Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển thịtrường bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở nông thôn là cần thiết có ý nghĩa quantrọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong thời kỳ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập
của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Phạm Hồng Tú
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở NÔNG THÔN 9
1.1 Khái niệm, vai trò và các mối quan hệ của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 9
1.1.1 Khái niệm bán lẻ và thị trường bán lẻ 9
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 14
1.1.3 Vị trí, vai trò và các mối quan hệ của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 16
1.2 Khái niệm và nội dung phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 21
1.2.1 Khái niệm về phát triển thị trường 21
1.2.2 Vai trò và chức năng của các chủ thể phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 26
1.2.3 Những nội dung cơ bản của phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 30
1.3 Phát triển thị trường bán lẻ ở nông thôn trong quá trình thực hiện CNH và hội nhập kinh tế quốc tế và kinh nghiệm của Trung Quốc 36
1.3.1 Tác động của quá trình thực hiện CNH 36
1.3.2 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 41
1.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thị trương bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn trong thời kỳ CNH và hội nhập kinh tế quốc tế 43
1.3.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 47
Trang 3Chương 2: THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở NÔNG THÔN
VIỆT NAM THỜI KỲ 2001 - 2010 49
2.1 Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2001 - 2020 49
2.1.1 Khái quát chung về khu vực nông thôn 49
2.1.2 Thực trạng phát triển nhu cầu tiêu dùng của dân cư nông thôn 53
2.1.3 Thực trạng phát triển hoạt động bán lẻ ở nông thôn 58
2.1.4 Đánh giá trình độ phát triển thị trường bán lẻ nông thôn 66
2.2 Thực trạng chính sách phát triển thị trường của nhà nước 70
2.2.1 Khái quát quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam .70 2.2.2 Chính sách phát triển “cầu” về hàng hóa tiêu dùng ở nông thôn 74
2.2.3 Thực trạng chính sách phát triển thương mại ở nông thôn 76
2.2.4 Đánh giá chung về chính sách phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 80
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở NÔNG THÔN THỜI KỲ 2011 -2020 90
3.1 Triển vọng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 90
3.1.1 Dự báo một số chỉ tiêu phát triển của thị trường nông thôn thời kỳ 2011 –2020 90
3.1.2 Một số xu hướng phát triển trên thị trường nông thôn 95
3.1.3 Phân tích, đánh giá triển vọng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn thời kỳ 2011 - 2020 97
3.2 Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn thời kỳ 2011 - 2020 100
3.2.1 Quan điểm phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 100
3.2.2 Mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 101
3.2.3 Phương hướng hoàn thiện khung khổ pháp luật, nâng cao vai trò của nhà nước trong phát triển thị trường bán lẻ 102
Trang 43.2.4 Phương hướng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
trong thời gian tới 108
3.3 Các giải pháp, chính sách phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn trong thời kỳ 2010 - 2020 113
3.3.1 Các giải pháp, chính sách nâng cao thu nhập bằng tiền của dân cư khu vực nông thôn 113
3.3.2 Các giải pháp, chính sách phát triển cầu về hàng hóa tiêu dùng trên thị trường nông thôn 116
3.3.3 Các giải pháp, chính sách phát triển các chủ thể tham gia bán lẻ trên thị trường nông thôn thời kỳ 2010 - 2020 120
3.2.4 Các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại ở nông thôn .127
3.3.5 Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 131
KẾT LUẬN 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
PHỤ LỤC 144
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
BẢNG
thành thị, nông thôn (Giá hiện hành) 54
Bảng 2.2 Cơ cấu tổng cầu về hàng hóa tiêu dùng dân cư nông thôn 55
Bảng 2.3 Khối lượng đồ dùng tăng thêm của hộ gia đình giữa 2 cuộc điều tra phân theo thành thị, nông thôn 56
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu về mạng lưới chợ ở nông thôn 60
Bảng 3.1 Dự báo dân số và số hộ gia đình nông thôn 2011 -2020 91
Bảng 3.2 Dự báo qũi mua dân cư khu vực nông thôn 92
Bảng 3.3 Dự báo tổng khối lượng tiêu dùng một số mặt hàng lương thực, thực phẩm của khu vực nông thôn giai đoạn 2011-2020 93
Bảng 3.4 Dự báo khối lượng nhu cầu mua sắm một số đồ dùng lâu bền của các hộ gia đình ở nông thôn 95
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Dân số thành thị, nông thôn tại các vùng 49
Biểu đồ 2.2: Mức thu nhập bình quân nhân khẩu qua các năm 52
Biểu đồ 2.3: Sử dụng thu nhập của dân cư nông thôn 53
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu quĩ mua dân cư phân theo vùng 2008 55
Biểu đồ 2.5: Các loại hình bán lẻ ở nông thôn 58
Biểu đồ 2.6: Mật độ cơ sở bán lẻ tại một số địa bàn khảo sát 59
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu các doanh nghiệp phân phối 63
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ 64
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu khách hàng và nhà cung cấp của các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ 64
Biểu đồ 2.10: Đánh giá về tính cạnh tranh trên thị trường của các đơn vị trong ngành dịch vụ phân phối 65
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Các kênh lưu thông (phân phối) hàng hóa chủ yếu từ sản xuất đến tiêu dùng .17 Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường bán lẻ 103
Sơ đồ 3.2 Phân nhóm thị trường nông thôn theo điều kiện phát triển 109
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp, nâng cao mức sống cho nông dân và xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế
- xã hội ở nước ta Trong những năm gần đây, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông thôn, như: Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 về phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”; Đồng thời, trong định hướng phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, mục tiêu đề ra phải phát triển thị trường dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn mới
Thực tế, khu vực nông thôn hiện nay với khoảng 70% dân số sinh sống, chiếm trên 60% tổng GDP và có số lượng người tiêu dùng nhiều gấp hơn 2 lần khu vực thành thị Số người có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng ngày càng tăng, đủ khả năng chi tiêu cho những vật dụng khác ngoài thực phẩm Theo Công ty Nghiên cứu thị trường TNS từ năm 2007, tại khu vực nông thôn đã có 95% hộ gia đình nông thôn sẵn sàng mua tivi, 92% có thể mua bếp điện, bếp gas, 33% có thể mua máy cassette/radio, 30% muốn mua tủ lạnh, 9% muốn mua máy vi tính, 1% muốn kết nối internet Sự gia tăng nhu cầu mua của dân cư trên địa bàn nông thôn đã và đang mang lại cơ hội phát triển thị trường bán lẻ Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là về phương diện tổ chức thị trường, cung ứng hàng hóa, nên thị trường bán lẻ ở nông thôn hiện nay vẫn
Trang 8phát triển chậm và thiếu bền vững Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển thị trường bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở nông thôn là cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong thời kỳ 2011 – 2020
Về phương diện lý luận, các vấn đề về phát triển triển hệ thống phân phối, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, phát triển các loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã được một số đề tài, luận văn tiến sỹ đề cập giải quyết Tuy nhiên, phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn chưa được giải quyết một cách hệ thống và chưa tạo lập đủ cơ sở khoa học (cụ thể xem các công trình nghiên cứu có liên quan được nêu ở mục 2 dưới đây)
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài
“Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ
2010 - 2020” làm Luận án cấp tiến sĩ kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế đến nay, vấn đề phát triển thị trường ở nước ta nói chung và vấn đề phát triển phát triển thị trường bán lẻ, thị trường nông thôn nói riêng đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu, cụ thể:
Ngô Đình Giao: “Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta –
một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm
1996 Trên cơ sở tổng kết những nghiên cứu về thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa ở các nước, cuốn sách đã trình bày một số quan điểm và phương hướng thực hiện thời kỳ công nghiệp hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
-xã hội ở nước ta
Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương: “Các loại hình kinh
doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị tại Việt Nam”; Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2001 Đề tài tập trung nghiên cứu
Trang 9phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, trong đó tập trung vào loại hình kinh doanh siêu thị
Phạm Quốc Thái: “Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm
cuối thế kỷ XX”; Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, năm 2001 Cuốn sách
này trình bày tổng quan quá trình đổi mới tư duy, cách thức thực hiện công nghiệp hóa ở trung Trung Quốc trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Trong đó, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa, mà còn đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới
Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: “Phát triển hệ thống
phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Đề
tài khoa học cấp Bộ, 2002 Đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc phát triển hệ thống phân phối, trong đó tập trung làm rõ cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển các mối liên kết dọc và liên kết ngang trong các hệ thống phân phối
Lê Xuân Bá: “Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XNCH ở Việt Nam”, Đề tài khoa học, năm 2004 Đề tài này đã tập
trung làm rõ bản chất, nội dung của thể chế kinh tế thị trường của Việt nam, trong đó đề cập đến các vấn đề pháp luật, cách thức tổ chức thị trường, các lực lượng thị trường, cơ chế giám sát, thể chế cạnh tranh,…
Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: “Đánh giá thực trạng
và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta”; Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2006 Đề tài tập trung nghiên cứu các kênh
phối cho một số mặt hàng thiết yếu (rau quả, thịt, hàng may mặc, sắt thép, phân bón, xi măng…)
Lê Danh Vĩnh: “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt
Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm”; Sách chuyên khảo, NXB
Thống kê, Hà Nội, 2006 Cuốn sách này đã phân tích những thành tựu và hạn
Trang 10chế trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách thương mại ở nước ta Qua đó, tác giả đã đề xuất các kiến nghị tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ về cơ chế, chính sách thương mại trong thời gian tiếp theo
Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: “Nghiên cứu dịch vụ
bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”; Đề
tài khoa học cấp Bộ, năm 2007 Đề tài đã nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ với tư cách là các phân ngành của ngành dịch vụ phân phối, trong đó tập trung nghiên cứu các điều kiện, xu hướng phát triển và chính sách quản lý các dịch
vụ này ở một số nước
Phạm Hữu Thìn: “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn
minh hiện đại ở Việt nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2008 Luận án đã đề
cập đến các hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi), trong đó tập trung vào nội dung quản lý Nhà nước
Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: “Hoàn thiện môi
trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam”;
Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2009 Đề tài đã tập trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh, thực trạng ở Việt nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát triển hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ
Bộ Công Thương: “Phát triển thị trường trong nước đến năm 2010 và
định hướng đến 2020”, Đề án trình Chính phủ, năm 2007 Đề án đã được thủ
tướng chính phủ ra Quyết định phê duyệt tại Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007; Đề án đã xây dựng các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển (các loại hình doanh nghiệp, loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, các mô tình tổ chức lưu thông hàng hóa) và giải pháp phát triển thương mại trong nước
Bộ Công Thương: “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn
2009-2015 và định hướng đến năm 2020”, Đề án trình Chính phủ năm 2009 Đề án
này đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt tại Quyết định số 23/QĐ-TTg
Trang 11ngày 6/1/2010 Đề án đã xây dựng các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển (mô hình cấu trúc thương mại nông thôn, tổ chức mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng, phát triển chợ nông thôn) và giải pháp phát triển thương mại nông thôn
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ, thị trường bán lẻ, như:
AT Kearney: “Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu – Chỉ số
phát triển bán lẻ toàn cầu 2009” Tài liệu xếp hạng các thị trường bán lẻ trên
thế giới dựa trên cơ sở đánh giá 4 nhóm chỉ tiêu để xác định chỉ số phát triển bán lẻ của từng quốc gia
Fels, Allan: “Quản lý bán lẻ - Bài học từ các quốc gia đang phát triển”, Asia Pacific Business Review, số 1 năm 2009 Tác giả đã tổng kết kinh nghiêm và rút ra bài học quản lý bán lẻ ở các nước đang phát triển
Bennard Hoekman, Adia và Philip English (chủ biên): “Phát triển
thương mại và WTO”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2005 Các
tác giả đã đề cập một cách tổng quát về cải cách thương mại và xây dựng thể chế kinh tế thị trường phù hợp với qui định của WTO
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của Luận án Nghiên cứu sinh
có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu để giải quyết một số nội dung nghiên cứu của đề tài như: các khái niệm về bán lẻ; những sự chuyển biến của khu vực nông thôn trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa; vai trò và chức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường; một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển kênh phân phối nói chung và bán lẻ nói riêng;… Tuy nhiên, từ góc độ phát triển thị trường bán lẻ ở nông thôn và trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì chưa có công trình nào giải quyết một cách toàn diện và có tính hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn