Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Điều tra ngoài đồng: tại huyện Tân Lạc và các vùng trồng cây ăn quả có múi Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy tỉnh Hòa Bình.
+ Nghiên cứu trong phòng: Phòng thí nghiệm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hòa Bình.
Th ờ i gian nghiên c ứ u: Đề tài được tiến hành trong năm 2015.
Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Các loài ruồi đục quả giống Bactocera tại vùng cây ăn quả có múi trong đó đi sâu nghiên cứu loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrcera dorsalis Hendel hại cây bưởi.
- Cây trồng: Cây ăn quả có múi Citrus bao gồm cam, chanh, quýt, bưởi; các giống bưởi: bưởi đào Tân Lạc (giống địa phương), bưởi da xanh, bưởi diễn (được đưa về địa phương trồng).
- Thuốc bảo vệ thực vật: Regent 800WG; Bẫy Vizubon-D; Bả protein Ento - Pro 150DD.
- Chất dẫn dụ có hoạt tính sinh học cao: Methyl eugenol (ME) nhập ngoại.
- Thước dây, thước gỗ điều tra, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo cắt cành;
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nylon các cỡ, túi xách tay điều tra;
- Ống tuýp, hộp petri và hoá chất cần thiết (cồn 70 o , Formol 5%, lọ độc…); trong phòng thí nghiệm phục vụ giám định và bảo quản mẫu.
- Kính lúp soi nổi, kính lúp cầm tay, máy ảnh, đèn dẫn dụ ruồi đục quả, bình phun thuốc động cơ
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần loài ruồi đục quả giống Bactrocera hại vùng trồng cây ăn quả có múi Hòa Bình.
- Nghiên cứu đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel trên cây bưởi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các giống bưởi, các kỹ thuật canh tác chăm sóc đến sự gây hại của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel.
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống ruồi đục quả Bactrocera dorsalisHendel như: biện pháp bao quả; biện pháp phun bả protein Ento-pro 150DD.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ăn quả có múi và cây bưởi huyện Tân Lạc, Hòa Bình
* Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất bưởi và các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu hại chính tại Tân Lạc, Hòa Bình.
* Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu liên quan về cây ăn quả có múi của các cơ quan, đơn vị quản lý, chuyên môn như các Phòng NN&PTNT các huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT Hòa Bình, Cục Thống kê.
+ Áp dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn PRA có sự tham gia của người dân (Rapid Rural Apprusal).
+ Áp dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu, phân tích đánh giá nông thôn theo phương pháp KIP (phỏng vấn người am hiểu công việc).
+ Xây dựng phiếu điều tra nông dân theo nội dung cần quan tâm, sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ và điền vào mẫu phiếu điều tra, tiến hành thực hiện 30 phiếu điều tra một số hộ tại các xã trọng điểm trồng bưởi Sau khi hoàn thành các phiếu điều tra, tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá các kết quả thu được.
* Chỉ tiêu điều tra chính: Diện tích trồng bưởi, giống bưởi, tuổi cây, chân đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc, mật độ trồng, cách trồng Chế độ bón phân, tưới nước: Các loại phân, lượng phân, thời gian và cách bón phân, tưới nước Chế độ tỉa cành, tạo tán, Tình hình sâu hại: Các đối tượng sâu hại hay xuất hiện trong năm, loại nào gây hại nặng, thời gian phá hại, loại thuốc phun, số lần phun thuốc trong năm Năng suất bình quân/cây, tổng sản lượng thu được.
3.4.2 Nghiên cứu thành phần loài ruồi đục quả bằng bẫy dẫn dụ ME
Sử dụng kiểu bẫy Steiner với chất dẫn dụ là Methyl eugenol (sau đây gọi tắt là bẫy ME) Chọn vườn cây ăn quả có múi (vườn cam, quýt, bưởi) là 3 cây trồng chủ yếu tại tỉnh, diện tích vườn tối thiểu 1000 m 2 , mỗi vườn treo 2 bẫy ME.
Treo bẫy dưới tán cây, tránh ánh sáng trực xạ, cách mặt đất 1,5-2m, cứ 2 tháng thay mồi một lần, định kỳ 7 ngày/lần đổ mẫu để đếm và phân loại. Đến kỳ thu mẫu, dùng bút lông gạt trưởng thành ruồi đục quả có trong bẫy vào giấy mềm, gói lại cho vào hộp giấy chữ nhật có kích thước cao 5cm x rộng 3,5 cm Điền các thông tin (địa điểm, ngày đổ) lên vỏ hộp.
Mẫu thu được đem về phòng thí nghiệm Chi cục sấy khô phục vụ công tác giám định thành phần loài.
+ Tên loài ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera (Tephritidae: Diptera) (tên Việt Nam và tên khoa học) theo phương pháp của Lawson et al., (2003) và dưới sự giúp đỡ của Viện BVTV và bộ môn Côn trùng
+ Tần suất xuất hiện (%) của loài ruồi đục quả giống Bactrocera trong các kỳ điều tra
+ Tỷ lệ (%) xuất hiện các loài ruồi đục quả Phương Đông thu được từ bẫy ME
+ Tỷ lệ (%) xuất hiện các loài ruồi đục quả thu được quả họ cây ăn quả có múi tại Tân Lạc, Hòa Bình.
Hình 3.1 Phương pháp đặt bẫy ME Hình 3.2 Thu mẫu ruồi đục quả đem thu thập ruồi đục quả trên CAQ về phòng thí nghiệm giám định
Người chụp: Bùi Thị Thu
3.4.3 Phương pháp nghiên cứu hình thái các pha phát dục của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và ký chủ của chúng Để theo dõi đặc điểm hình thái các pha phát dục của ruồi đục quả B.dorsalis chúng tôi tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Thu hái những quả bưởi có triệu chứng bị ruồi đục quả hại đem về phòng thí nghiệm để thu nhộng.
Bước 2: Dùng panh gắp nhộng vào hộp có mùn cưa ẩm (mùn cưa đã được khử trùng bằng hấp vô trùng để tránh nấm gây bệnh), sau đó dùng mùn cưa làm ẩm bằng nước cất vô trùng phủ kín nhộng một lớp dày 1,5cm Theo dõi và phân loại trưởng thành B dorsalis vũ hóa từ nhộng.
Bước 3: Ghép 30 cá thể ruồi đục quả (tỷ lệ giới tính 1 đực : 1 cái = 15 cặp) vào lồng 50 x 50 x 50 cm Nuôi trưởng thành bằng cách bôi mật ong pha loãng
(theo tỷ lệ 1 mật ong : 2 nước) lên vải màn phía đỉnh lồng.
Bước 4: Tiến hành thu trứng bằng miếng aga (hình vuông các cạnh dài 3cm, dày 3cm) và rải trứng lên đĩa thức ăn, 30 trứng/đĩa; 0,3 gram thức ăn/trứng, đặt vào hộp nhựa vả đề đảm bảo tối hoàn toàn, điều kiện nhiệt độ phòng 26- 28 0 C, ẩm độ 60-80%.
Bước 5: Khi thấy quả trứng đầu tiên nở thì ghi chép số liệu và theo dõi thường xuyên cho tới khi 30 trứng nở hoàn toàn Thức ăn nuôi sâu non được chế biến tại phòng thí nghiệm, trong 100gram thức ăn có 86 gram thịt quả cây, 10gram torula yeast, 3 gram đường và 1 gram nipagin Quả cây được xay nhỏ và dùng máy quấy trộn các thành phần nêu trên cho thật nhuyễn, để trong ngăn đá tủ lạnh sau
24h lấy cho rã đông Khi thức ăn rã đông hoàn toàn mới đem sử dụng cho nuôi sâu non ruồi đục quả.
Bước 6: Theo dõi các tuổi của sâu non một lần/ngày và ghi chép
Hình 3.3 Thu hái quả bưởi bị hại về Hình 3.4 Theo dõi sâu non các tuổi phòng thí nghiệm trong phòng thí nghiệm
Người chụp: Bùi Thị Thu Trong quá trình đi điểu tra thực tế tại các khu vườn bố trí thí nghiệm cũng như các vườn trồng sản xuất của nông dân vùng trồng bưởi, chúng tôi theo dõi triệu chứng gây hại của ruồi đục quả không chỉ trên cây ăn quả có múi mà trên các loại cây trồng khác như thanh long, ổi, khế Chúng tôi ghi nhận lại làm khuyến cáo để bố trí cơ cấu cây trồng xen với vùng chuyên canh bưởi của Tân Lạc.
3.4.4 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh và gây hại của ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis
3.4.4.1 Tìm hi ể u ả nh h ưở ng c ủ a các gi ố ng b ưở i đế n s ự gây h ạ i c ủ a ru ồ i đụ c qu ả Ph ươ ng Đ ông B.dorsalis
- Chọn vườn đại diện, có cùng độ tuổi cây và chế độ canh tác tương đương nhau, diện tích 1000m 2 cho 3 giống bưởi khác nhau là giống bưởi Đào, bưởi Da xanh, bưởi Diễn.
- Treo 4 bẫy pheromon/vườn, có màu vàng, bên trong có tăm bông được tẩm thuốc dẫn dụ trộn thuốc trừ sâu Treo cao cách mặt đất 1,5m hoặc xung quanh hàng rào, thời điểm treo từ cuối tháng 3 đến tháng 11 (từ lúc đậu quả, quả non - quả già đến chín sinh lý, thu hoạch).
- Chất dẫn dụ: VIZUBON - D (là hỗn hợp gồm 2 thành phần: 1 Naled (chiếm 25% thành phẩm) là hoạt chất trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc, xông hơi và thấm sâu; 2. Methyl eugenol (chiếm 75% thành phẩm) là chất dẫn dụ giới tính.
+ Mỗi mồi bả tẩm 3 ml hỗn hợp vào bông tăm
+ Thời gian thay mồi bả: 15 ngày/lần.
+ Thời gian thu mẫu ruồi: 7 ngày/lần.
Công thức tính toán số liệu
+ Tỷ lệ quả bị châm (%) = x 100
Tổng số quả điểu tra
Tổng số quả bị rụng
+ Tỷ lệ quả bị rụng (%) = x 100
Tổng số quả điều tra
Tổng số sâu non thu được + Mật độ sâu non (con/quả bị châm) Tổng số quả bị châm hại
+ Tần xuất bắt gặp (%) = Tổng số lần bắt g ặp TT x 100Tổng số lần điều tra
N1:là số mẫu điều tra bị hại ở cấp 1 Nn: Là số mẫu điều tra bị hại ở cấp n
N: là tổng mẫu điều tra
K: là cấp hại cao nhất của thang phân cấp (cấp 9)
(Theo Phụ lục 2 QCVN 01-119:2012/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi).
* Đối với các loại sinh vật hại lá, lộc, hoa, quả
Cấp hại Tỷ lệ diện tích lá, lộc, hoa, quả bị hại (%)
- Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình exell, thống kê sinh học IRRISTAT 4.0