1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận chuyên viên chính

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

tiểu luận về khiếu nại tố cao liên quan đến đất đai của chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương cho cán bộ công chức, viên chức

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền tự nhiên của con người trướcnhững vấn đề bị vi phạm để tự bảo vệ mình Hay nói một cách khác thì bản chấtcủa quyền khiếu nại, tố cáo là là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi viphạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta luôn coi giải quyết khiếunại, tố cáo chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệgiữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của côngdân, là quyền dân chủ của công dân Quan điểm của Người đã thể hiện cách nhìnnhận sâu sắc về bản chất và ý nghĩa của công tác này Bởi vậy, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn nhắc nhở trách nhiệm của Nhà nước trong việc tiếp nhận và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo cho nhân dân, Người đưa ra yêu cầu rất cao cho công tác giảiquyết khiếu nại, tố cáo của dân Không những phải tiếp nhận và giải quyết kịp thờimà các cấp chính quyền, cán bộ, công chức phải giải quyết nhanh, tốt các khiếu nạiđó Với Hồ Chủ tịch lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân là trên hết, việc của dânlà việc hàng đầu, những khiếu nại cần phải được xem xét, thậm chí người dânkhông kêu nài cũng phải chủ động kiểm tra để xem xét ý kiến người dân thế nào,có thiệt thòi, thắc mắc gì không.

Đề cao trách nhiệm của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết nhanhchóng và có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của dân là biểu hiện cụ thể của một Nhànước vì dân mà Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh Giải quyết tốt, kịp thời, đầy đủ khiếunại, tố cáo của nhân dân là một trách nhiệm quan trọng của tất cả các cơ quan Nhànước, các cấp trước nhân dân, là thiết thực bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhândân, thỏa mãn những yêu cầu thiết thân của nhân dân nhờ đó mối liên hệ giữa Nhànước và nhân dân được tăng cường.

Đất đai là vấn đề hệ trọng của đất nước; ngay từ khi mới thành lập, Đảng,Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đất đai là một trong những mục tiêu đấutranh cách mạng, đánh giá đúng vai trò, vị trí của đất đai nên trong mỗi giai đoạnlịch sử Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đất đai phù hợp, góp phần quantrọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Trước những biến động to lớncủa tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế thì vấn đề đất đai càng nhậnđược nhiều sự quan tâm hơn nữa từ phía Đảng, Nhà nước và dư luận.

Hoa Lư là huyện được thiên nhiên ưu đãi nơi có nhiều danh lam thắng cảnhnổi tiếng như Tam Cốc- Bích Động; hang động Tràng An; đền thờ Vua Đinh, VuaLê, là huyện vành đai của trung tâm kinh tế- văn hoá xã hội của tỉnh, nhiều dự ánđầu tư phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, nh: nhà máy như Xi măngDuyên Hà, Xi măng Lacky Đài Loan, làng nghề đá Ninh Vân, nghề thêu Ninh Hải,du lịch Hang động Tràng An, Tam Cốc- Bích Động liên quan đến công tác thuhồi đất, hç trî, đền bù giải phóng mặt bằng; vì vậy tính chất phức tạp của đất đai

Trang 2

vốn đã phức tạp song lại càng phức tạp hơn Những năm gần đây đất đai luôn là

vấn đề “nóng” của xã hội, đặc biệt từ khi có Luật đất đai công nhận giá trị của đất

đai, thì cũng phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu xung quanh vấn đềđất đai Toàn huyện Hoa L chiếm khoảng hơn 70% đơn thư khiÕu n¹i, tè c¸o có nộidung về đất đai/ tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Đây chính là lý do khiÕn em lựa chọn đề tài: “ Công tác giải quyết khiếunại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Hoa Lư - Ninh Bình; Thực trạng vàgiải pháp”

Tiểu luận gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo.

Phần 2: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên

địa bàn huyện Hoa Lư - Ninh Bình từ năm 2008 – 2012.

Phần 3: Những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Trang 3

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1.Cơ sở pháp lý

Trong công cuộc cải cách và đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạođược tiến hành trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa, hội nhập kinh tế toàn cầu thì vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước để phùhợp với thời kỳ đổi mới là xu hướng tất yếu và cần thiết Trong việc đổi mới đó thìvấn đề điều chỉnh Luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật đểphù hợp tình hinh phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới, để pháp luật làcông cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh Quá trình thực hiện chức năng đóthường xuyên đặt ra yêu cầu khách quan phải hoàn thiện bộ máy Nhà nước và hệthống pháp luật Điều đó có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhândân, không ngừng nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo củacác cơ quan Nhà nước.

Điều 74 Hiến Pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo vớicơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, trong nhân dân bất cứ lúc nào”.Quyền khiếu nại, tố cáo là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền của mìnhđược pháp luật thừa nhận Quyền khiếu, nại tố cáo còn là phương thức để công dânthực hiện quyền thâm gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, kiểm tra giám sát cáccơ quan Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế xãhội trong việc thực thi pháp luật

Hiến pháp 1992 quy định: “ Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhànước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định, mọi hành vi xâmphạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân phảiđược xử lý nghiêm minh Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợidụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác” Những quy định này nhằmđảm bảo cho quyền khiếu nại, tố cáo được tôn trọng Khi quyền này được công dânsử dụng đúng mục đích sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của xã hội,đồng thời Nhà nước cũng nghiêm cấm việc lạm dụng quyền khiếu nại, tố cáo nhằmvu khống làm hại người khác, gây phức tạp cho công tác quản lý, điều hành hoạtđộng của Nhà nước Luật cũng quy định rõ, cụ thể quyền khiếu nại, quyền tố cáo,thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước đãkhắc phục được tình trang đơn thư khiếu nại, tố cáo không đúng cấp, tình trạng đùnđẩy, né tránh trách nhiệm của nhân viên và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trongviệc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Quốc hội ban hành Luậtkhiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại tố

Trang 4

của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo cũng là những căn cứ, cơsở pháp lý quan trọng cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2 Khái niệm khiếu nại:

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhậntại điều 74 của Hiến pháp năm 1992 Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống xãhội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đómà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với cácquy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợppháp của mình Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: “Việc công dân, cơquan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật nµy quy định đề nghịvới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ chorằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp

pháp của mình” (Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại )

Từ khái niệm có thể thấy: Khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chứcchịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc làđề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối vớicơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Như vậy, khiếu nại là quyền, là hành vi của các chủ thể như cơ quan nhà

nước, tổ chức và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động mang

tính quyền lực Nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong cơquan hành chính nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Quyềnkhiếu nại của công dân xuất hiện trong mối liên hệ với quá trình thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước Quá trình công dân thực hiện quyền khiếu nại chính là quátrình cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các tài liệu, chứng cứ về sự viphạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan và người có thẩm

quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

3 Khái niệm tố cáo:

Khái niệm Tố cáo có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau Dưới góc

độ pháp lý, tố cáo được hiểu: “Là việc công dân theo thủ tục do Luật nµy quy địnhbáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luậtcủa bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến

Trang 5

lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.(Khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo) Như vậy, công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp haykhông bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo đềucó quyền thực hiện việc tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ratrong đời sống xã hội Công dân có thể cung cấp các thông tin về hành vi vi phạmpháp luật cho các cơ quan nhà nước, nhưng khác với tố cáo ở chỗ là tố cáo luônđược gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo một trình tự thủ tục do phápluật quy định và người tố cáo luôn là chủ thể xác định, có những quyền, nghĩa vụ

được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo Khi công dân thực hiện quyền tố cáo

thì giữa họ với cơ quan nhà nước sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật nhất định vàhọ phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp Nội dung tố cáocủa công dân rất đa dạng và phức tạp; có tố cáo về những việc làm trái pháp luậtcủa cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cónhững tố cáo về những sai phạm trong công tác quản lý của các cơ quan, trong đó

có cơ quan quản lý hành chính nhà nước Ngoài ra, công dân có thể tố cáo các hành

vi vi phạm về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức… Tổng hợp lại, đối tượngcủa tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nàogây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Quy định này đã chỉ rõ hành vi bị tố cáokhông chỉ là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại mà còn bao gồm cả nhữnghành vi vi phạm pháp luật đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức vàcá nhân Từ đó, có thể thấy trách nhiệm của Nhà nước ta trong việc quản lý đấtnước, không chỉ là khắc phục những hành vi gây thiệt hại mà trước đó phải phòngngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm có thể xảy ra, tránh những thiệthại cho xã hội Việc tố cáo của công dân cũng theo đó mà đòi hỏi Nhà nước phải cóbiện pháp giáo dục, trừng trị kịp thời, thậm chí là áp dụng các biện pháp nghiêmkhắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,của tập thể, của cá nhân.

Trang 6

4 Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáoTrách

Thanh trahuyệnThanh tra

Chánhthanh tra

10 ngày kể từ ngày nhận đượcđơn

Thanh trahuyện

Khiếu nại: 30 ngày kể từ ngàythụ lý, trường hợp phức tạpkhông quá 45 ngày

Tố cáo: 60 ngày kể từ ngày thụlý, vụ việc phức tạp không quá90 ngày.

ngày kể từ ngày nhận đượcbáo cáo kết quả xác minhThanh tra

Trang 7

Quy trình chi tiết

STTTiến trình thực hiệnTrách nhiệm

1 Nhận đơn khiếu nại, tố cáo:

theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thanh trahuyện2 Xử lý sơ bộ:

Báo cáo vụ việc khiếu nại, tố cáo.

Thanh trahuyện3 Chuyển đơn khiếu nại, tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền:

Giấy chuyển đơn tố cáo

Chánh thanh trahuyện

Thụ lý hồ sơ:

Thông báo thụ lý hồ sơ.

Quyết định tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.

Chánh thanh trahuyện

Dự thảo kết luận về nội dung khiếu nại, tố cáo.Quyết định giải quyết khiếu nại.

Thanh trahuyện

Kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo.Thông báo kết luận.

Chánh thanh trahuyệnBan hành Quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch UBND

Thông báo nội dung khiếu nại, tố cáo

8 Lập hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáoHồ sơ lưu.

Thanh trahuyện

Trang 8

5.Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thứ nhất: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động của cơ quan

hành chính nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ củacác cơ quan này, việc giải quyết tốt vấn đề khiếu nại, tố cáo có vai trò thúc đẩy sựhoàn thiện về cơ chế hành chính, cụ thế là công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cócác vai trò.

Thứ hai: Thực hiện khiếu nại, tố cáo phản ánh thực trạng nền hành chính

quốc gia, phản ánh hoạt động thi hành công vụ của cán bộ, công chức nhà nước.Muốn giải quyết tốt để không chủ thể nào dám vi phạm vào các chuẩn mực đó thìphải có cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp, thông qua hoạt động giải quyếtkhiếu nại, tố cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên kiểm tra, giám sát, đánh giáhoạt động của cấp dưới từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại,yếu kém và xử lý hành vi vi phạm pháp luật để xây dựng một nền hành chính vữngmạnh, trong sạch, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Thứ ba: Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những

đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ XHCN và trí tuệ,sức mạnh của nhân dân trong việc tham gia QLHCNN mà còn đảm bảo kỷ cương,kỷ luật, tăng cường pháp chế XHCN trong QLHCNN Hơn nữa chúng ta đangtrong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, trọng tâm là đảm bảo quyềnlực thuộc về nhân dân Giải quyết tốt, có hiệu quả khiếu nại, tố cáo là nhân tố tíchcực tác động trở lại đối với hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan HCNN.

Thứ tư: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là cơ sở đảm bảo cho các cơ

quan HCNN và những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tựgiác, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quyết định của pháp luật khiếunại, tố cáo.

Thứ năm: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo cơ sở cho việc phát hiện kẽ

hở của luật, sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản luật Có kiến nghị, bổ sunglâmf hoàn thiện pháp luật, triệt tiêu hành vi lạm dụng kẽ hở của pháp luật để thựchiện hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thểtrong xã hội.

Thứ sáu: Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ giảm thiểu

hiện tượng tham nhũng, cửa quyền, quan liêu Trong quá trình giải quyết khiếu nại,tố cáo sẽ đưa cán bộ tới gần dân hơn.

Thứ bảy: Giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà

nước, thúc đẩy đổi mới và hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo để có thểthực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh những cam kết và pháp luật quốc tế.

Trang 9

Phần 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾUNẠI, TỐ CÁO VỀ DẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOA LƯ-

TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai.

2.1.1 Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Trong 5 năm từ năm 2008 đến 2012; tổng số đơn toàn huyện tiếp nhận là:240 đơn; trong đó: khiếu nại: 196 đơn; tố cáo: 44 đơn UBND huyện tiếp nhận: 71đơn (khiếu nại: 53 đơn; tố cáo 18 đơn); UBND các xã, thị trấn tiếp nhận 169 đơn

(khiếu nại 143: đơn; tố cáo: 26 đơn) (Báo cáo kết quả thực hiện công tác Thanh

tra 5 năm 2008 – 2012)

Trong đó khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện chiếm trên 70% tổngsố đơn thư khiếu nại toàn huyện đã tiếp nhận, cã khoảng 168/240 đơn cã néi dungkhiếu nại, tố cáo về đất đai.

Tình hình chung, một số vụ việc nổi cộm

Thời gian qua trên địa bàn huyện nhiều dự án được triển khai, đầu tư pháttriển các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ liên quan đến công tác thu hồi đất, giảiphóng mặt bằng Vì thế đã phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu xungquanh vấn đề đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng Những vấn đề nổi lên thời gianqua trong khiếu nại, tố cáo điển hình một số công dân thuộc HTX nông nghiệp LiênThành, xã Ninh Mỹ.

2.1.2 Tình hình khiếu nại, tố cáo đông người trong lĩnh vực đất đai.

Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2012 trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên địa bàn huyện Hoa Lư đã xảy ra 01 vụ việc khiếu nại, tố cáo đôngngười Công dân HTX nông nghiệp Liên Thành xã Ninh Mỹ; đề nghị giải quyếttiền đền bù hỗ trợ, thu hồi đấu giá quyền sử dụng đất khu vực Vườn Non, thị trấnThiên Tôn Vụ khiếu nại này có đông người tham gia khiếu nại về cùng một nộidung đó là việc thu hồi, đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực Vườn Non, thị trấnThiên Tôn UBND huyện đã tiến hành đối thoại trực tiếp 02 lần với những côngdân có đơn; Trong đó 01 lần mời Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh (VP10); Sở

Tài nguyên- Môi trường tỉnh Ninh Bình về dự để tiến hành giải quyết vụ việc (Báo

cáo tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người từ ngày 01/01/2008đến 31/12/2012)

2.1.3 Nội dung khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Trang 10

Nội dung khiếu tố tập trung vào việc bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trítái định cư, đòi lại đất cũ và tranh chấp quyền sử dụng đất Nhiều vụ việc khiếu nạinổi cộm, mang tính bức xúc như việc thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng Cụ thể:

a) Bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư:

- Khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường không thoả đáng, không làm đúngcác thủ tục theo quy định của pháp luật Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặtbằng thường gay gắt, công dân tụ tập đông người, xảy ra tập trung ở những nơi thuhồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển các dự án, người có đất bị thu hồi khiếu nạivề thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp,không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống.

- Thời gian qua khi tiến hành xây dựng các tuyến đường, các khu du lịch sinhthái thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó giá đền bù thấp, quỹđất sản xuất nông nghiệp còn ít hoặc không còn để giao; nhiều trường hợp sau khithu hồi đất nông nghiệp, giao cho các Công ty để sử dụng vào mục đích sản xuất,kinh doanh, người dân không chấp nhận dẫn đến tình trạng các hộ dân chống đối,không thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã cónhiều hành vi ngăn cản, đập phá phương tiện và chống người thi hành công vụ.

b) Đòi lại đất cũ:

- Đòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sảnxuất nông nghiệp, đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng, khi Hợp tác xã, Tậpđoàn sản xuất tan rã có tình trạng ruộng đất của ai, người đó lấy lại sử dụng, nhưngmột bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất vì người khác đang sử dụnghoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác.

c) Tranh chấp quyền sử dụng đất:

- Tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, đòi chia thừa kế.

- Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nhân dân ở các địa phương với các đơnvị được Nhà nước giao đất an ninh, quốc phòng và các nông, lâm trường.

- Tranh chấp đất giữa cá nhân với cá nhân, hộ gia đình về diện tích, ranh giớisử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

d) Tố cáo cán bộ thực hiện sai quy định của Nhà nước về đất đai:

Các tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung:

- Tố cáo việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi đất,giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanhnhà ở; lợi dụng chính sách thu hồi đất của nông dân để chia cho cán bộ.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao chiếm ruộng đất, lập trang trại; khaităng diện tích, sai vị trí đất để tham ô.

Ngày đăng: 25/06/2024, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w