1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty kfc

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Qua đó, với việc đề xuất những biện pháp nhằm góp phần phát triển văn hóa đạo đức kinh doanh cho công ty KFC đồng thời rút ra một số kinh nghiệm để có thể áp dụng cho các doanh nghiệp Vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC TRONGKINH DOANH

PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY KFC

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh DoanhLớp : K13DCQT03

Người thực hiện:Nguyễn Hiền Mai 1911010048Hồ Ánh Ngân1911010008

Giáo viên hướng dẫn:- ThS Lương Quý Ngọc

TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

-MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Kết cấu của tiểu luận 1

B PHẦN NỘI DUNG 2

I Cơ sở lý luận 2

1.1 Văn hoá doanh nghiệp 2

1.2 Đạo đức kinh doanh 3

1.3 Các học thuyết 4

1.3.1 Triết lý vị kỷ (Egoism) 4

1.3.2.Sự thành công của Triết lý vị tha trong VHDN và ĐĐKD 5

II Thực trạng của công ty KFC 6

2.1 Giới thiệu chung về công ty KFC 6

2.2 Thực trạng VHDN và ĐĐKD tại công ty KFC 7

2.2.1 Các biểu hiện đặc trưng của VHDN và ĐĐKD tại công ty KFC 7

2.2.2 Các niềm tin và những trị đồng thuận của công ty KFC 12

2.3 Những thuận lợi, hạn chế thực hiện VHDN và ĐĐKD tại Công ty KFC 15

2.3.1 Thuận lợi 15

2.3.2 Hạn chế 15

2.4 Những nguyên nhân hạn chế của VHDN và ĐĐKD tại Công ty KFC 16

III Những giải pháp tạo phát triển VHDN và ĐĐKD Công ty KFC 16

3.1 Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên 16

3.2 Tạo dựng niềm tin với khách hàng, đối tác 17

3.3 Giao tiếp với nhân viên 18

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu bởi họ hiểu rằng tâm lý người tiêu dùng thường bị lôi kéo bởi những thương hiệu đã được định hình và ưa chuộng Với mục đích là thu hút khách hàng với nhiều sản phẩm cũng như tạo lòng tin với khách hàng

Từ đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trường hợp KFC - một công ty khá thành công trên thế giới trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển thương mại Qua đó, với việc đề xuất những biện pháp nhằm góp phần phát triển văn hóa đạo đức kinh doanh cho công ty KFC đồng thời rút ra một số kinh nghiệm để có thể áp dụng cho các doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh - một xu thế tất yếu của thời đại hiện nay.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm

KFC và nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn về vấn đề “Vănhóa doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh” của công ty KFC.

3 Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng những kiến thức, tài liệu tham khảo liên quan đến việc Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh để thu thập dữ liệu Với các phương pháp nghiên cứu sử dụng là: phân tích, suy luận logic, Với đặc thù riêng khi nghiên cứu về thực trạng văn hóa doanh nghiệp, nghiên cứu về thiên hướng nổi trội về loại hình văn hóa, đạo đức kinh doanh của KFC Với kết quả thu được sẽ làm căn cứ để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển nền văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh cho KFC.

4 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận gồm 3 phần:

- Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.- Phần nội dung: Cơ sở lý luận và thực tiễn về VHDN và ĐĐKD tại Công ty

Trang 5

- Phần kết luận: Kết luận và kiến nghị giải pháp xây dựng và phát triển VHDN và ĐĐKD tại Công ty KFC

B PHẦN NỘI DUNGI Cơ sở lý luận

1.1 Văn hóa doanh nghiệp

a) Khái niệm, định nghĩa văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là linh hồn của mỗi doanh nghiệp, bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy của mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng rộng lớn đến nhận thức và hành động của từng thành viên.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp gồm:

- Về nội dung: là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giá trị, triết lý hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách của doanh nghiệp và cần được tuân thủ nghiêm túc;

- Về mục đích: là thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm đưa hệ thống các giá trị và phương pháp hành động vào trong nhận thức và phát triển thành năng lực hành động của các thành viên tổ chức.

- Về tác động mong muốn: là hỗ trợ cho các thành viên để chuyển hoá hệ thống các giá trị và triết lý hành động đã nhận thức và năng lực đã hình thành thành động lực và hành động thực tiễn.

b) Các dấu hiệu đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp

*Các đặc trưng biểu quan: là những đặc trưng được thiết kế dễ nhận biết bằng

các giác quan: nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy.

1) Đặc điểm kiến trúc là phong cách màu sắc, kiểu dáng kiến trúc và thiết kế2) Nghi thức đặc trưng, hành vi, trang phục, lễ nghi quy định

3) Biểu trưng ngôn ngữ: khẩu hiệu đặc trưng

4) Biểu trưng phi ngôn ngữ: linh vật, biểu tượng,…

5) Mẫu truyện tấm gương, vai thoại hay nhân vật điển hình

Trang 6

6) Ấn phẩm: tài liệu văn hóa doanh nghiệp, chương trình quảng cáo, tờ rơi bảo hành, cam kết,

7) Truyền thống, giá trị nề nếp, hành vi tấm gương,…

*Các đặc trưng phi trực quan: tùy theo mức độ nhận thức, trạn thái biểu cảm

và tính chủ động trong hành vi Các biểu tượng phi trực quan thể hiện 4 mức độ từ thấp đến cao.

1) Giá trị: biết những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đápứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ.

2) Thái độ: hiểu được ý nghĩa của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ.

3) Niềm tin: thấy được lợi ích/giá trị của những việc cần phải làm, những yêu cầucần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ đối với bản thân và mọi người.

4) Nguyên tắc: coi việc thực hiện của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ là cách hành động đúng đắn, tốt nhất đối với bản thân.

1.2 Đạo đức kinh doanh

a) Khái niệm, định nghĩa đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạođức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: - Tính trung thực.

- Tôn trọng con người.

- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.

- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.

Trang 7

Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị (XHCN), chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công…

b) Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp

Đạo đức trong kinh doanh góp phần:

- Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.- Góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.

- Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.- Góp phần làm hài lòng khách hàng.

- Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

1.3 Các học thuyết: triết lý vị kỉ và triết lý vị tha1.3.1.Triết lí vị kỉ (Egoism)

Tư tưởng cơ bản: Những người theo triết lí vị kỉ luôn cho rằng một hành vi được coi là đúng đắn và chấp nhận được về mặt đạo đức khi có thể mang lại điều tốt, lợi ích cụ thể Khẩu hiệu biểu thể hiện triết lý vị kỷ như: “Có lợi thì làm” hay “Miễn là có lợi”.

Giá trị của triết lí khi vận dụng trong kinh doanh và quản lí: Doanh nghiệpphải gánh chịu những bất lợi về hình ảnh, ấn tượng gây ra do thiếu tinh thần đoànkết, chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi và chủ nghĩa hình thức

Tính thiển cận triết lý vị kỉ:

- Chỉ chú trọng những cái tốt như lợi ích kinh tế, vật chất mà bỏ qua giá trị tinh thần.

- Gây mất đoàn kết, mẫu thuẫn giữa các thành viên.

- Đạt những lợi ích vật chất cá nhân tầm thường, thực dụng.

Rút ra từ học thuyết: Nỗ lực của mỗi cá nhân là rất lớn nhưng kết quả đạt được

là rất ít Đó là lí do dẫn đến việc các quyết định vị kỉ trở nên kém hiệu quả (ngắn hạn và dài hạn) đến mức nào Chính vì vậy đây sẽ không là triết lý tốt nhất cho một doanh nghiệp để áp dụng.

Trang 8

1.2.2 Sự thành công của Triết lý vị tha trong VHDN và ĐĐKD

Đối nghịch với triết lý vị kỷ Triết lý vị tha ngày nay được nhiều công ty áp dụng và sự thành công và hiệu quả mà nó mang lại là vô cùng lớn Triết lý vị tha là nguyên lý hay hành động quan tâm, sự hy sinh, cung cấp giá trị cho lợi ích của người khác mà không phải bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được nhận bồi thường hay lợi ích.

a) Sự phát triển của Triết lý vị tha trong kinh doanh

Trong kinh doanh, doanh nghiệp không gặp phải bất kì bất lợi rủi no nào về hình ảnh hoặc ấn tượng tạo ra Triết lý vị tha trong kinh doanh chính là đặt lợi ích là khách hàng, nhân viên của mình lên hàng đầu Vì vậy sự thành công của triết lý này không những khắc phục hạn chế của triết lý vị kỉ mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lí, đáp ứng chu toàn cho nhu cầu khách hàng, nhân viên.

Sự hài lòng của khách hàng và sự đam mê của nhân viên trong công việc chính là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của một doanh nghiệp khi áp dụng triết lý này Nếu thực hiện tốt, doanh nghiệp sẽ gặt hái những thành công bền vững

Ví dụ điển hình cho việc áp dụng triết lý vị tha chính là: Doanh nhân Inamori Kazuo – ông đã mang lại thành công cho doanh nghiệp của mình và là người đã ảnh hưởng, làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc.

b) Cách thực hiện, áp dụng triết lý vị tha trong kinh doanh

Khi nắm được gốc rễ kinh doanh chính là lòng vị tha, doanh nghiệp sẽ có nhiều cách để thực hiện tuy nhiên đích đến cuối cùng vẫn là khách hàng và nhân viên Đối với khách hàng, doanh nghiệp cần nắm bắt nhu cầu, tâm lý, sở thích của khách hàng từ đó phục vụ, đáp ứng nhu cầu họ Ví dụ: cải tiến sản phẩm theonhu cầu khách hàng, phát triển chính sách chăm sóc và dịch vụ phục vụ khách hàng,…

Đối với nhân viên, càng hiểu rõ nhân viên của mình bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ giúp cho nhân viên của mình đam mê công việc bấy nhiêu Như Inamori Kazuo, ông xem nhân viên như những đứa con trong gia đình mình,

Trang 9

chính vì vậy thái độ cũng như cách làm của ông đối với họ đã giúp cho họ thoải mái, yêu thích, tận tâm với công việc của mình

Một số cách thực hiện như: phát triển chính sách chăm sóc đãi ngộ, lương thưởng cho nhân viên; tổ chức các chuyến du lịch; xây dựng những khu vực giải trí, góc nghỉ ngơi cho nhân viên sau những giờ làm việc căng thẳng,…

II Thực trạng của công ty KFC

2.1 Giới thiệu chung về công ty KFC

KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ) KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn … Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart

Trang 10

Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 32 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.

Mục tiêu công ty

Hiện nay, KFC ngày càng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới Điển hình tại Malaysia, cửa hàng KFC đầu tiên đã được mở tại Jalan Tuanku Abdul Rahman Nếu như năm 1998 mới chỉ có 225 cửa hàng KFC thì ngày nay món gà mang hương vị tuyệt vời này đồng nghĩa với tên KFC và được người dân

Malaixia đặc biệt yêu thích.

Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hànhcủa khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ Với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng thông qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng như CP Việt Nam.

Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của KFC là hoàn toàn chính xác Trong khi fast food ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp, nhiều công ty không cần đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh, khách hàng chủ yếu muavề Song ở Việt Nam, người dân chưa quen với cách kinh doanh này, do đó fast food Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh.

Trang 11

cũng có những không gian phòng riêng biệt để phục vụ các bữa tiệc, liên hoan cóquy mô vừa và nhỏ đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Không gian phục vụ khách hàng theo phong cách hiện đại, trẻ trung Gam màu đỏ chủ đạo thu hút sự chú ý và kích thích nhiều giác quan của khách hàng khi thưởng thức hương vị trong quán Màu đỏ giúp quán trở nên nối bật, ấm cúng, làm bữa ăn ngon miệng hơn Nổi bật trên màu đỏ là màu trắng của logo cùng với những chi tiết mang tính biểu tượng của thương hiệu.

b) Phong cách thể hiện qua trang phục

So với những đối thủ khác thì đồng phục Gà rán KFC lại có phần đơn giảnhơn nhiều khi điểm nhấn gần như nằm hoàn toàn ở chiếc áo Áo được may dạng cổ trụ, tay ngắn với màu đỏ tươi rực rỡ Kết hợp với phần bo cổ và cánh tay màu xám tạo nên tổng thể hài hòa nhưng không kém phần bắt mắt Bộ đồng phục còn có điểm nhấn là chiếc mũ lưỡi trai đỏ Kết hợp với quần dài đen tạo nên một phong cách đơn giản nhưng lại vô cùng rực rỡ và tạo nổi bật chỉ có tại KFC.

Trang 12

Logo được in ngay ngắn và đơn giản bên ngực trái Tuy nhiên số 11 lại được in to hơn bên ngực phải Được biết số 11 này tượng trưng cho 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau trong công thức tẩm ướp bí mật của thương hiệu này Ngoài ra số 11 còn là số lượng người mà thương hiệu này theo dõi trên Twitter

c) Logo KFC

Đến nay, thiết kế logo KFC đã được thiết kể và chỉnh sửa 8 phiên bản bắt đầu từ năm 1952 Mỗi lần thay đổi, thiết kế logo KFC đều gắn liền với từng cột

Trang 13

mốc, quá trình phát triển thương hiệu qua từng giai đoạn nhưng vẫn giữ được nguyên tinh thần, thông điệp giá trị như phiên bản đầu tiên.

Với biểu tượng hình ảnh đại tá Harland Sanders, ngay từ khi xuất hiện biểu tượng logo, KFC lập tức trở thành một trong những logo nổi tiếng và dễ nhận biết nhất trên thế giới Hình ảnh vị đại tá với chiếc tạp dề đã thể hiện sự đơngiản, gần gũi với khách hàng hơn.

Đặc biệt, thiết kế logo KFC đã chuyển từ màu đen trắng sang màu đỏ đặc trưng tạo hiệu ứng cảm giác tốt hơn cho người dùng, khiến tâm trạng luôn vui vẻ khi thưởng thức món ăn cũng như biểu tượng logo KFC đại tá với nụ cười trên môi Màu sắc này là rất phù hợp khi sử dụng cho ngành thực phẩm và kinh doanhlĩnh vực ăn uống Nhờ có sự thay đổi biểu tượng logo KFC như hiện nay cũng như ý nghĩa logo KFC được thay đổi tích cực hơn mà thương hiệu ngày càng nâng tầm quốc tế, phát triển rộng khắp thế giới mà vẫn giữ nguyên được giá trị ban đầu mà thương hiệu muốn gửi tới khách hàng của mình.

d) Sản phẩm và sự sáng tạo tuyệt vời từ KFC

Gốc của KFC là những miếng gà rán truyền thống được khám phá bởi Sanders với "Công thức 11 loại thảo mộc và gia vị" Công thức đó đến nay vẫn làmột bí mật thương mại Những phần gà lớn sẽ được phục vụ trong một chiếc "xô gà" - đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt của nhà hàng kể từ năm 1957

Đầu những năm 90, KFC đã sáng tạo mở rộng thực đơn của mình để cung cấp cho thực khách những món ăn đa dạng hơn ngoài món gà như: bánh mì kẹp phi lê gà và cuộn và các món phụ ăn kèm, khoai tây chiên và xà lách trộn, các món tráng miệng và nước ngọt, sau này được cung cấp bởi PepsiCo.

Ngày đăng: 25/06/2024, 15:38

Xem thêm:

w