Ngoài ra,nhóm cũng chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực, chuyên ngành Tài chính là vị trí nhà quảntrị rủi ro để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp vì trong kinh doanh, rủi ro phát sinh làđiề
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TẬP NHÓM MÔN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP
KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: TS Đặng Thị Bích Ngọc
Lớp: K25CLC-TCB
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Diệu Ngọc Anh – 25A4013001
Bùi Khánh Linh – 25A4013046
Tống Khánh Linh – 25A4013061
Luyện Lăng Thu Thảo – 25A4013096
HÀ NỘI - 2024
Trang 2MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN VỀ TÍNH CHÂN THỰC VÀ ĐÁNG TIN CẬY CỦA BÀI
VIẾT 4
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP 4
1 Khái niệm về khởi nghiệp 5
2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 5
2.1 Doanh nghiệp khởi nghiệp 5
2.2 Vốn khởi nghiệp 6
2.3 Hệ sinh thái khởi nghiệp 6
2.4 Khởi nghiệp xanh 7
2.5 Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp: Vườn ươm doanh nghiệp (Incubator) và thúc đẩy kinh doanh (Accelerator) 8
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP (7 BƯỚC) VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ 9
1 Đánh giá bản thân (Bước 1) 9
1.1 Tính cách 9
1.2 Kiến thức 9
1.3 Kỹ năng 9
2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp (Bước 2) 10
2.1 Mục tiêu nghề nghiệp là gì? 10
2.2 Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của một nhà quản trị rủi ro 10
3 Nghiên cứu công việc (Bước 3) 11
3.1 Yêu cầu của công việc 11
3.2 Công việc của một nhà quản trị rủi ro 11
3.3 Triển vọng nghề nghiệp 12
4 Cân nhắc tình hình tài chính (Bước 4) 12
5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới (Bước 5) 13 6 Cân nhắc tính ổn định của công việc (Bước 6) 15
7 Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng (Bước 7) 16
Trang 37.1 Chuẩn bị sẵn cho mình một kế hoạch học tập đạt hiệu quả cao 16
7.2 Trang bị cho bản thân những kĩ năng mềm còn thiếu sót 16
7.3 Cần có hành động rõ ràng 17
7.4 Các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4LỜI CAM ĐOAN VỀ TÍNH CHÂN THỰC VÀ ĐÁNG TIN CẬY CỦA BÀI VIẾT
Nhóm chúng em xin giới thiệu với cô và mọi người đề tài bài tập nhóm “CLO4 - Nhận diện được những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp” Nhóm đã tìm hiểu được khái niệm của khởi nghiệp và một số các khái niệm liên quan Ngoài ra, nhóm cũng chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực, chuyên ngành Tài chính là vị trí nhà quản trị rủi ro để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp vì trong kinh doanh, rủi ro phát sinh là điều không thể tránh khỏi Những rủi ro này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan Vì vậy, quản trị được các rủi ro trong kinh doanh sẽ giúp chủ đầu
tư hạn chế được những thiệt hại không đáng có và chủ động, sẵn sàng những phương
án khắc phục hiệu quả Quản lý rủi ro là một quy trình quan trọng vì nó trao quyền cho doanh nghiệp với các công cụ cần thiết để xác định và xử lý đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn Một khi rủi ro đã được xác định, thì rất dễ dàng để giảm thiểu nó Bên cạnh đó, quản
lý rủi ro cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn Hiện nay, cơ hội việc làm trong lĩnh vực quản trị rủi ro đang rất mở rộng cùng với mức lương trung bình cao và những chính sách phúc lợi, khen thưởng hậu hĩnh
Trong quá trình thực hiện đề tài này còn có nhiều thiếu sót nhưng những nội dung được trình bày, các dữ liệu, đánh giá trong bài tập lớn này là những ý kiến của chúng
em trong quá trình tìm hiểu và thảo luận
Chúng em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong bài tập lớn môn Nguyên lý kế toán này không phải là bản sao chép từ bất kỳ bài tập lớn nào có trước Những phần tài liệu tham khảo trong bài tập này đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước cô
Trang 5CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP
1 Khái niệm về khởi nghiệp
