Cùng với sự phát triển của thị trường trái phiếu doanhnghiệp, em chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếudoanh nghiệp tại Công ty cỗ phần chứng khoán MB“ nhằm
Vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế Đây là thị trường có khả năng huy động các nguồn vốn phân tán, tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư.
- Thị trường trái phiếu phát triển làm cho thị trường vốn hoàn thiện và đa dạng hơn Thị trường trái phiếu có quy mô và độ sâu để hỗ trợ tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trường vững chắc , thúc đây sự phát triển bền vững và ồn định của thị trường vốn Bên cạnh thị trường cô phiếu với rủi ro cao thì trái phiếu được xem là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả hơn.
- Huy động vốn qua trái phiếu giúp giảm gánh nặng và rủi ro cho hệ thống ngân hàng do được chia sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu Thị trường trái phiếu giúp công ty vừa có thé huy động nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phan tăng trưởng kinh tế xã hội và làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế. b) Đối với doanh nghiệp Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu lớn về vốn để vận hành và phát triển và thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu Riêng đối với phát hành trái phiếu có các ưu điểm sau :
- Phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn én định và dài hạn hơn so với vay ngân hàng Cụ thể, khi doanh nghiệp tài trợ vốn bằng phát hành trái phiếu không bị hạn chế về quy mô miễn là doanh nghiệp có phương án sử dụng số vốn huy động một cách hợp lý, có tính khả thi và có khả năng hoàn trả lãi và gốc cho những người đi vay Mặt khác, phát hành trái phiều giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc thanh toán lãi suất và vốn gốc tùy theo tình hình hoạt động cụ thé của công ty.
- Trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng ngại phát hành cô phiếu rộng rãi do sợ pha loãng quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc không muốn chia lợi nhuận thêm nhà đầu tư thì phát hành trái phiếu là giải pháp tối ưu Ngoài ra, trái phiếu có thời gian đáo hạn cụ thể nên trách nhiệm của doanh nghiệp với trái chủ
22 sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn trong khi phải có trách nhiệm với cổ đông trong suốt thời hạn nắm giữ.
- Chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu cũng thấp hơn cổ phiếu do tính én định và chứa đựng ít rủi ro hơn cô phiếu Lãi trái phiếu là cố định trong khi cổ tức phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hơn nữa trong trường hợp phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ trước nên mức độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn cô phiếu Chính vì thế, nhà đầu tư đòi hỏi phần bù rủi ro của trái phiếu thấp hơn cổ phiêu.
Tuy nhiên để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách nhà phát hành, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định được quy định theo luật và mức độ tin cậy đối với các nhà đầu tư nên các doanh nghiệp thường huy động băng cách vay ngân hang và phát hành cổ phiếu nhiều hơn Những yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn củng cố bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động dẫn đến nâng cao mức độ tín nhiệm với nhà đầu tư. Đây cũng coi là tác động gián tiếp của thị trường trái phiếu với doanh nghiệp nói riêng và với cả nền kinh tế nói chung. c) Đối với nhà đầu tư
- Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hoá các sản phẩm tài chính, cung cấp cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hợp với những khẩu vị rủi ro khác nhau.
- Đầu tư trái phiếu có tính 6n định và lại chứa ít rủi ro hơn cô phiếu Trái phiếu có thời hạn đáo hạn nhất định, mức lãi suất cô định không phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và được ưu tiên thanh toán so với cổ phiếu Đối với các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp thì đây là dạng đầu tư phù hợp.
Hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu
Các hình thức kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán
Trái phiếu được chia thành hai loại chính: TPCP và trái phiếu công ty tương ứng hoạt động kinh doanh trái phiếu được chia thành kinh doanh TPCP (TPCP và TPCQĐP, trái phiếu kho bạc, và trái phiếu đô thị) và kinh doanh TPDN hay trái phiếu công ty.
Việc phân loại hoạt động kinh doanh trái phiếu theo công cụ đầu tư có thể giúp các nhà quản lý xây dựng danh mục đầu tư với mức độ rủi ro phù hợp, trên cơ sở đó dễ dàng thay đổi kết cấu danh mục đầu tư Đầu tư vào TPCP được coi là có rủi ro thấp nhất do được đảm bảo khả năng trả nợ của
Chính phủ Không những vậy, TPCP còn có khả năng thanh khoản cao, dễ dàng chuyển thành tiền mặt Trái phiếu công ty cũng có rủi ro thấp nhưng vẫn phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đầu tư kinh doanh trái phiếu công ty còn có thể được phân chia thành đầu tư vào trái phiếu thế chấp (trái phiếu có bảo đảm bằng một lượng tài sản tương ứng ký thác tại cơ quan để đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả của trái phiếu) và loại trái phiếu công ty có tính rủi ro cao hơn là đầu tư vào trái phiếu tín chấp hay trái phiếu không có bảo đảm, loại trái phiếu này chỉ có thể được mua khi tổ chức phát hành là các công ty lớn, có uy tín danh tiếng trên thị trường.
Dù đầu tư vào TPCP hay TPDN thì hoạt động kinh doanh trái phiếu là khá an toàn bởi dòng tiền cố định mà nhà đầu tư được nhận đã ấn định từ khi phát hành trái phiếu chứ không phụ thuộc vào tình hình hoạt động cũng như kế hoạch phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.1.2 Căn cứ vào nguồn vốn và trách nhiệm công ty Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK được chia thành hoạt động tự doanh trái phiếu và môi giới giao dịch trái phiếu cho khách hàng. e Tự doanh trái phiéula hoạt động CTCK sử dụng nguồn vốn của mình dé kinh doanh trái phiếu trên thị trường Khi đó, khác với tô chức trung gian, CTCK đóng vai trò là một trong hai phía mua hoặc bán khi thực hiện giao dịch, lúc này công ty sử dụng nguồn vốn của mình dé mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường từ đó được hưởng lợi nhuận thu được từ việc mua/bán trái phiếu hoặc phải chịu rủi ro khi bị thua lỗ Đối với hoạt động tự doanh, bất cứ khi nào cần bán/mua, công ty có thể bán hết lượng trái phiếu đang năm giữ hoặc mua tối đa nguồn vốn phân bé cho hoạt động tự doanh mà không chịu bat cứ ràng buộc nào — đây là điểm khác giữa hoạt động kinh doanh tự doanh trái phiếu và hoạt động tạo lập thị trường của các tô chức tài chính khác.
Hoạt động tự doanh trái phiếu có thể được chia thành hoạt động đầu tư hưởng lợi khi tới thời điểm đáo hạn trái phiếu hoặc kinh doanh hưởng chênh lệch giá Ở hoạt động đầu tư trái phiếu tới thời khi đáo hạn, CTCK sẽ quan tâm tới kỳ hạn nguôn vôn có thê sử dụng cho việc đâu tư trái phiêu và
24 lãi suất coupon của trái phiếu để từ đó lựa chọn trái phiếu kỳ han 1 năm, 3 năm hay 5 năm và loại TPCP hay TPDN Khi đó, ngay từ khi mua trái phiếu, căn cứ vào trái tức nhận được hàng năm hoặc hàng quý và mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn trái phiếu, công ty có thể tính được lợi suất theo yêu cầu của trái phiếu Trường hợp kinh doanh hưởng chênh lệch giá, CTCK có thé bán trái phiếu trước thời điểm đáo hạn của trái phiếu căn cứ vào tình hình thị trường khi lợi suất theo yêu cầu đạt kỳ vọng của CTCK Nắm giữ trái phiếu tới khi đáo hạn hay bán trước khi đáo hạn tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK và khả năng phân tích thị trường của mỗi CTCK để từ đó đánh giá được thời điểm bán trái phiếu tốt nhất. se Môi giới hay đại lý (tổ chức trung gian)
Lúc này, CTCK đứng ra thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch và hưởng phí giao dịch Trong giao dịch trái phiếu, người bán và người mua đã có thỏa thuận thực hiện hoạt động mua/bán trái phiếu, chỉ là thông qua CTCK dé đặt lệch giao dịch Đề thực hiện chức năng này, CTCK phải là thành viên giao dịch trên hệ thống giao dịch TPCP Ké từ ngày 24/09/2009, hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt chính thức di vào hoạt động, chỉ có các CTCK thành viên mới có chức năng giao dịch môi giới cho khách hàng ngoài hoạt động tự doanh của mình, các NHTM - thành viên đặc biệt chỉ có thể giao dịch tự doanh và các CTCK không phải là thành viên hệ thống TPCP chuyên biệt sẽ phải đặt lệch qua các CTCK thành viên.
1.3.1.3 Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh
Căn cứ theo tiêu thức này có thể chia hoạt động kinh doanh trái phiếu thành ba loại là kinh doanh đầu tư hưởng lợi, kinh doanh đầu tư phòng vệ và nhà tạo lập thị trường. e Kinh doanh đầu tw hưởng lợi: Hoạt động này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đầu tư trái phiếu có thể có từ trái tức được phân phối hàng năm và từ chênh lệch giá khi bán trái phiếu Hoạt động kinh doanh đầu tư hưởng lợi còn có thể chia thành hoạt động đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá và kinh doanh xuống giá.
+ Dau cơ trái phiếu:Là hoạt động dau tư trái phiếu nham tìm kiếm lợi nhuận từ trái tức và chênh lệch giá trong dài hạn Hoạt động đầu cơ làm cho trái phiếu trở nên
25 khan hiếm và giá trái phiếu tăng khi đó nhà đầu cơ có thé kiếm được lợi từ việc tăng giá trái phiếu.
+ Kinh doanh chênh lệch giá: Là hoạt động mua bán trái phiêu nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn từ chênh lệch giá mua và giá bán Giá chênh lệch có thể do địa điểm mua bán khi tỷ giá giữa hai đồng tiền tại hai khu vực khác nhau hoặc khi CTCK tìm được người có nhu cầu bán và người có nhu cầu mua trái phiếu mà giá mua cao hơn giá bán khi đó CTCK sẽ là trung gian để hưởng chênh lệch này.
+ Kinh doanh giảm giá:Là hoạt động kinh doanh đầu tư hưởng lợi khi có hiện tượng giảm giá trái phiếu Khi dự báo lãi suất tăng, CTCK sẽ bán trái phiếu dé chờ giá trái phiếu giảm xuống và mua lại Trường hợp đặc biệt của hoạt động kinh doanh giảm giá trái phiếu là bán khống Khi đó, CTCK sẽ vay trái phiếu của nhà tạo lập thị trường để bán khống lượng trái phiếu đó khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong tương lai làm giá trái phiếu giảm và mua lại trả nhà tạo lập thị trường khi giá trái phiếu đã giảm tới mức kỳ vọng Phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua sau khi trừ đi phí giao dịch sẽ là thu nhập của CTCK Khi giá trái phiếu không xuống thấp như kỳ vọng mà tăng lên, CTCK vẫn phải mua trái phiếu trả lại nhà tạo lập thị trường và chịu thua lỗ Phần thua lỗ là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán Đây cũng là hoạt động mang tính rủi ro cao nên để ra quyết định đầu tư, CTCK cần phải xem xét tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình biến động lãi suất dé từ đó tránh những rủi ro không đáng có. e Kinh doanh dau tư phòng vệ:Là hoạt động kinh doanh đầu tư các công cụ trái phiếu phái sinh như hợp đồng giao sau (Forwards), Hợp đồng kỳ hạn (Futures), Hợp đồng quyền mua (Call Options), Hợp đồng quyền bán (Put Options) CTCK tham gia kinh doanh đầu tư vào các hợp đồng này nhằm mục đích hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh đầu tư trái phiếu Ngoài mục đích phòng vệ, ngày nay tại các nước phát triển, các công cụ phái sinh này không chỉ sử dụng cho nghiệp vụ phòng vệ mà còn được được sử dụng cho nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá và nghiệp vụ đầu cơ. e Tao lập thị trường: Là khi CTCK đảm nhận tạo lập thị trường cho các loại trái phiếu Các tổ chức này thường được UBCKNN cấp phép thực hiện năm giữ một lượng trái phiếu đủ lớn và thực hiện mua bán theo yêu cầu nhằm tạo tính thanh khoản cho trái phiếu Nhà tạo lập thị trường có thể thu
26 được lợi tức đầu tư từ trái tức, phần chênh lệch tăng giá trái phiếu và tiền hoa hồng khi thực hiện môi giới cho các nhà đầu tư, được miễn giảm thuế, miễn giảm phí giao dịch, được miễn phí thông tin, thuê trang thiết bị với giá rẻ và các hỗ trợ khác Khi tham gia thị trường với tư cách là nhà tạo lập thị trường, CTCK có thể hoạt động giao dịch dưới hai hình thức là hoạt động tự doanh - mua bán trái phiếu cho chính mình băng nguồn vốn của công ty hoặc hoạt động môi giới - làm môi giới đại lý trái phiếu cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
+ Hoạt động tu doanh: Khác với tự doanh trái phiếu tại các CTCK khoán khác, công ty có thể mua hoặc không mua, có thể bán hết lượng trái phiếu mình nắm giữ nếu cần Còn hoạt động tự doanh của CTCK với tư cách là nhà tạo lập thị trường thì CTCK luôn phải nắm giữ một lượng nhất định trái phiếu đủ lớn để sẵn sàng bán khi có nhu cầu đặt mua đồng thời phải dự trữ ngân quỹ khi nhà đầu tư có yêu cầu bán Khi đó CTCK với vai trò là nhà tạo lập thị trường đồng thời thực hiện quản lý ngân quỹ và đầu tư.
