1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

để quản lý thông tin phát ngôn trên internet cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước
Tác giả Đoàn Thùy Dương, Phàn Tùng Dương, Phạm Tiến Đạt, Hoàng Nữ Ngọc Hà, Nguyễn Hoàng Hà, Trương Văn Hải, Hoàng Thị Như Hằng, Vũ Thị Bích Hằng, Vũ Duy Hòa, Nguyễn Kim Huệ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 159,69 KB

Nội dung

Kế hoạch làm việc của nhóm: - Tìm thông tin: 1 Nghiên cứu về quyền tự do ngôn luận và quyền tự do truyền thông trong Luậthiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan.. Đưa ra các luận đi

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

Môn: LUẬT HIẾN PHÁP

-* -Chủ đề 01:

Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy

định trên.

Lớp niên chế: ………

Lớp tín chỉ: ………

Nhóm: 01 (Quan điểm phản đối)

1

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 02

Lớp: 4817

Chủ đề tranh biện: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để phản đối quy định trên

1 Kế hoạch làm việc của nhóm:

- Tìm thông tin:

1) Nghiên cứu về quyền tự do ngôn luận và quyền tự do truyền thông trong Luật

hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan Đưa ra các luận điểm về sự quan trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và quyền tự do truyền thông trong một xã hội dân chủ;

2) Nghiên cứu về quyền riêng tư và quyền tự do cá nhân trong Luật hiến pháp

và các văn bản pháp luật liên quan Đưa ra các luận điểm về sự bảo vệ quyền riêng tư và quyền tự do cá nhân, đồng thời nêu rõ tác động tiêu cực của yêu cầu xin phép livestream lên quyền này;

3) Nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng của mạng xã hội trong việc tạo cơ

hội cho việc truyền thông, chia sẻ thông tin và tham gia vào cuộc sống công cộng + Bất lợi của việc xin phép cơ quan nhà nước Đưa ra các luận điểm về

sự cần thiết của một môi trường trực tuyến tự do và đa dạng, cung cấp cho mọi người quyền tự do truyền thông và tiếp cận thông tin;

4) Nghiên cứu về các biện pháp khác để quản lý thông tin và phát ngôn trên

mạng xã hội, bao gồm cách thức kiểm soát nội dung độc hại và vi phạm pháp luật Đưa ra các luận điểm về việc tìm kiếm giải pháp khác nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ người dùng và ngăn chặn các hành vi phạm tội, mà không cần yêu cầu xin phép cơ quan nhà nước;

5) Xâu chuỗi các luận điểm

3

Trang 3

T

T

Họ và tên Công việc

thực hiện

Tiến độ thực hiên (đúng hạn)

Mức độ hoàn thành Họp nhóm

Kết luận Xếp loại

Ký tên

Có Không Tốt TB Không

tốt

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều ý tưởng

1

Đoàn Thùy

Dương

-481711

2

Phàn Tùng

Dương

-481712

Làm mục 3   Đến

muộn

2 lần

B

3 Phạm Tiến Đạt -

481713

Làm mục 5 + Word

4 Hoàng Nữ Ngọc Hà

-481714

Làm mục 4 + Powerpoint

5

Nguyễn

Hoàng Hà

-481715

6

Trương

Văn Hải

-481716

Làm mục 5 + Thuyết trình

7

Hoàng Thị

Như Hằng

- 481717

8

Vũ Thị

Bích Hằng

- 481718

Làm mục 5 + Word + Thuyết trình

9

Vũ Duy

Hoà

-481719

1

0

Nguyễn

Kim Huệ

-481720

2 Phân chia công việc và họp nhóm

Hà Nội, ngày……tháng….năm 2023

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

3

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

- Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh

nghiệm, tư tưởng, tình cảm… liên tục giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng xã hội

- Từ khái niệm về truyền thông, ta có thể thấy được những lợi ích, vai trò cơ bản của nó Và hiện nay, mạng xã hội đang đóng vai trò công cụ để đưa truyền thông đến với mọi người từ già đến trẻ, từ trong đến ngoài nước

- Livestream chính là một trong những phương thức cơ bản giúp mạng xã hội

phát triển những lợi thế của mình:

o Tương tác thời gian thực: Livestream tạo ra môi trường tương tác thời gian thực giữa người xem và người tạo nội dung Người xem có thể đặt câu hỏi, gửi ý kiến và nhận phản hồi ngay lập tức

o Nội dung tương tác và linh hoạt: Người xem có thể tham gia vào nội dung tương tác, bình luận, và đưa ra ý kiến ngay khi sự kiện đang diễn

ra Việc xem livestream cho người dùng chứng kiến những gì chân thật đang diễn ra mà chưa qua bất kì thao tác cắt ghép, chỉnh sửa nào, đảm bảo được tính chân thực, khách quan

o Hiệu quả chi phí: So với các phương tiện truyền thông truyền thống, việc sử dụng livestream có thể giảm chi phí đáng kể Người tạo nội dung không cần đến các studio đắt tiền và có thể tương tác trực tuyến

từ bất kỳ đâu

o Tiện ích cho sự kiện và quảng bá sản phẩm: Livestream thường được

sử dụng để trực tiếp phát sóng sự kiện, buổi hòa nhạc, hội thảo, hay thậm chí là quảng bá sản phẩm Điều này giúp mở rộng đối tượng mục tiêu và tạo ra sự kiện trực tuyến sống động

o Tạo nguồn thu nhập: Livestream có thể là một nguồn thu nhập cho người tạo nội dung thông qua các hình thức như quảng cáo, quyên góp

từ người xem, hay các hình thức khác của tiếp thị trực tuyến

Trang 5

 Livestream không chỉ mang lại sự tương tác và giao tiếp thời gian thực mà còn mở ra nhiều cơ hội cho việc tạo nội dung, sự kiện, và kết nối trực tuyến

HỆ THỐNG LẬP LUẬN

1 Luận điểm 1: Vi phạm quyền tự do ngôn luận

1.1 Cơ sở pháp lý

- Ở Việt Nam:

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Công dân có quyền tự do

ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.”

 Ngoài ra quyền tự do ngôn luận cũng đã được khẳng định tại:

o Điều 69 HP 1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”

o Điều 67 HP 1980: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”

o Điều 10 HP 1946: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận”

- Ở quốc tế:

Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UHDR) năm 1948: “Mọi

người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới”

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1996

cũng quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”

1.2 Cơ sở thưc tiễn: Chúng tôi sẽ chứng minh rằng khi dự định ban hành ra

quy định này sẽ vi phạm đến quyền tự do ngôn luận của mọi người

Trang 6

a, Thứ nhất:

Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản, hoặc dưới bản diện tử hoặc dưới hình thức khác

Trong một xã hội nơi mà tự do ngôn luận và quyền tự do cá nhân được coi là cột mốc quan trọng, thì tình trạng người dân không thể tự do bày tỏ ý kiến cá nhân

do sự kiểm soát của nhà nước là một thách thức đối với sự phát triển và tiến bộ Những quy định mà nhà nước áp đặt, mang đầy tính quyền lực, không chỉ là vật cản vô hình mà còn tạo ra một môi trường đe dọa, làm cho người dân e ngại và lo lắng về hậu quả khi họ bày tỏ ý kiến cá nhân Những hạn chế, kiểm soát này khiến ngay chính hội nhập trong nước gặp nhiều trở ngại, huống chi đến hội nhập quốc

tế Điều này đi ngược lại với xu thế toàn cầu, cũng như trái với chính sách của những nước đang trong thời kì phát triển

Tự do ngôn luận, không chỉ là quyền lợi cơ bản mà còn là động cơ quan trọng thúc đẩy sự đa dạng ý kiến và thảo luận mở cửa trong xã hội Tuy nhiên, khi nhà nước chiếm giữ một lượng lớn quyền lực và áp đặt những quy định hạn chế, người dân không thể thực sự tận hưởng quyền tự do này một cách đầy đủ Những quy định này không chỉ giữ người dân im lặng mà còn làm mất đi sự mạnh mẽ của giọng nói cộng đồng

Quy định cũng làm mất đi tính tương tác và kết nối xã hội Khi người dân sợ hãi bày tỏ ý kiến, không thể thảo luận mở cửa và chia sẻ góc nhìn, sự đa dạng của

xã hội bị hạn chế Tình trạng này không chỉ gây biến chất cho quyền tự do ngôn luận mà còn tạo ra một xã hội mà ý kiến cá nhân bị hạn chế, những giọng nói độc lập bị át chế Sự đa dạng và sáng tạo trong ý kiến trở nên mờ nhạt, và xã hội bị đặt vào tình trạng "im lặng" mặc dù có những vấn đề cần được thảo luận và giải quyết

b, Thứ hai

Để xin sự kiểm duyệt và chấp thuận, người livestream phải thực hiện thủ tục xin phép bằng văn bản, điều này đặt ra một loạt các vấn đề phức tạp và gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đối với cả người cung cấp và người tiếp cận thông tin

Trang 7

Quá trình xin phép bằng văn bản thường đòi hỏi một loạt các thủ tục và chứng

từ phức tạp theo quy định của cơ quan nhà nước Ví dụ như quy trình xử lý ở Việt Nam1 bao gồm các bước:

(+) Hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính

(+) Cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính

(+) Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính

(+) Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết (+) Giải quyết thủ tục hành chính

(+) Trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Thời gian giải quyết cũng trở nên kéo dài do lượng lớn văn bản gửi đến Điều này gây ra một hiện tượng lan rộng, khiến cho những người muốn cung cấp thông tin qua livestream cảm thấy bất lực và nản lòng

Sự phức tạp và độ dài của quy trình này tạo ra một loạt các hậu quả tiêu cực: Thứ nhất, việc đòi hỏi người livestream phải xin phép qua văn bản gây ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của họ Người cung cấp cảm thấy áp đặt và rơi vào tình trạng không chắc chắn về việc liệu họ có được phép livestream hay không Điều này dẫn đến việc họ dễ dàng từ bỏ ý định chia sẻ thông tin của mình, giảm sự

đa dạng của nguồn thông tin và ý kiến trên các nền tảng trực tuyến

Thứ hai, quy trình xin phép và sự kéo dài của thời gian giải quyết cũng làm hạn chế quyền tự do tiếp cận thông tin của công dân Không chỉ có sự cung ứng thông tin giảm đi mà còn tạo ra sự chán chường và mất hứng thú từ phía người tiếp cận thông tin Hệ quả là không có sự cung cấp, không có sự cầu đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi mà người tiếp cận thông tin không thể hưởng từ thông tin đó, như được quy định trong Khoản 3 Điều 62 của Hiến pháp: “Nhà nước tạo điều kiện

để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ”

Như vậy, chính những rắc rối và khó khăn trong quy trình xin phép livestream không chỉ làm giảm chất lượng và đa dạng của thông tin trên các nền tảng trực tuyến mà còn đặt ra những thách thức lớn đối với quyền tự do ngôn luận và quyền lợi của người tiếp cận thông tin

Trang 8

2 Luận điểm 2: Vi phạm nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

2.1 Cơ sở pháp lí

- Theo khoản 1 điều 5 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy

định: “Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn

bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”

- Theo khoản 4 điều 5 của luật này cũng quy định: “Bảo đảm tính khả thi,

tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính”

2.2 Cơ sở thực tiễn: Chúng tôi sẽ chứng minh rằng việc ban hành ra quy định

này sẽ vi phạm vào nguyên tắc xây dựng, ban hành quy phạm pháp luật

2.2.1 Quy định này sẽ không bảo đảm được tính hợp hiến và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật

- Tính hợp hiến là văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính hợp hiến khi

nội dung văn bản đó phải đồng thời phù hợp với các nguyên tắc, quy định và tinh thần của Hiến Pháp Tính hợp hiến được thể hiện thông qua việc không trái với các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp Để đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật không trái với các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp thì cơ quan soạn thảo phải nắm rõ và hiểu đúng các quy định cụ thể của Hiến pháp liên quan đến lĩnh vực điều chỉnh của văn bản đang soạn thảo

- Tính thống nhất của nội dung dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật là

việc văn bản do một cơ quan ban hành không được mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác của chính cơ quan đã ban hành văn bản đó; văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới không được mâu thuẫn với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên

- Quy định này sẽ không bảo đảm được hai nguyên tắc đó vì:

(+) Vi phạm điều 25 Hiến pháp 2013 về quyền tự do ngôn luận (Luận điểm 1)

(+) Xâm phạm quyền riêng tư và tự do cá nhân: Đối với những group kín, admin ẩn danh, việc yêu cầu cấp phép có thể vi phạm quyền riêng tư Điều này có thể vi phạm Điều 21 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền bất khả

Trang 9

xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn” Sự xâm phạm này

có thể tạo ra sự không hài lòng trong cộng đồng, đặt ra câu hỏi về sự công bằng và minh bạch của quy trình quản lý thông tin Hệ quả từ đó có thể gây thiệt hại cho hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế, làm mất đi lòng tin và tôn trọng từ cộng đồng quốc tế

(+) Và khi quy định này đã mâu thuẫn với Hiến pháp – là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, tức là nó đã tạo nên mâu thuẫn, do đó,

nó sẽ phá vỡ chỉnh thể thống nhất của hệ thống pháp luật

2.2.2 Quy định này còn không bảo đảm được tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật

- Quy định này không bảo đảm được tính khả thi, tiết kiệm vì:

(+) Khi quy định đó được ban hành tức là sẽ định ra một vị trí, chức năng, quyền hạn của cơ quan là thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, quản lí các thông tin livestream Bộ máy nhà nước không chỉ trở nên cồng kềnh hơn mà nhà nước cần phải chu cấp, đầu tư cho sự vận hành cơ quan mới này Điều này

sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của nhà nước, thậm chí gánh nặng thuế trên vai người dân có thể tăng lên để bù đắp vào chi phí duy trì cơ quan này Điều này thì mạng lại một hệ luỵ là cuộc sống của những người dân nghèo – những người mà chất lượng cuộc sống còn khó khăn, với mức thuế trước và chi phí hằng ngày đã là gánh nặng cho họ, mà bây giờ để vận hành một cơ quan mới thì tiền thuế tăng lên, chất lượng cuộc sống của họ càng đi xuống hơn

(+) Quy định này không khả thi còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực có chuyên môn ở nước ta Để có thể thực thi chức năng, nhiệm vụ là quản lí các thông tin livestream và kiểm soát những những thông tin độc hại thì cần đến một lực lượng, đội ngũ cán bộ có chuyên môn về mảng công nghệ thông tin Nhưng thực tế, nguồn nhân lực có chuyên môn công nghệ thông tin ở nước ta rất ít Minh chứng là tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao động quốc gia của Việt Nam ước

Trang 10

đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động Tỷ lệ này khá thấp so với các nước định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ Vì vậy, một nguồn chi phí nữa sẽ sản sinh ra chính là số tiền để đào tạo cho nhân lực có chuyên môn, uy tín để phục vụ cho cơ quan nhà nước

 Từ những lí do trên, quy định này sẽ không khả thi vì nó không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta, thậm chí nếu để quy định này đi vào thực tiễn đời sống có thể dẫn đến việc tốn kém trong chi phí đào tạo và vận hành Điều này còn có thể khiến cho chất lượng cuộc sống của người dân đi xuống

- Quy định này sẽ không bảo đảm được tính hiệu quả vì:

(+) Khả năng lạm quyền và thụ động hoá dự án truyền thông: Cơ quan nhà nước có thể sử dụng quyền này để kiểm soát thông tin và lựa chọn nội dung truyền thông Đây là con dao hai lưỡi có thể kiểm soát, hạn chế đi sự sáng tạo, nội dung thật sự mà người livestream muốn hướng tới

(+) Quy định này không hiệu quả vì nó không quản lí được tất cả các nội dung trên mạng xã hội Quy định này đặt ra chỉ ra để quản lí thông tin ở mạng livestream, thế nhưng các thông tin có nội dung bẩn không chỉ tồn tại dưới dạng video trực tiếp, hay chủ thể phát thanh trực tiếp mà nó còn có thể

ở dạng những văn bản hay hình ảnh Thế nên, việc ban hành ra một quy định

là những người livestream phải xin phép trước khi ban hành không hiệu quả

vì nó vẫn không thể quản lí hết tất cả những thông tin trên mạng xã hội (+) Nguy cơ không minh bạch và tham nhũng: Quá trình xin phép có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch về cách cơ quan nhà nước đưa ra quyết định và xem xét nội dung có được phép livestream hay không Không thể không tính đến những trường hợp lách luật bằng những thủ đoạn, mối quan hệ của mình Chính những hành vi này tạo điều kiện cho tham nhũng và những tranh cãi trong cộng đồng Điều này gây nên sự bất công bằng giữa những streamers đặt trong hoàn cảnh tương quan về cùng 1 nội dung

(+) Không minh bạch trong khâu tuyển dụng nhân lực thực hiện: Trước khi

có một đội ngũ đưa ra quyết định và xem xét nội dung có được phép livestream hay không, nhà nước cần phải tuyển dụng, chọn lọc những người

đủ năng lực, thẩm quyền Bộ phận mới này còn khá nhiều bất cập (cần có

Ngày đăng: 23/06/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w