1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SLIDE BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ HỌC CHƯƠNG 6: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

34 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức Năng Tổ Chức
Trường học Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại Bài Giảng
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 5,14 MB

Nội dung

Chương 6 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC Giáo trình Quản trị học , 2024, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Khối ngành Kinh tế. 6.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC Chức năng tổ chức là việc xác định những chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận và quan hệ giữa họ trong quá trình lao động với nhau sao cho cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức. 6.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC 6.2.1. Phân công lao động 6.2.2. Tầm hạn quản trị - Tầm hạn quản trị hẹp - Tầm hạn quản trị rộng 6.2.3. Quyền hạn trong quản trị 6.2.4. Ủy quyền quản trị - Quy trình ủy quyền - Nguyên tác ủy quyền - Nghệ thuật ủy quyền 6.3.1. XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ 6.3.1. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức 6.3.2. Yếu tố ảnh hương đến xây dựng CCTC 6.3.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị phổ biến - Cơ cấu tổ chức đơn giản - Cơ cấu tổ chức theo chức năng - Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị - Cơ cấu tổ chức trực tuyến - Cơ cấu tổ chức trực tuyến và chức năng - Cơ cấu tổ chức ma trận

Trang 1

TỔ CHỨC

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

6.1.1.KHÁI NIỆM

6.1.2.MỤC TIÊU CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Trang 3

Chức năng tổ chức: là việc xác định những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận và mối quan hệ giữa họ trong quá trình lao động với nhau sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của

tổ chức

Trang 4

Những mục tiêu cụ thể đối với công việc tổ chức mà các tổ chức thường hay nhắm tới là:

(1)Xây dựng một bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực;

(2)Xây dựng nếp văn hóa của tổ chức lành mạnh;

(3)Tổ chức công việc khoa học;

(4)Phát hiện, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức;

(5)Phát huy hết sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có;

(6)Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với mọi hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó khăn ở bên trong và bên ngoài đơn

vị

Trang 5

6.2.1 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG

Phân công lao động để chỉ mức độ ở đó các công việc trong tổ

chức được phân chia thành những bước công việc hoặc những nhiệm vụ khác nhau được thực hiện bởi những người lao động khác nhau.

 Bản chất của phân công lao động là: một công việc trọn vẹn không chỉ do một cá nhân thực hiện mà nó được chia ra thành các bước, mỗi bước được một cá nhân riêng biệt hoàn tất Điều cốt lõi

ở đây là mỗi cá nhân chỉ chuyên về một phần chứ không phải toàn

bộ một hoạt động.

Trang 6

6.2.2 TẦM HẠN QUẢN TRỊ

Tầm hạn quản trị là số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển tốt nhất

Phân loại tầm hạn quản trị:

 Tầm hạn quản trị rộng: mỗi nhà quản trị điều khiển một số đông người.

 Tầm hạn quản trị hẹp: mỗi nhà quản trị chỉ điều khiển một

số ít người.

Trang 7

07 Nhân viên

1 cấp quản trị1 cấp

quản trị

Trang 8

Tầm hạn quản trị hẹp

Trang 9

Tầm hạn quản trị rộng

Trang 10

6.2.3 QUYỀN HẠN TRONG QUẢN TRỊ

Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định Quyền hạn gắn liền với một vị trí (hay chức vụ ) quản trị nhất định trong cơ cấu

tổ chức

Trang 11

6.2.3 QUYỀN HẠN TRONG QUẢN TRỊ

Các loại quyền hạn trong cơ cấu tổ chức: Trong tổ chức

quyền hạn được chia làm 3 loại: quyền hạn trực tuyến, quyền hạn chức năng và quyền hạn tham mưu, được phân biệt chủ yếu bằng mối quan hệ với quá trình ra quyết định

Có 3 cách thức sử dụng quyền hạn : Cưỡng bức (ép buộc), mua chuộc hoặc kết thân hợp tác

Trang 12

6.2.4 ỦY QUYỀN QUẢN TRỊ

-Tập quyền là tình trạng mà quyền lực được tập trung vào

người đứng đầu tổ chức hay bộ phận

-Ủy quyền là hành vi mà nhà quản trị cấp trên phân tán

quyền ra quyết định trong phạm vi nhất định cho những cấp quản trị thấp hơn trong hệ thống thứ bậc quản trị

Trang 13

6.2.4 ỦY QUYỀN QUẢN TRỊ

-Ủy quyền được thể hiện dưới 2 hình thức :

Ủy quyền chính thức : Qua sơ đồ cấu trúc tổ chức ( mỗi

bộ phận có những chức năng và quyền hạn rõ ràng)

Ủy quyền không chính thức : Qua sự tín nhiệm của nhà quản trị

Trang 14

6.2.4 ỦY QUYỀN QUẢN TRỊ

Quy trình ủy quyền

B1 : Xác định kết quả mong muốn

B2 : Chọn người và giao nhiệm vụ

B3 : Giao quyền hạn để thực hiện các nhiệm vụ đó

B4 : Xác định trách nhiệm của người được giao quyền

B5 : Giám sát và đánh giá

Trang 15

6.2.4 ỦY QUYỀN QUẢN TRỊ

Nguyên tắc ủy quyền

Để việc ủy quyền thật sự có giá trị và mang lại hiệu quả, khi

ủy quyền cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

(1) Trong hệ thống tổ chức, việc ủy quyền thường là ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp, nghĩa là cấp trên ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp mà không được vượt cấp

(2) Sự ủy quyền không làm mất đi hay thu nhỏ trách nhiệm của người được ủy quyền

Trang 16

6.2.4 ỦY QUYỀN QUẢN TRỊ

Nguyên tắc ủy quyền

(3) Quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của người ủy quyền và người được ủy quyền phải bảo đảm và gắn bó với nhau

(4) Nội dung, ranh giới của nhiệm vụ được ủy quyền phải xác định rõ ràng

(5) Ủy quyền phải tự giác không áp đặt

(6) Người được ủy quyền phải có đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào việc

(7) Luôn luôn phải có sự kiểm tra trong quá trình thực hiện

sự ủy quyền

Trang 17

6.2.4 ỦY QUYỀN QUẢN TRỊ

Nghệ thuật ủy quyền

Sẵn sàng tạo các cơ hội cho người khác

Sẵn sàng chia sẻ các khó khăn cùng cấp dưới

Luôn đặt niềm tin cho cấp dưới

Sẵn sàng chấp nhận thất bại của nhân viên

Luôn giám sát một cách tế nhị việc thực hiện ủy quyền

……

Trang 18

Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị

và phục vụ mục tiêu chung đã xác định

Trang 19

6.3.1 Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức

 Thống nhất chỉ huy: Mỗi thành viên trong tổ chức chỉ chịu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình

 Gắn với mục tiêu: Bao giờ bộ máy của doanh nghiệp cũng phải phù hợp với mục tiêu

 Cân đối: Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về các công việc giữa các đơn vị với nhau.

 Hiệu quả: Bộ máy tổ chức phải xây dựng trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí

 Linh hoạt: Bộ máy quản trị phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường.

Trang 20

6.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng CCTC

 Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp

 Bối cảnh kinh doanh hay bối cảnh xã hội

 Công nghệ sản xuất hoặc kỹ thuật kinh doanh của doanh nghiệp

 Năng lực và trình độ của con người trong doanh nghiệp

Trang 21

6.3.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị phổ biến

6.3.3.1 Cơ cấu tổ chức đơn giản

Cơ cấu này bao gồm một nhà quản trị và một số thành viên kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau

Trang 22

6.3.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

6.3.3.2 Cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng

Đặc điểm :

• Nhân viên tập trung thành những đơn vị chức năng

• Người thừa hành vừa phải nhận mênh lệnh từ nhà quản trị cấp cao và cả các nhà quản trị theo chức năng

Trang 23

3 CH 1 CH 2 CH 3

tổ chức được sự giúp sức của các chuyên gia nên giải quyết các vấn đề chuyên môn tốt hơn Không đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện chuyên sâu về nhiều lĩnh vực

trạng độc đoán, quan liêu; Công việc dễ bị ùn tắc; Đòi hỏi người quản lý phải có khả năng toàn diện về mọi mặt; Không nhận được những ý kiến đóng góp tích cực của các

bộ phận trung gian

Trang 24

6.3.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

6.3.3.3 Cơ cấu tổ chức trực tuyến

Cơ cấu này được xây dựng trên nguyên lý sau:

Mỗi cấp chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp

Quan hệ trong cơ cấu tổ chức này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc

Nhà quản trị đứng đầu thực hiện hết các chức năng quản trị

Trang 25

PX 3

Nhược điểm: Đòi hỏi những người

lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp

Mô hình này thường phù hợp với những tổ chức có quy mô vừa Khi tổ chức phát triển rộng lớn thì mô hình này không còn thích hợp

Trang 26

6.3.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

6.3.3.4 Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng

Đây là kiểu cơ cấu hỗn hợp của hai loại cơ cấu trực tuyến và chức năng

Nhà quản trị đứng đầu vẫn toàn quyền ra quyết định, việc truyền mệnh lệnh theo tuyến đã quy định

Kiểu cơ cấu này có đặc điểm cơ bản là vẫn tồn tại các đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn

hỗ trợ nhà quản trị đứng đầu, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến

Trang 27

Phòng

KH Phòng R&D Phòng KT Phòng HCNS Phòng KD

PX 2

PX 3

PGĐ SẢN XUẤT

PX

PGĐ TIÊU THỤ

Trang 28

6.3.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

6.3.3.4 Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng

Sơ đồ cơ cấu phân ngành theo sản phẩm ( trang 129 )

Sơ đồ cơ cấu phân ngành theo thị trường ( trang 130 )

Sơ đồ phân ngành theo chức năng hoạt động ( trang 131)

Trang 29

6.3.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

6.3.3.4 Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng

Ưu và nhược điểm

Trang 30

6.3.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

6.3.3.5 Cơ cấu tổ chức ma trận

 Cơ cấu ma trận cho phép cùng lúc thực hiện nhiều dự án

 Sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau

 Cơ cấu này ngoài người lãnh đạo theo tuyến và theo chức năng còn được sự giúp đỡ của người lãnh đạo theo dự án

 Trong cơ cấu này mỗi thành viên của bộ phận trực tuyến với

bộ phận chức năng được gắn liền với việc thực hiện một dự

án trên một khu vực nhất định

 Sau khi đề án hoàn thành, những thành viên trong đề án trở

về vị trí, đơn vị cũ

Trang 32

6.3.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

6.3.3.5 Cơ cấu tổ chức quản trị ma trận

Ưu và nhược điểm

Trang 33

nhánh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam Lúc đầu ông Trung tự mình thực hiện mọi công việc liên quan đến hoạt động của công ty từ tuyển chọn nhân viên, điều hành kinh doanh, phụ trách tài chính đến các công việc khác của công ty Đến nay công ty phát triển, công việc ngày càng nhiêu và phức tạp nên ông Trung thấy mình đang quá tải công việc và kiểm soát trở nên khó khăn hơn Sau khi học xong chức năng tổ chức anh(chị) hãy tư vấn cho ông trung một cơ cấu tổ chức phù hợp vẽ rõ mô hình cơ cấu tổ chức và nêu ưu nhược điểm của mô hình cơ cấu đó

Ngày đăng: 24/06/2024, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN