1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường (TNHH)

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường (TNHH)
Tác giả Vũ Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Phạm Thành Đạt
Trường học ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 19,46 MB

Nội dung

Khái niệm về phân tích tài chính tại doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế to

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNVIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

CHUYEN DE TOT NGHIỆP

DE TAI

HOAN THIEN CONG TAC PHAN TICH TAI CHINH

TAI CONG TY HIEP HUONG (TNHH)

Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Thành Đạt

Họ và tên sinh viên : Vũ Hương Giang

Mã sinh viên : 12180064

Lớp : K30A Tài chính doanh nghiệp

Viện : Ngân hàng — Tài chính

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

MỤC LỤC

08/0600 |

1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿5c scềT 121211 1121121122111 111k |

2 Mục tiêu nghiên CỨU -. - G32 213121111 131 11181111811 10111881118 1n rệt 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2: s+x++x+£x++zx+zxezx+zrxrzrxee 2

4 Phương pháp nghiên CỨU - - - 6 119 * nh TH HH nh tt nh2

5 Kết cấu của chuyên đề - 2-2221 12E1271711211211211 2111111211 exe 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI DOANH

NGHIEDP 8 4

1.1 Khai niệm về phân tích tài chính tại doanh nghiệp - 2-5-5 4

1.2 Nội dung phân tích tài chính tại doanh nghiệp - s55 5-5 + 5552 5

1.2.1 Cac bước phân tích tài chính tại doanh nghiệp - - 5 1.2.2 Phuong pháp phân tích tài chính tại doanh nghiệp - 11

1.2.2.1 Phương pháp SO SđHÌ1 TT HH key 11

1.2.2.2 Phương pháp tỷ 80 oecceccccccsscsscesvessessessssssessessessessesssssessessessesseesessesseeseess 121.2.2.3 Phương pháp cân đi liên NE ceccccccecesceccessesseeseescessessessessessessesseeseess 13

1.2.2.4 Phương pháp DUDOHf Ánh HH nhiệt 13

1.2.3 Cac chỉ tiêu đánh gia tình hình tài chính của doanh nghiệp 14

1.3 Su cần thiết của công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp 181.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp

Trang 3

2.1.2 Cơ cấu tô chức của Công ty Hiệp Hường (TNHH]) 29

2.2 Thực trạng tình hình tài chính tai Công ty Hiệp Hường (TNHH) 3l

2.2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Hiệp Hường (TNHH) từ 2017 — 2019312.2.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến tình hình tài chính của Công ty Hiệp

Hurong (TNHB) ue 35 2.3 Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường (TNHH)

2.3.1 Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường 60) —— 39

2.3.2 Đánh giá công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường 01:0 =HH ẼTỪ_T 54

2.3.2.1 Kết quả đạt được c c2 542.3.2.2 TOM tại 2 2S 22 2122202121211 re 55

CHUONG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIEN CÔNG TAC PHAN TÍCH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY HIỆP HUONG (TNHH)) 2 2+ szzerxerxeez 603.1 Định hướng phát triển của Công ty Hiệp Hường (TNHA) 603.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công

0 @ïI():8si)://-0907.7)0 17 .add.Ả Ỏ 60

3.2.1 Giải pháp đối với tần suất thực hiện công tác phân tích tài chính 6 l

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện phân tích 61

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tac thu thập thông tin phục vụ công tac phân ich tai CHIMB 0n 62 3.2.4 Hoan thiện mô hình và phương pháp phân tích tài chính của công ty 63 3.2.5 Hoan thiện nội dung phân tích tài chính -. 52-5 cS<sscxss2 63

3.2.6 Nang cao hiệu quả sử dụng lao động thực hiện phân tích tai chinh 64

3.2.7 TO chức tốt công tác kế toán 2-2 St E2 2 E111, 653.2.8 Đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ hiện dai - 65

Trang 4

KET LUẬN

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

STT | CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA

1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

2 |DN Doanh Nghiệp

3 | TMCP Thương mại cô phan

4 |DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

5 |SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 6

DANH MỤC SƠ DO BANG BIEU

Sơ đồ 1 1: Các bước công tác phân tích tài chính doanh nghiệp - 5

Sơ đồ 2 1: Sơ đồ bộ máy cơ cấu tô chức của công ty TNHH Hiệp Hường 29

Sơ đồ 2 2: Các bước phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường 39Bảng 2 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Hiệp Hường 2017

AO cece 32

Bảng 2 2: Tinh hình biến động nguồn vốn của Công ty 2017 — 2019 43Bảng 2 3: Tình hình biến động tai sản của Công ty 2017 — 2019 -: 46Bang 2 4: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho -2- 252 £+E£SE£EE£EE2EE2EZEerEerxerxrree 48Bang 2 5: Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình - 49

Bang 2 6: Chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời Công ty Hiệp Hường (TNHH) 2017 — P\xd'ẢẢ d1 52

Biểu đồ 2 1: Cơ cấu nợ phải trả Công ty 2017 — 2019 - 2 2+ccxsrzrszxe2 44Biểu đồ 2 2: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty Hiệp Hường (TNHH)

"0W — 2019 oe 51

Biểu đồ 2 3: Chỉ tiêu phan ánh sự độc lập tài chính của Công ty Hiệp Hường (TNHH)

2017 — 20109 22- 2< 2122212211271211271121121112111211111212110112110111 0e 53

Trang 7

LỜI CẢM ƠNTrước tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại họcKinh tế Quốc dân đã trang bị cho em nhiều kiến thức trong thời gian học tập qua.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới TS Phạm Thành Đạt, người hướng dẫn

chuyên đề đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này

Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại Công tyHiệp Hường (TNHH) đã hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và

nghiên cứu.

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên chuyên đềkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy

cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Vũ Hương Giang

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan kết quả đạt được trong báo cáo là sản phâm nghiên cứu, tìm

hiệu của riêng cá nhân em Trong toàn bộ nội dung của chuyên đê, những điêu được trình bày hoặc là của cá nhân em hoặc là được tong hợp từ nhiêu nguôn tai liệu Tat

cả các tài liệu tham khảo đêu có xuât xứ rõ ràng và được trích dân hợp pháp.

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 — Tính cấp thiết của đề tài

Trong nên kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng vàđược coi như động lực dé thúc đây sự phát triển của một doanh nghiệp, góp phanxóa bỏ đi những độc quyên, bat bình đăng trong kinh doanh Kết quả của quá trìnhcạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nao tiếp tục tồn tại và phát triển, doanhnghiệp nào sẽ phải ngừng hoạt động kinh doanh sản xuất

Hiện nay trên thị trường, các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản khôngngừng mọc lên và mỗi doanh nghiệp đều có các chiến lược và bước di cho riêngmình để thu hút được sự tin tưởng và lựa chọn của khách hàng Trước đây tùy vàotừng thời kỳ kinh tế, nhà nước có thé can thiệp và có những chính sách bảo hộngành, tuy nhiên khi nên kinh tế hội nhập, việc bảo hộ không còn, các doanh nghiệp

sẽ phải cạnh tranh một cách công bằng trên một thị trường chung Các doanhnghiệp phải có sự tương đồng và tìm sự khác biệt của riêng mình từ chính nhữngđiểm tương đồng đó

Đề có được năng lực cạnh tranh vững mạnh doanh nghiệp cần có năng lựctài chính đủ mạnh thông qua các chính sách hợp lí, sản phẩm đạt chất lượng, khôngngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của minh dé tạo dựng uy tín, hình ảnh,

thương hiệu, của công ty mình trong tâm trí khách hàng.

Phân tích tài chính là công việc cần thiết để có thể cung cấp thông tin chonhiều đối tượng với nhiều mục đích khác nhau Phân tích tài chính là cơ sở đểdoanh nghiệp xem xét sự vững mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng nhưxác định đầy đủ và chính xác nguyên nhân va mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến tình hình tài chính của doanh nghiệp dé từ đó những nhà lãnh đạo của doanhnghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời dé doanh nghiệp hoạt động

càng hiệu quả.

Phân tích tài chính cũng là cơ sở quan trọng dé các nhà dau tư, tổ chức tindụng đưa ra các quyết định về đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp Trước sựsàng lọc khắt khe của nền kinh tế thị trường cũng như phải đáp ứng được nhữngyêu cầu đa dạng của những người quan tâm đòi hỏi các doanh nghiệp phải không

ngừng hoàn thiện tình hình tài chính của mình.

Trang 10

Vì vậy trải qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và quá trình thực tậpthực tế tại Công ty Hiệp Hường (TNHH), em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện côngtác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường (TNHH)” làm đề tài tốt nghiệpnhằm đưa ra một bức tranh tổng thé về công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệpcũng như đề xuất những giải pháp khả thi giúp ban lãnh đạo của công ty có nhữngquyết định đúng dan trong chiến lược kinh doanh nhằm hoàn thiện công tác phân

tích tài chính của mình, nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh với các

doanh nghiệp trong và ngoài nước.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống lại co sở lý luận về công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp

hiện nay trong nền kinh tế thị trường.

- Nghiên cứu vai trò của công tác phân tích tài chính đối với hoạt động sanxuất kinh doanh tại doanh nghiệp

- Nghiêu cứu các phương pháp và nội dung phân tích tai chính doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường

- Thực trạng công tác phan tích tai chính tai Cong ty Hiệp Hường (TNHH)

từ đó tìm ra các hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân của hạn chế

- Dua ra các giải pháp nhăm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Công

ty Hiệp Hường (TNHH).

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác phân tích tài chính của doanh

nghiệp hiện nay nói chung và Công ty Hiệp Hường nói riêng.

- Phạm vi nghiên cứu: Tim hiểu công tác phân tích tài chính của Công ty

Hiệp Hường (TNHH) thông qua BCTC từ 2017 — 2019 từ đó có thé đề xuất cácbiện pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Công ty Hiệp Hường,giúp doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị

trường.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề dùng phương pháp định tính, được thực hiện trên cơ sở tiếp cậnthực tế, thu thập các thông tin, số liệu từ công ty Hiệp Hường Từ đó thống kê,phân tích, so sánh đối chiếu và tổng hop dé đưa ra kết quả cần cho chuyên đề

Trang 11

5 Kết cấu của chuyên dé

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng về công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường

(TNHH)

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp

Hường (TNHH)

Trang 12

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI

DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm về phân tích tài chính tại doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp

và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác

về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro,mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lựccủa doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyếtđịnh quản lý phù hợp Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánhgiá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năngthanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năngsinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiêncứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói

riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở

để dự đoán tải chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích tài chính

có thê được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn

bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vi trí của nha

phân tích (trong hay ngoài doanh nghiệp).

Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng có được hiéu rang là việc vận dụng tổngthể các phương pháp phân tích khoa học dé đánh giá chính xác tình hình tài chính củadoanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm năm được thực trạng tài chính và an

ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác chỉ tiêu tài chính trong

tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thé gặp phải, qua đó

dé ra các quyết định phù hợp với lợi ích của ho

Phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc bắt buộc và cần thiết với các nhàquản lý tài chính mỗi công ty Dé có thé phân tích báo cáo tài chính, họ thường vậndụng các phương pháp phân tích tài chính khoa học và có tính logic để đánh giá tàichính doanh nghiệp Giúp cho các nhà quản lý cấp cao, chủ đầu tư nắm được thực

trạng tài chính trong doanh nghiệp hiện tại Thông qua phân tích báo cáo tài chính

doanh nghiệp, bạn có thể dự đoán gần đúng hoặc chính xác những rủi ro mà doanhnghiệp có thé gặp phải trong tương lai, từ đó có thé đưa ra những phương án giảmthiêu rủi ro, đảm bảo lợi ích cho chủ đầu tư và chủ doanh nghiệp Các cá nhân, tổ

4

Trang 13

chức có liên quan trực tiếp tới lợi ích đều có những mối quan tâm tới thông tin tài

chính và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp Họ thường là những chủ doanh

nghiệp, nhà dau tư (cỗ đông), các tô chức tín dụng (ngân hàng, tổ chức tài chính, hoặcđơn giản chỉ là những người mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó )

Tóm lại có thể định nghĩa một cách khái quát thì phân tích tài chính doanhnghiệp chính là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ đểthu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanhnghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp,giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản ly phù

hợp.

1.2 Nội dung phân tích tài chính tại doanh nghiệp

1.2.1 Các bước phân tích tài chính tại doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.

Vì vậy nó cần được thực hiện theo một tiến trình nghiêm ngặt từng bước một, khôngđược bỏ qua hoặc đảo ngược quy trình đó Có như vậy những kết quả được đưa ra từcông tác phân tích tài chính mới có hiệu quả, mới đáp ứng được những yêu cầu từnhững người sử dụng thông tin phân tích tài chính Các bước trong quá trình tiền hànhcông tác phân tích tài chính được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

So đồ 1.1: Các bước công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

cơ chế quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu quan tâmcủa từng đối tượng Mỗi đối tượng quan tâm tới những mục đích khác nhau nên việcphân tích đối với mỗi đối tượng cũng có những nét riêng, khó xác định khuôn mẫutrong việc tô chức phân tích cho tất cả các đối tượng, tất cả doanh nghiép Giai đoạnchuẩn bị phân tích là một khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng,

5

Trang 14

thời gian, chi phí, công sức và những kết quả mà hoạt động phân tích tài chính đưa

ra Công tác chuẩn bị bao gồm việc xây dựng chương trình phân tích và kế hoạch thu

thập, xử lý tai liệu phân tích Chương trình phân tích phải rõ nội dung phân tích (toàn

bộ hoạt động tài chính hay chỉ là một số van đề cụ thê), phạm vi phân tích (toàn đơn

vị hay một vải bộ phận), thời gian tiễn hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bi), phân

công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức nội dung hội nghị

phân tích (Ban giám đốc hay toàn thể người lạo động) Đặc biệt, trong kế hoạch phântích phải xác định rõ các loại hình phân tích được lựa chọn Tuỳ vào cách thức tiếpcận, có thể kế ra một số loại hình phân tích chủ yếu sau:

- Dựa vào phạm vi phân tích: Phân tích tài chính được chia thành phân tích toàn

bộ (phân tích toàn diện) và phân tích bộ phận (phân tích chuyên đề) Phân tích toàn

bộ là việc phân tích toàn bộ hoạt động tai chính trên tất cả các khía cạnh nhăm làm

rõ các mặt của hoạt động tài chính trong mối quan hệ nhân quả giữa chứng cũng nhưdưới tác động của các nguyên nhân, nhân tố bên ngoài Phân tích bộ phận hay là phân

tích chuyên dé là việc tập trung vào một hay một vài khía cạnh cụ thé, trong pham vi

nào đó trong hoạt động tài chính.

- Dua vào thời điểm tiễn hành phân tích hoạt động tài chính: Phân tích tài chính

được chia thành phân tích dự đoán, phân tích thực hiện và phân tích hiện hành Phân tích dự đoán (phân tích trước, phân tích dự báo) là việc phân tích hướng vào các dự

đoán các hiện tượng có thể xảy ra, các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai Phân

tích thực hiện (phân tích đánh giá, phân tích quá khứ) là việc phân tích tình hình đã

và đang diễn ra trong quá trình tiến hành các hoạt động tài chính nhằm đánh giá thựchiện, kiểm tra thường xuyên trên cơ sở đó điều chính những sai lệch, phát hiện nguyênnhân giúp nhận thức được tình hình thực hiện làm căn cứ đưa ra các quyết định Phântích hiện hành là việc phân tích các nghiệp vụ hay kết quả thuộc hoạt động tài chínhđang diễn ra nhằm xác minh tính đúng đắn của các kế hoạch hay dự đoán tài chính

để có biện pháp điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý trong các dự đoán, kế hoạch tài

chính.

- Dựa vào thời điểm lập báo cáo phân tích: Phân tích tài chính được chia thành

phân tích thường xuyên và phân tích định kì Phân tích thường xuyên được đặt ngay

trong quá trình thực hiện, kết quả phân tích là tài liệu để điều chỉnh các hoạt động

một cách thường xuyên Phân tích định kì được đặt ra sau mỗi kì hoạt động, thường

Trang 15

được thực hiện sau khi kết thúc hoạt động Kết quả phân tích của từng kì là cơ sở đểxây dựng mục tiêu và ra quyết định cho kì sau.

Tóm lại: Trong công đoạn lập kế hoạch phân tích cần làm rõ những van dé

Sau:

- Nội dung phân tích: Can xác định rõ các mang van dé cần được phân tích Cóthé là toàn bộ các chỉ tiêu hoặc một số chỉ tiêu cụ thé Day là cơ sở để xây dựng đềcương cụ thê dé tiến hành phân tích

- Phạm vi phân tích: Có thể là toàn đơn vị hoặc một số đơn vị được chọn làmtâm điểm dé phân tích, tuỳ yêu cầu và thực tiễn quan lý mà xác định nội dung và

b Thu thập thông tin

Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, cần phải tiễn hành sưu tầm và kiểm tratài liệu, bảo đảm yêu cầu đủ, không thiếu, không thừa Nếu thiếu, kết luận phân tích

sẽ không xác đáng, nếu thừa sẽ lãng phí thời gian, công sức, tiền của Tuỳ theo yêucau, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng dot phân tích cụ thê dé tiễn hành thu thập,lựa chọn, xử lý tài liệu Các nguồn thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất đa dạngmột số thông tin là bắt buộc và công khai, một số khác chỉ đành cho cô đông Trong

số các nguồn thông tin nội bộ, thông tin kế toán là nguồn thông tin cơ bản nhất, đượcnhà phân tích phân thu thập trước tiên, bao gồm toàn bộ hệ thống báo cáo tài chính,

ké các các báo cáo kế hoạch, dự toán, định mức, các biên bản kiểm tra, xử lý có liênquan Các tài liệu trên cần được kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp, kiểm tra cácđiều kiện có thé so sánh được rồi mới sử dụng dé tiến hành phân tích Mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được phản ánh trên các báo cáo tài chínhmột cách toàn diện và tổng hợp như tình hình tài sản, nguồn vốn thông qua bảng cânđối kế toán, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinhdoanh, những luồng tiền ra vào, tình hình đầu tư, tài trợ bằng tiền trong từng thời kỳđược thê hiện qua báo cáo lưu chuyền tiền tệ Đó là những cơ sở quan trọng dé tiếnhành phân tích hoạt động tai chính Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được thể hiện

Trang 16

dưới hình thức giá trị nên nhà phân tích có thể định lượng tính toán kết hợp só liệuvới nhau từ đó đưa ra dự đoán, dự báo và đưa ra quyết định Bao gồm 2 mảng chính

đó là: Thông tin nội bộ doanh nghiệp và Thông tin bên ngoài doanh nghiệp.

- Thông tin nội bộ doanh nghiệp

Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo lưu chuyên tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

- Bang cân đối kế toán: Bang cân đôi kế toán là báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn

bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định theo kết cấu: vốn kinh doanh

và nguồn hình thành vốn kinh doanh Kết cau của bảng được chia thành 2 phan: Tàisản và nguồn vốn

+ Phần Tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời

điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp Phần tài sản được phân thành: Tài sản ngắn hạn và Tài

sản dai hạn.

+ Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh

nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp | đối vớitài sản doanh nghiệp đang quan | và sử dụng ở doanh nghiệp Phần nguồn vốn đượcchia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Bảng cân đối kế toán đo vậy lànguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tích tài chính, nó giúp đánh giá đượckhả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, tài sản hiện có

và nguồn hình thành nó, cơ cầu vốn của doanh nghiệp

- Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng hợpcho biết tình hình tài chính doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định Đó là kết quahoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từngloại hoạt động kinh doanh (Sản xuất kinh doanh, Đầu tư tài chính, Hoạt động khác).Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa

vụ với Nhà nước của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó.

Báo cáo kết quả kinh doanh cho ta biết mức lãi, lỗ của doanh nghiệp bằng cáchlay tat cả các khoản tạo nên doanh thu trừ đi các loại chi phí tương ứng Nó có nghĩa

vô cùng quan trọng đến chính sách cổ tức, trích lập các quỹ như khen thưởng, quỹphúc lợi, quỹ trợ cấp, quỹ đầu tư phát triển Các chỉ tiêu trong báo cáo còn là tiền đề

dé dự đoán và xác định được quy mô dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ tính toán

Trang 17

thời gian thu hoi vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng dé ra quyết định đầu tư dải hạn

trong doanh nghiệp.

- Báo cao lưu chuyển tién tệ: Báo cáo lưu chuyền tiền tệ là một trong bốn báocáo tài chính mà doanh nghiệp cần lập dé cung cấp cho người sử dụng thông tin củadoanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanhnghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Báocáo lưu chuyền tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ với bảng cân đối kế toán và bảng kếtquả kinh doanh trong phân tích tài chính Báo cáo lưu chuyên tiền tệ có nghĩa xácđinh lượng tiền do các hoạt động kinh doanh, dau tư hay hoạt động tài chính manglại trong kì và dự đoán các dòng tiền trong tương lai Qua đó có thé chỉ ra được mỗiliên hệ giữa lãi, lỗ và việc thay đổi tiền của doanh nghiệp Day là cơ sở quan trọng dénhà quản lý xây dựng kế hoạch quản lý tiền mặt

- Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tàichính tổng hợp được sử dụng dé giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình sảnxuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báocáo khác không thể trình bày rõ ràng, cu thé và chi tiết được Thuyết minh báo cáotài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung một sốchế độ kế toán được doanh nghiệp áp dụng, giải thích và thuyết minh tình hình kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới

và các kiến nghị của doanh nghiệp Tóm lại, các báo cáo tai chính là nguồn tư liệu

được dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vì các báo cáo trên quan hệ mật

thiết với nhau, báo cáo này bổ sung cho báo cáo kia, sự thay đổi chỉ tiêu của báo cáonày dẫn đến thay đổi chỉ tiêu của các báo cáo khác, mỗi báo cáo là tiền đề, căn cứ taothành một khối thông tin đầy đủ vừa khái quát vừa cụ thể

- Thông tin bên ngoài doanh nghiệp

Việc phân tích tài chính không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo cáo

tài chính mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính doanhnghiệp, như các thông tin về kinh tế, tiền tệ, thuế khoá của quốc gia và quốc tế, cácthông tin về kinh tế, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanh nghiệp Việcquyết định đều gắn với môi trường xung quanh Có thé ké tới một số yếu tố kháchquan tác động tới doanh nghiệp và những thông tin liên quan đến các yếu tố nay cũng

phải luôn được thường xuyên cập nhật:

Trang 18

- Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ Sự phát triển của công nghệgóp phan làm thay đôi phương thức sản xuất, góp phan làm thay đổi trong quản lýdoanh nghiệp dẫn tới các quyết định tài chính cũng phải thay đổi theo.

- Là chủ thé được tự do kinh doanh bình đắng nhưng doanh nghiệp luôn là đốitượng quản lý của các cơ quan Nhà nước Mọi hoạt động của doanh nghiệp bị điềutiết và chi phối bởi cơ chế quản lý tài chính, hệ thống luật, các văn bản quy phạmpháp luật liên quan đến ngành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một sự thayđổi nhỏ về chính sách, chuẩn mực đều có thé dẫn đến quyết định tài chính là đúngdan hay sai lầm

- Kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, rủi

ro tài chính luôn tiềm ẩn, đòi hỏi các doanh nghiệp dự tính mức rủi ro có thể chịuđựng được qua các quyết định tài chính dé có biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiêutốt đa rủi ro vì rủi ro rất đa dạng và phức tạp nên nó có thể làm cho doanh nghiệp bịphá sản hay giải thê

- Doanh nghiệp với sức ép của thị trường cạnh tranh, những đòi hỏi về chất

lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả hàng hoá, chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn,

tinh tế hơn của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp cần có những thông tin nắm bat thịhiếu của khách hang dé thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh

có hiệu quả và chất lượng cao

- Doanh nghiệp phải dap ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốn sở hữutrong cơ cầu vốn Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng ké tới hoạt độngdoanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau

- Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt phải luôn đặt các hoạt động củaminh trong mối liên hệ chung của ngành

Cc Xứ lý thông tin

Trong tài chính có rất nhiều phương pháp, mô hình cũng như công cụ đề xử lýnhững thông tin thu thập được Nhưng trên thực tế, người ta thường sử dụng cácphương pháp chính như: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp so sánh,phương pháp chỉ số, phương pháp phân tích tài chính DuPont

d Thực hiện phân tích

Dựa trên những thông tin thu thập được cũng như việc xử lý thông tin hoàn

tất, thực hiện tiền hành phân tích tai chính của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu dé thực

10

Trang 19

hiện việc đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp đó, dự đoán tương lai

và đưa ra các biện pháp khuyến nghị phù hợp

1.2.2 Phương pháp phân tích tài chính tại doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính tại doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các

công cụ biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan

hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêutài chính tổng hợp và chỉ tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Về lythuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng trên thực tế người ta thường

sử dụng bốn phương pháp sau:

1.2.2.1 Phương pháp so sánh

Điều kiện dé áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thốngnhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán và theo mụcđích phân tích mà xác định sé gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thờigian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch,giá tri so sánh có thể lựa chọn bang sé tuyét đối, số tương đối hoặc số bình quân sosánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực hiện trong ky này với số thực hiện kỳ trước dé thay rõ xuhướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch dé thấy rõ mức độ phan đấu của

doanh nghiệp.

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của cácdoanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hayxấu được hay chưa được

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thé,

so sánh chiều ngang của nhiều kỳ dé thay được sự biến đổi cả về số lượng tương đối

và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

Ưu điểm: Phương pháp này cho phép dé dàng nhận ra sự thay đổi của các dai

lượng tai chính qua các kỳ kinh doanh, hay trong xu hướng chung của toàn ngành,

nhanh chóng đưa ra được những nhận xét đánh giá cần thiết về những biến đổi đó, là

cơ sở đề điều chỉnh các hoạt động tài chính trong tương lai

11

Trang 20

Hạn chế: Đề việc so sánh thực sự có hiệu quả và đạt giá trị cao thì nguồn thôngtin phải đảm bảo đầy đủ, các số liệu phải được so sánh qua một chuỗi thời gian đủdài dé có thé đưa ra được xu hướng thay đôi rõ ràng, việc tính toán phải hoàn thiện,tạo cơ sở để so sánh một cách chính xác và có nghĩa.

1.2.2.2 Phương pháp ty số

Phương pháp tỷ số tỷ số là công cụ phân tích tài chính phé thông nhất, một ty

số là mối quan hệ tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản.Phương pháp phân tích tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng taichính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các ty là sự biến đôi các đại lượng tàichính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các địnhmức, dé nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ

lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu

Trong phân tích tai chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tai chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt

động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về

cơ cau vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ

về khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng

bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau Tuỳ theo giác độ

phân tích, người phân tích lựa chọn các phân tích chỉ tiêu khác nhau dé phuc vu muctiêu phân tích của minh Chọn đúng các ty số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn

ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủkhuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các

hiện tượng nghiên cứu riêng rẽ.

Ưu điểm: Phương pháp này cho phép đánh giá được chỉ tiết từng khả năng tàichính của doanh nghiệp Đây là một phương pháp đòi hỏi những nguồn thông tin tổnghợp từ cả bốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp Như vậy ta có thể nhìn nhận đượctương đối tổng quát và đầy đủ khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính của doanh

nghiệp.

Hạn chế Việc sử dụng phương pháp này bên cạnh tính toán những con số cụthể, người tiến hành phân tích cần phải có một lượng kiến thức và khả năng chuyênmôn tương đối rộng dé có thé đưa ra được những nhận xét đánh giá mang tính chính

xác cao và tăng hiệu quả phân tích.

12

Trang 21

1.2.2.3 Phương pháp cân doi liên hệ

Cơ sở của phương pháp này là dựa trên mối quan hệ của các nhân tố liên hệcân đối doanh thu và chi phí, mua sắm và sử dụng vật tư Có thể xây dựng phươngpháp phân tích mà trong đó, các chỉ tiêu, nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích

được biểu hiện dưới dạng là tổng số hoặc hiệu số (mối quan hệ lỏng lẻo) Trong mối

quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập tách biệt với nhau và cùng tác độngđồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Mỗi một sựbiến đồi của từng nhân tổ độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêuphản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng và không cần phải đặtnguyên tố đó trong các điều kiện giả định

Công thức Dupont được viết như sau:

_ Lợinhuậnròng Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

ROA =— 3 = X TT ohTong tai san Doanh thu thuần Tổng tài sản

Doanh thu thuần

= ROS x —._ , _Tong tai san

ROE = Lợi nhuận ròng Loinhuanrong Doanhthu thuần Tổng tài sản

Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện

và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích cóthê dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont đề tìm ra nguyên

nhân chính xác Ngoài việc được sử dụng đê so sánh với các doanh nghiệp khác trong

13

Trang 22

cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của

doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có

thể sẽ gặp phải Nhà phân tích nêu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phươngpháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh

nghiệp.

Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một sốphương pháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tàichính kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định Trong quá trình phântích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phương pháp sẽ đem lại kết quacao hơn khi phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài chính kết quả mà mỗi chỉ tiêuđem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong môi quan hệ với các chỉ tiêu khác

Do vậy, phương pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng quát đánh giá chungcho đến các phan chỉ tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn nhận tình hình tai chínhtrên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các chỉ số tổng quát về tìnhhình tài chính và dé hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng củadoanh nghiệp, so sánh với những năm trước đó, đồng thời so sánh với tỷ lệ tham chiếu

dé cho thay được xu hướng biến động cũng như khả năng hoạt động của doanh nghiệp

so với mức trung bình ngành ra sao.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Việc đánh giá tình hình của doanh nghiệp được dựa trên các yếu tố định tính

và định lượng như sau:

a Các yếu to định lượng thê hiện nguồn lực tài chính hiện có bao gồm:

- Các chi tiêu đánh giá quy mô nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp

+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dung tông tai san =—————

Tổng tai sản bình quan

14

Trang 23

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tàisản nói chung của doanh nghiệp Nó cho biết một đồng vốn bỏ ra đầu tư vào tài sản

sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sửdụng tong tài sản càng hiệu quả

+ Tỷ lệ doanh thu trên tổng vốn:

Tỷ lê doanh thu trên tỏ F Lợi nhuận thuần

e aoan u tren tong von = =o

yes 8 Von kinh doanh binh quan

Chi tiêu này đo lường sức mạnh sinh lời của đồng vốn, thé hiện tinh hiệu quatrong quá trình tô chức, quản lý hoạt động SXKD của doanh nghiệp Chỉ tiêu này chobiết cứ 1 đồng vốn sử dụng trong quá trình SXKD tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Chỉ tiêu này càng cao doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả.

- Cac chi tiéu danh gia kha nang sinh loi cua doanh nghiép

+ Tỷ suất sinh lời trên tong tài san (ROA):

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài san (ROA): phản ánh khả năng sinh lời của vốnkinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốccủa vốn kinh doanh

Lợi nhuận rong

ROA = ODOTong tai san binh quan

Thông thường ty suất sinh lời trên tổng tài san càng cao đồng nghĩa với việcdoanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả Tuy nhiên, tuỳ từng ngành nghề kinh doanh

mà tỷ số ROA cao hay thấp Với những doanh ngiệp thương mại, tài sản không lớnnên tỷ lệ này thường cao nhưng đối với doanh ngiệp sản xuất, đặc biệt là công nghiệpnặng thì tỷ lệ này tương đối thấp Vì vậy để có được cái nhìn khách quan và chínhxác, cần so sánh tỷ số này với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc tỷ lệchung của ngành Tỷ số này lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ sốnày càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số này nhỏhơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sửdụng tài sản dé tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Các nhà đầu tư thường quan tâmđến chỉ tiêu này vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ

bỏ ra Mặt khác chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tăng cường khả năng kiểm soát và bảotoàn vốn, góp phần giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng bên vững

15

Trang 24

Lợi nhuận ròng

ROE = TT

Von chủ sở hữu bình quan

Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực Ngược lại nếu chitiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu đưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp,doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn Tuy nhiên chỉ số này cao khôngphải lúc nào cũng thuận lợi vì có thé do ảnh hưởng của đòn bay tài chính

+ Tỷ suất sinh lời trên doanh thu:

Lợi nhuận rong

Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời doanh thu (ROS) =

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (Return on Sales — ROS) cho biết khảnăng sinh lời của doanh thu, một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ những biện pháp mà doanh nghiệp ápdụng nhằm làm giảm chỉ phí có hiệu quả

- Các chi tiêu đánh gia kha năng thanh toán cua doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanhnghiệp có được dé đáp ung nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức

có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dangtiền tệ, các khoản phải thu từ các cá nhân, tổ chức mắc nợ doanh nghiệp Các tài sản

có thê chuyên đôi thành tiền Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vayngân hàng, nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sảnphẩm hàng hoá mà doanh nghiệp phải trả cho người bán, các khoản phải nộp Nhànước, phải trả người lao động khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng

công tác tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra khả năng thanh toán còn ảnh hưởng

đến uy tín của doanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu này được các nhà đầu tư, nhà cungcấp đặc biệt quan tâm

+ Khả năng thanh toán tổng quát:

Khả năng thanh toán tổng quát = _ Tổng tài sản _Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện tại mà doanh nghiệpđang quản lý so với tổng nợ phải trả Có nghĩa là một đồng nợ phải trả được đảm bảobăng bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏtổng tài sản hiện có không đủ trả nợ số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán Chỉ sốnày càng cao càng tốt cho doanh nghiệp

16

Trang 25

+ Kha năng thanh toản nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khanăng thanh toán của doanh nghiệp đến từ các tài sản có thanh khoản cao sau khi đã

loại trừ đi hàng tồn kho, một khoản mục có mức độ chuyền thành tiền mặt thấp Nói

cách khác, tỷ số này đo lường mối quan hệ của các tài sản ngắn hạn có khả năngchuyên đổi thành tiền nhanh so với nợ ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán nhanhcho thấy một đồng nợ ngăn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

có khả năng chuyên đổi thành tiền nhanh của doanh nghiệp Tỷ số này càng cao chứng

tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt Ty số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn

1 cho thấy tài chính của doanh nghiệp đang trong tình trạng suy yếu, có khả năngkhông đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ trong ngăn hạn Hệ số khảnăng thanh toán nhanh được xác định bằng mối quan hệ giữa TSLĐ, hàng tồn kho và

tong nợ ngắn hạn bằng công thức:

¬ „ Tổng tài sản ngắn hạn— Hàng tồn kho

Kha năng thanh toản nhanh =————————————

Tong nợ ngan han

+ Kha năng thanh toán tức thoi:

" ,_„_ „ _ Tiền + Các khoản tương đương tiền

Kha năng thanh toán tức thời = —_. ,

Tong nợ ngan han

Ý nghĩa của chỉ tiêu này là đánh giá việc thanh toán đối với các khoản nợ đến

hạn ngay tức thời Chỉ tiêu này càng cao doanh nghiệp sẽ càng có uy tín, được các

nhà cung cấp và các nhà đầu tư tin cậy hơn Tuy nhiên chỉ tiêu này cao không phảilúc nào cũng tốt vì chỉ tiêu này càng cao thì chỉ phí cơ hội của doanh nghiệp cànglớn Vì vậy doanh nghiệp nên cân nhắc xem tỷ số này bao nhiêu là phù hợp ở từngthời kỳ dé đảm bảo được khả năng thanh toán và giảm thiểu chi phí cơ hội Tiền tươngđương có là các khoản có thé chuyển đổi thành một lượng tiền biết trước (thươngphiếu, các loại chứng khoán ngắn hạn )

+ Khả năng thanh toán ngắn hạn:

¬ „ ở Tổng tài san ngan hạn Kha năng thanh toản ngăn hạn = ———————

Tong nợ ngan han

Khả năng thanh toán ngăn hạn cho thay sự đảm bảo của các khoản nợ trongngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết cứ mỗiđồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồngTSLĐ Với chỉ số này, nếu mức đảm bảo lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp dự trữ thừa

17

Trang 26

TSLD dé đảm bao cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Còn nếu tỷ số này nhỏhơn 1 tức là doanh nghiệp không đủ tài sản có thé sử dụng ngay dé thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

- Chi tiêu phản anh sự độc lập tài chính cua doanh nghiệp

+ Hệ số no:

ar, Tổng nợ

Hệ sô nợ = Tong tài san

Hệ số nợ phan anh mức độ sử dung vốn vay của doanh nghiệp đồng thời nócòn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối diện

Một đồng tài sản được tài trợ bằng bao nhiêu đồng nợ hoặc một đồng nguồnvốn được hình thành từ bao nhiêu đồng nợ Tỷ số này cao thê hiện sự bat lợi đối vớicác chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năngsinh lời cao Tuy nhiên nếu hệ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạngmắt khả năng thanh toán và trong tương lai doanh nghiệp khó huy động tiền vay đểphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình

+ Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn:

Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn = Von chủ sở hữu_TOng nguon von

Ty lệ VCSH so với tổng nguồn vốn giúp nhà dau tư có một cái nhìn khái quát

về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Tỷ sé nay cho biét VCSHchiếm bao nhiêu phan trong tong nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số này càng lớnchứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yêu bởi nguồn VCSH Như vậy

doanh nghiệp sẽ gặp ít khó khăn hơn trong tài chính.

b Các yếu to định tính

Các yêu tổ định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồnlực tài chính thé hiện thông qua: trình độ tô chức, trình độ quản lý, trình độ côngnghệ, chất lượng nguồn nhân lực

1.3 Sw cần thiết của công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp

Cũng giống như con người, mỗi doanh nghiệp đều có cuộc đời riêng của mình,đều phải trải qua các giai đoạn ra đời, phát triển, trưởng thành và suy thoái Nội lực

của mỗi doanh nghiệp, cùng với sự tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh,

có nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển không ngừng, bên cạnh đó có không

it các doanh nghiệp phải đối mặt với việc giải thé, phá sản Trong sự phát triển không

18

Trang 27

ngừng của nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường chịu sự chi phối bởi các quy

luật giá tri, quy luật cạnh tranh và chịu sự quản lý của Nhà nước các doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế không chỉ phát triển lên bằng chính nội lực của mình

mà còn phụ thuộc vào các yếu t6 xung quanh, làm thé nào dé doanh nghiệp có théđưa ra định hướng phát triển của mình và thực hiện được những mục tiêu đề ra là câu

hỏi mà các doanh nghiệp luôn đặt ra Công tác phân tích tài chính giúp trả lời câu hỏi

đó, mức độ chính xác, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và quản tri doanh nghiệpphụ thuộc rất lớn vào thông tin đưa ra từ phân tích tài chính Bên cạnh đó, những kếtluận được đưa ra từ quy trình phân tích tài chính còn cung cấp cho các cơ quan quản

lý cấp trên, nhà đầu tư, ngân hàng, người lao động nắm bắt được những thông tinphục vụ cho mục tiêu của mình Chính vì thế, phân tích tài chính tỏ ra thực sự có ích

và vô cùng cần thiết đặc biệt với sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân

hàng, của thị trường tài chính như hiện nay Nó không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp

mà còn cho tất cả các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

trên các góc độ khác nhau.

1.3.1 Đối với chủ doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp trước hết giúp doanh nghiệp xác định đúngđắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp của mình trong từngthời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy độngvốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động củadoanh nghiệp Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hìnhthức mới cho phép các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên ngoài

Do vậy phân tích tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn

trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảocho doanh nghiệp hoạt động liên tục và có hiệu quả với chi phí huy động vốn ở mứcthấp nhất Chủ doanh nghiệp thường là các nhà quản trị doanh nghiệp Công việc của

họ là trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp Chính bởi vì họ là nhà quản lý nên

họ sẽ có nhiều thông tin phục vụ cho công việc phân tích báo cáo tài chính doanh

nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp có những ý nghĩa sau với chủ doanh nghiép:

19

Trang 28

- Giúp tao ra chu ky đánh gia hiệu qua của từng hoạt động của doanh nghiệp và

thực hiện những nguyên tắc về quản lý tài chính, hiệu quả tài chính (lợi nhuận) vàkhả năng giải quyết rủi ro, thanh toán tài chính của doanh nghiệp

- Đảm bảo các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư và tai trợ cũng như phân

phối các loại nhuận được chính xác và sát với thực trạng của doanh nghiệp.

- Lượng thông tin thu nhận được từ việc phân tích tài chính sẽ cung cấp các căn

cứ cho nhà quản lý doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra và giám sát các hoạt động

quản lý trong doanh nghiệp và các thông tin phục vụ cho việc dự đoán tài chính.

1.3.2 Đối với chủ đầu tư

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn,mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hìnhhoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp

Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tai trợ Trên cơ sở phântích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhàđầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp,

từ đó đưa ra những quyết định phù hợp Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vàomột dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương

Bên cạnh đó, chính sách phân phối cé tức và cơ câu nguồn tai trợ của doanhnghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng bởi vì nó trực tiếp tácđộng đến thu nhập của họ Ta biết rang, thu nhập của cổ đông bao gồm phan cô tứcđưa chia hàng năm và phan giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường Một nguồntài trợ với ti trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bay tài chính tích cực vừagiúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cô phiếu và thu nhập trên mỗi

cô phần thường (EPS) Hơn nữa, các cô đông chi chấp nhận đầu tư mở rộng quy môdoanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng Bởi vậy, các yếu tốnhư tông số lợi nhuận ròng trong ky có thé dùng để trả lợi tức cô phan, mức chi lãitrên một cô phiếu năm trước, sự xếp hạng cô phiếu trên thị trường và tính ôn định củathị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn đượccác nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính

1.3.3 Đối với các tổ chức tín dụng

20

Trang 29

Các tổ chức tín dụng khá giống với chủ đầu tư ở việc sử dụng vốn vào các hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên một bên là cho vay và một bên là rót

doanh nghiệp thông qua khả năng sinh lời của dự án doanh nghiệp.

Công việc phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc quan trọng cần phảithực hiện đối với mỗi dự án của doanh nghiệp Các nhà quản lý tài chính có kỹ năngđều có những phương pháp riêng của họ đề có thê phân tích báo cáo tài chính doanhnghiệp một cách hiệu quả nhất

1.4 Cac nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp1.4.1 Các nhân tố bên ngoài

a Cac yéu to kinh té

Các yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tô như tốc độ tăng trưởng và su ôn địnhcủa nên kinh tế, sức mua, sự ôn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái tất

cả các yêu tô này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Lãi suất thị trường có ảnh hưởng đến lãi suất đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hộihuy động vốn của doanh nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Mức độ lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đếntốc độ đầu tư vào nền kinh tế, lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tănglên và tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định

Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra biến động về các con số

và các thông tin sử dụng khi phân tích Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin sử

21

Trang 30

dụng Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính,bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phủ hợp thì kết quả mà phântích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì Vì vậy, có thê nói thôngtin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính Từ nhữngthông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tinbên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích cóthể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xuhướng phát triển trong tương lai Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước khôngngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác mộtđồng tiền trong tương lai Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiếtlàm nên sự phù hợp của thông tin Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin khôngcòn độ tin cậy và điều nay tất yéu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh

nghiệp.

b Khuôn khổ pháp lý — cơ chế chính sách

Chính trị và pháp luật bao gồm các yếu tố quan điểm, đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, hệ thống pháp luật hiện hành, xu hướng chính trị Chính phủ

có vai trò quan trọng trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh

tế, tài chính, tiền tệ, hoạt động của Chính phủ có thé tạo ra những nguy cơ cũng nhưnhững cơ hội cho doanh nghiệp Sự ôn định về chính trị, nhất quán về quan điểm,chính sách của Nhà nước luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư

Trong nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò là hàngrào pháp lý tạo ra môi trường kinh doanh bình đắng, thuận lợi, bảo vệ quyên lợi vàlợi ích hợp pháp của chủ thé kinh tế, tổ chức, các nhân công dân trong xã hội Nhân

tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là sự đồng bộ thốngnhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh những quyđịnh của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêmminh triệt để Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được pháp luật thừa nhận,pháp luật quy định cơ chế đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, tạo ra những điều kiệnthuận lợi cho hoạt động kinh doanh lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội, đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ồnđịnh, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Những quy định pháp

22

Trang 31

luật về hoạt động kinh doanh, hệ thống văn bản pháp luật nhất là Luật Doanh nghiệp,chế độ kế toán nêu phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế - xãhội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu

quả hơn.

Đây là một yếu tố có ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động tài chính củadoanh nghiệp Luật pháp yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động đều phải có báo cáo tàichính phù hợp với quy mô và đảm bảo các yêu cầu pháp lý của Nhà nước trong lĩnhvực này Ví dụ như: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính với đầy đủ nội dungtheo yêu cầu trong từng năm kế toán, các báo cáo tài chính này phải được kiểm toánđầy đủ trước khi đưa ra công bố chính thức Môi trường pháp lý có rõ ràng và chặtchẽ hay không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp.Ngoài ra nó còn có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động này, có thé theohướng tích cực hoặc tiêu cực Việc tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp trong lĩnh vựctài chính sẽ giúp các doanh nghiệp định hướng rõ ràng hơn Đồng thời khi có mộtkhuôn khổ pháp lý rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp nhìn nhận theo khung tiêu chuẩn,việc phân tích tài chính sẽ được chuẩn hóa, doanh nghiệp không gặp khó khăn trongviệc định hướng cho việc phân tích, tạo điều kiện thuận lợi dé lập kế hoạch phân tích

Cc Kỹ thuật — công nghệ

Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp Các yếu tô côngnghệ thường biéu hiện như phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới,thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệphát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ détạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thịtrường, nâng cao năng suất, đồng thời có thé tiết kiệm chi phi sản xuất, làm tăng sản

lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, lợi nhuận từ đó tăng năng lực tài chính của doanh

nghiệp Tuy vậy nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực

cạnh tranh nếu doanh nghiệp không có đổi mới công nghệ kịp thời Khi doanh nghiệp

đã hiều biết được ảnh hưởng của yếu té này thì sẽ có biện pháp dé thay đổi và cải tiễn

Trang 32

các con số tính toán, các chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính Từ đó các báo cáotài chính sẽ trở nên đáng tin cậy hơn, đưa ra được tình hình thực tế hoạt động tài chínhhiện nay của doanh nghiệp, cung cấp cái nhìn đúng đắn cho những nhà quản trị doanhnghiệp, những đối tượng khác quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

1.4.2 Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp

a Quan điểm của nhà quản lý

Trong nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phan vận hành theo cơ chế thị trường,

bất kỳ một DN, tô chức kinh doanh nào đều phải lựa chọn cho mình một cơ cau tô

chức quan lý riêng Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tổ chức làm ăn thua lỗ,phá sản, phát triển chậm đều do cơ cấu tô chức quản lý chưa hợp lý, chưa phù hợpvới thực tiễn Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao tìm cho mình một

cơ cấu tô chức quản lý hợp lý Bởi lẽ khi có một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý thìmới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn và

tô chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hòa phối hợp các hoạt động

nhằm đạt được mục đích chung đề ra

Khi các nhà quản lý doanh nghiệp chú trọng và nhận thức được tầm quan trọng

của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp thì hoạt động này sẽ được diễn ra

thường xuyên, phù hợp và được đầu tư cả về nhân sự và trang thiết bị để phục vụ

trong quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp

Ngoài ra, nếu các nhà quản lý biết và hiểu được công tác phân tích tài chínhdoanh nghiệp sẽ có sẽ lựa chọn áp dụng các phương pháp và tần suất phù hợp đề thựchiện phân tích tài chính đối với doanh nghiệp của mình dé từ đó đưa ra được cácquyết định đúng đắn, chính xác và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp

Ngược lại khi phân tích tài chính ở các công ty không được chú trọng do ban

lãnh đạo công ty chưa thấy hết được vai trò của phân tích tài chính dẫn đến công tácphân tích tài chính tại các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện sơ sài chat lượng phân tíchthấp không mang lại được hiệu quả như mong đợi

Vì vậy dé công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp có thé phát huy đượctối đa hiệu quả đòi hỏi nhà quản lí doanh nghiệp hay các chủ doanh nghiệp đó phảisát sao quan tâm va có những chiến lược cụ thê bồ trí nhân viên và lựa chọn phương

pháp phân tích tài chính phù hợp với doanh nghiệp mình.

b Trình độ công nghệ

24

Trang 33

Trình độ công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho doanhnghiệp phát triên một cách bền vững và nhanh chóng Trong điều kiện cạnh tranh gaygắt như hiện nay thì hệ thống công nghệ hiện đại vô cùng quan trọng Hệ thống trangthiết bị đời mới, theo kịp với công nghệ có thể giúp doanh nghiệp tiến hành công việcnhanh chóng, chính xác và an toàn hơn Một hệ thong may tính hiện đại với phầnmềm hỗ trợ sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp lập kế hoạch, theo dõi, giám sátcông việc kinh doanh một cách hiệu quả Đồng thời khi công nghệ thông tin ngàycàng bùng nô như hiện nay thì hệ thống Internet sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thôngtin chính xác và kịp thời để có những quyết định sáng suốt trong quá trình kinh doanh.Với máy móc, thiết bị hiện đại, các phần mềm, ứng dụng thông minh có thể hỗ trợ

doanh nghiệp trong công tác phân tích tài chính được nhanh hơn, chính xác hơn.

Cc Trình độ can bộ phân tích

Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó

như thé nào dé đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều khôngđơn giản Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích Từ cácthông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập cácbảng biểu Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng

sẽ không nói lên điều gì Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mốiliên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thê củadoanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh,điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên Hay nói cách khác, cán bộphân tích là người làm cho các con số “biết nói” Chính tam quan trọng và sự phức

tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

d Phương pháp phan tích

Phương pháp phân tích tài chính nhìn thì thấy khá đơn giản nhưng việc ápdụng chúng vào từng ngành doanh nghiệp cụ thé dé cho ra đánh giá chính xác nhấtlại là điều không phải dé dàng Đối với từng doanh nghiệp khác nhau với đặc thùngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, thị trường riêng, nhà phân tích cần linh

hoạt lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phù hợp Ví dụ như khi mới thành lập doanh

nghiệp khó có thé nào sử dụng phương pháp so sánh dé thấy xu hướng biến động quacác năm Hay như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính chất mùa vụ như xây

25

Trang 34

dựng, thực phẩm theo mùa khi phân tích cũng cần chú ý, nếu không sẽ dẫn đến kếtluận thiếu chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Các phương pháp phân tích khi sử dụng đều có ưu và nhược điểm riêng Nhàphân tích trên cơ sở đó cần có đánh giá thích đang không chỉ dựa vào cảm quan cácchỉ số mà phải tìm được nguyên nhân sâu xa của vấn đề phân tích

e Độ chính xác của các chỉ tiêu

Độ chính xác của các chỉ tiêu ví dụ như: khả năng thanh toán, khả năng sinh

lời, khả năng tự tài trợ sẽ có ảnh hướng đến chất lượng phân tích tài chính Dé cóđược thông tin đã khó, việc xử lý các thông tin dé đưa ra được những con số cũng làmột vấn đề không kém phần phức tạp và đòi hỏi sự chính xác gần như là tuyệt đối.Điều đó đồng nghĩa với việc yêu tố chính xác trong các chỉ tiêu cần được quan tâmhàng đầu Do đó chi cầẦn một sự sai sót nhỏ có thé dẫn đến sai phạm lớn cho nhữngkết luận tài chính Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với những người thực hiện phân tích là

cần tính toán ti mi, cần thận, đạt kết quả kết luận trong mối quan hệ đa chiều với các

kết quả khác dé kiêm tra sự mâu thuẫn hoặc có sai sót nào không dé đưa ra biện phápkhắc phục phù hợp

f Chi tiéu trung binh nganh

Phân tích tài chính sẽ trở nên day đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của

hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hànhphân tích Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay

thấp, tốt hay xấu khi được so sánh với một con số cơ sở nào đó mà ở đây chính là chỉ

tiêu trung bình ngành, chỉ số tài chính của các đối thủ cạnh tranh Thông qua việc sosánh đối chiếu nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình và đánhgiá được thực trạng tài chính cũng như là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp mình.

26

Trang 35

CHUONG 2: THUC TRANG CONG TÁC PHAN TÍCH TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY HIỆP HƯỜNG (TNHH)

2.1 Tổng quan về Công ty Hiệp Hường (TNHH)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Hiệp Hường (TNHH)

- Tên công ty: Công ty Hiệp Hường (TNHH)

- Loài hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu han có hai thành viên trở lên.

- Dia chi tru sở:

+ Địa chỉ đăng ký: Số 360 Trần Phú - phường Đông Ngàn - thi xã Từ Sơn - tinhBắc Ninh

+ Địa chỉ giao dịch: Số 360 Trần Phú - phường Đông Ngàn- thị xã Từ Sơn - tỉnhBắc Ninh

- Điện thoại: 0241 3831017 — Fax: 0241 3760 009

+ Mua bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất;

+ Xây dựng các công trình dân dụng, thủy lợi vừa và nhỏ;

+ Mua bán và chế biến gỗ;

+ Mua bán máy móc công trình, thiết bị điện;

+ Xây dựng các công trình giao thông;

+ Kinh doanh vận tải bằng ô tô;

+ Xây dựng các công trình công nghiệp;

+ San lap mặt bằng, làm đường giao thông nội bộ trong mặt băng xây dựng

Công ty Hiệp Hường (TNHH) được thành lập tháng 12 năm 2002.

Công ty Hiệp Hường (TNHH) được thành lập và phát triển cùng với sự ra đời

và phát triển của nghành xây dựng Bắc Ninh nói riêng và ngành xây dựng cả nước

27

Trang 36

nói chung Trải qua hơn 15 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã không ngừng lớnmạnh về mọi mặt Hầu hết các công trình công cộng, dân dụng, cơ sở vật chất cácban ngành trên địa ban tinh Bắc Ninh và các tỉnh trong cả nước từ miễn trung trở ra,công ty đều được giao thi công xây dựng Tat cả các công trình sau khi hoàn thànhđưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả tốt, chưa có sự cố nào xảy ra.

Công ty đã thi công xây dựng rất nhiều công trình lớn va đã tích luy đượcnhiều kinh nghiệm, luôn áp dụng khoa học kỹ thuật thi công công trình đảm bảo chấtlượng tốt, kỹ — mỹ thuật cao, đúng yêu cầu thiết kế và được chủ đầu tư tín nhiệm.Đặc biệt trong quá trình hành nghề doanh nghiệp luôn thé hiện tính cần lao, trungthực phát huy trí tuệ, đoàn kết một lòng nhằm phát huy thé chủ động hành nghé hiệu

quả và đúng pháp luật.

Công ty đã thi công nhiều công trình trên nhiều địa phương, luôn dành được

uy tín đối với Chủ đầu tư và nhân dân bởi chất lượng tốt — tiến độ nhanh — giá thành

hợp lý.

Doanh thu của Công ty hàng năm đạt từ 20-30 tỷ Uy tín mỗi ngày một tăng,

cơ sở vật chất lớn mạnh, đội ngũ kỹ thuật và thợ lành nghề thường xuyên được bồidưỡng đào tạo nên đã xây dựng được nhiều công trình trong và ngoài tỉnh đạt chất

lượng cao.

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước xoá bỏ bao cấp chuyênsang cơ chế thị trường Công ty vẫn tồn tại, đứng vững thé hiện ở kết quả SXKD, cácmục tiêu kế hoạch đều đạt năm sau cao hơn năm trước và chưa năm nao bị thua lỗ

Trong những năm gần đây thực hiện quy chế đấu thầu thi công xây lắp các công trìnhxây dựng Công ty đã trúng thầu thi công nhiều công trình đạt chất lượng và hiệu quảcao, có công năng sử dụng tốt

Dưới đây xin trích dẫn một số công trình mà công ty đã thi công trong những

năm qua:

- Khách sạn 7 tầng Hà Nội

- Nhà hiệu bộ + ký túc xá - Trường CD TM &DL Thái Nguyên

- Nhà ở chiến si 3 tang + Sân vườn, Ha tang kỹ thuật - Trường sỹ quan Tangthiết giáp

- Nha ở bộ đội D16 cao xa 12,7 ly/FBB3/QK1 — Sư đoàn 3/QK1

- Nhà chỉ huy D79/BTM - Cục hau can/ QK1

28

Trang 37

- Nhà làm việc Cục hậu cần/ QKI1

- Hạ tầng tiểu đoàn D79/BTM - Cục hậu cần/ QKI

Và một số công trình khác

2.1.2 Cơ cau tô chức của Công ty Hiệp Hường (TNHH)

So đ 2.1: Sơ dé bộ máy cơ cầu tổ chức của công ty TNHH Hiệp Hường

Phòng Kế hoạch

kỹ thuật hành chính

chính kế toán

Phân xưởng sản xuất Đội xây dựng

Xưởng cơ khí Đội XLI Đội XL2 Đội XL3

trước công ty về công việc làm ăn, thu, chi, lỗ lãi

Quan hệ trực tiếp (hoặc uy quyền quan hệ) với các đối tác và các ban nghànhchức năng dé dam bảo công ăn việc làm và đời sống của cán bộ và công nhân trong

đơn vị Quyết định điều động cán bộ, công nhân, thiết bi, vật tư, tiền vốn dé đầu tư

phục vụ công trình cụ thể trên nguyên tắc hợp lý, hợp tình, hiệu quả, đúng pháp luật

- Phó Giám đốc Công ty

29

Trang 38

Gồm 1 Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành công việc trong lĩnhvực phụ trách Có kế hoạch chiến lược và kế hoạch cụ thé giup giám déc diéu hanhcông việc kinh doanh hiệu qua đúng pháp luật Được thay mat Giám đốc uỷ quyền

thay mặt Công ty giao dịch và thanh toán.

- Cac phong ban

Giúp Giám đốc quan lý điều hành công việc trong Công ty, có kế hoạch cụ thégiúp Ban Giám đốc công ty điều hành công việc kinh doanh có hiệu quả đúng pháp

luật.

Đôn đốc kiểm tra các đội t6 sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng hướng chiđạo của Giám đốc

+ Phòng Kế toán chịu trách nhiệm về mảng tài chính kế toán của Công ty,

thực hiện các công việc liên quan đến chế độ chính sách cho toàn Công ty Nhiệm vụ

chính của phòng:

° Tham mưu giúp Giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước

về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh té,kiểm soát tài chính tại Công ty;

° Quản lý dử dụng vốn, ngân sách và các nguồn vốn do Công ty huy động được;

° Tổng hợp các báo cáo quyết toán tài chính và báo cáo tài chính khác của Công

ty Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành, bảo đảm đúng quy định của

pháp luật;

° Chiu trách nhiệm thu nhận, lưu trữ, xử lý và bảo quản các hồ sơ, số sách về số

liệu kinh doanh của Công ty;

° Sao chép, lưu trữ văn thư, lên lịch công tác, ghi chép biên bản các cuộc họp,

tong hợp chương trình, hoạt động của Công ty;

° Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính;

° Bên cạnh đó, phòng Kế toán còn thực hiện va theo đõi công tác tiền lương,tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người laođộng trong Công ty, thanh toán, quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụkinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định, đảm bảo tuyển dung và xâydựng, phát triển đội ngũ nhân viên theo yêu cầu, chiến lược, xây dựng các nội quyhoạt động của công ty, tô chức các phòng ban

+ Phong Kỹ thuật co nhiệm vụ chính sau:

30

Ngày đăng: 29/06/2024, 01:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Tình hình biến động nguon vốn của Công ty 2017 — 2019 - Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường (TNHH)
Bảng 2.2 Tình hình biến động nguon vốn của Công ty 2017 — 2019 (Trang 51)
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về hang ton kho - Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Hiệp Hường (TNHH)
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu về hang ton kho (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w