BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Văn Hùng QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Hùng
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CỦA CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Hùng
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CỦA CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản lí giáo dục
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS HỒ VĂN LIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
Trang 3sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào Nếu không đúng như đã nêu, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình./
Người viết
Lê Văn Hùng
Trang 4và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
phối hợp mở lớp đào tạo chương trình Cao học ngành Quản lí giáo dục
Quý Thầy Cô giáo trực tiếp giảng dạy, tham gia quản lí trong suốt quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ Cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn quan tâm hỗ trợ
cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian làm luận văn
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Hồ Văn Liên – người Thầy đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết
luận văn Thầy đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lí giáo dục cũng
như giúp tôi rèn luyện kĩ năng về nghiên cứu khoa học
Mặc dù, bản thân có nhiều nỗ lực và cố gắng để hoàn thành luận văn, song, không thể tránh khỏi những hạn chế Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của của quý các thầy, cô, quý đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn./
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Lê Văn Hùng
Trang 5Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 9
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 10
1.2 Các khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 12
1.2.2 Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 14
1.3 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 17
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 17
1.3.2 Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 18
1.3.3 Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 20
1.3.4 Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 25
1.3.5 Điều kiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 26
1.4 Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 27
1.4.1 Phân cấp quản lí trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 27
1.4.2 Nội dung quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 28
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 32
Trang 6Tiểu kết chương 1 36
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 37
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục thành phố Hồ Chí Minh 37
2.1.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục thành phố Hồ Chí Minh 37
2.1.2 Đặc điểm các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 38
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 41
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 41
2.2.2 Nội dung khảo sát 41
2.2.3 Phương pháp khảo sát 41
2.2.4 Địa bàn khảo sát 42
2.2.5 Đối tượng khảo sát 42
2.2.6 Xử lí kết quả khảo sát 43
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 44
2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động giáo dục đạo đức 44
2.3.2 Thực trạng về kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT của các Trung tâm GDNN - GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh 45
Trang 7Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 492.3.4 Thực trạng hình thức và phương pháp thực hiện của hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 512.3.5 Thực trạng đánh giá kết quả của HĐGDĐĐ cho học sinh THPT của
các Trung tâm GDNN - GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh 592.3.6 Thực trạng về điều kiện của hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 602.3.7 Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 622.4 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 632.4.1 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức lồng ghép, tích hợp
vào hoạt động dạy học cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 632.4.2 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức qua các hoạt động
theo hướng trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 662.4.3 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức lồng ghép trong hoạt
động phối hợp cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 68
Trang 8dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 71
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 73
2.5.1 Các yếu tố bên trong 73
2.5.2 Các yếu tố bên ngoài 74
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 75
2.6.1 Ưu điểm 75
2.6.2 Hạn chế 75
2.6.3 Nguyên nhân hạn chế 76
Tiểu kết Chương 2 77
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT CỦA CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 79
3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 79
3.1.1 Bảo đảm tính pháp lí 79
3.1.2 Bảo đảm tính mục tiêu 79
3.1.3 Bảo đảm tính khoa học 80
3.1.4 Bảo đảm tính thực tiễn 80
3.1.5 Bảo đảm tính khả thi 80
3.2 Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh 81
Trang 9thông 81
3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tăng cường luyện tập – thực hành 83
3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường văn hóa giáo dục lành mạnh cho học sinh trung học phổ thông 85
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông 88
3.2.5 Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho HĐGDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông 93
3.2.6 Biện pháp 6 Tăng cường chỉ đạo giáo viên cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông 95
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 98
3.4 Khảo nghiệm sự cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 99
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 99
3.4.2 Nội dung, phương pháp khảo nghiệm 99
3.4.3 Cách thức khảo nghiệm 100
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 100
Tiểu kết Chương 3 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
Trang 11Bảng 2.2 Số lượng học sinh THPT ở các Trung tâm GDNN - GDTX tại
TP HCM 39 Bảng 2.3 Học lực của học sinh THPT ở các Trung tâm GDNN - GDTX tại
TP HCM năm học 2019 -2020 40 Bảng 2.4 Hạnh kiểm của học sinh THPT ở các Trung tâm GDNN - GDTX
tại TP HCM năm học 2019 -2020 40 Bảng 2.5 Thống kê mẫu khảo sát 42 Bảng 2.6 Nhận thức của CBQL, GV, PH và HS về vai trò của HĐGDĐĐ
cho học sinh của các Trung tâm GDNN - GDTX tại thành phố
Hồ Chí Minh 44 Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV, PH và HS về mức độ đạt kết quả của
hoạt động GDĐĐ cho HS THPT 46 Bảng 2.9 Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các hình thức của hoạt
động GDĐĐ cho HS THPT ở Trung tâm 51 Bảng 2.10 Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các phương pháp
trong hoạt động GDĐĐ cho HS THPT ở Trung tâm 56 Bảng 2.11 Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc đánh giá kết quả
hoạt động GDĐĐ cho HS THPT ở Trung tâm 59 Bảng 2.12 Đánh giá của CBQL - GV về mức độ đáp ứng của các điều kiện
hoạt động GDĐĐ cho HS THPT ở Trung tâm 61 Bảng 2.13 Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc quản lí hoạt động
GDĐĐ cho HS THPT ở Trung tâm lồng ghép, tích hợp vào hoạt động dạy học 64 Bảng 2.14 Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc quản lí
HĐGDĐĐ cho HS THPT ở Trung tâm qua các hoạt động theo hướng trải nghiệm 66
Trang 12phối hợp 68 Bảng 2.16 Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc quản lí điều kiện
HĐGDĐĐ cho HS THPT tại Trung tâm 71 Bảng 2.17 Mức độ ảnh hưởng các yếu tố bên trong đến quản lí HĐGDĐĐ
cho HS THPT tại Trung tâm 73 Bảng 2.18 Mức độ ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài đến quản lí HĐGDĐĐ
cho HS THPT tại Trung tâm 74 Bảng 3.1 Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến
thức, kĩ năng) và đánh giá tiếp cận năng lực trong hoạt động GDĐĐ cho HS THPT 96
Trang 13đạo đức học sinh 92 Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lí HĐGDĐĐ cho học sinh THPT tại các Trung tâm GDNN – GDTX 103
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đạo đức là một trong những phạm trù cơ bản của lí luận giáo dục, là nội dung quan trọng trong rèn luyện phát triển nhân cách của mỗi người Việt Nam Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) Và Người cũng viết: “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chí Minh, 2006) Đạo đức con người bắt đầu từ nền tảng gia đình,
từ gia đình đến nhà trường Trước công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người Đó
là sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và nhân cách nói chung của con người Việt Nam mà trước hết là thế hệ trẻ Chính vì vậy, việc GDĐĐ cho HS trong các nhà trường hiện nay có tầm quan trọng rất lớn
Mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS THPT tại các Trung tâm GDNN – GDTX được quy định cụ thể trong Nghị quyết số 29-NQ-TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013) Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm
2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030 là: “Trong thời gian tới, công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ phải được tiếp tục tăng cường và nâng
Trang 15cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kĩ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015) Và theo Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra một trong những mục tiêu của GD là: “Phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội” (Quốc hội, 2019)
Hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THPT được đặt ra với mục tiêu cụ thể theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông: “góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
Quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT trong các Trung tâm GDNN – GDTX có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất cho HS, góp phần định hình nhân cách cho các em và giáo dục toàn diện cho các em Quản lí HĐGDĐĐ là yếu
tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng HĐGDĐĐ cho HS Học sinh THPT đang trong độ tuổi mới lớn với tâm sinh lí có sự chuyển biến mạnh mẽ, rất thích cái mới nhưng chưa đủ tri thức và bản lĩnh nên dễ bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trong đời sống xã hội, nhất là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho GDĐĐ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ nhận định: “vẫn còn một bộ
Trang 16phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức học tập tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra” (Thủ tướng Chính phủ, 2019)
Việc GDĐĐ cho HS trong bối cảnh hiện nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Đạo đức trở thành “bản lề” của con người Mỗi HS cần có ý thức rèn giũa tính
kỉ luật, trở thành một con người văn minh, có lối hành xử nhân văn và có lối sống lành mạnh, khoa học Trước sự tấn công như vũ bão của thế giới ảo, mạng xã hội và môi trường cạnh tranh kinh tế khốc liệt có tác động rất lớn đến hành xử, thái độ của
HS Vì vậy, nhà trường cần phải thể hiện quyết liệt và rõ ràng hơn nữa vai trò GDĐĐ cho HS trong thời đại mới HS tại các Trung tâm GDNN – GDTX lại càng đặc biệt hơn với đa dạng các hoàn cảnh như: độ tuổi HS khác nhau, nhiều em còn vi phạm đạo đức, nhiều em theo cha mẹ đi làm ăn cuộc sống bấp bênh không ổn định, nhiều em cha mẹ không quan tâm hoặc nuông chiều quá mức, thậm chí có em đã có trưởng thành, nghề nghiệp ổn định, làm ra nhiều tiền Trong các em, tác động của gia đình và xã hội đã hình thành hành vi của các em, nhiều em rất cá tính Các em giảm độ tin cậy vào lời nói giáo điều và những điều đơn thuần mang tính lí thuyết
Vì vậy HĐGDĐĐ cho HS của các Trung tâm GDNN – GDTX tại Thành phố Hồ Chí Minh cần được quan tâm nhiều hơn, đáp ứng yêu cầu thay đổi của thành phố trẻ, năng động nhất nước
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Đảng, của nhà nước có thể nhận thấy rằng trong những năm gần đây các Trung tâm GDNN – GDTX tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm rất nhiều đến công tác quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT và đạt những kết quả nhất định góp phần vào công tác GD toàn diện cho HS Vấn đề GDĐĐ được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các Trung tâm Tuy nhiên, thực trạng quản lí HĐGDĐĐ cho HS chưa phù hợp với sự thay đổi của đối tượng HS dẫn đến HĐGDĐĐ chưa thật sự mang lại kết quả tốt Các Trung tâm thường chú trọng đến nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, chưa chú ý đến những hành vi ứng xử thực tế Bên cạnh đó biện pháp quản lí của các Ban Giám đốc tại các Trung tâm GDNN – GDTX như công tác quản lí HĐGDĐĐ thông qua hoạt động dạy học, lồng ghép vào hoạt động trải nghiệm chưa được phong phú,
Trang 17công tác quản lí các điều kiện và phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS chưa chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên Việc GDĐĐ cho HS nếu chỉ diễn ra trong khuôn viên các Trung tâm tất yếu không phát huy được sức mạnh chung, không toàn diện và đầy đủ nên hiệu quả của công tác này trong các Trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo của con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay Từ những yêu cầu cấp thiết về lí luận và
thực tiễn, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ nhằm làm
rõ thực trạng của việc quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng
GD toàn diện đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn đổi mới hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng HĐGDĐĐ của các Trung tâm GDNN - GDTX tại TP HCM
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lí HĐGD cho HS THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
4 Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM đã được quan tâm, nhận thức đúng đắn và đạt được một số kết quả nhất định nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: quản lí hoạt động GDĐĐ lồng ghép, tích hợp vào hoạt động dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục; quản lí hoạt động GDĐĐ theo hướng trải nghiệm việc phối hợp giữa các lực lượng chưa thường xuyên ; việc xây dựng kế hoạch phối hợp vẫn còn mang tính
Trang 18hình thức; quản lí các điều kiện phục vụ cho HĐGDĐĐ chưa tốt Nếu hệ thống hóa được cơ sở lí luận và khảo sát - đánh giá đúng thực trạng có thể đề xuất được các biện pháp quản lí có tính khả thi góp phần cải thiện chất lượng quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận của quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT
Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
Đề xuất các biện pháp quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM và khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
6.1.1 Phạm vi chủ thể quản lí
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lí ở cấp cơ sở GD (Trung tâm GDNN - GDTX) với chủ thể quản lí là Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX đối với quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
6.1.2 Phạm vi đối tượng quản lí
Nghiên cứu HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại
TP HCM
Nghiên cứu quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM theo tiếp cận nội dung quản lí
6.2 Phạm vi về địa bàn khảo sát
Đề tài khảo sát 8 Trung tâm trên tổng số 24 Trung tâm GDNN – GDTX tại
TP HCM Bao gồm: Trung tâm GDNN – GDTX Quận 6, Trung tâm GDNN – GDTX Quận 8, Trung tâm GDNN – GDTX Quận 10, Trung tâm GDNN – GDTX Quận 12, Trung tâm GDNN – GDTX quận Phú Nhuận, Trung tâm GDNN – GDTX quận Tân Bình, Trung tâm GDNN – GDTX quận Gò Vấp và Trung tâm GDNN – GDTX huyện Hóc Môn
Trang 196.3 Về thời gian thu thập các báo cáo số liệu dùng trong luận văn: Năm học:
2019 – 2020
7 Phương pháp luận nghiên cứu
7.1 Cơ sở phương pháp luận
7.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Tiếp cận quan điểm hệ thống – cấu trúc để thấy rằng HĐGDĐĐ cho HS là một nội dung quan trọng, có liên hệ mật thiết với các nội dung GD khác để góp phần
GD toàn diện cho HS Quản lí HĐGDĐĐ cho HS là một trong những nội dung trong quản lí trường học HĐGDĐĐ được hợp thành từ các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp – hình thức, đánh giá kết quả Xem quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT như một hệ thống các yếu tố cấu thành có mối liên hệ với nhau, bao gồm: mục tiêu quản lí, chủ thể quản lí, khách thể quản lí, nội dung quản lí, hình thức – phương pháp quản lí và kết quả quản lí
7.1.2 Quan điểm lịch sử - logic
Vận dụng quan điểm lịch sử - logic để thấy rằng HĐGDĐĐ cho HS được tiến hành trong suốt quá trình học tập trong nhà trường phổ thông Trong quá trình thực hiện luận văn tuân thủ đảm bảo được tính cấu trúc luận văn hoàn chỉnh, trình bày trong luận văn theo một chuỗi logic bao gồm: tên đề tài, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận
7.1.3 Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu việc quản lí GDĐĐ trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các Trung tâm GDNN – GDTX
Quan điểm này giúp người nghiên cứu phát hiện những vấn đề đặc thù; từ đó,
đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với thực tiễn GD
Thông qua nghiên cứu thực trạng quản lí HĐGDĐĐ của Trung tâm GDNN – GDTX để đề ra các biện pháp quản lí phù hợp với thực tiễn
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Trang 20Mục đích: Xây dựng cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Nội dung: Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và
hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về HĐGDĐĐ và quản lí HĐGDĐĐ để xây dựng khung lí luận về quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập dữ liệu để chứng minh giả thuyết khoa học Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng để hỏi ý kiến về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp được đề xuất
Đối tượng: 24 CBQL, 90 GVCN, GVBM, Trợ lí thanh niên hoặc Bí thư Chi đoàn, 150 PHHS và 150 HS ở các Trung tâm GDNN – GDTX
Nội dung: Khảo sát về nhận thức, đánh giá của CBQL, GV, PHHS, HS về thực trạng HĐGDĐĐ và quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM; Khảo sát để kiểm nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
Nội dung phỏng vấn: Bảng phỏng vấn dự kiến bao gồm một số ý sau:
Thực trạng HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại
TP HCM
Thực trạng quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
Trang 21Biện pháp quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng, ghi chép nội dung vào PPV và phân tích thông tin thu thập được
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Mục đích: Thu thập thông tin nhằm làm rõ hơn thực trạng
Nội dung và cách tiến hành:: Nghiên cứu nội quy HS, hồ sơ chủ nhiệm, hồ sơ dạy học, các văn bản liên quan đến quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS THPT như: các kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết, biên bản kiểm tra để thu thập các thông tin định tính về thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và công tác quản lí GDĐĐ cho
HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Xử lí các số liệu từ việc khảo sát bằng bảng hỏi, phân tích số liệu để đánh giá kết quả thu được
Nội dung: Xử lí số liệu về thực trạng HĐGDĐĐ và quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM, các yếu tố ảnh hưởng quản
lí GDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM, tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất
Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm Excel để phân tích thống kê mô tả các số liệu sau khi thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT
Chương 2 Thực trạng quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
Chương 3 Biện pháp quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM
Trang 22Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Từ xưa đến nay vấn đề đạo đức và GDĐĐ cho con người, đặc biệt là HS luôn
là vấn đề trọng tâm trong xã hội
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong thời kì cổ đại có một số nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử (551 - 479 TCN), Socrat (470 - 399 TCN), Aristoste (384 - 322 TCN) đưa ra các quan điểm về đạo đức và hoạt động giáo dục đạo đức Hầu hết đều khẳng định vài trò của đạo đức trong xã hội là rất quan trọng
Trong thời kì trung đại có một số tác giả như I.A.Komenxki (1592 – 1670), Jean Jacques Russeau (1712 - 1778), Petxtalogi (1746 - 1827) đã đưa ra quan điểm
về đạo đức và phương pháp GDĐĐ
Trong thời kì cận đại, học thuyết Mác - Lê Nin khẳng định: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội; nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc Nhà trường trong mọi chế độ xã hội đều GDĐĐ cho
HS (Trần Hậu Kiêm, 1997)
Thế kỷ XX, một số nhà GD nổi tiếng Xô Viết cũng nghiên cứu về GDĐĐ cho
HS, các nghiên cứu của họ đã đặt nền tảng cho việc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô Tiêu biểu như A.S Makarenko (1888 - 1939) rất đề cao vai trò của GDĐĐ và các biện pháp, nguyên tắc GD như: “giáo dục trong tập thể và bằng tập thể”, “tôn trọng và yêu cầu cao đối với HS” (A.X.Makarenko, 2002)
Tác giả Vishalache Balakrishnan (2009) với luận án tiến sĩ “Teaching moral education in secondary schools using real-life dilemmas” tại Đại học Wellington,
Victoria đã nghiên cứu về phương thức GDĐĐ cho học sinh trung học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh (Vishalache Balakriskman, 2009)
Tác giả Guang Yuan Hu (2010) với luận án tiến sĩ “The Moral Education curriculum and policy in Chinese Junior High School: Chances and Challenges” tại
đại học Alabama, Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích nhằm đánh giá mục đích
Trang 23chương trình giáo dục đạo đức, đánh giá hiệu quả triển khai chương trình giáo dục đạo đức, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến đổi xã hội đối với việc giảng dạy môn đạo đức cũng như khảo nghiệm việc thực thi những chính sách mới trong bối cảnh hội nhập liên quan đến chương trình giáo dục đạo đức trong trường trung học tại Trung Quốc (Guang Yuan Hu, 2010)
Như vậy tìm hiểu sơ lược về các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy vấn đề đạo đức và HĐGDĐĐ đã được rất nhiều tác giả ở các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, việc GDĐĐ luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu Vì vậy việc nghiên cứu về HĐGDĐĐ được nhiều tác giả quan tâm
Ngay từ thời phong kiến trong nền GD Nho học đã tồn tại quan điểm“Tiên học lễ, hậu học văn”, việc GDĐĐ cho HS là một nhiệm vụ quan trọng
Sang thời kỳ hiện đại, GDĐĐ cho HS là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của GD trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, trong bài nói chuyện với cán
bộ, sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội của Bác Hồ ngày về thăm trường 21/10/1964 có nói: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cái tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”; “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng” và “Người có bốn đức: cần
- kiệm - liêm - chính Thiếu một đức thì không thành người” Người cũng lưu ý:
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống mà do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hằng ngày mà có, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” (Hồ Chí Minh, 2000)
Đặc biệt trong những năm gần đây, trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế, GDĐĐ cho HS đang là một chủ đề trung tâm thu hút sự chú ý của dư luận xã hội và cũng là chủ đề được các nhà sư phạm, các nhà khoa học, các nhà quản lí xã hội
quan tâm nhiều nhất Nhiều công trình nghiên cứu về GDĐĐ cho HS THPT và
quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT cho HS Trong đó, có những công trình tiêu biểu, luận văn nghiên cứu sau:
Tác giả Phạm Minh Hạc trong nghiên cứu “Về phát triển toàn diện con người
Trang 24thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và đã đưa ra nhiều giải pháp về GDĐĐ cho
HS Nghiên cứu cũng khẳng định để đạt được hiệu quả trong việc quản lí HĐGDĐĐ thì điều kiện then chốt, quyết định là cơ chế chỉ đạo thống nhất Muốn vậy phải có một tổ chức phụ trách từ Trung ương tới cơ sở, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, cần thiết phải thành lập một ủy ban quốc gia GDĐĐ để chỉ đạo, quản
lí HĐGDĐĐ cho toàn xã hội (Phạm Minh Hạc, 2001)
Trong cuốn sách“Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông” của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần
Văn Tính - Vũ Phương Liên đã nghiên cứu về giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống góp phần GDĐĐ cho HS THPT (Nguyễn Thị Mỹ Lộc et all, 2010)
Tác giả Nguyễn Vân Yên (2015) với đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục đạo
đức học sinh ở trường trung học phổ thông Hùng Vương - Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”
Tác giả Lại Văn Thiết (2017) với đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay” đã đánh giá và nêu ra được một số biện pháp giúp cải thiện
HĐGDĐĐ tại các trường THPT
Tác giả Phạm Thị Vui (2018) với đề tài luận án “Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành Phố Hà Nội” đã có những nghiên cứu khá chi tiết
về HĐGDĐĐ cho HS THPT tại các Trung tâm GDNN – GDTX
Tác giả Trần Văn Sơn với bài viết “Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ” đăng trên Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 83-88 đã trình bày khái quát được thực trạng và nêu được một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu về HĐGDĐĐ và quản lí HĐGDĐĐ đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã đạt được nhiều kết quả về lí luận, hướng nghiên cứu và những giải pháp cho HĐGDĐĐ cho HS Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN – GDTX tại TP HCM, nơi có địa bàn khá đặc biệt với số lượng HS THPT
Trang 25học tại các Trung tâm GDNN – GDTX còn rất lớn
Kế thừa và phát triển các nội dung những tác giả đi trước đã nghiên cứu, đề tài
“Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh” được tổ chức triển khai nghiên cứu với mục đích sẽ góp phần tìm ra các biện pháp quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT của các Trung tâm GDNN - GDTX tại TP HCM phù hợp đối tượng, đúng mục đích, hiệu quả và khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Đạo đức
Theo sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 10: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006)
Theo tác giả Trần Thị Hương và các cộng sự có thể hiểu khái niệm đạo đức ở hai góc độ:
Theo nghĩa rộng, đạo đức là một lĩnh vực xã hội của ý thức xã hội, phản ánh các mối quan hệ xã hội, thực hiện các chức năng xã hội quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người (Trần Thị Hương et all, 2014)
Theo nghĩa hẹp, đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, giá trị, nguyên tắc, quy tắc do xã hội quy định nhằm mục đích định hướng, điều khiến, điều chỉnh và đánh giá hành vi của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ thực tiễn của họ, làm cho hành động của cá nhân phù hợp với các lợi ích của xã hội (Trần Thị Hương et all, 2014)
Như vậy, dù xét ở góc độ nào thì khái niệm về đạo đức có những điểm chung
nhất thuộc về bản chất của đạo đức Đó là, đạo đức là những qui tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, nó được hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện
Trang 26Hoạt động giáo dục
Theo tác giả Trần Thị Hương và các cộng sự cho rằng: GD (theo nghĩa rộng)
là hoạt động GD tổng thể được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người GD theo nghĩa rộng bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động GD (theo nghĩa hẹp) Hoạt động GD (theo nghĩa hẹp) là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà GD, người được
GD tự giác, tích cực, chủ động tự GD nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội (Trần Thị Hương et all, 2014) Như vậy, chức năng trội của hoạt động GD (theo nghĩa hẹp) chính là hình thành, phát triển thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức, pháp luật, lao động, thẩm mỹ, thái độ, tính cách, thói quen… cho người được GD
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “GDĐĐ là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, 1998)
Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu khái niệm về HĐGDĐĐ cho HS THPT, tác giả luận văn chọn khái niệm hoạt động GD của tác giả Trần Thị Hương và các cộng
sự: “Hoạt động giáo dục là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội”
(Trần Thị Hương et all, 2014)
Hoạt động giáo dục đạo đức
Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của cá nhân, của con người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hóa những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, công dân và đáp ứng yêu cầu xã hội
GDĐĐ là một quá trình có tổ chức, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị
Trang 27đạo đức của cá nhân, phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thức đẩy sự phát triển
và tiến bộ của xã hội
Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu khái niệm về HĐGDĐĐ cho HS THPT,
tác giả luận văn chọn khái niệm của tác giả Trần Thị Hương và các cộng sự : “Hoạt động giáo dục đạo đức là quá trình tác động và ảnh hưởng có mục đích, có kế hoạch, có lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh” (Trần Thị Hương et all, 2014)
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Từ các khái niệm về đạo đức, hoạt động GD và HĐGDĐĐ, tác giả luận văn có
thể định nghĩa về HĐGDĐĐ cho HS THPT như sau: Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, phối hợp thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm chuyển hoá những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội thành phẩm chất đạo đức của cá nhân học sinh trung học phổ thông theo mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông
Trong định nghĩa này, nhà GD bao gồm: Ban Giám hiệu, GV, Cán bộ Đoàn và PHHS, bằng các phương pháp dạy học và phương pháp GD, hướng dẫn, giúp trang
bị cho HS những tri thức cần thiết về các mối quan hệ xã hội, về lối sống nhân văn, nhân đạo, nhân quyền Hình thành cho HS thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng đối với mọi người xung quanh Rèn luyện để mỗi người tự giác rèn luyện và thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành các quy định của tập thể HS, của cộng đồng, nỗ lực học tập để cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, nhằm phát triển toàn diện nhân cách của HS
1.2.2 Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Trang 28muốn người khác làm và sau đó biết rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt đẹp và rẻ nhất Theo Marry Parker Follet, ông quan niệm: Quản lí là nghệ thuật đạt được mục đích lồng ghép vào nỗ lực của người khác (Nguyễn Hữu Hải, 2014) Quản lí là sự tác động điều chỉnh có hướng đích, có hướng dẫn, có sự phối hợp
nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất, phù
hợp với quy luật khách quan và mang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức và xã hội
Tóm lại, có thể phát biểu khái niệm quản lí như sau: quản lí là sự tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí
Quản lí giáo dục
Quản lí GD theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển GD thường xuyên trong xã hội, công tác GD không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là GD thế
hệ trẻ cho nên quản lí GD được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn
bộ hệ thống GD quốc dân và các cơ sở GD trong hệ thống GD quốc dân, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện
nhân cách công dân
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đạt mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất (Nguyễn Ngọc Quang, 1989)
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,…một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Trần Kiểm, 2016)
Như vậy, có nhiều tác giả quan niệm về quản lí GD nhưng tựu chung lại có thể nêu khái niệm về quản lí GD như sau: Quản lí giáo dục là sự tác động có mục đích,
Trang 29có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể giáo dục tác động đến hệ thống giáo dục
nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
Quản lí trường học
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục – đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” (Phạm Minh Hạc, 1986)
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: Quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người đến các nguồn lực, đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường một cách hợp quy luật nhằm đạt mục tiêu giáo dục (Trần Kiểm, 2016)
Từ các quan niệm trên, có thể định nghĩa: Quản lí trường học là sự tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí trường học đến các hoạt động và các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu quản lí nhà trường
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong trường học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí trường học đến hoạt động giáo dục đạo đức nhằm đạt mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức và mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh
Chủ thể quản lí HĐGDĐĐ cho HS trong nhà trường là đội ngũ CBQL GD và
các tổ chức quản lí GD của nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường Chủ thể quản lí GD vừa là cá nhân, vừa là tập thể
Mục đích của quản lí GDĐĐ cho HS là đảm bảo cho các hoạt động GD diễn
ra theo một hệ thống nhất quán, phù hợp với quy luật GD, nhằm khai thác, sử dụng
có hiệu quả các tiềm lực của nhà trường và xã hội cùng tham gia vào quá trình GD
Quản lí HĐGDĐĐ cho học sinh THPT
Từ các khái niệm về: đạo đức, hoạt động GD và HĐGDĐĐ, quản lí, quản lí
GD, quản lí nhà trường và quản lí HĐGDĐĐ, tác giả luận văn chọn khái niệm về quản lí HĐGDĐĐ cho học sinh THPT làm khái niệm công cụ trong nghiên cứu đó là:
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông là sự tác động
Trang 30có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lí trường trung học phổ thông đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông nhằm đạt mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh trung học phổ thông
Trong khái niệm này, chủ thể tham gia quản lí HĐGDĐĐ cho HS THPT ở cấp trường bao gồm: Ban Giám hiệu, Tổ trưởng Tổ Chuyên môn, Đoàn Thanh niên, GV
và PHHS Các đối tượng quản lí chính là HĐGDĐĐ, bao gồm các khía cạnh của HĐGDĐĐ cho HS như: mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện
và điều kiện HĐGDĐĐ
1.3 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Mục tiêu chung của hoạt động GDĐĐ là góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) Đối với cấp trung học phổ thông, mục tiêu cụ thể hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được thể hiện qua ba mặt sau:
Về nhận thức: HS được hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu như:
yêu nước; nhân ái, biết yêu quý mọi người, tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người; chăm chỉ, ham học, chăm làm; trung thực; trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với gia đình, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, có trách nhiệm với môi trường sống HS được hình thành và phát triển các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
Về thái độ, tình cảm: Có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, tự
lực, tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; có trách nhiệm với hành
Trang 31động của mình: tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình, thích ứng với cuộc sống, định hướng nghề nghiệp, tự học, tự hoàn thiện bản thân; Yêu thương, tôn trọng con người thông qua việc giao tiếp và hợp tác với mọi người: thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; Điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn, xác định mục đích
và phương thức hợp tác, xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân, xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác, tổ chức và thuyết phục người khác, đánh giá hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế với mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; Yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu; Nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề, hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập về những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, tôn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
Về hành vi: HS được hình thành và phát triển các phẩm chất về đạo đức của
HS trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như: ngôn ngữ, tính toán, tin học, thể chất, thẩm mỹ, công nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
1.3.2 Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Các mạch nội dung của HĐGDĐĐ này phát triển xoay quanh các mối quan hệ của con người với bản thân, với người khác, với cộng đồng, đất nước, nhân loại, với công việc và với môi trường tự nhiên; được xây dựng trên cơ sở kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại, dân tộc và toàn cầu Theo các tác giả của “Giáo trình giáo dục học phổ thông” - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nêu
ra nội dung của HĐGDĐĐ bao gồm:
Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối bản thân: Đây là một trong
những nội dung GD quan trọng, GD thái độ đúng đắn đối với bản thân mỗi HS cùng với việc GD thái độ đúng đắn đối với mọi người và cộng đồng Cần phải GD cho
HS ý thức hiểu rõ về mình, biết đánh giá đúng bản thân, có thái độ đúng đắn đối với
Trang 32những tư tưởng, danh dự, tình cảm, động cơ, hành động của mình Từ đó luôn nghiêm túc xem xét bản thân, đánh giá đúng bản thân và tích cực phát huy những mặt tích cực, cố gắng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân; hình thành đức tính tự trọng, trung thực, khẳng định bản thân và dũng cảm đấu tranh chống các biểu hiện sai lầm của bản thân, bạn bè và mọi người xung quanh, có khát vọng vươn tới và tình cảm tích cực đối với cái thiện, cái tốt đẹp, tiến bộ (Trần Thị Hương et all, 2014)
Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với mọi người và cộng đồng:
GD thái độ đúng đắn đối với mọi người là hình thành cho HS quan điểm đúng đắn
về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình cảm đối với người thân và những người xung quanh; biết tôn trọng, bao dung và chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ, người già, người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn…; có thái độ phê phán, không đồng tình với những tư tưởng, hành vi lạc hậu, lỗi thời còn rơi rớt lại làm hạ thấp giá trị của con người GD cho HS thái độ đối với cộng đồng là hình thành cách sống “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, GD ý thức và thói quen luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân; kết hợp hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích
cá nhân, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với tập thể, quan tâm đến sự phát triển tích cực của tập thể, có tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau trong cuộc sống cộng đồng và hình thành tính tích cực hoạt động xã hội cho HS.(Trần Thị Hương et all, 2014)
Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với đất nước, dân tộc, quốc tế:
GD lòng yêu nước cho HS trước hết là GD lòng yêu quê hương - nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, “nơi chôn nhau cắt rốn của mình”; GD tình cảm gắn bó với người thân và mọi người xung quanh; hình thành ý thức, thái độ, tình cảm tích cực đối với truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc GD lòng yêu nước ngày nay gắn liền với định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa, GD lí tưởng sống tốt đẹp vì hạnh phúc của dân tộc, GD tinh thần hợp tác quốc tế, tình hữu nghị giữa các dân tộc, tình đoàn kết anh em với các nước trong khu vực và thế giới, hình thành cho HS thái độ không đồng tình với sự thù hằn dân tộc, chủ nghĩa khủng bố và phân biệt chủng tộc (Trần Thị Hương et all, 2014)
Trang 33Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với lao động, công việc: GD
thái độ đối với lao động, công việc là hình thành cho HS quan niệm đúng về lao động; hiểu rõ vị trí, vai trò của lao động và người lao động, tin vào sức sáng tạo vĩ đại của nhân dân lao động và tin vào khả năng học tập, lao động của bản thân, có thái độ kính trọng người lao động, yêu quý sản phẩm lao động, có ý thức tiết kiệm
và bảo vệ của công, xây dựng các phẩm chất của người lao động mới như tính tự giác, cần cù, sáng tạo, trung thực, vì hạnh phúc của mọi người lao động, lao động có tính tổ chức, kỉ luật, có kĩ thuật và đạt được năng suất cao; hình thành ở HS thái độ khinh ghét, dũng cảm đấu tranh chống những kẻ lười biếng lao động, gian dối, bóc lột, ăn cắp của công (Trần Thị Hương et all, 2014)
Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trường sống: GD thái
độ đúng đắn đối với môi trường sống là hình thành cho HS giữ gìn vệ sinh chung,
có thái độ đúng đắn đối với môi trường Điều đó thể hiện tình người của con người
và góp phần cải tạo cuộc sống của con người (Trần Thị Hương et all, 2014)
Năm nội dung giáo dục đạo đức trên đây thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, cho nên trong nhà trường cần phải tiến hành GD đầy đủ và đồng bộ cho HS
1.3.3 Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Giáo dục đạo đức cho học sinh lồng ghép, tích hợp vào hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường nào
và dạy học chính là một con đường GD, là con đường thông qua dạy chữ để dạy người Theo Công văn số 8298/BGDĐT-GDTX ngày 21 tháng 9 năm 2009 của Bộ
Trang 34Giáo dục và Đào tạo về “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông” ở các Trung tâm GDNN – GDTX, HS không học nhiều môn như HS ở các trường THPT mà chỉ học 7 môn bắt buộc là: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; Ngoài ra tùy điều kiện có thể dạy thêm các
môn tự chọn (Tiếng Anh, Tin học, GDCD)
Tổ chức GDĐĐ cho HS thông qua hoạt động dạy học môn GDCD: Chương
trình môn GDCD được xem là một phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ
GD tư tưởng, tình cảm, pháp luật cho HS một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc Việc giảng dạy môn GDCD vai trò chủ đạo trong việc giúp HS hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân Góp phần bồi dưỡng cho HS những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật
Lồng ghép, tích hợp hoạt động GDĐĐ cho HS vào các môn học khác Như chúng ta đã biết một trong những chức năng của quá trình dạy học là truyền thụ tri thức và hình thành phẩm chất đạo đức cần thiết cho HS, bất cứ một bài học nào ở trường phổ thông cũng có tính GD sâu sắc, hiệu quả của mỗi giờ dạy còn phụ thuộc vào cách truyền thụ của GV Chẳng hạn, thông qua môn Lịch sử để GD những giá trị truyền thống của ông cha ta; Môn Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn để GD HS những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở HS những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha, ; Thông qua môn Toán để GD các em tính trung thực, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác; Môn Vật lí,
HS hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học; rèn luyện được sự tự tin,
trung thực, khách quan;
Tổ chức GDĐĐ thông qua chương trình GD giá trị đạo đức đặc thù: Hiện nay
tại các trường việc tổ chức các chuyên đề kỹ năng sống đã đang được tiến hành
Trên cơ sở nội dung, chương trình GD kỹ năng sống của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, nhà trường cần cụ thể hóa nội dung GD kỹ năng sống ở từng tháng, từng tuần với từng khối lớp vừa đảm bảo nội dung chương trình theo quy định, vừa phù
Trang 35hợp với đặc điểm của trường nhằm tối ưu hóa GDĐĐ cho HS Các chuyên đề này bước đầu trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi Đặc biệt trong việc GDĐĐ giúp hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực; Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của HS; Rèn cho HS biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá
nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường; Rèn luyện cho HS biết cách
giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày; HS biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc đồng đội; Biết sống tích cực, chủ động
Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hoạt động theo hướng trải nghiệm:
Giáo dục không những được thực hiện qua con đường dạy học trên lớp mà còn qua HĐ theo hướng trải nghiệm HĐ theo hướng trải nghiệm là hoạt động kết nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS HĐ theo hướng giúp phát triển toàn diện cho HS cả về năng lực và phẩm chất Đồng thời đây cũng là hình thức giúp HS phát triển kĩ năng, kĩ xảo về hoạt động xã hội cho HS Vì vậy HĐ theo hướng trải nghiệm cũng là một hình thức quan trọng để GDĐĐ cho HS
Hoạt động theo hướng trải nghiệm bao gồm các loại hình như: Hoạt động liên quan đến chính trị, xã hội, nhân đạo như: lau dọn vệ sinh, thăm gia đình chính sách, tình nguyện, thiện nguyện, ; Hoạt động liên quan đến văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, ; Hoạt động liên quan đến thể dục, thể thao; Hoạt động liên quan đến câu lạc bộ theo sở thích, theo nhu cầu; Hoạt động liên quan đến lĩnh vực khoa học, ngoại khóa, tham quan, du lịch
Trong các HĐ theo hướng trải nghiệm được thiết kế theo các bước sau: xác định tên hoạt động, mục tiêu (về tri thức, kĩ năng, thái độ), xác định nội dung, hình thức, phương pháp và các điều kiện để hoạt động diễn ra
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động phối hợp:
Giáo dục đạo đức không thể tách ra đơn độc mà cần phải có một chỗ dựa vững chắc là sự đồng thuận của gia đình, nhà trường và các tiềm năng GD của toàn
xã hội Chính vì vậy việc phối hợp giữa các lực lượng rất quan trọng:
Trang 36Với nhà trường: CBGV, nhân viên của nhà trường, CBQL có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp trong các buổi họp Hội đồng, họp GVCN, họp Tổ Chuyên môn hay trao đổi cá nhân Việc GDĐĐ cho HS được thông qua những con đường sau đây: Thông qua con đường dạy học; Thông qua việc tổ chức các hoạt động chính trị xã hội: Hoạt động từ thiện, mít tinh kỉ niệm ngày lễ lớn; Thông qua con đường tổ chức hoạt động lao động; Thông qua hoạt động tập thể khác: Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; GV giáo dục HS trong tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tiết đạo đức, tiết HĐ trải nghiệm
Với gia đình: Đầu năm học CBQL phối hợp với PHHS xây dựng tổ chức họp PHHS, đồng thời qua đó bàn bạc thống nhất các nội dung phối hợp GD giữa nhà trường với Ban Đại diện Cha mẹ HS, nhà trường với PH; thông tin những vấn đề cơ
bản về HS cho phụ huynh và định hướng những giải pháp phối hợp GD CBQL xây dựng
quy chế phối hợp GD giữa nhà trường với Ban Đại diện Cha mẹ HS; giữa PHHS với GVCN, với Đoàn Thanh niên, Ban Thi đua; các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với PHHS Ban Đại diện cha mẹ HS là thành viên của Hội đồng GD trường có trách nhiệm phối hợp với cha mẹ HS có hành vi tiêu cực trong rèn luyện cùng với nhà trường và chính quyền địa phương tham gia GD HS
Với xã hội: Nhà trường kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể của địa phương: Hội khuyến học phường, Hội phụ nữ phường, Đoàn thanh niên phường; đồng thời kết hợp với các ban ngành đoàn thể của quận và thành phố trong công tác GDĐĐ HS CBQL chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như công an, y
tế, hội cựu chiến binh,… cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề GD như: GD pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; GD sức khoẻ sinh sản vị thành niên, GD môi trường, GD truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương CBQL nhà trường xây dựng quy chế phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; quy chế phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường Đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ xây dựng môi trường thuận lợi cho việc GDĐĐ HS CBQL nhà trường tích cực tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương để có sự chỉ đạo gắn kết giữa nhà
Trang 37trường với các tổ chức, đoàn thể địa phương Nhất là phối hợp thực hiện vận động
HS đến lớp, tiến hành công tác phổ cập, GD HS cá biệt, HS có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế HS bỏ học, trốn học, đảm bảo an ninh, văn hóa xung quanh trường, triệt xóa các tụ điểm, các tệ nạn xã hội xung quanh khu vực trường có thể tiêm nhiễm vào môi trường học đường
Phương pháp tổ chức HĐGDĐĐ cho học sinh THPT
Phương pháp GD là cách thức tác động của nhà GD đến đối tượng GD lồng ghép vào việc tổ chức các hoạt động GD nhằm giúp họ hình thành ý thức, thái độ, hành vi văn hóa, chuẩn mực xã hội Khi mục đích và nội dung đã được đề ra một cách chu đáo thì phương pháp GD chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiện những nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu Theo các tác giả của “Giáo trình giáo dục học phổ thông” - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh chia phương pháp giáo dục thành các nhóm sau:
Nhóm phương pháp giáo dục đạo đức dùng lời:
Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này thể hiện ở chỗ GV và HS trò chuyện với nhau, trao đổi ý kiến với nhau về một câu chuyện, vấn đề nào đó nhằm
GD HS Những câu chuyện đó thường có nội dung tư tưởng – đạo đức đa dạng và phong phú; Nhiệm vụ cơ bản của đàm thoại là lôi cuốn HS vào phân tích và đánh giá các sự kiện, hành vi, hiện tượng trong đời sống xã hội, trong trường, trong lớp, trên cơ sở đó hình thành cho HS thái độ đúng đắn với hiện thực xung quanh, đối với trách nhiệm công dân, trách nhiệm đạo đức của HS
Phương pháp giảng giải: Giảng giải là trình bày một cách có hệ thống, mạch lạc, tương đối hoàn chỉnh bản chất của một vấn đề chính trị- xã hội, đạo đức, thẩm
mỹ Trung tâm lôgic của giảng giải là sự khái quát lí luận về một lĩnh vực ý thức, khoa học Qua giảng giải cần giúp HS đi sâu vào việc nhận thức bản chất của các vấn đề được đề cập tới
Phương pháp nêu gương: Là phương pháp nêu lên những gương điển hình về đạo đức tốt, những mẫu mực cụ thể, sống động để HS bắt chước, làm theo những tấm gương đó
Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động:
Trang 38Phương pháp luyện tập: Phương pháp luyện tập không những giúp HS nắm bắt quá trình của hoạt động mà phương pháp luyện tập còn làm cho hoạt động trở nên có ý nghĩa cá nhân với HS Nhiệm vụ cơ bản của luyện tập là đảm bảo cho HS thu lượm được những kinh nghiệm thực tiễn và các quan hệ tập thể để hình thành những phẩm chất nhân cách
Phương pháp thực hành: Là cách thức lôi cuốn HS vào hoạt động đa dạng của tập thể, nhờ đó, họ thu lượm được những kinh nghiệm trong quan hệ đối xử giữa người với người thông qua việc thực hiện những nghĩa vụ xã hội
Phương pháp tạo tình huống GD: Là phương pháp mà nhà GD phát hiện ra những tình huống trong đời sống và trong hoạt động tập thể của HS hoặc tự mình tạo ra những hoàn cảnh có khả năng gây cho HS những tâm trạng, tình cảm, động
cơ và hành vi cần thiết để tiến hành GD
Nhóm phương pháp kích thích, điều chỉnh:
Phương pháp thi đua: Tạo khích thích tự khẳng định mình của người được giáo dục, thúc đẩy họ cố gắng, hăng hái vươn lên và lôi cuốn cả những người khác cùng vươn lên giành những thành tích cho bản thân và tập thể
Phương pháp khen thưởng: Khen thưởng là tán thành, coi trọng, khích lệ những HS có hành vi đạo đức, phẩm chất tốt, có ý thức vươn lên trong học tập và khen thưởng kích thích những HS khác phải biết tự phấn đấu cho tốt hơn
Phương pháp trách phạt: Là phê phán những khiếm khuyết của HS, nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí và việc hình thành nhân cách của HS Khi xử phạt cần phải khéo léo, tránh mắng nhiếc HS
1.3.4 Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Kiểm tra, đánh giá là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trước, trong và sau HĐGDĐĐ cho HS Đây chính là quá trình xem xét của Hiệu trưởng nhà trường trong các HĐGDĐĐ cho HS, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng, phát hiện những điểm mạnh để nhân rộng, đồng thời khắc phục những điểm yếu nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra Như vậy, xét về bản chất kiểm tra, đánh giá là mối quan hệ ngược trong quản lí, là hệ thống phản hồi thông tin trong quản lí
Trang 39Nguyên tắc đánh giá: Để việc đánh giá kết quả HĐGDĐĐ cho HS THPT
đảm bảo chất lượng, cần đảm bảo những nguyên tắc sau: Đảm bảo tính mục đích của hoạt động đánh giá; đảm bảo tính khách quan; Đảm bảo sự kết hợp giữa các lực lượng trong đánh giá; Đảm bảo tính công khai; Đảm bảo tính toàn diện, hệ thống
Mục tiêu đánh giá: Đánh giá kết quả HĐGDĐĐ cho HS THPT nhằm đạt các
mục tiêu sau: Thu thập được những thông tin về kết quả HĐGDĐĐ cho HS THPT đảm bảo những yêu cầu cần thiết; Xác định được mức độ phát triển về ý thức, thái
độ, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức của HS THPT
Nội dung đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT gồm:
Mục tiêu, nội dung, phương pháp GDĐĐ cho HS THPT; Ý thức, thái độ và hành vị của HS THPT
Phương pháp đánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh THPT gồm: Quan sát
hành vi đạo đức của HS; Đàm thoại với HS, GV và cha mẹ HS; Sản phẩm hoạt động của HS
1.3.5 Điều kiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố rất quan trọng để tiến hành các hoạt động GD và trong đó có HĐGDĐĐ Cơ sở vật chất trong nhà trường bao gồm: phòng học, các phòng chức năng, thư viện, sân chơi, bãi tập, thiết bị, đồ dùng dạy học,
Nhà trường có thể sắp xếp cơ sở vật chất một cách hợp lí để vừa thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động GD Cơ sở vật chất trong nhà trường được đảm bảo thì có thể tiến hành nhiều hoạt động GD, khi đó HĐGDĐĐ cho HS
có điều kiện để lồng ghép vào các hoạt động này
Nguồn lực tài chính là một điều kiện quan trọng trong GDĐĐ Nguồn lực tài chính bao gồm: Ngân sách do Nhà nước cấp theo quy định và xã hội hóa Như vậy, nếu nguồn lực tài chính trong nhà trường đảm bảo đầy đủ cho các hoạt động GD, thì HĐGDĐĐ cho HS được thực hiện phong phú, đa dạng
Thời gian là điều kiện quan trọng trong HĐGDĐĐ cho HS Bởi vì, nếu có bố trí được thời gian thì HĐGDĐĐ mới có thể tiến hành và ngược lại Do đó, để HĐGDĐĐ được thực hiện lồng ghép qua các hình thức: Lồng ghép vào môn học,
Trang 40tiết sinh hoạt lớp, hoạt động của Đoàn Thanh niên và HĐ trải nghiệm, Ban Giám hiệu cần chỉ đạo việc bố trí thời gian cho các hoạt động này
1.4 Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.4.1 Phân cấp quản lí trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Theo tác giả Nguyễn Công Giáp và Đào Văn Vy, phân cấp quản lí có thể hiểu
là hình thức tổ chức quản lí theo cách giao cho một cơ quan, một tổ chức hay một cộng đồng dân cư quyền tự quản lí với những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, có tư cách pháp nhân và những nguồn thu riêng, nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của nhà nước về mặt luật pháp (Trần Kiểm, 2016)
Từ quan niệm trên có thể hiểu trong quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS THPT được phân cấp quản lí như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch dài hạn về GDĐĐ; tổ chức biên soạn nội dung, chương trình GDĐĐ; chỉ đạo kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện GDĐĐ tại các cơ sở GD
Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở GD tổ chức thực hiện GDĐĐ cho HS Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động này tại các cơ sở GD nói chung và Trung tâm GDNN – GDTX nói riêng
Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX
Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS (lồng ghép trong kế hoạch chung của nhà trường), chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV và đoàn thể tổ chức thực hiện Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động này được lồng ghép vào hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường
Tổ chuyên môn (Tổ GDTX)
Tổ trưởng Chuyên môn (Tổ GDTX) có trách nhiệm quản lí HĐGDĐĐ lồng ghép vào môn học, tiết sinh hoạt lớp và HĐ trải nghiệm của GV Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động này, lồng ghép vào công tác thao giảng, dự giờ Kết quả HĐGDĐĐ là cơ sở để Tổ trưởng Chuyên môn điều chỉnh công tác chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS trong Tổ