Khởi nghiệp là quá trình bắt đầu và phát triển một doanh nghiệp mới từ ý tưởng ban đầu hoặc từ một sản phẩm/sản phẩm dịch vụ mới trên thị trường Đây là quá trình mà người sáng lập hoặc nhóm người sáng lập tìm kiếm và khai thác cơ hội thị trường, xây dựng một mô hình kinh doanh có khả năng sinh lời
và phát triển, thu hút vốn đầu tư và xây dựng cộng đồng khách hàng
Khởi nghiệp thường bắt đầu từ việc nghiên cứu và phát triển ý tưởng kinh doanh, sau đó điều chỉnh và hoàn thiện mô hình kinh doanh thông qua các giai đoạn như thử nghiệm thị trường, phát triển sản phẩm/dịch vụ, tìm kiếm vốn đầu tư và tiến hành hoạt động kinh doanh chính thức
Mục tiêu của việc khởi nghiệp thường là tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ mới, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời
có thể đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và xã hội nói chung Khởi nghiệp là xu thế tất yếu và ưu tiên của các quốc gia trên thế giới, bởi khởi nghiệp là dòng chảy để phát triển kinh tế, dòng chảy này truyền sức sống và sự sáng tạo vào các ngành công nghiệp và dịch vụ đã có, tạo ra thị trường mới và thúc đẩy tạo ra thêm việc làm Điều đó giúp nâng cao năng lực đổi mới, năng lực cạnh tranh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia
2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp
2.1 Doanh nghiệp khởi nghiệp
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Start - up): Là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng vượt bậc” Doanh nghiệp khởi nghiệp là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới
Với những diễn tiến rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tinh thần khởi nghiệp cũng được đề cao với các chủ trương, chính sách bước đầu được đưa ra để thúc đẩy khởi nghiệp Dù vậy, một doanh nghiệp chỉ có thể được coi là doanh nghiệp khởi nghiệp khi thể hiện được tính đổi mới sáng tạo
Trang 6Yếu tố đổi mới sáng tạo chính là mấu chốt của vấn đề này để xác định đúng doanh nghiệp khởi nghiệp và có các chính sách khuyến khích phù hợp giúp cho các doanh nghiệp này thực sự đi đúng hướng và tranh thủ được các cơ hội của bối cảnh phát triển mới
2.2 Vốn khởi nghiệp
Vốn khởi nghiệp là một khoản đầu tư tài chính được huy động để doanh nghiệp có thể trang trải chi phí ban đầu hay đầu tư vào một sản phẩm mới Phần lớn vốn khởi nghiệp được đầu tư bởi các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc các nhà đầu
tư thiên thần Các nguồn vốn đầu tư khác có thể đến từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác Do đầu tư vào các công ty còn non trẻ, mức rủi ro cao những nhà đầu tư yêu cầu các nhà khởi nghiệp phải có một kế hoạch vững chắc
để đảm bảo rằng số tiền đầu tư của họ sẽ được nhân lên, tránh hao hụt vốn Các công ty khởi nghiệp có thể sử dụng tín dụng để bắt đầu hoạt động Lịch sử tín dụng hoàn hảo, không mắc nợ xấu có thể cho phép công ty khởi nghiệp sử dụng hạn mức tín dụng làm nguồn tài trợ Tuy nhiên, loại hình này mang lại nhiều rủi ro nhất, đặc biệt nếu khởi nghiệp không thành công Các công ty khác chọn các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ để giúp thúc đẩy tăng trưởng Các ngân hàng thường có sẵn một số lựa chọn chuyên biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ— khoản vay vi mô là một sản phẩm ngắn hạn, lãi suất thấp dành riêng cho các công ty khởi nghiệp Một kế hoạch kinh doanh chi tiết thường được yêu cầu để đủ điều kiện vay
2.3 Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một chuỗi khép kín bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp – (startups) giữ vai trò trung tâm và là mục tiêu của mọi hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp, và các bên liên quan khác trong chuỗi giữ vai trò hỗ trợ các hoạt động của Startup bao gồm: các tổ chức tài trợ vốn (Quỹ đầu tư mạo hiểm - Venture capital Fund, các nhà đầu tư thiên thần - Angel investors), các doanh nghiệp lớn, các tường đại học/viện nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Startup (tư vấn hoạt động tổ chức và quản lí, pháp lý,
…) Nhà nước có vai trò tạo dựng môi trường pháp lý và đầu tư cho hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển Tất cả những thành phần này trong hệ sinh thái tạo thành một chuỗi có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau
Trang 72.4 Khởi nghiệp xanh
Khởi nghiệp xanh là một hướng phát triển kinh doanh tập trung vào việc tạo ra các giải pháp và sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường và xã hội Mục tiêu chính của khởi nghiệp xanh là đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và tạo ra lợi ích xã hội Chương trình Khởi nghiệp xanh tạo
ra thế hệ những người làm ăn kiểu mới, là những “doanh nông trẻ”, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa để cho ra những sản phẩm mới độc đáo, có tính thương mại hóa trên thị trường Cuộc sống hiện đại, với đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, màu xanh của nhân loại, của bản thân chúng
ta hiện tại và con cháu sau này đã vô tình bị phá hủy Vì thế, khởi nghiệp xanh
là mục đích mạnh mẽ mà chúng ta cần hướng tới Để vừa có thể phát triển kinh
tế mạnh mẽ vừa có thể bảo vệ môi trường Khởi nghiệp xanh là tôn chỉ mà bất
cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được
2.5 Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp: Vườn ươm doanh nghiệp (Incubator) và thúc đẩy kinh doanh (Accelerator)
Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (Business Incubator): là các tổ chức có chức năng hỗ trợ cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp để họ đi từ bước có ý tưởng đổi mới sáng tạo đến hoàn thiện công nghệ hoặc một mục đích nhất định của cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp đó (ví
dụ, mục đích gọi vốn, đổi mới công nghệ, v.v.) Quá trình ươm tạo có thể kéo từ vài tháng đến vài năm Thông thường, các cơ sở ươm tạo hỗ trợ dưới hình thức
tư vấn, cung cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật (ví dụ: phòng thí nghiệm, thử
Trang 8nghiệm, không gian làm việc) Các cơ sở ươm tạo thường thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu và sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động
Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator - BA): là tổ chức có chức năng hỗ trợ cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp để họ có thể tiếp cận được nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm Một quy trình
hỗ trợ khởi nghiệp của các BA thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng BA thường chỉ nhận hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp có công nghệ hoàn chỉnh hoặc có ý tưởng sáng tạo nhưng không mất nhiều thời gian để hoàn thiện công nghệ (ví dụ các ý tưởng về thương mại điện tử) Hoạt động của BA cũng có thể coi là hoạt động
“hậu ươm tạo” (sau khi nhóm khởi nghiệp đã được hỗ trợ qua cơ sở ươm tạo)
BA thường cung cấp hỗ trợ dưới dạng tư vấn, khu không gian làm việc chung
và đặc biệt là cấp vốn mồi để đổi lấy một phần sở hữu của doanh nghiệp khởi nghiệp
Incubator hoạt động trong một không gian và thời gian khác với Accelerator Không gian của Incubator thường rộng lớn hơn môi trường của Accelerator Thời gian của Incubator dành cho startup thường bắt đầu từ giai đoạn đầu khởi nghiệp và kéo dài nhiều năm, có khi từ 3-5 năm Trong khi thời gian của một khóa Accelerator chỉ kéo dài 4 tháng Cổ phần của Incubator trong startup lớn hơn, thường chiếm 20% hoặc hơn, trong khi cổ phần tính cho Accelerator chỉ chiếm từ 6-10%
Hiện nay, có một số Incubator và Accelerator tại Việt Nam có thể kể đến như: Dự án Silicon Valley Việt Nam, dự án FIRST của Bộ Khoa học và Công nghệ, Younet Incubator, Topica Founder Institute, X- Incubator, HATCH ! PROGRAM v.v
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP (7 BƯỚC)
VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ
1 Đánh giá bản thân (Bước 1)
Để xác định được ngành nghề muốn theo đuổi thì trước hết chúng ta phải nhận biết bản thân có đang sở hữu những giá trị mà công việc đó yêu cầu hay chưa Nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của bản thân từ đó mà phát triển thế mạnh đồng thời khắc phục những khiếm khuyết theo chiều hướng tích cực
