Thay vào đó, bà kháng cáo lên Thượng nghị viện Anh nhà sản xuất David Stevenson, khẳng định rằng ông có nghĩa vụ quan tâm đến việc đảm bảo sản phẩm được an toàn.- Vấn đề pháp lý- Nhà sản
Trang 1Án lệ số 1: DONOGHUE v STEVENSON
I Tóm tắt vụ việc
- Tên vụ việc: Donoghue v Stevenson [1932] A.C 562
- Nguyên đơn: May Donoghue, người tiêu thụ chai bia gừng được sản xuất bởi
công ty Stevenson
- Bị đơn: David Stevenson, đại diện công ty Stevenson, chuyên sản xuất đồ uống có
ga tại Scotland, Vương quốc Anh
- Toà án xét xử: Thượng nghị viện Anh
- Năm xét xử: 1932
- Thẩm phán xét xử: Lords Buckmaster, Atkin, Tomlin, Thankerton, and
Macmillan
- Sự kiện pháp lý:
- Vào ngày 26 tháng 8 năm 1928, bạn của bà Donoghue mua cho bà một cốc bia gừng từ một quá cà phê ở Paisley Cái chai được làm bằng thủy tinh đục màu và
có lắp kim loại, do đó ngăn bà ấy kiểm tra thứ bên trong chai nước khi uống nếu
bà ấy muốn Donoghue uống khoảng một nửa chai nước được đổ vào cốc Trong khi rót phần bia gừng còn lại, bà thấy một con ốc sên đang phân hủy trôi ra ngoài, điều này khiến bà bị sốc và viêm dạ dày ruột nặng
- Donoghue không có quan hệ nhà sản xuất- Stevenson vì việc mua hàng là do bạn
bà thực hiện chứ không phải bà vậy nên Donoghue không thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Thay vào đó, bà kháng cáo lên Thượng nghị viện Anh nhà sản xuất David Stevenson, khẳng định rằng ông có nghĩa vụ quan tâm đến việc đảm bảo sản phẩm được an toàn
- Vấn đề pháp lý
- Nhà sản xuất chai bia gừng- Stevenson có nghĩa đảm bảo sản phẩm an toàn với người tiêu dùng cuối cùng- bà Donoghue khi ông không trực tiếp bán cho bà Donoghue mà chỉ thông qua nhà phân phối hay không?
Trang 2- Liệu người tiêu dùng – bà Donoghue có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với nhà sản xuất chai bia gừng- Stevenson khi không có hợp đồng pháp lý phát sinh giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng hay không?
- Luật áp dụng
- Luật Anh và Scotland
- Phán quyết của toà án trong vụ Heaven v Pender và học thuyết của thẩm phán về
nguyên tắc nghĩa vụ cẩn trọng được hình thành khi một cá nhân có mối quan hệ gần gũi với một cá nhân hoặc tài sản khác mà nếu nghĩa vụ cẩn trọng không được thực hiện, một bên có thể gây thiệt hại cho bên còn lại
- Phán quyết của toà án trong vụ George v Skivington về việc nghĩa vụ cẩn trọng
có thể được mở rộng đối với những cá nhân mà người bán biết sẽ sử dụng sản phẩm của mình”
- Phán quyết của toà án trong vụ Winterbottom v Wright về nguyên tắc trong vụ
việc này là “Quy tắc an toàn chỉ nên bị giới hạn trong những cá nhân có giao kết hợp đồng”
10 Lịch sử xét xử
Vụ việc được xét xử lần đầu tại toà án sơ thẩm của Scotland bởi Thẩm phán Moncrieff Thẩm phán Moncrieff cho rằng lập luận và nguyên tắc cho rằng cần phải có mối quan hệ hợp đồng trước khi phát sinh nghĩa vụ pháp lý liên quan đến tắc trách trong sản xuất dẫn đến lỗi trong sản phẩm tiêu thụ là hạn chế Vì vậy, toà án phán bà Donoghue thắng kiện
Stevenson kháng cáo lên toà án phúc thẩm Tại đây, bốn thẩm phán đã dựa vào án
lệ Mullen v AG Barr & Co Ltd để cho rằng không nghĩa vụ cẩn trọng nào có thể phát sinh khi không có mối quan hệ hợp đồng Vì vậy, toà án phán Stevemson thắng kiện
Bà Donoghue tiếp tục khởi kiện lên Thượng nghị viện Anh
11 Phán quyết của toà án
Phán quyết của toà, được chấp thuận bởi 3/2 thẩm phán, chấp nhận kháng cáo của Mrs Donoghue Lord Atkin tuyên bố rằng trong trường hợp hiện tại Stevenson phải có nghĩa vụ cẩn trọng đối với bà Donoghue
Trang 3Toà tuyên rằng
Người sản xuất có nghĩa vụ cẩn trọng đối với mọi khách hàng cuối cùng sử dụng sản phẩm
Trách nhiệm pháp lý nói trên phát sinh khi và chỉ khi không có cách nào kiểm tra trung gian sản phẩm, do đó thiệt hại xảy ra là nguyên nhân gây ra sự vi phạm nghĩa vụ Người sản xuất không có nghĩa vụ hợp đồng đối với nguyên đơn (phù hợp với học thuyết về tính riêng tư của hợp đồng) Nhưng lại có nghĩa vụ cẩn trọng để đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm
12 Lập luận của Nguyên đơn
Bên nguyên đơn cho rằng con ốc sên xuất hiện trong chai bia chỉ có thể là do sơ xuất trong sản xuất và đóng gói của ông David Stevenson Không thể có trường hợp cho việc con ốc sên rơi vào chai bia sau khi đến quán cà phê do ốc sên được tìm thấy trong tình trạng đang phân huỷ, tách rữa, tức đã phải ở trong chai ít nhất vài tháng Hơn nữa, quán
đã bảo quản chai bia đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất và chai bia khi mang ra cũng trong tình trạng nguyên vẹn, không có lỗ hở choviệc ốc sên chui vào cũng như được quan sát bởi nhiều người trong suốt quá trình rót và tiêu thụ
Donoghue lập luận rằng Stevenson là một công ty sản xuất đồ uống, công ty sảnxuất bia gừng cần có trách nhiệm cẩn trọng đối với người tiêu thụ sản phẩm củamình, phải có một hệ thống hiệu quả để làm sạch chai của mình và tránh xa ốc sên.Trong trường hợp này, bên nguyên đơn nhận thấy nhà sản xuất đã không thực hiệntrách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi đã để xảy ra tình trạng có ốc sên trong chai bia Do vậy, ông David cần phải
có trách nhiệm cẩn trọng với người tiêu thụ sản phảm của mình dù hai bên không có giao kết hợp đồng
13 Lập luận của Bị đơn
Bên bị đơn khẳng định không có nghĩa vụ trách nhiệm đối với bên nguyên đơn do không có bất kỳ vụ án có tính chất tương đồng đã xảy ra trước đó yêu cầu các nhà sản xuất phải có nghĩa vụ chăm sóc đối với khách hàng trừ hai ngoại lệ bao gồm:
(i) Sản phẩm tiêu thụ chính bản thân nó có tính chất nguy hiểm
(ii) Nhà sản xuất biết rằng sản phẩm tiêu thụ có tính chất nguy hiểm
Trang 4Bên bị đơn cho rằng nhà sản xuất chỉ có trách nhiệm bồi thường với người đã giao kết hợp đồng với mình, mà trong trường hợp này là nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với
người đã mua chai bia gừng là ông Minchella- chủ cửa hàng cà phê Bà Donoghue không trực tiếp thanh toán cho chai bia gừng đó, nên giữa hai bên nguyên đơn và bị đơn không
có mối liên hệ ràng buộc nào
II Ratio và Dicta trong phán quyết của thẩm phán
1 Cách lập luận của thẩm phán (Traynor, J)
(reasoning by analogy, policy argument, argument on general principle: the doctrine
of res ipsa loquitur)
Thứ nhất, ông ấy đưa ra khái niệm về “neighbour” ngay sau khi ông ấy giải thích về
“neighbour principle”, đó là “những người bị ảnh hưởng chặt chẽ và trực tiếp bởi hành động của tôi mà tôi có lý do hợp lý để đoán biết họ sẽ bị ảnh hưởng như vậy khi tôi có ý định hành động.” Tiền đề “love your neighbour” được ông rút ra từ các các phán quyết
thẩm phán Esther trong Heaven v Pender và A.L.Smith trong vụ Le Lievre v Gould (phán quyết của thẩm phán trước => điểm chung giữa các án: the proximity/without contract => neighbour => love your neighbour => liability) => quy nạp
Thứ hai, từ tiền đề chung chung “love your neighborhood kết hợp tham chiếu những sự
kiện pháp lý, Lord Atkin lập luận rằng: “Nhà sản xuất đã đựng mặt hàng thực phẩm trong vật chứa mà anh ta biết nó sẽ được mở bởi người tiêu dùng thực tế; không thể có sự kiểm tra của bất kỳ người mua nào và ko có sự kiểm tra sơ bộ hợp lý nào của ng tiêu dùng; sơ suất trong quá trình chuẩn bị, anh ta đã để cho các chất bên trong sản phẩm bị trộn lẫn với chất độc Ngoài ra, ông quan sát thấy rằng người tiêu dùng đã mua sản phẩm có thể chưa chắc đã
là người bị thương do tiêu thụ nó Sau đó, ông lập luận rằng nhà sản xuất có nghĩa vụ quan tâm đến tất cả người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi sản phẩm, bất kể họ có phải là người mua hay không Bằng cách này, ông đã sử dụng các ví dụ cụ thể để rút ra kết luận chung Hình thành nguyên tắc “duty of care” => phương pháp suy diễn
Cuối cùng, chúng ta đã thấy rằng thông luật gắn liền nhất với lý luận bằng phép loại suy,
bởi vì nó yêu cầu chọn những trường hợp tương tự nhất với trường hợp hiện tại dựa trên các yếu tố được coi là quan trọng nhất trong chúng Ở đây, Lord Atkin đã chọn George v
Trang 5Skivington là án lệ mô tả rõ ràng nhất trường hợp cụ thể mà trong đó người nợ 1 người khác
1 nghĩa vụ chăm sóc (“duty of care”) mà giữa hai người không có hợp đồng ràng buộc giữa họ
4 Ratio
“Một nhà sản xuất các sản phẩm mà anh ta bán dưới hình thức cho thấyrằng anh ấy dự định chúng sẽ tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng trong hình thức mà họ để lại cho anh ta không có khả năng hợp lý của kiểm tra trung gian, và với kiến thức rằng việc thiếu sự chăm sóc hợp lý trong việc chuẩn bị hoặc đưa ra các sảnphẩm sẽ dẫn đến thương tích cho cuộc sống hoặc tài sản của người tiêu dùng, nợ mộtnghĩa vụ đối với người tiêu dùng để chăm sóc hợp lý”
Người tiêu dùng cũng được coi là “người hàng xóm” và khi đó nguyên tắc người hàng xóm sẽ được áp dụng để chứng minh nhà sản xuất phải có nghĩa vụ cẩn trọng
3 Obiter Dicta
Án lệ Langridge v Levy (nói chung là các án lệ không phải án lệ chính)
Đầu tiên, thẩm phán với luật sư của nguyên đơn với quan điểm rằng: Luật
Scotland và Luật Anh đều yêu cầu nghĩa vụ cẩn trọng trong trường hợp phát hiện “sơ suất” hoặc tắc trách
Thẩm phán Atkin đã áp dụng và phát triển nguyên tắc “Nguời hàng xóm”: “Bạn phải cẩn trọng đểtránh những hành động hoặc thiếu sót mà bạn có thể thấy trước một cách hợp lý sẽ cókhả năng làm bị thương người hàng xóm của bạn…”
“Vậy thì ai là hàng xóm của tôi? Câu trả lời có vẻ là – những người bị ảnh hưởng chặt chẽ và trực tiếp bởi hành động của tôi đến mức tôi phải suy ngẫm một cách hợp lý rằng họ cũng bị ảnh hưởng như vậy khi tôi hướng tâm trí mình đến những hành động
hoặc thiếu sót được cho là đang được đề cập.”Thứ nhất, về yếu tố “người hàng xóm” tức người có mối quan hệ gần gũi bị ảnh hưởng nhất, án lệ Heaven v Pender là án lệ chính thức thành lập nguyên tắc này như sau:
Vụ Heaven v Pender về việc một người thợ sơn đã bị ngã và bị thương khi đang
ngồi sơn tàu trên 1 tấm ván được cố định bởi một sợi dây thừng Nguyên nhân: sợi của đoạn dây thừng đã bị cháy xém, không còn chắc chắn và đã bị tách ra khiến tấm ván rơi
Trang 6xuống Trọng vụ này, không có hợp đồng giữa ng thợ sơn với xưởng đóng tàu, nghĩa là ở đây không hề có “quyền kiện theo hợp đồng” Tuy nhiên, người thợ sơn được coi là
“người hàng xóm”, tức người có mqh gần gũi và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hành động và
sự tắc trách của xưởng đóng tàu Toà án trong vụ việc này đã phát triển một học thuyết nghĩa vụ cẩn trọng được hình thành khi một cá nhân có mối quan hệ gần gũi với một cá nhân hoặc tài sản khác mà nếu nghĩa vụ cẩn trọng không được thực hiện, một bên có thể gây thiệt hại cho bên còn lại
Áp dụng vào vụ việc hiện tại, Stevenson đã có “sơ suất” hay tắc trách khi không
có quan tâm kiểm tra đủ kĩ lưỡng tới quá trình sản xuất chai bia gừng Từ đó dẫn tới việc
bà Donoghue là người trực tiếp tiêu thụ đã bị đau dạ dày sau khi uống phải một chai bia
có con ốc sên do ông Stevenson sản xuất Như vậy, bà Donoghue chính là người có mối quan hệ gần gũi bị ảnh hưởng bởi sự tắc trách của ông Stevenson và nó hình thành nghĩa
vụ cẩn trọng giữa ông Stevenson với người có mối quan hệ gần gũi là người tiêu thụ là bà Donoghue
- Thứ hai, về “nghĩa vụ cẩn trọng” và trách nhiệm của nhà sx đối với sản phẩm,
đầu tiên, thẩm phán Atkin trích dẫn phán quyết của án lệ George v Skivington như sau:
Bị đơn (Skivington) đã bán cho Nguyên đơn (Joseph George) một chai dầu gội đầu
tự làm bởi bị đơn và hoàn toàn nhận thức được việc Nguyên đơn 1 mua về cho vợ dùng là Nguyên đơn 2, Emma George Như vậy, việc hoàn toàn nhận thức được nhưng vẫn sản xuất và bán một sản phẩm gội đầu không phù hợp để tiêu thụ khiến cho Nguyên đơn 2 bị ảnh hưởng Toà án vụ việc này đã xử nguyên đơn thắng kiện và cho rằng “Nghĩa vụ cẩn trọng cần phải được mở rộng tới những cá nhân mà ngừoi bán biết sẽ sử dụng sản phẩm của mình”
Áp dụng vào vụ việc này, mặc dù bà Donoghue và Stevenson không có mối quan
hệ hợp đồng mua bán Tuy nhiên, bà Donoghue là người trực tiếp tiêu thụ và bị ảnh hưởng bởi sản phẩm bia được sản xuất bởi ông Stevenson Mặc khác, ông Stevenson là ngừoi sản xuất đồ uống cũng phải đảm bảo chất lượng đồ uống, lường trước được hậu quả gây ảnh hưởng đến sức khoẻ ngừoi tiêu dùng nếu xảy ra tắc trách Chính vì vậy, ông Stevenson cần có nghĩa vụ cẩn trọng đối với Nguyên đơn là bà Donoghue
Trang 7Kết luận
Như vậy, Khi nhà sản xuất Stevenson bán hàng cho các nhà phân phối và xảy ra khiếm khuyết trong sản phẩm thì Stevenson PHẢI chịu trách nhiệm với người tiêu dùng cuối cùng (Donoghue) BỞI:
Một nhà sản xuất khi đưa sản phẩm đến với khách hàng dưới một hình thức nhất định có nghĩa vụ cẩn trọng một cách hợp lý đối với khách hàng của mình trong quá trình sản xuất ra sản phẩm Trong quá trình sản xuất, dù nhà sx không thể tự kiểm tra bên trong
sp nhưng lại không có sự quan tâm hợp lí (ví dụ như lường trước các khả năng có thể gây
ra thương tổn tới người dùng cuối) Mà chính việc “sơ suất” đó đã gây ra thương tổn với người dùng cuối cùng -> Nhà sản xuất có nghĩa vụ cẩn trọng với người dùng cuối cùng
III Lập luận khác (BUCKMASTER and TOMLIN)
Thẩm phán Buckmaster và thẩm phán Tomlin trình bày quan điểm bất đồng với lý
do vụ việc của nguyên đơn đi ngược lại các nguyên tắc đã được thiết lập Thẩm phán
Buckmaster đã viện dẫn án lệ Winterbottom v Wright để nói rằng nghĩa vụ cẩn trọng
chỉ dành cho các cá nhân có giao kết hợp đồng Án lệ này nói về: Nguyên đơn (Ông Winterbottom) đã bị thương khi lái xe ngựa do Bị đơn (Ông Wright) sản xuất và không hoàn thành nghĩa vụ của mình trong kiểm tra và đảm bảo chất lượng xe ngựa như ghi trong hợp đồng với Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu chính và Viễn thông Toà án đã xử
Bị đơn thắng do Nguyên đơn không phải là cá nhân có giao kết hợp đồng và Bị đơn cũng khôgn lường trước được hậu quả sẽ xảy ra với Nguyên đơn
Hơn nữa, cả hai thẩm phán này đều phủ nhận thẩm quyền hợp pháp của vụ George kiện Skivington (1869) và bày tỏ lo ngại về việc rất nhiều vụ việc liên quan đến nghĩa vụ cẩn trọng của nhà sản xuất có thể xảy ra nếu nghĩa vụ đó được mở rộng Thẩm phán Buckmaster nói rằng sẽ là vô trách nhiệm về mặt xã hội và kinh tế nếu áp dụng trách nhiệm rộng rãi như vậy đối với lĩnh vực sản xuất Thẩm phán Tomlin cho rằng một trách nhiệm như vậy về mặt logic là không thể thực hiện được
IV Nhận xét về phán quyết và tầm quan trọng của án lệ
Vụ Donoghue kiện Stevenson đã trở thành tiền lệ mang tính cột mốc trong lịch sử pháp lý của Anh John Fanning, giảng viên cao cấp tại Đại học Luật Liverpool, cho biết
Trang 8phán quyết của vụ kiện đã cho thấy luật pháp có thể bảo vệ người mua và người sử dụng khi gặp phải sản phẩm bị lỗi, từ đó đặt ra nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do lỗi bất cẩn Vụ kiện ảnh hưởng trực tiếp tới pháp luật của Vương quốc Anh và gián tiếp tới các nước có hệ thống pháp luật theo họ Thông luật, ngoại trừ Mỹ
Liên hệ với Việt Nam - Nhiều quốc gia đã áp dụng những nguyên tắc sau vụ kiện này
và trong đó cũng có Việt Nam Cụ thể ở Luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng đã đưa ra những điều khoản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng Cụ thể ở Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thì người tiêu dùng có quyền được bảo đảm tính mạng, sức khoẻ và có quyền được bồi thường thiệt hại cũng như có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình, ở đây có thể nói là người tiêu dùng Việt Nam được Nhà nước đảm bảo quyền an toàn và quyền được khiếu nại và bồi thường trong số rất nhiều quyền của Điều luật này Như vậy
có thể thấy tác động và ảnh hưởng của vụ kiện con ốc sên trong chai bia gừng, thông qua
vụ kiện này, các thẩm phán đưa ra những nguyên tắc quan trọng mang lại giá trị cốt lõi cho cuộc sống hiện đại gắn với người tiêu dùng cuối cùng Ngoài ra có Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng