1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích biến động gdp và chính sách tài khóa của đức từ năm 2008 2013

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,12 MB

Nội dung

Và điều tất yếukhi đánh giá đến sự suy giảm hay phát triển của một nền kinh tế, chúng ta phảinhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh tế đang kiếm được GDP;đồng thời chúng ta s

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GDP

VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA ĐỨC TỪ NĂM 2008 – 2013

Hà Nội, tháng 5, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Tổng sản phẩm quốc nội GDP 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Đo lường GDP 4

1.3 Phân loại GDP 5

1.4 Chỉ số điều chỉnh GDP 5

2 Chính sách tài khóa 6

2.1 Khái niệm 6

2.2 Phân loại chính sách tài khóa 6

2.3 Các công cụ của chính sách tài khóa 7

2.4 Vai trò của chính sách tài khóa 8

II THỰC TRẠNG GDP CỦA ĐỨC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008- 2013 8

1 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2008 9

2 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2009 10

3 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 11

4 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2011 12

5 Tổng sản phẩm quốc nội 2012 14

6 Tổng sản phẩm quốc nội 2013 15

7 Nhận xét tổng sản phẩm quốc nội 2008-2013 17

III GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA ĐỨC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 - 2013 19

1 Sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô 19

1.1 Gói kích thích tăng trưởng năm 2008 19

1.2 Gói kích thích tăng trưởng năm 2009 20

1.3 Gói kích thích tăng trưởng năm 2010 21

1.4 Năm 2011 22

1.5 Năm 2012 22

1.6 Năm 2013 23

2 Những chính sách đối với các doanh nghiệp Đức 23

3 Điều chỉnh chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 24

4 Giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu 25

IV MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CƠ BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỨC 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra không ítnhững sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa Trong nhữngnăm gần đây nền kinh tế thế giới đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ vềkhoa học kỹ thuật, các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực thựcphẩm sang các nước …vv Một trong số những quốc gia có nền kinh tế phát triềnvững mạnh và vượt bậc chắc hẳn chúng ta phải kể đến Đức – một quốc gia có nềnkinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu Và tất nhiên, đằng saunhững thành tựu hiện nay mà nước Đức đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề

mà nhà nước Đức cần quan tâm như: tệ nạn xã hội, lạm phát, việc làm và tình trạngthất nghiệp,… Kể từ sau Thế chiến thứ II bắt đầu lan rộng, những ngày cuối tháng8/2008 một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trên thế giới nổ ra khiến nền kinh

tế Đức và một số quốc gia khác rơi vào khủng hoảng trầm trọng Nhà nước vàChính phủ Đức đã phải đối mặt với những vấn đề lớn kể trên bởi cuộc khủnghoảng đã dẫn đến tình trạng suy giảm nền kinh tế nặng nề ở Đức Và điều tất yếukhi đánh giá đến sự suy giảm hay phát triển của một nền kinh tế, chúng ta phảinhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh tế đang kiếm được (GDP);đồng thời chúng ta sẽ tìm hiểu về chính sách tài khóa mà cơ quan quản lý, chínhphủ ở Đức đã lựa chọn sử dụng để vượt qua được cuộc khủng khoảng đạt đượcnhững mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như hiện nay Trong bài tiểu luậnnày, chúng tôi xin được trình bày chủ đề “ Phân tích biến động của tổng sản phẩmtrong nước (GDP) và mô tả chính sách tài khóa của Đức từ năm 2008-2013”

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Tổng sản phẩm quốc nội GDP

1.1 Khái niệm

Tổng sản phẩm quốc nội, GDP, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch

vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhấtđịnh, thường là một năm

+ Chi tiêu vào hàng hóa lâu bền: là những hàng hóa có thời hạn sử dụng dài (khôngbao gồm chi mua nhà cửa)

+ Hàng hóa không lâu bền: là những hàng hóa có thời gian sử dụng ngắn

Trang 5

I = đầu tư của doanh nghiệp

G = chi tiêu của chính phủ

EX = xuất khẩu

IM = nhập khẩu

- Phương pháp thu nhập: do mỗi giao dịch mua bán trong nền kinh tế đều có sựtham gia của người mua và người bán, vì vậy chi tiêu của người mua sẽ là thu nhậpcủa người bán:

Thu nhập của người lao động: là thu nhập của người lao động từ tiền lương,tiền công và một số khoản bổ sung do các công ty và chính phủ trả

Thu nhập từ cho thuê tài sản: nguồn thu nhập từ tiền cho thuê và tiền bảnquyền nhận được của chủ sở hữu tài sản cho phép người khác sử dụng tài sản của

họ trong một khoảng thời gian

Lợi nhuận: bao gồm thu nhập của chủ sở hữu và lợi nhuận doanh nghiệp.Lãi ròng: hộ gia đình vừa nhận vừa trả lãi

Thuế gián tiếp: được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá hàng hóa Các loạithuế này bao gồm: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,…

Khấu hao: là sự hao mòn máy móc thiết bị trong quá trình sử dụng

- Phương pháp giá trị gia tăng: GDP đo lường giá trị tăng thêm ở tất cả các côngđoạn sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cuối cùng Là giá trị của hàng hóa và dịch vụcuối cùng trừ (-) đi giá trị của hàng hóa và dịch vụ trung gian

Chỉ số điều chỉnh GDP của năm làm gốc là 100

Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh tương quan giữa mức giá hiện hành so với mứcgiá trong năm cơ sở

Trang 6

2 Chính sách tài khóa

2.1 Khái niệm

Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô doChính phủ thực hiện Trong đó, Chính phủ can thiệp điều chỉnh thuế suất và chitiêu chính phủ để tiến tới đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh

tế, tạo công ăn việc làm, bình ổn giá…

Chỉ có cấp chính quyền Trung ương, cụ thể là Chính phủ mới có quyền và khảnăng thực hiện chính sách tài khóa, chính quyền địa phương các cấp không thựchiện chức năng này

2.2 Phân loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa gồm 2 loại là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp Mỗi loại tác động theo 2 hướng ngược nhau tới nền kinh tế vĩ mô Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng hay chính sách tài khóa thâm hụt là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp tăng chi tiêu chính phủ và giảm nguồn thu từ thuế Điều này giúp tăng sản lượng nền kinh

tế, tổng cầu tăng, từ đó tăng số lượng việc làm cho người dân, kích thích nền kinh

Từ đó giảm sản lượng của nền kinh tế, giảm tổng cầu giúp nền kinh tế không bịphát triển quá nóng Chính sách này được sử dụng để đưa nền kinh tế đang pháttriển quá nhanh, thiếu ổn định hay tỷ lệ lạm phát cao trở về trạng thái cân bằng, ổnđịnh

2.3 Các công cụ của chính sách tài khóa

Trang 7

Chính sách này sử dụng 2 công cụ chính gồm chi tiêu chính phủ và thuế (thu ngânsách).

Chi chuyển nhượng: Là việc Chính phủ chi ngân sách cho các khoản trợ cấpnhững nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo, ngườikhuyết tật, thương binh, bệnh binh…

Cả 2 khoản chi trên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế

Cụ thể, khi Chính phủ chi mua hàng hóa dịch vụ, cầu hàng hóa tăng, trực tiếp làmtăng tổng cầu nền kinh tế Trường hợp chi ngân sách trợ cấp xã hội, thu nhập củangười dân tăng, họ mua sắm nhiều hơn, như vậy gián tiếp tăng tổng cầu

Nếu chi tiêu chính phủ tăng, tổng cầu của nền kinh tế tăng, cầu tăng kích thíchcung tăng giúp nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng, hướng tới mục tiêuphát triển ổn định Ngược lại, chi tiêu chính phủ giảm, tổng cầu giảm giúp ổn địnhlại sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế

Thuế

Công cụ tiếp theo của chính sách tài khóa là thuế, đây là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung Thuế gồm 2 loại, thuế trực thu và thuế gián thu, trong đó:

Thuế trực thu Là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người :

chịu thuế Đồng thời, người chịu thuế cũng là người nộp thuế Một số loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất…

Trang 8

Thuế gián thu: Là khoản thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế không phải người nộp thuế Một số loại thuế gián thu như VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Ví dụvới thuế VAT, giá cả hàng hóa niêm yết trong siêu thị đều đã bao gồm 8 – 10% thuế VAT, người mua hàng là người chịu thuế nhưng không trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, nhà sản xuất thay người mua nộp khoản thuế đó.Trái ngược với chi tiêu chính phủ là chi ra, thuế là khoản thu vào nên nó sẽ có tác động ngược lại so với chi tiêu chính phủ Nếu thuế tăng, thu nhập của mọi người giảm, họ sẽ giảm tiêu dùng, từ đó tổng cầu giảm và GDP giảm Nếu thuế được điềuchỉnh giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, mọi người chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng và GDP tăng.

2.4 Vai trò của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa có 4 vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như sau:

Là công cụ giúp Chính phủ tác động toàn diện đến toàn bộ nền kinh tế trongmọi trường hợp, giúp ổn định lại nền kinh tế đang biến động

Sử dụng 2 công cụ của chính sách tài khóa, Chính phủ thực hiện phân bổhiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế Thông qua chính sách tài khóa, Nhànước có thể tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm của đất nước.Đây cũng là công cụ hiệu quả giúp phân phối và tái phân phối tổng sảnphẩm quốc dân Từ đó tạo môi trường an toàn, ổn định cho đầu tư và tăngtrưởng

Mục tiêu chính yếu nhất của chính sách tài khóa là tăng trưởng và phát triểnnền kinh tế

II THỰC TRẠNG GDP CỦA ĐỨC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008- 2013

Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới Theo sốliệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), vào năm 2021, tổng GDP của Đức là4.22 nghìn tỷ USD (chỉ đứng sau Mỹ: 23 nghìn tỷ USD, Trung Quốc: 17.73 nghìn

tỷ USD, Nhật Bản: 4.94 nghìn tỷ USD) Đức có nền kinh tế thị trường được đặctrưng bởi lực lượng lao động chất lượng cao, cở sở hạ tầng phát triển, khối lượng

Trang 9

vốn lớn, mức độ tham nhũng thấp và quá trình đổi mới diễn ra mạnh mẽ Tuynhiên từ 2008-2013, Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nợ công khu vựcchâu Âu đã tác động mạnh tới nước Đức nói riêng và châu Âu nói chung

1 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2008

Theo tính toán của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatics), tổngsản phẩm quốc nội của Đức tăng 1,3% theo giá trị thực trong năm 2008 so với nămtrước có thể thấy nền kinh tế Đức năm 2008 chỉ tăng trưởng vừa phải Có thể thấyrằng tốc độ tăng trưởng của Đức năm 2008 là 1,0% đã giảm so với năm 2007 vànăm 2006 cụ thể năm 2007 là 2,6% và năm 2006 là 3,2%

Theo ước tính tạm thời dựa trên khảo sát lực lượng lao động, số người thấtnghiệp trung bình ở Đức là 3,13 triệu người điều này tương ứng với mức giảm471,000 người so với mức trung bình hàng năm của năm 2007 Tỷ lệ thất nghiệp

đã giảm từ 8,7% năm 2007 xuống 7,5% năm 2008 đó là một điều đáng để vuimừng trong nền kinh tế Đức

Về mặt sản xuất trong tổng sản phẩm quốc nội, các thành phần kinh tế tổnghợp đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế Tuy nhiên ngành sản xuất (khôngbao gồm xây dựng) và lĩnh vực tài chính, cho thuê và cung cấp dịch vụ doanhnghiệp ghi nhận mức thấp đáng kể Trong nghành xây dựng, tổng giá trị gia tăng

đã điều chỉnh giá tăng cao hơn mức trung bình 3,3% trong năm báo cáo 2008 vàmức tăng 2,6% đã được ghi nhận trong năm trước Ngành xây dựng tỏ ra khá ổnđịnh trong hai quý tiếp theo sau quý I - tăng trưởng mạnh do thời tiết thuận lợi vàngành xây dựng chỉ suy yếu trong quý IV

Chi tiêu hộ gia đình ở Đức tăng từ 1,4% (năm 2007) lên 2,2% (năm 2008)tăng 0,8% Người dân chi cho các sản phẩm thực phẩm, đồ uống, dịch vụ,… khánhiều để phục vụ cho nhu cầu của họ Xuất khẩu ròng trong năm 2008 là 157,9 tỷEURO, thấp hơn 13,1 tỷ EURO so với năm 2007 Và nhìn chung, xuất-nhập khẩucủa Đức năm 2008 so với năm 2007 đều tăng

Trang 10

Chi tiêu chính phủ năm 2008 (1.095,1 tỷ EURO) cao hơn 2,3% so với năm

2007 Trong số các loại chi tiêu chính, thì mức chi tiêu nhiều nhất là ở trợ cấp xãhội và các khoản thanh toán trung gian

2 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2009

Tổng sản phẩm quốc nội của Đức năm 2009 đã giảm 5% về giá trị thực sovới năm trước Điều này có nghĩa là vào năm 2009 Đức đã trải qua cuộc suy thoáikinh tế tồi tệ nhất sau chiến tranh

Năm 2009, khía cạnh sản xuất của tổng sản phẩm quốc nội chủ yếu đượcđặc trưng bởi sự sụt giảm mạnh trong các lĩnh vực phụ thuộc vào xuất khẩu củanền kinh tế Theo tính toán, tổng sản phẩm quốc nội của Đức trong năm 2009 đãgiảm 5% về giá trị thực so với năm trước

Theo tính toán ban đầu của Văn Phòng Thống kê Liên Bang, nền kinh tếĐức năm 2009 đã suy giảm lần đầu tiên sau sáu năm Sản lượng kinh tế đạt đượctrung bình trong năm 2009 bởi 40,24 triệu lao động có nơi làm việc tại Đức, ít hơn0,1% so với một năm trước đó Kết quả phân tích theo khu vực kinh tế cho thấyngành sản xuất, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu đã góp phần đặc biệt vào suythoái kinh tế năm 2009, với mức giảm tổng giá trị gia tăng đã diều chỉnh theo giá

là 17,9%

Mặt sử dụng của tổng sản phẩm quốc nội được đặc trưng trong năm 2009bởi sự sụt giảm nhu cầu nước ngoài Kết quả là, ngoại thương, vốn là động lựctăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Đức đã có tác động tiêu cực đến sự pháttriển kinh tế Lần đầu tiên kể từ năm 1993, số hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu

từ Đức tính theo giá trị thực ít hơn so với năm trước (-14,7%), nhập khẩu điềuchỉnh giảm 8,9% Tồng đầu tư giảm 12,5% theo giá trị thực Ngoài ra, trong năm

2009, 1,416 tỷ Euro đã được chi cho chi tiêu dùng tư nhân ở Đức theo giá hiệnhành, cao hơn 0,5% so với năm 2008 Xuất khẩu năm 2009 giảm 14,7% so vớinăm trước Nhập khẩu giảm ít mạnh hơn 8,9% Theo kết quả thống kê ngoạithương, 10 tháng đầu năm 2009 xuất siêu hầu như chỉ xuất siêu hàng hóa với cácnước EU (84,4 tỷ USD trong tổng số 90,1 tỷ USD)

Trang 11

Suy thoái kinh tế nghiêm trọng năm 2009 đã dẫn đến sự sụt giảm 3,5% trongtổng thu nhập quốc dân danh nghĩa – thước đo thu nhập kinh tế vĩ mô toàn diệnnhất – so với năm trước Tổng chi tiêu người tiêu dùng trong nền kinh tế tăng 1,4%trong năm 2009 so với năm trước.

Suy thoái kinh tế nói chung vẫn chưa có tác động đến thu nhập của các hộgia đình tư nhân nói chung Thu nhập khả dụng của các hộ gia đình tư nhân là1.564 tỷ Euro trong năm 2009 Tiền lương ròng và tiền lương đã giảm -1% so vớinăm trước

Theo tính toán, Đức đã thâm hụt tài chính 77,2 tỷ Euro trong năm 2009 Sovới tổng sản phẩm quốc nội theo giá hiện hành, tỷ lệ thâm hụt của toàn nước Đức

là 3,2%

3 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2010

Theo tính toán ban đầu của Cục thống kê Liên bang, nền kinh tế Đức đã tăngtrưởng mạnh trở lại trong năm 2010 : tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh theogiá cao hơn 3,6% so với năm trước Cuộc suy thoái sâu sắc nhất của thời kỳ hậuchiến năm 2009, với sự sụt giảm lịch sử về tổng sản phẩm quốc nội là 4,7%, đượctiếp nối vào năm 2010 bằng sự phục hồi lớn nhất kể từ khi nước Đức thống nhất.Trong một so sánh quốc tế vào năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội đã diều chỉnhtheo giá của Đức sẽ tăng khoảng gấp đôi so với mức châu Âu

Mặt sử dụng của tổng sản phẩm quốc nội được đặc trưng trong năm 2010bởi sự gia tăng đáng kể nhu cầu trong và ngoài nước Xuất khẩu điều chỉnh theogiá tăng 14,2%, nhập khẩu tăng 13% Chi tiêu tiêu dùng cũng có tác động ổn địnhđến phát triển kinh tế chung trong năm 2010: chi tiêu cho tiêu dùng của cả chínhphủ và tư nhân đều tăng theo giá trị thực so với năm trước (lần lượt là 2,2% và0,5%)

Sự phục hồi kinh tế trong năm qua có nghĩa là tổng thu nhập quốc dân –biến thu nhập kinh tế vĩ mô toàn diện nhất – tăng 0,4% so với năm trước Cả thunhập chính xuyên biên giới nhận được từ nước ngoài (-4,6%) và số tiền trả cho

Trang 12

phần còn lại của thế giới đều (-2,6%) trong năm 2010 đều thấp hơn so với nămtrước.

- Năm 2010 đạt 85,7 tỷ Euro, vẫn thấp hơn mức năm 2008 (91,8 tỷ Euro)

- Tổng tiết kiệm (206,6 tỷ Euro) trong năm 2010 cao gần gấp hai lần rưỡi so vớiđầu tư ròng

Thu nhập khả dụng của các hộ gia đình tư nhân tăng 2,6% về mặt danh nghĩa sovới khủng hoảng trước đó Tổng tiền lương ròng và tiền công tăng 3,9% trong năm

2010 so với năm trước, tiền lương và tiền lương ròng chiếm hơn 47% thu nhập khảdụng của các hộ gia đình tư nhân

Theo tính toán, Đức đã thâm hụt tài chính 88,6 tỷ Euro trong năm 2010, đây làmức thâm hụt cao nhất kể từ năm 1995

4 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2011

Đối với năm 2011, có thể nói rằng nền kinh tế Đức ở trong tình trạng rấtmạnh mẽ Theo tính toán ban đầu, tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh giá caohơn 3,0% so với năm trước Trong năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội đã điềuchỉnh theo giá lại vượt mức trước khủng hoảng

Trong một so sánh quốc tế, đáng chú ý là với kết quả hiện tại cho năm 2011,tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh theo giá của Đức sẽ tăng khoảng gấp đôi sovới mức tăng trưởng của khu vực đồng euro mà Ủy ban châu Âu dự báo vào mùathu năm 2011 (+1,5% ) và cho toàn Liên minh Châu Âu (EU) (+1,6%) Sản lượngkinh tế được tạo ra trung bình trong năm 2011 bởi khoảng 41,1 triệu người có việclàm đang làm việc tại Đức Con số này là 541.000 người hay tăng 1,3% so với mộtnăm trước đó

Ngoài ra, số giờ làm việc trung bình của mỗi nhân viên đã tăng 0,4% so vớinăm trước, do đó tổng khối lượng công việc thậm chí còn tăng 1,8% Số người thấtnghiệp đã giảm 446.000 người hay 15,1% xuống còn 2,5 triệu người vào năm

Trang 13

2011 Tỷ lệ thất nghiệp, đã giảm từ 6,8% năm 2010 xuống 5,7% năm 2011 Năngsuất lao động tăng lần lượt là 1,6% và 1,2% trong năm 2011.

Ngoài lực lượng lao động, vốn cổ phần hoặc tài sản cố định đóng một vai tròquan trọng như một yếu tố sản xuất Do đó, tổng tài sản cố định đã điều chỉnh theogiá năm 2011 cao hơn 0,9% so với năm trước và cao hơn khoảng 8,0% so với năm

2005 Điều này có nghĩa là tốc độ tặng tổng tài sản cố định trong năm 2011 làkhoảng 1% lần thứ ba liên tiếp, trong khi đó là khoảng 1,5% vào giữa những năm

2000 Năng suất vốn tăng trở lại vào năm 2011, cụ thể là tăng 2,0% sau 2,5% trong

5 nước, do tổng sản lượng tăng trưởng nhanh hơn vốn cổ phần ở mức +3,0

Cấu trúc của nền kinh tế và sự thay đổi của nó theo thời gian cũng cóthể được thể hiện trên cơ sở tổng giá trị gia tăng danh nghĩa của các ngành kinh tế.Năm 2011, cơ cấu kinh tế bình thường trở lại sau những biến động do khủng hoảngkinh tế gây ra Tỷ trọng của ngành sản xuất (không bao gồm xây dựng) cũng đãtăng lên một chút và hiện chỉ chiếm hơn một phần tư trong tổng thể nền kinh tế.Các ngành dịch vụ nói chung chiếm khoảng 69% trong tổng giá trị gia tăng kinh tếdanh nghĩa trong năm 2011, gần tương ứng với giá trị trước khủng hoảng kinh tế

Về khía cạnh chi tiêu của tổng sản phẩm quốc nội, động lực tăng trưởngtrong năm 2011 chủ yếu đến từ bên trong nước Đức Đặc biệt chi tiêu tiêu dùng tưnhân đã chứng tỏ là trụ cột của sự phát triển kinh tế: được điều chỉnh theo lạmphát, nó tăng 1,5%, tốc độ nhanh nhất cách đây 5 năm

Ngoài ra, năm 2011 một lần nữa được đặc trưng bởi đà đầu tư mạnh mẽ: đầu

tư nhiều hơn đáng kể vào thiết bị (đã điều chỉnh giá: +8,3%) – chủ yếu bao gồmmáy móc thiết bị cũng như phương tiện – và nhà cửa (đã điều chỉnh giá: +5,4%)đầu tư hơn một năm trước đó Sau khi điều chỉnh giá, xuất khẩu tăng nhẹ hơn nhậpkhẩu (tăng 8,2% và 7,2%)

Tính theo giá hiện hành, tổng sản phẩm quốc nội cao hơn 3,8% so với nămtrước, đạt 2.570 tỷ EUR Tổng thu nhập quốc dân ghi nhận mức tăng mạnh tương

tự là 3,5% do cán cân thu nhập cơ bản với phần còn lại của thế giới chỉ thấp hơnmột chút so với năm trước ở mức khoảng 6 tỷ euro Tổng thu nhập quốc gia tăng

Trang 14

3,5% trong năm 2011 lên 1,964 tỷ euro Thu nhập doanh nghiệp và đầu tư, vẫn ghinhận mức tăng trưởng hai con số trong năm 2010 (+10,5%), chỉ tăng nhẹ năm2011: tăng 1,5% lên 644 tỷ euro Do đó, tỷ lệ tiền lương, đo lường tỷ lệ thù lao củangười lao động trong thu nhập quốc gia, đã tăng 0,7 điểm phần trăm so với năm

2010 (66,5%) lên 67,2% Thu nhập khả dụng của các hộ gia đình tư nhân tăng3,3% trong năm 2011 và lên tới 1,627 tỷ euro

5 Tổng sản phẩm quốc nội 2012

Đối với năm 2012, có thể khẳng định rằng nền kinh tế Đức đã chứng tỏ khảnăng phục hồi trong một môi trường kinh tế khó khăn Theo tính toán ban đầu,tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh theo giá cao hơn 0,7% so với năm trước, vớitốc độ tăng trưởng điều chỉnh theo lịch là 0,9% Sản lượng kinh tế trung bình năm

2012 được tạo ra bởi khoảng 41,6 triệu lao động làm việc tại Đức

Tuy nhiên, số giờ làm việc trung bình của một người có việc làm giảm 0,7%,

do đó tổng khối lượng công việc chỉ tăng nhẹ 0,3% Số người thất nghiệp đã giảm162.000 người hay 6,5% xuống còn 2,3 triệu người vào năm 2012 Năng suất laođộng tăng 0,4% trong năm 2012

Mặt sản xuất của tổng sản phẩm quốc nội cho thấy sự phân đôi của nền kinh

tế trong năm 2012: Trong ngành dịch vụ, tổng giá trị gia tăng đã điều chỉnh theogiá tăng so với năm 2011, trong một số trường hợp tăng mạnh Mặt khác, cả ngànhsản xuất và xây dựng đều chìm trong sắc đỏ

Ở khía cạnh sử dụng tổng sản phẩm quốc nội, động lực tăng trưởng năm

2012 đến từ tiêu dùng và cán cân thương mại Ngoại thương của Đức tỏ ra rấtmạnh mẽ trong năm 2012 trong môi trường ngoại thương khó khăn Đã điều chỉnhgiá cả, tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Đức trong năm 2012 tăng 4,1% sovới năm trước, nhưng đồng thời nhập khẩu chỉ tăng 2,3%

Mặc dù ở Đức đã tiêu dùng nhiều hơn vào năm 2012, nhưng đầu tư lại ít hơn

so với năm 2011 Tiêu dùng tư nhân được điều chỉnh theo giá tăng 0,8%, tiêu dùngcủa nhà nước tăng 1,0% Mặt khác, các khoản đầu tư gộp, bao gồm tổng đầu tư cố

Trang 15

định và thay đổi hàng tồn kho, được điều chỉnh giá ở mức -5,2%, thấp hơn nhiều

so với giá trị của năm trước

Tính theo giá hiện hành, tổng sản phẩm quốc nội cao hơn 2,0% so với nămtrước ở mức 2.645 tỷ euro Tổng thu nhập quốc dân cũng tăng mạnh tương tự là2,2% do cán cân thu nhập cơ bản với phần còn lại của thế giới tăng nhẹ Thu nhậpquốc dân nói chung lần đầu tiên tăng 1,9% trong năm 2012 lên hơn 2 nghìn tỷeuro Hơn hai phần ba trong số này là do trả lương cho người lao động ở Đức, tăng3,6% so với năm 2011 Do đó, tỷ lệ tiền lương, đo lường tỷ lệ thù lao của người laođộng trong thu nhập quốc gia, đã tăng một điểm phần trăm tốt lên 68,0% Thunhập khả dụng của các hộ gia đình tư nhân tăng 2,3% trong năm 2012

6 Tổng sản phẩm quốc nội 2013

Nền kinh tế Đức nhìn chung ổn định trong năm 2013 Theo tính toán đầutiên, tổng sản phẩm quốc nội đã điều theo giá cao hơn 0,4% so với năm trước, saukhi điều chỉnh theo các hiệu ứng lịch, tốc độ tăng trưởng là 0,5% Tính trung bìnhtrong năm 2013, sản lượng kinh tế được tạo ra bởi khoảng 41,8 triệu lao động làmviệc tại Đức Con số này là 233.000 người hay tăng 0,6% so với một năm trước đó.Đây là năm thứ bảy liên tiếp số lượng người có việc làm đạt mức cao mới

Số giờ làm việc trung bình của một người có việc làm giảm 0,4%, do đótổng khối lượng công việc chỉ tăng nhẹ 0,2% Năng suất lao động, được đo bằngtổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh theo giá trên mỗi giờ làm việc, tăng nhẹ0,2% trong năm 2013, nhưng tính trên mỗi nhân viên, nó đã giảm 0,2% trong nămngoái Số người thất nghiệp đã giảm 36.000 người hay 1,6% xuống dưới 2,3 triệungười vào năm 2013

Trong năm 2013, nền kinh tế có xu hướng phân đôi, mặc dù điều này không

rõ rệt như năm trước: Trong khi tổng giá trị gia tăng thực vẫn có thể tăng nhẹ vềtổng thể trong các ngành dịch vụ (+0,6%), trong ngành xây dựng quý đầu tiên củanăm 2013 bị mất sản lượng – lần thứ hai liên tiếp sản lượng kinh tế giảm 1,2%.Trong lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu nhiều, đà tăng trưởng kinh tế diễn ra

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w