1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp cưỡng chế và trách nhiệm pháp lý

7 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trách nhiệm pháp lý trong luật quốc tế và cưỡng chế trong luật quốc tế là những chế định quan trọng và tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia và cả pháp luật quốc tế. Sự cần thiết của chê định này tạo ra cơ chế bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắt và quy phạm pháp luật quốc tế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể luật quốc tế. Thực tế nếu thiếu chế định này thì quy phạm pháp luật sẽ không được đảm bảo thực hiện, mất đi giá trị đích thực vốn có của nó. Vì vậy chế định này có ý nghĩa rất quan trọng trong sinh hoạt và cộng đồng quốc tế. Để làm rõ vấn đề này tác giả sẽ nghiên cứu và chi tiết về biện pháp cưỡng chế và trách nhiệm pháp lý trong công pháp quốc tế.

Trang 1

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Trách nhiệm pháp lý trong luật quốc tế và cưỡng chế trong luật quốc tế là nhữngchế định quan trọng và tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia và cả pháp luật quốc tế.Sự cần thiết của chê định này tạo ra cơ chế bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh cácnguyên tắt và quy phạm pháp luật quốc tế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cácchủ thể luật quốc tế Thực tế nếu thiếu chế định này thì quy phạm pháp luật sẽ khôngđược đảm bảo thực hiện, mất đi giá trị đích thực vốn có của nó Vì vậy chế định này có ýnghĩa rất quan trọng trong sinh hoạt và cộng đồng quốc tế Để làm rõ vấn đề này tác giảsẽ nghiên cứu và chi tiết về biện pháp cưỡng chế và trách nhiệm pháp lý trong công phápquốc tế.

1 LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝTRONG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm cưỡng chế và trách nhiệm pháp lý quốc tế

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế

Là hậu quả pháp lý phát sinh đối với chủ thể của luật quốc tế khi có hành vi viphạm luật quốc tế, bao gồm nghĩa vụ bên vi phạm phải bồi thường những thiệt hại vậtchất, phi vật chất kể cả việc phải gánh chịu những chế tài quốc tế nhất định dưới các chủthể, công pháp quốc tế và quyền của bên bị hại yêu cầu phải đền bù cho mình những lợiích vật chất, phi vật chất bị mất

1.1.2 Khái niệm biện pháp cưỡng chế pháp lý quốc tế

Là việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi một hay một số chủ thể của luậtquốc tế không chịu thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình Nghĩa là khi một chủthể vi phạm luật quốc tế thì vấn đề trách nhiệm pháp lý đặt ra với quốc gia đó (họ phải cótrách nhiệm bồi thường, lên tiếng xin lỗi, khôi phục nguyên trạng, vv ) Nhưng nếu họkhông hoàn thành trách nhiệm pháp lý đó thì biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng

1.2 Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế và trách nhiệm pháp lý quốc tế

1.2.1 Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế quốc tế

Như chúng ta đã biết luật quốc tế là một hệ thống pháp luật đặc biệt, không có cơquan lập pháp, hành pháp và tư pháp như luật quốc gia nên các nguyên tắc, quy phạm củaluật quốc tế được hình thành thông qua sự thỏa thuận, đấu tranh, thương lượng để làm

Trang 2

điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế Và nó được biểu hiệnbằng sự tuân thủ, tự nguyện kết hợp với các biện pháp cưỡng chế thi hành do các chủ thểcủa luật quốc tế thỏa thuận áp dụng VD: khi quyết định các biện pháp nhằm bảo vệ hòabình, an ninh quốc tế thì Hội đồng Bảo an của liên hiệp quốc chỉ thay mặt, nhân danh cácquốc gia thành viên của liên hiệp quốc chứ không phải là cơ quan tối cao đứng trên cácquốc gia để áp dụng các biện pháp cưỡng chế quốc tế

Pháp luật quốc tế không giống pháp luật quốc gia Nếu như pháp luật quốc giađược đảm bảo thi hành bằng bộ máy cưỡng chế tập trung thường trực như quân đội, tòaán, cảnh sát, nhà tù còn pháp luật quốc tế thì không có bộ máy cưỡng chế tập trungthường trực mà chỉ có một số biện pháp cưỡng chế nhất định mang tính tự cưỡng chếdưới hình thức đơn lẻ hay tập thể.

