Vì vậy vai trò của Nhà nước cần phải được đặt lên hàng đầu nhằm định hướng cho việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thông qua việc đề ra các ch
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [58, tr.4]
Theo Đại từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1998: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử” [11, tr.56] Trong đó theo Đoàn Văn Chúc (1997): “Văn hóa là tổng thể về những thành tựu, những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo trong quá trình quan hệ với tự nhiên, xã hội và đời sống tinh thần có tính đặc thù của mỗi dân tộc” [8, Tr.10]
Như vậy, khía cạnh ý thức hệ của văn hóa, tính giai cấp của văn hóa và trên cơ sở đó hiều rõ sự vận động của văn hóa trong xã hội có giai cấp Với cách tiếp cận như vậy có thể hiểu rằng nền văn hóa không chỉ là một phản ánh của mọi nội dung và đặc tính của xã hội, mà còn là sản phẩm của cơ sở kinh tế và chính trị của mỗi giai đoạn lịch sử Trong bối cảnh này, ý thức của các tầng lớp thống trị định hình và chi phối hướng phát triển của văn hóa, cũng như quyết định việc xây dựng và thiết lập hệ thống chính sách và pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa
Từ phân tích các quan điểm trên, văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và những giá trị tinh thần, được xây dựng và kế thừa qua các thế hệ Điều này bao gồm ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nhiều yếu tố khác tạo nên bản sắc và đặc trưng riêng của mỗi dân tộc và đất nước
Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "bản sắc" dùng để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc tính,
10 đặc thù riêng của sự vật đó [11] "Bản sắc" là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là phân tích trên ngữ nghĩa của hai từ "bản" và "sắc" Theo đó, "bản" là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là sự biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài
Khi nghiên cứu về văn hóa theo chiều rộng nhất, bản sắc văn hóa của một dân tộc không chỉ bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần mà dân tộc đó đã sáng tạo và phát triển qua thời gian, mà còn là tổng hợp độc đáo và riêng biệt, đặc trưng và định danh độc đáo của dân tộc đó so với các dân tộc khác Bản sắc văn hóa thể hiện sự đa dạng và sự phong phú trong thế giới văn hóa toàn cầu
Như vậy, trong phạm vi đề tài cho rằng: Bản sắc văn hóa là hệ thống các giá trị đặc trưng, bản chất của một nền văn hóa được hình thành, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa, là những nét đặc thù, độc đáo, dấu hiệu để nhận biết một nền văn hóa và phân biệt với nền văn hóa khác
1.1.1.3 Giá trị bảo tồn và phát huy văn hóa
Theo từ điển Hán Nôm của Nguyễn Quốc Hùng, "Bảo tồn là giữ gìn cho còn, không để bị mất"[30]
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đại diện cho quá trình bảo quản và thúc đẩy những giá trị văn hóa đặc trưng và cốt lõi, mà con người đã tạo ra, nhằm phản ánh và đáp ứng đúng mực với sự phát triển của xã hội con người
Giá trị là kết quả của quá trình tư duy và sản xuất tinh thần của con người và là yếu tố cốt lõi của văn hóa Giá trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần, phản ánh và kết tinh cuộc sống văn hóa của con người, giúp điều chỉnh hành vi và định hướng sự phát triển theo hướng chân - thiện - mỹ, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia và dân tộc trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam
Dựa trên cách diễn giải này trong phạm vi đề tài cho rằng bảo tồn phát huy văn hóa là các biện pháp nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa, giữ chúng không bị quên lãng hay mất đi sự sắc nét Đồng thời, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được lan tỏa và tỏa sáng, mang lại ý nghĩa tích cực trong cuộc sống cộng đồng, góp phần vào mục tiêu văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
1.1.1.4 Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Theo Wiki: “ Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan” [70]
Quan điểm chính sách là hoạt động của nhà lãnh đạo được Nguyễn Văn Phúc cho rằng “Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình”
Theo Nguyễn Đình Tấn trong bài viết của Nguyễn Hương trên trang wed luatvietnam.vn cho rằng “Chính sách thường được thể chế hóa trong các quyết định, hệ thống pháp luật, các quy chuẩn hành vi và những quy định khác” [71] Với quan điểm chủ trương và chính sách cơ bản, toàn diện được thực hiện bởi cơ quan quản lý Nhà nước được UNESCO định nghĩa như sau: “Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động quyết định các thực hành, các phương pháp quản lý chính và phương pháp ngân sách Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa” [58]
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa được thực hiện dựa trên các chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước, từ Hiến pháp đến các văn kiện của Đảng, được cụ thể hóa thông qua Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng Chiến lược phát triển văn hóa trong các giai đoạn khác nhau được xác định, đặc biệt sau khi Luật Di sản văn hóa được thông qua Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Di sản văn hóa được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, đóng vai trò quan trọng trong việc định rõ hướng dẫn và quy định trong quá trình thực hiện chính sách này
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa là chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa thông qua Nghị quyết của các Hội nghị trung ương Đảng, chiến lược phát triển văn hóa trong các giai đoạn khác nhau Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống tốt đẹp; giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân
15 tộc thiêu số trong cộng đồng Việt Nam; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa được Nhà nước xếp hạng; hỗ trợ xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở cùng đồng bào dân tộc thiểu số
1.2.2 Nội dung chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
Hiện nay việc thể chế hóa quan điểm và chủ trương của Đảng trong lĩnh vực văn hóa dân tộc thiểu số đã được Nhà nước thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách tập trung vào một số lĩnh vực cơ bản sau:
Một là, chính sách bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số
Chính phủ và Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số Hiện có 27/53 dân tộc thiểu số sở hữu bộ chữ viết riêng, như Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Chăm, Cơ-ho, Mnông đang được bảo tồn Các ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông quốc gia và địa phương, cũng như trong in ấn tác phẩm văn nghệ truyền thống và mới Việc tổ chức dạy và học ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc thiểu số được triển khai tại các trường học trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước Hiện nay, đã có 30 tỉnh thành triển khai 700 trường học tiếng dân tộc thiểu số và phát hành 8 chương trình tiếng dân tộc, 6 bộ sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số Nhiều địa phương đã thực hiện khảo sát, sưu tầm tiếng nói, chữ viết, và thư tịch cổ của các dân tộc; đồng thời tiến hành biên soạn và xuất bản sách tiếng dân tộc thiểu số 1
Tiếng nói và chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đặc trưng văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện đại của quá trình hội nhập và phát triển, có nguy cơ mất mát ngôn ngữ và chữ viết của nhiều dân tộc thiểu số Mặc dù nhiều ngôn ngữ và bảng chữ cái của các dân tộc thiểu số đã được công nhận, nhưng chúng thường chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp và không ít người thuộc dân tộc này không có cơ hội để sử dụng ngôn ngữ và chữ viết của mình Việc
1 PGS TS Nguyễn Thị Song Hà, Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
16 sử dụng tiếng nói và chữ viết giúp tiếp cận kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình, đồng thời cũng góp phần vào việc rèn luyện tư duy và hỗ trợ trong việc sử dụng tiếng Việt Qua việc sử dụng tiếng nói và viết chữ trong dân tộc của mình sẽ mở rộng hiểu biết về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa và các phong tục tập quán của dân tộc Điều này sẽ giúp hình thành định hướng về nhân cách và tạo ra động lực để họ tự nguyện tham gia vào sự phát triển của nền văn hóa tiên tiến, rất đặc trưng của dân tộc mình Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà còn cần sự đóng góp chung của cộng đồng xã hội
Hai là, chính sách bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27- 7-2011, phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020" Quyết định này nhằm thống nhất sự đồng lòng của cả xã hội trong việc phát triển văn hóa dân tộc, tạo nền tảng tinh thần cho xã hội và đồng thời đóng vai trò mục tiêu và động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Ngoài ra, Quyết định số 2493/QĐ-TTg, ngày 22/12/2016, cũng được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, phê duyệt Đề án "Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020" Đề án này nhằm mục tiêu kêu gọi sự đóng góp của toàn xã hội trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức của cộng đồng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Bên cạnh các Quyết định và Đề án trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục đóng góp vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số thông qua Quyết định số 209/QĐ- Bộ văn hóa thể thao và du lịch, ngày 18/01/2019 Đây là Quyết định phê duyệt Đề án "Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" Mục tiêu của Đề án là bảo tồn và thúc đẩy giá trị của trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Nỗ lực này nhằm tạo ra lòng tự hào về văn hóa và trang phục truyền thống của mỗi dân tộc
17 Đặc biệt, đề án đặt ra mục tiêu hình thành ý thức và động lực trong cộng đồng, khuyến khích sự tự tin và tình yêu thương đối với truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số Như vậy, qua việc bảo tồn trang phục truyền thống, Đề án này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển đặc trưng văn hóa đa dạng của Việt Nam Mục đích là để các chủ thể văn hóa và các cấp chính quyền địa phương có ý thức mạnh mẽ hơn về việc bảo tồn, phát huy và thúc đẩy sự sử dụng rộng rãi hơn của trang phục truyền thống trong đời sống hàng ngày
Việc xác định những cá nhân có uy tín và giàu kinh nghiệm, như là già làng, trưởng bản, và những nghệ nhân có đóng góp đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn, truyền dạy và thúc đẩy giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số Hàng năm, Đảng và Nhà nước tổ chức các sự kiện gặp mặt với những người có uy tín trong cộng đồng, như già làng, trưởng bản, cũng như những cá nhân xuất sắc thuộc dân tộc thiểu số Trong các sự kiện này, danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" hay "Nghệ nhân Ưu tú" được trao tặng cho những nghệ nhân đã có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Các lĩnh vực như nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian, ngữ văn dân gian, tiếng nói và chữ viết, cũng như lễ hội truyền thống, đều được đánh giá và vinh danh trong những sự kiện này Điều này không chỉ tôn vinh cá nhân mà còn đẩy mạnh tinh thần cộng đồng, giúp tạo ra một động lực tích cực để duy trì và phát triển văn hóa đa dạng của Việt Nam
Ba là, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Quốc hội khóa XIV đã phê duyệt Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dần tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được liên kết chặt chẽ với việc phát triển du lịch Điều này được thể hiện qua những mục tiêu cụ thể đến năm 2030: đạt tỷ lệ 70% các điểm đến du lịch ở vùng
18 đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ đầu tư phát triển và tận dụng hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống; tăng tỷ lệ lao động trong ngành du lịch và dịch vụ trên địa bàn các vùng này lên 15%, và đối với các điểm đến tiêu biểu của vùng dân tộc thiểu số và miền núi lên 30%; đào tạo và tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về du lịch và dịch vụ cho 50% lao động dân tộc thiểu số hoạt động trong lĩnh vực du lịch; hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng, với ưu tiên đặc biệt cho các dân tộc thiểu số rất ít người
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang tạo ra một liên kết chặt chẽ với phát triển du lịch bền vững Một khía cạnh của mối quan hệ này là, để phát triển ngành du lịch, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trở thành nguồn tài nguyên quan trọng cho du lịch văn hóa, làm cho các sản phẩm du lịch trở nên độc đáo và hấp dẫn, đồng thời tăng giá trị kinh tế - văn hóa
Bốn là, chính sách truyền thông đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin về các nguyên tắc và hướng dẫn của Đảng, cũng như về chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội nói chung Đặc biệt đóng góp vào việc thông tin hóa về việc bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với vai trò quan trọng hướng dẫn và khuyến khích các hoạt động Các cơ quan truyền thông như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, cùng với các đài phát thanh và truyền hình địa phương trên khắp đất nước đều đang tích cực phát sóng và tăng cường hiệu quả các hoạt động thông tin và tuyên truyền về công tác dân tộc Mục tiêu của họ là tạo ra sự nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề và chính sách liên quan đến cộng đồng dân tộc này trên toàn quốc
Kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí ở một số địa phương vẫn còn thấp Đồng thời, công tác tuyên truyền tại vùng này còn nhiều hạn chế Có một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, và đoàn thể chưa đặc biệt chú trọng và quan tâm đến công tác tuyên truyền trong cộng
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
Trong quá trình xây dựng chính sách về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc thiểu số, các nhà quy hoạch chính sách luôn tiến hành các khảo sát và đánh giá sự thực hiện dựa trên nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố này bao gồm chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa hiện tại, các chủ trương về việc bảo tồn
20 và phát triển tiếng nói, chữ viết, cũng như việc phát triển di sản văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc thiểu số Đồng thời, chính sách cũng liên quan đến việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống đẹp đẽ của các dân tộc thiểu số thông qua việc kết hợp với phát triển du lịch, Điều quan trọng là những yếu tố khách quan này có tác động trực tiếp đến tổ chức thực thi chính sách, ảnh hưởng đến tốc độ, sự thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là một nhiệm vụ đơn lẻ mà còn là một quá trình được đặt trong bối cảnh của sự tương tác và phát triển Sự giao thoa giữa các dân tộc mang lại sự đa dạng và phong phú của các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay của môi trường kinh tế xã hội Điều này đặt ra những yêu cầu đặc biệt đối với các nhà quản lý và người thực hiện chính sách ở mọi cấp độ, lĩnh vực, đòi hỏi sự chú trọng đặc biệt để đảm bảo hiệu quả của quá trình này
Môi trường và mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện, thực thi chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến chính sách bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa Không chỉ là môi trường tự nhiên như địa hình, khí hậu và tài nguyên mà còn bao gồm môi trường xã hội, gồm trình độ dân trí, văn hóa, ngôn ngữ, tập tục, tín ngưỡng, tôn giáo và cơ sở hạ tầng Nhiều chính sách có thể được lập ra chính xác và phù hợp, nhưng khi triển khai, chúng có thể đối mặt với những rào cản từ môi trường, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện hoặc kéo dài quá trình triển khai Môi trường cũng ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách thông qua các lĩnh vực kinh tế, chính trị, phát triển xã hội và an ninh quốc phòng Các yếu tố này có thể tạo ra tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với việc thực hiện chính sách Sự đồng thuận hoặc không đồng thuận giữa các bên thực thi chính sách phản ánh sự thống nhất hoặc không thống nhất về lợi ích trong việc đạt được mục tiêu của chính sách Nếu lợi ích của các bên tham gia không xung đột với nhau và với đối tượng thụ hưởng, quá trình triển khai và thực hiện chính sách có thể diễn ra một cách thuận lợi Ngược lại, nếu lợi ích xung đột, quá trình thực hiện chính sách có thể đối mặt với khó khăn, thậm chí thất bại
Tiềm lực và đặc tính của các đối tượng chính sách
Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách thể hiện sức mạnh và khả năng phát triển độc đáo của mỗi nhóm so với các nhóm khác, trải rộng qua các khía cạnh chính trị, xã hội và kinh tế về cả quy mô và trình độ
Các đặc điểm của nhóm người thực hiện chính sách, đặc biệt trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, thường là những đặc điểm và phẩm chất đặc trưng mà họ tích lũy từ bản tính hoặc do môi trường sống tạo ra trong quá trình lịch sử Những phẩm chất này thường gắn liền với tính tự lập, kỷ luật, sáng tạo, truyền thống, và quyết tâm Chúng là nguồn động viên quan trọng cho mỗi nhóm người thực hiện chính sách và vì vậy, các cơ quan quản lý cần phải biết cách khuyến khích hoặc kiểm soát chúng một cách linh hoạt để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình thực hiện chính sách
Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức
Hiệu quả của việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa chủ yếu phụ thuộc vào năng lực tổ chức và quản lý của cả nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức Đánh giá khả năng này đòi hỏi sự cân nhắc các tiêu chí như đạo đức nghề nghiệp, khả năng tổ chức và kỹ năng phân tích và dự báo để có thể linh hoạt đối phó với những tình huống phức tạp Cán bộ và công chức, khi được giao trách nhiệm triển khai chính sách, cần tăng cường ý thức trách nhiệm và tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp để đảm bảo hiệu quả trong công việc Ý thức trách nhiệm và kỷ luật chơi vai trò quan trọng trong việc biến năng lực thành hiệu suất thực tế trong quá trình thực hiện chính sách Điều này đặt ra một trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với từng cán bộ và nhân viên công chức, đòi hỏi họ phải đảm nhận trách nhiệm trong việc biến những mục tiêu và chính sách của nhà nước thành hiện thực trong cuộc sống hàng ngày Trong trường hợp thiếu năng lực và hiểu biết về thực tế, các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo rằng kế hoạch triển khai chính sách được thiết kế sao cho phản ánh chặt chẽ tình hình thực tế, tránh lãng phí tài nguyên và tăng cường hiệu suất làm việc Năng lực thực tế và phẩm chất đạo đức của cán bộ và công chức cũng được thể hiện qua cách họ giải quyết các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cơ quan nhà
22 nước, cá nhân và tổ chức trong xã hội
Các điều kiện vật chất và nhận thức của cộng đồng chủ thể bản sắc văn hóa dân tộc Để quản lý các hoạt động liên quan đến việc thực hiện chính sách, nhà nước cần tập trung vào việc đầu tư vào nguồn lực vật chất không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng Nguồn lực vật chất bao gồm hệ thống trang thiết bị, cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm và nguồn tài chính để hỗ trợ nghiên cứu Ngoài ra, chế độ tiền lương, thưởng và các phúc lợi dành cho các chuyên gia nghiên cứu cũng như đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách cũng cần được chú ý Điều kiện vật chất đảm bảo không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh chóng Điều này giúp nhà nghiên cứu thực hiện các ý tưởng sáng tạo của mình và giúp đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách một cách yên tâm và tâm huyết, góp phần quan trọng vào việc đạt được mục tiêu của chính sách.
Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát
Thực hiện đúng mục tiêu, hệ thống:
Mỗi chính sách đều đặt ra một mục tiêu cụ thể Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số được thiết lập với mục tiêu quan trọng là duy trì sự nguyên vẹn và đầy đủ của các giá trị văn hóa dân tộc, ngăn chặn tình trạng mai một, tổn thất hoặc huỷ hoại Điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức và trình độ dân trí mà còn đóng góp vào việc giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa cho thế hệ trẻ Chính sách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu tinh hoa, nét đẹp, bản sắc và tinh túy văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam đến cộng đồng quốc tế Tuy nhiên, nếu mục tiêu này không được đạt được, chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số có thể được coi là không thành công, vì thực tế chính sách chưa được triển khai một cách hiệu quả Đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chính sách: Hệ thống thực hiện chính sách được quy định theo tinh thần và chủ trương của Đảng cũng như thông qua các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai của Nhà nước Mọi công chức khi thực hiện
23 chính sách đều phải tuân thủ một cách nghiêm túc và chặt chẽ Sự tuân thủ này đặc biệt được thể hiện trong quá trình phân cấp thực hiện giữa các cơ quan đơn vị, giữa cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới cũng như trong quá trình phối hợp làm việc Việc triển khai chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số cần được tổ chức một cách có hệ thống và có kế hoạch Điều này đòi hỏi sự đồng bộ và nhất quán trong việc thực hiện các nhiệm vụ và các bước tiến, nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả của chính sách Đảm bảo tính pháp lý, hợp lý và khoa học trong thực hiện chính sách:
Việc thực hiện chính sách theo đúng quy định pháp luật và nội dung văn bản quy định là một khía cạnh quan trọng Đồng thời, triển khai chính sách cần phải diễn ra một cách khoa học và hợp lý để đảm bảo chính sách đạt hiệu quả tối đa Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, việc tuân thủ đầy đủ yêu cầu về tính pháp lý, khoa học và hợp lý không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách từ phía cơ quan quản lý nhà nước mà còn làm cho đối tượng được hưởng chính sách tin tưởng vào Nhà nước hơn Đảm bảo lợi ích cho đối tượng thụ hưởng chính sách:
Trong xã hội, sự xuất hiện của nhiều nhóm lợi ích là không thể tránh khỏi, và vai trò của nhà nước thường là bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức Thông thường, chính sách công được áp dụng nhằm đảm bảo lợi ích cho những đối tượng được hưởng chính sách trong xã hội Điều này không chỉ giúp củng cố lòng tin của người dân đối với các chính sách nhà nước mà còn góp phần tăng cường hiệu quả của chính sách công Có thể nói rằng, để đảm bảo các đối tượng thụ hưởng chính sách hưởng được những lợi ích thực sự là một yêu cầu quan trọng trong quá trình thực thi chính sách
Từ việc trình bày một số khái niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, cũng như áp dụng cơ sở lý thuyết về chính sách công đã được học, luận văn đã tổng hợp và phân tích chi tiết các khía cạnh lý luận quan trọng liên quan đến thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam Trong quá trình này, luận văn đã đặt ra và đi sâu vào các điểm quan trọng, bao gồm việc làm rõ các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách như môi trường, mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách, tiềm lực và đặc tính của các nhóm đối tượng chính sách, năng lực thực hiện của đội ngũ cán bộ công chức, cũng như điều kiện vật chất và nhận thức của cộng đồng dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Văn hóa không chỉ là một lực lượng nội tại mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển bền vững, mà còn là một kho tàng quý giá của dân tộc Vì thế, việc duy trì và thúc đẩy bản sắc văn hóa được coi là vô cùng quan trọng Trong mọi giai đoạn, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đặc biệt vào việc xây dựng các chính sách phát triển văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa, cần phải điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể Việc đầu tư và nghiên cứu các lý thuyết về chính sách bảo tồn giá trị văn hóa đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ việc xây dựng các chính sách có tính dài hạn và hiệu quả, nhằm bảo tồn và thúc đẩy bản sắc văn hóa, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước Chương 1 của luận văn đã đề cập và đặt nền tảng cho việc đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số văn hóa Chương 2 tập trung vào phân tích thực trạng, trong khi chương 3 đề xuất những giải pháp cụ thể.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Điều kiện phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên
Điện Biên, một tỉnh thuộc miền núi, nằm ở phía Tây của Tổ quốc, đóng vai trò chiến lược trong an ninh và quốc phòng tại khu vực miền Tây Bắc Việt Nam gồm 01 thành phố (Điện Biên Phủ), 01 thị xã (Mường Lay), và 08 huyện (Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ, và Mường Nhé) Tỉnh Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 504 km về phía Tây, giáp với các tỉnh Sơn La và Lai Châu ở phía Đông và Bắc, cũng như giáp với nước láng giềng Lào và Trung Quốc Đây là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có biên giới chung với cả Lào và Trung Quốc, với tổng chiều dài hơn 455 km
Theo tổng điều tra dân số năm 2019, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số tỉnh Điện Biên gần 600.000 người với mật độ dân số là 63 người/km2 Trong đó dân sô nông thôn chiếm hơn 85% dân số toàn tỉnh với 109.627 hộ gia đình, hơn 14% là dân số thành thị với 24.646 hộ gia đình 2
Tỉnh Điện Biên là nơi mà 19 cộng đồng dân tộc anh em tụ tập, bao gồm Thái, Mông, Kinh, Hà Nhì, Giáy, Si La, Cống, Khơ Mú, Dao, Hoa, Lào, Kháng, Mường,
Xi Mun, Nùng, Phù Lá, Thổ, San Chay và nhiều dân tộc khác Sự đa dạng này không chỉ phản ánh ở số lượng mà còn ở tính đa dạng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, và văn hóa đặc trưng của từng dân tộc Tất cả những điều này đều tạo nên bức tranh đa sắc màu về văn hóa của tỉnh Điện Biên
Với tỷ lệ chiếm 1/3 dân số, cộng đồng dân tộc Mông tại Điện Biên có sự phân bố rộng rãi trên hầu hết các huyện, tập trung đặc biệt nhiều ở các vùng như Tủa Chùa, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Mường Nhé, và Nậm
Pồ Dân tộc Mông ở đây được phân chia thành 5 nhóm chính: Mông Trắng (Môngz Đơư), Mông Hoa (Môngz Lênhs), Mông Đỏ (Môngz Si), Mông Đen (Môngz Đuz),
2 Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên (2022), Báo cáo kinh tế xã hội, Điện Biên
26 và Mông Xanh (Môngz Dua) Cộng đồng này sinh sống chủ yếu trên các triền núi cao, hình thành các thôn bản, với mỗi thôn, bản có khoảng từ 30 đến 80 hộ gia đình Các dòng họ phổ biến trong cộng đồng Mông ở Điện Biên bao gồm Giàng, Thào, Sùng, Vàng, Vừ, Mùa, Hờ, Li, Lầu, Hạng, Chang, Cứ, và nhiều dòng họ khác, tất cả cùng chung sống và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa đông lạnh và ít mưa, do chịu ảnh hưởng của gió Tây khô và nóng nên mùa hè nóng và mưa nhiều Nhiệt độ trung bình từ 21 – 23 độ C và lượng mưa trung bình từ 1500 mm đến 2500 mm
Tỉnh Điện Biên phần lớn là khu vực có địa hình đồi núi dốc, đầy thách thức và đặc trưng bởi sự chia cắt mạnh mẽ Địa hình được hình thành bởi những dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với độ cao dao động từ 200m đến hơn 1.800m Mặt đất giảm dần từ Bắc xuống Nam và có sự nghiêng dần từ Tây sang Đông Các thung lũng, con sông và suối nhỏ với độ dốc xuất hiện xen kẽ giữa các dãy núi cao, tạo nên một bức tranh đa dạng và độc đáo về địa hình
Tỉnh Điện Biên có các nhóm đất chủ yếu bao gồm đất phù sa, đất đen, và đất mùn màu vàng đỏ trên núi Các dạng đất này thích hợp cho việc nuôi dưỡng và phát triển cây lương thực, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày Đây là môi trường thuận lợi cho hoạt động trồng trọt và tái tạo rừng
Hiện nay tỉnh Điện Biên sở hữu một diện tích rừng rộng khoảng 351.000 hecta, chiếm tỷ lệ phủ sóng rừng hơn 37% Trong khu rừng này, đa dạng các loại cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao như lát, chò chỉ, nghiến, táu, pơ mu, cùng với các loại cây đặc sản như cánh kiến đỏ, song mây Ngoài ra, rừng Điện Biên còn là môi trường sống của 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, và 50 loài cá Tuy nhiên, do tình trạng đốt rừng và săn bắt chim thú tự do gia tăng trong những năm gần đây, số lượng chim thú quý hiếm trong rừng đã giảm, đặt ra nguy cơ tuyệt chủng cho một số loài Điện Biên, mặc dù có ít khoáng sản, nhưng qua đánh giá sơ bộ trên khu vực tỉnh, có một số loại khoáng sản chủ yếu bao gồm than đá, đá đen, vàng, cát, sỏi, cũng như các vật liệu xây dựng khác Hiện nay, mỏ than mỡ Thanh An ước tính có trữ lượng
