1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công chức pháp

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Pháp, tên chính thức là cộng hòa Pháp, là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Song, hiện nay với sự thay đổi thường xuyên của môi trường, hành chính Pháp được xem là nền hành chính truyền thống đang chuyển mình thay đổi để phù hợp hơn với quá trình nhất thể hóa ở Châu Âu.

Trang 1

CÔNG CHỨC PHÁP

Pháp, tên chính thức là cộng hòa Pháp, là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tạiTây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dàitừ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương.Song, hiện nay với sự thay đổi thường xuyên của môi trường, hành chính Pháp được xemlà nền hành chính truyền thống đang chuyển mình thay đổi để phù hợp hơn với quá trìnhnhất thể hóa ở Châu Âu.

1 Khái quát công chức nhà nước cộng hòa Pháp

Nền hành chính Pháp đang từng ngày thay đổi để phù hợp với phương thức quản lý mới:

- Quản lý theo mục tiêu

- Quản lý theo kế hoạch chiến lược- Quản lý theo nhóm

- Quản lý chất lượng công việc

Đồng thời sự thay đổi này cũng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khắc khe của việc quảnlý và sử dụng ngân sách, như việc ngân sách không tăng phải giảm biên chế mà phải bảođảm chất lượng công việc.Nền hành chính Pháp mang thông điệp ý nghĩa chung và giá trịcộng hòa - tự do, bình đẳng, bác ái.

Đào tạo công chức là khâu quan trọng trong quản lý nhân sự và phát triển nguồnnhân lực khu vực công ở cộng hòa Pháp Việc đào tạo phải được tiến hành thường xuyên,liên tục theo kế hoạch hằng năm, có lộ trình dài hạn phù hợp Pháp cũng đang tiến hànhhiện đại hóa nền hành chính và tiến hành cải cách tổ chức nhân sự với những nội dung cơbản là: cải cách việc tuyển dụng công chức và đa dạng hóa công tác quản lý nhân sự vàhình thức thi tuyển nhân sự.

Quy chế Pháp lý của công chức nhà nước Pháp khá đa dạng Người Pháp cho rằngkhông nhất thiết phải có một quy chế Pháp lý chung cho tất cả nhân sự hoạt động dịch vụcông Chính vì vậy công vụ Pháp có những nét đặc thù riêng: không phải tất cả nhân sựlàm việc trong các tổ chức dịch vụ công điều là công chức, cơ quan hành chính có thể sửdụng cả công chức hoặc làm theo chế độ hợp đồng Với các công chức trong cơ quanhành chính họ được hưởng quy chế luật công được điều chỉnh chặc chẽ trong các văn bản

Trang 2

quy phạm Đối với những nhân sự còn lại, họ có thể làm việc theo chế độ hợ đồng, mộtphần trong đó được điều chỉnh bởi luật công và một phần bởi luật tư.

2 Đối tượng là công chức

Công chức được coi là những người bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên, đượcxếp vào một ngạch trong hệ thống cơ quan hành chính của nhà nước hoặc trong các tổchức dịch vụ công và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan hành chính.

Như vậy để được coi là công chức thì phải thỏa mản những tiêu chí sau:

• Thứ nhất, phải được tuyển dụng bởi cơ quan công quyền, cụ thể là cơ quan nhànước hoặc các đơn vị trực thuộc nó, hoặc các đơn vị hành chính lãnh thổ địa phương (đốivới các công chức địa phương).

• Thứ hai, đảm trách một cách thường xuyên một công việc mang tính thườngxuyên Đây là tiêu chí quan trọng nhất, được khẳng định trong án lệ (C.E 9/3/1923Hardoin, tr 238).

Hệ thống công vụ cấu thành từ các chức vụ và các ngạch được xếp theo thứ bậc chặtchẽ và những người nắm giữ các công việc này được coi là công chức Tiêu chí này sẽloại trừ một số lượng lớn các nhân sự làm việc trong cơ quan hành chính mà không phảilà công chức, ví dụ như công nhân, các nhân viên phụ tá, các tình nguyện viên, cộng tácviên, các nhân viên tạm thời, các nhân viên trưng tập, thực hiện nghĩa vụ (hoặc theo thờihạn rất ngắn như bồi thẩm, hoặc dài hơn như nghĩa vụ quân sự), nhưng luôn trong mộtthời hạn xác định mà thôi.

Có một vài ngoại lệ áp dụng cho các dịch vụ công trong lĩnh vực thương mại vàcông nghiệp Xuất phát từ ý tưởng cho rằng các dịch vụ này tồn tại trong lĩnh vực tư vàtuân theo các quy tắc luật tư, án lệ hành chính kết luận là các nhân sự làm trong dịch vụnày, ngay cả khi được tuyển dụng bởi công quyền , không được coi là công chức mà chỉtuân theo chế độ hợp đồng Nhưng điều này không áp dụng với các chức danh lãnh đạo:giám đốc, kế toán trưởng; theo án lệ thì những chức danh này vẫn được coi là côngchức ( Bản án C.E 26/01/1923 de Robert Lafregeyre,

R.D.P 1923, tr.237; Ch De commerce et d’Intrustrie d’Angers, c.Gaudin, D.1980tr.391).

2

Trang 3

Nền công vụ của Cộng hòa Pháp bao gồm 3 nền công vụ: công vụ nhà nước, côngvụ y tế và công vụ địa phương Ở Pháp “khi một người thi đỗ vào công vụ thì trở thànhcông chức” Tổng số công chức của cả 3 nền công vụ là khoảng hơn 5 triệu người, tươngđương với 20% dân số trong độ tuổi lao động của Pháp (năm 2008) Quyền lợi cũng nhưnghĩa vụ của công chức Pháp được quy định cụ thể trong Nghị định số 83-634 ngày13/7/1983 và Nghị định số 84-16 ngày 11/01/1984 Theo đó, công chức thuộc một trongba nền công vụ được coi là một chức nghiệp và được bảo hộ trong suốt cuộc đời bởinhững quy chế chung và riêng tùy thuộc vào vị trí việc làm được đảm nhiệm, rất khó cóthể bắt công chức thôi việc ngoại trừ trường hợp vi phạm một số điều thực sự nghiêmtrọng.

Công chức được chia thành ba loại chính là A, B và C.

 Công chức loại A yêu cầu phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên.

 Công chức loại B là công chức thực thi nhiệm vụ, có thể tốt nghiệp phổ thông. Công chức loại C là công chức bậc thấp, tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp trung cấp.

3 Công tác tuyển dụng

Ở Pháp “khi một người thi đỗ vào công vụ thì trở thành công chức” Luôn có sựphân định rõ ràng giữa công chức hành chính trung ương và công chức địa phương, côngchức lãnh đạo và công chức thừa hành Họ là những nhóm công chức khác nhau về phạmvi công việc và trách nhiệm Chất lượng của công chức không nằm ở bằng cấp, trình độđào tạo mà chủ yếu là năng lực thực hiện công việc.11

Để trở thành công chức và làm việc suốt đời cho Nhà nước phải trải qua kỳ thituyển đầu vào bao gồm thi viết và vấn đáp Việc tuyển dụng nhân sự cho hầu hết các vịtrí trong bộ máy quản lý nhà nước tại Pháp được quy định trong Nghị định số 2007-196ngày 13/01/2007 về việc tuyển dụng công chức cho cả 3 nền công vụ Theo đó, việctuyển dụng công chức cho cả 3 hệ thống công vụ của Pháp đều được tuyển dụng theo cáccách sau : Tuyển dụng cạnh tranh, tuyển dụng trong nội bộ, tuyển dụng theo chế độ hợpđồng và tuyển thẳng không qua thi tuyển.2

1 Đỗ Dũng, Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Tọa đàm khoa học “Nền công vụ Pháp”, https://hcma.vn/tintuc/Pages/cong-tac-doi-ngoai.aspx?CateID=203&ItemID=23625 , [Truy cập ngày 08/11/2019].

2Nguyễn Việt Hà, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ: “Vài nét về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm công

Trang 4

Việc tuyển dụng theo 4 hình thức – tuyển dụng cạnh tranh, tuyển dụng nội bộ, tuyểndụng theo chế độ hợp đồng, tuyển dụng không qua thi tuyển – tồn tại xuyên suốt hệ thốnghành chính nhà nước; từ việc tuyển chọn nhân sự vào một ngành, nghề thuộc một ngạchbậc cho đến việc chuyển ngạch hay bổ sung các vị trí còn trống…

3.1 Tuyển dụng cạnh tranh

Tuyển dụng theo cách này được dành cho những đối tượng có trình độ nhất định (đãcó bằng tốt nghiệp chứng nhận trình độ nhất định) hoặc đã hoàn thành một nghiên cứunhất định.

Yêu cầu về bằng cấp hoặc trình độ học vấn rất đa dạng tùy theo vị trí việc làm haymục tiêu nghề nghiệp nói chung Thông thường như sau:

- Tuyển dụng Ngạch A yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học.

- Tuyển dụng Ngạch B yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trunghọc.

- Tuyển dụng Ngạch C yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp trung cấp.

3.2 Tuyển dụng nội bộ

Tuyển dụng nội bộ là hình thức tuyển dụng được dành riêng cho thí sinh đã và đangtham gia công tác trong hệ thống hành chính công và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiệnvề thâm niên tùy theo vị trí mà thí sinh đăng ký thi tuyển Trên thực tế đòi hỏi rất nhiềuloại điều kiện tuyển dụng khác nhau, một vài kỳ thi tuyển nội bộ được dành cho tất cả cácloại công chức và nhân viên hợp đồng, mội vài kỳ thi nội bộ khác thì quy định đối tượngdự thi một cách cụ thể như là đòi hỏi thí sinh phải đang giữ một ngạch bậc nhất định mớicó quyền được đăng ký dự thi.

Phần lớn các kỳ thi tuyển nội bộ không đặt ra yêu cầu về bằng cấp và tuổi khi đăngký dự thi nhưng cũng có những kỳ thi lại yêu cầu về bằng cấp phù hợp (thi tuyển nội bộdành cho ngành giáo dục) Yêu cầu về giới hạn tuổi khi đăng ký dự thi hoàn toàn bị xóabỏ trong tuyển dụng nội bộ.

3.3 Tuyển dụng theo chế độ hợp đồng

cong-tac- tuy-n-d-ng-b-nhi-m-cong-ch-c-c-a-C-ng-hoa-Phap.aspx, [Truy cập ngày 08/11/2019].

4

Trang 5

Người được tuyển dụng theo cách này sẽ không được coi là công chức mặc dù cóthể được tuyển vào vị trí cấp trưởng phòng nhưng vẫn là nhân viên hợp đồng Luật số2012-347 ngày 12/3/2012 quy định về tuyển dụng nhân viên hợp đồng và thay đổi cácđiều kiện tuyển dụng nhân viên hợp đồng Nhân viên hợp đồng được chia làm 2 loại ngắnhạn và dài hạn (hay còn gọi là vô thời hạn).

3.4 Tuyển thẳng không qua thi tuyển

Việc tuyển dụng theo phương Pháp này được công khai trên các phương tiện thôngtin đại chúng 15 ngày trước khi hết hạn nộp hồ sơ Trên thông báo tuyển dụng phải đượcghi rõ số lượng vị trí tuyển dụng, ngày dự kiến tuyển dụng, tên và địa chỉ người chiutrách nhiệm nhận hồ sơ tuyển dụng, hạn nộp hồ sơ tuyển dụng Tuyển thẳng ở đây khôngcó nghĩa sẽ là công chức luôn mà còn tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau và đượcphân loại như sau:

Loại 1: tuyển thẳng theo Luật số 2007-148 ngày 02/01/2007 sửa đổi bổ sung Điều

22 của Luật số 84-16 ngày 11/01/1984 quy định việc tuyển thẳng đối với công chứcngạch C Các việc làm liên quan đến ngạch C bao gồm: trợ lý hành chính, nhân viên lễtân, các trợ lý kỹ thuật, công nhân, lái xe.

Điều kiện tuyển dụng bao gồm:

+ Phải là người có quốc tịch tại nơi mình ứng tuyển hoặc của một quốc gia thànhviên ký cùng hiệp ước;

+ Hiểu biết về luật dân sự;+ Không có có tiền án, tiền sự;+ Từ đủ tuổi thành niên trở lên;

+ Đáp ứng các điều kiện về sức khỏe để làm việc.

Loại 2: Tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm và học vấn để tuyển công chức vào nền

công vụ địa phương và nền công vụ y tế Tuyển dụng theo cách này chỉ áp dụng chongạch C, dành cho những người từ 16 đến dưới 26 tuổi; đây là một loại hợp đồng vừa họcvừa làm kéo dài từ 1 đến 2 năm, sau thời gian đó sẽ đánh giá xem

có đủ điều kiện để trở thành công chức hay không Việc tuyển dụng theo cách này thôngthường được thông qua Văn phòng Quản lý việc làm của vùng.

Trang 6

Loại 3: Việc làm dành riêng cho đối tượng ưu tiên; Luật số 2008-492 ngày

26/5/2008 quy định các đối tượng được ưu tiên bao gồm: người được hưởng trợ cấpchiến tranh dân sự, quân sự và con cái của họ cũng như những người có huyết thống liềnkề sống cùng với người được hưởng trợ cấp; trẻ mồ côi và những trẻ em là con em củanhững người tị nạn chiến tranh; quân nhân đang tại ngũ hoặc xuất ngũ từ dưới 3 năm.Các đối tượng ưu tiên này được phép tuyển dụng vào trong ngạch B và C của cả 3 nềncông vụ; tuy nhiên vẫn có những điều kiện riêng dành cho một số vị trí đặc thù Riêngđối với quân nhân đang tại ngũ thì phải đủ 4 năm phục vụ trong quân ngũ mới được thamgia tuyển dụng.

4 Quyền của công chức Pháp

4.1 Tự do ngôn luận

Trong một nền dân chủ, quyền tự do ngôn luận của công chức không thể bị loại trừ.Tuy nhiên, nguyên tắc này phải kết hợp như thế nào đối với nguyên tắc trung lập trongcông vụ Từ đó nguyên tắc này được hiểu như sau:

+ Trong thực thi công vụ, nghĩa vụ giữ gìn sự trung lập được coi là tuyệt đối trongthực thi công vụ Theo nghĩa vụ này, tuyệt đối cấm các công chức không được lợi dụngcông vụ mà có những phát ngôn hay quảng bá bất kỳ.

+ Ngoài công sở, về nguyên tắc, quyền tự do ngôn luận được thừa nhận rộng rãi,ngay cả trong những lĩnh vực trong quân đội Tuy nhiên, cũng có một ố giới hạn: ngay cảtrong đời tư, công chức cũng không được phép đưa ra những ý kiến riêng hay chỉ tríchmang tính lăng mạ, sỉ nhục (C.E 11/7/1939, Ville d’Armentiere, p.468).

4.2 Quyền tự do chính kiến và tự do tư tưởng

Bên cạnh tự do ngôn luận, Quyền tự do chính kiến và tự do tư tưởng của công chứcđược bảo vệ, thể hiện như quy định cấm không được ghi trong hồ sơ công chức bất kìnhận xét nào liên quan đến vấn đề chính trị, tôn giáo hay ý thức của công chức đó.

Tuy nhiên vì tự do ngôn luận có thể để lại những hậu quả nhất định, do đó có nhữngngoai lệ đặt ra cho những công chức giữ các chức vụ cao Ví dụ, thủ trưởng hành chínhcó quyền tùy ý trong việc đình chỉ hay bãi nhiệm một số chức vụ cao cấp căn cứ vào phátngôn của họ, đặc biệt khi chúng liên quan đến sự trung thành chính trị.

4.3 Quyền tự do lập hội

6

Trang 7

Trước 1946, câu chuyện về quyền tự do lập hội của công chức đã được bàn luận sôinổi và dẫn đến các giải Pháp khác nhau giữa án lệ và công quyền.

Tòa án cho rằng công chức

có quyền lập hội theo quy định của đạo luật năm 1901, nhưng không có quyền thamgia nghiệp đoàn ( theo đạo luật 1884 ) Tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan hành chínhthường không cấm đoán việc lập hội hay cả tham gia nghiệp đoàn của công chức Từnăm 1946 trở đi, vấn đề này không đặt ra nữa Không chỉ riêng lời nói đầu Hiến Pháp1946 thừa nhận quyền tự do nghiệp đoàn cho “mọi con người’’, mà các quy chế côngchức 1946, 1959, và 1983,1984 thừa nhận hiển nhiên điều này cho công chức với nhữngđiều kiện như sau:

Nghiệp đoàn của công chức cũng tuân theo quy chế chung của nghiệp đoàn (Luậtlao động điều chỉnh); quy chế cho phép hiểu các quyền của nghiệp đoàn theo nghĩa rộng:Một mặt cho phép nghiệp đoàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật để “bảo vệ những lợi íchchung của công chức”, mặt khác nghiệp đoàn có vai trò quan trọng trong tổ chức các cơquan hành chính.

4.4 Quyền bãi công

Trước 1946, quyền bãi công của công chức không được thừa nhận, do xuất phát từnguyên tắc đảm bảo tính thường xuyên của công vụ, một nguyên tắc được coi là nổi trộiso với tất cả các quyền khác Các án lệ của Hội đồng nhà nước coi việc công chức biểutình là một lỗi kĩ luật quan trọng có thể bị xử lý theo trình tự kỷ luật.

Kể từ 1946 trở đi, tình hình đã thay đổi Lời nói đầu của Hiến Pháp 1946 quy địnhrằng: “ Quyền bãi công thực hiện trong khuôn khổ các đạo luật và văn bản Pháp quy quyđịnh”, không phân biệt giữa công chức và người lao động thường Từ đó Hội đồng nhànước đã diễn dịch như sau: một mặt không cấm công chức bãi công, mặt khác trao chochính phủ, cơ quan chịu trách nhiệm về hoạt động hành chính nói chung, quy định giớihạn trong việc thực hiện quyền bãi công của công chức căn cứ vào nguyên tắc đảm bảotính thường xuyên của công vụ (C.E 07/7/1950 Dehaen, R.D.P 1950 tr 691).Tuy nhiênquyết định này hình như trái với quyết định của Hội đồng bảo hiến cho rằng “ các quyphạm ” cụ thể hóa quyền tự do bãi công của công chức chỉ có thể được thể hiện trong cácquy tắc do lập Pháp ban hành (Hội đồng Bảo hiến 22/7/1980 và 22/10/1982).

Trang 8

Trên thực tế có một số văn bản cụ thể hóa quy định trên của lời nói đầu trong HiếnPháp 1946 Rất nhiều đạo luật quy định cấm biểu tình đối với một số lĩnh vực hoạt độngcông vụ như cảnh sát, quản giáo Tuy nhiên, có Đạo luật 31/7/1963 về một ố hình thứcbiểu tình trong hoạt động công vụ đã quy định nghĩa vụ bắt buộc phải báo trước 5 ngàytrước bãi công và tuyệt đối cấm bãi công quay vòng.

Từ án lệ Dehaene đã cho phép Chính phủ được đặt ra các giới hạn đối với quyền bãicông của công chức Một mặt chính phủ có quyền cấm bãi công đối với một số công chứcnếu thấy cần thiết cho hoạt động công vụ Mặt khác Chính phủ có thể trưng tập nhữngngười bãi công nếu có một văn bản quy phạm dưới luật cho phép.

Trong cả hai trường hợp trên, thẩm phán hành chính đều có quyền kiểm tra các lýdo cấm đoán hay việc xác định đối tượng công chức trưng tập liệu có tương thích với nhucầu của công vụ và của trật tự công Và các chế tài nếu được áp dụng đối với các côngchức vi phạm quy định bãi công chỉ có thể được tuyên trên cơ sở quy định Pháp luật vàtuân theo thủ tục xử lý kỷ luật chặt chẽ Cơ quan hành chính cũng có quyền giữ lại cácthu nhập của công chức trong những ngày bãi công không hợp Pháp nói trên.

5 Nghĩa vụ của công chức Pháp

Nghĩa vụ cống hiến cho công vụ: Điều 25 Quy chế công chức quy định cấm côngchức kiêm nhiệm một công việc ở khu vực tư, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt: nếu nhưmục tiêu ở công việc ở lĩnh vực tư là phục vụ công vụ hay là sự tiếp nối của công vụ,v.v…;

Nguyên tắc không vụ lợi: nguyên tắc này cấm việc công chức có những lợi ích tạicác doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý hay có quan hệ với chức vụ người đó đang nắmgiữ;

Nghĩa vụ giữ bí mật nghề nghiệp đối với tất cả các sự việc mà công chức có biếtđược thông qua hoạt động công vụ;

Nghĩa vụ tuân thủ mệnh lệnh cấp trên: xuất phát từ bản chất của hoạt động công vụvà do đó các cơ quan hành chính cũng tồn tại quan hệ trực thuộc trên dưới Các mệnhlệnh cấp trên đưa xuống có thể mang tính quy phạm hay cá biệt, tồn tại dưới tên gọi làcác chỉ thị hay công văn.

8

Trang 9

Nghĩa vụ giữ gìn bí mật và uy tín cơ quan: nghĩa vụ này có thể tùy thuộc vào tầmquan trọng và tính chất của công việc mà công chức đảm trách Nghĩa vụ này cấm cáccông chức được phát biểu những ý kiến ở trong hay ngoài công sở mà khả dĩ có thể gâytổn hại đến uy tín của công vụ hay của cơ quan mà công chức đó trực thuộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đỗ Dũng, Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh:Tọa đàm khoa học “Nền công vụ Pháp”,https://hcma.vn/

tintuc/Pages/cong-tacdoi ngoai.aspx?CateID=203&ItemI D=23625 , [Truy cập ngày08/11/2019].

Nguyễn Việt Hà, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ: “Vài nét về công táctuyển dụng, bổ nhiệm công chức của Cộng hòa Pháp”,

Ngày đăng: 25/06/2024, 21:01

w