Vai trò của hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán27 1.4 Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán
trong thị trường tài chính bởi hoạt động này giúp Tăng tính lỏng và tính sinh lời của các tài sản đầu tư Bất kỳ một tổ chức nào khi tiến hành đầu tư cũng phải bảo đảm được tính thanh khoản của danh mục đầu tư Tại
CTCK, tài khoản thanh toán của công ty và tài khoản cua các nhà đầu tư được tách riêng theo quy định của UBCKNN dé đảm bảo quyền lợi của các
27 nhà đầu tư CTCK cũng là một nhà đầu tư tham gia vào thị trường tài chính và để đảm bảo tính thanh khoản của mình, CTCK luôn phải duy trì một khoản mục dự trữ nhất định Tuy nhiên, van đề đặt ra là mặc dù dự trữ càng nhiều thì thanh khoản càng được bảo đảm nhưng không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp Trong khi đó một yêu cầu cũng được đặt ra là phải tăng lợi nhuận.
Vì vậy, các CTCK cũng như các tổ chức tài chính khác như NHTM đã tính tới việc kinh doanh TPCP hoặc trái phiếu công ty vì chúng có thể mang lại được thu nhập én định và có tính thanh khoản cao do một số loại còn có thé được bán tại hầu hết thị trường tài chính thế giới như trái phiếu kho bạc Mỹ và các nước Châu Âu, Bên cạnh đó, các loại trái phiếu còn có thể được sử dụng để huy động nguồn vốn dễ dàng thông qua các nghiệp vụ repo trái phiếu Đây là nghiệp vụ khá phát triển và là tài sản thế chấp có tính rủi ro rất thấp do trái phiếu là tài sản đảm bảo chắc chắn bởi chính phủ hoặc là tài sản nợ của các doanh nghiệp phát hành nên các tổ chức tín dụng rất ưa dùng.
Thứ hai, đa dạng hóa tài sản đầu tư, hạn chế rủi ro:Không rủi ro bằng các ngân hàng nhưng hoạt động của CTCK cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng như rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tự doanh, rủi ro do CTCK sử dụng các dịch vụ tài chính để hợp tác kinh doanh chứng khoán với các cá nhân hoặc tổ chức đầu tư chứng khoán Nhưng hoạt động này chứa đựng rất nhiều rủi ro do thị trường biến đổi không ngừng vi vậy dé giảm rủi ro thì CTCK cần có cơ cấu danh mục dau tu, da dang hóa tài sản đầu tư Khi tiến hành đầu tư chứng khoán, CTCK có thể tiến hành đầu tư linh hoạt theo danh mục cô phiếu bên cạnh đó cũng cần kinh doanh trái phiếu dé đảm bảo khả năng an toàn, từ đó đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được trên thị trường Vì vậy, bên cạnh danh mục cô phiếu, CTCK cần có danh mục đầu tư cả TPCP, TPDN Theo thống kê tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ trái phiếu của Việt
Nam tương đương 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ở mức cao, như Singapore 66,8%, Thai Lan 52,4%, Philippines 34,2% Trong đó, TPCP
(TPCP) chiếm ty trọng chủ yêu, TPDN chiếm ty trọng khá nhỏ, năm 2008 chỉ là 5,84% (ở Malayssia, Singapore, tỷ trọng này khoảng 70 - 80%) Như vậy, xét về nhu cầu và xu hướng, TTTP Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng dé phát triển.
Thứ ba, thúc đấy quá trình luân chuyển vốn cho nền kinh tế, cung ứng vốn: Thông qua hoạt động kinh doanh trái phiếu với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp, CTCK nói riêng và các tổ chức kinh doanh trái phiếu nói
28 chung đã góp phần tài trợ vốn cho các doanh nghiệp phát hành, góp phần điều tiết từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn từ đó thúc day quá trình luân chuyển vốn cho nên kinh tế Tạo sự khơi thông và linh hoạt đẩy mạnh nền kinh tế phát triển.
1.4 _ Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán 1.4.1 Quan niệm về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán
Phát triển là sự thay đổi về lượng và chất theo hướng tích cực Như vậy, phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK được hiểu là sự tăng lên về chất và lượng trong hoạt động kinh doanh trái phiếu Đó sẽ là sự thay đổi trên các mặt sau:
- Gia tăng quy mô kinh doanh trái phiếu trên cơ sở gia tăng quy mô trái phiếu trong danh mục kinh doanh hoặc gia tăng loại trái phiếu kinh doanh hoặc cả hai.
- Tăng hiệu quả và chất lượng kinh doanh nhằm tăng doanh thu, giảm rủi ro trong kinh doanh trái phiếu từ đó gia tăng lợi nhuận Dé tăng hiệu quả và chất lượng kinh doanh, CTCK cần gia tăng số lượng và chất lượng cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên đáp ứng nhu cầu công việc bên cạnh đó cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh trái phiếu trên cơ sở chuẩn hóa quy trình kinh doanh trái phiếu, phát triển hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Tăng giá trị đầu tư thé hiện qua việc tăng lên về số lượng tiền đầu tư vào kinh doanh trái phiếu như vậy danh mục kinh doanh và số lượng trái phiếu cũng tăng lên tương ứng.
- Gia tăng thị phần giao dịch trong hoạt động kinh doanh trái phiếu.
- Đa dạng hóa phương thức kinh doanh: CTCK không chỉ tham gia hoạt động môi giới trái phiếu mà còn tham gia tự doanh trái phiếu hay kinh doanh đầu tư hưởng lợi, kinh doanh đầu tư phòng vệ từ đó tiến tới trở thành nhà tạo lập thị trường.
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán
1.4.2.1 Các chỉ tiêu định tính
- Tinh da dạng của hoạt động kinh doanh trái phiếu thé hiện qua việc CTCK thực hiện kinh doanh các loại trái phiếu khác nhau với nhiều kỳ hạn khác nhau, hay nhiều mảng thị trường khác nhau Công ty có thể đầu tư vào TPCP hay trái phiếu doanh nghiệp hay đầu tư vào các công cụ phái sinh dé giảm thiểu rủi ro kinh doanh trái phiếu Mỗi loại trái phiếu có ưu điểm và nhược điểm riêng nên CTCK cần quản lý
29 danh mục đầu tư trái phiếu để thu được lợi nhuận cao nhất Công ty có thể chỉ phát triển mảng môi giới trái phiếu hay cả mảng tự doanh hoặc trở thành nhà tạo lập thị trường.
Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh TPDN tại MBS
nhanh chóng, và TPDN đồng thời huy động nguồn thông qua Repo trái phiếu VỚI Các
NHTM hay tổ chức tài chính Tham gia thị trường trái phiếu từ ngày đầu thành lập thông qua hoạt động môi giới trái phiếu cho Ngân hàng TMCP Quân Đội nhưng đến hết năm 2007, tên tuổi của MBS vẫn chưa được biết đến trên thị trường trao đổi mua bán trái phiếu Bộ phận trái phiếu của MBS van dé ngỏ chưa có cán bộ nào và cũng chưa có đối tác kinh doanh nào. Đến năm 2018 cùng với sự phát triển của thị trường, MBS đây mạnh hoạt động đầu tư và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp Với đặc thù phải phân phối bán lẻ trái phiếu sau khi đã đầu tư mà đội ngũ đầu tư của MBS cũng thiết lập các tiêu chí đầu tư,
67 cấu trúc trái phiếu dé phục vu hoạt động bán lẻ như: trái phiếu có mục đích phát hành rõ ràng, không có mục đích cơ cấu nợ, có tài sản bảo đảm tốt, kỳ hạn ngắn dưới 3 năm và tổ chức phát hành là những công ty có uy tín trên thị trường Trong năm 2018, MBS đã thực hiện tư vấn phát hành thành công khoảng 2.792 tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, trong đó có trái phiếu của các tập đoàn lớn như Novaland, FLC và một số công ty khác Sau đó MB và MBS cũng chính là nhà đầu tư của hơn một nửa số trái phiếu bất động sản này.
Trong năm 2018, MBS đã thực hiện đầu tu 6.405.000 trái phiếu với tổng giá tri đầu tư là 1.140 tỷ với 4 mã trái phiếu, trong đó lớn nhất là gói trái phiếu công ty Mặt trời Phú quốc(PQC) với giá trị 500 tỷ đồng Trong năm 2019, việc đầu tư được thực hiện thành công và tăng lên đáng kể so với năm 2018 Tính đến hết tháng 11 năm 2019 tong khối lượng đầu tư là 17.600.000 trái phiếu tương đương 1.760 ty đồng, tăng 620 tỷ tương ứng 54,4% so với năm 2018 Lượng trái phiếu đầu tư mới tăng lên đến 10 mã trái phiếu và đều của các công ty bất động sản lớn như FLC, Novaland, Tổng công ty Phát triển Dé thị Kinh Bắc và Tập đoàn Phúc Lộc.
Bảng 2.3 Danh mục trái phiếu đầu tư của MBS
STT Mã TP Ngày phát Khoi lượng Tổng giá trị hành dau tư đầu tư
Năm 2019 MBS đã có sự gia tăng đáng kế quy mô đầu tư khi chỉ trong 6 tháng đầu năm đã đạt 1.100 tỷ gần bằng tổng cả năm 2018 là 1.140 tỷ và dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2019 hoàn thành tông khối lượng dau tư là 720 tỷ Quy mô mỗi gói trái phiếu được chia nhỏ khoảng từ 100 đến 200 tỷ đồng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư của MBS giảm rủi ro khi đầu tư lớn vào 1 gói trái phiếu Mệnh giá trái phiếu trừ trái phiếu Phú Quốc mệnh giá 100.000.000 đều là mệnh giá 100.000 phù hợp cho hoạt động bán lẻ.
Tuy nhiên tất cả trái phiếu MBS đang nắm giữ đều là trái phiếu của doanh nghiệp bat động sản và nhiều nhất là từ Novaland với 4 mã trái phiếu tổng giá trị đầu tư là 660 ty (chiém 37.5%) gồm: NVLBOND2019-01, NVLBOND2019-02, NVLBOND2019-03, NVLBOND2019-04 và FLC tổng giá trị 600 tỷ (chiếm 34,1%) với 4 mã FLCBOND2019-01; FLCBOND2019-02; BDIBOND2019-01; BDIBOND2019-02.
Mặc dù đều là các công ty bất động sản lớn có uy tín trên thị trường nên rủi ro về khả năng thanh toán và vỡ nợ thấp nhưng việc nắm giữ tất cả trái phiếu trong cùng lĩnh vực có thê mang lại rủi ro nếu ngành đó gặp khủng hoảng.Tuy bắt đầu có sự đa dạng hóa từ tìm kiếm đối tác khác như KBC hay PLG xong vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng danh mục đầu tư của MBS Các trái phiếu doanh nghiệp mà MBS đầu tư đều từ bộ phận IB của MBS tư vấn phát hành thành công giới thiệu sang nên chưa đa dạng hóa trong các đối tác.
Biểu đồ 2.26 Tổng giá trị danh mục đầu tư TPDN
Nam 2018, lượng trái phiếu đầu tư lớn đạt 900 tỷ nhưng trong 6 tháng cuối năm chỉ thực hiện đầu tư thành công 240 tỷ gói trái phiếu Công ty cô phan đầu tư Hải Phát (HPX) do hạn mức đầu tư bị giới hạn và hoạt động môi giới còn mới chưa phát triển
69 mạnh nên khoản đầu tư cuối năm bị hạn chế Đến hết năm 2018, lượng trái phiếu còn lại trong tổng tài sản là hơn 227 tỷ đồng chiếm 63,5% tông tài sản tài chính FVTPL và chiếm khoảng 6% trong tông tài sản Nhận thấy tiềm năng từ hoạt động kinh doanh trái phiếu năm 2019 hạn mức đầu tư được gia tăng cùng hoạt động môi giới phát triển giúp hoạt động đầu tư thực hiện nhiều hơn gia tăng khoản lợi nhuận mang lại từ coupon Chỉ trong 6 tháng đầu năm đầu tư 1.100 tỷ đồng bằng 122% so với cùng kỳ năm 2018.
Biểu đồ 2.27 Phân phối kỳ hạn trái phiếu
Năm 2018, kỳ hạn 36 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 500 tỷ của trái phiếu PQC chiếm 43,8% tổng khói lượng dau tư và thứ hai là kỳ hạn 12 tháng với 35,08%. Nhận thấy sự không phù hợp với nghiệp vụ môi giới do kỳ hạn dai khó phân phối bán đứtvới nhà đầu tư cá nhân và rủi ro cao khi thời gian nắm giữ lâu, năm 2019 MBS đã có sự điều chỉnh tỷ trọng tập trung vào kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng đồng thời không đầu tư những trái phiếu kỳ hạn dài hơn.
Nhìn chung, trái phiêu MBS đầu tư đều có lãi suất cao từ 10,5% đến 11,5% đều nam ở ngưỡng an toàn so với các trái phiếu bất động sản khác trong toàn ngành Tài sản bảo đảm có thanh khoản và độ an toàn cao hơn khi chủ yếu là quyền sử dụng bất động sản từ chính các dự án đầu tư trong mục đích phát hành của gói trái phiếu Các gói trái phiếu đều có mục đích phát hành rõ ràng, được chuyên viên tại MBS thâm định kỹ trước khi thực hiện đầu tư tạo độ tin tưởng tốt với nhà đầu tư.
Bang 2.4 Lãi suất và danh mục tài sản bảo dam
Mã TP Tài sản bảo đảm
HPXBOND2018-01 cổ phiếu NVLBOND2018 10.80% cô phiếu
PQC-BOND2018 bat động sản
BDIBOND2019-01 | 11.00% | cô phiếu và bất động san BDIBOND2019-02 | 11.00% | cô phiêu và bất động san FLCBOND2019-01 | 11.30% bất động sản
FLCBOND2019-02 | 11.30% bat động sản BCBOND2019-05 | 10.50% cô phiêu VLBOND2019-01 | 10.80% cô phiếu NVLBOND2019-02 | 11.00% cô phiêu NVLBOND2019-03 | 11.00% cô phiếu NVLBOND2019-04 | 11.00% | cổ phiếu và bat động sản PLGBOND2019-01 | 11.50% | cô phiêu và bat động sản
MBS đã xây dựng được quy trình thâm định dau tu cũng như quy trình giám sát sau đầu tư rõ rang va chặt chẽ Trước khi thực hiện đầu tư, bộ phận KDTP sẽ kết hợp cùng QTRR, IB và ban pháp chế thâm định hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, dư nợ tín dụng, tài sản dam bảo và kha năng thu hồi dòng tiền của dự án Sau đó kết hợp thâm định thực tế trước khi đầu tư tại dự án và giám sat, kiểm tra tiến độ dự án hàng tháng, hàng quý đảm bảo dòng tiền trả lãi và gốc trái phiếu.
Cùng với hoạt động kinh doanh thì hoạt động phân phối trái phiếu của MBS cũng có sự phát triển so với năm 2018 và đạt được kết quả tốt MBS thực hiện hoạt động môi giới qua thị trường phi tập trung với hai hình thức phân phối là bán lẻ và bán buôn với tên gọi sản pham trái phiếu Abond Trái phiếu doanh nghiệp được phân phối lai như một công cụ tài chính an toàn ngang với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng do được tư vấn cần thận và thâm định chặt chẽ bởi MBS và được ưu tiên nắm giữ với kỳ hạn linh hoạt Lãi suất trung bình 3 tháng là 7%; 6 tháng là 7.8%; 9 tháng là 8%; 12 tháng là 8.5% và 24 thang là khoảng 9% cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn từ 1,2-2% với khách hàng các nhân với giá trị đầu tư tối thiếu từ 200 triệu đồng.
Khi khách hàng mua trái phiếu từ MBS thì khách hàng sẽ trở thành trái chủ sở hữu trái phiếu đó, tiền lãi coupon của trái phiếu sẽ được tổ chức phát hành trả trực tiếp
71 vào tài khoản của khách hàng khi đến kỳ trả lãi Đối với khách hàng tô chức có giá trị đầu tư cao hơn sẽ được hưởng lãi suất cao hơn trung bình 0,2% so với khách hàng cá nhân cùng kỳ hạn Sản phẩm TPDN có tính thanh khoản cao do khách hàng khi mua trái phiếu từ MBS sẽ có quyền yêu cầu MBS môi giới chuyển nhượng lại một phần hoặc toàn bộ số lượng trái phiếu mà khách hàng đã mua tại bất kỳ thời điểm nào và đơn giá bán lại sẽ phụ thuộc vào thời gian khách hàng năm giữ trái phiếu cũng như chính sách của MBS từng thời kỳ MBS phân phối TPDN đến các nhà đầu tư thông qua nhân viên kinh doanh trực tiếp làm việc với khách hàng hoặc qua các cộng tác viên thường là nhân viên của các chi nhánh MBS và MB.
Bảng 2.5 Khối lượng bán trái phiếu MBS năm 2018-2019 Đơn vi: VND
1 _ | Tống khối lượng bán lẻ 890,692,931,285 842,921,165,423
2 | Tổng khôi lượng bán buôn 650,859,000 717,654,165,100
Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của công ty cỗ phần chứng khoán MB -.° 2-5 se<ses<e 76 1 Những kết qua và hạn chế trong quá trình hoạt động
2.3.3.1 Những kết quả và hạn chế trong quá trình hoạt động Quy mô đầu tư tăng từ 1.140 tỷ năm 2018 lên đến 1.760 ty 11/2019 tăng 620 tỷ tương đương 54,4% So với tổng tài sản tài chính FVTPL tỷ trọng tăng từ 63,5% cuối năm 2018 lên đến 87,7% hết 9/2019 Nhìn chung quy mô tăng so với kỳ trước nhưng so với các CTCK khác thì vẫn chưa đạt vị thế lớn.
Trái phiếu năm giữ tuy có sự tăng lên về số lượng mã trái phiếu song tất cả đều là các công ty bat động sản lãi suất từ 10,5%-11,5%, ky hạn ngắn từ 1-2 năm với giá tri đầu từ từ 100-300 tỷ Mục đích phát hành đều là đầu tư các dự án bất động sản có kỳ hạn dai với tài sản dam bảo chính là BĐS tại dự án sau khi hoàn thành và tiền thu được từ dự án nên mức độ an toàn cao Tắt cả các mã trái phiếu đều theo hình thức phát hành riêng lẻ đưới 100 nhà đầu tư dẫn đến khó khăn cho hoạt động phân phối.
Các sản phẩm trái phiếu chủ yếu đều từ hai tập đoàn bất động sản lớn là FLC và Novaland Tuy bắt đầu có sự đa dạng hóa từ đối tác khác như Kinh Bắc hay Phúc Lộc xong vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng danh mục đầu tư của MBS Các trái phiếu doanh nghiệp mà MBS đầu tư đều từ bộ phận IB của MBS tư vấn phát hành thành công giới thiệu sang nên chưa đa dạng hóa trong các đối tác.
MBS đã xây dựng được quy trình thâm định đầu tư cũng như quy trình giám sát sau đầu tư rõ ràng và chặt chẽ Phương pháp quản trị rủi ro của MBS hiện nay đánh giá khá an toàn Trước khi thực hiện đầu tư, bộ phận KDTP sẽ kết hợp cùng QTRR, IB và ban pháp chế thâm định hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, dư nợ tín dụng, tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi dòng tiền của dự án Sau đó kết hợp thâm định thực tế trước khi đầu tư tại dự án và giám sát, kiểm tra tiến độ dự án hàng tháng, hàng quý đảm bảo dòng tiền trả lãi và gốc trái phiếu.
Mô hình hoạt động kinh doanh, quy trình và chiến lược hoạt động kinh doanh do mới thành lập nên hiện tại cơ cấu nhân sự còn ít và quy trình hoạt động không quá phức tạp.
Khối lượng giao dịch bình quân trên ngày đã tăng lên đáng kể từ 2,4 tỷ đồng năm
2018 lên đến 5,716 tỷ đồng năm 2019 Giá trị tối thiểu là 200 triệu/hợp đồng tương đương với số lượng lên tới 28 hợp đồng giao dịch mỗi ngày trong năm 2019 Đối với khách hàng cá nhân, quy mô giao dịch mỗi hợp đồng chủ yếu là các hợp đồng có giá trị dưới 1 tỷ đồng chiếm khoảng 60-70% va hợp đồng giá trị lớn trên 10 tỷ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 5% tông số lượng hợp đồng giao dịch Các hợp đồng bán đứt chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 30-40%) và tiếp đó là hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng (khoảng
20%) Khách hàng tổ chức chủ yếu là các ngân hàng thương mại, giá trị hợp đồng có giá trị lớn khoảng 100-200 tỷ đồng và kỳ hạn ngắn nhưng lãi suất cao.
Doanh số bán tăng 75% so với năm 2018 nhưng chủ yếu từ hoạt động bán buôn còn bán lẻ chưa có sự tăng trưởng đột biến Các kênh phân phối trái phiếu chưa đa dạng, chưa có nhiều hoạt động marketing giới thiệu trái phiếu doanh nghiêp do MBS
77 đầu tư tới khách hàng Trong năm 2019, hoạt động bán chéo sản phẩm trái phiếu của MBS với MB đã được triển khai nhưng chưa thé thông kênh bán chéo vì nhiều lý do.
Do giới hạn về room đầu tư do đó cần đây mạnh bán đứt trái phiếu cũng như triển khai nhiều kênh bán hàng hơn để tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
MBS là một trong nhưng công ty di đầu trong hoạt động dau tư và phân phối bán lẻ trái phiếu doanh nghiệp nhưng thị phần hoạt động hiện nay trên thị trường vẫn còn nhỏ, khách hang chủ yếu là từ khách hang thông qua các kênh phân phối là chi nhánh của Ngân hàng MB, khách hàng giao dịch chứng khoán tại MBS và nội bộ công ty nên quy mô thị trường đang bị hạn chế.
Khoản lợi nhuận thực tế MBS kiếm được chính từ việc chênh lệch giữa giá trị coupon trái phiêu của TCPH va lãi suất phân phối thực với khách hàng Trong tùy từng thời điểm mà việc tư vấn lựa chọn cho khách hàng về kỳ hạn và lãi suất của từng trái phiếu là phù hợp mang lại lợi nhuận thực tế cho công ty.
2.3.3.2 Nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động kinh doanh trái phiếu tại MBS a) Nguyên nhân chủ quan e Thiếu sự quan tâm của Ban lãnh đạo: Thế mạnh của MBS vốn di là mảng môi giới chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền) và dich vụ ngân hàng dau tư nên hoạt động KDTP chỉ mới được hoạt động trong khoảng 2 năm Dù đã có những bước phát triển tích cực tính từ khi thành lập nhưng so với doanh thu toàn công ty vẫn chiếm ty trọng nhỏ và chưa được coi là hoạt động chính Do khẩu vị rủi ro cao công ty thường phê duyệt đầu tư trái phiếu có kỳ hạn ngắn (1-2 năm), lãi suất không quá cao so với thị trường và có tài sản đảm bảo an toàn nên gây khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và thâm định đầu tư Hạn mức quy định không lớn cũng gây ảnh đến quá trình đầu tư thêm hay việc đầu tư vào các gói trái phiếu lớn của các tập đoàn tại thời điểm nhất định. e Quy trình hoạt động chưa hoàn thiện:Quy trình hoạt động tự doanh trái phiếu cần có sự phối hợp thống nhất chặt chẽ và hài hòa giữa các đơn vị khác trong công ty như: nghiệp vụ, phân tích, quản trị rủi ro, pháp chế và công nghệ thông tin Bộ phận quản lý rủi ro mới chỉ đánh giá hoạt động đầu tư của công ty chứ chưa xem xét phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh môi giới trái phiếu nói , bộ phận phân tích chủ yếu tập trung vào phân tích vi mô các công ty để phục vụ cho hoạt động đầu tư cô phiếu chứ chưa đánh giá về TTTP.
78 e Đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động kinh doanh trái phiéu còn mỏng: Hiện nay phòng KDTP có 3 bộ phận đầu tư, môi giới và sản phẩm nhưng phân bố chưa đồng đều thiếu chuyên viên môi giới và phát triển sản phẩm Khi hoạt động môi giới tốt thì mới có thêm hạn mức dé đầu tư Chưa có nhân viên môi giới riêng chuyên thực hiện bán buôn với các ngân hàng mà vẫn do bộ phân đầu tư liên hệ phân phối Bộ phận phát triển sản phẩm nhân lực còn thiếu, chưa có sự phân tích nghiên cứu sâu về thị trường và đối thủ cạnh tranh. © Quy mô vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu: Nguồn vôn của công ty chủ yếu tập trung vào đầu tư cô phiếu và các dịch vụ khác của công ty nên khi có cơ hội kinh doanh trái phiếu thì nguồn vốn lại thiếu linh động Trong khi đó, dé phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu đòi hỏi công ty cần có một lượng vốn dai hạn lớn dé đầu tư kinh doanh trái phiếu với một danh mục được quản lý có chiến lược, có sự đa dạng trong trong các kỳ hạn của trái phiếu. e Nguyên nhân khác như quan hệ của khách hàng và các thành viên giao dich trái phiếu khác, khả năng thu thập và phân tích thông tin, kỹ thuật phân tích thị trường, phát triển ứng dụng các công cụ phòng vệ, đều chưa được phát triển. b) Nguyên nhân khách quan e Do sự hạn chế về sự phát triển của TT TP:Trong những năm gần đây, TTTP Việt Nam tuy đã có những dấu hiệu khả quan nhưng quy mô vẫn còn nhỏ, thanh khoản còn thấp Hàng hoá trên thị trường chủ yếu là TPCP, trong khi theo kinh nghiêm trên thế giới thì TPDN mới là yếu tố quyết định tính sôi động của thị trường này nhưng TPDN phát hành ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
Hệ thống các nhà đầu tư cũng chưa phát triển, chủ yếu vẫn là các NHTM và các CTCK đầu tư môi giới chứ chưa có sự tham gia mạnh của các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức khác chủ yếu đầu tư vào TPCP hoặc trái phiếu chuyển đổi của các Công ty, của các Ngân hàng lớn có danh tiếng do kỳ vọng được chuyên đổi thành cô phiếu trong tương lai
Tăng cường sự quan tâm của Lãnh đạo công ty chứng khoán
Như đã phân tích ở chương 1 và chương 2 về vai trò của Ban lãnh đạo công ty về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu là rất quan trọng Với tình hình thị trường nhiều biến động và cạnh tranh như thời điểm hiện nay và thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang từng bước ngang tầm với các nước trong khu vực, Ban lãnh đạo CTCK MB nên dành cho hoạt động kinh doanh trái phiếu một sự quan tâm đặc biệt.
Hoàn thiện bộ phận hoạt động kinh doanh trái phiếu riêng trong đó nòng cốt là các cán bộ phòng Nguồn vốn, bên cạnh đó mời các chuyên gia trong từng lĩnh vực có liên quan tham gia vào hoạt động kinh doanh trái phiếu.
Hoàn thiện quy chế hoàn chỉnh cho hoạt động kinh doanh trái phiếu tại MBS, việc này giao chính cho bộ phận chuyên biệt trên đảm nhiệm Đi đôi với lợi nhuận, hoạt động kinh doanh trái phiếu vẫn chứa đựng khá nhiều rủi ro, do đó, MBS cần hoàn chỉnh quy chế kinh doanh trái phiếu chi tiết, cụ thể Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên chỉnh sửa và cải tiến quy trình sao cho phù hợp với những thay đổi của TTCK. Đây cũng là co sở dé thực hiện các nghiệp vụ dau tư hàng ngày của công ty đồng thời cũng là những tài liệu dé đào tạo cho các nhân viên mới có hệ thống chuyên nghiệp ngay từ đầu. Đưa ra một kế hoạch cụ thé cho từng thời kỳ như tháng, quý, năm Dinh kỳ tháng, quý, năm bộ phận đảm nhiệm hoạt động kinh doanh trái phiếu phải báo cáo trực tiếp cho Ban lãnh đạo về tình hình hoạt động, tình hình hoàn thành kế hoạch, xu thế phát triển, đề xuất kiến nghị Qua đó, Ban lãnh đạo sẽ có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp cho hoạt động kinh doanh trái phiếu.
3.2.2 Tiếp tục doi mới cơ cấu tổ chức của công ty Hiện nay, hoạt động kinh doanh trái phiếu chủ yếu tập trung tại các ngân hàng lớn trên cả nước, nơi có đầy đủ nguồn lực về tài chính dé phát triển hoạt động này từ đó hướng tới trở thành nhà tạo lập thị trường Các công ty chứng khoán vẫn tập trung vào hoạt động môi giới và tự doanh cô phiếu là chính mà quên đi mảng nghiệp vụ trái phiếu rất tiềm năng này Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán tại Việt Nam nói chung
82 và CTCK MB mới chỉ thành lập trong một thời gian ngắn, nên chưa thé xây dựng được một hệ thống có kinh nghiệm và chuyên nghiệp như một ngân hàng đầu tư đã hoạt động trên lâu năm Vì vậy, việc đổi mới cơ cấu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, MBS cần phải tăng cường hoạt động tác nghiệp giữa các bộ phận, nâng cao mức độ chuyên môn hóa, tính chuyên nghiệp hóa và tập trung hóa từ đó đòi hỏi bộ phận chuyên trách kinh doanh trái phiếu của MBS phải được xây dựng có độ độc lập cao, có khả năng phân tích và đầu tư tốt, khả năng quản lý danh mục đầu tư trái phiếu linh hoạt và hiệu quả đồng thời có sự cộng tác hỗ trợ của các bộ phận khác trong đơn vị Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu đòi hỏi có sự giám sát chặt chẽ dé tránh rủi ro và tránh những tôn that không đáng có Vì vậy, hoàn thiện mô hình tổ chức, cải thiện về quản trị điều hành là van đề cấp bách đặt ra đối voi MBS.
3.2.3 Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hoạt động kinh doanh trái phiếu đòi hỏi cán bộ phải có một trình độ kiến thức cao, khả năng phân tích chuyên sâu và có sự nhạy bén với thị trường Vì vậy, đảo tạo và phát triển đội ngũ nhân lực phải đưa lên ưu tiên hàng đầu với mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc.
Trên cơ sở đội ngũ nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu của MBS còn mỏng, trẻ tuổi nên dù nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc song vẫn hạn chế về kinh nghiệm, cần bổ sung thêm các kiến thức về nghiệp vụ chứng khoán phái sinh, các công cụ phòng ngừa rủi ro, chiến lược quản lý danh mục chứng khoán Một số hình thức MBS cần chú trọng đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong thời gian tới là:
- Đối với cán bộ lãnh đạo điều hành của MBS: Cần tham gia các hội thảo về chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách huy động vốn, chính sách phát hành và giao dịch trái phiếu bên cạnh đó chú trọng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng
- Đối với các nhân viên trực tiếp làm việc: Trước hết khuyến khích nhân viên tự đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn với chức năng công việc đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ chỉ phí theo học các lớp huấn luyện dao tạo nghiệp vu, có thé cử các cán bộ tham gia các khóa học đảo tạo tại nước ngoài dé nang cao kiến thức chứng khoán hiện đại cũng như học tập kinh nghiệm đầu tư ở nước ngoai
- Khuyến khích động viên và thúc đây sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong MBS trên tinh thần không ngừng học tập dé chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.
- Thực hiện chuyên môn hóa trong phân công lao động, phân định rõ trách nhiệm một cách khoa học và phù hợp với năng lực của từng nhân viên Bên cạnh đó, cần khích lệ tinh thần làm việc và ý thức gắn bó lâu dài với MBS thông qua các hình thức khen thưởng về mặt vật chất và tinh thần cho những cá nhân có thành tích tốt.
- Trong thời gian tới, MBS cần có kế hoạch tuyển dụng thêm cán bộ làm việc trong bộ phận kinh doanh trái phiếu Dé phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu trong tương lai phù hợp với chiến lược của công ty thì mảng kinh doanh trái phiếu cần phải đầu tư thêm nhân lực, mở rộng phạm vi hoạt động và chuyên môn hóa các khâu của quá trình kinh doanh trái phiếu.
Với những cải tô về nhân sự như trên MBS mới đảm bảo được chat lượng và số lượng của đội ngũ nhân viên cho mục tiêu phát triển mảng kinh doanh trái phiếu, nâng cao uy tín của MBS trên thị trường trái phiếu.
3.2.4 Tăng vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu Như đã đề cập tới nhiều lần, quy mô về vốn là vấn đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh trái phiếu, mỗi lô trái phiếu thường giá trị tối thiểu 100 tỷ và khi có cơ hội, MBS cần luôn có một lượng vốn dé đáp ứng nhu cầu mua trái phiếu Nắm giữ một lượng trái phiếu đủ lớn và một nguồn tài chính chắc chắn sẽ giúp MBS linh hoạt và không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội kinh doanh nào.
Hiện nay, với mức duyệt chi ngân sách cho hoạt động kinh doanh trái phiếu dài hạn mới chỉ dừng ở 800 tỷ đồng trong khi đó, tổng tài sản của MBS lên tới 4.003 tỷ đồng, từ đó cho thấy nguồn vốn sử dụng cho trái phiếu là quá nhỏ so với quy mô của công ty Nguồn vốn cho hoạt động tự doanh của công ty lên tới hơn 1000 tỷ trong đó cô phiếu niêm yết là 700 tỷ còn lại là cổ phiếu OTC Gan 3.000 tỷ đồng còn lại, MBS sử dụng nguồn vay ngắn hạn dé phục vụ cho hoạt động dịch vụ chứng khoán.