1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi đánh giá môi trường chiến lược cho các quy hoạch khoáng sản

163 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi đánh giá môi trường chiến lược cho các quy hoạch khoáng sản
Tác giả Hoàng Thanh Nguyệt
Người hướng dẫn PGS.TS. Hồ Sĩ Giao, PGS.TS. Trịnh Thị Thanh
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 41,54 MB

Nội dung

Về việc sang lọc, phân loại các dự án dau tư tại giai đoạn lập quyhoạch: Bên cạnh việc xác định vấn đề môi trường cốt lõi, một nội dung không kém phần quan trọng trong ĐMC của các QHKS l

Trang 1

Hoàng Thanh Nguyệt

NGHIÊN CỨU CÁC VÁN ĐÈ MÔI TRƯỜNG CÓT LÕI

ĐÁNH GIA MOI TRUONG CHIEN LƯỢC CHO

CAC QUY HOACH KHOANG SAN

LUẬN AN TIEN SĨ KHOA HOC MOI TRUONG

HA NOI - 2022

Trang 2

Hoàng Thanh Nguyệt

NGHIÊN CỨU CÁC VAN DE MOI TRUONG COT LOI

ĐÁNH GIA MOI TRƯỜNG CHIEN LƯỢC CHO

CAC QUY HOACH KHOANG SAN

Chuyên ngành: Khoa hoc môi trường

Mã số: 9440301.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ KHOA HOC MOI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS Hồ Sĩ Giao

2 PGS.TS Trịnh Thị Thanh

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các sô liệu và kêt quả mới trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng

được công bô trong các nghiên cứu khác.

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thanh Nguyệt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của

các thầy cô: PGS.TS Hồ Sĩ Giao, PGS.TS Trịnh Thị Thanh Nghiên cứu sinh

xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy cô hướng dẫn.

Trong quá trình hoàn thành luận án, Nghiên cứu sinh cũng nhận được

những ý kiến đóng góp quý báu, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, các nhà

khoa học và lãnh đạo của các cơ quan: Bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường, Phòng Sau Đại học, Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên của

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Cục Bảo vệmôi trường miền Nam, Vu Tham định đánh giá tác động môi trường, Tổng

cục Môi trường; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Bộ Tài nguyên

và Môi trường; Trường Đại học Mỏ Dia chất

Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gia đình

và người thân đã luôn bên cạnh ủng hộ và hỗ trợ trong quá trình thực hiện

luận án.

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thanh Nguyệt

Trang 5

MỤC LỤC

0989.982990 i LOI CAM ON woecescsssessessesssessesssssvssusssessessussssssessessussusssessssessusssessessessusssessesssesseeseeseess ii M.9/58)0098:79) c1 4 Vv DANH MỤC HINH Qu .sccesesssesssessssssssssesssecssssssessscssessssssscssecsusssssssecsuessusssesssecsuseseeees viii DANH SÁCH CAC CHU VIET TAT oocescsscsssessessesssessessesssesssssessessessessessssesseesessees ix CHÚ GIẢI CAC THUAT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN xi

"8952719125 ::a 1 CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CUU ou.ccecseccsssscssessesssssesscsecsecsecsesetsarsaseeseeseee 5 1.1 ĐÁNH GIA MOI TRƯỜNG CHIEN LUGC VA CÁC BƯỚC THUC HIỆN 5 1.1.1 Khái niệm về ĐMC - c1 2 1211 121111211111 181 121811 1111 111 1t re 5 1.1.2 Các bước tiễn hành ĐMC + c 22 22 91 E1 E12 12151151151 81x crkre 5 1.1.3 Xây dựng khái niệm “các vấn đề môi trường cốt lõi” 9 1.1.4 Tình hình thực hiện DMC đối với nganh KTKS tại Việt Nam 11 1.2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VAN ĐỀ MOI TRƯỜNG COT LÕI 12 1.2.1 Trên thé giới -: - E211 211 1 5111112 1 11 11111 11 11 11 ghế 12

1.2.2 Tại Việt Nam - -c c1 HH KH HH HH ng nhu nhu nu chu chu 16

1.3 TINH HINH XÁC ĐỊNH CAC VAN DE MOI TRUONG COT LOI TRONG

PMC DOI VỚI NGANH KTKS TẠI VIET NAM ¿-+ee+cczxserrrrree 19 1.3.1 Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 19 1.3.2 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn

trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tam nhìn đến năm 2030 - 22 1.3.3 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt

đến năm 2020, có xét đến năm 2030 ¿ 5:5: St ‡t‡t2t+xsxexrxrxrrrrrvrres 24 1.3.4 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng,

đồng, niken, molipden giai đoạn đến năm 2025, có xét đến năm 2035 25

1.3.5 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc,

wolfram, antimon giai đoạn đến năm 2025, tam nhìn đến năm 2035 27 1.3.6 Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng

nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh

và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025 - +2 +2 c2 ca 29

Trang 6

1.3.7 Quy hoạch thăm đò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng mangan,

crom đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 -:-:-++++c+c+x+xvsvs+2 31 1.3.8 Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng

quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 33 1.3.9 Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng

quặng bauxit giai đoạn đến năm 2020 có xét đến năm 2030 34 1.3.10 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng

chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit

và talc) đến năm 2025, tam nhìn đến năm 2035 - ¿+ +s E2 £+z sẻ 35

1.3.11 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit

đến năm 2020, có xét đến năm 2030 ¿ ¿5t tt ‡t‡t+vevexererrrrrrrrrkes 36 1.3.12 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm

đến năm 2020, có xét đến năm 2030 . L E121 SE 1 E21 kg 38 1.3.13 Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit,

quarzit/thach anh, silimanit, sericit, vermiculit giai đoạn dén nim 2020,

có xét đến năm 2030 ¿SE 2c 1221211211111 1E 111151111111 01 110110111111 He 39 1.3.14 Đánh giá chung về tình hình xác định các vấn đề môi trường

cốt lõi trong DMC của các QHKS - ¿: 222 222121 2121212121111 ce 41 1.4 TINH HÌNH NGHIÊN CUU VE SANG LOC, PHAN LOẠI CÁC DỰ ÁN

27100007 :‹{2|[|g£(|X.:A)ậ)| Ỏ 43 1.4.1 Trên thé giới c1 1E 11111 511111151 11 1111115111 1x1 kh rệt 43

1.4.2 Tại Việt Nam - - cc n1 n KH HH HH nhu nhu nhu nu cu 46

1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 22-©+2£+2EEEEEEEEE11227111212711112271112 1211 crrriye 46 CHƯƠNG 2 CÁCH TIẾP CAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 2.1 CÁCH TIẾP CAN VÀ TRIEN KHAI NGHIÊN CỨU - 5 48 2.1.1 Cách tiếp cận trong việc xây dựng quy trình và phương pháp

xác định van dé môi trường cốt lõi trong DMC của QHKS 48 2.1.2 Cách tiếp cận trong sàng lọc, phân loại các dự án KTKS

tại giai đoạn Quy hoạch - -cc SH ST TT nh vn 49

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -¿-++2£+22E++e+t2E+zee+rrrsed 51 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp kết hợp phân tích,

tong hop tai LGU 0177 :-ÝJÝJÊSS 51

il

Trang 7

2.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát - ¿+22 22 cx SE czEzEreerrsked 53 2.2.3 Phương pháp hệ thống định lượng tác động (IQS) 53

2.2.4 Phuong pháp phân tích đa tiêu chi (MCA) - +2 59 2.2.5 Phương pháp phân tích thứ bac (AHP) -ĂĂĂ Ăn 60

2.2.6 Phương pháp chuyÊn Bl1a - c1 1123111 xxx xxx xxx, 65 CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN -5- 67 3.1 XÂY DỰNG QUY TRINH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC VAN DE

MOI TRUONG COT LOI TRONG DMC CUA QHKS 2 ©25¿©2ce+ccSccet 67 3.1.1 Xây dung biểu thức xác định mức độ tác động tông của một van đề

1008560722777 -31A ằăằ 67 3.1.2 Xây dựng thang điểm cho các thông số trong biểu thức 69 3.1.3 Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi dựa trên mức độ

tác động tỐng c c1 1S 1 SH1 T11 11111111 11 111g H1 HH TH HH HH nh 72 3.1.4 Ứng dụng thử nghiệm xác định van đề môi trường cốt lõi

trong DMC của Quy hoạch phát triển ngành than 5 55 +5<£+s£<s52 72 3.1.5 Quy trình xác định van dé môi trường cốt lõi của QHKS 74 3.2 PHAN TÍCH, LỰA CHON CÁC YEU TO QUYÉT ĐỊNH TÁC ĐỘNG

MOI TRUONG CUA CÁC DỰ ÁN KTKS cccccccccvvvrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 78

3.2.1 Loại khoáng sản -c cu 78

3.2.2 Công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản sẵn có tốt nhất

(BAT - Best Available Techniques) - - cc c1 vs vs 79

3.2.3 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường -‹ - 85

3.2.4 Kinh tế tuần hoàn + St HH He 87

3.2.5 VỊ trí dự án - c c1 SH nee Ge HH TT EEG EEG EGE EEE EEG EEEEEE EES 89

3.2.6 Khả năng ứng pho với biến đổi khí hậu oo cece cece eeeeeeeeeeees 92

3.2.7 Khả năng xảy ra rủi ro, sự cố môi trường -+cssc+sxssces 94

3.2.8 Sự phù hợp với Quy hoạch/Chiến lược c cccs cv kseksekces 97 3.2.9 Sức khỏe, sinh kế và an toàn của người dân -¿c-<cs< +52 99 3.2.10 Ứng dụng công nghệ số trong công tác điều hành, quản lý 100 3.2.11 Chi phí - lợi ích về kinh tế - xã hội - ¿+ c+sc+£czxczsczs 102 3.2.12 Định hướng công tác cải tạo, phục hồi môi trường 105

ili

Trang 8

3.3 XÂY DUNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ CHÍ SO Ô NHIEM SỬ DỤNG TRONG

SÀNG LOC, PHAN LOẠI CÁC DỰ ÁN KTKS -¿©2c2+2E+2EE+2EE+2Exezrxezreeee 109 3.3.1 Xây dựng danh mục các tiêu chí sơ cấp và thứ cấp 109 3.3.2 Xác định trọng số cho các tiêu chí, xây dựng thang điểm

và phương pháp đánh giã -. TL SQnnnSSn HH ST TT Tnhh khe, 110 3.3.3 Thiết lập chỉ số ô nhiễm ¿+ ¿E2 1+1 22 EE5E 2E 21151 5E EErrkres 125

3.3.4 Thử nghiệm áp dụng với 03 mỏ khoáng sản «- 125

3.3.5 Phân tích khả năng áp dụng của bộ tiêu chi và chỉ số 6 nhiễm 133 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2-5252+SE+EE£EE2EE2EEEEE2EE2EE2EEEE.E.Ekerreei 136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ

CUA TÁC GIA LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN - 5c cckeEEEeExerxereerees 140 TAI LIEU THAM KHẢO - 2-2552 22EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrerreeg 141

iv

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1 Việc xác định van đề môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

phát triển ngành than ¿E22 1S 23 5153 5125111 1111 111 E111 1111 11T HH 20 Bảng 1.2 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

thăm đò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 :- ¿sStcct+rtrxerererrrrerrrred 22 Bảng 1.3 Việc xác định van đề môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

thăm do, khai thác, chế biến va sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét

hoi 02600000108 24 Bang 1.4 Việc xác định van đề môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

thăm do, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipden

giai đoạn đến năm 2025, có xét đến năm 2035 ccccccccceescesescescssessssesesseseesees 26

Bảng 1.5 Việc xác định van đề môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến va sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon

giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 2 22+ cse ke xxx 27 Bang 1.6 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

phân vùng thăm đò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên

liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015,

có xét đến năm 2025 - ¿+ 5t t3 2192121221211212112121121112111.11.1.1 xe 29 Bảng 1.7 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

thăm đò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng mangan, crom đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035 - (¿S2 St St 3119121212121 15111111 11111111 110111 ru 31 Bảng 1.8 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

phân vùng thăm đò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn

đến năm 2020, có xét đến năm 20300 - 5: tEtertrrirrerterrrrrrerrrrki 33 Bang 1.9 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit giai đoạn

đến năm 2020 có xét đến năm 2030) - 5:55 St‡tEvextEvrxrrtrrrrtrrrrrrrres 34 Bảng 1.10 Việc xác định van đề môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch thăm đò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp

(serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit va talc) đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035 - +2 ST 3112381538153 8 153815111111 151 1111111111151 1 111113 rreg 35

Trang 10

Bang 1.11 Việc xác định van đề môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế bién va sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét

én 92060000010 37 Bang 1.12 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét

đến năm 2030 ::2-S: S121 E21121212111121111112111112111111111111111211112.11 1H 38 Bảng 1.13 Việc xác định vẫn đề môi trường cốt lõi trong ĐMC của Quy hoạch thăm đò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit, quarzit/thạch anh,

silimanit, sericit, vermiculit giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 39 Bang 1.14 Những tôn tại trong công tác xác định các van đề môi trường

cốt lõi trong DMC của các QHKS ¿25 E22 SE E212 515125 5111211 1E cxet 41

Bảng 2.1 Pham vi áp dụng của các phương pháp khoa học sử dụng

0590156 93/190 bidđaádáddiiiiẳẳẳẳẳẳiiaáÝ 54 Bang 2.2 Danh gia cac phuong phap khoa hoc su dung trong xac dinh

các van dé môi trường cốt lõi và mục đích nghiên cứu - s5 s¿ 55 Bảng 2.3 Phân loại tam quan trọng tương đối của Saaty -: 62

Bảng 2.4 Giá tri so sánh cặp các tiêu chí của các chuyên gia 63

Bang 2.5 Ma trận tính trọng số theo phương pháp vector riêng 63 Bảng 2.6 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) -s + +s s2 64 Bang 3.1 Thang điểm cho thông số “C” - cường độ tác động 69 Bảng 3.2 Thang điểm cho thông số “Q” - quy mô tác động 70 Bang 3.3 Thang điểm cho thông số “K” - kha năng kiểm soát tác động 70 Bảng 3.4 Thang điểm cho thông số “H” - mức độ tác động đến ngành

Bảng 3.5 Thang điểm cho thông số “X” - mức độ tác động tiêu cực đến

đời sống xã hội - - ¿C11111 S9123 1111111111110 111 1111 0101 0101 11T HH Hư 71 Bảng 3.6 Thang điểm cho thông số “M” - mức độ quan tâm của cộng đồng 71 Bang 3.7 Bảng phân loại các van dé môi trường theo điểm của mức độ

71010177777 5 72 Bảng 3.8 Mức độ tac động tổng của các van đề môi trường của Quy hoạch

I0 than ee 73

Bảng 3.9 So sánh việc xác định các vẫn đề môi trường cốt lõi bằng

phương pháp đề xuất và báo cáo DMC hiện hữu của Quy hoạch ngành than 74

vị

Trang 11

Bảng 3.10.

Bang 3.11.

Bang 3.12.

Bang 3.13.

Bang 3.14.

Bang 3.15.

Bang 3.16.

Danh mục các tiêu chí sơ cấp, thứ cấp -. -: -sc+s+s+scsc+: 109

Phân loại tam quan trọng tương đối của Saaty 112

Ma trận so sánh tam quan trọng của các tiêu chí sơ cấp 113

Ma trận tính trọng số của các tiêu chí sơ cấp -. -‹- 117

Các thông số của tiến trình AHP của các tiêu chí sơ cấp 118

Xây dựng thang điểm và phương pháp đánh giá - 121

Điểm đánh giá các tiêu chí của 03 mỏ My, Mp và Mạ 128

vii

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cách tiếp cận dé đạt được Mục tiêu nghiên cứu l 48 Hình 2.2 Cách tiếp cận dé đạt được Mục tiêu nghiên cứu 2 50 Hình 2.3 Sơ đồ khối áp dụng phương pháp AHP để xác định trọng số

của các tiêu ChÍ - - c0 TT 61 Hình 3.1 Quy trình xác định các vấn đề môi trường cốt lõi trong ĐMC

Hình 3.2 Các yếu tố quyết định liên quan đến loại khoáng sản 78 Hình 3.3 Những yếu tố liên quan đến BAT của ngành khai thác và chế biến

[170 01 80 Hình 3.4 Những yếu tố liên quan đến các công trình, biện pháp BVMT 85 Hình 3.5 Những yếu tố liên quan đến kinh tế tuần hoàn 5-5: 87 Hình 3.6 Những yếu tố liên quan đến vi tri dự án - +s+sczczx+szzes 90 Hình 3.7 Những yếu tố liên quan đến khả năng ứng phó với BĐKH 93 Hình 3.8 Những yếu tố liên quan đến kha năng xảy ra rủi ro, sự cố môi trường của dự án KTKS ccQQnnn HH HH SH TH TH TH ch ch ca 95 Hình 3.9 Các yếu tô liên quan đến Sự phù hợp với các Quy hoạch/Chiến lược 98 Hình 3.10 Những yếu tổ liên quan đến sức khỏe, sinh kế và an toàn

NQUOL AN EEECCCtIđađdđai›55 - 99

Hình 3.11 Những yếu tổ liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong công tác

điều hành, quản lý ¿+ + 22 S121 5121 5155 51 5111 E151 112111101 110 11 re 101 Hình 3.12 Các yếu tổ liên quan đến chi phí - lợi ích về kinh tế - xã hội 103 Hình 3.13 Những yếu tổ liên quan đến công tác CPM -: +-=+ 106 Hình 3.14 Hồ tử thần tại mỏ đá Hóa An, Đồng Nai chưa được cải tạo,

phục hồi môi trường sau khai thác ¿-¿-¿ 5: ¿+ S*2E+E+t2E2t2t£ezsrsrsred 107 Hình 3.15 Đồ thị biéu diễn trọng số của các tiêu chí sơ cấp - 119

Vili

Trang 13

DANH SÁCH CÁC CHU VIET TAT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

AHP | Analytic Hierarchy Process | Tién trình phân tích thứ bac

Al Artificial Intelligence Tri tuệ nhân tao

AMD Axit mine drainage Dong thai axit mo

BAT Best Available ; Công nghệ có san tốt nhất

Technology/Techniques

BDKH Biến đôi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

CDM Clean Development Cơ chế phát triển sạch

Mechanism

CI Consistency index Chi s6 nhat quan

CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường

CPCB Central Pollution Control Uy ban Kiểm soát 6 nhiễm

Board Trung ương

CPM Cải tạo phục hồi môi trường

CQ Chiến lược, Quy hoạch

Chiến lược, Quy hoạch, Kế

CQK

hoach CSDL Cơ sở dir liệu

DMC Đánh giá môi trường chiến lược

DTM Đánh giá tác động môi trường

EU European Union Lién minh chau Au

GDP Tong sản phẩm quốc nội

GPS Global Positioning System | Hệ thông định vị toàn câu

HMI Human Machine Interface | Giao diện g1ữa người và may

loT Internet of Things Vạn vật kết nối

IQS Impact Quantitative System | Hệ thong định lượng tac động

KNK Khí nhà kính

KTKS Khai thac khoang san

1X

Trang 14

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

KTXH Kinh tế - xã hội

MCA Multi Criteria Analysis Phan tich da tiéu chi

MT Môi trường

MXTL May xuc thuy luc

Naturally Occurrin Chất phóng xa có nguồn gốc tự

NORM y b phong Xã guon goc t

Radioactive Material nhién

Organization for Economic | _ , ¬

- Tô chức Hợp tác và Phát triên

OECD Cooperation and (og

kinh té

Development

PI Pollution Index Chi s6 6 nhiém

QCVN Quy chuan Viét Nam

QH Quy hoach

QHKS Quy hoach khoang san

RI Random index Chi s6 ngau nhién

; ¬ ¬ Phương pháp cộng trọng số đơn

SAW Simple Additive Weighting | |,

gian

SXSH San xuat sach hon

Tap doan Than - Khoang san

TKV

Việt Nam

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

United Nations Economic | Liên Hiệp Quéc ủy ban kinh tê

UNECE "¬ Ạ

Commission for Europe chau Au

United Nations Chương trình Môi trường Liên

UNEP

Environment Programme Hiệp Quôc

United Nations Educational | =, `

Ms Tô chức Giáo dục, Khoa học và UNESCO Scientific and Cultural a eee F

¬ Văn hóa Liên Hiệp Quôc

Organization

UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Phat trién Công nghiệp

Development Organization | Liên Hiệp Quốc

VLXD Vật liệu xây dựng

Trang 15

CHÚ GIẢI CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Dự án đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặcdài hạn dé tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên dia bàn cụ thé,trong khoảng thời gian xác định (Luật Dau tư số 67/2014/QH13, Chương 1,

Điều 3, Khoản 2) Trong khuôn khổ luận án này, dự án KTKS/khai khoáng là

một trong các loại hình dự án đầu tư

Hoạt động khoáng sản: bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạtđộng khai thác khoáng sản (Văn bản hợp nhất Luật Khoáng sản số 20/VBHN-VPQH, Chương 1, Điều 2, Khoản 5)

Khai thác khoáng sản: là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động

khác có liên quan (Văn bản hợp nhất Luật Khoáng sản số 20/VBHN-VPQH,Chương 1, Điều 2, Khoản 7)

Khoáng sản: là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ởthé ran, thé long, thé khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cảkhoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (Văn bản hợp nhất Luật Khoáng

sản số 20/VBHN-VPQH, Chương 1, Điều 2, Khoản 1).

Kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT): là giải pháp kỹ thuật tốt nhất đượclựa chọn bảo đảm phù hợp với thực tế, hiệu quả trong phòng ngừa, kiểm soát

ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (Luật BVMT số72/2020/QH14, Chương 1, Điều 3, Khoản 36)

Đánh giá môi trường chiến lược (DMC): “Đánh giá môi trường chiến

lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các van đề môi trường chính,

làm cơ sở dé tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách,

chiến lược, quy hoạch” (Luật BVMT số 72/2020/QH14, Chương 1, Điều 3,

Khoản 5).

Quy hoạch: Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt

động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu ha tang,

sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thô xác định đê sử dụng

XI

Trang 16

hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững

cho thời kỳ xác định (Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, Chương 1, Điều 3,

Khoản 1).

Quy hoạch khoáng sản: bao gồm quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về

khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng

sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ; quy

hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu

xây dựng (Văn bản hợp nhất Luật Khoáng sản số 20/VBHN-VPQH, Chương 1,

Điều 2, Khoản 8)

Hiện nay, theo quy định tại Phụ lục I “Danh mục các Quy hoạch nganh

quốc gia” của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017

của Quốc hội ban hành, trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên sẽ có các Quy

hoạch sau liên quan đến khoáng sản:

- Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xa;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoảng san;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng

sản làm vật liệu xây dựng.

XI

Trang 17

MỞ ĐẦUTính cấp thiết của luận án

Dé tăng cường công tác bảo vệ môi trường và hướng tới các mục tiêu

phát triển bền vững, Luật BVMT năm 2005 đã bước đầu quy định về ĐMCđối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Mục đích chung của DMC là

lồng ghép các vấn đề về tác động môi trường vào quá trình xây dựng QH,

đồng thời hỗ trợ cho việc ra quyết định được minh bạch và có sự tham gia của

các bên liên quan, nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách

hai hòa và bền vững Dé bao đảm các yêu cầu như đã phân tích trên đây, cần

thiết phải sử dụng công cụ ĐMC cho các QHKS.

Về việc xác định các van dé môi trường cốt lõi: Trong quy trình DMC,

bước xác định các vấn đề môi trường cốt lõi là một điểm xuất phát quan

trọng, mang tính quyết định đến tất cả các bước tiếp theo của quá trình ĐMC.

Bước này thực hiện chưa tốt hoặc chưa thực sự hiệu quả có thể kéo theo sựlệch hướng trong suốt quá trình ĐMC bao gồm công tác dự báo xu hướng củacác van đề môi trường cốt lõi trong trường hợp không thực hiện QH (Phương

án 0) và trường hợp thực hiện QH; và các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu

tác động tiêu cực đến môi trường Hiện nay, việc xác định các van đề môi trường cốt lõi trong ĐMC của các QHKS tồn tại nhiều bất cập, chính vì vậy,

dẫn đến làm giảm hiệu qua và lợi ich của DMC đối với các QHKS Sau đó,điều này có thé dẫn đến việc ra quyết định sai ở các cấp QH, tiếp theo đó là

các quyết định sai ở cấp dự án và đây sẽ là hậu quả nghiêm trọng, lâu dai và

khó khắc phục

Về việc sang lọc, phân loại các dự án dau tư tại giai đoạn lập quyhoạch: Bên cạnh việc xác định vấn đề môi trường cốt lõi, một nội dung

không kém phần quan trọng trong ĐMC của các QHKS là đề xuất các giải

pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quátrình thực hiện QH Trong nội dung này, công tác ĐMC mới dừng lại ở đề

xuất định hướng về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong QH mà chưa tiễn hành sảng lọc, phân loại các dự án đầu

Trang 18

tư tại giai đoạn QH Giải pháp sàng lọc, phân loại này sẽ hỗ trợ các nhà ra

quyết định lựa chọn các dự án đầu tư đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội

và môi trường; đồng thời, loại bỏ các dự án có tiềm năng gây 6 nhiễm, sự cố

môi trường cao trong tương lai.

Xuất phát từ những phân tích nêu trên, việc nghiên cứu các phương

pháp khoa học để xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và sàng lọc, phân

loại các dự án KTKS trong quá trình DMC của QHKS có ý nghĩa thiết thực

nhằm tạo cơ sở cho việc khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên

khoáng sản quý báu và không tái tạo này.

Mục tiêu của luận án

Trên cơ sở những phân tích trên đây, luận án “Nghiên cứu các vấn đềmôi trường cốt lõi đánh giá môi trường chiến lược cho các quy hoạch khoángsản” có các mục tiêu cụ thể như sau:

- xây dựng được quy trình và phương pháp định tính, bán định lượng

sử dụng trong việc xác định các vấn đề môi trường cốt lõi trong quá trình

DMC của các QHKS;

- Thiết lập được bộ tiêu chí và chỉ số ô nhiễm sử dụng trong sàng lọc,

phân loại các dự án KTKS tại giai đoạn QH.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong phạm vi luận án này là các vấn đề môi

trường cốt lõi và các dự án khai thác khoáng sản được xem xét trong Quy

hoạch khoáng sản.

Phạm vi nghiên cứu là các Quy hoạch khoáng sản của Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu

Từ mục đích trên, luận án triển khai theo sáu (06) nội dung nghiên

cứu chính:

- Phân tích các phương pháp khoa học hiện đang được sử dụng trong

DMC, trên cơ sở đó, lựa chọn cách tiếp cận phù hợp dé xây dựng phương

pháp xác định các van đề môi trường cốt lõi trong DMC của QHKS;

Trang 19

- Xây dựng quy trình và phương pháp xác định các van đề môi trường cốt lõi trong DMC của các QHKS;

- Ứng dụng thử nghiệm phương pháp đã xây dựng đối với Quy hoạchphát triển ngành than;

- Phân tích các yếu tố quyết định tác động môi trường của các dự án

KTKS;

- Thiét lập bộ tiêu chi va chi số 6 nhiễm dé sang loc, phan loai cac du

án khai thác khoáng sản trong DMC của các QHKS;

- Ung dung thử nghiệm bộ tiêu chí va chi số 6 nhiễm đối với 03 mỏ

KTKS tại Việt Nam.

Những điểm mới của luận án

- Đã phân tích những điểm đã đạt được, những điểm còn tôn tại, bất cập

đối với việc xác định van đề môi trường cốt lõi trong các báo cáo DMC của

các QHKS đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương

phê duyệt;

- Đã xây dựng một quy trình và phương pháp định tính, bán định lượng

đầu tiên dé xác định các van đề môi trường cốt lõi trong DMC của các QHKS,

đồng thời, sắp xếp các vấn đề môi trường cốt lõi này theo thứ tự ưu tiên; Đã ứng dụng thử nghiệm phương pháp này đối với Quy hoạch phát triển ngành than;

- Đã thiết lập bộ tiêu chí và chỉ số ô nhiễm sử dụng trong sàng lọc, phân

loại các dự án khai thác khoáng sản tại giai đoạn QH Day được coi là một

trong số các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường được đề xuất trong quá trình DMC; Đã ứng dung thử nghiệm bộ tiêu

chí, chỉ số ô nhiễm nêu trên đối với 03 dự án KTKS tại Việt Nam

Ý nghĩa khoa học của luận án

Về ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng các phương pháp dé thực hiện 02 bước trong quy trình DMC của các QHKS:

xác định vấn đề môi trường cốt lõi và đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm

thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện QHKS

(thông qua việc sảng lọc, phân loại các dự án KTKS tại giai đoạn QH).

3

Trang 20

Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Việc xác định chính xác các van đề môi trường cốt lõi trong DMC có ý

nghĩa quyết định trong việc tạo ra hiệu quả và lợi ích của ĐMC đối với cácQHKS Kết quả nghiên cứu giúp phòng ngừa những sai sót xảy ra trong quátrình xây dựng QH; nâng cao tính hiệu quả của việc ra quyết định trong QH

và tăng cường sức mạnh cho công tác quản lý.

Bộ tiêu chí, chỉ số ô nhiễm có tính định lượng và khả năng so sánh trên

cơ sở bảo đảm khoa học, phù hợp với thực tiễn sẽ giúp các cơ quan quản lý,

các nhà hoạch định chính sách, người quyết định đầu tư đưa ra quyết định

sảng lọc, phân loại các dự án KTKS đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội

và môi trường: đồng thời, hỗ trợ ra quyết định loại bỏ các dự án KTKS tiềm

an nguy cơ gây 6 nhiễm, sự cỗ môi trường cao

Bồ cục luận án

Bồ cục của luận án bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và ba chương:

Chương 1: Tổng quan.

Chương 2: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Các phụ lục của luận án bao gồm:

Phụ lục 1: Danh mục các CQK trong ngành KTKS đã được phê duyệt.

Phụ lục 2: Các phương pháp khoa học được sử dụng trong ĐMC;

Phụ lục 3: Quy trình áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)

trong xác định trọng số của các tiêu chí;

Phụ lục 4: Danh sách các mỏ KTKS được thực hiện điều tra, khảo sát;

Tài liệu tham khảo.

Trang 21

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 ĐÁNH GIÁ MOI TRƯỜNG CHIEN LƯỢC VA CÁC BƯỚC

THỤC HIỆN

1.1.1 Khái niệm về DMC

Tại Việt Nam, công cu DMC được chính thức quy định trong Luật

BVMT năm 2005 và được định nghĩa như sau: “DMC là việc phân tích va dự

báo các tác động đến môi trường của dự án QH phát triển trước khi phê duyệt

nhằm bảo đảm phát triển bền vững” (Luật BVMT năm 2005, Chương I, Điều

3, Khoản 19) Tiếp theo tinh thần đó, Luật BVMT năm 2014 tiếp tục làm rõ

hơn khái niệm DMC như sau: “Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

phát triển dé đưa ra giải pháp giảm thiéu tác động bat lợi đến môi trường, làm

nên tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững” (Luật BVMT năm 2014, Chương I, Điều 3, Khoản 22) Và hiện nay, Luật BVMT năm 2020 định

nghĩa: “Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu

hướng của các van đề môi trường cốt lõi, làm cơ sở dé tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch” (Luật

BVMT năm 2020, Chương 1, Điều 3, Khoản 5)

Mục dich chung của DMC là dé lồng ghép các van đề về tác động môi

trường vào quá trình xây dựng QH, đồng thời hỗ trợ cho việc ra quyết định

được minh bạch và có sự tham gia của các bên liên quan, nhằm đạt được mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hòa và bền vững

1.1.2 Các bước tiến hành DMC

Quy trình tiến hành DMC được trình bày trong Hình 1.1 [18, 31, 40,

82], gồm các bước cụ thể sau đây:

Bước 1: Sàng lọc

Sàng lọc là quá trình xem xét, xác định một QH có cần thực hiện DMC

theo luật định hay không.

Trang 22

Bước 2: Xây dựng kế hoạch tiến hành ĐMC

Cơ quan chủ trì hoặc đơn vi tư van phải đưa ra kế hoạch cụ thê về nội dung và trình tự (các bước) lập báo cáo DMC của QH, hoặc dự án cu thể nào

đó Cùng với bước này, cần xác định các bên liên quan chính đến QH và kế

hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm nhóm QH và đơn

vị tư van về DMC; đồng thời phải nêu rõ thời gian và trình tự thực hiện DMC

của QH.

Bước 3: Nghiên cứu, khảo sát số liệu nền

Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội vùng

có khả năng bị tác động: điều kiện về địa lý, địa chất; điều kiện về khí tượng:

điều kiện về thủy văn; hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên; điềukiện về kinh tế; điều kiện về xã hội

Bước 4: Xác định phạm vi DMC

Xác định phạm vi DMC của một QH cụ thé nhằm chuẩn bị cho việc thu

thập các thông tin, số liệu phù hợp và cần thiết cho công tác ĐMC.

+ Pham vi về không gian: Phạm vi không gian của DMC là vùng có

tiềm năng chịu những anh hưởng đáng ké bởi các tác động của QH Phạm vi

này bao gồm vùng liên quan trực tiếp với nội dung QH va có thé là một vùng rộng lớn hơn tùy theo tính chất và mức độ tác động của QH đó.

+ Phạm vi về thời gian: là khoảng thời gian được xem xét trong quá

trình ĐMC Thông thường các nghiên cứu ĐMC phải bao gồm việc xem xét

tất cả các tác động có liên quan đến hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai có thê liên quan đến QH.

Bước 5: Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi (hay còn gọi là vấn

đề môi trường chính) kèm theo các mục tiêu môi trường liên quan đến các vấn

đề môi trường cốt lõi này Các mục tiêu bảo vệ môi trường có thé được tim thấy ở các văn bản chính thống đã ban hành, như: Các chiến lược, chính sách,

kế hoạch hành động về môi trường hoặc về phát triển bền vững (cấp quốc gia,

vùng, tỉnh); Các chiến lược hoặc chính sách về phát triển ngành/lĩnh vực có

liên quan.

Trang 23

Bước 6: Dự báo các xu hướng môi trường khi không thực hiện QH (gọi

là phương án 0): Mục đích bước này là để mô tả “phương án số 0” - tức là,

mô tả sự tiến triển có thể xảy ra của các vấn đề môi trường cốt lõi trong

trường hợp QH không được triển khai Nhờ bước này, các phân tích tiếp theohướng về tương lai của ĐMC sẽ lột tả được các xu hướng biến đổi của cácvẫn đề môi trường cốt lõi, qua đó, chỉ rõ các tác động của QH đến “môi

trường tương lai” mà trong đó QH sẽ hoạt động.

Bước 7: Mô tả diễn biễn trong quá khứ của các vấn đề môi trường cốt

lõi liên quan đến QH Dựa trên các thông tin, dữ liệu đã có cần mô tả diễnbiến trong quá khứ của các vấn đề môi trường cốt lõi liên quan đến QH, sosánh với các mục tiêu, tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường liên quan

Bước 8: Đánh giá, so sánh các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất và luận chứng phương án chọn Đánh giá tác động đến môi trường của các phương án phát triển đề xuất (nếu có) và đưa ra khuyến nghị về lựa chọn,

điều chỉnh phương án phát triển dựa trên quan điểm về bảo vệ môi trường

Bước 9: Đánh giá tác động của QH đến môi trường, trong đó tập trung

dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường cốt lõi trong trường hợp thựchiện QH: Trước tiên cần xác định những thành phần của QH có khả năng gây

ra những tác động lớn, có khả năng gây ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đối với cácvan đề môi trường cốt lõi Sau khi xác định xong, đánh giá có thé tập trung vàonhững nhóm hoạt động được đề xuất hay vào từng đề xuất/dự án riêng biệt và

đánh giá từng tác động riêng biệt Những kết quả của các phân tích này sau đó

có thể được kết hợp đề đánh giá các tác động tích lũy và tương hỗ.

Bước 10: Đề xuất các nội dung của QH đã được điều chỉnh trên cơ sở

kết quả của ĐMC: Mô tả những nội dung quy hoạch đã được cơ quan lập QH

điều chỉnh trên cơ sở kết quả ĐMC.

Bước 11: Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu

cực đến môi trường, trong đó ưu tiên các giải pháp có tính chất ngăn chặn,

hạn chế, phòng ngừa và nâng cao hiệu quả các giải pháp có tính chất khắcphục, giảm thiểu

Bước 12: Lập báo cáo DMC

Trang 24

Bước 13: Giám sát, đánh giá các mục tiêu môi trường của QH Đây

chính là bước đánh giá việc thực hiện các mục tiêu môi trường liên quan đên các vân đê môi trường côt lõi được đê ra tại Bước 5.

Trang 25

1.1.3 Xây dựng khái niệm “các vấn đề môi trường cốt lõi”

Quy trình tiễn hành DMC tại Hình 1.1 đã cho thấy việc xác định các

vấn đề môi trường cốt lõi (Bước 5) là một trong những bước căn bản và quyết định các bước tiếp theo của quá trình ĐMC Các vấn đề môi trường cốt

lõi là cơ sở dé nhóm DMC tiến hành dự báo xu hướng của các van dé này

trong trường hợp không thực hiện QH (phương án 0) (Bước 6), mô tả diễn

biến trong quá khứ của các van đề môi trường cốt lõi liên quan đến QH (Bước

7) và trường hợp triển khai QH (Bước 9), từ đó đề xuất các giải pháp phòng

ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường (Bước 11)

Hiện nay trong các văn bản pháp quy trong nước cũng như ở các tải

liệu môi trường khác chưa có một định nghĩa chính thức nào về vấn đề môitrường cốt lõi trong DMC [29, 31, 57, 81] Tài liệu hướng dẫn lập Báo cáo

PMC các QHKS của Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

năm 2013 [29] không đưa ra định nghĩa mà chỉ nêu tác động của van đề môi

trường chính tới các môi trường thành phần như đất, nước, cảnh quan hay

dẫn xuất những thí dụ về vấn đề môi trường chính có liên quan đến QH dướidạng các câu hỏi như: Nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm và cạn kiệt hay

không; Đất có nguy cơ bị suy thoái, hoang hóa, thay đôi địa hình địa mạo hay không: Có ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, xã hội và nhân văn hay không

(Bảng 5.1, chương 5) [29].

Theo Bach khoa toàn thư mở (Wikipedia): “Các vấn dé môi trường là

những hành vi có hại do ảnh hưởng của hoạt động con người đến môi trường.

Bảo vệ môi trường là việc thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường tự

nhiên xuất phát từ cá nhân, tổ chức hay các cấp chính quyên, vì lợi ích của cả

môi trường và con người”.

Dựa vào quy trình tiễn hành DMC nêu trên có thé xây dựng định nghĩa của các van đề môi trường cốt lõi trong DMC như sau:

+ Các van đề môi trường trong DMC là Danh mục tổng quát của tat cả

các vấn đề môi trường có thể xảy ra liên quan đến các hoạt động phát triển đã và đang diễn biến trong vùng lãnh thổ hoặc của ngành, lĩnh vực Khi tiến hành

9

Trang 26

PMC, để đảm bảo việc thực hiện DMC có trọng tâm cũng như phù hợp với những nguồn lực sẵn có, Danh mục này phải được rà soát một cách kỹ lưỡng theo hướng giảm bớt dé tạo ra một danh sách rút ngắn về các van dé cần phải

được xem xét trong quá trình ĐMC, được gọi là các vẫn đề môi trường cốt lõitrong DMC Như vậy, “các van đề môi trường cốt lõi trong DMC là các van dé

môi trường có thê xảy ra liên quan đến các hoạt động phát triển đã và đang diễn

biến trong vùng lãnh thô hoặc của ngành, lĩnh vực; đồng thời, được lựa chọn,

cân nhac xem xét trong quá trình DMC”.

+ Dựa trên thực tế triển khai ĐMC các QHKS, trên cơ sở Danh mụctổng quát của tất cả các vấn đề môi trường có thể xảy ra liên quan đến cáchoạt động phát triển đã và đang diễn biến trong vùng lãnh thé hoặc của nganh,

[lĩnh vực, nhóm thực hiện DMC đã dùng phương pháp chuyên gia hoặc

phương pháp ma trận định lượng có trọng số để xác định các vấn đề môi

trường cốt lõi [36, 41, 43, 46, 55, 58, 60, 76] Trên tinh thần các viện dẫn

trên, khái niệm các vẫn đề môi trường cốt lõi được xây dựng như sau: “Cácvan dé môi trường cốt lõi trong PMC có thể hiểu là các van dé môi trường cóthể xảy ra có ảnh hưởng tram trọng đến các yếu tô môi trường và có liên

quan đến các hoạt động phát triển của QHKS đã, đang và sẽ diễn biến trong

vùng lãnh thé hoặc của ngành, lĩnh vực; mà cần phải lựa chọn, cân nhắc xem

nha tai trợ thực hiện; các bao cáo DMC đã được thực hiện có liên quan đến

vũng lãnh thổ hoặc ngành, lĩnh vực; thông tin do các chuyên gia liên quan

cung cấp [29, 31].

10

Trang 27

1.1.4 Tình hình thực hiện DMC đối với ngành KTKS tại Việt Nam

a Trước khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm

2017 của Quốc hội ban hành:

Theo quy định, việc cấp phép cho các hoạt động khoáng sản phải căn

cứ vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã

được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt Luật Khoáng sản số

60/2010/QH12 quy định “QHKS bao gồm: Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất

về khoáng sản; Quy hoạch thăm dò, KTKS chung cả nước; Quy hoạch khai

thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước; Quy

hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương” (Điều 10, Khoản 1)

Căn cứ quy định của Luật BVMT năm 2014 và Nghị định số

18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ (Điều 8, ChươngIII và Phụ luc I đi kèm), các Quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản liêntỉnh, vùng là đối tượng phải thực hiện ĐMC Trên thực tẾ, có khoảng 13(mười ba) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại/nhóm

khoáng sản đã có báo cáo DMC đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định hoặc có nội dung về ĐMC lồng ghép trong Quy hoạch, tiếp theo đó, đãđược Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy

hoạch Danh mục chi tiết chiến lược và quy hoạch các loại khoáng sản ở nước

ta đã được phê duyệt tính đến khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24

tháng 11 năm 2017 của Quốc hội ban hành được tổng hop trong Phụ lục 1

kèm theo luận án này.

b Sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm

2017 của Quốc hội ban hành:

Hiện nay, theo quy định tại Phụ luc I “Danh mục các Quy hoạch ngành

quốc gia” của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội ban hành, trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên sẽ có các Quy

hoạch sau liên quan đên khoáng sản:

11

Trang 28

- Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản: Theo Quyết định số 1132/QD-BCT ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Bộ

Công Thương về việc phê duyệt chi tiết Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò,khai thác, chế biến va sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tamnhìn đến năm 2050, Quy hoạch này sẽ tích hợp nội dung quy hoạch đối với 12

nhóm khoáng sản thành phần: quặng bauxit; quặng titan; quặng apatit; quặng sắt; quặng chì, kẽm; quặng cromit, mangan; đá vôi trang (đá hoa trắng),

magnezit; nhóm khoáng chất công nghiệp: sepentin, barit, grafit, fluorit,bentonit, diatomit và talc; nhóm khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh,

silimanit, sericit, vermiculit; quặng vàng, đá quý, đất hiếm; nước khoáng,

nước nóng thiên nhiên; nhóm quặng đồng, niken, molipden; nhóm quặngthiếc, vonfram và antimon;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng

sản làm vật liệu xây dựng;

- Quy hoạch tổng thé về năng lượng (trong đó có tích hợp Quy hoạch

ngành than).

Sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được ban hành đến nay, Bộ

Công Thương đang tiến hành các bước lập lại các QHKS, do đó, chưa có QHnao hoàn tất báo cáo DMC cũng như được phê duyệt Quy hoạch

1.2 TINH HÌNH NGHIÊN CUU VE CÁC VAN DE MOI TRƯỜNG COT LOI

1.2.1 Trén thé gidiPMC được khởi dau từ Mỹ vào năm 1969 khi Luật về Chính sách môi

trường quốc gia của Mỹ (NEPA, 1969) đã yêu cầu chuẩn bị Báo cáo giải trình

tác động môi trường đối với các hoạt động lớn có tác động đến môi trường

đáng ké Tại Châu Âu, Công ước về đánh giá môi trường xuyên biên giới (còn gọi là Công ước Epsoo Helsinki, 1991) đã đặt nền móng cho DMC vào năm

1991 Năm 2004, Chi thị 2001/42/EC về DMC là Chỉ thị đầu tiên của Hộiđồng Châu Âu về DMC đã được đưa vào hệ thông pháp luật của các quốc gia

12

Trang 29

thành viên EU và hiện vẫn có hiệu lực Tuy nhiên trước đó, ở một số quốc giathành viên EU như Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển và Phần Lan, đã có các

quy định riêng về ĐMC trước khi được chính thức bắt buộc theo Chỉ thị

2001/42/EC [14, 31, 45, 68, 72].

Từ năm 1991 đến nay, các hệ thống PMC tất đa dạng được hình thành

ở nhiều nước và tô chức quốc tế [68, 71, 77, 86] DMC hiện được áp dụng

phổ biến ở các nước thành viên Liên minh Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung và Đông

Âu, Châu Phi, Úc, Chau A [51, 64, 74, 80] Đối với các nước đang phát trién,

PMC xuất hiện ở mức độ khởi đầu, một số ít trong số các nước này có cácquy định pháp lý chính thức về DMC [37, 42, 43, 50, 55, 74] Tuy vậy, trongnhững năm gan đây, số lượng các nước nghiên cứu, áp dụng DMC và sốlượng các DMC xuất hiện ngày càng nhiều; mối quan tâm đến DMC ngày

càng tăng ở các nước đang phát triển [56].

Đứng trước tình hình đó, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới(WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển củaLiên hiệp quốc (UNDP) là những tô chức di đầu trong việc áp dụng DMC

đối với các dự án ở các nước đang phát triển [35, 43, 44, 54, 78, 83] Các tổ chức này cam kết sử dụng ĐMC như là một công cụ hữu ích nhằm giúp các

nước đạt được phương thức tiếp cận đa chiều và hướng tới sự phát triển bền

vững [62, 65].

Cu thé hơn, chính sách và quy trình của WB về đánh giá môi trường bao gồm các điều khoản quy định về ĐMC đối với cấp độ ngành và cấp độ

vùng; sau đó được chuyên thành một văn bản chính sách mà trong đó có đòi

hỏi các bên vay tiền phải lập báo cáo DMC đối với các đầu tư và các khoản vay với trợ giúp của WB nhằm bảo đảm cho quá trình thực thi được phù hợp

và có hiệu qua [43, 83] Năm 2014 va năm 2015, Tổ chức Hợp tác và Phát

triển Kinh tế (OECD) đã triển khai chương trình nhóm công tác về DMC tậptrung vào các khía cạnh hỗ trợ về tài chính và tăng cường thê chế [63] Năm

2003, ADB đã phát hành những hướng dẫn về đánh giá môi trường Tiếp theovào tháng 7 năm 2009, Ban giám đốc của tổ chức này đã đưa ra cam kết chính

13

Trang 30

sách về bảo vệ (Safeguard Policy Statement) và phát hành hướng dẫn quy trình dé thực hiện cam kết Từ đó, chính sách được thực hiện và triển khai tại các dự án ở những quốc gia nhận được tài trợ của ADB Chính sách này có nhiều điểm tương đồng với các mục tiêu của DMC đó là (1) phòng tránh/giảm

thiêu những tác động tiêu cực của các dự án đến môi trường va cộng đồng, (2)giảm thiểu và đền bu thiệt hại cho những tác động tiêu cực của dự án, (3) tăngcường năng lực quốc gia cho các tổ chức thực thi chính sách và quản lý những

rủi ro về môi trường và xã hội [35, 85] Chương trình phát triển của Liên hiệp

quốc (UNDP) ngay từ năm 1995 đã sử dung DMC như là một công cụ trong

lập quy hoạch, kế hoạch và được xem như là một thành phần không thể thiếu

dé hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội UNDP cũng đã ban hành hướng dẫn vềDTM và DMC Hướng dan có sự nhấn mạnh đến các khái niệm, các quy trình

và các công cụ hiện đang được sử dụng hoặc có khả năng sẽ sử dụng một cách

phù hợp cho các mục đích khác nhau, như: việc đánh giá tác động tổng hợp

(integrated impact assessment); việc thực hiện DTM va DMC Trong tài liệu

nay đã đưa ra các trường hợp cụ thé với mục đích tham khảo hoàn cảnh vàcác đòi hỏi đối với việc áp dụng DTM và DMCở các nước đang phát triển và

các nước trong thời kỳ chuyên đôi [52, 78, 79].

Trong các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật được nghiên cứu, xây dựng bởi

các tô chức quốc tế hoặc các quốc gia, các phương pháp sử dụng trong DMC

rất được quan tâm và là bộ công cụ kỹ thuật được sử dụng dé tiễn hành DMC

Trên thực tế, các chuyên gia ĐMC có thể tùy theo cách tiếp cận của mình mà

áp dụng cho phù hợp, ví dụ như kết hợp việc đánh giá định tính và địnhlượng, kết hợp một số phương pháp phụ trợ nhằm nâng cao độ tin cậy của các

dự báo, đánh giá [39, 49, 63, 66, 67, 73].

Từ thực tế cho thấy, không thê đưa ra một phương pháp duy nhất đánh giá các tác động trực tiếp, cũng như các tác động gián tiếp, tích luỹ và tương

hỗ; ảnh hưởng từ những tác động đến môi trường của các QH, mà người sử

dụng cần áp dụng các phương pháp khác nhau và có thé điều chỉnh, kết hợp

cho phủ hợp với từng QH cụ thé

14

Trang 31

Các phương pháp sau đây được các chuyên gia coi là phương pháp

PMC chủ yếu, được đánh giá là những phương pháp phù hợp đối với Việt

Nam trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật hiện nay

Phương pháp chuyên gia (Expert judgement);

Phương pháp phân tích SWOT;

Phương pháp phân tích chi phí/lợi ích;

Phương pháp Danh mục kiểm tra (Checklist);

Phương pháp Ma trận (Matrix);

Phương pháp chập bản đồ (Overlap Maps) và Hệ thống thông tin

địa lý (GIS);

Phương pháp phân tích/ngoại suy xu hướng;

Phương pháp sơ đồ mạng lưới và biểu đồ dòng (Networks and

flow diagrams);

Phuong phap ky thuat Delphi;

Phương pháp mô hình hoa (Modelling);

Phương pháp phân tích đa tiêu chi (MCA);

Phương pháp hệ thống định lượng tác động (IQS);

Phương pháp tiến trình phân tích thứ bac (AHP);

Phương pháp hệ thống đánh giá môi trường Battelle (EES);

Phương pháp cộng trọng số đơn giản (SAW);

Các hướng dẫn này đa số tập trung vào hướng dẫn phương pháp luận,

cách thức áp dụng, phân tích ưu điểm, nhược điểm kèm theo các ví dụ

minh họa của các phương pháp chứ chưa định hướng cụ thé các phương

pháp được áp dụng cho những bước nào của quá trình ĐMC, đặc biệt đối

với các qua trình DMC của các QH ngành, lĩnh vực Cụ thé là, dựa vào các

tài liệu đã được xem xét, hiện chưa có nghiên cứu nào về các phương pháp

khoa học dành riêng cho đôi tượng nghiên cứu của luận án - bước xác định

các vấn đề môi trường cốt lõi trong ĐMC nói chung và ĐMC cho ngành

KTKS nói riêng.

15

Trang 32

Ngoài ra, các nghiên cứu về ĐMC đã chỉ ra rằng, nói chung tất cả cácphương pháp DTM truyền thống đều được áp dụng trong quá trình thực hiện

PMC Tuy nhiên, các dự án đầu tư thông thường (đối tượng thực hiện DTM) đều cung cấp các số liệu cụ thé về nguyên liệu, sản pham, công nghệ và dong

thải Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp truyền thống thường cho kết quả

dự báo định lượng và có độ tin cậy tương đối cao Trong khi đó, do tính chất

của các QH ở tầm vĩ mô, các số liệu đưa ra không đầy đủ, thiếu cụ thé và chi tiết, các phương pháp được đề xuất áp dụng đa số là các phương pháp định tính và rất ít các phương pháp định lượng.

1.2.2 Tại Việt Nam

Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến van dé DMC có thé kê đến

như sau:

a Nhiệm vụ “Xây dựng năng lực đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch tổng thé phát triển vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch đô

thị, khu dân cư”: Sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã được thông

qua và ĐMC đã trở thành một yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý đối với việc

lập và thâm định các CQK phát triển vùng, ngành ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên

và Môi trường đã phê duyệt Nhiệm vụ này, Vụ Thâm định và Đánh giá tác

động môi trường (nay là Vụ Thâm định đánh giá tác động môi trường) chủ trì

thực hiện Nhiệm vụ này giới hạn cho một số nội dung như: tổng quan đượcnhững kinh nghiệm quốc tế và trong nước về ĐMC đối với các đối tượng

khác nhau; nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phương pháp luận ĐMC đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển vùng: xây dựng Dự

thảo quy trình hướng dẫn thực hiện ĐMC đối với các quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội; và thử nghiệm áp dụng dé bước đầu DMC đối với Quy hoạch

phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây giai đoạn 2020.

b Các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến công tác ĐMC

- Hướng dẫn kỹ thuật DMC được xây dựng trong khuôn khổ Chươngtrình “Tang cường năng lực về quản lý đất đai và môi trường (SEMLA)” do

Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Thụy Điền (SIDA) tai trợ Hướng dan

cũng đã kết hợp được những bài học kinh nghiệm rút ra từ một loạt các dự án

16

Trang 33

thí điểm về DMC tiến hành ở Việt Nam, bao gom cả những dự án thi điểm tàitrợ bởi Chương trình SEMLA, Dự án RioPlus cua GTZ và Dự án của ADB về

xây dựng năng lực ĐMC trong lĩnh vực thủy điện ở Việt Nam [32].

- Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC đối với Quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội cấp vùng (tỉnh, thành phố, vùng kinh tế) trong khuôn khổ Chương trình

“Tăng cường năng lực về quản lý đất đai và môi trường (SEMLA), chủ biên

Lê Trình, Viện Khoa học Môi trường và Phát triển, thang 12 năm 2008 [32]

Các hướng dan kỹ thuật nay đã tao ra được những kiến thức tong quanliên quan đến ĐMC sau khi ĐMC được chính thức đưa vào Luật BVMT năm

2005, có mục tiêu cụ thé nhăm tăng cường nhận thức về công cu DMC là một

công cụ rất mới vào giai đoạn đó Tuy nhiên, chưa đi sâu vào từng bước trong

quy trình DMC và chưa hướng dẫn việc áp dụng các phương pháp khoa học

trong từng bước đó.

c Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia về ĐMC”

Trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, Cục Thâm định và Đánh giátác động môi trường (nay là Vụ Tham định đánh giá tác động môi trường) đã

được giao chủ trì thực hiện Dự án này Ngoài các báo cáo tổng quan, cập nhật

kinh nghiệm quốc tế về ĐMC, báo cáo nghiên cứu, đề xuất các quy định vềPMC trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi2014), Dự án tập trung xây dựng 28 Hướng dẫn kỹ thuật về DMC được phát

hành trên website của Tổng cục Môi trường/Cục Tham định và Đánh giá tác

động môi trường [14], cụ thé:

* 03 Hướng dẫn chung: Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC chỉ tiết dưới hình

thức báo cáo riêng, chỉ tiết đưới hình thức lồng ghép, rút gọn;

* 22 Hướng dẫn kỹ thuật DMC chuyên ngành: cho quy hoạch tông théphát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh; cho quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế xãhội cấp vùng; cho quy hoạch phát triển giao thông đường bộ; cho quy hoạchphát triển ngành điện, khu công nghiệp, thủy điện, thép, đô thị, lâm nghiệp,

dầu khí, thủy lợi, giao thông đường thủy, nông nghiệp, thủy sản, xi măng, hóa

chất, cảng biển, du lịch, dệt may, sử dụng đất, giấy, CaO SU;

17

Trang 34

* 03 Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ DMC: Hướng dẫn đánh giá tác

động đến da dang sinh học trong DMC; Hướng dẫn đánh giá tác động sứckhỏe trong DMC; Số tay hướng dẫn nghiệp vụ thâm định DMC;

Các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện ĐMC đã được xây dựng rất có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức va tăng cường năng lực về DMC cho các cấp

lãnh đạo, các nhà quản lý và ra quyết định ở trung ương và địa phương, các tổ

chức và cộng đồng; cho các cơ quan lập CQ; cơ quan quản lý môi trường ở cấp

trung ương và địa phương; các cơ quan nghiên cứu, tư vấn, đào tạo về ĐMC.Tuy nhiên, trong khuôn khô Dự án này tập trung vào các bước thực hiện ĐMC

và khung của báo cáo ĐMC theo các quy định của pháp luật hiện hành, chưa đi

sâu phân tích, nghiên cứu các phương pháp áp dụng trong DMC.

d Đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học

nhằm xây dựng bản hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy

hoạch về thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản”

Cục Tham định và Đánh giá tác động môi trường (nay là Vụ Thâm địnhđánh giá tác động môi trường) đã triển khai Đề tài này trong khoảng thời gian

từ năm 2010 đến năm 2013 Trong khuôn khổ Đề tài đã đánh giá chung về tình

hình ngành khai khoáng của Việt Nam; và trên cơ sở quy định của Luật

Khoáng sản năm 2010 và các yêu cầu, nguyên tắc của DMC, đã xây dựng được

bản hướng dẫn kỹ thuật lập ĐMC đối với Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế

biến khoáng sản có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về khoa học, quản lý và

thực tiễn Tuy nhiên, chưa đi sâu phân tích, nghiên cứu các bước cụ thể trongPMC của QHKS và xây dựng phương pháp áp dụng cụ thé Đồng thời, Dé tài

chưa bao gồm nghiên cứu về các giải pháp cụ thể để giảm thiếu tác động tiêu

cực đến môi trường của QH, trong đó có giải pháp sàng lọc, phân loại các dự

án KTKS tại giai đoạn QH [14].

e Luận án "Nghiên cứu các phương pháp xác định môi trường cốt lõi

trong đánh giá môi trường chiến lược của hoạt động khai thác khoáng sản”

của tác giả Nguyễn Văn Được, Cao học K27 Bộ môn Khai thác lộ thiên,

Trường Đại học Mỏ - Địa chất, năm 2018.

18

Trang 35

Theo luận án, nội dung nghiên cứu tập trung vào những điểm sau: (i)

Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi trong lĩnh vực khai thác mỏ lộ thiên, phân tích các mặt hạn chế khi xác định môi trường cốt lõi hiện nay; (1i)

Nghiên cứu các phương pháp thường sử dụng trong ĐTM và lựa chọn các

phương pháp khi đánh giá tác động môi trường cốt lõi; (iii) Nghiên cứu các

phương pháp xác định môi trường cốt lõi trong đánh giá môi trường chiến

lược — lĩnh vực khai thác lộ thiên.

Đối với các phương pháp xác định vấn đề môi trường cốt lõi trong hoạt

động khai thác, luận án nêu trên tập trung vào 05 (năm) phương pháp chính là

phương pháp chuyên gia, phương pháp tiến trình phân tích thứ bậc (AHP),

phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA), phương pháp định lượng tác động

(IQS) và phương pháp cộng trọng số đơn giản (SAW) Trong đó, có phân tích

ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp va có ứng dụng đồng thời cả 5

phương pháp này cho hoạt động khai thác quặng apatit ở Lào Cai Đây cũng

là một quy trình định tính, bán định lượng với sự kết hợp của nhiều phương

pháp, tuy nhiên, không phải là một phương pháp có tính mới trong việc xác

định các vấn đề môi trường cốt lõi Đồng thời, việc áp dụng đồng thời 5

phương pháp sẽ gây khó khăn cho những người thực hiện và trong một vải

trường hợp không thể thực hiện được do thiếu các thông tin, số liệu đầu vào

cho một trong các phương pháp đề xuất áp dụng.

1.3 TINH HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC VAN DE MOI TRƯỜNG COT

LOI TRONG DMC DOI VOI NGANH KTKS TAI VIET NAM

1.3.1 Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có

xét đến năm 2030

Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến

năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số

60/QD-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2012 Theo báo cáo ĐMC của QH này, các vấn đềmôi trường cốt lõi được xác định theo bảng dưới đây:

19

Trang 36

Bang 1.1 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong PMC của Quy hoạch

phát triển ngành than

Van đề | Diễn giải

Hình thức Báo cáo riêng

6 van dé môi trường cốt lõi xác định bao gồm:

- Doi với việc đồ thải: Việc đô thải không hợp ly sẽ gây biến

động lớn đến thảm thực vật, tỷ lệ che phủ rừng; cần có biệnpháp đồ thải hợp lý, tận dụng các bãi thải trong, hạn chế đến

mức thấp nhất đồ thải ngoài.

- Đối với việc thoát nước và xử lý nước thải mỏ: Việc thoát

nước va xử lý nước thải mỏ trong quá trình hoạt động khai

thác và chế biến than sẽ gây ảnh hưởng đến sông, suối, nước

biển ven bờ, đặc biệt là quá trình sản xuất và khai thác than của các mỏ Do đó, thoát nước và xử lý nước thải hết sức

quan trọng trong quá trình sản xuất

- Đối với việc cải tạo các bãi thải: việc xây dựng và mở các

mỏ mới, các khu vực sàng tuyển tạo ra các bãi thải sẽ làm

thay đổi cơ cầu sử dung đất như: chiếm dụng đất đồ thải dẫnđến giảm diện tích đất lâm nghiệp, nông nghiệp, thảm thựcvật làm biến đổi các cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng đếnmôi trường xung quanh Vì vậy, việc cải tạo phục hồi môi

trường đã được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản

Việt Nam chú trọng ngay trong quá trình sản xuất Hiện nay,

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã chỉ

đạo tất cả các đơn vị ngành than phải tuân thủ theo các quy

định pháp luật về việc cải tạo phuc hồi môi trường

- Chất thải rắn: việc phát sinh chất thải rắn thông thường và

chất thải nguy hại không tránh khỏi trong quá trình sản xuất.Hiện nay, các công ty đã ký hợp đồng về xử lý chất thải rănthông thường cũng như các chất thải nguy hại với các đơn vị

có chức năng dé vận chuyên và xử lý

20

Trang 37

Bang 1.2 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong PMC của Quy hoạch

phát triển ngành than (tiếp theo)

Van đề | Diễn giải

- Ô nhiễm bụi và không khí: đây là một trong những van đê nôi

cộm trong quá trình sản xuất và chế biến than Trong đó bụi lànguyên nhân gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất và chế

biến than Hiện nay, ngành than đã không còn vận chuyên than ra

ngoài đường quốc lộ mà chỉ vận chuyên than theo các con đường

nội mỏ và vận chuyên băng các tuyến băng tải Do đó, việc phát

tán bụi ra ngoài không khí đã hạn chế đi đáng kẻ

- Phát triển hệ thong cơ sở hạ tang: Việc phát trién hệ thống giao

thông phục vụ cho việc vận chuyển than sẽ làm mắt đi diện tích

đất nông nghiệp, dat thé cư, thay đôi địa hình, địa mạo Việc phát

triển các kho cảng biển, cảng sông sẽ gây ô nhiễm môi trường cục bộ do các chất thải như: nước thải, chất thai rắn, Ngoài ra,

việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ làm biến động đến cơ cấu sử dụng

đất theo hướng tăng diện tích đất chuyên dùng nhưng lại giảm

diện tích đất nông nghiệp và diện tích thảm thực vật Các hoạt

động hàng hải, các tàu ra vào cảng biển làm tăng tỷ lệ ô nhiễm, xói lở gây tác động đến hệ sinh thái ven biên.

Nguồn: [5]

Nhận xét: /Ghi chú: “+”: wu điểm; “-”: những điểm tôn tai]

(-) Đặt tên vấn đề môi trường cốt lõi chưa đúng, chưa thực sự là “vấn

đề” môi trường, chưa thể hiện được nội dung vấn đề môi trường Tiếp theo

đó, phần luận giải lại tiếp tục làm “loãng” vấn đề môi trường cốt lõi, làm người đọc không thể xác định được vấn đề môi trường cốt lõi của Quy hoạch;

(-) Quy hoạch phát triển nganh than với dự án khai thác than chủ yếu

tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh với

vịnh Hạ Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc,

viết tat UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and

Cultural Organization ) nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới

Do đó, có thê đễ dàng nhận thấy ngành khai thác và chế biến than với những

khai trường khai thác lộ thiên và những bãi thai không 16 (có thể cao bằng

ngọn đôi núi tự nhiên) đã, đang và tiếp tục gây tác động “Làm biến dạng địa

21

Trang 38

mạo và cảnh quan khu vực” - là một trong tác động mạnh mẽ đến môi trường.Tuy nhiên, vẫn đề môi trường này lại không được đề cập đến như một vấn đề

môi trường cốt lõi (chỉ được nêu trong phần luận giải);

(-) Các vấn đề môi trường được sắp xếp một cách ngẫu nhiên và chưa

có thứ tự ưu tiên;

(-) Không thấy đề cập đến danh mục các van đề môi trường liên quan đến Quy hoạch (bước đầu của quá trình xác định vấn đề môi trường cốt lõi),

không thấy đề cập đến phương pháp xác định vẫn đề môi trường cốt lõi

1.3.2 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn

trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm

vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Bộ trưởng Bộ

Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1245/QD-BCT ngày 04 tháng 02

năm 2015 Theo báo cáo ĐMC của QH này, các van dé môi truong cốt lõiđược xác định theo bảng dưới đây:

Bang 1.3 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong DMC của Quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến và sử dung than bùn trên phạm vi cả nước

đến năm 2020, tâm nhìn đến năm 2030

Van đề Diễn giải

Hình thức Báo cáo riêng

§ vấn đề môi trường cốt lõi được xác định bao gồm:

- Chiém dụng đất dai làm thu hẹp diện tích rừng và tác động đến

hệ sinh thái khu vực đo khai thác lộ thiên bóc đi tầng đất phủ

- Phương pháp khai thác lộ thiên nên làm biến đổi cảnh quan

địa hình địa mạo khu vực khai thác, không khí có nguy cơ bị

Trang 39

Bảng 1.4 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong PMC của Quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến và sử dung than bùn trên phạm vi cả nước

đến năm 2020, tâm nhìn đến năm 2030 (tiếp theo)

Van dé Diễn giải

ruộng mỏ trong quá trình khai thác hoặc do xâm nhập mặn,

ảnh hưởng nước biển dâng

- Nước ngầm có nguy cơ bị ô nhiễm do thâm thấu nước trong

| ruộng mỏ trong quá trình dao sâu khai thác than bùn.

Danh sách

„ | - Việc khai thác than bùn có tác động đến đa dang sinh học

các vân đê

X ` đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước.

moi trường ca Lak ¬ „ ky CA ˆ

Ất lõi - Quá trình chê biên than bùn làm hóa chât bảo vệ thực vật tạo

côt lõi x tg k ,

ra nguy co 6 nhiém môi trường dat, nước.

- Biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên có nguy cơ ảnh

hưởng đến vùng quy hoạch.

- Anh hưởng đên môi trường kinh tê xã hội và nhân văn

Nguôn: [6]

Nhận xét: /Ghỉ chú: “+”: wu điểm; “-”: những điểm tôn tai]

(-) Các van đề môi trường cốt lõi chưa được xác định rõ ràng (ví dụ:

trong van dé môi trường cốt lõi thứ 2, tác động biến đổi cảnh quan, địa hình

địa mạo khu vực khai thác lại được xếp chung cùng với không khí có nguy

cơ bị ô nhiễm); cách đặt tên vẫn còn chung chung, chưa thể hiện rõ “vấn đề

môi trường” (ví dụ: van dé số 7 là “Biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên

có nguy cơ ảnh hưởng đến vùng quy hoạch” không rõ ảnh hưởng chính về

mặt nào);

(-) Các vấn đề môi trường được sắp xếp một cách ngẫu nhiên và chưa

có thứ tự ưu tiên giữa các vấn đề môi trường cốt lõi;

(-) Không thấy đề cập đến danh mục các vấn đề môi trường liên quan

đến Quy hoạch (bước đầu của quá trình xác định van đề môi trường cốt lõi);

(-) Không thấy đề cập đến phương pháp xác định vấn đề môi trường

cot 161.

23

Trang 40

1.3.3 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt

đến năm 2020, có xét đến năm 2030

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm

2020, có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết

định số 2185/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2014 Theo báo cáo DMC của

QH này, các van đề môi trường cốt lõi được xác định theo bảng dưới đây:

Bang 1.5 Việc xác định van dé môi trường cốt lõi trong PMC của Quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét

đến năm 2030

Van dé Diễn giải

Hình thức Báo cáo riêng

Danh mục

các vấn dé

môi

trường

Báo cáo có nêu danh mục gôm 17 van dé môi trường (tự nhiên,

kinh tế và xã hội) liên quan đến Quy hoạch:

1 Môi trường đất (lớp đất trồng)

2 Môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ)

3 Sử dụng nước (vùng quặng sắt laterit Tây Nguyên)

4 Môi trường không khí (nhất là cát bụi bay từ bãi thải đất đá bóc

mỏ Thạch khê, Hà Tĩnh)

5 Môi trường sinh vật

6 Thảm thực vật (rừng)

7 Da dạng sinh học (nhất là trong vùng Tây Nguyên va vùng biển

ven bờ tinh Hà Tĩnh khi đồ đất đá bóc/thải lấn biển)

15 Biến đồi khí hậu (nhất là đối với mỏ Thạch Khê ở Hà Tinh)

16 Hạ tang giao thông (đường bộ của vùng quặng sắt laterit Tây

Nguyên khi khai thác quy mô lớn trong giai đoạn 2021-2030)

17 Rủi ro, mất kiểm soát an toàn trong hoạt động của Quy hoạch

24

Ngày đăng: 21/05/2024, 02:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức Báo cáo riêng Danh mục - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Hình th ức Báo cáo riêng Danh mục (Trang 38)
Hình thức | Báo cáo riêng - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Hình th ức | Báo cáo riêng (Trang 43)
Hình thúc | Báo cáo riêng - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Hình th úc | Báo cáo riêng (Trang 49)
Hình 2.1. Cách tiếp cận đề đạt được Mục tiêu nghiên cứu 1 - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Hình 2.1. Cách tiếp cận đề đạt được Mục tiêu nghiên cứu 1 (Trang 64)
Hình 2.2. Cách tiếp cận dé đạt được Mục tiêu nghiên cứu 2 - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Hình 2.2. Cách tiếp cận dé đạt được Mục tiêu nghiên cứu 2 (Trang 66)
Sơ đồ mạng lưới va biéu đồ dong v v v - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Sơ đồ m ạng lưới va biéu đồ dong v v v (Trang 70)
Hình 2.3. Sơ đô khối áp dụng phương  pháp AHP để xác định trọng số - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Hình 2.3. Sơ đô khối áp dụng phương pháp AHP để xác định trọng số (Trang 77)
Bảng 2.8. Ma trận tính trọng số theo phương pháp vector riêng - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Bảng 2.8. Ma trận tính trọng số theo phương pháp vector riêng (Trang 79)
Bảng 3.1. Thang điểm cho thông số “C” - cường độ tác động - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Bảng 3.1. Thang điểm cho thông số “C” - cường độ tác động (Trang 85)
Bảng 3.4. Thang điểm cho thông số “H” - mức độ tác động A - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Bảng 3.4. Thang điểm cho thông số “H” - mức độ tác động A (Trang 87)
Bảng 3.8. Mức độ tác động tổng của các vẫn đề môi trường - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
Bảng 3.8. Mức độ tác động tổng của các vẫn đề môi trường (Trang 89)
Hỡnh 3.1. Quy trỡnh xỏc định cỏc vẫn đề mụi trường cốt lừi trong DMC của QHKS - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu các vấn đề môi trường cốt lõi  đánh giá môi trường chiến lược cho  các quy hoạch khoáng sản
nh 3.1. Quy trỡnh xỏc định cỏc vẫn đề mụi trường cốt lừi trong DMC của QHKS (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w