1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu khoa học chủ đề các hệ thống học trực tuyến

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Và điều đó đã đượcchứng minh qua sự thành công của các hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phươngpháp Elearning nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,… [1]● Sự phát triển E-learning dưới ph

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ – LỚP K26HTTTB

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: “CÁC HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN”

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Hồng Nhung

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Việt Anh - 26A4041207Đường Hải Anh - 26A4041206

Dương Ngọc Anh - 26A4040764

Phạm Thành Đạt - 26A4041227

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2023

Trang 2

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC

Nguyễn Đình Việt Anh Làm nội dung chương 3, thuyếttrình

Trang 3

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

2.4.1 Ưu điểm

2.4.2 Nhược điểm

2.5 So sánh E-learning với phương pháp truyền thống

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA LEARNING

E-1 Chính sách phát triển E-learning tại các quốc gia trên thế giới

2.2 Việt Nam có những thuận lợi nhất định trong phát triển E-learning

2.3 Những thách thức cho việc phát triển E-learning tại Việt Nam

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP E-LEARNING

1 Các bước xây dựng giải pháp E-learning

1.1 Chọn công cụ soạn bài giảng (Authoring Tools) phù hợp với bạn

1.2 Nghiên cứu trước về học viên và chủ đề học trực tuyến trước khi xây dựnggiải pháp E-learning

1.3 Tạo template bài giảng hoặc sử dụng mẫu sẵn có

1.4 Chọn hệ thống quản lý học tập (LMS) cho giải pháp E-learning

1.5 Liên kết với các tài nguyên bên ngoài

1.6 Các yếu tố được liên kết phải dễ hiểu, không cầu kì

2 Tìm hiểu và thực nghiệm về TalentLMS

2.1 Giới thiệu về TalentLMS

2.2 Các chức năng của TalentLMS

2.2.1 Quản lý khóa học

2.2.2 Thiết lập học tập

2.3 Thực nghiệm TalentLMS

2

Trang 4

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

2.3.1 Đăng nhập 2.3.2 Xây dựng một khóa học trên TalentLMS

LỜI MỞ ĐẦU

Thời kì công nghệ chưa phát triển mạnh, vào những năm của thế kỉ XIX trở về trước,việc học tập diễn ra vô cùng khó khăn Các lớp học bắt buộc diễn ra trực tiếp khi chưaxuất hiện nhiều công cụ hỗ trợ học tập online Tại thời điểm đó, việc nghỉ học và tạmdừng dạy là chắc chắn xảy ra khi gặp những khó khăn về điều kiện thời tiết, sức khỏe,bệnh lây truyền,… Bên cạnh đó, cách học của cha ông ta thời xưa còn mang đậm tínhtư tưởng, nhân sinh quan… chứ chưa đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển khoahọc tự nhiên Đồng thời, phương pháp học vẫn còn nhiều hạn chế khi gần như chỉngười dạy học truyền đạt thông tin, kiến thức còn người học không có sự chủ độngtrong việc nêu ra quan điểm cá nhân, ý kiến về những vấn đề, thiếu sót của giáo viên.Chính vì lẽ đó, mối quan hệ thầy-trò thời trước thường không gắn bó, thân thiết và gầngũi như bây giờ và điều đó còn khiến bản thân người học mất đi tính năng động sángtạo và độc lập, không thể phát triển toàn diện những kĩ năng của bản thân

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, chính sự bùng nổ mạnh mẽ củathông tin, của các phương tiện hiện đại hỗ trợ đã có sự tác động mạnh mẽ vào quátrình giảng và dạy học Khối lượng thông tin khổng lồ xuất hiện ngày càng nhiều đòihỏi người học phải có sự chủ động sáng tạo trong phương pháp học và thậm chí ngườigiảng dạy cũng luôn trong tâm thế sẵn sàng tiếp thu lượng kiến thức mới, phươngpháp truyền đạt kiến thức mới tới học viên của mình Điều đó cũng đã tạo ra sự gắn bógần gũi giữa người dạy và người học khi mà lượng thông tin cần trao đổi xuất hiệncàng nhiều Trong đó không thể bỏ qua các công cụ hỗ trợ giao tiếp, truyền đạt thôngtin Trong thời đại ngày nay, việc chúng ta trò chuyện với người khác thông qua chiếcmàn hình điện thoại, máy tính, laptop là điều diễn ra bình thường và học tập, giáo dụccũng không nằm ngoài xu hướng đó Thậm chí, trong thời đại dịch bệnh Covid-19bùng nổ vào những năm 2020, 2021, các hệ thống, phương tiện hỗ trợ học tập trựctuyến càng phát triển mạnh mẽ Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với những Zoom,Microsoft Teams, Google Meet,… khi những buổi học, cuộc họp diễn ra thườngxuyên trên những nền tảng này

Cũng chính vì sự kiện đó, ngành giáo dục nói chung và người học, người dạy nóiriêng nhận thấy học tập trực tuyến mang đến rất nhiều lợi ích Phương pháp học tập3

Trang 5

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

này đáp ứng nhu cầu tích lũy, truyền đạt kiến thức mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời giandi chuyển, tiền bạc, công sức và sức khỏe Không chỉ vậy, cách học này cũng giúpviệc cung cấp thông tin, gửi và nhận bài giảng trở nên đơn giản và dễ dàng tiếp cận

Chính vì vậy, cụm từ E-learning có lẽ không còn xa lạ gì với tất cả mọi người Đây là một phương thức học tập truyền thông thông qua mạng Internet bằng cáchtương tác với nội dung học tập và thiết kế trên nền tảng phương pháp dạy học và đượcquản lý bởi các hệ thống học tập nhằm đem lại kết quả tốt nhất Những lợi ích màphương pháp đào tạo này đem lại là điều không thể phủ nhận: giảm chi phí, thời gian,công sức học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức cho sinh viên thay vìnhững bài giảng khô khan thì thông qua âm thanh, hình ảnh, video,…

4

Trang 6

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Tổng quan

1.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tinnói chung và Internet nói riêng đã mang lại sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống.Internet đã thực sự là môi trường thông tin liên kết mọi người trên toàn thế giới gần lạivới nhau, cùng chia sẻ những vấn đề mang tính xã hội Tận dụng môi trường Internet,xu hướng phát triển các phần mềm hiện nay là xây dựng các ứng dụng có khả năngchia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như hệ điều hành, tạođiều kiện cho mọi người có thể trao đổi, tìm kiếm thông tin, học tập một cách dễ dàng,thuận lợi Mô hình E-Learning giờ đây đã không còn xa lạ trên thế giới Xuất hiện tạiMỹ từ năm 1999, đến khoảng năm 2010, sự phát triển mạnh của các ứng dụng trênnền tảng di động và mạng xã hội như: Facebook, Google Plus, Instagram cho phépngười dùng tăng cơ hội và phương tiện tương tác mọi lúc, mọi nơi Hôm nay tôi cùngcác bạn sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về công ngh E – Learningệ và chúng ta sẽ tìm hiểucác khía cạnh khác nhau của E-Learning Điều này sẽ đặc biệt có ích cho những ngườimới tham gia tìm hiểu lĩnh vực này

Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo ra một con người toàn diện đáp ứng nhucầu của xã hội Ở Việt Nam sự chuyển từ đào tạo thoe niên sang đào tạo theo tín chỉđã trở thành một bước ngoặt lớn cho nền giáo dục Nhưng với việc đào tạo theo tín chỉdành cho sinh viên đại học thì cần có đặc điểm:

- Thời gian mà sinh viên trao đổi với giáo viên rất ít, gần như là sinh viên phải tựnghiên cứu và tự học

- Hệ thống đào tạo mở, khối lượng kiến thức lớn yêu cầu sinh viên phải thíchứng với môi trường thông qua các bài tập lớn, tiểu luận,…

- Trong đó các phương pháp đa dạng hóa phương pháp học tập như thảo luận,thực tập, thực tế,… cần phải đưa vào sử dụng nhiều hơn

Và với phương pháp dạy học như vậy thì hiệu quả sẽ không cao, đó là lí do vì saocác ứng dụng học trực tuyến ra đời và nó đã giúp cho việc học tập của sinh viên dầntrở nên thú vị và dễ dàng Vậy làm gì để thay đổi hiệu quả giảng dạy ở bậc đại học Trước tiên ta cần xác định vai trò của người giáo viên sau đó là tạo ra môi trường họctập đáp ứng những đặc điểm của đào tạo học theo tín chỉ và môi trường đó chính làmôi trường E – Learning.

