1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình báo cáo công tác Chuẩn bị thanh tra

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lí nhà nước, luôn gắn liền và là giai đoạn cuối cùng trong quá trình quản lí nhà nước. Bên cạnh vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của việc quản lí nhà nước, thanh tra còn là một phương thức phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phát hiện và xử lý những tình trạng quan liêu, tham ô và những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lí nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động thanh tra đối với quản lí nhà nước, chuẩn bị thanh tra là sản phẩm quan trọng nhất của hoạt động thanh tra, có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến quá trình quản lí. Chuẩn bị thanh tra thể hiện sự đánh giá chính thức của người ra quyết định thanh tra với việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Chuẩn bị thanh tra là căn cứ quan trọng của các chủ thể có thẩm quyền đưa ra quyết định xử lý phù hợp với quy định của pháp luật hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.

Trang 1

Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động thanh tra đối với quản lí nhà nước,chuẩn bị thanh tra là sản phẩm quan trọng nhất của hoạt động thanh tra, có tầm quantrọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến quá trình quản lí Chuẩn bị thanh tra thể hiện sựđánh giá chính thức của người ra quyết định thanh tra với việc thực hiện chính sách,pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra Chuẩn bị thanh tra làcăn cứ quan trọng của các chủ thể có thẩm quyền đưa ra quyết định xử lý phù hợp vớiquy định của pháp luật hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luậtcho phù hợp với thực tiễn.

Trang 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA1.1.Khái niệm về thanh tra

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010:

“Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tụcdo pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tranhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.”

Theo đó, Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chínhsách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao Còn Thanh tra chuyên ngành là hoạtđộng thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơquan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định vềchuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.1

1.2.Vai trò và đặc điểm của thanh tra

1.2.1 Vai trò của thanh tra

Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là giai đoạn cuốicùng trong quy trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả hoạt động quảnlý nhà nước Thông qua thanh tra để có các kiến nghị, giải pháp khắc phục nhữngthiếu sót, yếu kém, cũng như đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quảquản lý và sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn Chính vìvậy, trong hoạt động quản lý nhà nước cần phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụcho yêu cầu quản lý nhà nước

Vai trò này được thể hiện ở các điểm sau:

- Thứ nhất, thanh tra là phương thức bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý,góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Thứ hai, việc thanh tra còn nhằm mở rộng và bảo đảm cho quyền dân chủ củanhân dân được thực thi một cách nghiêm minh

1 Khoản 2 và 3 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010.

Trang 3

- Thứ ba, vai trò quan trọng nữa của thanh tra là nhằm tham mưu cho các cấpchính quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính, nhất là trong việc thực hiện nhiệmvụ theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại,tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010 thì mục đích của hoạt độngthanh tra là: “phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện vàxử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân.’’.

Như vậy, hoạt động thanh tra là nhằm điều chỉnh cách thức, phương pháp quảnlý của các cơ quan quản lý nhà nước, với ý nghĩa là bảo vệ mục đích của quản lý nhànước, tạo điều kiện cho công dân thực hiện tốt các quyền của mình trên thực tế

1.2.2 Đặc điểm của thanh tra

Thanh tra là một hoạt động trong quá trình quản lý nhà nước và giúp quá trìnhnày được khép kín Từ các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quảnlý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ việc đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chínhsách, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệuquả quản lý của chủ thể Đó là quy trình, quy luật tất yếu trong bất cứ hoạt động quảnlý của Nhà nước nào

Có thể thấy, hoạt động thanh tra mang những đặc điểm sau: Tính quyền lực nhà nước

Là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tácđộng tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quảnlý Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra gắn bó chặt chẽ với tính quyềnuy - phục tùng Thanh tra được nhà nước sử dụng như một công cụ có hiệu quả trongquá trình quản lý, bởi theo Lênin, thanh tra mà thiếu quyền lực là thanh tra suông.Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra được thể hiện ở những mặt sau đây:

Trang 4

- Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị thanh tra vềnhững vấn đề đã bị thanh tra phát hiện và xử lý;

- Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra; yêu cầu truy cứutrách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật;

- Trong những trường hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chếnhà nước.

Ngoài ra, tính quyền lực nhà nước của thanh tra còn được cụ thể hoá ở chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thanh tra; phương thức tiến hành thanhtra; xử lý kết quả thanh tra; trong mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượngthanh tra cũng như trong sự phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước theo cấphành chính và theo ngành, lĩnh vực

Tính khách quan

Bản chất của thanh tra là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằmđưa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phòng ngừa và xử lý vi phạm Vìthế, hoạt động thanh tra phải mang tính khách quan Tính khách quan của hoạt độngthanh tra được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt động thanh tra đều phải dựa trên các quy địnhpháp luật và phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật Nếu như hoạt động thanh tra mà khôngdựa trên cơ sở pháp luật thì nó sẽ mất đi tính công minh, ảnh hưởng đến hiệu quả quảnlý nhà nước

Tính độc lập tương đối

Tính độc lập tương đối là đặc điểm vốn có, gắn liền với bản chất của thanh tra.Khác với hoạt động kiểm tra, thường do chính các cơ quan quản lý nhà nước tự tiếnhành trong nội bộ, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyêntrách Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngoài việc đảm bảo sựphối kết hợp nhịp nhàng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, hoạt độngthanh tra còn có tính độc lập tương đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ

Trang 5

Có thể thấy, tính độc lập của thanh tra chỉ là tương đối Vì hoạt động thanh trangoài việc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện hành còn xuất phát từ thực tế cuộcsống, vào tính hợp lý của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển.

Thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước

Điểm chung của hoạt động quản lý nhà nước và thanh tra là nhân danh quyền lựcnhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng quản lý Hơn nữa, với tư cách là mộtchức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lýnhà nước Như vậy, quản lý nhà nước và thanh tra có mối quan hệ mật thiết với nhau

Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó cóthanh tra.Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạtđộng của thanh tra Hơn nữa, hoạt động chấp hành của quản lý nhà nước thường baohàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình chấp hành các văn bản pháp luật đòi hỏiphải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên,xét về mặt cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh thanh tra chỉ là phương tiện, côngcụ để quản lý nhà nước.

Ngoài ra, với tư cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc,chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời lại tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cáchthức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý Nhờ có thanh tra mà mục đích củaquản lý được đảm bảo

1.3.Hình thức, phương pháp và công cụ thanh tra

1.3.1 Hình thức thanh tra

Hình thức thanh tra là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động thanh tra Phụthuộc vào các cách phân loại khác nhau hay các căn cứ phân loại khác nhau mà cónhiều hình thức thanh tra khác nhau.

- Căn cứ vào phạm vi, quy mô của cuộc thanh tra có: Thanh tra diện rộng,thanh tra diện hẹp

- Căn cứ vào chương trình thanh tra có: Thanh tra theo kế hoạch; thanh trathường xuyên, thanh tra đột xuất.

Trang 6

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra có: Thanh tra kinhtế - xã hội; thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra công vụ

1.3.2 Phương pháp thanh tra

Phương pháp thanh tra là cách thức, biện pháp mà cơ quan, người có thẩm quyềnthanh tra sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục đích đề ra.

Việc sử dụng các phương pháp này để thực hiện hoạt động thanh tra tuỳ thuộcvào đặc điểm, tính chất của vụ việc, của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng củathanh tra Bên cạnh đó, còn tuỳ thuộc vào chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan, ngườicó thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra Trong quá trình thanh tra, các phươngpháp chủ yếu sau đây thường sử dụng:

- Thu thập và nghiên cứu thông tin, hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan;

- Nghiên cứu, so sánh, thống kê các dữ liệu ;

- Thu thập ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức;

- Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn;

- Thuyết phục đối tượng thanh tra tích cực hợp tác với chủ thể thanh tra;

- Chất vấn đối tượng thanh tra;

- Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi gây cản trở đến hoạt độngthanh tra.

1.3.3 Công cụ thanh tra

Những phương tiện mà chủ thể thanh tra sử dụng để thực hiện hoạt động thanhtra chính là công cụ thanh tra và nếu thiếu những công cụ này thì hoạt động thanh trakhông thể thực hiện được Các loại công cụ thanh tra được sử dụng bao gồm:

Văn bản pháp luật là công cụ rất quan trọng của hoạt động thanh tra, do đâychính là cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động thanh tra Nếu không có văn bản phápluật thì không thể thực hiện hoạt động thanh tra; không thể đưa ra được kết luận đúngsai về vụ việc.

Trang 7

Kế hoạch thanh tra2 - những chương trình hành động cụ thể của cơ quan, ngườicó thẩm quyền thanh tra đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, thông qua- vừa là nhiệm vụ vừa mang tính chất định hướng cho hoạt động của chủ thể thanh tra.

Hồ sơ, tài liệu về vụ việc giúp cho chủ thể thanh tra hiểu được nội dung, bảnchất của vụ việc để từ đó đưa ra những kết luận và quyết định hoặc đề nghị biện phápxử lý thích hợp Chủ thể thanh tra cần thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu về vụ việc bằngcách: yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp; đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhâncung cấp; trực tiếp khảo sát, nghiên cứu;…

Quá trình thanh tra cần được ghi thành biên bản hoặc ra những văn bản nhấtđịnh để bảo đảm giá trị pháp lý của hoạt động thanh tra đã thực hiện

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG THANH TRA2.1.Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra

Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối các mối quan hệtrong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra.Theođiều 7 Luật Thanh tra 2010 xác định nguyên tắc hoạt động thanh tra bao gồm: “ Tuântheo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịpthời Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơquan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơquan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”.

Như vậy, quy định trên là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng cơ bản, mangtính xuyên suốt đối với hoạt động thành tra được quy định trên cơ sở kế thừa và phát2 Khoản 5 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010.

Trang 8

huy những nguyên tắc của hoạt động thanh tra đã được Đảng và Nhà nước xác định từtrước tới nay Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của thanh tra bao gồm:

Bảo đảm pháp chế trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của hoạtđộng thanh tra

Nguyên tắc pháp chế phải được thể hiện ở việc chấp hành pháp luật cả từ phíacác cơ quan nhà nước và từ phía các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự quản lý củaNhà nước Yêu cầu trước tiên đối với hoạt động thanh tra là phải tuân theo pháp luật.Vì vậy, hoạt động thanh tra phải được tiến hành trước hết bởi các quy định của phápluật; phải tuân thủ các quy định của pháp luật - Luật Thanh tra và các văn bản phápluật có liên quan Thanh tra viên và những người có thẩm quyền không được lợi dụngchức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn chođối tượng bị thanh tra

Để bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,nội dung của hoạt động thanh tra phải bảo đảm việc tuân thủ đúng quy định của phápluật có liên quan:

- Hoạt động thanh tra phải được thực hiện theo phương thức thành lập Đoànthanh tra hoặc thông qua thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh trachuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập

- Thời hạn mỗi cuộc thanh tra phải tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật quy định.Đó là mỗi cuộc thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài,nhưng không quá 60 ngày.

- Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm và quyết địnhcác cuộc thanh tra cụ thể.

- Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn và các thành viên hoạt động theo nhiệm vụ,quyền hạn được pháp luật quy định

Như vậy, bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, vềnguyên tắc hoạt động của Thanh tra là không được vi phạm những điều cấm của phápluật khi thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cho đối tượng bị thanh tra nghiêm chỉnh chấphành pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Trang 9

Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực của hoạt động thanh tra

Khi xem xét vai trò của thanh tra trong mối quan hệ với kiểm tra, giám sát thựchiện quyền lực nhà nước và vai trò của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo đã cho thấy:

Thứ nhất, thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, đó là hoạtđộng tự kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và các quyết địnhquản lý trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trên cơ sở hệ thốngThanh tra được tổ chức theo mô hình: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tratỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện Ngoài ra có các cơ quan được giao thực hiện chứcnăng thanh tra chuyên ngành Vì vậy, hoạt động Thanh tra luôn gắn với cơ quan quảnlý nhà nước, cho nên đối tượng thanh tra rộng hơn và trực tiếp hơn so với đối tượngcủa từng chủ thể kiểm tra, giám sát

Thứ hai, hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra là nhằm hỗ trợ tốt hơncho hoạt động kiểm tra, giám sát Qua đó phát hiện các vi phạm để xử lý theo thẩmquyền của mình và phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát nói chung của xã hội Sựphản ánh của thanh tra đòi hỏi tính chính xác, khách quan, song không thể phản ánhmột cách đơn giản tình hình vụ việc thực tế, mà sự phản ánh phải mang tính chắt lọc,được xem xét thông qua những phân tích, đánh giá cùng với những kiến nghị đề xuấtphù hợp

Bảo đảm tính dân chủ, công khai trong hoạt động thanh tra

Việc tiến hành thanh tra phải được thực hiện thường xuyên, công khai, bảođảm tính minh bạch trong công tác thanh tra, nhất là đối với lĩnh vực tài chính của cáccơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước Tính công khai, minh bạch phải được thể hiện ởnhững nội dung sau:

- Trong quá trình thanh tra, người tiến hành thanh tra phải thông báo cho đốitượng thanh tra về những nội dung thanh tra và kết luận thanh tra;

- Phải bảo đảm các quyền của đối tượng thanh tra trong việc giải trình nhữngnội dung liên quan, khiếu nại, tố cáo về quyết định thanh tra, quyết định xử lý về

Trang 10

thanh tra, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên kháccủa Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra ;

- Bảo đảm yêu cầu không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra

Như vậy, nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch là một trong những nguyêntắc nhằm bảo đảm cho hoạt động thanh tra nói riêng, hoạt động thanh tra, kiểm tra,giám sát nói chung thực hiện được mục đích xem xét, đánh giá việc thực hiện chínhsách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân, nhằm bảo đảm chohoạt động quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, mà không phải là làm cản trở, đình trệhoạt động của các cơ quan, tổ chức vị thanh tra Bên cạnh đó việc xác định nguyên tắcnày còn nhằm ngăn ngừa hạn chế tình thanh tra trùng lặp, kéo dài, sách nhiễu, gây khókhăn, phiền hà cho đối tượng bị thanh tra

Bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạmpháp luật của các cơ quan, cá nhân thanh tra

Luật Thanh tra 2010 cũng quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quảnlý nhà nước: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghịcủa cơ quan thanh tra nhằm thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan,tổ chức cá nhân theo thẩm quyền quản lý Nhà nước; giải quyết khiếu nại theo quyđịnh của pháp luật về khiếu nại tố cáo; phòng ngừa và chống tham nhũng theo quyđịnh của pháp luật về chống tham nhũng; phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chínhsách, pháp luật và trong công tác quản lý để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền các biện pháp khắc phục hoặc sửa đổi, bổ sung ban hành mới các văn bảnpháp luật, góp phần nâng cao quản lý Nhà nước

Như vậy, việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm củacá nhân, cơ quan có trách nhiệm, của các cá nhân, tổ chức là đối tượng bị quản lý sẽbảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý Mặt khác, việc tìm ra

Trang 11

những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những nội dung chưa phù hợpvới yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có các biện pháp sửa đổi, bổ sung, khắc phụckịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cương, hoàn thiện cơ chếquản lý.

2.2 Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra

Tại Điều 13 Luật thanh tra 2010 có những quy định về hanh vi bị nghiêm cấmtrong hoạt động thanh tra như sau:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sáchnhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

- Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp

luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan,tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

- Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khichưa có kết luận chính thức.

- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêuhủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụthanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước;gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mìnhtác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

2.3.Quy trình thanh tra- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thanh tra

Hoạt động thanh tra được tiến hành bởi Đoàn thanh tra, thanh tra viên và ngườiđược giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (gọi tắt là chủ thể thực hiệnhoạt động thanh tra)

Trang 12

Chuẩn bị thanh tra là giai đoạn trước khi tổ chức thực hiện thanh tra Chủ thểthực hiện hoạt động thanh tra chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết sẽ góp phần quantrọng làm cho việc thanh tra có hiệu quả và hoàn thành được đúng thời hạn quy định.Giai đoạn này được tiến hành như sau:

Bước 1 Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết địnhthanh tra

- Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết người ra quyếtđịnh thanh tra căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để chỉ đạo việc thu thập thôngtin, tài liệu, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đâygọi là đối tượng thanh tra) về một số nội dung như sau:

+ Mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa đối tượng thanh tra;

+ Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượngthanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra,kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát củađối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổchức, hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nộidung dự kiến thanh tra;

+ Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nộidung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.

- Người được giao nắm tình hình có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích đánhgiá tổng hợp các thông tin, tài liệu thu thập được báo cáo bằng văn bản về kết quả nắmtình hình gửi người giao nhiệm vụ nắm tình hình chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từngày kết thúc việc nắm tình hình

- Thời gian khỏa sát, nắm tình hình không quá 15 ngày làm việc kể từ ngàygiao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình.

- Người được giao nắm tình hình khi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tinphải xuất trình:

Ngày đăng: 25/06/2024, 21:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w