27 khoảng 156.000 tấn, mỏ cao lanh tại Huổi Phạ khoảng 51.000 tấn, mỏ đá xây dựng tại Tây Trang, vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Đà, và nguồn nước khoáng Mường Luân Mặc dù các mỏ này có trữ lượng không lớn, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại địa phương Điện Biên, với đa dạng tiềm năng du lịch, nổi bật trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Điểm độc đáo nhất là hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ, bao gồm các địa điểm như Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng, các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập, cùng với các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp như Khu hầm Đờ cát Hơn nữa, tỉnh còn sở hữu nhiều hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước, tạo ra một nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như rừng nguyên sinh Mường Nhé, các hang động ở Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo), suối khoáng nóng Hua Pe, U Va, hồ Pá Khoang, Pe Luông và nhiều điểm khác Điện Biên cũng có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 19 dân tộc cùng sinh sống Mỗi dân tộc mang lại sắc thái văn hóa riêng biệt và đa dạng Những phong tục và tập quán truyền thống, đặc biệt là ở các dân tộc Thái và Mông, đã được duy trì và làm phong phú thêm cho vùng đất này.
Các giá trị văn hóa của dân tộc Mông
Tín ngưỡng và tôn giáo của cộng đồng người Mông tại tỉnh Điện Biên có những đặc điểm tương đồng với tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở các vùng khác Việc thờ cúng tổ tiên đang phát triển tích cực trong các hình thức tôn giáo truyền thống của cộng đồng người Mông tại Điện Biên
Trong số các loại hình tín ngưỡng, tín ngưỡng chủ đạo của các dân tộc là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ biến tại cộng đồng các dân tộc Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của cộng đồng là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Mỗi dân tộc có cách thức khác nhau về việc thờ cúng, như lựa chọn các thời điểm cúng trong năm hoặc cách đặt vị trí bàn thờ có thể là gian chính giữa
28 nhà hoặc gian bếp tùy theo tập tục của từng dân tộc Tín ngưỡng đa thần thể hiện niềm tin vào sức mạnh và sự nhiệm màu của các vị thần linh cai quản tại các khu vực như rừng, sông, suối, đất đai, thậm chí cả cây cối cũng có thần ngự trị
Phong tục truyền thống của người Mông tại Điện Biên thường bao gồm hoạt động thờ cúng tổ tiên, một hình thức quan trọng được thể hiện thông qua quan niệm, nghi lễ, và các quy định về cái kiêng kỵ dựa trên huyền thoại về tổ tiên của từng dòng họ
Theo quan niệm truyền thống của người Mông, tổ tiên là những người đã qua đời (anh em, cha, ông, cụ) và việc thờ tổ tiên thường liên quan đến 2 đời hoặc 3 đời trở lại, tùy thuộc vào từng dòng họ Các nghi lễ thờ cúng tổ tiên thường diễn ra trong các sự kiện như cúng năm mới, ăn ngô, cơm mới, cúng ma bò và chủ nhà hoặc người được chọn làm thầy cúng thường gọi tên các tổ tiên theo quan niệm thờ của từng dòng họ nhằm mời các đời tổ tiên về để phù hộ cho con cháu trong những dịp lễ tết Những người thuộc cùng một dòng họ và cùng một phả hệ nam, bắt nguồn từ một ông tổ có mối liên kết mật thiết và chặt chẽ với nhau Trong dịp làm các lễ cúng tất cả các thành viên trong dòng họ đều tới cúng đặc biệt là các ông các cha vừa là làm lễ vừa giảng dạy cho con cháu
Nơi thờ tổ tiên chỉ là một tờ giấy hình chữ nhật có kích thước khoảng 30x40 cm, được đặt gần nơi thờ "xử ca" trên vách tường ở giữa gian phòng đối diện với cửa chính đây là nơi linh thiêng, chỉ chủ nhà mới được quyền thực hiện lễ cúng mời tổ tiên Tín ngưỡng thờ cúng xử ca của người Mông được duy trì là bởi theo quan niệm của người Mông, xử ca (có nơi người Mông còn gọi là xử cang) là ma có vị trí quan trọng trong hệ thống ma nhà của người Mông (ma nhà gồm: ma tổ tiên, ma xử ca, ma buồng, ma cửa, ma bếp) Trong đó ma xử ca được họ coi trọng nhất, đó là ma có nhiệm vụ cai quản của cải, tiền bạc, phù hộ cho gia đình làm ăn khá giả (điều đó cũng được hiểu xử ca giống như thần tài của người Kinh), ngoài ra người Mông còn cho rằng xử ca có nhiệm vụ giữ các linh hồn trong gia đình, không cho đi lang thang Mỗi năm vào dịp Tết (theo lịch của người Mông) họ làm lễ để thay bàn thờ mới cho xử ca (còn gọi là thay áo mới) vào ngày 30 tết Có thể thấy tín ngưỡng thờ xử ca của
29 người Mông được thể hiện rõ nét và tiêu biểu trong đời sống xã hội của người Mông Đây là nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát huy trong cộng đồng người Mông Thần linh người Mông kể giải thích nguồn gốc loại người, thực vật và các hiện tượng tự nhiên Người Mông có tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc
Họ đặc biệt tin tưởng vào sức mạnh chi phối của các vị thần linh, được đồng bào gọi chung là “ma” đối với cuộc sống của con người Các vị thần linh của người Mông, chủ yếu thuộc hai nhóm là “ma tổ tiên” (nhân thần) và “ma tự nhiên” (nhiên thần) Ở phạm vi gia đình, đó là các lễ cúng thần nhà, thần cửa, thần bếp v.v… Ở phạm vi bản làng, đó là các lễ cúng thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối v.v… Người Mông quan niệm rằng, tất cả mọi vật đều có linh hồn, mỗi một ngọn núi, cánh rừng, gốc cây, hòn đá đều có ma cai quản Ma thiện thì ít, còn ma ác thì nhiều, chúng luôn rình rập để bắt hồn người sống Trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp chuyện gì không may thì người Mông cho rằng đó là do ma làm Do đó, trong gia đình người Mông bên cạnh thờ cúng tổ tiên, còn tồn tại một hệ thống ma nhà với những nghi thức cúng khác nhau
Người Mông có quan niệm về thế giới động vật và con người dựa trên sự phân chia giữa phần xác và phần hồn Phần xác là thực thể tồn tại mà con người có thể nhìn thấy, trong khi phần hồn chi phối phần xác nhưng không thể nhìn thấy được Theo quan điểm này, người Mông tin rằng con người có ba hồn khác nhau, bao gồm hồn chính ở đầu, hồn thứ hai ở rốn và hồn thứ ba ở ngực Sự liên quan giữa hồn và sức khỏe của con người được coi là rất quan trọng đối với sự sống còn
Trong trường hợp hồn lìa xa, gây ốm đau, người Mông thực hiện việc gọi hồn, được biết đến với thuật ngữ "hu plì" Khi một người Mông qua đời hồn thứ nhất của họ được cho là bay lên trời để gặp tổ tiên, hồn thứ hai có thể gác mộ hoặc quay về để quấy nhiễu, do đó, sau khi mai táng xong, người thân thường tiến hành các nghi lễ trong vòng 13 ngày để đuổi hồn và ngăn chặn nó quấy rối gia đình Hồn thứ ba của người chết sẽ được đưa đầu thai Quan niệm về linh hồn này có tác động lớn đến việc thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong văn hóa người Mông
Sa man giáo: Ở mỗi bản làng người Mông, luôn có một người được gọi là thầy Sa man Thầy
Sa man được coi như một người trung gian, có khả năng liên lạc với thế giới bên kia Nhiệm vụ chính của thầy Sa man là thực hiện các nghi lễ cầu cúng và chữa bệnh
Họ có trách nhiệm đi vào thế giới bên kia để tìm gọi hồn của những người ốm, đưa họ trở về thế giới sống Ngoài ra, thầy Sa man còn có khả năng bói toán, giúp tìm ra vị trí của của cải bị mất như trâu, bò, lợn và những tài sản quan trọng khác Nhưng để trở thành thầy Sa man thì phải có tổ sư Sa man gọi là ma thầy cúng và có một người dẫn dắt thì mới trở thành thầy Sa man
Tàn dư một số hình thức tôn giáo sơ khai khác:
Tàn dư một số hình thức tôn giáo sơ khai trong đời sống của dân tộc Mông như tục kiêng ăn một số loài vật hay một số nội tạng động vật: Họ Hảng có huyền thoại hai mẹ con ở trong rừng được hổ nuôi nên kiêng ăn thịt hổ; một bộ phận họ Giàng và Sùng kiêng ăn tim; họ Ly kiêng ăn lá lách; một số họ Vàng kiêng để hoa lên mâm cơm hay không cho mang vào trong nhà
Nhiều nghi thức, lễ hội dân gian lớn nhỏ tồn tại trong đời sống văn hóa của người Mông:
Lễ thức của người Mông được chặt chẽ liên kết với các giai đoạn quan trọng trong cuộc sống Khi một đứa trẻ mới sinh ra, nếu là con trai, nhau thai thường được chôn ở cột chính với ý niệm rằng đứa trẻ sẽ trở thành trụ cột của gia đình Trong trường hợp là con gái, nhau thai được chôn ở chân giường, biểu tượng cho việc sau này đứa trẻ sẽ trở thành người nuôi dạy con cái và giỏi nội trợ Sau 3 ngày, gia đình thực hiện lễ gọi hồn và đặt tên cho đứa trẻ, với việc thường do ông nội quyết định tên Nếu đứa trẻ gặp phải tình trạng ốm đau, lễ nhận bố mẹ nuôi cho con sẽ được tổ chức để mong muốn sự may mắn và sức khỏe cho đứa trẻ
Trong cưới xin: Trong nghi thức cưới xin của người Mông, có 3 lễ chính: Lễ dạm hỏi, lễ đưa đồ cưới, và lễ cưới Vì cuộc sống người Mông còn khó khăn nên sau lễ dạm hỏi thì thường hẹn sau mua vụ hai nhà mới chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện nay
2.3.1 Chính sách bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số
Chính sách bảo tồn và phát huy tiếng nói và chữ viết đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mông nói riêng đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Điện Biên theo định hướng của Đảng và Nhà nước Thực hiện theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP năm 2010 về dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông; Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình phổ thông môn học tiếng Chăm, tiếng Ê đê, Khơ me, tiếng Thái, tiếng Mông, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 08/9/2011 về việc triển khai Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; Kế hoạch số 307/KH-SGDĐT ngày 24/2/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng
Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên năm 2020
Từ năm 2011 đến hết năm học 2019 - 2020, ở cấp tiểu học đã có 8.329 học sinh hoàn thành chương trình tiếng Mông, vượt 15% so với mục tiêu Đề án Năm học 2020 - 2021, ngành GD&ĐT triển khai thực hiện dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho 7.858 học sinh tiểu học tại 56 trường, 289 lớp; cấp trung học cơ sở thực hiện dạy tự chọn tiếng Thái, tiếng Mông cho 9.230 học sinh tại 43 trường, 248 lớp Cùng với việc được học tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, các em học sinh còn được tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa các dân tộc tại địa phương, góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa chung của toàn dân tộc Việt Nam 4
Khi triển khai thực hiện Đề án các Phòng GD&ĐT cũng gặp không ít khó khăn: Một bộ phận nhỏ người dân chưa thực sự quan tâm và phối hợp với nhà trường trong việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Một số học sinh dân tộc thuộc vùng thuận lợi ít sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp nên vốn từ có phần hạn chế hơn so với học sinh vùng đặc biệt khó khăn Thiếu các tài liệu công cụ (từ điển, sách ngữ pháp, ), tài liệu sử dụng qua nhiều năm đã cũ, nên nhiều sách bị hư hỏng, thiếu cho học sinh học.Một số ít giáo viên chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tự tìm hiểu nghiên cứu nên hạn chế về kiến thức ngữ âm, về tổ chức lớp học, ứng dụng công nghệ thông tin cũng như phương pháp Luyện từ và câu, dạy Tập làm văn Công tác kiểm tra, tư vấn của ban giám hiệu còn gặp khó khăn do hạn chế hoặc ít hiểu biết về tiếng nói, chữ viết của tiếng Mông
2.3.2 Chính sách bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc Mông
Hiện nay các chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Điện Biên đã đóng góp một cách quan trọng vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số và miền núi Điều này đã hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số và miền núi từ phía các cấp quản lý và ngành chức năng Đồng thời,
4 Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh phổ thông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020
40 việc tăng cường vai trò và trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng đã được đẩy mạnh Cụ thể:
Năm 2017, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã triển khai Dự án số 03, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 04/7/2017, liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và phục dựng, bảo tồn một số lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2017 - 2020 Dựa theo quyết định này Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức hoạt động phục dựng và mở lớp truyền dạy về dân ca, bí quyết thực hành di sản "Lễ hội Gầu tào" của dân tộc Mông Lớp học này có sự tham gia của 20 học viên trong khóa học về thực hành di sản và 12 học viên tham gia lớp truyền dạy bí quyết thực hành di sản Đồng thời để triển khai Đề án 09-ĐA/TU, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã sử dụng nhiều phương tiện như tuyên truyền trước các buổi chiếu phim, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và tại các điểm chợ để chủ động thông tin và thúc đẩy sự quan tâm từ cộng đồng
Tổ chức triển khai Quyết định số: 2239/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một năm 2022 Tỉnh Điện Biên đã triển khai các văn bản kế hoạch chi tiết dựa trên chủ trương và nghị quyết của Đảng, tập trung vào việc xây dựng và phát triển văn hóa, đặc biệt là bảo tồn và thúc đẩy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc tỉnh Điện Biên, kết hợp cùng với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội từ 2016 đến 2020 và hướng đến năm 2025, đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua Làm cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính của đề án, đồng thời đảm bảo rằng các chính sách triển khai phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trong tỉnh Chủ động duy trì việc tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc trong những dịp lễ, tết Điều này nhằm khuyến khích và hỗ trợ nhân dân các dân tộc tham gia tích cực, tự giác trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thể thao
41 truyền thống của mình, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần
Công tác xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hạ tầng và thiết chế văn hóa “Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có tổng cộng 693 nhà văn hóa (01 cấp tỉnh,
10 cấp huyện, 129 cấp xã, và 553 tại thôn, bản, tổ dân phố), cùng với nhiều sân vận động và nhà luyện tập thể dục thể thao được đầu tư xây dựng và duy trì hoạt động Đồng thời, đã thành lập một câu lạc bộ bảo tồn âm nhạc, dân ca dân vũ truyền thống của các dân tộc tỉnh Điện Biên” 5 [72] Ngoài ra, các đội văn nghệ tại các thôn, bản và tổ dân phố cũng đã được hình thành và duy trì các hoạt động năng động Công tác giáo dục và tuyên truyền về di sản văn hóa cho học sinh ở mọi cấp học đang nhận được sự chú trọng đặc biệt Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa tại cộng đồng dân cư cũng được đặc biệt chú trọng, với trọng tâm là giữ gìn và phát huy đạo lý, giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam Đối với xây dựng bản, làng, khu dân cư văn hóa, các địa phương cũng đã đặt sự quan tâm lớn Công tác chỉ đạo và hướng dẫn các thôn, bản, tổ dân phố xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước được đánh giá cao Lễ hội và các nghi lễ truyền thống, đặc biệt là các lễ hội hiếu hỷ, đang được tổ chức theo nếp sống văn minh, đảm bảo tuân thủ quy định Các nghi lễ truyền thống lạc hậu trong việc cưới, tang của các dân tộc thiểu số đã được đẩy lùi, tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ và văn minh “Đến cuối năm 2019, hơn 95% thôn, bản, và tổ dân phố đã thiết lập và thực hiện các quy ước và hương ước, trong khi có trên 66,3% hộ gia đình, 71,2% thôn, bản, tổ dân phố, và hơn 92% cơ quan, đơn vị đã đạt đến tiêu chuẩn văn hóa”[72] Tuy vậy, sự hợp tác giữa các địa phương, cơ quan và ban ngành còn chưa được thực hiện thường xuyên và chưa có quy chế phối hợp quản lý cụ thể giữa các ngành và cấp Một số chỉ tiêu, như tỷ lệ số thôn, bản, tổ dân phố được gắn biển tên mới và tỷ lệ di tích, danh lam thắng cảnh mới phát hiện được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng, vẫn chưa đạt được theo kế hoạch Nghiên cứu và đánh giá về một số di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc còn nhiều khía cạnh chưa được khám phá Nội dung
5 Vừ Thị Liên, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Dân tộc Hội dồng Nhân dân tỉnh
42 bảo tồn, phục dựng và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc cũng chưa được triển khai toàn diện, chưa rộng khắp và tập trung chủ yếu vào việc khôi phục các lễ hội và bảo tồn một số làn điệu dân ca, dân vũ Việc duy trì và phát huy giá trị sau quá trình bảo tồn và phục dựng chưa được chú trọng, và các loại hình văn hóa phi vật thể của các dân tộc đang mất đi sự quan tâm và nghiên cứu bảo tồn Để thúc đẩy công tác bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa của các dân tộc tại tỉnh Điện Biên, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp thiết thực và hiệu quả Liên kết giữa bảo tồn văn hóa và phát triển chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, và giải quyết vấn đề xã hội là yếu tố quan trọng Cấp ủy, chính quyền, và hệ thống chính trị cần kiên quyết thực hiện chủ trương và nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam Cần tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc bảo tồn, phục dựng và phát triển văn hóa truyền thống, đồng thời giáo dục nhân dân về vai trò quan trọng của tự bảo tồn văn hóa Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" cần được triển khai mạnh mẽ và liên kết chặt chẽ với hương ước trong cộng đồng Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống là hướng quan trọng, và việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng là bước quan trọng để định rõ giá trị Hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối văn hóa với du lịch Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và bảo tồn các di sản văn hóa chưa được quan tâm đúng mức Quá trình lựa chọn và đề xuất vào danh mục quốc gia cần diễn ra hiệu quả Cuối cùng, giữ gìn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng đòi hỏi sự chú trọng và hỗ trợ đặc biệt
2.3.3 Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban ngành liên quan đã triển khai mô hình phát triển du lịch với sự hình thành và hoạt động hiệu quả của nhiều loại hình như du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa Quá trình triển khai chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đã được
43 tích hợp chặt chẽ với phát triển du lịch, tạo ra nhiều hiệu quả đồng thời đóng góp vào việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng và tiêu biểu của các vùng, miền trên cả nước Chính sách này không chỉ giúp tăng cường thu nhập cho cộng đồng mà còn thúc đẩy quá trình xóa đói và giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Chính sách gắn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc với du lịch đã có ảnh hưởng tích cực đối với phát triển kinh tế của các hộ gia đình Nhiều lớp đào tạo về du lịch trải nghiệm đã mở ra cơ hội cho đồng bào bản Mông, đặc biệt là các thanh niên tham gia vào ngành du lịch Những người này, xuất phát từ nghề nông dân, đã có cơ hội học làm du lịch để tương lai có thể đóng góp vào việc phát triển kinh tế của gia đình mình Điều này đã tạo động lực tích cực và hào hứng trong cộng đồng Đồng thời, chính sách này cũng đặc biệt chú trọng đến việc phục dựng và đề xuất công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với các lễ hội truyền thống của dân tộc Mông trên địa bàn
Việc duy trì các sự kiện lễ hội không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Mông, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần đoàn kết và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng Đồng thời, những sự kiện này cũng tạo cơ hội cho các nghệ nhân và diễn viên để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Mông
Tổ chức các sự kiện định kỳ như "Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc" cũng như các hoạt động giao lưu văn hóa như "Ngày hội văn hóa dân tộc Mông" và "Liên hoan nghệ thuật dân tộc Mông và các dân tộc khác" đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc và địa phương Những hoạt động này không chỉ tạo cơ hội cho việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc mà còn hỗ trợ việc tăng cường sự hiểu biết, đồng lòng và hỗ trợ lẫn nhau Thông qua việc tổ chức những sự kiện này, có thể tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời lan tỏa thông điệp về việc bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị di sản văn hóa và truyền thống của mỗi dân tộc Điều này đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng
Trong quá trình thực hiện Đề án của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện đã mạnh mẽ triển khai khẳng định sự nhất quán trong việc nhận thức và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Điều này đã đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nổi bật, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đời sống văn hóa trong cộng đồng đa dạng văn hóa của các dân tộc Việt Nam Sự kết hợp mạnh mẽ giữa các dự án văn hóa và các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tại các địa bàn đặc biệt khó khăn đã tạo ra ảnh hưởng tích cực góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn và thừa kế các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Qua đó, đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển văn hóa kết hợp với du lịch, giúp xóa đói, giảm nghèo và xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ Những nỗ lực này cũng nhằm đẩy lùi tập tục lạc hậu và tệ nạn xã hội trong khu vực đặc biệt khó khăn, như dân tộc Mông
2.3.4 Chính sách truyền thông đối với vùng đồng bào dân tộc Mông
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG
Quan điểm của Nhà nước về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng là một bộ phận quan trọng, là động lực của sự phát triển bởi: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc “Văn hóa còn thì Dân tộc còn” Quan điểm của Nhà nước về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm:
Thứ nhất, Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông phải gắn kết chặt chẽ với phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng Đảng ta xác định rất rõ: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội một cách thực tế thì đất nước mới phát triển nhanh, bền vững” Tỉnh ủy Điện Biên xác định để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có hiệu quả, trước hết phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí, vai trò, giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn của văn hóa dân tộc nói chung và dân tộc Mông nói riêng
Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ, các thiết chế của nhân dân, bảo đảm việc người dân được tự do làm ăn, sinh sống, cống hiến và hưởng thụ theo Hiến pháp, pháp luật Từng bước ngăn chặn, đẩy lùi những hạn chế, tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Nỗ lực cải thiện cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số để đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện Qua đó, tạo điều kiện nâng cao ý thức công dân, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, thể hiện tình yêu nước, thương nòi, tình làng, nghĩa xóm,… góp phần tạo tiền đề vững chắc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng đạo đức, lối sống nhân văn, phát huy
60 truyền thống yêu nước, tính cộng đồng dân tộc, khát vọng độc lập tự do của dân tộc, những giá trị tư tưởng và đạo đức truyền thống của dân tộc
Ngoài ra, việc kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh cũng đòi hỏi phải được quán triệt và thực hiện nghiêm túc ở các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương Do đó, cấp ủy và người đứng đầu phải kịp thời đề ra các chủ trương, biện pháp đúng đắn để lãnh đạo, chỉ đạo ngành, cơ quan và địa phương mình thực hiện; đồng thời, tích cực đổi mới quy trình, phương pháp quản lý, kết hợp điều hành, hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ và đột xuất; thường xuyên tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm,… để tìm ra những mô hình mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực cho việc thực hiện kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng an ninh
Thứ hai, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông gắn liền với xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, văn minh
Xét trên tổng thể, môi trường văn hóa là một phần quan trọng của môi trường sống vì nó có mối quan hệ hữu cơ gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội do con người tạo ra Phép ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội là kết quả của môi trường văn hóa Thế nên xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đồng thời cũng là cải thiện và nâng cao chất lượng của môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường xã hội, hình thành và nuôi dưỡng nhân cách cá nhân Với ý nghĩa đó, xây dựng môi trường văn hóa là điều không thể tách rời với việc xây dựng nhân cách con người và xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa của cộng đồng
Ba là, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển các di sản văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27-7-2011, Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm
2020” nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ
61 quốc gia, hướng tới bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế Để tiến đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, cần xác định cần phải nắm rõ các nhiệm vụ trọng tâm để thống nhất thực hiện đồng bộ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa truyền thống, tạo điều kiện cho dân tộc Mông phát triển toàn diện, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đồng thời đề ra nhiều giải pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, rèn luyện nhân cách con người có lối sống tốt đẹp, yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; nâng cao đời sống tinh thần nhân của nhân dân; tích cực nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
Phương hướng
Để triển khai Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cần thực hiện các hướng sau đây:
Một là, Cần nhấn mạnh sự cần thiết của chính trị trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên Nhiệm vụ quan trọng này cần được hệ thống chính trị thường xuyên thực hiện vì văn hóa được xem là trái tim của dân tộc, là cơ sở tinh thần vững chắc của xã hội và là nguồn năng lượng nội sinh quan trọng đối với sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc của Tổ quốc Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, là những ước mơ quốc gia mà chúng ta hướng đến
Hai là, Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên lãnh thổ tỉnh cần tập trung vào tính đặc thù của văn hóa, nhằm đảm bảo sự phát triển của văn hoá, văn học, và nghệ thuật theo đúng hướng chính trị và tư tưởng của Đảng Đồng thời, cần bảo đảm tự do sáng tạo cho cá nhân, dựa trên việc thúc đẩy tính tự giác cao với mục đích chính xác Đối mặt với tình trạng buông lỏng trong lãnh đạo hoặc mất dân chủ, cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục hiệu quả để đảm bảo sự đồng thuận và tăng cường quản lý trong quá trình thực hiện chính sách này
Ba là, Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh cần được cải thiện về hiệu lực và hiệu quả quản lý từ phía Nhà
62 nước, nhằm xây dựng và phát triển văn hoá cũng như con người Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững đất nước Điều này đòi hỏi thúc đẩy quá trình cụ thể hóa chủ trương và quan điểm của Đảng thành các chương trình, đề án cụ thể, phản ánh chân thực thực tế Cần tiến hành xem xét và hoàn thiện các văn bản pháp luật và hệ thống quản lý hiện hành liên quan Đồng thời, cần điều chỉnh và bổ sung nội dung không còn phù hợp Quan trọng hơn, việc đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý trong lĩnh vực phát triển văn hóa cũng là một yếu tố quan trọng Điều này bao gồm việc xác định chiến lược và giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực và địa bàn cụ thể
Bốn là, Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh cần được tăng cường về nguồn lực để đồng bộ với tăng trưởng kinh tế Ưu tiên đầu tư vào các cơ sở đào tạo trọng điểm có chất lượng cao và tập trung vào một số ngành công nghiệp văn hóa quan trọng, có khả năng định hình và dẫn dắt các hoạt động văn hóa Đặc biệt, cần tập trung quan tâm vào công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cũng như những người tham gia công tác văn hoá và nghệ thuật Huy động nguồn lực từ mọi tầng lớp xã hội để đầu tư và tổ chức đời sống văn hoá sẽ đóng góp vào việc thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền và tầng lớp trong xã hội
Năm là: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ là để giữ nguyên các giá trị mà còn nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Mông Chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa này không chỉ nhằm ngăn chặn sự mất mát của các giá trị mà còn hướng đến việc phát huy chúng trong cuộc sống, đặc biệt là để đạt được những mục tiêu cụ thể như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
Vậy nên, việc giữ gìn và phát huy chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa liên quan mật thiết đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Mông tỉnh Điện Biên, đồng thời tạo điều kiện và nguồn lực cho sự phát triển bền vững Cả hai mục tiêu này đều hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau, tạo ra một cơ sở cho sự phát triển toàn diện Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc
63 văn hóa dân tộc Mông không chỉ là một điều kiện, mà còn là nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nhằm nâng cao cả đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Mông Nguồn vốn này tồn tại ở cả dạng tiềm ẩn và hiện hữu
Bên cạnh việc nhấn mạnh sự cần thiết của chính trị trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông, cần tập trung vào tính đặc thù của văn hóa mà chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh cần được cải thiện về hiệu lực và hiệu quả quản lý từ phía Nhà nước đồng thời cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh bằng việc phát huy vai trò chủ thể của đồng bào dân tộc thiểu số
Sáu là: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh bằng việc phát huy vai trò chủ thể của đồng bào dân tộc thiểu số Để phát huy hiệu quả chính sách bảo tồn và giá trị văn hóa dân tộc Mông, sự tích cực và đồng thuận của cộng đồng là yếu tố quan trọng Đặc biệt, trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, cần xem xét điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù của từng vùng, dân tộc Tăng cường tuyên truyền và giáo dục về sự quan trọng của bảo tồn và phát huy chính sách và giá trị văn hóa là quan trọng, nhưng cộng đồng cũng cần nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc duy trì và hưởng thụ giá trị văn hóa.
Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh
3.3.1 Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách quản lý nhà nước đối với bản sắc văn hóa dân tộc Để có thể nâng cao hiệu quả chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh vấn đề quan trọng đầu tiên trong hệ thống thể chế là xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách quản lý nhà nước đối với bản sắc văn hóa dân tộc Việc xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách quản lý nhà nước đối với bản sắc văn hóa dân tộc nhằm định hướng cho xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
64 luật, chính sách quản lý nhà nước đối với bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc xây dựng, duy trì bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh cần được tích hợp chặt chẽ với chính sách phát triển quốc gia dân tộc và chính sách phát triển khu vực Quá trình lập kế hoạch và thực hiện chính sách cần dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về thực tế, tiềm năng, và lợi thế của từng vùng, địa phương và dân tộc Chính sách này cần phản ánh tôn trọng đối với giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Mông và phải được đặt trong ngữ cảnh tổng thể của sự phát triển của quốc gia và các dân tộc
Việc tăng cường hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng cần phải điều chỉnh theo bối cảnh mới, đồng thời đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát huy, cũng như giữa bảo tồn và phát triển Phát triển bền vững về mặt văn hóa phải được xem xét chặt chẽ trong ngữ cảnh mối quan hệ với khía cạnh kinh tế - xã hội Để thực hiện các hướng dẫn từ Đại hội XIII của Đảng tập trung vào việc kết nối sự phát triển văn hóa với ngành du lịch là quan trọng Du lịch cần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời đảm bảo bảo vệ và gìn giữ tài nguyên văn hóa cho thế hệ tương lai, tuân thủ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 Thực hiện các giải pháp từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, tập trung vào xây dựng và triển khai, sẽ đóng góp vào sự đồng bộ và hiệu quả trong quá trình phát triển của tỉnh:
Thứ nhất: Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI và Nghị quyết số 13-NQ/TU của Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh đã tạo cơ sở quan trọng cho việc phát triển văn hóa ở cấp quốc gia và địa phương Chúng đã tôn vinh văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu của chúng là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thống nhất trong đa dạng cộng đồng các dân tộc Việt Nam Đặc biệt, nhấn mạnh việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Đồng thời, Đại hội XIII
65 của Đảng cũng chú trọng đến việc tạo điều kiện cho phát triển văn hóa, văn nghệ của dân tộc Mông, đặc biệt ở các vùng địa lý đặc biệt Điều này thể hiện cam kết xóa bỏ sự chênh lệch và tạo điều kiện cho phát triển bền vững của văn hóa, văn nghệ dân tộc Mông, đặc biệt trong các khu vực đặc biệt như vùng sâu, vùng xa
Thứ hai: Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông về ngôn ngữ, chữ viết
Ngày nay, Chính phủ đã có quan điểm rõ ràng đối với giáo dục ngôn ngữ của dân tộc Mông, đồng thời triển khai chủ trương của Chính phủ về công tác này Đây là sự thể hiện của chủ trương Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số Một bước quan trọng là việc ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011, "Phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam đến năm 2020”, mục tiêu của đề án là kêu gọi sự hợp tác từ toàn bộ xã hội để thúc đẩy phát triển văn hóa dân tộc, biến nó thành nền tảng tinh thần của xã hội và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Ngoài ra, Quyết định số 2493/QĐ-TTg ngày 22/12/2016, "Phê duyệt Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông truyền thống các dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020" cũng là một bước tiến quan trọng khác Mục tiêu của đề án này là kêu gọi sự hợp tác của toàn bộ xã hội để bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời tạo ra sự thay đổi lớn về nhận thức và ý thức trong việc bảo vệ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông của cộng đồng, các tổ chức và cá nhân liên quan
Quyết định số 936/QĐ-TTg, ngày 30/6/2017, "Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020" đã đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó đặc biệt tập trung vào việc bảo tồn và kế thừa giá trị bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông
Ngoài ra, ngày 18/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL về "Phê duyệt Đề án “Bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay" Mục tiêu quan trọng của Đề án này là duy trì và phát huy giá trị của trang phục truyền thống của
66 dân tộc Mông, nhằm thức tỉnh lòng tự hào về văn hóa và trang phục truyền thống của cộng đồng Đồng thời, Đề án tập trung vào việc hình thành ý thức và động lực cho cả các nhóm cộng đồng văn hóa và chính quyền địa phương, nhằm thúc đẩy ý thức về việc bảo tồn, phát huy, và sử dụng trang phục truyền thống một cách phổ biến hóa hơn trong cuộc sống hàng ngày
Cùng với việc ban hành các văn bản, nhận thức về vai trò quan trọng của những cá nhân có uy tín như các người già làng, trưởng bản, và nghệ nhân trong quá trình bảo tồn, truyền dạy, và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh đã được thể hiện thông qua việc tổ chức hàng năm các sự kiện gặp mặt với các đại diện của họ Trong những sự kiện này, danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú được trao tặng cho những người đã có đóng góp xuất sắc trong việc gìn giữ, bảo tồn, và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông
Ba là, Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông được liên kết chặt chẽ với phát triển du lịch
Các cấp và ngành trong tỉnh cần tận dụng những giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn Sự hợp tác và liên kết vùng, cũng như việc áp dụng khoa học - công nghệ và truyền thông, đang trở thành điểm tập trung quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Đặc biệt, các tuyến du lịch như "Du lịch cội nguồn", "Cội nguồn Tây Bắc", "Sắc màu vùng cao" và "Du lịch vòng cung Tây Bắc" đang thu hút sự chú ý và được phát triển mạnh mẽ Việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, kết hợp chặt chẽ với phát triển du lịch, đã mang lại kết quả tích cực và đạt được hiệu suất cao Điều này không chỉ giúp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của dân tộc Mông mà còn tạo ra thêm cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập cho cộng đồng Qua đó, nó đóng góp tích cực vào quá trình giảm nghèo, xóa đói tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Bốn là, Chính sách về công tác thông tin và thư viện nhằm giữ gìn các văn bản cổ, cũng như các tài liệu về hoạt động nghe nhìn, sáng tác văn học, và nghệ thuật liên quan đến chủ đề văn hóa của dân tộc Mông
Dựa trên Quyết định số 1558/QĐ-TTg, ngày 5/8/2016, về việc "Phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học nghệ thuật dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên" các cấp và ngành trong tỉnh cần thực hiện đề án một cách triệt để Điều này nhằm tận dụng và phát huy tối đa giá trị của văn hóa dân tộc Mông, đồng thời bảo tồn và truyền đạt cho thế hệ tương lai
Khuyến nghị
Để đảm bảo rằng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông tại tỉnh Điện Biên được thực hiện một cách hiệu quả, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau: Đối với Chính phủ:
Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm tăng cường sự phối hợp liên ngành và liên vùng trong quá trình xác định giá trị bản sắc văn hóa của từng dân tộc Việc này nhằm mục đích xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của cả nước nói chung và đặc biệt là dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng Đối với Văn hóa Thể thao và Du lịch:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiến hành các nghiên cứu sâu rộng và ban hành các văn bản hướng dẫn mang tính điều chỉnh nhằm chủ động thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên Điều này sẽ giúp định hình và hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động và dự án liên quan đến bảo tồn văn hóa, thể thao, và du lịch của cộng đồng dân tộc Mông Cần tiếp tục tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong việc triển khai Kế hoạch Đồng thời, cần cử cán bộ có chuyên môn về văn hóa để hướng dẫn các xã thực hiện xây dựng các câu lạc bộ văn nghệ dân
83 gian theo đúng Kế hoạch đã đề ra Việc này sẽ giúp tạo ra một môi trường văn nghệ sôi động, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc tại địa phương Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên:
Tiếp tục cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch, trong đó tập trung khuyến khích bảo tồn về kiến trúc nhà, nghi thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lòng tự hào, ý thức gìn giữ của chính cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số về vốn văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, đặc biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu niên Phát huy tốt vai trò của đội ngũ nghệ nhân, khuyến khích việc truyền dạy các giá trị văn hóa phi vật thể như: Hát dân ca, múa, nhạc cụ, các nghi thức trong lễ hội, các trò chơi dân gian dân tộc,…
Duy trì và phát triển những thiết chế văn hóa phù hợp với bản sắc văn hóa của người dân trên địa bàn, từ đó tạo sân chơi, môi trường diễn xướng rộng khắp như thông qua các lễ hội, cuộc thi, hội diễn… thu hút đông đảo người dân tham gia sinh hoạt lành mạnh Để thực hiện mạnh mẽ các chính sách về dân tộc trên địa bàn, cần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới với việc thúc đẩy phát triển văn hóa Qua đó, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân Điều này đồng nghĩa với việc phải đồng bộ hoá các biện pháp và chiến lược phát triển, từ việc kích thích kinh tế địa phương đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sự đồng thuận và tích hợp giữa các lĩnh vực này sẽ tạo ra một môi trường phát triển toàn diện và bền vững cho cộng đồng Chú trọng gắn kết việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, tạo ra các sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, những món quà lưu niệm cho du khách Đối với Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc công tác thông tin tuyên truyền đặc biệt là tuyên truyền về vai trò trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông Để tăng cường nhận thức và sự quan trọng của công tác tuyên truyền, chúng ta
84 cần mạnh mẽ hóa chiến dịch thông tin đến đối tượng gồm cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về việc thúc đẩy các giá trị di tích liên quan đến văn hóa và kết nối chúng với sự phát triển kinh tế cũng như văn hóa trong bối cảnh du lịch
Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, hướng tới xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập quốc tế, tỉnh Điện Biên cần thấu hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và vị trí của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu Điều này đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Mông Để thực hiện điều này, sự nhận thức đúng đắn là chìa khóa, và cần phải có các hành động cụ thể, thiết thực, phù hợp với cả nguyên tắc tổng quát và đặc thù riêng của vùng miền và dân tộc Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị dân tộc Mông ở Điện Biên cần đặt trên cơ sở nguyên tắc thống nhất trong sự đa dạng và tiến bộ hóa nền văn hóa Việt Nam Đồng thời, phải liên kết chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng cuộc sống về cả vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân tộc Mông Quan trọng hơn, cần tạo điều kiện để cộng đồng trở thành chủ thể chính trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của mình Để thực hiện các quan điểm trên, cần đồng bộ hóa và liên kết chặt chẽ với các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Cần triển khai một cách toàn diện và hiệu quả thông qua các biện pháp chính sau: Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách quản lý nhà nước đối với bản sắc văn hóa dân tộc Mông; Thay đổi nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông; Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước về công tác văn hóa trong hệ thống chính trị của tỉnh; Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác dân tộc và quản lý văn hóa dân tộc thiểu số; Thực hiện thanh tra, kiểm tra trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông
Giải pháp này không chỉ mang đặc điểm chiến lược mà còn có tính cụ thể và linh hoạt để đáp ứng đặc thù của vùng miền Điều này nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả trong việc duy trì và phát huy chính sách bảo tồn và giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn