1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề thi môn Tư pháp quốc tế

13 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 32,12 KB
File đính kèm TPQT.rar (28 KB)

Nội dung

Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Bài viết xoay quanh tìm hiểu về tư pháp quốc tế.

Trang 1

ĐỀ THI HỌC PHẦN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế?

a Quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài theo quan điểm của pháp luật Việt Nam

b Quan hệ dân sự quan hệ thương mại, quan hệ hôn nhân gia đình, quan

hệ lao động, quan hệ về tố tụng giữa các cá nhân và pháp nhân

c Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng giữa các cá nhân và pháp nhân

d Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài

e Câu b, d đúng

Câu 2: Quan hệ Tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam bắt buộc.

a Phải là quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia Người nước ngoài là những người mang quốc tịch nước ngoài (không đồng thời mang quốc tịch Việt Nam) và người không quốc tịch

b Phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng khi thiết lập quan

hệ đó thì các bên phải cư trú trên cùng một lãnh thổ

c Phải là quan hệ dân sự giữa những chủ thể có quốc tịch khác nhau

d Phải là quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia, có khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài (Ví dụ: Tài sản là đối tượng của quan hệ nước ngoài) và có sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài (Ví dụ: hai công dân Việt Nam kết hôn tại Pháp)

e Tất cả đều sai

Trang 2

Câu 3: Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài giữa:

a Những cá nhân với nhau

b Những người nước ngoài với nhau

c Những cá nhân, pháp nhân với nhau trên lãnh thổ của một quốc gia sở tại hoặc trên lãnh thổ của quốc gia mà cá nhân, pháp nhân đó mang quốc tịch

d Cá nhân, pháp nhân của một nước với cá nhân, pháp nhân quốc gia nước ngoài

e Tất cả đều sai

Câu 4: Quy phạm xung đột trong luật Tư pháp quốc tế là:

a Quy phạm mang tính chất hướng dẫn

b Quy phạm điều chỉnh chỉ có trong pháp luật quốc giá

c Quy phạm đặc biệt

d Câu a và c đúng

e Quy phạm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài giữa các cá nhân, pháp nhân và quốc gia (chủ thể đặc biệt)

Câu 5: Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế là:

a Những quy phạm pháp luật trong hệ thống mâu thuẫn nhau

b Hiện tượng hai hệ thống pháp luật quy định trái ngược nhau về một vấn

đè vì các nước có điều kiện kinh tế, chế độ xã hội khác nhau thì thông thường

sẽ có nội dung pháp luật không giống nhau

c Hiện tượng quy định của hai quốc gia giống nhau nhưng cách giải thích khác nhau

d Hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được điều chỉnh một quan hệ phát sinh

e Câu b và c đúng

Trang 3

Câu 6: Xung đột pháp luật:

a chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại và

tố tụng

b Không chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài mà còn xảy ra trong các quan hệ pháp luật khác

c Không bao giờ xảy ra trong luật hình sự và hành chính

d Câu a và c đúng

e Tất cả điều sai

7 Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong Tư pháp quốc tế :

a Là nghĩa vụ bắt buộc của quốc gia khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hoặc có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc trong trường hợp không có quy phạm xung đột dẫn chiếu và cũng không có sự thỏa thuận nhưng viêc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích các bên

b Phải do sự thỏa thuận của các quốc gia với nhau thông qua điều ước quốc tế

c Là nghĩa vụ bắt buộc chỉ có khi có quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến nếu không trái với trật tự công cộng của quốc gia đó

d Là quyền của quốc gia dựa trên điều ước quốc tế hay dựa trên nguyên tắt “có đi , có lại” khi không có điều ước quốc tế

e Tất cả đều đúng

8 Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam nếu:

a Giao dịch dân sự mà người đó tham giai được xác lập thực hiện tại Việt Nam trong trường hợp không có điều ước quốc tế quy định

b Giao dịch dân sự mà người đó tham gia có một bên là công dân hay pháp nhân Việt Nam

Trang 4

c Giao dịch dân sự mà người đó tham gia không trái với pháp luật Việt Nam

Trang 5

d Nội dung giao dịch dân sự mà người đó tham gia sẽ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam

e Câu c và d đúng

9 Theo pháp luật Việt Nam, trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải:

a Tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi co trụ sở chính của pháp nhân là bên được đề nghị giao kết hợp đồng

b Tuân theo pháp luật Việt Nam nếu bên được đề nghị giao kết hợp đồng là

cá nhân cư trú tại Việt Nam hoặc là pháp nhân có trụ sở chính tại Việt Nam

c Tuân theo pháp luật Việt Nam nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng là cá nhân cư trú tại Việt Nam hoặc là pháp nhân có trụ sở chính tại Việt Nam

d Tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có thành lập của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng

e Tất cả đều sai

10 Tư Pháp quốc tế là một ngành luật độc lập:

a Thuộc hệ thống luật pháp quốc tế

b Thuộc hệ thống pháp luật quốc gia

c Vừa thuộc hệ thống pháp luật quốc tế, vừa thuộc hệ thống quốc gia

d Thuộc hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế

e Tất cả đều sai

11 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật dân sự Việt Nam

là quan hệ dân sự:

a Có tất cả các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là cá quan hệ dân sự có căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

Trang 6

b Có một bên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

c Có người nước ngoài tham gia

d Câu b, c đúng

e Tất cả điều sai

12 Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp chủ doanh nghiệp là người nước ngoài nhưng doanh nghiệp đó thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, nếu xảy ra tranh chấp giữa doanh nghiệp với người lao động Việt Nam thì tranh chấp lao động này:

a Là tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

b Không phải là tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

c Là tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài nếu tranh chấp này có liên quan đến tài sản ở Việt Nam

d Cả câu b, c đúng

e Có yếu tố nước ngoài hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người xét xử

13 Công ty Việt Nam đại diện là ông Chong GI Lee Tổng giám đốc đả

ký hợp đồng mua bán xe ô tô theo phương thức trả chậm cho công ty trach nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại Tân Á( doanh nghiệp Việt Nam ) Hợp đồng này là:

a Hợp đồng có yếu tố nước ngoài

b Hợp đồng không có yếu tố nước ngoài

c Hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu như được ký kết ở nước ngoài

d Hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu như đối tượng ( xe ô tô) nằm ở Việt Nam

e Câu b, c đúng

14 Công ty trách nhiệm hữu hạn A do ông William Selheij làm tổng giám đốc có tranh chấp liên quan đến các thiết bị gas đã giao cho công

Trang 7

ty B do ông Google làm tổng giám đốc Giả thuyết rằng cả hai công ty đều là doanh nghiệp Việt Nam thì:

a Tranh chấp trên là tranh chấp không có yếu tố nước ngoài

b Tranh chấp trên là tranh chấp có yếu tố nước ngoài do tổng giám đốc của hai công ty đều la người nước ngoài

c Tranh chấp có yếu tố nước ngoài vì có một trong ba yếu tố được quy định tại BLDS

d Câu b, c đúng

e Tất cả đều sai

15 Trường hợp ông Juliem có quốc tịch Pháp đã ủy quyền cho ông Hải( công dân Việt Nam) cư trú tại TP.HCM thực hiện hợp đồng mua bán nhà với một công dân Việt Nam tại Việt Nam Hợp đồng mua bán nhà này là hợp đồng mua bán:

a Không có yếu tố nước ngoài

b Không có yếu tố nước ngoài ông Hải – người được ủy quyền là công dân Việt Nam giao kết hợp đồng với một công dân Việt Nam

c Còn đang tranh cải về việc xác địnhyếu tố nước ngoài hay không

d Có yếu tố nước ngoài do ông Juliem là người nước ngoài

e Tất cả đều sai

16 Công ty A( Doanh nghiệp Việt Nam) mua của một Cong ty Thụy Điển( doanh nghiệp nước ngoài) bộ thiết bị phân tích khí gas Công ty A

đã ủy thác cho công ty B nhận lô hàng tại kho của nhà sản xuất và vận chuyển về Hà Nội Công ty A có đơn yêu cầu công ty Bảo Hiểm BĐ bảo hiểm cho lô hàng Công ty A trả chi phí bảo hiểm, theo tình huống trên thì:

a Giữa công ty A và công ty B là quan hệ không có yếu tố nước ngoài

b Giữa công ty A và công ty B là quan hệ có yếu tố nước ngoài

Trang 8

c Giữa công ty A và công ty bảo hiểm là quan hệ có yếu tố nước ngoài

d Câu b, c đúng

e Tất cả đều sai

17 Người Việt Nam định cư nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

a Người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài

b Người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài

c Người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống ở nước ngoài nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài

d Câu a, b đúng

e Tất cả đều sai

18 Anh A có quốc tịch Việt Nam ra nước ngoài theo diện hợp tác lao động Sau khi hết thời hạn hợp đồng anh A ở lại nước ngoài Tuy nhiên, anh không được nước ngoài cho phép cư trú Sau đó anh A quay về Việt Nam cưới vợ (chị B là công dân Việt nam) Theo pháp luật Việt Nam thì quan hệ hôn nhân này là quan hệ hôn nhân:

a Có yếu tố nước ngoài

b Không có yếu tố nước ngoài

c Chưa được quy định có yếu tố nước ngoài hay không theo pháp luật Việt Nam

d Chưa được quy định có yếu tố nước ngoài hay không theo pháp luật Việt Nam nhưng trên thực tế có cơ quan có thẩm quyền xem đây là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài để giải quyết về điều kiện kết hôn

Trang 9

e Tất cả dều sai

19 Nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam rất đa dạng Đó có thể là:

a Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ

b Nguồn quốc tế, nguồn quốc nội

c Pháp luật quốc qia, diều ước quốc tế

d Câu a, b đúng

e Tất cả điều sai

20 Quy pham thực chất trong tư pháp quốc tế là:

a Quy phạm không trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ đưa nguyên tắc “Chọn luật”

b Quy phạm mang tính chất hướng dẩn

c Quy phạm chỉ nằm trong nguồn quốc nội (Pháp luật quốc gia)

d Quy phạm chỉ nằm trong nguồn quốc tế

e Tất cả điều sai

21 Việc dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc tuyên bố công dân nước ngoài bị mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam thì:

a Thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam và Tòa án nước hữu quan có liên quan

b Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam

c Pháp luật Việt Nam qui định thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án nước ngoài

d Pháp luật Việt Nam chua quy định xác định thẩm quyền xét xử trong trường hợp này

e Tất cả điều sai

Trang 10

22 Theo pháp luật Việt Nam, vụ ly hôn giũa công dân Việt Nam và người nước ngoài là:

a Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam, nếu cả hai vợ, chồng làm ăn, sinh sống ở Việt Nam

b Thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam và Tòa án nước ngoài có liên quan nếu cả hai vợ, chồng làm ăn sinh, sống ở Việt Nam

c Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam

d Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam nếu có liên quan đến tài sản tại Việt Nam

d Tất cả đều sai

23 Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam thì:

a Trong moi trường hợp các bên trong hợp đồng đều có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng

b Hình thức của hợp đồng sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng

c Hình thức của hợp đồng sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng

d Câu a,c đúng

d Tất cả đều sai

24 Anh A là công dân Việt Nam chết trên lãnh thổ Lào để lại di sản thừa kế gồm: Quyền sử dụng đất tại Việt Nam và quyền sở hửu một căn nhà trên đất đó, một căn nhà và một chiếc xe gắn máy ở Lào Trong trường hợp phát sinh tranh chấp quan hệ này được giải quyết như sau:

a Định danh tài sản căn cứ vào pháp luật Việt Nam

Trang 11

b Định danh tài sản căn cứ vào pháp luật của nước nơi có Tòa án thụ lý vụ tranh chấp

c Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án Việt Nam

d Định danh tài sản sẽ căn cứ vào luật của nước nơi có tài sản

e Tất cả đều sai

25 Theo pháp luật Việt Nam, vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam là:

a Những vụ án mà bị đơn là công dân nước ngoài, người không có quốc tịch, cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam

b Những vụ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

c Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nếu cả hai vợ, chồng cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam

d Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam

e Tất cả đều sai

26 A và B là công dân nước C nhưng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài

ở Việt Nam Đến năm 2007 mâu thuẩn phát sinh trong đời sống vợ,chồng và B đã nộp đơn yêu cầu xin ly hôn trước Tòa án Việt Nam Nhưng sau khi xin ly hôn và trước khi ly hôn được giải quyết, cả A và B

về nước hay sang nước khác sống Vây ly hôn ở dây có yếu tố nước ngoài nhưng vào lúc Tòa án giải quyết thì không còn ai sinh sống ở Việt Nam nữa Hoặc có thể xảy ra vào lúc xin ly hôn, cả hai đều không sinh sống ở Việt Nam nhưng họ xin ly hôn ở Việt Nam Trong hai trường hợp trên theo pháp luật Việt Nam thì Tòa án Việt Nam :

a Có thẩm quyền giải quyết

Trang 12

b Không có thẩm quyền giải quyết

c Chỉ có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn có tài sản ở Việt Nam

d Bộ luật tố tụng không đề cập đến

e Tất cả đều sai

27 Việc xin ly hôn giữa hai bên đương sự đều là công dân Việt Nam trong đó có một bên đang cư trú ở nước ngoài và một bên ở trong nước Theo pháp luật Việt Nam thì trường hợp này Tòa án Việt Nam:

a Không có thẩm quyền giải quyết

b Có thẩm quyền giải quyết

c Có thẩm quyền giải quyết khi nguyên đơn ở nước ngoài tạm thời về Việt Nam

d Có thẩm quyền giải quyết nếu bên ở tại Việt Nam là bị đơn

e Tất cả đều sai

28 Công ty A là công ty nước ngoài( nước X ) có thành lập văn phòng đại diện tại TP.HCM Ngày 01/08/2007, ông trưởng văn phòng đã ký hợp đồng không thời hạn tuyển dụng bà B (mang quốc tịch nước X) vào làm công việc thư ký Một thời gian sau hai ben có tranh chấp và bà B

có yêu cầu tòa án Việt Nam giải quyết Theo tình huống trên, căn cứ vào pháp luật Việt Nam thì:

a Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết

b Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết

c Bộ luật Tố Tung Việt Nam không đề cập tới trường hợp này

d Thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam

e Tất cả đều sai

29 Danh nghiệp A( Việt Nam) và doanh nghiệp B (Việt Nam) cùng cạnh tranh trên thị trường Mỹ Để có thêm khách hàng trên thị trường Mỹ, doanh nghiệp A đã sử dụng một số biện pháp cạnh tranh mà doanh

Trang 13

nghiệp B cho la không lành mạnh Nhầm bồi thường thiệt hại mà bên B cho là công ty A gây ra do những hành vi cạnh tranh trên Theo tình huống trên, căn cứ vào pháp luật Việt Nam thì:

a Tòa án Việt Nam không có quyền qiải quyết

b Chỉ có Tòa án Mỹ có thẩm quyền giải quyết vì quan hệ xảy ra ở Mỹ

c Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam vì hai doanh nghiệp này đều la doanh nghiệp Việt Nam

d Bộ luật Tố Tụng hiện hành không đề cập đến

e Tất cả đều sai

30 Doanh nghiệp A Việt Nam có chi nhánh ở nước B, C là công dân Việt Nam làm ăn sinh sống ở B A và C ký kết một giao dịch ở nước B(

ví dụ hợp đồng lao động) Giả thuyết rằng có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thì theo pháp luật Việt Nam:

a Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tranh chấp

b Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tranh chấp các quan hệ này là quan

hệ bên pháp luật nước ngoài

c Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết

d Chỉ có Tòa án nước B mới có thẩm quyền giải quyết

e Tất cả đều sai

ĐÁP ÁN: Những cấu trả lời có dấu chấm cuối câu là đáp án

Ngày đăng: 09/08/2021, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w