1.1 Tính cách
Trang 9Những nhà quản trị rủi ro thường sẽ sở hữu tính cách, tố chất vô cùng quyết đoán và đương nhiên để có thể đưa ra những quyết định mang tính ảnh hưởng lớn thì họ cũng phải có sự nhạy bén, kiên trì, thận trọng trong công việc, tránh sự bất cẩn Bên cạnh đó là mang trong mình niềm đam mê đối với nghề
Để biết bản thân có một vài hay toàn bộ tính cách trên hay không thì chúng ta có thể làm các bài test trắc nghiệm về tính cách hay đơn giản hơn là lắng nghe những lời nhận xét về bản thân từ gia đình và bạn bè
1.2 Kiến thức
Việc trang bị cho bản thân những kiến thức nền tảng liên quan đến chuyên ngành là vô cùng thiết yếu bởi công việc của những nhà quản trị rủi ro
là đánh giá và giảm thiểu rủi ro hiệu quả Vì vậy phải thật tập trung khi tiếp nhận những kiến thức và trải nghiệm của giảng viên trên trường Ngoài ra, tham gia vào các cuộc thi, câu lạc bộ, lớp học về quản trị rủi ro cũng phần nào giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về ngành nghề này
1.3 Kỹ năng
Phát triển bản thân đi đôi với phát triển kỹ năng và ở đây đối với nghề quản trị rủi ro là: khả năng xác định rủi ro; kỹ năng đánh giá tác động của một
số rủi ro nhất định đối với tổ chức; khả năng xác định xu hướng thua lỗ và dự báo tổn thất trong tương lai; có phương pháp tiếp cận linh hoạt, chủ động và cuối cùng không kém phần quan trọng là kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Đây là những kĩ năng vô cùng cần thiết đối với các nhà quản trị rủi ro bao gồm kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng tư duy, chúng ta phải rèn luyện để sở hữu được những kỹ năng trên cùng với đó là những kỹ năng mềm
2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp (Bước 2)
2.1 Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Có nhiều cách để xác định mục tiêu nghề nghiệp nhưng đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp chính là định hướng, kế hoạch cho công việc, sự nghiệp của mỗi chúng ta
Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể hiểu sâu hơn về định hướng nghề nghiệp của mình và đánh giá mức độ phù hợp với chiến lược của công ty,
tổ chức từ đó để đưa ra kết luận
Trang 102.2 Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của một nhà quản trị rủi ro
Sau khi hiểu rõ bản thân mình là ai, chúng ta phải xác định mình muốn hướng tới điều gì, công việc gì Xác định mục tiêu nghề nghiệp chỉ là một phần nhỏ của quá trình, tuy nhiên, nó lại đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí cần phải được coi trọng Mục tiêu càng chính xác bao nhiêu thì sẽ càng càng dễ đạt được chúng bấy nhiêu Khi đặt mục tiêu nghề nghiệp, chúng ta có thể tham khảo phương pháp OKR(Objectives and Key Results): là một phương pháp quản trị mục tiêu, trong đó được chia thành hai phần:
- Mục tiêu (Objective): là đích đến, là cái mà doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân muốn đạt được Mục tiêu cần cụ thể, có thể đo lường được, có tính thách thức và có thời hạn
- Kết quả then chốt (Key Result): là những chỉ số đo lường sự thành công của mục tiêu Kết quả then chốt cần cụ thể, có thể đo lường được, có tính tham vọng và có thời hạn
Mục tiêu ngắn hạn:
Phát triển những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý rủi ro, từ những kỹ năng ở cấp độ cơ bản đến cấp độ cao nhất
Tích cực học hỏi, tiếp thu ý kiến của các giảng viên trong chuyên ngành,và học hỏi từ các anh chị đi trước để phát triển bản thân, phục vụ cho công việc
Hoàn thành chương trình đại học và sở hữu bằng cử nhân loại xuất sắc hoặc giỏi và một số chứng chỉ liên quan đến công việc của nhà quản trị Mục tiêu dài hạn:
Phấn đấu trong 3 năm trở thành nhà quản trị cấp trung gian có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao để cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức
Tiếp tục cố gắng trong 2 năm tiếp theo để trở thành nhà quản trị rủi ro cấp cao có tài năng và năng lực trong tổ chức