1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phân tích vai trò của rừng đối với phát triển du lịch và tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên này

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Ví dụ như Dự án Hồ Tuyền Lâm tại Đà Lạt, Việt Nam, nơi du khách có thể tham gia các chương trình trekking qua rừng nguyên sinh, ngắm nhìn động vật hoang dã và học về bảo tồn môi trường 3

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QU ỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

Môn: Kinh tế du lịch Giảng viên: Lê Thị Bích Hạnh

Đề bài: Phân tích vai trò của rừng đối với phát triển du lịch và tác

động của hoạ t đ ộng du lịch đến tài nguyên này

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QU ỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

Môn: Kinh tế du lịch Giảng viên: Lê Thị Bích Hạnh

Thành viên Nguyễn Quốc Bình An

Nguyễn Tuấn Anh Trần Lê Phương Anh Phạm Minh Khuê Nguyễn Thảo Nguyên Trần Bảo Sơn Bàn Kim Thư Nguyễn Bảo Anh Thư

Hà Nội, năm 2024

Trang 3

MỤC L C Ụ

MỞ ĐẦU 4

I Các khái niệm 5

1 Rừng 5

2 Du lịch rừng 5

3 Các loại hình du lịch rừng 5

II Vai trò của rừng đối với phát triển du lịch 6

III Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên rừng 7

1 Tích cực 7

2 Tiêu cực 8

IV Thực trạng 10

1 Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam 10

2 Thực trạng của du lịch rừng ở Việt Nam 11

3 Thực trạng du lịch rừng trên thế giới 13

V Biện pháp 13

Trang 4

MỞ ĐẦU

Việt Nam có nguồn tài nguyên rừng, đất rừng khá lớn, đa dạng và phong phú, phân bố rộng khắp gần như ở tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Du lịch sinh thái rừng là một cách tiếp cận hấp dẫn và độc đáo để khám phá những điều kỳ diệu của thiên nhiên Nó đòi hỏi phải đi du lịch đến các khu vực thiên nhiên thuần khiết để khám phá và tiếp nhận di sản văn hóa và đa dạng sinh học phong phú của chúng Du lịch sinh thái rừng là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường thiện nhiên, rất tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích Vì vậy, chúng ta cần phải có định hướng phát triển đúng đắn và phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến rừng và môi trường thiên nhiên nhằm gia tăng lợi ích của môi trường thiên nhiên với cuộc sống của con người

Trang 5

I Các khái niệm

1 Rừng

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3h ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên (Theo luật Lâm nghiệp 2017)

2 Du lịch rừng

Du lịch rừng là một loại hình du lịch trải nghiệm, thiên về phiêu lưu, mạo hiểm, là một cách tiếp cận hấp dẫn và độc đáo để khám phá những điều kỳ diệu của thiên nhiên Nó đòi hỏi phải đi du lịch đến các khu vực thiên nhiên thuần khiết để khám phá và tiếp nhận di sản văn hóa và đa dạng sinh học phong phú của chúng

3 Các loại hình du lịch rừng

3.1 Du lịch sinh thái rừng

Du lịch sinh thái rừng cung cấp trải nghiệm tiếp cận với thiên nhiên hoang

sơ, bảo tồn và khám phá hệ sinh thái rừng nguyên sinh Ví dụ như Dự án Hồ Tuyền Lâm tại Đà Lạt, Việt Nam, nơi du khách có thể tham gia các chương trình trekking qua rừng nguyên sinh, ngắm nhìn động vật hoang dã và học về bảo tồn môi trường

3.2 Du lịch mạo hiểm rừng

Du lịch mạo hiểm rừng bao gồm các hoạt động như leo núi, leo cây, thám hiểm hang động trong rừng Điển hình là Rùng già Amazon ở Brazil, nơi du khách

có thể tham gia các chuyến trekking qua rừng sâu, leo núi và thậm chí là đạp xe qua rừng

3.3 Du lịch học hỏi và nghiên cứu rừng

Du lịch học hỏi và nghiên cứu rừng cung cấp cơ hội cho du khách tìm hiểu

về đa dạng sinh học, bảo tồn rừng và nghiên cứu khoa học Ví dụ như Khu bảo tồn Rừng mưa nhiệt đới Daintree ở Queensland, Australia, nới du khách có thể tham gia các chương trình giáo dục về bảo tồn môi trường và tham gia các dự án nghiên cứu về sinh thái rừng

3.4 Du lịch sáng tạo và nghệ thuật rừng

Trang 6

Kết hợp giữa nghệ thuật và thiên nhiên, du lịch này thường bao gồm các hoạt động như sơn dầu, vẽ tranh hoặc chụp ảnh trong rừng Ví dụ như Rừng Redwood ở California, Hoa Kỳ, nơi du khách có thể tham gia các lớp học vẽ tranh ngoại cảnh và chụp ảnh thiên nhiên

3.5 Du lịch công viên quốc gia và di sản rừng

Khám phá các công viên quốc gia và di sản thế giới liên quan đến rừng, như Công viên Quốc gia Khao Sok ở Thái Lan, nơi du khách có thể tận hưởng cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời và tham gia các hoạt động như đạp thuyền trên

hồ và trekking qua rừng

II Vai trò củ rừng đối với phát triển du lị a ch

Rừng đóng một vai trò quan trọng đối với ngành du lichj từ nhiều khía cạnh khác nhau Rừng thường mang lại cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt và hấp dẫn, thu hút du khách muốn tận hưởng không gian yên bình và tươi mới, đầy sức sống của thiên nhiên Sự phong phú của cây cối, không khí trong lành tạo điều kiện lí tưởng cho sự thư giãn và tái t tinh th Sạo ần ự thần kì và huyền b ủa rừng í c cũng đem lại những cảm giác mới lạ, yêu cầu du khách tìm tòi, khám phá Từ những cảm xúc

đó du khách có thể tìm lại sự kết nối với thiên nhiên và đạt được sự cân bằng tinh thần, giúp họ tái tạo năng lượng và cảm thấy thư thái hơn sau chuyến hành trình khám phá rừng

Rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, là điểm đến lý tưởng cho du khách quan tâm đến việc trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp tự nhiên Rừng cung cấp cơ hội cho nhiều hoạt động ngoại khóa như trekking,

đi bộ đường dài, cắm trại, câu cá, và thậm chí là thám hiểm hoang dã, thu hút những người muốn thử thách bản thân và khám phá những địa điểm mới

Rừng đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Từ đó làm phong phú thêm các loại hình du lịch, mở ra những tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh và các khu bảo tồn thiên nhiên tạo ra cơ hội cho du lịch sinh thái, mở ra trải nghiệm du lịch mang tính giáo dục và trải nghiệm trực tiếp với thiên nhiên hoang dã Du lịch sinh thái không chỉ giúp tăng cường nhận thức về giá trị của môi trường tự nhiên mà còn mang lại thu nhập cho cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự bảo tồn của các khu vực rừng quý báu

Trang 7

Tài nguyên rừng đóng góp không chỉ vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái, mà còn là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và

xã hội thông qua ngành du lịch Du lịch rừng tạo ra cơ hội kinh doanh cho các dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, và các sản phẩm du lịch địa phương Điều này có thể tạo ra thu nhập cho cộng đồng địa phương và góp phần vào phát triển kinh tế địa phương Nhờ vào việc các chủ rừng luôn tăng cường công tác kiểm tra và giám sát đa dạng sinh học thường xuyên để đưa ra các giải pháp bảo tồn kịp thời, nhờ vào những nỗ lực đó mà theo Cục Lâm nghiệp thống kê, năm 2023, tổng số lượng khách du lịch là 2,4 triệu lượt khách, tăng 124% so với năm 2019 thời kỳ trước đại dịch; tổng doanh thu đạt 323,493 tỉ - đồng, tăng 175% so với năm 2019 (năm 2019 đạt 185 tỉ đồng)

III Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên rừng

1 Tích cực

Khuyến khích bảo tồn và tái lập rừng, chống các tệ nạn phá hoại môi trường rừng

Du lịch góp phần khẳng định giá trị của việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, Du lịch đóng góp nguồn thu nhập quan trọng cho vườn quốc gia, giúp chính quyền địa phương có kinh phí

để thực hiện các hoạt động bảo vệ, như chống khai thác gỗ lậu, bảo vệ động vật hoang dã và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn rừng Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp được xếp thứ 4 trong danh sách những vườn quốc gia có tầm quan trọng thứ 4 ở Việt Nam Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi cư trú của hơn 147 loài chim nước (trong đó ó c 13 lo i chim qu à ý hiếm trên thế giới, đặc biệt là sếu đầu đỏ)

Các hoạt động du lịch có thể tạo ra nguồn thu nhập cho các dự án tái lập rừng và bảo tồn môi trường Việc này có thể bao gồm việc trồng cây, phục hồi các khu rừng bị tàn phá và giữ gìn sự đa dạng sinh học Đồng thời, góp phần nâng cao đời sống và giảm thiểu tình trạng phá rừng, săn bắn trái phép

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường rừng đối với cả du khách lẫn cộng đồng địa phương

Du lịch có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của rừng và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường Du lịch cung cấp cho du khách cơ hội trải nghiệm trực tiếp và gần gũi với tự nhiên

Trang 8

hơn bất kì hình thức nào Khi du khách tiếp xúc trực tiếp với vẻ đẹp và sức sống của rừng, họ có thể hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của rừng, của việc bảo vệ môi trường Hơn thế nữa, du khách có thể tham gia vào các hoạt động, chương trình bảo vệ môi trường trong khi trải nghiệm, đi du lịch Ngoài ra, những trải nghiệm du lịch rừng có thể lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường và tạo ra sự nhận thức từ cộng đồng địa phương

Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) đã tổ chức chương trình "Trồng cây

vì tương lai" cho phép du khách tham gia trồng cây và tìm hiểu về tầm quan trọng của rừng

Phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế

từ lợi nhuận thu được bằng việc du lịch

Du lịch có thể thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như đường sá

và trường học, ở các khu vực rừng, mang lại lợi ích cho cả người dân địa phương

và du khách Việc xây dựng đường sá, cầu cống và cơ sở hạ tầng giao thông khác không chỉ giúp du lịch trở nên tiện lợi hơn mà còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế

và xã hội cho cộng đồng địa phương Cơ sở hạ tầng được quy hoạch và xây dựng bài bản có thể góp phần bảo tồn thiên nhiên trong các vườn quốc gia Việc quản

lý cơ sở hạ tầng một cách cẩn thận và bền vững có thể ảm thiểu tác động tiêu gi cực lên môi trường tự nhiên và đảm bảo rằng du lịch được phát triển một cách bền vững

Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu vực rừng có thể tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội cho cả người dân địa phương và du khách Việc cung cấp cơ sở

hạ tầng tiện ích như khách sạn, nhà hàng, và các dịch vụ khác có thể tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân địa phương, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các hoạt động khai thác rừng không bền vững Người dân địa phương có thể tham gia vào các hoạt động du lịch như cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, bán hàng lưu niệm, Hoạt động du lịch tại ườn V quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) tạo ra việc làm cho hơn 1.000 người dân địa phương, bao gồm các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn viên,

2 Tiêu cực

Phá hoại và suy giảm diện tích rừng

Phát triển du lịch có thể dẫn đến phá rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu nghỉ dưỡng và các tiện nghi khác Việc này làm mất môi trường sống cho các loài

Trang 9

động vật và thực vật sống trong rừng Sự mất mát môi trường sống này có thể dẫn đến sự giảm đa dạng sinh học, thậm chí là tuyệt chủng Dồng thời, việc này có thể góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu Bởi rừng có vai trò quan trọng trong

việc hấp thụ carbon từ khí quyển, và việc phá rừng dẫn đến mất mát rừng sẽ làm gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển, góp phần vào sự ấm lên toàn cầu Phá rừng để phát triển du lịch có thể dẫn đến mất mát di sản văn hóa và lịch sử của các cộng đồng địa phương Các khu rừng thường chứa đựng các di tích lịch sử, văn hóa và tôn giáo quan trọng mà việc phá rừng có thể gây mất mát không thể đền bù được Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam với nhiều bãi biển đẹp và hệ sinh thái rừng nguyên sinh phong phú Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự bùng nổ của ngành du lịch, nhiều khu rừng ở Phú Quốc đã bị phá để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, sân gôn và các dự án bất động sản khác

Ô nhiễm môi trường rừng, xói mòn và sạt lở đất

Du lịch có thể dẫn đến tăng cường sản lượng rác thải ở các khu vực du lịch, bao gồm các bao bì nhựa, chai nhựa, và các loại rác thải khác Sự thiếu hụt hệ thống xử lý rác thải hiệu quả có thể dẫn đến việc rác thải được vứt bỏ một cách không cẩn thận, gây ảnh hưởng đến môi trường và sinh thái địa phương Các hoạt động du lịch cũng có thể gây ra ô nhiễm đất và không khí, gây ra các vấn đề như sạt lở đất, lũ lụt và khí hậu cực đoan

Hoạt động du lịch sinh thái tại các khu vực rừng nguyên sinh như Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng - Bình) nếu không được quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng xả rác thải, hóa chất bừa bãi, gây ô nhiễm nguồn nước suối, sông ngòi và ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng

Gây phiền nhiễu và căng thẳng cho động vật hoang dã, đe dọa đến đa dạng sinh học

Du lịch có thể gây rối cho động vật hoang dã và làm gián đoạn môi trường sống tự nhiên của chúng Các hoạt động du lịch, giao thông, các hoạt động giải trí và các sự kiện lớn có thể tạo ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và sức khỏe của các loài động vật Tiếng ồn liên tục có thể làm gián đoạn sinh thái của các loài động vật và gây ra căng thẳng cho chúng Ngoài ra, du lịch

có thể tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép Du

Trang 10

khách có thể mua các sản phẩm từ động vật hoang dã như da thú, ngà voi, sừng

tê giác, làm quà lưu niệm hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân

Tại các khu du lịch sinh thái ở Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách thường cho khỉ ăn bánh kẹo, chụp ảnh khỉ ở cự ly gần và thậm chí trêu chọc khỉ Điều này đã khiến cho khỉ trở nên hung dữ hơn, tấn công du khách và thậm chí lây truyền các bệnh truyền nhiễm cho con người Du khách đến Việt Nam có thể mua các sản phẩm từ da rắn, da cá sấu, ngà voi, sừng tê giác, tại các khu chợ du lịch Việc mua bán những sản phẩm này là vi phạm pháp luật và góp phần thúc đẩy hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép

Tài nguyên rừng và các nguồn tài nguyên khác bị khai thác quá mức

Du lịch có thể dẫn đến khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như nước và gỗ Phá rừng để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, đường sá; xả rác thải du lịch; ô nhiễm môi trường nước do hoạt động chèo thuyền kayak; ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học do du khách đi vào những khu vực cấm

Rừng tràm U Minh Thượng là khu rừng tràm nước ngọt lớn nhất Việt Nam Rừng tràm ở đây bị khai thác để lấy gỗ phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, đóng đồ đạc và sản xuất than củi Việc khai thác gỗ quá mức đã khiến cho diện tích rừng tràm U Minh Thượng bị thu hẹp nghiêm trọng

IV Thực trạng

1 Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam

Ở Việt Nam, du lịch sinh thái mới thật sự phát triển từ những năm 90 của thế kỷ 20, với các hình thức như: Du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu vườn quốc gia; du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao;…

Trang World Population Review mới đây đã cập nhật danh sách 20 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới Trong đó, Việt Nam xếp thứ 14 với chỉ số đa dạng sinh học 221,77 Theo danh sách công bố, Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao về mức độ đa dạng sinh học, xếp sau Indonesia (vị trí thứ 2) và trên Malaysia (vị trí 15) Năm 2021, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật, là 1 trong 12 trung tâm đa sinh học phong phú nhất thế giới và được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu phạm vi rộng của hệ sinh thái và chuyển sang nền

Ngày đăng: 26/06/2024, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w