1.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý quốc tế

- Nguồn của luật quốc tế điều chỉnh trách nhiệm pháp lý quốc tế là từ các điều ướcquốc tế và tập quán quốc tế

- Chủ thể của quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế cũng là chủ thể của luật quốctế.

- Là cơ sở để đảm bảo bảo trật tự pháp lý quốc tế đồng thời duy trì, củng cố vàphát triển mối quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế ngày càng thân thiết, tôn trọng lẫnnhau và các bên cùng có lợi

2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VÀ TRÁCH NHIỆMPHÁP LÝ TRONG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

2.1 Biện pháp cưỡng chế trong công pháp quốc tế

2.1.1 Chủ thể áp dụng biện pháp cưỡng chế trong công pháp quốc tế

Theo quy định tại Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an Liên hợpquốc có thẩm quyền quyết định các biện pháp cần được áp dụng mà không liên quan tớiviệc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng bảo an, và có thể yêu cầucác thành viên Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp phi quân sự đó.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất trong hệ thống Liên hợp quốccó đầy đủ thẩm quyền thông qua các quyết định trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận về việcáp dụng các biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc Để góp phần vào việc duy trì hoàbình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội đồng bảo an và phù hợp với những hiệp

Trang 3

ước đặc biệt hoặc các hiệp ước cần thiết cho việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, tấtcả các nước thành viên Liên hợp quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an nhữnglực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương diện khác, kể cả cho quân đội Liên hợpquốc qua lãnh thổ của mình Những hiệp định này sẽ ấn định số lượng và binh chủngquân đội, mức độ chuẩn bị, sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡtrang bị cho đội quân này Với mục đích bảo đảm cho Liên hợp quốc có thể áp dụngnhững biện pháp quân sự khẩn cấp, các thành viên phải cảnh báo cho một số phi độikhông quân sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp hành động cưỡng chế quốc tế Số lượng,mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ do Hội đồng bảoan ấn định theo những hiệp ước đặc biệt nói trên với sự giúp đỡ của Uỷ ban tham mưuquân sự Kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang sẽ do Hội đồng bảo an đề ra với sự giúpđỡ của Uỷ ban tham mưu quân sự, Uỷ ban này gồm các tham mưu trưởng của các uỷ viênthường trực Hội đồng bảo an (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ) hoặc đại diện củacác tham mưu trưởng đó Dưới quyền của Hội đồng bảo an, Uỷ ban tham mưu quân sựchịu trách nhiệm về việc chỉ huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyềnđiều hành của Hội đồng bảo an.

2.1.2 Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trong công pháp quốc tế

Các biện pháp cưỡng chế này chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp thiết đểchấm dứt các hành vi trái pháp luật quốc tế của các bên tham gia xung đột, mà xung độtnày tiếp diễn có thể tạo ra mối đe dọa cho nền hoà bình và an ninh quốc tế hoặc đang viphạm nền hoà bình, hoặc đó là hành vi xâm lược.

2.1.3 Biện pháp cưỡng chế riêng lẽ

Trên bình diện quốc tế không có cơ quan cưỡng chế chuyên trách để tiến hànhcưỡng chế khi có vi phạm mà những biện pháp cưỡng chế do chính chủ thể của luật quôctế thực hiện dưới hình thức cá thể, riêng lẽ tức là chủ thể bị hại được quyền sử dụngnhững biện pháp cưỡng chế trả đũa hay biện pháp tự vệ đối với chủ thể gây hại cho mình(rút đại sứ về nước, cắt đứt quan hệ ngoại giao, bao vây cấm vận kinh tế, giáng trả,…).

Ví dụ: Trả đũa tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia, ngày 12/11/2009 Bộ

ngoại giao Campuchia ra lệnh trục xuất thư ký thứ nhất của Đại sứ quán Thái Lan trong48 giờ kể từ 5 giờ chiều cùng ngày Thái Lan cũng hạ lệnh trục xuất thư ký thứ nhất củaĐại sứ quán Campuchia để trả đũa.

Trang 4

2.1.4 Biện pháp cưỡng chế tập thể

Biện pháp cưỡng chế tập thể là biện pháp mà quốc gia bị hại có quyền liênminh các quốc gia trên cơ sở các cam kết phù hợp để chống lại các quốc gia gây hại chomình Thường thì biện pháp cưỡng chế tập thể được thực hiện thông qua Liên Hiệp Quốc.Liên Hiệp Quốc giao cho Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡngchế và trừng phạt kể cả dùng vũ lực chống lại các quốc gia vi phạm hòa bình và an ninhthế giới.

Những biện pháp mà Hội đồng Bảo an có quyền quyết định bao gồm: Thứ nhất, Hội đông Bảo an yêu cầu các thành viên áp dụng các biệnpháp kinh tế và các biện pháp khác (không bao gồm vũ lực) như đình chỉ một phầnhayThứ nhất, Hội đông bảo an yêu cầu các thành viên áp dụng các biện pháp kinh tế vàcác biện pháp khác (không bao gồm vũ lực) như đình chỉ một phần hay toàn bộ nhữngquan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tính, vô tuyến điện vàcác phương tiện giao thông khác ( cấm vận), cắt đứt quan hệ ngoại giao để ngăn chặnhoặc chấm dứt hành động xâm lược.

 Thứ hai, Hội đồng Bảo an thực hiện hành động quân sự đối với quốcgia có hành động xâm lược như dùng các lực lượng hải, lục, không quân nếu xét thấy cầnthiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh thế giới Hành động này cònbao gồm cả những cuộc thị uy, những biện pháp phong tỏa và những cuộc hành binhkhác, do các lực lượng hải, lục, không quân của những thành viên Liên hợp quốc thựchiện.

Ví dụ: Trừng phạt tập thể trên phạm vi toàn cầu và sử dụng công cụ Nghị quyết

của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm đạt cho bằng được mục tiêu là ép Iran phảingưng chương trình hạt nhân Tháng 6/2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ban hànhNghị quyết 1929 mở rộng them nhiều lĩnh vực trừng phạt Iran như: cấm mọi giao dịchliên quan đến tên lửa đạn đạo, vũ khí, các giao dịch liên quan đến vụ khí quân dụng,…cám đi lại với nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao Iran, phong tỏa tài sản của các quanchức trong lực lượng Vệ binh Cộng hòa (IRGC) ở nước ngoài,…cấm các hang vận tảihang hải, hàng không và ngành tài chính Iran hoạt động ở nước ngoài,…

2.2 Trách nhiệm pháp lí trong công pháp quốc tế

2.2.1 Cơ sở phát sinh trách nhiệm pháp lí quốc tế

Trang 5

2.2.1.1 Hành vi trái pháp luật làm phát sinh thiệt hại

Thiệt hại xảy ra có thể là thiệt hại vật chất (như lãnh thổ, tài sản của quốc gia)hoặc là thiệt hại phi vật chất (như chủ quyền, danh dự, uy tính của quốc gia) nhiều trườnghợp thiệt hại mà quốc gia phải chịu vừa là thiệt hại vật chất, vừa là thiệt hại phi vật chất.

Việc xác định rõ yếu tố thiệt hại là cơ sở quan trọng để tính toán bồi thường vìkhông thể yêu cầu bồi thường đối với một quốc gia khi hành vi vi phạm của quốc gia đóchưa phát sinh thiệt hại Quốc gia gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trựctiếp vốn là những lợi ích được quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế được luật quốc tế ghinhận.

2.2.1.2 Phải có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra

Có nghĩa là không thể có việc quốc gia phải chịu trách nhiệm về những thiệt hạikhông phải do mình gây ra Mối quan hệ giữa thiệt hại và hành vi vi phạm là mối quan hệcủa sự vận động nội tại, ta phải biết xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái phápluật và thiệt hại với ý nghĩa là một trong số các yếu tố cấu thành trách nhiệm pháp lí quốctế , tức là phải bảo đảm tính khách quan, tính quy luật chứ không phải là sự ngẫu nhiênhay suy diễn chủ quan.

Như vậy để quy trách nhiệm pháp lí cho một chủ thề luật quốc tế nào đó cần xácđịnh hành vi trái pháp luật của chủ thể đã gây ra thiệt hại cho lợi ích của chủ thể khác vàthiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu phát sinh từ hành vi vi phạm.

2.2.2 Các hình thức cơ bản để thực hiện trách nhiệm pháp lý

2.2.2.1 Trách nhiệm vật chất và hình thức thực hiện

* Trách nhiệm vật chất

Trách nhiệm vật chất phát sinh từ hành vi trái pháp luật, gây nên tổn thất về tàisản cho chủ thể luật quốc tế Tài sản bị hành vi vi phạm làm hư hỏng, hủy hoại có thể làtài sản của công dân, của pháp nhân, hoặc của quốc gia bị thiệt hại

*Hình thức thực hiện

Khắc phục lại nguyên vẹn trạng thái ban đầu như trước xảy ra hành vi vi phạmpháp luật quốc tế Đây là hình thức khắc phục tốt nhất nhưng khó thực hiện nên chỉ ápdụng nó khi có điều kiện áp dụng và thực tế ít xảy ra.

Trang 6

Đền bù bằng tiền, hiện vật hoặc dịch vụ Đối với đền bù bằng tiền có thể ápdụng trong mọi trường hợp (kể cả trách nhiệm phi vật chất) và nguyên tắc chung là “sựbồi thường phải tương xứng với thiệt hại đã xảy ra” Dựa trên nguyên tắc này, các bên cóthể tự thỏa thuận để giải quyết thỏa đáng trách nhiệm pháp lý quốc tế

2.2.2.2 Trách nhiệm phi vật chất và hình thức thực hiện trách nhiệm phi vật chất

Trách nhiệm phi vật chất của chủ thể luật quốc tế xuất hiện khi sự vi phạm làm tồntại đến chủ quyền, danh dự, uy tín của quốc gia khác, hoặc phá hoại bầu không khí hòabình ổn định và hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia.

Hình thức thực hiện trách nhiệm phi vật chất như :

 Ở chừng mực có thể có sự thông cảm giữa hai bên, thì người ta thực hiệntrách nhiệm phi vật chất bằng việc bên gây ra thiệt hại đáp ứng yêu cầu của phía gây thiệthại như xin lỗi, đưa ra lời hứa không tiếp tục vi phạm, bày tỏ sự đáng tiếc về việc xảy ravà nếu cần thiết có thể trừng phạt người vi phạm Hình thức này chủ yếu mang tính chấttinh thần nên có trường hợp việc bồi thường còn được thực hiện bằng sự công khai tuyênbố về hành vi vi phạm của bên gây thiệt hại.

 Trách nhiệm quốc tế có thể thực hiện thông qua hình thức trả đũa, đây làhình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý do bên bị hại thực hiện nhằm chủ yếu trừng phạthành vi vi phạm luật quốc tế của bên gây hại Hình thức này được tiến hành với mức độvừa phải và không quá lạm dụng.

 Hình thức thực hiện trách nhiệm phi vật chất nữa, đó là áp dụng những biệnpháp chế tài có tính trừng phạt đối với những hành vi gây hậu quả nặng nề cho chủ thểluật quốc tế, hoặc đối với chủ thể phạm các tội ác quốc tế, phá hoại hòa bình, an ninhquốc tế Các chủ thể vi phạm ngoài việc chịu các biện pháp trừng trị còn phải thực hiệntrách nhiệm bồi thường vật chất.

Thực tiễn áp dụng sự trừng trị cho thấy tính chất của các biện pháp chế tài quốc tếrất đa dạng Nếu là biện pháp trừng phạt vũ trang, thì việc tiến hành thường mang tínhchất tập thể, thông qua quân đội của một nhóm quốc gia, qua tổ chức quốc tế hoặc bằngsự can thiệp của Liên Hiệp Quốc Còn trừng phạt phi vũ trang, có thể do từng quốc gia tựtiến hành bằng nhiều cách như cắt đứt một phần, hay toàn bộ quan hệ kinh tế, quan hệngoại giao, bao vây, phong tỏa về kinh tế, để trừng trị hoặc ngăn ngừa hậu quả xấu, màchủ thể vi phạm có thể sẽ còn gây ra cho quốc gia khác.

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục sách, báo, tạp chí

1 Các văn bản công pháp quốc tế và các văn bản Việt Nam có liên quan, Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia, năm 2006.

2 Giáo trình Luật quốc tế, Đại học luật Hà Nội, năm 2004

3 Thịnh Trần, Đề cương chi tiết môn học Công pháp quốc tế của trường Đại học mở

Danh mục tài liệu khác

5 Hiến chương của Liên Hiệp Quốc.

6 Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế.

Ngày đăng: 25/06/2024, 20:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w