳ lịch sử khác nhau, như: “ảnh hưởng của Phật học đã vào thơ

Nguyễn Trãi làm phong phú tâm hồn, tình cảm làm nên khía cạnh từ bi đã

hun đúc trong Nguyễn Trãi lòng yêu nước, thương dân” [101, tr.277] Cùngmục đích làm rõ lich sử của Phật giáo ở Việt Nam, bộ sách Lich sứ Phật giáo

Việt Nam của Lê Mạnh Thát, gồm 3 tập (Nxb TPHCM, 2005, 2006) đã pháchọa một cách rõ nét diện mạo của Phật giáo Việt Nam qua những đặc điểm và

các trường phái cơ bản, bắt đầu từ Phật giáo thời Hùng Vương cho đến TuệTrung thượng sĩ và vua Trần Thánh Tông Sự biên soạn công phu của tác giảcủa công trình này đã cung cấp nhiều nội dung cơ bản trong giáo lý và cáctruyền thuyết của Phật giáo Việt Nam như: Từ Khâu-đà-la, Man Nương, đức

Phật Pháp Vân đến các cao tăng như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, HuệLâm, Không Lộ, Giác Hải, vua Trần Thái Tông, Quốc sư Phù Vân, Tuệ Trung

thượng sĩ và vua Trần Thánh Tông.v.v

Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, không thé không ké ra những vichân tu, có đóng góp nhiều cho Phật pháp và xã hội trên con đường tu tập của

mình Liên quan đến nội dung nay phải kê đến Nguyễn Lang với 3 tập Viét

Nam Phật giáo sw luận ( Nxb Văn học, 2010) Day là những công trình

nghiên cứu mà tác giả đã rất thành công khi trình bày khéo léo tiêu sử của các

vị tu hành với những dấu ấn tư tưởng của họ dé khắc họa nên dáng nét riêng,là linh hồn, là bản sắc của Phật giáo Việt Nam Nó làm sống dậy không khí

cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, làm nênmột bức tranh sống động của Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷXIX, là nguồn tai liệu có giá trị trong tham khảo những biến chuyền của Phật

giáo Việt Nam qua các thời kỳ và những tác động cũng như ảnh hưởng không

nhỏ của nó xã hội Việt Nam trong lịch sử.

14

Trang 16

Cuốn Đại cương triết học Phật giáo của Thích Đạo Quang, Nxb HươngSen (không rõ năm xuất bản) lại bàn sâu về nội dung giáo lý của Phật giáo ởkhía cạnh triết học Đây là cuốn sách do một nhà tu hành biên soạn, dựa trênnhững giáo lý căn bản của Phật giáo, nhưng được triển khai đưới góc nhìn

triết học Cuốn sách chia thành ba tập: Tập thứ nhất, Tự luận; Tập thứ hai,Bản luận; Tập thứ ba, Các luận, đã luận giải một cách khái quát những nộidung tư tưởng căn bản của Phật giáo như: thuyết duyên khởi; thuyết thậttướng; van dé giải thoát v V

Bàn về đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đãrất cô gắng khi từ những biểu hiện sinh động trong thực tiễn của Phật giáo

Việt Nam khái quát nên những điểm nhấn đặc thù Trong công trình Vé tinngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (Nxb.

Khoa học Xã hội, 1998), nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh với bài viết Véhai đặc điểm Phật giáo Việt Nam đã bàn sâu về hai đặc điểm cơ bản của Phật

giáo Việt Nam, đó tinh dân gian và tinh thong nhất Theo tác giả, hình tượng

ông But của truyện cổ dân gian phản ánh khá rõ nét tính dân gian của Phật

giáo Tinh dân gian tập trung trong tư tưởng từ bi của Phật giáo, diễn đạt dân

gian là cứu khổ cứu nạn Trong thời kỳ triều đình phong kiến đề cao Nho giáo

thì chùa làng vẫn ton tại (cho đến tận ngày nay) - đó chính là Phật giáo dân

gian Tác giả giải thích Phật giáo từ phía Đông được truyền bá theo hai con

đường (hay 3 con đường, 2 hướng), gọi là Bắc truyền và Nam truyền Trướcđây có lúc dùng từ Bắc tông và Nam tông thay vì Bắc truyền và Nam truyền,

thường đồng nhất Bắc tông với Đại thừa và Nam tông với Tiểu thừa, nhưngthực tế không phải như vậy Nguyễn Duy Hinh cho rằng, ở Việt Nam không

có sự khác biệt tông phái rõ rệt như ở các nước khác, vì vậy, có thể nói, Phậtgiáo Việt Nam có tính thống nhất Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh: “khinghiên cứu và ứng xử với Phật giáo nước ta hiện nay không thể không nhận

15

Trang 17

thức đầy đủ về những chỗ đồng và bat đồng trong phong trào tôn giáo vốn lâu

đời gắn bó với dân tộc đó” [102, tr.229] Không dừng ở đó, trên con đường

khái quát hiện tượng trong thực tiễn, qua công trình Tir zưởng Phật giáo Việt

Nam (Nxb Khoa học xã hội, 1999), Nguyễn Duy Hinh còn muốn đi sâu

nghiên cứu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nhằm lý giải những đặcđiểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam được xây dựng với tư cách là một sản

phẩm tôn giáo được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản

địa, có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập Đặc biệt trong công trình này, tác giả

cũng đã bước đầu giới thiệu một số bộ kinh dién tiêu biểu của Phật giáo nhưkinh Bát Nhã, kinh Thủ Lăng Nghiêm với tư cách là sự chuyền tải nội dunggiáo lý cơ bản của Phật giáo được đề cập tới trong chương trình Phật học củacác trường học Phật giáo Những nhận định về Phật giáo được ông tiếp tụctriển khai trong công trình Mot số bài viết về tôn giáo học (Nxb Khoa học Xãhội, 2007) Công trình này đi sâu nghiên cứu và khái quát những van đề về lý

luận tôn giáo học, tiếp tục phân tích sự hình thành và phát triển của Phật giáoở Việt Nam, làm rõ hơn các đặc điêm của Phật giáo Việt Nam.

Cũng với mục đích nay, tác giả Nguyễn Quốc Tuấn trong công trình: Vaitrò của Phật giáo Việt Nam đối với sự phát triển bên vững của đất nước(2008) đã khái quát nên bốn đặc điểm của Phật giáo, đó là, thir nhát, Phật giáo

là một tôn giáo không đi ngược lại với lợi ích của chính con người cá nhân và

con người dân tộc ; thir hai, dao Phật là một khoa học, khoa học về đời sống

nội tâm và cải biến nội tâm; / ba, khác với nhiều luận thuyết và giáo lý laysự phụ thuộc bên trên làm căn bản, đạo Phật lay chính nội tâm con người lam

căn bản; thir tu, giáo pháp của đức Phật còn dạy và hướng dẫn con người lòngtừ bi, thương đồng loại vô bờ bến, đó là đặc tính chủ yếu nhất của đạo Phật.

Nghiên cứu chuyên về Phật giáo Bắc tông có công trình Lược sử Phậtgiáo Bac tông ở các nước trên thê giới của Tran Khánh Dư (Nxb Tôn giáo,

16

Trang 18

2012), tiếp theo cuỗn Lược sử Phật giáo các nước theo hệ Nam truyén ở cácnước trên thé giới (cùng một tác giả), cuỗn sách này giúp cho người đọc cócái nhìn vừa tong thé, vira chi tiét vé lich str phat trién, du nhap cua Phat giaonói chung va Phật giáo Bắc tông nói riêng trên thé giới với những đặc trưng ở

từng giai đoạn phát triển, từng quốc gia mà nó du nhập Không chỉ thuần túy

về khía cạnh lịch sử phát triển, qua cuốn Lược sử Phật giáo Bắc tông ở các

nước trên thé giới, tac giả cho chúng ta trải nghiệm những khảo cứu tông thésự tác động của Phật giáo đến các thiết chế văn hóa ở mỗi quốc gia, vùng lãnh

thổ, cộng đồng xã hội nơi mà nó du nhập và phát triển: Từ lịch sử du nhậpđến các mốc phát triển, từ nguồn gốc du nhập cho đến quá trình phân tông lậpphái, từ tác động của đạo đức Phật giáo đến ứng xử xã hội, từ ảnh hưởng văn

hóa đến giáo dục, từ văn học nghệ thuật, mỹ thuật đến hoạt động từ thiện xãhội, từ những chủ trương xây dựng tô chức giáo đoàn Phật giáo trong các thờikỳ đến các chính sách tôn giáo của các quốc gia tất cả đều được tác giả

phản ánh một cách khách quan, logic và hệ thống Với hiểu biết sâu sắc vềPhật giáo và ngôn ngữ Phật giáo cùng khả năng diễn giải tự nhiên dé hiểu, tác

giả đã đưa người đọc tiếp cận bức tranh tổng thé về Phật giáo Bắc tông ở các

nước trên thế giới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên va sâu sắc.

1.2 Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Trong những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, ngoài các

văn bản thư tịch gốc như: Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh (Nxb Khoahọc Xã hội, 1993), Viet điện u lĩnh của Ly Tế Xuyên (Nxb Văn học, 1972),

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (Nxb.Văn học, 1971) v.v đã nghiên cứu

và mô tả những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt còn có một số công

trình nghiên cứu về lĩnh vực này như công trình Tiếp cận tín ngưỡng dân dã

Việt Nam (Nxb Văn hóa dân tộc, 1994) của tác giả Nguyễn Minh San Trong

công trình này, trước khi đi vào phân tích những hiện tượng tín ngưỡng dân

17

Trang 19

dã tiêu biểu của người dân Việt, tác giả đã nêu ra khái niệm về tin ngưỡng,

một khái niệm còn đang gây nhiều tranh luận về định nghĩa Theo tác giả:“Tin ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một sức

mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho

một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức được.

Tín ngưỡng là một sản phâm văn hóa của con người được hình thành tự pháttrong mối quan hệ giữa con người với chính mình, với người khác và với thé

giới tự nhiên” [62, tr.7] Tác giả giải thích khái niệm “tín ngưỡng dân da” là

dé chỉ chung các loại hình tín ngưỡng (bao gồm tín ngưỡng phon thực, tín

ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sting bái con người), và chữ “dân dã”

còn có ý khang định về tính nguyên sơ/ nguyên thủy, tính phổ biến, tính quanchúng của tín ngưỡng Như vậy, theo Nguyễn Minh San, tuy có nhiều loạihình tín ngưỡng khác nhau nhưng chúng đều hình thành và vận hành trên cơ

sở hai yêu tố cơ bản là cái Thiêng của đối tượng được tín ngưỡng/ sing kínhvà đức tin của đối tượng có tín ngưỡng/sùng kính Cái thiéng và đức tin là cốt

lõi của tín ngưỡng, mà thiếu chúng, không thé có tín ngưỡng Chính đức tinvào tín ngưỡng của mình đã giúp cho người Việt không chỉ bảo lưu mà còn

tiếp nhận, hòa đồng với những tôn giáo ngoại lai, biến nó thành yếu t6 vănhóa của dân tộc: “Niềm tin của người Việt Nam vao tín ngưỡng rất mãnh liệt.Vì thế, trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác

(mà cụ thể là với các tôn giáo tín ngưỡng từ bên ngoài truyền vào), người Việt

vẫn giữ và tin theo những tín ngưỡng của mình Song, do bản tính người Việt

rất cởi mở, cầu thị và không kỳ thị tôn giáo ( ) nên đã tiếp nhận những yếutố tích cực, phù hợp của các tôn giáo - tín ngưỡng khác và biến những yếu tốđó trở thành một thành tố của tín ngưỡng Việt Nam” [62, tr.714] Tuy nhiên,

người Việt Nam thực hành tín ngưỡng ngoai niềm tin như một biện pháp bao

trọng cuộc sông (cua môi cá nhân, gia đình và cả cộng đông) mong được yên

18

Trang 20

lành, cũng như là một biện pháp “kỹ thuật” phụ trợ thêm vào các biện pháp

khoa học kỹ thuật lao động sản xuất khác nhằm đem lại mùa màng bội thu,còn là một phương thức để họ thực hành và di dưỡng đạo đức, luân lý Vì thế,tín ngưỡng của người Việt Nam chỉ nhằm cho cuộc sống hiện tại, hiện hữu

nơi trần thế của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Sau khi làm rõ nội hàm của khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng dân dã,tác giả Nguyễn Minh San đi vào khảo sát và trình bày một cách hệ thống về

một số tục lệ và biéu hiện của tín ngưỡng dân dã của các dân tộc ở Việt Namở khắp các vùng miền trong cả nước như tục thờ Mẫu, Tứ Pháp, thờ Bà chúaThượng Ngàn, Bà chúa Kho, Bà chúa Liễu Hạnh, về yếu tố nước trong các lễthức dân gian, về Bà chúa Kho và tục vay tiền xin lộc thánh, về tục đốt vàng

mã, về linga và yoni ở Tháp Bà - Nha Trang Gần gũi với đề tài luận án,

chúng tôi đặc biệt chú ý đến phần viết về tín ngưỡng thờ Mẫu Tác giảNguyễn Minh San đã tiến hành phân loại các vị Mẫu được thờ phụng căn cứvào thần tích, sử liệu và góc độ tiếp cận; khảo cứu sự thể hiện yếu tính nữtrong một số thành phần của kiến trúc điện Mẫu, về trang trí quanh ban thờ

Mẫu, về điện thần Mẫu và nghi thức thờ cúng Đây là những tư liệu quan

trọng đê tác giả luận án triên khai nghiên cứu của mình.

Toan Ánh, trong công trình Nép cñ - Tin ngưỡng Việt Nam (Quyền

thượng) (Nxb.Trẻ, 2005) lại thiên về giới thiệu nghi lễ thờ cúng theo tín

ngưỡng, phong tục cổ truyền tôn giáo Việt Nam: thờ phụng tổ tiên, tôn giáo,ngày giỗ, bàn thờ gia tiên, thờ các vị thần tại gia, nơi thờ tự công cộng, biếnthé của Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo

Trong một loạt các công trình giới thiệu một cách có hệ thống về cácbiểu hiện cũng như cách phân chia các loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam, phảikế đến công trình của Vũ Ngọc Khánh với Tín ngưỡng dân gian Việt Nam

(Nxb Văn hóa dân tộc, 2001), Trong công trình này, tác giả khảo cứu lịch sử

19

Trang 21

một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là lễ thức gia đình (như: bàn

thờ gia tiên, ngày gid, văn khan, than tài, tiền chủ ) và một số thần linh đượcthờ cúng Công trình Tin ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô

Đức Thịnh chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, 2001) cũng đã phác họa một séhình thức tín ngưỡng dan gian va hình thức văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam;

đồng thời khát quát mối quan hệ giữa tôn giáo tín ngưỡng với văn hóa nghệthuật dân gian Trong công trình nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng

Thành hoàng, đạo Mau, tục thờ Bà chúa Ngọc, tín ngưỡng Đức Thánh Tran,

Chử Dao Tổ và tín ngưỡng nghề nghiệp (bao gồm tín ngưỡng nông nghiệp,tín ngưỡng ngư nghiệp và tín ngưỡng bách nghiệp tổ sư) được tập trung khảocứu Công trình Nghỉ lỄ thờ cúng truyền thong của người Việt tại nhà và

chùa, đình, đền, miéu, phi do Hồ Đức Thọ sưu tầm và biên soạn (Nxb Văn

hoá Thông tin, 2005) là công trình dựa trên sự mô tả các diễn tiến nghỉ lễ thờcúng dân gian để trình bày một số nét về bản chất và đạo lý gia tộc, hướng

dẫn cách chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ thờ cúng tại nhà, chùa, đình, đền,miêu, phủ và một sô đên miêu phủ tiêu biêu tai Việt Nam.

Công trình Than, người và dat Việt của Tạ Chí Dai Trường (NXb Văn

hóa Thông tin, 2005) là một công trình tương đối đặc sắc khi đã vạch lại chi

tiết lịch sử biến chuyển các quan niệm thần linh của người Việt Không chỉ làmột công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của

người Việt trong đời sống tâm linh, Than, người và đất Việt còn là một bức

tranh đa sắc về các hệ thống thần linh Việt, mỗi trang sách như một mảngmàu miêu tả những biến chuyển văn hóa ân sâu dưới lớp hỗn độn của thần

thoại, huyền sử và tín ngưỡng Từng gương mặt nhiên thần rũ bỏ vàng son tôvẽ, trở lại nét nguyên sơ trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa linh thiêngdé hiểu rang thăm sâu trong tâm thức người Việt luôn có một quan niệm về sự

tồn tai thế giới siêu nhiên Than, người và dat Việt đã không dừng lại ở những

20

Trang 22

khảo sát hệ thống thần linh thuở sơ khai, mà còn đặt những bước đi đầu tiên

trong việc làm sáng tỏ chiều hướng kết tập thần linh mới Đây là những

nghiên cứu đưới góc độ phân tích các đổi thay của tín ngưỡng, tôn giáo thiên

về chuyên hóa hơn là tan biến, với những đổi thay nghi thức phụng thờ đi đôi

với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyên, với những niềm tin mới phát xuất

từ sự gặp gỡ với những văn hóa ngoại lai.

Nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngoài các nghiên cứu cótính phổ quát về điện mạo của tín ngưỡng dân gian ở tầng bậc phé quát, đồng

thời cũng có nhiều học giả với những công trình nghiên cứu chuyên biệt sâu

về các hình thức cụ thể khác nhau của tín ngưỡng người Việt như Tín ngưỡng

Thành hoàng Việt Nam (Nxb Khoa học Xã hội, 1996) là kết quả nghiên cứu

rất công phu của Nguyễn Duy Hinh về tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở ViệtNam Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách hệ thống về nguồn

sốc, ý nghĩa, hình thức, sự tích và việc thờ các vị Thành hoàng ở từng địa

phương Ngoài ra, tác giả đã cho thấy hiện nay trên thế giới có nhiều cáchhiểu về tín ngưỡng qua các tài liệu như: Đại bách khoa thư của Anh, Nhữnghình thức sơ đăng của đời sống tôn giáo của Emile Durkheim, Tìm hiểu đờisống tôn giáo cua Frederik J Streng

Tác giả Ngô Đức Thịnh với công trình Đạo Mẫu Việt Nam (Nxb Thế

giới, 2012), đã coi thờ Mẫu không chỉ là một hiện tượng khá phô biến trên thế

giới mà ở Việt Nam nó đã định hình thành một thứ tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ

thần) của riêng mình Với tư cách là đạo Mẫu ở Việt Nam: “Đạo Mẫu ViệtNam đã trở thành một khái niệm khoa học thực sự” [90, tr.10] Vì thé, dao

Mẫu trong công trình này không chỉ được nghiên cứu với tư cách là một tín

ngưỡng cụ thé của người Việt, mà quan trọng hơn là: “Nghiên cứu Đạo Mẫu

từ khía cạnh xã hội và con người, từ cộng đồng tới cá nhân” [90, tr.11], mô tả

nó sinh động như chính đời sông thực của nó Sau nhiêu năm trăn trở, với

21

Trang 23

mong muốn có được một công trình nghiên cứu về đạo Mẫu một cách đầy đủ,hệ thống, khách quan nhất, đến lần tái bản thứ tư thì công trình Đạo Mẫu ViệtNam được coi là công trình có tầm rộng và chứa đựng nội dung tín ngưỡng,văn hóa rất phong phú va sâu sắc Công tính khảo cứu cơ bản va toàn điện về

tín ngưỡng tôn giáo cũng như các giá trị văn hóa đã được tích hợp xung quanhđạo Mẫu Nó không chỉ trình bày hệ thống thờ Mẫu và các hiện tượng thờMẫu ở các địa phương mà nó được triển khai trình bày hệ thống thờ Mẫu ởcác cấp độ và dạng thức khác nhau dé vừa thé hiện tính thống nhất trong niềm

tin tín ngưỡng lại vừa thể hiện tính đa dạng của đạo Mẫu Việt Nam Chínhnhững nội dung nghiên cứu của công trình nay cung cấp nhiều dẫn chứng sinhđộng cho phan phân tích của luận án về biểu hiện mối quan hệ giữa Phật giáo

và tín ngưỡng dân gian tích hợp trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong Đạo Thánh ở Việt Nam ( Nxb Văn hóa

Thông tin, 2001) lại nghiên cứu thiên về tín ngưỡng thờ Thánh ở nước ta.Công trình trình bày một cách hệ thống về sự tích, lễ hội, tập tục của đạoThánh trong nền văn hóa dân tộc Công trình Nghỉ lé thờ cúng truyền thongcủa người Việt tại nhà và chùa, đình, dén, miéu, phủ do Hồ Đức Thọ sưu tam

và biên soạn (Nxb Văn hoá Thông tin, 2005) trình bày một số nét về bản chất

và đạo lý gia tộc, hướng dẫn cách chuẩn bị và thực hiện các nghĩ lễ thờ cúngtại nhà, chùa, đình, đền, miéu, phủ và một số đền miéu phủ tiêu biểu tại Việt

Nam Luận án tiến sĩ triết học của Trần Đăng Sinh Những khía cạnh triết học

trong tin ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện

nay bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001 (đã xuất

bản thành cuốn sách cùng tên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002) lại chủ yếu tìmhiểu nguồn gốc, bản chất và những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ

cúng tô tiên của người Việt ở đồng băng Bắc Bộ Từ thực trạng việc thờ cúngtổ tiên diễn ra, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát

22

Trang 24

huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên trong nhân dân Một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam như

tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng cũng được Nguyễn Duy Hinh

nghiên cứu và tập hợp trong cuôn sách Mot so bài viết về tôn giáo hoc đã nêu.

Ngoài ra, còn có các công trình: Tuc tho Mẫu và những truyền thống vănhoá dân gian ở Việt Nam của Dinh Gia Khánh, Ghi chu thêm về tín ngưỡng

Thích Đề (Indra) ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, 1992 củaHa Văn Tấn; Tin ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa dan gian, Nxb Thời đại,2012 do Ngô Đức Thịnh chủ biên.v.v đều là những công trình trình bày và

phân tích những biểu hiện khác nhau trong sinh hoạt tín ngưỡng của người

Việt từ lịch sử cho đến hiện nay.

1.3 Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và

tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt

Nam trước hết là nghiên cứu lý thuyết về sự thích ứng của tôn giáo ngoại laivào văn hóa Việt Trong sự tiếp biến này, không những các sinh hoạt tínngưỡng của người Việt không bị mất đi mà nó còn được mang thêm nhữngsắc thái sinh động mới khi Việt hóa các tôn giáo bên ngoai trên đất Việt Ly

giải về sự tiếp biến của Phật giáo vào văn hóa Việt, các nhà nghiên cứu chorằng, từ rất lâu, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do đặc điểm tâm

thức của người dân Việt, nên ít tôn giáo, tín ngưỡng nào có thé tồn tại độc lập,

mà thường có sự dung hội với nhau Sự dung hội giữa tôn giáo và tín ngưỡng

dân gian (đặc biệt là Phật giáo) là một vấn đề đã được hầu hết các nhà nghiên

cứu đồng thuận và khang định, nó cũng được nhắc nhiều trong những bai viết

của họ; Song, đặt thành một vấn đề nghiên cứu độc lập và cụ thể thì hầu như

lại không nhiều nghiên cứu Tác giả Đặng Nghiêm Van trong bài viết Mét số

van dé lý luận và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam in trong công trình Về tín

23

Trang 25

ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay (Nxb Khoa học xã hội, 1998), khang

định: “Bất cứ tôn giáo nào muốn đứng vững ở Việt Nam đều phải tiếp biến rất

mạnh mẽ qua đạo tô tiên hay rộng ra là phải Việt Nam hóa dé trở thành một

yếu tô văn hóa dân tộc” [102, tr.145- 146] Tác giả Đỗ Quang Hưng, trong bài

viết: Những giá trị văn hóa trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng (chương VItrong công trình: Những giá trị văn hóa truyền thong Việt Nam do Ngô ĐứcThịnh làm chủ biên) đã khẳng định văn hóa Phật giáo đã trở thành một thành

tố của văn hóa Việt Nam Tác giả cho rằng: Phật giáo Việt Nam đã Việt hóa

theo hướng văn hóa hóa - một thứ “Phật giáo văn hóa”.

Các công trình nghiên cứu, tuy với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng

đều thiên về khăng định những ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo đến văn hóa

Việt trên nhiều lĩnh vực Tác giả Thích Đồng Bon, với công trình Những tap

tục dân gian chịu ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa là một trong không nhiều

công trình chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo (Đại thừa) và

những tập tục (song chủ yếu là ở vùng Nam Bộ), đã nhấn mạnh những thay

đổi cả trong nghỉ lễ và quan niệm của những người thực hành tín ngưỡng dân

gian sau khi chịu ảnh hưởng của Phật giáo Tác giả Nguyễn Quang Lê, qua

công trình Nhận điện bản sắc văn hoá qua lễ hội truyền thong người Việt

(Nxb Khoa học Xã hội, 2011) đã nghiên cứu lớp văn hoá bản địa, lớp giaolưu văn hoá với Phật giáo, với Đạo giáo, với Nho giáo, với tín ngưỡng củangười Chăm trong bản sắc văn hoá người Việt thông qua lễ hội truyền thống,

lễ hội chùa, lễ hội thờ các vị thánh bat tử và Đức Thánh Tran

Tác giả Nguyễn Hồng Dương, trong khi luận bàn về mối quan hệ giữatôn giáo và văn hóa trong công trình Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và

phát triển (Nxb Khoa học Xã hội, 2004) cho rằng Phật giáo có những đónggóp rất quan trọng đối với văn hóa và phát triển ở Việt Nam trên những lĩnhvực như tư tưởng, văn học, nghệ thuật, kiến trúc - điêu khắc Nó cũng chứng

24

Trang 26

tỏ mỗi quan hệ không thé tách rời nhau của Phật giáo với văn hóa truyềnthống của dân tộc để tạo nên nét đặc sắc của Phật giáo Việt Nam Những dẫn

chứng mà tác giả phân tích trong công trình này thé hiện đậm nét những ảnh

hưởng của tư tưởng tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đến các khía

cạnh khác nhau trong đời sống xã hội Ví dụ, khi phân tích ảnh hưởng của

Phật giáo đến văn học, tác giả dẫn chứng câu chuyện cô tích Tắm Cám màngười Việt Nam ai cũng biết là sự: “thắm đẫm tinh thần cứu khổ, cứu nạn nhaPhật Chuyện cũng phản ánh về quy luật nhân quả của Phật giáo Nhưng toát

lên tất cả là ông But đại từ, đại bi, phô độ chúng sinh” [20, tr.80].

Trong khi phân tích về sự tác động của Phật giáo đến văn hóa Việt Nam,

tác giả Nguyễn Đăng Duy, trong công trình Phật giáo với văn hóa Việt Nam

(Nxb Hà Nội, 1999) đã làm rõ tác động của Phật giáo đến văn hóa ở 2 khía

cạnh: Văn hóa hữu hình va văn hóa tinh thần Với cách tiếp cận lịch sử vănhóa, phần Phật giáo với văn hóa hữu hình được phân tích từ lịch sử chùa thápở Ấn Độ cho đến những ngôi chùa đầu tiên ở nước ta và sự phát triển của cácngôi chùa với kiến trúc, nghệ thuật của nó qua các thời kỳ lịch sử và các vùngmiền Phần Phát giáo với với văn hóa tỉnh than lại thiên nhiều về phần lý giải

sự hỗn dung của Phật giáo với tín ngưỡng, làm nên nét đặc thù của Phật giáo

Việt Nam cũng như vai trò của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam.

Tác gia Trần Lâm Bién với hàng loạt các công trình như: Mét con đường

tiếp cận lịch sử (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000), Diễn biến kiến trúctruyền thong Việt vùng Châu thé sông Hồng (Nxb Văn hóa Thông tin, 2008);

Về một vài yếu to mang tính triết học của kiến trúc cổ truyén Việt v.v cũngđã phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng và giao thoa của tư tưởng, giáolý Phật giáo đến lĩnh vực kiến trúc trong các di sản văn hóa tôn giáo Cùng

chủ dé trên, công trình Tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hoá dân gian của NgôĐức Thịnh (Nxb Thời dai, 2012) tìm hiểu một số hình thức tín ngưỡng dân

25

Trang 27

gian các dân tộc Việt Nam; trình bày một số hình thức văn hoá nghệ thuật dângian có quan hệ mật thiết với tôn giáo tín ngưỡng và xem xét mối quan hệ

giữa tôn giáo tín ngưỡng với văn hoá nghệ thuật dân gian.

Không chỉ nhấn mạnh khía cạnh anh hưởng của Phật giáo đến văn hóa,tín ngưỡng, nhiều tác giả, trong những nghiên cứu của mình cũng chỉ rõ con

đường “Phật hóa” và “hóa Phật” là sự tác động hai chiều mà sự thâm thấu,hòa quyện giữa những yếu tố bản địa và ngoại lai đã làm nên những hình thứctôn giáo và tín ngưỡng moi Trong công trình Tin ngưỡng va văn hóa tinngưỡng ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội,

2001), tác giả đã khăng định: trong quá trình đạo Phật du nhập và nước ta vàmột bộ phận của nó đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa, giữa đạo

Phật và đạo Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc.Điều dé nhận biết nhất là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có

điện thờ Mẫu, trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu” Theo tác

giả, không chỉ có con đường các điện Mẫu đi vào chùa mà còn có con đường

ngược lại - Phật đi vào các đền phủ thờ Mẫu Dường như hai thứ tín ngưỡng

này có cái gì đó bổ sung cho nhau, đáp ứng nhu cau tâm linh của người dân:Theo Phật để tu nhân tích đức cho đời kiếp sau được lên cõi Niết bàn cực lạc;

còn theo đạo Mẫu là mong được phù hộ độ trì mang lại sức khỏe, tài lộc, may

mắn cho đời sông hiện hữu thường ngày Chính con đường nhập thế của Phậtgiáo trong sự hòa đồng với tín ngưỡng dân gian đã làm nên một sắc thái Phậtgiáo dân gian trên đất Việt Liên quan đến nội dung nghiên cứu nảy, tác giảNguyễn Hùng Hậu, trong bài viết Những nét độc đáo của Phật giáo Việt Nam

(in trong cuốn Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam doNguyễn Đức Lữ chủ biên, Nxb Tôn giáo, 2007) đã khăng định: Từ khi dunhập, theo suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã trải qua những bước thăng trầm

của dân tộc, gan liền với dân tộc và tôn tại cho đến ngày nay Nhìn một cáchtổng thể, Phật giáo Việt Nam không phải là Phật giáo thuần túy như trên quê

26

Trang 28

hương đã sinh ra nó, mà nó là sự kết hợp giữa Thiền, Tịnh, Mật, Nho, Lão vàtín ngưỡng bản địa, cái mà nhiều người gọi là sự hỗn dung tôn giáo, trong đó,

Thiền là nòng cốt, trụ cột Tác giả cũng nêu thêm: Phật giáo dân gian (có

mam mong từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta), thé hiện sự kết hợp củaPhật giáo và tín ngưỡng dân gian, rõ nhất ở hình tượng Tứ pháp ở trung tâmPhật giáo cô xưa nhất Việt Nam Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc trong bài

viết Phật giáo dân gian: Con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam (2008)cũng cho răng: Phật giáo dân gian là dòng Phật giáo được hình thành ngay từkhi Phật giáo truyền vào Việt Nam và ton tại cho đến ngày nay Phật giáo dân

gian có vai trò, vị trí quan trọng thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo đốivới đông đảo quan chúng nhân dân theo Phật giáo Hoạt động nồi bật nhất của

Phật giáo dân gian trong giai đoạn hiện nay là các hoạt động cúng lễ: Lễ cầu

an, lễ cúng sao giải hạn, lễ cầu siêu đưa vong lên chùa, lễ bán khoán, cắt giải

tiên duyên,

Trong bài viết Bảo ton và phát huy di sản văn hóa Phật giáo hiện naycủa cư sĩ Lương Gia Tĩnh dù không đi sâu phân tích sự kết hợp giữa Phật giáovà tín ngưỡng dân gian, nhưng tác giả cũng khang định điều này, khi nhấn

mạnh rằng: Xét những thành tố của văn hóa Việt Nam, cả vật thể và phi vật

thé (như ngôn ngữ, tư tưởng, niềm tin, tập quán lối sống, văn học, nghệthuật), đâu cũng có dấu ấn của văn hóa Phật giáo Tác giả bài viết chỉ rõ: Trên

khắp mọi miền của Tổ quốc Việt Nam, từ bao đời nay, ngôi chùa và cau trúc

ngôi chùa làng cũng như không gian văn hóa xung quanh ngôi chùa không chỉlà di sản văn hóa Phật giáo mà còn là nơi kết tỉnh những giá trị văn hóa đậmđà bản sắc của từng làng xã, từng sơn môn hệ phái Phật giáo Luận án cũng

được triển khai với ý tưởng như vậy.

Ngoài ra, môi quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng đượcnhac đên trong một sô bai việt của Chu Quang Tru, Hà Văn Tân, Nguyên

Quốc Tuấn

27

Trang 29

1.4 Các công trình nghiên cứu vê một sô ngôi chùa

Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên khảo và bài viết đơn

lẻ giới thiệu về diễn trình phát triển của ngôi chùa Việt nói chung, về những

đặc điểm chung của loại di tích chùa tháp ở Việt Nam, hay về một giá tri kiếntrúc, điêu khắc, lễ hội tiêu biểu, độc đáo của một ngôi chùa nào đó (đặc biệt

là những ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam) Có thê kê đến một số tác phẩm tiêu

biêu như:

Cuốn Chia Việt Nam của Hà Văn Tan (Nxb Khoa học Xã hội, 1993) làcông trình giới thiệu tương đối công phu và đầy đủ các chùa Việt Nam qua

các thời kỳ lịch sử và trong đời sống văn hoá cộng đồng trên khắp mọi miền

của đất nước Tác giả cho rằng khảo sát các ngôi chùa ở Việt Nam: “Chúng takhông những thấy được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôngiáo và tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan

trọng của lich sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam” [66, tr.9] Cũng liên quanđến việc phân tích các đặc điểm của ngôi chùa Việt, nơi ghi dau rõ nét những

biểu hiện của sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tácgiả Nguyễn Quang Khải, với bài viết Một số đặc điểm chùa Việt, tạp chíNghiên cứu Tôn giáo, số 3, 2012, đã khái quát ra một số đặc điểm của chùa

Việt trên 2 khía cạnh: Kiến trúc và các tượng thờ Về khía cạnh kiến trúc, tác

giả nhận định rằng: “Trong khuôn viên chùa, người ta xây dựng các hạng mụccông trình theo hai cách Một là cau trúc theo mô hình chữ quốc; hai là, cầutrúc theo hình chuôi v6 và phân chia thành 5 khu vực kiến trúc: trung tâm,tiền, hậu, tả, hữu” [36, tr.28] Về các tượng thờ, trên cơ sở phân tích bố cục

phô biến của cách bai trí tượng thờ trong các chùa của Phật giáo Bắc tông chủyếu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, tác giả đã đưa ra kết luận tương đối thuyết

phục là: “mặc dù tín ngưỡng thờ tự trong chùa Việt là thuần theo kinh điển

28

Trang 30

Phật giáo, nhưng cũng có nhiêu sáng tạo, cách tân và mang dâu ân của đặc

điểm tín ngưỡng ở mỗi địa phương” [15, tr.33].

Di sâu vào nghiên cứu cach thức thờ phụng và sự bài trí tượng Phật

trong chùa, công trình Dao Phật và thé gian của Bùi Biên Hoà (Nxb Hà Nội,

1994), ngoài phần trình bày thân thế, tôn chỉ, mục đích tu hành thành đạo của

từng vị Phật; Mối quan hệ giữa Phật - con người và thế gian trong vũ trụ ,

tác giả đã bỏ công điền đã công phu kết hợp với nghiên cứu sử liệu để có

được những giới thiệu chi tiết về những quy định, cách thức thờ phụng, sự sắp

xép, bai trí các tượng phật, bồ tát, thánh thần trong chùa, quang cảnh, của một

số chùa lớn nồi tiếng ở nước ta Nhà nghiên cứu Tran Mạnh Đức với bài viết

Góp phan tìm hiểu Phật giáo Việt Nam [101, tr.231] đã khái quát những nétnổi bật về tình hình chùa chiền (số lượng, phân bố, đặc điểm nơi thờ tự và

những vấn đề tồn tai), tình hình, đặc điểm hoạt động đạo pháp của Phật giáo

Việt Nam hiện nay (vấn đề tu học, hoằng đương đạo pháp), về tăng già ViệtNam hiện nay (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vấn đề tăng ni, tín đồ) Đây lànội dung rất có ý nghĩa liên quan đến những nội dung nghiên cứu của luận án.Tác giả Trần Mạnh Đức khẳng định, chùa chiền Việt Nam mang những đặc

điểm da dạng, phong phú cả về kiêu dang, cách bài trí, lẫn nội dung thờ tự vàcó những biến đổi tương đối rõ nét của chùa chiền từ cỗ chí kim, từ Bắc vào

Nam Công trình Chia Việt của Trần Lâm Biền (Nxb Văn hóa Thông tin,

1996) cũng góp thêm những mô tả phong phú về kiến trúc chùa Việt Trong

cuốn sách này, tác giả đã khảo cứu lịch sử các chùa Việt và quá trình thâmnhập Phật giáo vào Việt Nam, đồng thời nghiên cứu tính chất văn hoá, nghệ

thuật, kiểu kiến trúc và phong cách tượng Phật giáo tại các chùa Việt từ thờiLý (TK11, 12) đến thé kỷ 19.

Năm 1994, Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội xuất bản cuốn Ha Nội, di tích

và văn vật trong đó có đê cập đên một sô di tích như là dâu ân văn hóa của

29

Trang 31

Thăng Long, đó là các ngôi chùa Công trình đã khai thác việc tìm hiểu các

ngôi chùa từ phương diện lịch sử văn hóa, lý giải các tên gọi, địa điểm, niên đạixây dựng và sơ qua những giá trị, đặc điểm của một số ngôi chùa ở Hà nội.

Góp phần vào hướng nghiên cứu nay còn có công trình Dinh chùa, lăng tam

nổi tiếng Việt Nam của Trần Mạnh Thường (chủ biên), Bùi Xuân Mỹ, Phạm

Thanh Huyền (Nxb Văn hoá Thông tin, 1998) cũng giới thiệu lịch sử, kiến

trúc các thành, luỹ, đền, tháp, đình, chùa, miéu mạo, quán xá, lăng tam khap

trên dat nước Việt Nam từ xưa đên nay.

Công trình Chùa Hà Nội của Lạc Việt (NXb Hà Nội, 2011) là công trìnhđược xuất bản trong dip kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội Công trình

đã dành phan lớn dung lượng dé mô tả 76 ngôi chùa ở trung tâm và các vùngngoại biên Thủ đô Từng ngôi chùa được giới thiệu một cách văn tắt nhưng cơ

bản về lịch sử hình thành, kết cấu và những đặc điểm về không gian thờ cúng,kiên trúc của chùa.

Với tư cách là nhà nhiếp ảnh - cư sĩ, tác giả Võ Văn Tường lại có cách

tiếp cận khá đặc sắc khi nghiên cứu về các ngôi chùa Trong công trình Chia

Việt Nam xưa và nay (Nxb Giáo dục, 2007), Võ Văn Tường đã cung cấp số

lượng hình anh và bài viết về các ngôi chùa nhiều nhất Việt Nam Trong công

trình này, bằng những bức ảnh và sự mô tả sinh động, tác giả đã cho độc giả

những kiến thức cơ bản về Phật giáo, về kiến trúc chùa, điêu khắc tượng, vànhững giai thoại, huyền sử cũng như lịch sử các chùa trong cả nước Trong bài

viết Phật giáo thời Trần qua thư tịch và dấu tích liên quan đến các ngôi chùa

tháp (2007) của tác giả Lê Tâm Đắc, ngoài phan giới thiệu về sự phát triển

Phật giáo thời Trần (Phật học và Phật giáo), sự dung hòa giữa các tôn giáo

của Phật giáo (Thiền - Tịnh - Mật) và các tôn giáo khác dưới thời Trần, tácgiả chú trọng trình bày sự ra đời của các ngôi chùa làng xã bền vững và quátrình trùng tu xây dựng chùa tháp, điểm khác biệt Phật giáo thời Trần và thời

30

Trang 32

Lý qua kiến trúc và xây dựng chùa tháp Đây là tư liệu quan trọng giúp tác giảluận án trong khi khảo cứu kiên trúc các ngôi chùa ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài những nghiên cứu có tính hệ thống và chung về đặc điểm của cácngôi chùa Việt, cũng có nhiều công trình nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu

về từng ngôi chùa cụ thể với những nét đặc trưng về văn hóa, kiến trúc, lịch

sử và sinh hoạt tín ngưỡng Trong mảng công trình này có thé ké đến Chùa

Bút Tháp của Bùi Văn Tiến (Nxb Khoa học Xã hội, 2000) hay But Tháp nghệ

thuật Phật giáo của Phan Cam Thượng (Nxb Mỹ thuật, 1996) đều là nhữngcông trình trình bày nghệ thuật điêu khắc (chạm khắc trên đá, tượng), kiến

trúc của chùa Bút Tháp, khảo cứu diễn trình lịch sử chùa Bút Tháp; nghệ

thuật kiến trúc chùa Bút Tháp; hệ thống tượng thờ ở chùa Bút Tháp; nghệthuật trang trí ở chùa Bút Tháp; những giá trị nổi bật của chùa Bút Tháp.

Chùa Dâu, nơi thờ Phật Pháp Vân - một trong Tứ Pháp, luôn được lấy làm

biểu tượng cho sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng đượcquan tâm nghiên cứu nhiều Công trình Chùa Dâu - Tứ Pháp và hệ thống các

chùa Tứ Pháp của Nguyễn Mạnh Cường (Nxb Khoa học Xã hội, 2000)nghiên cứu lịch sử chùa Dâu; giới thiệu tổng quan về địa lí cảnh quan, kiếntrúc, Phật điện, niên đại chùa Dâu; nghiên cứu sự ra đời của các Phật Tứ Phápvà hệ thống các chùa Tứ Pháp ở tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hưng

Yên cùng một số lễ hội và tính dân gian Công trình Chùa Dâu và nghệthuật Tứ Pháp của Phan Câm Thượng (Nxb Mỹ thuật, 2002) cũng giới thiệunghệ thuật Tứ Pháp ở chùa Dâu vùng Thuận Thành - Bắc Ninh, một côngtrình thờ thần tự nhiên liên quan đến đời sống nông nghiệp trồng lúa nước ở

Việt Nam.

Công trình chuyên khảo Chùa Boi Khê nhìn từ khảo cổ học Phật giáo

của Nguyễn Quốc Tuấn (Nxb Từ điển Bách khoa, 2012) lại có cách tiếp cậnđặc sac khi nghiên cứu một ngôi chùa cô ở khía cạnh khảo cô học Băng việc

31

Trang 33

trình bày địa thế, văn hoá, kiến trúc, đặc biệt là niên đại và di vật chùa Bối

Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tác gia đã tái hiện lại được lịch sử hình thành

và giá trị văn hóa to lớn của ngôi chùa cô trong kho tàng văn hóa tôn giáo ở

nước ta.

Công trình Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miéu phú: Truyén thong

và kế thừa của Trương Thìn (Nxb Hà Nội, 2007), ngoài phần giới thiệu vềnhững nét tín ngưỡng văn hoá dân gian ở Việt Nam (như nghi lễ thờ cúng tổtiên, đền chùa, miéu phủ, các bài văn khan tô tiên, văn khan đền chùa, miéuphủ), tác giả còn giới thiệu một số công trình thờ tự tiêu biéu của Việt Nam

như đền Hùng, chùa Một Cột, chùa Hương, đền Quán Thánh Những ngôichùa còn được khắc họa sắc thái văn hóa của mình qua các vùng miền khácnhau trên đất nước Việt Nam.

Nếu công trình Di tich Hà Tây do Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây ấn hành

năm 1999 giới thiệu các di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cô và các đình,

chùa, địa điểm di tích cách mạng v.v nằm tại các thị xã, các huyện của tỉnh

Hà Tây (cũ).v.v thì công trình Những chùa tháp Phật giáo ở Huế của Hà

Xuân Liêm (Nxb Văn hoá Thông tin, 2008) lại tập trung giới thiệu và phânloại chùa tháp Phật giáo xứ Huế xưa và nay(với 33 ngôi chùa, 4 ngôi tháp và

một ni viện, sắp xếp theo niên đại chùa được khai sơn và kế thế trú trì, cách

kiến trúc, cách thờ tự trong chùa ) Công trình Binh Dương danh lam cổ tự

do Thích Huệ Thông, Phan Thanh Đào, Nguyễn Hiếu Học biên soạn (BìnhDương: Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương, 2008) chủ yếu giới thiệu 24 ngôi

chùa tiêu biểu nhất của Binh Dương theo tiêu chí “danh lam” (chùa nổi tiếng)và “cô tự” (chùa xưa) cũng như về các niên đại xây dựng, phong cách kiếntrúc phản ánh những đặc điểm của nhiều môn phái Phật giáo đã có mặt và

phát triển trên vùng đất Bình Dương Ha Nội danh lam cổ tự của các tác giả

Thích Bảo Nghiêm va Võ Văn Tường (Tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, HN

32

Trang 34

2003) đã sưu tầm và trình bày rất công phu 36 ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội.

Đây là một công trình rất có giá trị không chỉ vì nó đã hệ thống được đầy đủ

các ngôi chùa cổ tiêu biểu ở Hà Nội mà còn có nhiều phát hiện mới về lịch sử,

nghệ thuật, quá trình truyền đăng ở các ngôi chùa đó cũng như các giá trị văn

hóa ở từng di tích.

Các ngôi chùa còn được nghiên cứu ở từng mảng riêng biệt như hội họa,

kiến trúc, mỹ thuật hay là đặc điểm tâm linh của chùa Liên quan đến mảngnghiên cứu này có thê kê đến công trình Bài tri tượng Phật một ngôi chùa tiêu

biểu (Nxb Văn hoá Thông tin, 2010) các tác giả Thích Hạnh Tuỳ và Thích

Thanh Ninh trình bày cấu trúc một ngôi chùa và cách bài trí hệ thống tượng

Phật, Thánh, Than trong chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ; Nêu cách bai trí

tượng trong chùa Nành (thuộc huyện Gia Lâm) làm ngôi chùa tiêu biểu dé môtả Bái Đính ngàn năm tâm linh và huyền thoại: Khảo cứu về phong thuỷ tâm

linh và huyén thoại của Trương Đình Tưởng (Nxb Thế giới, 2010) là côngtrình giới thiệu thiên nhiên và cảnh quan địa danh Bái Đính (Ninh Bình),những khảo cứu về phong thuỷ, tâm linh và huyền thoại Bái Đính Sơn - cácvùng phụ cận và kiến trúc chùa - tượng Phật - Thần - Mẫu chùa Bái Đính cé

và chùa Bái Dinh mới xây dựng Công trình My thuật Lý - Tran, mỹ thuậtPhật giáo của Chu Quang Trứ (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 201 1) lại timhiểu sâu về lịch sử hình thành và phát triển mỹ thuật Phật giáo dưới triều Lý -

Trần Tác giả phân tích các đặc điểm và phong cách của nền mỹ thuật này,

đồng thời giới thiệu một số thành tựu nổi bật trong lịch sử mỹ thuật Phật giáonước ta qua một số kiến trúc chùa tiêu biểu Bài viết của Lê Tâm Đắc - Tạ

Quốc Khánh với tiêu đề: Tính hỗn dung của người Việt thể hiện qua đốitượng thờ trong các ngôi chùa ở Hà Nội, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số

2/2003, tr.39 - 48) đã phân tích sự đa dạng về đối tượng thờ cúng trong cácngôi chùa ở Hà Nội như là một biểu hiện của tính hỗn dung trong tín ngưỡngcủa người Việt.

33

Trang 35

Kỷ yếu toa đàm khoa học Một số vấn dé về văn hóa tôn giáo và tu vấnbảo tôn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay (Nxb Thời đại,

2012) tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đề cập đến không giankiên trúc các ngôi chùa Việt như là một di sản văn hóa của Phật giáo.

Luận án tiến sĩ Văn hóa học Những ngôi chùa “tiền Phật hậu Thanh” ởvùng châu thổ Bac Bộ của Phạm Thị Thu Hương, bảo vệ tháng 3 năm 2007 tạiViện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, nghiên cứu về mô hình chùa dạng “tiềnPhật hậu Thánh” ở vùng châu thé Bắc Bộ qua các mặt: Bối cảnh lịch sử, điềukiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng làm tiền đề xuất hiện chùa; Xác địnhcác giá trị về kiến trúc, nghệ thuật trang trí, điêu khắc, từ đó tìm ra điểm khác

biệt giữa dạng chùa này với các dạng khác Tác giả cũng chú trọng nghiêncứu, xác định các lớp văn hoá tích hợp trong thần tích của các vị Thánh, lễ hộivà các phong tục liên quan

Luận án tiến sĩ Triết học Pháp tu Tịnh Độ và tượng Phật A di đà trongcác ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của Đinh Viết Lực (2012) lại

thiên về nghiên cứu pháp môn Tịnh Độ và những pho tượng Phật A Di Đàtrong các ngôi chùa cô ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam với hệ thống thờ tự

và tượng Phật, mà tiêu biéu là lớp tượng Di Đà tam tôn, về mối quan hệ giữa lí

và pháp của Tịnh Độ tông với tượng Phật A Di Đà, kèm theo một số giải phápnhằm hướng pháp môn Tịnh Độ hoạt động đúng pháp luật của nhà nước.

1.5 Những kết quả các công trình nghiên cứu đạt được và nhữngvan đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chúngtôi nhận thấy, các học giả trong và ngoài nước đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng Điều thú vị là, có thể do tính chất gắn bó chặt chẽ trong lịch sửtồn tại và phát triển, nên tín ngưỡng dân gian thường được đề cập đến trong

34

Trang 36

các công trình nghiên cứu về Phật giáo và ngược lại Vì vậy, việc tác giả luậnán phân chia thành các nhóm công trình như trên chỉ mang tính chất tươngđối, dé thuận tiện cho việc khái quát van đề Kiến trúc các ngôi chùa vẫn được

dé cập đến trong các nghiên cứu về Phật giáo với tư cách là di sản vật thé của

Phật giáo, hay không gian thờ cúng của ngôi chùa đều được nhắc đến trongnhững công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian có liên quan Mỗi công

trình được xếp vào nhóm nào là do tác giả căn cứ vào nội dung nghiên cứu

nồi bật trong đó.

Khái quát lại, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luậnán, các nhà nghiên cứu đã tập trung làm rõ một số nội dung sau:

Thứ nhất, khảo cứu sự hình thành và phát triển của Phật giáo, những nội

dung giáo lý, tư tưởng cơ bản của đạo Phật Về nội dung này, các nhà nghiêncứu đã trình bày bối cảnh xã hội Ấn Độ cổ đại và sự ra đời của đạo Phật, vaitrò người sáng lập đạo Phật của Thái tử Tất Đạt Đa, kết tập kinh điển và quátrình truyền đạo cùng các bộ phái, tam tạng Thánh giáo và những giáo thuyếtcăn bản, thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, tình hình Phật giáo thếgiới và ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, quá trình du nhập, dung hội và những đặc điểm néi bật của Phatgiáo Việt Nam Mỗi tác giả với nguồn tư liệu khác nhau, đứng trên nhữngquan điểm và hướng tiếp cận khác nhau nên đã thể hiện lịch sử Phật giáo Việt

Nam ở những mức độ khác nhau, ngay cả việc phân chia giai đoạn lịch sửcũng khác nhau Một cách chung nhất: Phật giáo được truyền vào Việt Namtừ những năm đầu Công nguyên; trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử dântộc, Phật giáo đã có sự dung hội với tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo khác,trở thành tôn giáo mang sắc thái Việt đậm nét, với các đặc điểm nổi bật như:

dung hợp với tín ngưỡng truyền thống (tính dân gian), nhập thế, tính linhhoạt, hài hòa âm dương, tổng hợp, thống nhất

35

Trang 37

Thứ ba, khăng định vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Các nhànghiên cứu đều khang định Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống xãhội, đã đồng hành cùng dân tộc trong lịch sử và cho đến ngày nay Phật giáo

đã tạo ra cho người Việt một đời sống tâm linh sâu sắc và hướng thiện, góp phần

tạo nên sự phong phú, đa dạng cho kiến trúc và lễ hội ở Việt Nam, góp phần

điêu chỉnh các hành vi xã hội theo chuân mực của đạo đức truyên thông.

Thứ tư, về khái niệm tín ngưỡng dân gian Hiện nay trên thế giới có

nhiều cách hiểu về tín ngưỡng, ở nước ta hiện nay cũng tồn tại khá nhiều cách

định nghĩa khác nhau về khái niệm tín ngưỡng Tuy nhiên, các học giả, dù có

nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng thống nhất với nhau ở những điểm lớnlà: Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa của con người được hình thành tựphát trong mối quan hệ giữa con người với chính mình, với người khác và với

thế giới tự nhiên; tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng

thiêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con ngườisuy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưanhận thức được.

Thứ năm, cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xác địnhlà do nhu câu về đời sông tinh thân, do đặc diém của nên văn minh lúa nước,do hạn chê và sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên.

Thứ sau, cơ sở dung hợp giữa Phật giáo va tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho răng, nguyên nhân căn bản, sâu xa nhất

khiến cho Phật giáo có thể dung hợp với tín ngưỡng dân gian của người dân Việt

Nam là do cùng hướng về cái từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện trừ

ác, nền tảng của những nguyên tắc ứng xử trong xã hội cô truyền.

Thứ bảy, mỗi quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được cácnhà nghiên cứu chỉ ra là thể hiện ở sự kết hợp trong giáo lý của Phật giáo và

36

Trang 38

triết lý sống của người Việt, sự kết hợp trong đối tượng thờ cúng và nghi lễthờ cúng, trong kiến trúc, trang trí và nghệ thuật bài trí trong các chùa Việt

Nam Tuy nhiên, đây là nội dung chưa được các nhà nghiên cứu tập trung làm

rõ, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả một cách rất khái quát.

Thứ tám, về giá tri của loại di tích chùa tháp ở Việt Nam nói chung, chùaPhật giáo Bắc tông nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm Dù nhìnnhận, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, song họ vẫn có điểm chung khithống nhất cho rằng: Chùa là nơi bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hoá vật

thé và phi vật thé tiêu biểu của người Việt qua các giai đoạn lịch sử Các nhànghiên cứu đã làm nổi bật những nét cơ bản về đặc điểm cũng như sự phát

triển của chùa Việt Nam qua các thời kỳ kịch sử Với các công trình nghiên

cứu về các ngôi chùa cụ thể cũng có sự phân tích về kiến trúc, điêu khắc, bốcục và các nghi lễ, lễ hội đặc trưng ở mỗi vùng mà ngôi chùa đó đại diện Có

thé thấy, dù ít nhiều, các ngôi chùa ở Phật giáo Bắc tông trong cả nước (đặcbiệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ) cũng đã được đề cập, tìm hiểu, nghiên cứu ở

những mức độ và góc độ khác nhau.

Từ việc khảo cứu một sô công trình tiêu biêu liên quan đên nội dungnghiên cứu của luận án, với cach tiép cận triệt học, những vân đê cân tiép tục

làm sáng tỏ trong luận án này là:

Thứ nhất, khi phân tích mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân

gian, van dé đặt ra là: Cơ sở dé tạo nên mối quan hệ này là gì? Đặc điểm củamối quan hệ đó? Sự tác động này diễn ra theo chiều hướng nào? Đây là sự kếthợp giữa cái bản địa và cái ngoại lai, hay là quá trình tiếp biến văn hóa theo

hướng bản địa hóa? Nó có phải là làm cho tín ngưỡng bản địa được định hình

hơn và vì thế, tôn giáo ngoại lai (Phật giáo) cũng phải biến đổi dé thích ứng,trở thành Phật giáo dân gian? Hay nó phải là sự tác động hai chiều mà ở đó

37

Trang 39

quá trình Phật giáo hóa và hóa Phật giáo đã làm nên những sắc thái tôn giáomới trên đất Việt Đây chính là những vấn đề cần làm rõ trong luận án cả trên

phương diện lý luận và thực tiến.

Thứ hai, mac dù những nghiên cứu vê các ngôi chùa Việt là đã khá

phong phú và đầy đủ ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Kiến trúc, cảnh quan,

giá trị văn hóa, nghệ thuật v.v nhưng còn tất ít công trình nghiên cứu mộtcách có hệ thống về mối quan hệ của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian biểu

hiện trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông Đây chính là nội

dung nghiên cứu cơ bản của luận án dé từ đó chỉ ra những giá trị văn hóa tôn

giáo đặc sắc ở nước ta.

Thứ ba, với tư cách là hiện tượng nam trong kiến trúc thượng tầng, biểu

hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam luôn

chịu sự chi phối tác động của cơ sở kinh tế - xã hội và tiếp biến văn hóa trongbối cảnh mới Điều đó chi phối xu hướng vận động sự kết hợp giữa Phật giáo

và tín ngưỡng dân gian trong thực tại mà việc dự báo nó là kênh tư vấn quan

trọng cho các nhà hoạch định chính sách đề ra những chủ trương, chính sách

phù hợp nhằm khai thác hết những giá trị tích cực của hiện tượng tôn giáo, tínngưỡng này trong quá trình phát triển.

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đến các khía cạnh khác nhau của

đề tài, tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng

dân gian thể hiện qua một số ngôi chùa vẫn còn khá lẻ tẻ và thiếu tính khái

quát, hệ thống Hơn nữa, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu

một cách hệ thống sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt

Nam thé hiện ở các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông qua các vùng

Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam, từ đó chỉ ra sự giống nhau cũng như sự khác

38

Trang 40

biệt trong sự kết hợp đó giữa các vùng miền trên đất nước Việt Nam, đồng

thời có những đánh giá một cách khách quan và khoa học về vai trò, vị thế

của Phật giáo trong đời sống văn hoá - xã hội Việt Nam nói chung và tín

ngưỡng dân gian Việt Nam nói riêng từ góc nhìn của khoa học triết học Đâycũng là mục đích chính mà luận án hướng tới trong quá trình nghiên cứu.

39

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w