1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Cơ Sở Khảo Cổ Học Đề Tài Nền Văn Hóa Mai Pha.pdf

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA QUỐC TẾ HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNCƠ SỞ KHẢO CỔ HỌCĐỀ TÀI: NỀN VĂN HÓA MAI PHA

GVHD: CN Lê Xuân HưngSVTH : Lê Thị Tuyết NgânLỚP : VNK44

MSSV : 2012117

Lâm Đồng, tháng 12 năm 2023

Trang 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 4

4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu: 4

5 Phương pháp nghiên cứu: 5

Trang 3

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn Thầy Lê Xuân Hưng đãgiảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức vàvận dụng chúng vào bài tiểu luận này

Do em chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng nhưhạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận đượcsự nhận xé, đống góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểuluận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin chúc Thầy nhiều sức khỏe, thànhcông và hạnh phúc.

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài:

Văn hóa Mai Pha là một văn hóa quan trọng trong thờiđại đá Việt Nam, Văn hóa Mai Pha (niên đại 5000 –3500 năm cách ngày nay) là một văn hóa quan trọng ởmiền núi biên giới Đông Bắc của nước ta, các nhà khảocổ học người Pháp như H.Mansuy và M.Colani là nhữngngười phát hiện và công bố đầu tiên Cho đến nay, sốdi tích có cùng tích chất văn hóa với di tích Mai Phaphát hiện được chưa nhiều Nhưng vì những đặc trưngđộc đáo, không thể trộn lẫn vào bất cứ nền văn hóa nàokhác Văn hóa Mai Pha cũng là một văn hóa độc đáotrong khu vực Đông Nam Á Vì vậy, em chọn đề tài nàyđể tìm hiểu, nghiên cứu sau về văn hóa này.

2.Lịch sử nghiên cứu:

Văn hóa Mai Phai được phát hiện từ năm 1920 bởi cáchọc giả người Pháp Cho đến nay đã có hơn 70 nămnghiên cứu.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu:

Trang 5

- Nghiên cứu và tìm hiểu về văn hòa Mai Pha, nhằmbảo tồn và phát huy những giá trị mang lại trongxã hội hiện nay.

4.Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về văn hóa Mai Pha Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứunguồn gốc và sự phát triển của văn hóa Mai Pha vànhững giá trị nó mang lại.

5.Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã sử dụngphương pháp như phân tích, tổng hợp, logic – lịch sử, sosánh, quy nạp, diễn dịch.

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂNHÓA MAI PHA

1.1.ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VĂN HÓA MAI PHA

Các di tích thuộc văn hóa Mai Pha: gồm 12 địađiểm: Mai Pha, Ba Xã (hang cao), Ba Xã (đông nam),Phia Điểm (lớp trên), Mè Bạc, Phia Thình, Kéo Văng,Ngườm Sâu, Tu Lầm; và vết tích văn hóa ở Hang Dơi,Lạng Nắc và Phai Vệ 2 Các địa điểm còn lại thuộcnhóm di tích Tiền Mai Pha (hậu kỳ đá mới trước văn MaiPha, khác Mai Pha), trong đó 7 địa điểm tầng văn hóađặc trưng cho hậu kỳ đá mới; 13 địa điểm vết tích hậukỳ đá mới (đồ gốm và đồ đá mài toàn thân) gặp ở lớpmặt của di tích văn hóa Bắc Sơn.

Đặc trưng phân bố di tích: Hẹp hơn diện phân bố

văn hóa Bắc Sơn và di tích hậu kỳ đá mới Tiền Mai Pha.Các di tích văn hóa Mai Pha phân bố tập trung ở phíanam và đông nam, một số nằm ngoài sơn khối đá vôi

Trang 7

Bắc Sơn, nơi có hệ thống sông suối dày đặc hơn và cónhững thung lũng lớn.

Đặc điểm nơi cư trú: Tất cả nơi cư trú của cư dânvăn hóa Mai Pha đều thuộc loại hình hang động hoặcmái đá Hiện chưa thấy di tích ngoài trời, thềm sôngsuối Những hang động này có nhiều ngách và diện tíchhang thường nhỏ hơn so với các hang chứa vết tích vănhóa Bắc Sơn, văn hóa Hòa Bình Các hang động ở mọiđộ cao, nhưng đa số không cao lắm so với thung lũngchân núi Cư dân văn hóa Mai Pha chọn nơi cư trúkhông theo một hướng chủ đạo, một số hang có hướngphía đông nam hoặc tây nam.

Đặc điểm tầng văn hóa các di tích văn hóa Mai Phakhông dày lắm, kết cấu bởi thành phần chủ yếu là đấtsét vôi xen lẫn một số ít vỏ các loài nhuyễn thể nướcngọt, cùng xương cốt động vật hiện đại than tro và divật khảo cổ Đối với các di tích có 2 mức văn hóa thìvăn hóa Mai Pha nằm trên mức hậu kỳ đá mới (PhiaĐiểm), đối với di tích văn hóa Bắc Sơn thì vết tích vănhóa Mai Pha gặp ở lớp mặt (Hang Dơi), hoặc chỉ là mộtbộ phận trong địa tầng văn hóa Bắc Sơn do bị xáo trộn(Lạng Nắc) và có thể là vết tích mộ (Phai Vệ 2).

Đặc điểm di tích bếp: Bếp tìm thấy ở địa điểm Mai

Pha, Phia Điểm và Phai Vệ 2, có đặc điểm chung làđống than tro, chu vi hình gần tròn, đường kính 1,0 –2,0m, dày ở giữa và mỏng dần xung quanh Thật ra vếttích bếp còn thấy ở nhiều di chỉ khác của văn hóa MaiPha, song do diện tích thám sát quá nhỏ nên chưa quansát thấy đầy đủ.

Đặc điểm về mộ và di cốt người trong văn hóa Mai Phalà di cốt người thường ở dạng bị vỡ (có thể do dập,chặt), nằm rãi rác trong tầng văn hóa, hầu như chưagặp mộ có cấu trúc hoàn chỉnh như các văn hóa khác.

Trang 8

Cư dân Mai Pha mang đặc trưng chủng tộc Mogoloid.Song vẫn còng yếu tố Australoid và là hậu duệ củangười Bắc Sơn Người cổ Mai Pha bị bệnh sau răng, răngbị mòn thấp hơn cư dân Hòa Bình.

Đặc điểm dấu vết động vật và thực vật: Quầnđộng vật Mai Pha có mặt nhiều các loài giáp xác nhưrùa, baba, cùng với các loài nhuyễn thể sông như traivà hến, đặc biệt xuất hiện động vật thuần dưỡng nhưtrâu, lợn và chó Kết quả phân tích bào tử phấn hoa chothấy trong văn hóa Mai Pha tồn tại các loài cây thuộchọ rau mối, sau sau, hòa thảo, cà phê – đặc trưng chokhí hậu nhiệt đới nóng ẩm Giữa các lớp trong tầng vănhóa không có đột biếm về thành phần phổ phấn, khíhậu vùng này tương đối ổn định.

1.2.ĐẶC TRƯNG DI VẬT VĂN HÓA MAI PHA

Đặc trưng đồ đá nổi bật nhất là nhóm rìu bôn mài toànthân Trong đó, rìu bôn tứ giác chiếm tuyệt đối Thốngkê 3 điểm cho thấy: rìu bôn tứ giác 42 chiếc trong khiđó rìu có vai 7 chiếc, đục 3 chiếc Rìu bôn tứ giác còntìm thấy ở một số địa điểm khác thuộc văn hóa Mai Phanhư: Mè Bạc 7 chiếc, Ba Xã 7 chiếc, còn các địa điểmkhác có từ 1 đến 2 chiếc Rìu có vai đã tìm thấy 1 hoặc2 chiếc trong các di chỉ này Rìu bôn đá chủ yếu đượclàm từ đá trầm tích, hạt mịn, màu đen hoặc xanh nhạt.Tât cả đều được mài nhẵn, đánh bóng, có sử dụng kỹthuật cưa, đa số có kích thước nhỏ Về loại hình, chủyếu là rìu bôn tứ giác hiếm rìu bôn có vai và vai có nấc Đồ đá ở đây còn có: Bàn đập khắc rãnh song song,bàn mài lõm, chày, hoàn ghè, bàn nghiền làm từ cuộisông, có mặc cưa, bi, đồ trang sức như vòng tay vàkhuyên tai Trong đó có vòng mặt cắt chữ T, hạt chuỗihình ống bằng đá ngọc Rìu mài lưỡi, dấu Bắc Sơn, công

Trang 9

cụ ghè đẽo, mảnh tước còn bảo lưu trong một số di chỉvăn hóa Mai Pha.

Đồ gốm thu được ở các di chỉ thuộc văn hóa Mai Pha,bước đầu thống kê được 30.318 mảnh và một số hiệnvật đất nung khác từ 6 địa điểm, trong đó địa điểm MaiPha có 28.248 mảnh Ngoài ra trong văn hóa Mai Phacòn tìm thấy một số đồ đất nung như: bi gốm hình cầu,chì lưới hình quả nhót và đặc biệt dọi xe chỉ bằng đấtnung có hoa văn khắc vạch hình chữ thập.

Trang 10

CHƯƠNG II: VĂN HÓA MAI PHA: NIÊN ĐẠI, NGUỒNGỐC, CHỦ NHÂN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN

2.1 NIÊN ĐẠI

Niên đại tương đối: văn hóa Mai Pha tiến bộ hơn BắcSơn và muộn hơn nhóm di tích Tiền Mai Pha Về trình độchế tác đá và làm đồ gốm, văn hóa Mai Pha tương đồngvới các văn hóa: Hà Giang, Phùng Nguyên và Hạ Long.Do vậy Mai Pha thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới – sơ kỳđồng thau.

Niên đại tuyệt đối: Phia Điểm thuộc văn hó Mai Pha cóniên đại từ 4.000 đến 3.000 năm cách ngày nay Niênđại này về cơ bản là tương đồng với các văn hóa: PhùngNguyên, Hoa Lộc và Hạ Long.

2.2 NGUỒN GỐC VÀ CHỦ NHÂN

Nguồn gốc văn hóa Mai Pha: Trước đây, có ý kiến

khẳng định văn hóa Mai Pha có nguồn gốc từ văn hóaBắc Sơn Dựa vào địa tầng hang Phia Điểm, thấy rằngvăn hóa Mai Pha có nguồn gốc từ nhóm các di tích TiềnMai Pha, mà mức dưới di chỉ Phia Điểm là tiêu biểu Nhưvậy, văn hóa Mai Pha có nguồn gốc từ văn hóa Bắc Sơnnhưng thông qua nhóm di tích Tiền Mai Pha Tuy nhiên,để tạo dựng văn hóa Mai Pha còn có sự giao lưu với cávăn hóa khác như: Hạ Long, Phùng Nguyên, Hà Giang Chủ nhân văn hóa Mai Pha: Dưới gốc độ chủng tộc,qua nghiên cứu di cốt người ở di chỉ Mai Pha cho thấycư dân thời này mang đặc trưng chủ tộc Mongoloid, tuyvẫn còn đan xen những nét Australoid Có khả năng họlà hậu duệ của người Indonesien vốn tồn tại phổ biếntrong văn hóa Bắc Sơn.

2.3 VÀI NÉT ĐỜI SỐNG CƯ DÂN VĂN HÓA MAIPHA

Phân bố dân cư: Cư dân văn hóa Mai Pha có diện

tích phân bố hẹp, tương đối tập trung, học đã chuyển

Trang 11

về phía nam, đông nam và vượt dần ra khỏi sơn khối đávôi Bắc Sơn và không còn lệ thuộc tuyệt đối vào hangđộng và thung lũng nữa, với đơn vị cư trú nhỏ và phântán Cư dân văn hóa Mai Pha sử dụng hang động khôngchỉ làm nơi cư trú mà còn là nơi chế tác công cụ và đềmộ táng

Hoạt động kinh tế: Đời sống của cư dân văn hóa MaiPha là dựa vào nề kinh tế hỗn hợp, bao gồm: săn bắt,hái lượm, thủ công chế tác đồ đá, đồ xương, đồ vỏ trai,làm gốm, làm nông và trao đổi sản phẩm Điều đó biểuhiện ở sự đa dạng về tổ hợp công cụ lao động và đồgốm, sự có mặt một số lượng lớn các tàn tích xươngrăng động vật, trong đó có xương trâu, lợn, chó đượcthuần dưỡng, tàn tích vỏ nhuyễn thể như: Ốc suối, ốcnúi, đặc biệt là trai Một số vỏ ốc biển là do kết quả traođổi với cư dân vùng biển cùng bình tuyến.

Săn bắt – hái lượm tồn tại trong văn hóa Mai Pha nhưlà một hoạt động kinh tế trọng yếu Ngoài việc săn bắtcác loài động vật trên cạn, người Mai Pha đã khái tháccá loài thủy sản trong các sông, suối hoặc đầm lầy Chìlưới hình quả nhớt đã tìm thấy ở di chỉ Mai Pha là mộtbằng chứng Đốt sống cá, mai rùa, càng cua và vỏ cácloài nhuyễn thể sông suối như ốc, trai, hến… đã xácnhận hoạt động này Trong hoạt động hái lượm, ngườicổ Mai Pha còn duy trì ở mức khá cao hoạt động thulượm các loài nhuyễn thể Một số lượng đáng kể vỏ cáloài nhuyễn thể như ốc núi, ốc suối, trai, hến hiện còntrong tần văn hóa cá di chỉ văn hóa Mai Pha Ngoài ra,cư dân Mai Pha có thể còn hái lượm các loại rau, củ,quả bổ trợ cho nguồn thức ăn của con người

Người Mai Pha thuần dưỡng lợn, trâu và chó Có thểngười Mai Pha đã biết trồng trọt các loại cây cho củ và

Trang 12

quả Những hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đốivới đời sống của cư dân văn hóa Mai Pha.

Hoạt động thủ công chế tác đá của cư dân văn hóaMai Pha ở trình độ cao, chế tác công cụ đồ xương và đồcõ nhuyễn thể cũng khá phát triển.

Vài nét về văn hóa – xã hội: Xã hội thời văn hóa

Mai Pha là một cộng đồng gồm nhiều nhóm liên kết vớinhau trong địa bàn miền núi “ Ngôi nhà” truyền thốngcủa người Mai Pha là hang động hoặc mái đá, vừa là nơicư trú, đặt bếp, chế tác công cụ và để mộ

Cư dân văn hóa Mai Pha có sự phân công lao độngtheo giới và theo lứa tuổi Nam giới chế tác công cụ,săn bắt Phụ nữ làm gốm, dệt vải, chăn nuôi, trồng trọt,bắt nhuyễn thể và hái rau củ, hoạt động thủ công có sựchuyên môn hóa nhất định Người già giữ lửa và quản lývật thiêng, trẻ con có thể trợ giúp vào việc hái lượm Từđó, có thể ngoại suy về một xã hội được tổ chức chặtchẻ, quy củ.

Cư dân văn hóa Mai Pha có một đời sống văn hóa tinhthần phong phú Cư dân Mai Pha sử dụng màu đỏ tôtrên đồ gốm, sử dụng ốc biển, đốt sống cá làm đồ trangsức, nghệ thuật trang trí các băng hoa văn khắc vạchhình hoa thị và trổ lỗ thủng chạy xung quanh chân đếvà đặc biệt nghệ thuật tả động vật, thực vật được khắctrên đá, trên xương, trên vỏ trai hoặc vẻ trên đồ gốm.Sống ở núi, nhưng tư duy mỹ cảm của họ lại hướng về

Trang 13

KẾT LUẬN

Văn hóa Mai Pha là một văn hóa khảo cổ thuộc hậu kỳthời đại đá mới – sơ kỳ kim khí, tồn tại trong khungniên đại từ 4.000 đến 3.000 năm các ngày nay trongkhu vực miền núi tỉnh Lạng Sơn hiện nay.

Các đại điểm văn hóa Mai Pha phân bố tập trung cao ởrìa đông nam sơn khối đá vôi Bắc Sơn, một số ở ngoàisơn khối đá vôi Bắc Sơn, nơi có đồng bằng thung lũngrộng, hệ thống sông suối dày đặc và thủy chế ổn địnhhơn.

Về cơ bản, cư dân văn hóa Mai Pha sống định cư trongcá hang động và mái đá; hiện chưa thấy di tích ngoàitrời, thềm sông Vết tích văn hóa Mai Pha không chỉ ởtrong hang, mà còn ở cửa hang, thậm chí ngoài cửahàng Dẫu vươn ra cư trú ngoài cửa hang, cư dân văn

Trang 14

hó Mai Pha vẫn lấy hang làm đơn vị cư trú chủ đạo.Người Mai Pha thường cư trú trong hang nhỏ, nhiềungách, đường lên hang tương đối thấp, cửa mở vềhướng tây nam hoặc đông nam là chính Dấu tích vănhóa của họ còn lưu lại trong trầm tích hang động hoặcmái đá tương đối mỏng, dày trung bình 0,3 – 0,6m, vớidi cốt các loài động vật hiện đại, vỏ trai, ốc nước ngọt,vết tích bếp, vết tích mộ táng và di cốt người, đặc biệtcông cụ lao động và đồ gốm Cư dân văn hóa Mai Pha lànhững người định cư làm nông, chăn nuôi trâu, chó,lợn, nhưng vẫn duy trì những hoạt động săn bắt và háilượm, đặc biệt khai thsc nhuyễn thể sông suối như ốcvà trai; tiến hành các hoạt động thủ công chế tác côngcụ lao động và làm gốm; có tổ chức xã hội cao và cócuộc sống tinh thần phong phú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trần Văn Bảo, Lê Xuân Hưng, 2007 Bài giảng tóm tát Cơ sở khảo cổ học, trường Đại học Đà Lạt.2 Đinh Hồng Cương, 2010, Văn hóa Mai Pha nền văn

hóa mang đậm giá trị - nghệ thuật đặc sắc

https://baolangson.vn/xa-hoi/29541-van-hoa-mai-3 Viện Khảo cooe học, 2004 Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.s

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN