Tuynhiên, theo Bộ TT&TT, "livestream" là tính năng cho phép tài khoản mạng xãhội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực.1 Ngoài ra, nhóm tác giả muốnlàm rõ rằng thông qua việc b
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ BÀI:
Phân tích các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong năm
2024
Hà Nội – 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 01
Lớp: N23.TL3
1
Trang 21 Kế hoạch làm việc của nhóm
Đầu
việc
lớn
Giai
Đầu
việc
lớn
Giai đoạn
Nhiệm vụ
hạn
2 Phân chia công việc và họp nhóm
S
T
T
Họ và
tên
Công việc thực hiện
Tiến độ thực hiện (đúng hạn)
Mức độ hoàn thành Họp nhóm Kết
luận Xếp loại
Ký tên
Có Không Tốt Trung
bình
Không tốt
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng 1
Nguyễn
Đức
Bình
Đầu tư công
2 Nguyễn
Quỳnh
Chi
Luận điểm
3, đặt vấn
Trang 3đề, kết luận 3
Võ Hà
Chi
Luận điểm 1
4
Nguyễn
Đức
Cường
Luận điểm
1, các khái niệm
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2024
Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
NỘI DUNG 2
I Một số khái niệm 2
II Các lập luận ủng hộ 2
1 Luận điểm 1: Bảo vệ, bảo đảm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người 2
2 Luận điểm 2: Quy định này không vi phạm quyền tự do ngôn luận 4
3 Luận điểm 3: Hạn chế quyền con người, quyền công dân trong trường hợp cần thiết 5
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
PHỤ LỤC 11
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Có thể thấy quyền con người, của công dân luôn được
đề cao, việc đảm bảo các quyền này luôn được nhà nước đặt lên hàng đầu Tuy nhiên, hiện nay, việc livestream tự do, không kiểm soát đang gây ra thực trạng nhiều nội dung độc hại, phản cảm, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, đi ngược lại với những gì một nhà nước thượng tôn pháp luật
và Hiến pháp luôn cố gắng bảo vệ từ trước đến nay Từ đó, có thể khẳng định việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước là hoàn toàn cần thiết Quan điểm này sẽ được nhóm tác giả trình bày trong bài tiểu luận này
Trang 6NỘI DUNG
I Một số khái niệm
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm livestream trên mạng xã hội và các vấn đề pháp lý liên quan Tuy nhiên, theo Bộ TT&TT, "livestream" là tính năng cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực.1 Ngoài ra, nhóm tác giả muốn làm rõ rằng thông qua việc ban hành quy định xin phép cơ quan nhà nước trước khi livestream, nhà nước sẽ chỉ cấm đối với các nội dung livestream vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và của cộng đồng nói chung Quy định này sẽ chỉ đóng vai trò như một thước đo sàng lọc, kiểm duyệt trước các nội dung độc hại chứ không làm ảnh hưởng đến các quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin của người dân Ngoài ra, trong khuôn khổ của bài viết, mục đích của nhóm tác giả không phải chứng minh tính hiệu quả hay tính khả thi của quy định này mà là chứng minh quy định này hoàn toàn hợp hiến và góp phần bảo vệ quyền con người nói riêng và Hiến pháp nói chung
II Các lập luận ủng hộ
1 Luận điểm 1: Bảo vệ, bảo đảm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người
Khoản 1 điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, baọ lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Ngoài
ra, khoản 2 điều 15 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác” Từ hai quy định trên, nhận thấy quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi người mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng Đồng thời nhà nước có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo đảm quyền này theo điều 3 Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”
Trước hết, “danh dự” là sự coi trọng và đánh giá của dư luận xã hội, mọi người xung quanh dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp đối với một người hoặc một tổ chức cụ thể “Nhân phẩm” là những phẩm chất, giá trị chỉ con người mới có và tạo nên tư cách, vị thế, sự khác biệt với các loài động vật khác 2Danh
dự, uy tín của mỗi người không thể đo đếm hay mua bán, đánh đổi bằng vật
1Minh Đức (2023), “Mạng xã hội có giấy phép mới được cung cấp dịch vụ livestream”, Báo Điện tử Chính phủ,
https://baochinhphu.vn/mang-xa-hoi-co-giay-phep-moi-duoc-cung-cap-dich-vu-livestream-102230718160318404.htm#:~:text=B%E1%BB%99%20TT%26TT%20cho%20bi%E1%BA%BFt%2C%20hi
%E1%BB%87n,video%20theo%20th%E1%BB%9Di%20gian%20th%E1%BB%B1c (truy cập ngày
12/11/2023).
2 Phùng Thị Ngọc Anh (2018), Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm sức khoẻ, danh dự nhân
phẩm của con người theo Hiến pháp năm 2013, Hà Nội, tr 12.
2
Trang 7chất, tiền bạc, cũng không tự nhiên mà có mà được xây dựng, bồi đắp qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi người Có thể thấy, danh dự là thứ thiêng liêng, cao quý, gắn với tên tuổi, sự nghiệp đời sống cá nhân của mỗi người, là quyền cơ bản, tự nhiên của mỗi con người được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng và thực hiện các biện pháp bảo vệ
Tuy nhiên, hiện nay việc livestream tự do đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người dân Livestream đang trở thành một công cụ hiệu quả giúp các nhóm đối tượng khác nhau thực hiện hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác một cách dễ dàng hơn Với những người sức ảnh hưởng không quá lớn, họ vẫn có thể ngang nhiên livestream nói xấu, phỉ báng người khác trong vòng bạn bè của họ chỉ bằng vài thao tác rất đơn giản Những cá nhân này có thể thoải mái miệt thị, tung tin đồn thất thiệt về người khác mà chẳng chịu bất cứ hình phạt nào nếu họ chọn tính năng không lưu lại livestream sau đó Nhưng nghiêm trọng hơn, nhóm đối tượng
đã có sức ảnh hưởng sẵn với lợi thế có một lượng lớn những người quan tâm, theo dõi mỗi ngày cùng đang sử dụng livestream chửi bới người khác như một công cụ để vừa duy trì và gia tăng sức hút với dư luận, vừa thu về lợi nhuận khủng cho bản thân Một trong ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là Phạm Thoại, người tường xuyên livestream bán hàng online kèm những lời lẽ thô tục, xúc phạm người khác nhưng vẫn được cư dân mạng tung hô là “ông hoàng livestream”, thậm chí mua hàng ủng hộ với số lượng lớn.3
Hệ quả tất yếu của thực trạng trên là các cá nhân bị xúc phạm trên livestream sẽ phải đối mặt với áp lực tâm lý lớn do đi đâu, họ cũng bị nhận ra, đối mặt với nguy cơ mất các mối quan hệ, mất sự nghiệp do những lời tiếng đàm tiếu được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Khi các doanh nghiệp bị phỉ báng, hứng chịu tin đồn thất thiệt qua livestream, họ thậm chí còn phải đối mặt với nguy cơ đánh mất lòng tin khách hàng, giảm doanh số, bị cộng đồng tẩy chay dẫn đến thua lỗ kéo dài, thậm chí phá sản Như vậy, có thể khẳng định việc livestream tự do không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền con người, vi hiến mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe và đời sống của các cá nhân và uy tín của các tổ chức trong xã hội
Từ đó, quy định này là vô cùng cần thiết, phù hợp với thực tiễn và giải quyết triệt để, hiệu quả vấn đề hiện nay Thứ nhất, danh dự, nhân phẩm mang giá trị tinh thần thiêng liêng đối với mỗi người nhưng khi cá nhân, tổ chức livestream tự do như hiện nay, người bị xúc phạm ít nhiều cũng đã bị tổn thương, chịu những tổn thất không nhỏ về danh dự, uy tín thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà ngay cả việc thu hồi, yêu cầu xóa livestream cũng không thể khắc phục được Thứ hai, việc ban hành quy định xin phép khi livestream sẽ giúp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết triệt để vấn
đề xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thay vì phải đợi người dân xem livestream, quay lại minh chứng và tố cáo hành vi này với cơ quan chức năng
3 Hà Nhi (2019), “Livestream vô cảm: Lỗi do cả người xem?”, Báo Pháp luật, https://baophapluat.vn/livestream-vo-cam-loi-do-ca-nguoi-xem-post305895.html (truy cập ngày 12/11/2023).
3
Trang 8hay thậm chí đợi các vụ kiện đối với các đối tượng vi phạm quyền này diễn ra Thứ ba, với cơ chế xử phạt những kẻ vi phạm còn lỏng lẻo, chưa có tính răn đe,4
quy định này sẽ góp phần ngăn chặn hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng ngay từ đầu thay vì chờ những vi phạm đó diễn ra và xử phạt Từ đó, có thể khẳng định việc ban hành quy định yêu cầu các
cá nhân, tổ chức xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi livestream góp phần bảo đảm quyền được bảo vệ danh dự, uy tín
2 Luận điểm 2: Quy định này không vi phạm quyền tự do ngôn luận
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”
Trước hết quyền tự do ngôn luận là quyền của mỗi cá nhân được biểu đạt, thể hiện và trình bày những ý tưởng, quan điểm và chính kiến của mình mà không có bất cứ sự can thiệp, tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện và trái luật.5
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc các
cá nhân, tổ chức có thể đưa ra những thông tin, phát ngôn tùy tiện, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, đến lợi ích chung của xã hội Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, nghĩa là đây không phải quyền tự do tuyệt đối mà là quyền được giới hạn đã trong khuôn khổ của pháp luật Cụ thể, các hạn chế của quyền tự do ngôn luận đã được quy định tại khoản 4 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Trên thực tế, từ trước đến nay, nhà nước đã xây dựng những cơ chế nhất định để xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội, được quy định cụ thể tại điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018, điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP).6 Tuy nhiện, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm Đồng thời, việc phải đi rà soát và yêu cầu thu hồi các livestream tương đối phức tạp và không hiệu quả vì các cơ quan chức năng sẽ không kiểm soát hết những livestream được đăng tải
Từ đó, quy định này sẽ đóng vai trò như một bước kiểm định góp phần tiết kiệm thời gian công sức cho các cơ quan nhà nước Cụ thể, từ trước đến nay, các công ty chủ quản của các nền tảng mạng xã hội cùng các cơ quan chức năng
4 Lê Hà Trang, Nguyễn Lý Thu Thảo, Dương Thu Hằng (2023), “Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo vệ
danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện
tử, https://tapchitoaan.vn/nang-cao-hieu-qua-ap-dung-phap-luat-bao-ve-danh-du-nhan-pham-cua-ca-nhan-tren-khong-gian-mang-trong-giai-doan-hien-nay9400.html (truy cập ngày 8/11/2023).
5 Hoàng Đức Nhã (2016) “Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, tr13.
6 Xem phụ lục 1.
4
Trang 9có thẩm quyền vẫn luôn thực hiện quy trình giám sát sau, kiểm định nội dung và yêu cầu thu hồi đối với các livestream vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích của người khác Có thể thấy quy định này không tước đi quyền tự do ngôn luận của bất cứ ai mà chỉ chuyển quy trình giám sát sau sang quy trình giám sát trước, giúp cho các khâu kiểm tra, giám sát livestream của các cơ quan chức năng có thẩm quyền hiệu quả hơn, dễ dàng hơn đồng thời giải quyết triệt đề vấn
đề khắc phục, xử ý thiệt hại mà các livestream vi phạm pháp luật gây ra Khi quy định này được ban hành, các cá nhân, tổ chức livestream với nội dung không vi phạm pháp luật vẫn sẽ được bảo đảm quyền tự do ngôn luận vì sau quá trình xin phép, nhà nước vẫn sẽ cho cho phép các livestream đạt tiêu chuẩn được quyền diễn ra
Chính vì vậy, có thể thấy quy định các cá nhân, tổ chức cần xin phép cơ quan nhà nước trước khi tiến hành livestream không vi phạm quyền tự do ngôn luận mà ngược lại bảo đảm việc thực hiện quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ của pháp luật được ghi nhận tại điều 25 Hiến pháp năm 2013
3 Luận điểm 3: Hạn chế quyền con người, quyền công dân trong trường hợp cần thiết
Khoản 2 điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyề
n công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thi
ết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Từ quy định này, có thể thấy quyền con người, quyền công dân đều bị pháp luật hạn chế nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các quyền của
cá thể và các quyền của tập thể (cộng đồng, quốc gia, dân tộc).7 Điều này được c ủng cố một lần nữa tại khoản 4 điều 15 Hiến pháp năm 2013: “Việc thực hiện qu yền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” Dù đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013, việc livestream tự do vẫn gây ảnh hưởng đến trật tự an toà
n xã hội, đạo đức xã hội nói riêng và lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia nói c hung
3.1 Hạn chế quyền con người, quyền công dân vì lý do bảo tồn các giá trị đạo đức xã hội
Đầu tiên, đạo đức xã hội là “những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được mọi người thừa nhận và tôn trọng”.8 Như vậy, đạo đức xã hội là giá trị cốt lõi mà bất cứ xã hội nào cũng cần phải bảo vệ bởi theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, văn hóa, đạo đức vừa là chủ thể vừa là động lực phát triển, nên đây là trách nhiệm của toàn hệ thống
7 Hoàng Hải Yến (2014), “Giới hạn về việc hạn chế quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp năm
2013”, Tạp chí kiểm sát số 17,
https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv353/2014/CVv353S172014002.pdf (truy cập ngày 12/11/2023).
8 Mai Vân Anh (2021), “Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức”, Tạp chí Công thương điện tử,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/moi-quan-he-giua-phap-luat-va-dao-duc-83960.htm?
fbclid=IwAR01NU3Wu2-6-hnjGlmBUkFlMs5_AGmrVSZzd0SU9WBy1kuO8PDgoqMbBK0 , (truy cập ngày 12/11/2023).
5
Trang 10chính trị, trong đó có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của các cấp, ngành và từng thành viên.9
Nhưng dạo gần đây, trên các ứng dụng livestream xuất hiện nhiều nội dung đồi trụy dẫn đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội Cụ thể, hai ứng dụng phổ biến là M*liv* hay ho*liv* đều tích hợp game bài đổi thưởng, cá độ bóng
đá hay các cô gái ăn mặc sexy và thậm chí là khoả thân… livestream mời người tham gia chơi tài xỉu, bầu cua hoặc xem các video “cảnh nóng”.10 Hoạt động này
đã vi phạm đạo đức xã hội, có tác động xấu lên nhiều đối tượng trong xã hội và cần được cơ quan nhà nước can thiệp xử lý Đạo đức xã hội luôn hướng đến cái thiện, nhưng những nội dung đang được lan truyền trên các kênh livestream kia lại thường nhắm đến các đối tượng nghiện cờ bạc, có tư tưởng lệch lạc về giá trị đạo đức Nó không chỉ định hướng người dùng đến những nhận thức sai lệch, không đúng đắn, mà còn khuyến khích họ dấn thân vào đường dây cờ bạc trực tuyến trái phép tại Việt Nam, làm gia tăng các tệ nạn xã hội trên mạng xã hội, làm suy đồi tư tưởng đạo đức của một bộ phận người tham gia
Tuy nhiên, nếu quy định về xin phép livestream được ban hành, các cơ quan nhà nước có thể kiểm duyệt nội dung đăng tải, ngăn chặn phần lớn những thông tin khiêu dâm, cờ bạc trái phép lan truyền trên video phát trực tuyến trước khi người dùng mạng xã hội tiếp cận được chúng Do đó, nhà nước hoàn toàn có thẩm quyền ban hành các quy định về việc cấp phép khi livestream nhằm bảo vệ giá trị đạo đức theo Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013
3.2 Hạn chế quyền con người, quyền công dân vì lý do trật tự, an toàn xã hội Trước hết, trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.11 Bảo vệ trật tự an toàn xã hội có thể hiểu
là ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng, đe dọa, hoặc làm phá vỡ sự tình trạng (trạng thái) bình yên của xã hội Việc bảo vệ trật tự, an toàn xã hội đóng vai trò tối quan trọng và là quy luật tất yếu với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia
vì nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài
Trên thực tế, việc livestream một cách tự do như hiện nay đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội Cụ thể, một người đàn ông tên V tại Đà Nẵng tự đốt ô tô trước khu vực tượng đài đường 2/9, sau đó livestream
9 Chiến Thắng (2022), “Bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội”, Báo Quân đội nhân dân, https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/bao-ve-nen-tang-dao-duc-xa-hoi-702425 (truy cập ngày 12/11/2023).
10 Lê Mỹ (2022), “Ứng dụng livestream khiêu dâm và đánh bạc "tràn" Facebook, Google”, Báo VietnamNet,
https://vietnamnet.vn/tu-quang-cao-dieu-dao-chuyen-sang-ung-dung-livestream-khieu-dam-va-danh-bac-2191233.html (truy cập ngày 12/11/2023).
11 Hồ Quân (2019), “Về tình tiết Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong tội Gây rối trật tự
công cộng”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/ve-tinh-tiet-gay-anh-huong-xau-den-an-ninh-trat-tu-an-toan-xa-hoi-trong-toi-gay-roi-trat-tu-cong-cong , (truy cập ngày 12/11/2023).
6