1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận tình huống

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết đề nghị của ông Trần Văn Dũng, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn về hỗ trợ giải phóng mặt bằng thi công Dự án trồng rừng ngập mặn, kết hợp kè và tường chắn sóng đê biển Bình Minh III, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, năm 2021
Tác giả Nguyễn Văn A
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn B
Trường học Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Chuyên ngành Quản lý nhà nước
Thể loại Tiểu luận tình huống
Năm xuất bản 2021
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

tiểu luận tình huống chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương cho cán bộ công chức, viên chức

Trang 1

Kim Sơn là huyện nằm ở cực Nam của tỉnh Ninh Bình có vùng bãi bồi ven biển rộng lớn với lượng phù sa màu mỡ, trung bình hàng năm bãi bồi Kim Sơn lấn ra biển từ 80m đến 10m, độ bồi cao trung bình từ 6-8cm/năm, vùng bãi bồi giữa đê Bình Minh II và đê Bình Minh III có diện tích trên 1.400ha, là vùng

có tiềm năng phát triển kinh tế cao không chỉ của huyện Kim Sơn mà cả của tỉnh Ninh Bình nếu được đầu tư, khai thác đúng hướng Mặt khác vùng ven biển Kim Sơn có vị trí hết sức quan trọng về mặt đảm bảo an ninh - quốc phòng của tỉnh cũng như khu vực, vì thế việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng này phải gắn chặt chẽ với đảm bảo an ninh - quốc phòng và công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ đê điều khi có sự cố xảy ra Trong những năm gần đây tại vùng bãi bồi huyện Kim Sơn có nhiều công trình được Trung ương, tỉnh, huyện đầu tư xây dựng với mục tiêu tạo dựng cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội của vùng, phục vụ công tác quốc phòng - an ninh, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Để đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng và hiệu quả của các công trình, dự

án thì việc quy hoạch, thu hồi, giải toả, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án phải đi trước một bước Vì thế, trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Kim Sơn các cơ quan, đơn vị cấp huyện đã phối hợp với các xã ven biển cũng như các xã, thị trấn có công dân đang sản xuất, nuôi trồng thuy, hải sản tại vùn bãi bồi tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình, dự án và được đa số người dân đồng tình, thực hiện theo quy định

Tuy nhiên, do việc triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án nên công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu vực vùng bãi bồi ven biển của huyện Kim Sơn là nội dung khó khăn, phức tạp, là một trong những vấn đề nổi cộm của địa phương, nó liên quan đến lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và quyền lợi của Nhân dân Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ, nhất là quản lý đất đai vùng bãi bồi ven biển, vì vậy đơn, thư đề nghị, khiếu nại về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ giải phóng

Trang 2

mặt bằng tại khu vực bãi bồi ven biển phát sinh nhiều, có những vụ việc phức tạp, kéo dài rất khó giải quyết

Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác với kiến thức đã được tiếp thu trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

ngạch chuyên viên chính năm 2021, em đưa ra tình huống “Giải quyết đề nghị của ông Trần Văn Dũng, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn về hỗ trợ giải phóng mặt bằng thi công Dự án trồng rừng ngập mặn, kết hợp kè và tường chắn sóng đê biển Bình Minh III, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, năm 2021”.

Việc nghiên cứu, phân tích và xử lý tình huống trong giải quyết đề nghị của công dân liên quan đến bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt băng; trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản, phân tích thực tiễn tình hình và giải

quyết đề nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện tìm ra phương án tối ưu để xử lý tình huống Đồng thời, phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và công tác quản lý nhà nước về đất đai, để từ đó kiến nghị các giải pháp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt băng, đảm bảo ổn định tình hình trật tự xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã - xã hội của địa phương

Thời gian nghiên cứu ngắn, nhận thức và hiểu biết của bản thân còn hạn chế, không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn, bản thân được trau dồi kiến thức, phục vụ cho quá trình công tác

trong thời gian tới

Trang 3

NỘI DUNG

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

Kim Sơn là huyện nằm ở cực Nam của tỉnh Ninh Bình có vùng bãi bồi ven biển rộng lớn với lượng phù sa màu mỡ, trung bình hàng năm bãi bồi Kim Sơn lấn ra biển từ 80m đến 10m, độ bồi cao trung bình từ 6-8cm/năm, vùng bãi bồi giữa đê Bình Minh II và đê Bình Minh III có diện tích trên 1.400ha, là vùng

có tiềm năng phát triển kinh tế cao không chỉ của huyện Kim Sơn mà cả của tỉnh Ninh Bình nếu được đầu tư, khai thác đúng hướng Mặt khác vùng ven biển Kim Sơn có vị trí hết sức quan trọng trong khu vực phòng thủ của tỉnh, vì thế việc phát triển kinh tế xã hội của vùng này phải gắn chặt chẽ với đảm bảo an ninh -quốc phòng và công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ đê điều khi có sự cố xảy ra Trong khi đó, thời gian trước đây, đê Bình Minh III chưa được hoàn thiện, có những đoạn thân đê nhỏ, thấp, không đáp ứng được các điều kiện về phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng và phòng chống thiên tai, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố khi có bão đổ bộ Vì thế việc đầu tư nâng cấp,

mở rộng đê Bình Minh III là cần thiết và cấp bách

Ông: Trần Văn Dũng, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, cùng với một số công dân thuộc các xã: Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Tân, huyện Kim Sơn có đơn đề nghị: Không nhất trí với Phương án hỗ trợ tài sản trên đất khi nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án trồng rừng ngập mặn, kết hợp kè và tường chắn sóng đê biển Bình Minh III và đề nghị thực hiện phương án hỗ trợ đã công khai

từ tháng 11/2019

Để xem xét nội dung vụ việc, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn đã giao cho Thanh tra huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan (Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch), Tổ công tác của Hội đồng giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng công trình Xử lý đột xuất, cấp bách kè tả Vạc đoạn từ K22+800 đến K27+000 thuộc địa phận xã Kim Chính, trồng rừng ngập mặn kết hợp kè và tường chắn sóng Đê biển Bình Minh III, huyện Kim Sơn kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy trình, thủ tục thu hồi đất và hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án trên, nhất là đối với diện tích đất mà công dân Trần Văn Dũng đang có ý kiến kiến nghị

Thanh tra huyện đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác và tiến hành thẩm tra, xác minh cụ thể

Trang 4

đối với những bên liên quan như ông Trần Văn Dũng và các công dân có liên quan để thu thập hồ sơ, tài liệu về quá trình sử dụng đất, làm việc với Tổ công tác của Hội đồng giải phóng mặt bằng dự án và các cá nhân liên quan đến việc lập biên bản kiểm đếm tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa mầu, bản tự kê khai của chủ hộ, xác nhận nguồn gốc, thời gian, diện tích sử dụng đất của ông Trần Văn Dũng Sau một thời gian làm việc tích cực, khẩn trương, có trách nhiệm; thực hiện kiểm tra, rà soát, làm việc đối thoại, tuyên truyền, làm rõ các nội dung quy định về việc thu hồi đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng với ông Trần Văn Dũng và các hộ dân

có liên quan, Tổ Công tác của huyện có báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, cụ thể như sau:

Căn cứ Quyết định số 1148/QĐ-UBND ngày 06/9/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Xử lý đột xuất, cấp bách kè

tả Vạc đoạn từ K22+800 đến K27+000 thuộc địa phận xã Kim Chính, trồng rừng ngập mặn kết hợp kè và tường chắn sóng Đê biển Bình Minh III với tổng mức đầu tư 123.391.000.000 đồng và mốc giải phóng mặt bằng, UBND huyện Kim Sơn đã ban hành các Quyết định: số 4759/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 về việc Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB phục vụ dự án; số 4863/QĐ-UBND ngày 11/10/2019 về việc kiện toàn Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB phục vụ dự án Đồng thời ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 11/3/2019 về việc thu hồi đất, điều tra, khảo sát, kiểm đếm thực hiện dự án và Thông báo số 184/TB-UBND ngày 12/3/2019 về việc thu hồi đất để thực hiện dự án (diện tích do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư xây dựng Thống Nhất quản lý)

Từ tháng 3, tháng 4/2019, Hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện Kim Sơn triển khai kê khai, kiểm đếm tại thực địa về nhà, công trình, vật nuôi là thủy sản, cây trồng trên phạm vi đất để thực hiện dự án Sau khi kê khai, kiểm đếm và ký biên bản, phần lớn các hộ gia đình đã tự tháo dỡ, di chuyển tài sản ra khỏi phạm

vi giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho đơn vị thi công thực hiện dự án trong khi chưa nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Chiều dài tuyến công trình: 2.374 m; phạm vi giải phóng: Phía ngoài chân đê từ 10 - 17,7m; phía trong từ 16-23,3m; có 42 tổ chức, hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng, trong đó có

hộ ông Trần Văn Dũng, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn

Trên cơ sở số liệu kê khai, kiểm đếm, Hội đồng bồi thường hỗ trợ GPMB huyện Kim Sơn lập phương án sơ bộ và tổ chức công khai phương án từ ngày 04/11/2019 đến ngày 23/11/2019, số tiền công khai phương án sơ bộ là

Trang 5

1.769.457.985 đồng bao gồm: Nhà, công trình xây dựng trên đất, cây trồng, vật

nuôi Hạng mục kè và tường chắn sóng Đê biển Bình Minh III có 41 hộ gia đình và

01 tổ chức có tài sản bị ảnh hưởng trong phạm vi giải phóng mặt bằng (các tài sản này chủ yếu nằm trong diện tích đất do UBND tỉnh Ninh Bình đã giao cho Doanh nghiệp xây dựng Thống Nhất tại Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 21/01/2008

về việc thu hồi đất, giao cho Doanh nghiệp xây dựng Thống Nhất làm bãi vật liệu của trạm trộn, bãi tập kết, vận chuyển vật liệu phục vụ thi công đê biển Bình Minh II, huyện Kim Sơn)

Sau khi công khai phương án sơ bộ, UBND huyện Kim Sơn kiểm tra, rà soát lại các quy định hiện hành nhận thấy: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc sửa đổi bổ sung một số Điều tại Quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình sửa đổi, bổ sung Điều 24 (Điểm b, Mục 2, Khoản 3, Điều 1) Quyết định số 26/2014/ QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Ban hành quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thì không được hỗ trợ nhà, công trình xây dựng trên đất và chỉ tính hỗ trợ đối với vật nuôi là thủy sản và cây cối hoa màu trên đất sử dụng không hợp pháp quy định tại mục 3, mục 4, Khoản 3, Điều 1 Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND (sửa đổi, bổ sung Điều 24) Quyết định số 26/2014/QĐ-09/2016/QĐ-UBND

Căn cứ vào quy định trên thì 41 hộ gia đình (trong đó có hộ ông Trần Văn Dũng) và 01 tổ chức đang sử dụng đất thuộc phạm vi bảo vệ đê nên số tiền chỉ được

hỗ trợ gồm: Vật nuôi là thủy sản và cây cối hoa màu trên đất với số tiền là

232.897.563 đồng.

Trong các ngày 08 và ngày 11/02/2020, các hộ dân đến UBND huyện Kim Sơn đề nghị nhà nước hỗ trợ GPMB cả về nhà, công trình xây dựng trên đất, cây trồng vật nuôi Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn căn cứ vào 02 Quyết định trên đã giải thích, nhưng các hộ dân không đồng tình và sau thời gian trên, các hộ tiếp tục lên Trụ sở tiếp công dân tỉnh đề nghị

Ngày 19/3/2020 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án huyện Kim Sơn đã tổ chức hội nghị thông báo phương án sơ bộ đã điều chỉnh đối

Trang 6

với tổ chức, hộ gia đình cá nhân trong phạm vi ảnh hưởng của hạng mục kè và tường

chắn sóng Đê biển Bình Minh III với tổng kinh phí hỗ trợ là 232.897.563 đồng.

Từ ngày 25/3/2020 đến ngày 13/4/2020, Hội đồng GPMB huyện Kim Sơn đã niêm yết công khai phương án sơ bộ tại Trụ sở UBND xã Kim Đông Kết thúc công khai có biên bản kết thúc thời gian công khai

Các hộ dân không nhất trí với phương án sơ bộ đã công khai nên khi kết thúc công khai đại diện các hộ dân không ký vào biên bản kết thúc công khai đồng thời đến UBND huyện Kim Sơn và Ban Tiếp công dân của tỉnh có ý kiến đề nghị nhà nước hỗ trợ GPMB cả tài sản về nhà, công trình xây dựng trên đất, cây trồng, vật nuôi

Sau khi rà soát, xem xét nhiều lần việc không thể áp dụng hỗ trợ các công trình, tài sản xây dựng nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ đê, ngày 26/01/2021, UBND huyện ban hành Quyết định số 445/QĐ-UBND về việc thu hồi đất thực hiện

dự án đầu tư xây dựng công trình: Xử lý đột xuất, cấp bách kè tả Vạc đoạn từ K22+800 đến K27+000 thuộc địa phận xã Kim Chính; trồng rừng ngập mặn kết hợp

kè và tường chắn sóng Đê biển Bình Minh III, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (đoạn từ K0 đến K2+374); Quyết định số 446/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương

án hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án: Xử lý đột xuất, cấp bách kè tả Vạc đoạn từ K22+800 đến K27+000 thuộc địa phận xã Kim Chính; trồng rừng ngập mặn kết hợp kè và tường chắn sóng Đê biển Bình Minh III (đoạn từ K0 đến K2+374)

Ngày 04/02/2021, UBND huyện Kim Sơn đã tổ chức công khai Phương án hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án: Xử lý đột xuất, cấp bách kè tả Vạc đoạn

từ K22+800 đến K27+000 thuộc địa phận xã Kim Chính; trồng rừng ngập mặn kết hợp kè và tường chắn sóng Đê biển Bình Minh III (đoạn từ K0 đến K2+374) bằng các hình thức: Niêm yết công khai tại UBND xã Kim Đông; phát trên đài truyền thanh; gửi Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 26/01/2021 của UBND huyện Kim Sơn (kèm theo Phương án) đến các hộ gia đình, cá nhân có liên quan

Sau khi công khai, từ ngày 16/3/2021, Hội đồng GPMB huyện tiến hành chi trả cho tổ chức và các hộ trong các ngày 16, 17, 18, 19/3/2021, có 7 hộ gia đình và

01 tổ chức đã nhận tiền hỗ trợ với tổng kinh phí là 86.065.000 đồng

UBND huyện tiếp tục chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng lần 2 trong 5 ngày (từ ngày 10/5 đến ngày 14/5/2021) tại Trụ sở UBND xã Kim Đông, nhưng các

Trang 7

hộ gia đình không đến nhận tiền, ông Trần Văn Dũng tiếp tục lên Ban Tiếp công dân huyện để đề nghị

* Tổ Công tác kết luận:

- Việc ông Trần Văn Dũng đề nghị: Không nhất trí với Phương án hỗ trợ tài sản trên đất khi nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án trồng rừng ngập mặn, kết hợp kè và tường chắn sóng đê biển Bình Minh III và đề nghị thực hiện phương án hỗ trợ đã công khai từ tháng 11/2019 là không đúng, bởi vì theo Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc sửa đổi bổ sung một số Điều tại Quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình

“3 Sửa đối, bổ sung Điều 24 thành:

“Điều 24 Xử lý bồi thường, hỗ trợ một số trường hợp cụ thể:

2 Hỗ trợ nhà, công trình xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về tài sản

a) Nhà, công trình xây dựng hợp pháp trên đất được giao, cho thuê có thời hạn, tại thời điểm thu hồi đất đã hết thời gian được giao đất, cho thuê đất mà không được cấp có thẩm quyền gia hạn do vi phạm quy hoạch thì được hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường về nhà, công trình xây dựng theo quy định.

b) Nhà, công trình tự ý xây dựng trên đất không được cấp có thẩm quyền giao hoặc cho thuê; xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất, với giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật mà tại thời điểm xây dựng chưa có

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình

được hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường về nhà, công trình theo quy định.

Trường hợp đã có văn bản đình chỉ xây dựng của cấp có thẩm quyền hoặc xây dựng sau thời điểm thông báo thu hồi đất thì khi nhà nước thu hồi đất không được hỗ trợ, người có tài sản tự phá dỡ và chịu mọi chi phí phá dỡ.

3 Đối với vật nuôi là thủy sản nuôi trồng trên đất sử dụng không hợp pháp mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường theo quy định tại Điều 11 Quy định này Trường hợp nuôi trồng thủy sản sau khi đã có thông báo thu hồi đất thì không được hỗ trợ, người có tài sản tự tháo dỡ, di chuyển và chịu mọi chi phí.

Trang 8

4 Đối với cây cối, hoa màu trồng trên đất sử dụng không hợp pháp được

hỗ trợ công chặt hạ, di chuyển, mức hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường theo quy định; Trường hợp trồng sau khi có thông báo thu hồi đất thì không được hỗ trợ”

Căn cứ vào quy định trên, UBND huyện đã ban hành Văn bản số

326/UBND, ngày 27/11/2020 trả lời ông Trần Văn Dũng, trong đó nêu: “Nội

dung đề nghị của ông Trần Văn Dũng và các hộ dân về hỗ trợ tài sản, vật kiến trúc trên phần diện tích đất của DNXD Thống Nhất và nằm trong phạm vi hành lang bảo

vệ đê là không đủ cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết hỗ trợ”.

Tuy nhiên ông Trần Văn Dũng không nhất trí với văn bản trả lời mà tiếp tục cùng một số hộ dân đến UBND huyện Kim Sơn và Ban Tiếp công dân của tỉnh có ý kiến đề nghị nhà nước hỗ trợ GPMB cả tài sản về nhà, công trình xây dựng trên đất, cây trồng, vật nuôi

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

1 Mục tiêu phân tích tình huống

Mục tiêu phân tích tình huống là xác định rõ các vấn đề, mặt được cũng như các tồn tại nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc đề nghị của ông Trần Văn Dũng, trên cơ sở pháp luật về đất đai; nguồn gốc đất, bồi thường, hỗ giải phóng mặt bằng liên quan đến đất; đồng thời cũng tạo cơ sở để giải quyết những sai sót của Tổ công tác của HHội đồng, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự

án cũng như thuyết phục người dân đồng thuận với phương án giải quyết, trả lời của UBND huyện

2 Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống:

Trên cơ sở phân tích hồ sơ, tài liệu, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, có thể nhận thấy: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định”

Các căn cứ pháp lý:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai;

Trang 9

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một

số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai

Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về ban hành Quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc sửa đổi bổ sung một số Điều tại Quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình

2.3 Phân tích diễn biến tình huống

Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có thể thấy tính chất phức tạp của vụ việc nói trên, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nguồn gốc đất đai phức tạp đã được cấp có thẩm quyền tập trung giải quyết quyết, song chưa dứt điểm, gây dư luận không tốt trong Nhân dân Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp then chốt phải thực hiện khi nhà nước ra quyết định thu hồi nhà đất, do vậy khi triển khai thực hiện các dự án nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng thì phải thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; các dự án đầu

tư công chậm tiến độ, chủ yếu liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng Pháp luật hiện hành cũng đã có quy định khá cụ thể, chi tiết về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Trong tình huống này nguồn gốc đất đai thu hồi liên quan đến

đề nghị của Trần Văn Dũng và một số hộ dân cụ thể như sau:

Diện tích đất ông Trần Văn Dũng đề nghị có một phần phía trong đê Bình Minh III và một phần phía ngoài đê Bình Minh III Từ năm 1999 đến năm 2008, UBND huyện ký hợp đồng với các hộ, để các hộ thực hiện nuôi trồng thủy hải sản, thời gian 1 năm Tháng 01/2008, UBND tỉnh đã ban hành quyết định Quyết định số 177/QĐ-UBND

Trang 10

ngày 21/01/2008 về việc thu hồi đất, giao cho Doanh nghiệp xây dựng Thống Nhất làm bãi vật liệu của trạm trộn, bãi tập kết, vận chuyển vật liệu phục vụ thi công đê biển Bình Minh II, huyện Kim Sơn với tổng diện tích 1.020.533 m2 bao gồm cả trong, ngoài và lưu không đê Bình Minh 3

Ngày 10/10/2008, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo số 05/TB-NN&PTNT về việc di chuyển tài sản của các hộ khai thác hải sản tự nhiên trong khu vực bàn giao cho Doanh nghiệp xây dựng Thống Nhất làm bãi vật liệu của trạm trộn, bãi tập kết, vận chuyển vật liệu phục vụ thi công đê biển Bình Minh II huyện Kim Sơn, thời gian trước ngày 27/10/2008 Ngoài ra, trong quá trình xác minh, ông Phạm Văn Sử, chủ hợp đồng số

98/HĐ-KT cho biết: “Khi nhà nước thu hồi đất để giao cho ông Sử (Doanh nghiệp xây dựng Thống Nhất ), huyện có tổ chức hội nghị thông báo cho dân về việc thu hồi đất và thanh lý hợp đồng với các hộ” nhưng các hộ không đến để thanh lý hợp đồng, do vậy bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đã nêu tại Điều

IV Điều khoản chung mà hai bên đã thống nhất trong hợp đồng

Trong quá trình thực hiện, Doanh nghiệp xây dựng Thống Nhất chủ động đánh giá giá trị tài sản và lập danh sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình đang làm đầm đối với: Lều, Lán, cống, sân bê tông, giếng nước, cây lấy gỗ Các

hộ được hỗ trợ là các hộ đang làm đầm ở phía trong đê Phía ngoài đê tại thời điểm UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định thu hồi đất, giao đất cho Doanh nghiệp xây dựng Thống Nhất thì diện tích, loại đất đã được thể hiện trên

hồ sơ là đất bãi bồi hiện đang là rừng trồng phòng hộ do UBND huyện Kim Sơn,

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý và đất Lâm nghiệp hiện đang là rừng trồng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kim Sơn quản lý, không có hợp đồng cho các hộ nuôi trồng thủy sản, không có tài sản trên đất nên không có hỗ trợ

Như vậy, có thể nhận thấy diện tích đất mà ông Trần Văn Dũng và một số

hộ dân đang đề nghị được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là thuộc quyền sử dụng của Doanh nghiệp Thống Nhất, và diện tích lưu không đê Bình Minh III

Nhưng do khi triển khai thực hiện dự án Tổ công tác của Hội đồng giải phóng mặt bằng lập phương án sơ bộ và tổ chức công khai phương án từ ngày 04/11/2019 đến ngày 23/11/2019, số tiền công khai phương án sơ bộ là

Ngày đăng: 25/06/2024, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w