1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

án lệ escola v coca cola

6 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Án lệ Escola v. Coca-Cola Bottling Co
Chuyên ngành Luật Torts
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 1944
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 22,69 KB

Nội dung

Phán quyết của toà ánPhán quyết cuối cùng rằng Nguyên đơn là Bà Gladys Escola là bên thắng kiện vàCông ty đóng chai Coca Cola có nghĩa vụ bồi thường các khoản tiền: tiền lương do làmbị t

Trang 1

Án lệ số 4: Escola v Coca-Cola Bottling Co

I Tóm tắt án lệ

1 Tên án: Escola v Coca-Cola Bottling Co., 24 Cal.2d 453, 150 P.2d 436 (1944)

2 Nguyên đơn: Gladys Escola – Nữ nhân viên phục vụ nhà hàng.

3 Bị đơn: Công ty đóng chai Coca Cola

4 Toà án thụ lý: Tòa án Tối cao California

5 Năm xét xử: 1944

6 Thẩm phán xét xử: Roger Traynor.

7 Sự kiện pháp lý – Facts

Vào ngày 27/03/1940, Gladys Escola (nguyên đơn) là một cô hầu bàn bị thương nặng khi chai Coca-Cola phát nổ trên tay Chai Coca-Cola Bottling Co của Fresno (bị cáo) đóng chai và giao đến nhà hàng nơi Escola làm việc

Sự việc xảy ra khi cô đang chuyển các chai lọ vào tủ lạnh đã được giao trước đó 36 giờ Escola cho rằng vụ nổ là do áp suất quá cao hoặc do chai bị lỗi khiến nó trở nên nguy hiểm

Chiếc chai vỡ thành nhiều mảnh lởm chởm, khiến tay Escola bị một vết cắt sâu Chai coca sau khi nổ bị vỡ thành 2 nửa trong đó nửa dưới rơi xuống đất nhưng không vỡ, mảnh vỡ chai không xuất hiện ở phiên tòa vì đã bị bỏ đi trước đó bởi 1 nhân viên khác Tuy nhiên, Escola đã mô tả lại cái chai bị vỡ và hình vẽ thể hiện đường đứt gãy của vỏ chai đã được dựng lại Một trong những người lái xe của công ty Coca Cola đã làm chứng rằng trước đây anh ta đã từng nhìn thấy những chai Coca Cola khác phát nổ và đã tìm thấy những chai vỡ trong nhà kho khi anh ta lấy các thùng ra, nhưng anh ta không biết điều gì đã khiến chúng nổ tung

Gladys Escola đã khởi kiện Coca Cola tại Toà sơ thẩm bang để đòi bồi thường thiệt hại cho vết thương ở tay của mình Nguyên đơn cáo buộc rằng bị đơn đã bất cẩn trong việc bán những chai nước chứa áp lực khí quá cao hoặc bởi một số khiếm khuyết trong chai gây ra nguy hiểm và khả năng gây nổ

Bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết xử thắng cho nguyên đơn Bị đơn đã gửi kháng cáo lên Tòa án tối cao bang

Trang 2

8 Vấn đề pháp lý

- Liệu có thể dựa trên học thuyết Res ipsa loquitur để suy luận về lỗi bất cẩn của nhà sản xuất khi đưa ra thị trường sản phẩm lỗi?

- Liệu Bị đơn có phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc không kiểm tra hàng hoá được chứng minh là có khiếm khuyết gây thương tích cho Nguyên đơn không?

9 Luật áp dụng

 Sheward v Virtue, 20 Cal.2d 410 [ 126 P.2d 345]; Kalash v Los Angeles Ladder Co., 1 Cal.2d 229 [ 34 P.2d 481]

 Học thuyết Res ipsa loquitur “Bản chất sự việc tự nói lên tất cả”

 Prosser on Torts, supra, at page 300

 McPherson v Buick Motor Co., 217 N.Y 382 [111 N.E 1050, Ann.Cas 1916C

440, L.R.A 1916F 696]

10 Lịch sử xét xử

Escola khởi kiện tại Tòa sơ thẩm, Nguyên đơn sau đó đã tạm dừng vụ việc của mình

và tuyên bố với tòa án rằng cô ấy không thể chỉ ra bất kỳ hành động sơ suất cụ thể nào cô hoàn toàn dựa vào học thuyết res ipsa loquitur, bồi thẩm đoàn được Thẩm phán quyết định xử lý thắng đơn Bị đơn đã gửi đơn tố cáo lên Tòa án tối cao bang Đơn xin xét xử của người kháng cáo đã bị từ chối vào ngày 3 tháng 8 năm 1944

11 Phán quyết của toà án

Phán quyết cuối cùng rằng Nguyên đơn là Bà Gladys Escola là bên thắng kiện và Công ty đóng chai Coca Cola có nghĩa vụ bồi thường các khoản tiền: tiền lương do làm

bị thương bà Gladys Escola dẫn đến không thể tiếp tục làm việc; tiền bồi thường do gây thiệt hại sức khỏe; tiền bồi thường về tinh thần; tiền viện phí để Nguyên đơn có thể điều trị những vết thương do Bị đơn gây ra

12 Lập luận của Nguyên đơn

- Nguyên đơn cáo buộc rằng công ty bị cáo, đơn vị đã đóng chai và giao chai nước ngọt bị lỗi cho người sử dụng lao động của cô, đã sơ suất trong việc bán "những

Trang 3

chai chứa đồ uống nói trên, do áp suất khí quá cao hoặc do một số khuyết tật trong chai gây nguy hiểm và có khả năng nổ tung”

- Nguyên đơn khai rằng sau khi đặt ba chai vào tủ lạnh và di chuyển chai thứ tư cách thùng khoảng 18 inch "thì nó nổ tung trong tay tôi." Chai vỡ thành hai mảnh sắc nhọn và gây ra vết cắt sâu 5 inch, cắt đứt mạch máu, thần kinh và cơ ở ngón cái và lòng bàn tay Nguyên cáo khai thêm rằng khi chai nổ tung, "Nó phát ra âm thanh giống như một bóng đèn điện bị rơi Nó phát ra một tiếng nổ lớn."

- Nguyên cáo kết thúc phần trình bày của mình, tuyên bố với tòa án rằng do không thể chứng minh bất kỳ hành vi sơ suất cụ thể nào, cô hoàn toàn dựa vào học thuyết res ipsa loquitur

13 Lập luận của Bị đơn

- Bị cáo tranh luận rằng học thuyết res ipsa loquitur không áp dụng trong vụ án này

và bằng chứng không đủ để hỗ trợ phán quyết

- Bị cáo trình bày bằng chứng cho thấy họ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa đáng kể bằng cách kiểm soát và kiểm tra cẩn thận áp suất trong các chai và kiểm tra trực quan các khuyết tật trên thủy tinh trong một số giai đoạn trong quá trình đóng chai

II Ratio và Dicta trong phán quyết của thẩm phán

1 Cách lập luận của thẩm phán (Traynor, J)

(reasoning by analogy, policy argument, argument on general principle: the doctrine of res ipsa loquitur)

Thẩm phán Gibson: Thẩm phán Gibson đã sử dụng phương pháp diễn dịch

(deductive reasoning) và quy nạp (inductive reasoning) để diễn giải lập luận của mình:

- Deductive reasoning: Thẩm phán mở rộng học thuyết res ipsa loquitur để áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau Ông gọi tên từng trường hợp mà học thuyết này

có thể được áp dụng và sau đó đưa ra các luận cứ và ví dụ cụ thể nhằm chứng minh cho luận điểm của mình

Trang 4

- Inductive Reasoning: Thẩm phán đưa ra các báo cáo việc giám định chai coca cola

bị vỡ trong vụ việc, cũng như hàng loạt các bằng chứng có liên quan khác để làm căn cứ cho kết luận của mình: chai coca cola này đã bị lỗi trong quá trình sản xuất (áp suất trong chai quá cao hoặc chất lượng thuỷ tinh của vỏ chai tồn tại vấn đề), nguyên nhân xảy ra sự cố chính là do sự bất cẩn của bị đơn trong việc kiểm tra trước khi tung sản phẩm ra thị

Thẩm phán Traynor: Thẩm phán Traynor đã sử dụng phương pháp diễn dịch

(deductive reasoning) và quy nạp (inductive reasoning) để diễn giải lập luận của mình:

- Deductive Reasoning: Thẩm phán đưa ra đề xuất về việc áp dụng trách nhiệm tuyệt đối (absolute liability) của nhà sản xuất đối với mọi sản phẩm của họ được tung ra thị trường Nhằm tăng tính thuyết phục cho đề xuất của mình, ông đã dẫn

chứng vụ McPherson kiện Buick Motor Co, vụ việc mà tòa án đã công nhận

nguyên tắc “NSX phải chịu trách nhiệm về thương tích do sản phẩm gây ra đối với bất kỳ người nào có liên hệ hợp pháp với nó”

- Inductive Reasoning: Thẩm phán đưa ra luận cứ về việc NSX có thể lường trước các mối nguy hiểm liên quan đến sản phẩm trong khi công chúng thì không, sẽ rất nguy hiểm nếu các sản phẩm lỗi được đưa ra thị trường do sự cẩu thả của nhà sản xuất; các nhà bán lẻ không được trang bị để kiểm tra sản phẩm và việc này cũng như chính sách bảo hành là thuộc về trách nhiệm của nhà sản xuất Do đó, ông đề xuất về nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability) Theo đó, nhà sản xuất phải có trách nhiệm giảm thiểu tối đa tính nguy hại của sản phẩm có khiếm khuyết trên thị trường Thay vì giới hạn trách nhiệm của nhà sản xuất trong các trường hợp cụ thể khi có thể chứng minh được sơ suất, nguyên tắc trách nhiệm tuyệt đối được mở rộng đối với tất cả các thương tích do sản phẩm gây ra khi sản phẩm đó được đưa ra thị trường

2 Ratio

Thẩm phán áp dụng học thuyết res ipsa loquitur xuyên suốt phần lập luận của mình

Cụ thể, thẩm phán đồng ý với phán quyết, nhưng ông tin rằng sự sơ suất của nhà sản xuất

Trang 5

không nên là yếu tố duy nhất để xác định quyền được bồi thường của nguyên cáo trong những trường hợp như thế này Theo quan điểm của thẩm phán, hiện nay cần phải công nhận rằng nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm tuyệt đối khi một sản phẩm mà họ đưa ra thị trường, biết rằng nó sẽ được sử dụng mà không cần kiểm tra, lại có khuyết tật gây thương tích cho con người

Tuy nhiên, ngay cả khi không có sơ suất, chính sách công cũng đòi hỏi phải xác định trách nhiệm ở bất cứ nơi nào có thể giảm thiểu hiệu quả nhất các mối nguy hiểm đối với tính mạng và sức khỏe vốn có trong các sản phẩm lỗi lầm lưu hành trên thị trường

Người bán lẻ, mặc dù không được trang bị để kiểm tra sản phẩm, vẫn phải chịu trách nhiệm tuyệt đối với khách hàng, vì các bảo đảm ngầm về tính phù hợp cho mục đích sử dụng đã đề xuất và chất lượng có thể bán được bao gồm bảo đảm an toàn của sản phẩm Tất nhiên, trách nhiệm của nhà sản xuất nên được xác định theo tiêu chí an toàn của sản phẩm trong quá trình sử dụng bình thường và đúng cách, và không nên mở rộng sang các thương tích không thể truy vết nguồn gốc từ sản phẩm khi nó đến tay người tiêu dùng

3 Obiter

Đối với nhà bán lẻ, mặc dù không được trang bị để kiểm tra sản phẩm, chịu trách nhiệm pháp lý tuyệt đối đối với khách hàng của mình, vì các bảo đảm về tính phù hợp chomục đích sử dụng và chất lượng có thể bán được bao gồm bảo hành về độ an toàn của sảnphẩm Các tòa án công nhận rằng nhà bán lẻ không thể chịu trách nhiệm về bảo hành này vàcho phép anh ta bù đắp mọi tổn thất bằng bảo đảm an toàn khi bán hàng của nhà sản xuất.Tuy nhiên, thủ tục như vậy là vòng vo không cần thiết và gây ra kiện tụng lãng phí Sẽ hiệuquả hơn nếu người bị thương có thể trực tiếp yêu cầu bảo hành từ nhà sản xuất Tuy nhiên,thông thường, người mua trực tiếp là đại lý không có ý định tự mình sử dụng sản phẩm vànếu việc bảo hành là để phục vụ mục đích bảo vệ sức khỏe và an toàn thì phải trao quyền chongười khác chứ không phải đại lý

III Lập luận khác

Ở đây, Nguyên đơn chỉ có thể dựa đơn thuần trên học thuyết Res ipsa loquitur để

có thể kiện Nguyên đơn

Trang 6

Vậy thì nếu đưa ra một lập luận khác, các Thẩm phán sẽ không thể dựa theo học thuyết này để buộc tội Bị đơn vì tai nạn xảy ra sau khi Bị đơn đã trao toàn quyền kiểm soát chai nước cho Nguyên đơn nên không thể chắc chắn được rằng trong 36 giờ nằm tại kho đó, có tác nhân nào tác động đến chai nước khiến nó bị hư tổn hay không Nên không thể đổ hết trách nhiệm cho Bị đơn

IV Nhận xét về phán quyết và án lệ

 Học thuyết res ipsa loquitur cho phép suy luận về sự sơ suất khi một tai nạn xảy ra trong những trường hợp mà những tai nạn đó không thể lường trước được nếu không có ai đó sơ suất

 Trong các trường hợp trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, nếu nhà sản xuất có độc quyền kiểm soát việc sản xuất và kiểm tra, họ có thể bị coi là sơ suất nếu lỗi sản phẩm gây ra thương tích

 Ý kiến đồng tình của Justice Traynor gợi ý rằng các nhà sản xuất nên hướng tới trách nhiệm pháp lý tuyệt đối để thúc đẩy an toàn công cộng và giảm thiểu mối nguy hiểm từ các sản phẩm bị lỗi

Ngày đăng: 23/06/2024, 22:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w