Vớichính sách ưu việt cùng môi trường kinh doanh năng động đã biến mảnh đất này trở thànhđiểm đến lý tưởng của cho doanh nghiệp sáng tạo xanh từ khắp nơi trên thế giới.Với mong muốn cung
Khái quát chung
Khái niệm
Theo khảo sát của Nielsen đưa ra trong Hội thảo “Chiến lược thương hiệu gắn liền với phát triển xanh” 45% số người được hỏi trên toàn cầu sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm thân thiện với môi trường, 41% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho bao bì thân thiện với môi trường 1 Xu hướng dịch chuyển xanh hiện nay đã thúc đẩy sự ra đời một mô hình mới - doanh nghiệp sáng tạo xanh (Green innovation enterprise) Doanh nghiệp sáng tạo xanh là một loại hình kinh doanh hoạt động với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội đồng thời tối ưu hóa lợi ích kinh tế Để một doanh nghiệp được đánh giá "Doanh nghiệp sáng tạo xanh" có thể dựa vào 3 yếu tố, tiêu chí chính bao gồm: (i) Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; (ii) Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường; (iii) Tuân thủ về hồ sơ quản lý môi trường cùng các vấn đề liên quan khác
Các doanh nghiệp này chú trọng sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng chất thải, tối ưu hóa quá trình sản xuất để giảm khí thải và tiêu thụ năng lượng, cũng như thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đến môi trường và cộng đồng Bên cạnh đó, doanh nghiệp xanh cũng chú trọng vào việc xây dựng một văn hóa làm việc bền vững và quản lý chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn xanh Tuy nhiên, sứ mệnh của doanh nghiệp xanh không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ môi trường Ngoài ra, họ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên, hỗ trợ cộng đồng địa phương và thúc đẩy công bằng xã hội.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) là một trong 03 nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc thù trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 06/2017 (bên cạnh nhóm doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh và nhóm doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị) Với vai trò là các doanh nghiệp có thể tạo ra động lực cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, startup xứng đáng là nhóm nhận được sự quan tâm và các biện pháp hỗ trợ phát triển từ phía Nhà nước cũng như xã hội Cũng vì vai trò rất có ý nghĩa này của startup mà các biện pháp hỗ trợ nhóm này được kỳ vọng phải được thiết kế theo hướng khả thi nhất, đáp ứng tốt nhất và hiệu quả nhất các nhu cầu của startup, từ đó thúc đẩy việc hình thành và phát triển một thế hệ startup mới, góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo nền kinh tế trong tương lai gần.
1 “Giải pháp phát triển doanh nghiệp xanh tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính online, 03/04/2022.
Phát triển doanh nghiệp sáng tạo xanh hiện nay không chỉ là xu hướng mà đã trở thành cam kết của nhiều nền kinh tế trên thế giới Chính vì thế các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh cũng ngày càng được chú trọng hơn Cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy ở đây có thể hiểu là hệ thống các chính sách, quy định, chương trình, dự án, do Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành
Từ những khái niệm trên, nhóm tác giả đã đúc kết ra được cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh có nghĩa là: hệ thống các công cụ, chính sách,chương trình, hoạt động được thiết kế và triển khai nhằm mục đích tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hoạt động trong lĩnh vực xanh phát triển bền vững và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc điểm
Doanh nghiệp là chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và xả thải chủ yếu và lớn nhất ra môi trường, bởi vậy có vai trò quan trọng hàng đầu trong bảo vệ tài nguyên và môi trường Đa phần các doanh nghiệp hiện nay được xác định là doanh nghiệp nâu Doanh nghiệp nâu là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất tiêu dùng tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, năng lượng và thải ra nhiều chất thải gây tổn hại tới tự nhiên, môi trường Đặc điểm của doanh nghiệp này là chỉ chú trọng đến tăng trưởng sản xuất, doanh thu và lợi nhuận mà không chú ý tới gìn giữ bảo vệ tài nguyên môi trường
Trong khi đó, doanh nghiệp xanh có đặc điểm đặc trưng là doanh nghiệp làm ra lợi nhuận mà không làm tổn hại đến môi trường, cộng đồng và xã hội Nói đơn giản hơn là họ là những doanh nghiệp quan tâm tới gìn giữ, bảo vệ tài nguyên môi trường ngay từ đầu và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Sự quan tâm, chú ý này được thể hiện ở việc quan tâm tới chất thải được thải ra trong quá trình khai thác, sử dụng nguyên liệu, năng lượng lấy từ thiên nhiên để sản xuất ra các sản phẩm hành hóa cũng như tiêu dùng cuối cùng.
Mô hình sản xuất của doanh nghiệp xanh tạo thành vòng tuần hoàn khép kín trong quá trình sản xuất bao gồm cả trách nhiệm cuối cùng đối với vòng đời của sản phẩm cho tới khi sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu dùng cuối cùng và thải bỏ Trách nhiệm cuối cùng này trong lý luận về phát triển bền vững được gọi là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đây là khái niệm được hiểu dưới nhiều góc nhìn khác nhau (người sản xuất, người tiêu dùng, người phân phối, nhà đầu tư ).
Ví dụ dưới góc nhìn của người tiêu dùng thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nhìn nhận là hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không chỉ có giá trị sử dụng tốt, giá cả hợp lý mà phải thân thiện với môi trường Ngược lại thì họ sẽ tẩy chay, từ chối lựa chọn hàng hóa, dịch vụ không/ít thân thiện với môi trường Trong các tài liệu quốc tế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu với nghĩa rộng (là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và tất cả các bên liên quan khác tới cung ứng và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cho đến nghĩa hẹp là dưới góc nhìn của từng chủ thể ở trên).
Với doanh nghiệp xanh, tiếp cận phát triển được chuyển đổi từ “khai thác, sử dụng và thải bỏ tuyến tính” Trên cơ sở khái niệm, bản chất và tiêu chí xanh, doanh nghiệp xanh được đánh giá, theo dõi dựa trên bộ chỉ số đánh giá về xanh hóa doanh nghiệp Có nhiều bộ chỉ số đánh giá mức độ xanh hóa của doanh nghiệp khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh hoạt động và phát triển của từng quốc gia, khu vực cũng như nhu cầu ưu tiên trong phát triển bền vững Điểm chung và thống nhất trong sự đa dạng của bộ chỉ số này là sự có mặt của chỉ số thể hiện khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường.
Lịch sử hình thành
Lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo xanh trên thế giới tuy chỉ mới nổi lên trong những thập kỷ gần đây, nhưng đã có bước phát triển mạnh mẽ nhờ vào những thách thức cấp bách về môi trường và biến đổi khí hậu Sơ lược một số cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành của loại hình doanh nghiệp này:
Giai đoạn đầu (Thập niên 70 - 80):
Xuất hiện những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường.
Nổi bật là Solar Power Corporation (Hoa Kỳ) thành lập năm 1974.
Hình thành các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như Ashoka và Acumen (Hoa Kỳ).
Giai đoạn phát triển (Thập niên 90 - đầu thế kỷ 21):
Internet phát triển thúc đẩy sự kết nối và tiếp cận thị trường.
Nền tảng đầu tư cộng đồng ra đời như Kiva (Hoa Kỳ).
Chính sách hỗ trợ và quỹ đầu tư chuyên biệt dành cho khởi nghiệp xanh xuất hiện.
Doanh nghiệp tiêu biểu: Tesla (Hoa Kỳ), Beyond Meat (Hoa Kỳ), Wasteless (Canada).
Giai đoạn bùng nổ (Hiện nay):
Lĩnh vực khởi nghiệp xanh phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề môi trường.
Mô hình kinh doanh sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Thu hút sự quan tâm từ chính phủ, tổ chức quốc tế và cộng đồng đầu tư.
Lịch sử hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh tại Đức bắt đầu kể từ những năm 1990, khi các vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp bách, các hoạt động khởi nghiệp và khởi nguồn (spin-off) tại các tổ chức nghiên cứu giáo dục đại học và ngoài đại học đã được hỗ trợ bởi chương trình EXIST, dưới sự bảo trợ của BMWK EXIST là một trong những chương trình đổi mới sáng tạo hoạt động lâu nhất Nó nhằm mục đích cải thiện văn hóa và môi trường kinh doanh tại các trường đại học và tổ chức nghiên cứu, vào thời điểm đó còn khá kém phát triển nhưng sau đó đã được cải thiện Chương trình giúp sinh viên, sinh viên tốt nghiệp và các nhà khoa học chuẩn bị khởi nghiệp dựa trên tri thức và định hướng công nghệ Tuy nhiên, phải đến những năm 2000, phong trào này mới thực sự phát triển mạnh mẽ.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực môi trường.
Số lượng doanh nghiệp GreenTech Startup tăng mạnh, đa dạng hóa ngành nghề hoạt động.
Hình thành các vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, giúp kết nối doanh nghiệp với nguồn vốn và chuyên gia.
GreenTech Startup trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong nền kinh tế Đức.
Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Các doanh nghiệp GreenTech Startup Đức ngày càng thành công trên thị trường quốc tế.
2018: Chính phủ Đức thành lập "Chiến lược Quốc gia về Đổi mới Sáng tạo Xanh" với mục tiêu đưa Đức trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo xanh.
Một số yếu tố thúc đẩy sự phát triển của GreenTech Startup tại Đức:
Nhu cầu ngày càng cao về giải pháp môi trường: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là những thách thức lớn mà Đức và cả thế giới đang phải đối mặt Doanh nghiệp GreenTech Startup cung cấp các giải pháp sáng tạo, hiệu quả để giải quyết những vấn đề này.
Chính sách hỗ trợ của chính phủ: Chính phủ Đức đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp GreenTech Startup.
Nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến: Đức có nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực môi trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp GreenTech Startup phát triển các giải pháp sáng tạo.
Thị trường tiềm năng: Thị trường GreenTech toàn cầu đang có quy mô hàng nghìn tỷ USD, mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Đức.
Doanh nghiệp sáng tạo xanh tại Đức đang đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững Các doanh nghiệp này đang phát triển các giải pháp sáng tạo cho các thách thức môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và thiếu tài nguyên thiên nhiên.
Sự phát triển của loại hình doanh nghiệp nàylà một minh chứng cho tiềm năng to lớn của đổi mới sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề môi trường Với sự hỗ trợ của chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, Doanh nghiệp Khởi nghiệp Sáng tạo Xanh sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững cho Đức và cũng như cho cả thế giới.
Vai trò
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên toàn thế giới ngày càng gay gắt, song song với đó là nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp thiết thì việc thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng hơn bao giờ hết Để doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư cho khởi nghiệp xanh, một chuyên gia cho rằng:
“Họ rất cần sự hỗ trợ từ cơ quan, chính quyền cũng như những chính sách, cơ chế ưu đãi để thúc đẩy, tạo đòn bẩy phát triển.” 2
Thật vậy, để doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ thì cần có sự hỗ trợ thiết thực từ các cơ chế, chính sách của nhà nước Có thể thấy, các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy này đóng vai trò định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng của mình Cụ thể, một số vai trò chính đó là:
Cung cấp tài chính: Cung cấp nhiều chương trình tài trợ và đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh Các chương trình này có thể cung cấp vốn vay, vốn đầu tư mạo hiểm, và các khoản trợ cấp Ví dụ, chương trình EXIST của Đức hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu với số vốn lên tới 250.000 EUR 3
Huấn luyện và cố vấn: Cung cấp các chương trình đào tạo và cố vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh Các chương trình này giúp các doanh nghiệp phát triển các kỹ năng kinh doanh cần thiết, kết nối với các chuyên gia và nhà đầu tư, và tiếp cận thị trường Ví dụ, chương trình Gründerskill 4.0 cung cấp các khóa đào tạo về khởi nghiệp, đổi mới và kỹ thuật số.
Tạo dựng mạng lưới: Hỗ trợ tạo dựng mạng lưới giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh, các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu và các bên liên quan khác Các
2 “Khởi nghiệp xanh, phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu”, Cổng thông tin điện tử Sở Công nghệ và Khoa học tỉnh Tây Ninh, 06/05/2024.
3 OECD Reviews of Innovation Policy: Germany 2022. mạng lưới này giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp kết nối với những người có thể hỗ trợ họ phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh Ví dụ, sáng kiến Green Tech Cluster Bayern kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh với các đối tác tiềm năng trong khu vực Bavaria.
Cải thiện môi trường kinh doanh: Thực hiện các biện pháp để cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh Các biện pháp này bao gồm việc đơn giản hóa các quy định, giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn Ví dụ, Luật Khởi nghiệp Mới (Startupgesetz) đã được ban hành vào năm 2019 nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Đức.
Nhờ có sự hỗ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh đang phát triển mạnh mẽ Các doanh nghiệp này đang đóng góp vào việc giải quyết các thách thức môi trường và thúc đẩy nền kinh tế xanh Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ, các vườn ươm khởi nghiệp và các nhà đầu tư tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp.
Cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh
Người tiêu dùng hiện nay đang trở nên thông minh hơn nghĩa là họ mong muốn, đòi hỏi và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, sản phẩm, dịch vụ xanh, Thương hiệu xanh của các sản phẩm, dịch vụ ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.
Các sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay muốn tiêu thụ được trên thị trường trong nước và nước ngoài đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, nghĩa là phải là sản phẩm xanh Theo nguyên lý của kinh tế học, sản xuất để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho tiêu dùng và tiêu dùng tạo nhu cầu để sản xuất cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Nếu người tiêu dùng không lựa chọn thậm chí tẩy chay sản phẩm, dịch vụ không thân thiện với môi trường thì sản phẩm, dịch vụ đó sẽ không bán được và do vậy sức ép đối với doanh nghiệp không thể tiếp tục cung ứng sản phẩm, dịch vụ ấy cho thị trường.
Trước những thách thức to lớn, khởi nghiệp sáng tạo xanh đã và đang nổi lên như một xu thế tất yếu, mở ra hướng đi mới cho phát triển bền vững Đại diện của một doanh nghiệp chia sẻ rằng: “Khởi nghiệp bằng việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ xanh với mức giá cạnh tranh so với các sản phẩm và dịch vụ truyền thống đang là một thách thức Đó là những khó khăn về nguồn vốn, chính sách, về hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo nhân lực Cùng với đó là thiếu rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, trưng bày để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có cơ hội kết nối, giao lưu học hỏi lẫn nhau, tạo ra một cộng đồng xanh lớn mạnh” 4
4 “Khởi nghiệp xanh, phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu”, Cổng thông tin điện tử Sở Công nghệ và Khoa học tỉnh Tây Ninh, 06/05/2024.
Tiềm năng to lớn là thế Nhưng thách thức mà các doanh nghiệp khởi nghiệp xanh gặp phải cũng không hề ít Nhận thức được vai trò quan trọng của mình, các quốc gia trên thế giới đã và đang ngày càng chú trọng vào việc xây dựng hệ thống cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy lĩnh vực này phát huy Việc vạch rõ ra mục tiêu của những cơ chế sẽ góp phần định hướng cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh trong thời gian tới.
Cụ thể, mục tiêu của cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh bao gồm:
- Khuyến khích, thúc đẩy thành lập và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào sản xuất, kinh doanh.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Bằng cách cụ thể hóa mục tiêu và xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể, các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy sẽ góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh
Nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh phát triển hiệu quả, các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy cần được xây dựng và triển khai một cách khoa học, bài bản Nội dung của những cơ chế này bao gồm các lĩnh vực chính sau:
- Hỗ trợ về chính sách: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo xanh; ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, phí, đất đai, tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp như giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh dễ dàng thành lập và hoạt động.
- Hỗ trợ về tài chính: Cung cấp các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh tham gia các chương trình hỗ trợ tài chính của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.
- Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: Phát triển các khu ươm tạo, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm đổi mới sáng tạo dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp như: tư vấn, đào tạo, kết nối thị trường, v.v.
- Hỗ trợ về nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo xanh; đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh.
- Hỗ trợ về truyền thông: Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá về khởi nghiệp sáng tạo xanh; nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo xanh.
Nội dung của cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy bao hàm đầy đủ các lĩnh vực quan trọng như chính sách, thông tin, kiến thức, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực và xúc tiến thương mại Việc triển khai hiệu quả những cơ chế này sẽ tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh phát triển mạnh mẽ.
Kinh nghiệm tại Đức về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh
Khung pháp lý điều chỉnh
2.1.1 Luật liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh tại Đức:
Luật Bảo vệ Môi trường: Luật này quy định các tiêu chuẩn môi trường mà doanh nghiệp phải tuân thủ, bao gồm giảm thiểu khí thải, sử dụng tài nguyên hiệu quả và xử lý chất thải.
Luật Năng lượng Tái tạo: Luật này khuyến khích phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời cung cấp các ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này
Luật Kinh tế Tuần hoàn: Luật này khuyến khích doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó tập trung vào việc tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu rác thải
Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp Khởi nghiệp: Luật này được ban hành vào năm 2021, cung cấp nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm hỗ trợ tài chính, tư vấn và đào tạo Luật này cũng đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chỉ thị về dịch vụ: Quy định về việc cung cấp dịch vụ trong thị trường nội địa EU, bao gồm các quy tắc về tự do đi lại, thiết lập và cung cấp dịch vụ
Chỉ thị về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Quy định về việc thu thập, sử dụng và tiết lộ dữ liệu cá nhân
Chỉ thị về môi trường: Quy định về việc bảo vệ môi trường, bao gồm các quy tắc về chất lượng không khí, chất lượng nước và quản lý chất thải.
2.1.3 Chính sách của Đức về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh
Chính phủ Đức đang thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh Một số chính sách tiêu biểu bao gồm:
Cung cấp tài trợ: Chính phủ Đức cung cấp nhiều chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh như:
- Quỹ KfW StartUp: Cung cấp khoản vay lên tới 500.000 euro cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn đầu Tổng danh mục đầu tư của KfW Capital tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 bao gồm 112 quỹ đầu tư mạo hiểm với khối lượng khoảng 2,2 tỷ EUR Danh mục quỹ rất đa dạng Các quỹ đầu tư mạo hiểm trong danh mục đầu tư của KfW Capital đã đầu tư vào khoảng 2.000 công ty khởi nghiệp và công nghệ đổi mới sáng tạo
- Chương trình EXIST: Hỗ trợ các nhà khoa học và sinh viên tốt nghiệp đại học phát triển ý tưởng và kế hoạch kinh doanh để thành lập doanh nghiệp.
- Chương trình Smart Green Accelerator: Tập trung vào các dự án khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến môi trường, cung cấp hỗ trợ tài chính và tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ xanh
Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: Chính phủ Đức cũng cung cấp các cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh, bao gồm:
- Vườn ươm doanh nghiệp: Cung cấp không gian làm việc, văn phòng ảo, và các dịch vụ hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Trung tâm sáng tạo: Nơi các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể kết nối với các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng tiềm năng
Giảm thuế: Chính phủ Đức cung cấp các ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ xanh
Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Chính phủ Đức đã thực hiện nhiều biện pháp để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm việc giảm bớt các yêu cầu về giấy tờ và thủ tục cấp phép
Ngoài ra, Chính phủ Đức còn hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức khác để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ xanh Nhờ những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, Đức đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh.
- Nghị định về Kế hoạch Hành động Quốc gia về Đổi mới Sáng tạo (2019): Nêu ra các mục tiêu và chiến lược để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và nền kinh tế tuần hoàn.
- Nghị định về Chiến lược Năng lượng (2020): Đặt mục tiêu đạt được sự trung hòa carbon vào năm 2045 và thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo
- Nghị định về Kế hoạch Hành động Quốc gia về Kinh tế Tuần hoàn (2020): Đặt mục tiêu giảm thiểu rác thải và thúc đẩy sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
Cơ chế hỗ trợ
Một trong những thách thức lớn nhất của khởi nghiệp sáng tạo xanh là việc tìm kiếm và huy động nguồn vốn đầu tư Những dự án xanh thường đòi hỏi một số vốn đầu tư lớn ban đầu và có chu kỳ hoàn vốn kéo dài Việc tìm kiếm nguồn vốn đủ để phát triển và duy trì hoạt động của một doanh nghiệp xanh là một thách thức đáng kể Chính vì vậy đã có những phương án hỗ trợ kịp thời:
2.2.1 Chính sách về hỗ trợ tài chính: a, Về vốn đầu tư:
*Các nguồn hỗ trợ chính:
Thực hiện miễn giảm thuế, trợ cấp doanh nghiệp khởi nghiệp bằng tiền mặt, Các chính sách này nhằm trợ cấp cho các doanh nhân khi mới bắt đầu khởi nghiệp để khắc phục phần nào những khó khăn về vốn trong giai đoạn khởi nghiệp ban đầu.
- Ngân hàng Phát triển KfW:
Ngân hàng này là cầu nối giúp các starup tại Đức hưởng lợi từ những cung cụ hỗ trợ phát triển từ Chính Phủ Đức sở hữu một lượng công cụ hỗ trợ về tài chính đa dạng như cung cấp các khoản vay, khoản trợ cấp và bảo lãnh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Bộ Kinh tế và Năng lượng (BMWK):
Là cơ quan chính phủ liên bang chịu trách nhiệm chính về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh tại Đức Tập trung vào tài trợ các chương trình dựa trên dự án, bao gồm cả năng lượng, hàng không vũ trụ, các công nghệ vận tải, hỗ trợ các chương trình thúc đẩy đổi mới và khởi nghiệp Bộ này thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phát triển và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh Các chính sách này bao gồm cung cấp tài trợ, hỗ trợ tư vấn và đào tạo, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường.
Hợp tác với các bên liên quan khác để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo xanh của Đức Các bên liên quan này bao gồm các cơ quan chính phủ khác, các tổ chức nghiên cứu, các nhà đầu tư mạo hiểm, và các hiệp hội doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh Bộ này thực hiện điều này thông qua các chiến dịch truyền thông và các sự kiện công khai.
Nhìn chung, BMWK đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Đức bằng cách cung cấp tài trợ, hỗ trợ, mạng lưới, cơ sở hạ tầng và chính sách Các chương trình và sáng kiến của BMWK giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển và thành công.
- Bộ Giáo dục và Nghiên cứu (BMBF):
Tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển các chuyên đề như y tế; môi trường, khí hậu và tính bền vững; ví điện tử; tính toán hiệu năng cao; công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm các công nghệ truyền thông trong tương lai; an ninh mạng; công nghệ lượng tử; quang tử; an ninh dân sự; và giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn
Các bang: Mỗi bang có các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp riêng của mình.
Ví dụ như Bang Berlin có chương trình Berlin starup scholarship cung cấp 500 euro/tháng cho các nhà sáng lập khởi nghiệp trong tháng 12.
* Các tổ chức phi Chính phủ:
- Chương trình EXIST: Đây là một trong những chương trình quan trọng nhất ở Đức, do Chính phủ Liên bang Đức tài trợ EXIST hỗ trợ các dự án khởi nghiệp ở giai đoạn khởi đầu và giúp các doanh nghiệp trẻ phát triển ý tưởng kinh doanh của họ Chương trình giúp hỗ trợ các nhà khoa học, sinh viên tốt nghiệp đại học xây dựng, phát triển ý tưởng và kế hoạch kinh doanh để thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh EXIST đã mở rộng qua nhiều giai đoạn, hỗ trợ đáng kể cho việc triển khai giáo dục khởi nghiệp chậm nhưng chắc chắn trên toàn hệ thống đại học Đức trong hai thập kỷ qua Chương trình cung cấp học bổng khởi nghiệp cho các doanh nhân có tham vọng lên tới 3.000 EUR mỗi tháng và chi trả các chi phí vật chất lên tới 30.000 EUR Ngoài ra, chương trình còn cung cấp tới 250.000 EUR cho các công ty khởi nghiệp công nghệ cao tham gia trong giai đoạn cấp vốn lên đến 180.000 EUR sau khi công ty được thành lập Các trường đại học cũng có thể nhận được tài trợ cho các chi phí liên quan đến dự án lên tới 100.000 EUR trong giai đoạn ý tưởng ban đầu (sáu tháng) và lên tới 2 triệu EUR trong giai đoạn dự án tiếp theo (tối đa 4 năm).
- Tập đoàn Hỗ trợ Doanh nghiệp TNHH (ZAG):
Tập đoàn ZAG là một đối tác tiềm năng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đức, cung cấp nhiều lợi ích thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh
Chương trình này được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Đức khi mở rộng ra thị trường quốc tế Các doanh nghiệp được tham gia chương trình nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, và quản lý.
GO-Inno là một chương trình tài trợ cung cấp tài trợ giai đoạn đầu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng cao.
- Chương trình High-Tech Gründerfonds (HTGF): Đây là một quỹ đầu tư riêng có quy mô lớn, tập trung vào việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới Với HTGF, Chính phủ Liên bang đã thiết lập một cấu trúc hỗ trợ dựa trên nền tảng mạnh mẽ dành cho các công ty khởi nghiệp Mặc dù không chủ yếu hướng đến khoa học nhưng có thể được tận dụng để hỗ trợ những ý tưởng tốt nhất và phù hợp nhất từ khoa học HTGF là phương tiện hỗ trợ trung tâm của Liên bang dành cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng cao Là một nền tảng có các nhà quản lý đầu tư riêng, nó kết hợp nguồn tài trợ từ các nguồn công và tư khác nhau Kể từ khi thành lập vào năm 2005, HTGF đã hỗ trợ hơn 600 khoản đầu tư và có hơn 150 lần thoái vốn thành công và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đồng thời quản lý danh mục đầu tư trị giá gần 900 triệu EUR Ngoài việc cung cấp vốn, quỹ còn cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho việc quản lý các công ty khởi nghiệp trẻ: nó mở rộng nguồn tài trợ ban đầu lên tới 1 triệu EUR, với tổng số thường lên tới 3 triệu EUR cho mỗi công ty.
INVEST là chương trình hỗ trợ của Chính phủ Đức để khuyến khích đầu tư từ người đầu tư tư nhân vào các doanh nghiệp khởi nghiệp Những nhà đầu tư này có thể nhận được các ưu đãi thuế và các quyền lợi khác Kể từ năm 2013, INVEST đã hỗ trợ các công ty sáng tạo trẻ đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC), cũng như các nhà đầu tư tư nhân mong muốn trở thành “chiến thần” kinh doanh Chương trình đã cung cấp hơn 900 triệu EUR vốn rủi ro kể từ khi thành lập Nó thúc đẩy đầu tư vào các công ty khởi nghiệp sáng tạo thông qua khoản trợ cấp mua lại lên tới 500.000 EUR mỗi năm, một khi các nhà đầu tư bán cổ phiếu của họ, nó sẽ cung cấp một khoản trợ cấp thoái vốn Khoản trợ cấp mua lại của INVEST có thể hỗ trợ tổng số tiền đầu tư cho mỗi công ty lên tới 3 triệu EUR mỗi năm
- Chương trình European Institute of Innovation and Technology (EIT): Đức là một trong các quốc gia thành viên của EIT, và chương trình này hỗ trợ sự hợp tác giữa doanh nghiệp, trường đại học và tổ chức nghiên cứu để thúc đẩy đổi mới.
Cơ quan quản lí nhà nước chính về DNKNSTX của Đức
Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong những từ khóa quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua và đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển quốc gia, trong kế hoạch hành động của Chính phủ, trong các hoạt động hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, hoạt động nghiên cứu Theo báo cáo xếp hạng Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) do WIPO công bố năm 2022, Việt Nam xếp thứ 48/132 quốc gia/vùng lãnh thổ, tiếp tục giữ thành tích vượt trội năm thứ 12 liên tiếp, duy trì vị trí top 3 nền kinh tế ĐMST hàng đầu trong các quốc gia/vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp Bên cạnh đó, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cũng là mục tiêu của Việt Nam trong nhiều năm qua Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và lộ trình cắt bỏ nhiệt điện than, thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.
Thực hiện các mục tiêu nói trên, Chính phủ đã ban hành các chính sách và chương trình thúc đẩy ĐMST, tăng trưởng xanh, có thể kể tới như Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Đề án hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025, Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo… là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định các chính sách hỗ trợ về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Tại Việt Nam, DNNVV chiếm 98% tổng số doanh nghiệp - được xem là một trong những chủ thể chính trong quá trình chuyển đổi xanh quốc gia lại vẫn còn những hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và khả năng công nghệ, đồng thời nhận thức về ĐMSTX, sản xuất xanh, công nghệ xanh và chuyển đổi xanh còn chưa đầy đủ Do đó, thực trạng ĐMSTX tại khu vực DNNVV và chính sách thúc đẩy DNNVV ĐMSTX là vấn đề cần thảo luận và nghiên cứu thêm. Đổi mới sáng tạo xanh có thể là bất kỳ đổi mới hoặc cải tiến nào với doanh nghiệp liên quan đến đổi mới sản phẩm và/hoặc đổi mới quy trình Một số tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động đổi mới sáng tạo xanh Theo nhóm nghiên cứu, có 3 tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động đổi mới sáng tạo xanh:
- Quy mô doanh nghiệp - Hoạt động ĐMSTX - Tác động kinh tế - xã hội.
Về quy mô doanh nghiệp, theo nhóm nghiên cứu, cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội/năm là 10-200 người (lĩnh vực nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng) và 10-100 người (lĩnh vực thương mại và dịch vụ );
Thực trạng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
ĐMSTX tại Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
- Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ tài nguyên bản địa”
- Bên cạnh các chương trình trên, một trong những quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp chính là hoạt động xúc tiến thị trường trong và ngoài nước Dự án Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp đã tổ chức cho 9.710 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia 20 kỳ Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, hơn 270 Phiên chợ Xanh Tử tế, gần 20 phiên chợ nông sản và 2 phiên chợ khởi nghiệp…”
- Ngoài ra, còn các sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế như Hội chợ Quốc tế
Asean – India tổ chức tại Thái Lan, Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống ThaiFex, Hội chợ Sial Thượng Hải tại Trung Quốc… để tìm kiếm thị trường, tìm hiểu xu hướng sản phẩm… Cùng với đó là các chương trình kết nối online vào thị trường Úc, Hàn Quốc… trong suốt nhiều năm qua, với hơn 270 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia 10 lượt Hội chợ quốc tế.
Thông qua dự án, những bạn trẻ khởi nghiệp đã vươn lên, lớn mạnh không ngừng, hoàn thiện sản phẩm một cách ấn tượng, về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm Trong đó, nhiều người đã đưa sản phẩm nông sản Việt đến nhiều thị trường khó tính trên thế giới, từ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các nước EU…
Từ sự hỗ trợ trên của dự án Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã phát triển, lớn mạnh không ngừng, xây dựng được những tiêu chuẩn như:
HACCP, ISO, FDA, OCOP… Đặc biệt, không ít doanh nghiệp khởi nghiệp đã đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao từ 2020 – 2022 Đơn cử như: Bột rau má Quảng Thanh, mật dừa nước ông Sáu, Mật hoa dừa SokFarm, chùm ngây Vườn Nhà Mình, Đinh Gia Food, Hương Đồng Tháp… Trong đó, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp đã xuất khẩu ổn định qua thị trường châu Âu, Mỹ, Úc, châu Á…
3.2 Đổi mới sáng tạo xanh tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức Đổi mới sáng tạo xanh (ĐMSTX) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam với nhiều tiềm năng đang đẩy mạnh ĐMSTX trong nhiều lĩnh vực.
3.2.1 Cơ hội cho ĐMSTX tại Việt Nam:
- Khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam:
Các công ty và nhà đầu tư thường cởi mở và năng động trong việc tìm kiếm nguồn vốn Ngày càng nhiều công ty quỹ trong nước bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò lớn trong việc kết nối, tạo điều kiện, bảo vệ nguồn vốn đầu tư cho các đơn vị khởi nghiệp (Phan Trang, 2023) Xã hội có thái độ tích cực đối với khởi nghiệp
Mặc dù tồn tại văn hóa sợ thất bại, nhưng thái độ xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần khởi nghiệp và quyết định khởi nghiệp của người dân, đặc biệt là giới trẻ Các chính sách pháp luật của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo dựng văn hóa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Thực tế cho thấy, những quốc gia có thái độ tích cực và ủng hộ tinh thần khởi nghiệp sẽ có mức độ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cao hơn Quyền tự do thành lập DN được bảo đảm, hệ thống pháp luật và thể chế thị trường xác lập và tôn trọng đầy đủ quyền sở hữu và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam được nhận định tốt hơn so với các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh ổn định với chi phí thấp.
Trong những năm qua, Luật DN được sửa đổi, bổ sung theo hướng cải cách, mang lại luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh Cùng với đó là các chính sách như: Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ đã góp phần đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam; Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ DN chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 Những chính sách này được đánh giá là sẽ tác động mạnh mẽ đến tinh thần khởi nghiệp của người dân và DN.
Bên cạnh đó, giáo dục khởi nghiệp ở trường đại học bắt đầu được chú trọng đúng mức và các chương trình đào tạo về khởi nghiệp bắt đầu đi vào thực tiễn, nâng cao tính thực tiễn Nhiều trường đại học có chương trình đào tạo khởi nghiệp bắt buộc đối với sinh viên một số ngành như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Trong hơn 10 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp Chẳng hạn như: Việc đưa kết quả nghiên cứu và phát triển ra thị trường của các tổ chức công và tư như Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia hay Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã góp phần hình thành các DNKN từ ứng dụng kết quả nghiên cứu Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa quy định cụ thể nội dung hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp.
Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia tập trung vào việc phát triển các công ty năng động, tăng trưởng nhanh dựa trên việc sử dụng tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới Khung pháp lý cho đầu tư vào khởi nghiệp để xây dựng cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, mạng lưới các nhà đầu tư và cố vấn khởi nghiệp, cũng như thúc đẩy sự tương tác giữa các bên liên quan chính
Bên cạnh đó, Chính phủ đang từng bước hoàn thiện một số chính sách khuyến khích đầu tư cho DNKN, thể hiện cam kết cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp
Chính phủ đã ban hành các chính sách, trong đó có Đề án thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về khởi nghiệp hay xã hội hoá khởi nghiệp như Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Nghị định số 13/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hay Chỉ thị số 09/CT-TTg về việc tạo điều kiện cho DNKN sáng tạo ngày 18/2/2020; Quyết định số 897/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030; hay Thông tư số 16/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Kinh nghiệm cho Việt Nam từ ĐMSTX tại Đức
Đổi mới sáng tạo xanh (ĐMSTX) là xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Đức là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này với nhiều thành tựu ấn tượng Bài học kinh nghiệm từ Đức có thể giúp Việt Nam thúc đẩy ĐMSTX, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
3.3.1 Chính sách hỗ trợ mạnh mẽ:
Chính phủ Đức ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN ĐMSTX như:
- Ưu đãi thuế: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho các DN đầu tư vào công nghệ xanh, sản xuất sản phẩm xanh.
- Hỗ trợ tài chính: Cung cấp các khoản vay ưu đãi lãi suất, hỗ trợ tài trợ cho các dự án ĐMSTX.
- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển: Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ xanh.
- Tạo dựng thị trường: Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm xanh cho
3.3.2 Hạ tầng khoa học công nghệ tiên tiến:
Đức đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học và giáo dục, sở hữu hệ thống trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới.
Các trường đại học, viện nghiên cứu hợp tác chặt chẽ với DN để chuyển giao công nghệ, hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo.
Chính phủ khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ xanh.
3.3.3 Nâng cao nhận thức cộng đồng:
Người dân Đức có ý thức cao về bảo vệ môi trường, sẵn sàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh.
Chính phủ Đức thực hiện các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp cũng tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường.
3.3.4 Khuyến khích hợp tác quốc tế:
Đức hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác trong lĩnh vực ĐMSTX, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi công nghệ và mở rộng thị trường.
Chính phủ Đức hỗ trợ DN tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về ĐMSTX.
Khuyến khích hợp tác giữa DN Việt Nam và DN nước ngoài trong lĩnh vực ĐMSTX.
3.3.5 Giải pháp cụ thể cho Việt Nam:
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ: Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, đơn giản hóa thủ tục hành chính để DN dễ dàng tiếp cận.
Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý môi trường, phát triển bền vững.
Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ: Hỗ trợ DN ứng dụng các công nghệ tiên tiến như năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện với môi trường, quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng.
Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Phát triển thị trường: Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN ĐMSTX, phát triển thị trường cho sản phẩm, dịch vụ xanh.
Kết luận: ĐMSTX là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của Việt Nam Bài học kinh nghiệm từ Đức cùng với những giải pháp cụ thể sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy ĐMSTX hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.