Đào tạo trực tuyến ra đời như một cuộc cách mạng về dạy và học, trở thành một xuthế tất yếu của thời đại nó cũng là lực đẩy để E-Learning tiếp tục tiến xa hơn trong5

Trang 7

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

tương lai E-Learning đã được thử nghiệm thành công và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơitrên thế giới Đặc biệt là trong đại dịch Covid 19 vừa rồi, khi mà học sinh và sinh viênkhông thể đến trường tham gia học tập trực tiếp thì E – Learning đã trở thành một giảipháp tất yếu và cần thiết để giải quyết vấn đề này

Ngày nay, các chức năng, thiết kế và thực hiện hệ thống máy tính cho ELearningđã phát triển phức tạp, đòi hỏi sự thích ứng của các kỹ thuật chung của công nghệphần mềm với đặc thù của lĩnh vực này, cũng như việc phát minh ra kỹ thuật mới, đặcbiệt phù hợp với các khía cạnh cụ thể của các thiết lập E-Learning Vì vậy, hoàn toàncó ý nghĩa để nói về một môn học mới

Việc sử dụng bài giảng điện tử vào các tiết dạy từ lâu đã được giới chuyên mônđánh giá cao và ứng dụng phổ biến Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đổimới phương pháp dạy học là thực sự cần thiết Việc học không chỉ bó cụm cho họcsinh sinh viên ở các trường đại học mà còn dành cho tất cả mọi người, không kể tuổitác, không có điều kiện đến trường Qua đó tiến hành thiết kế bài giảng E-Learning“Mở rộng vốn từ: Du lịch, thám hiểm” Chúng tôi, sinh viên Học Viện Ngân Hàngluôn năng động, sáng tạo và tích cực tìm hiểu các ứng dụng để đáp ứng nhu cầu họctập không ngừng để phát triển, nâng cao kiến thức của bản thân

1.2 Lý do chọn đề tài

Vì sao nên lựa chọn học trực tuyến E - Learning? Sau đây là những lý do để giảithích cho câu hỏi này cũng là nguyên nhân nhóm chúng tôi lựa chọn thực hiện chủ đềE-learning này:

- E learning có lợi cho môi trường: việc di chuyển, đi lại, ghi chép cũng ảnhhưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên, tốn nhiên liệu, … trong khi điều này cóthể được giải quyết tốt khi học trực tuyến Ngày trước, người học phải di chuyển đếnlớp thì bây giờ chỉ cần một chiếc điện thoại là chúng ta có thể truy cập vào tài liệu họctập

- Giải phóng người thầy và học trò Theo như cách dạy truyền thống người thầysẽ phải giảng đi giảng lại một bài giảng rất nhiều lần Nhưng nhờ có công nghệ E –Learning người thầy có thể quay lại bài giảng của mình để chia sẻ và sử dụng cho cáckhóa học sau

- Nó linh động theo giờ rảnh rỗi của học viên E – Learning giúp cho sinh viêncó thể học tập mọi lúc mọi nơi mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Nórất thuận tiện, sinh viên có thể truy cập lớp học tại bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm nàotrong ngày Tốc độ bài giảng nhanh hay chậm theo sự chủ động của học viên Học

6

Trang 8

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

trực tuyến còn giúp cá nhân hóa quá trình học tập, có thời gian theo đuổi những đammê khác ngoài lớp học

- Ngoài ra nó còn giúp tiết kiệm chi phí hơn so với học truyền thống Nếu khôngcó e-learning, chi phí đào tạo cho một buổi học sẽ vô cùng lớn Đây là một trongnhững lợi ích lớn nhất mà E - Learning mang lại

- Được tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn và được lựa chọn nhiều chương trìnhhọc tập hơn

- Sử dụng chéo các nguồn tài liệu Có thể sử dụng các tài liệu ở các môn họckhác do mình sản xuất Ngoài ra, giảng viên có thể dùng học liệu của đồng nghiệp vàcác nguồn tài liệu uy tín khác.

Nền kinh tế thế giới đang bước vào nền kinh tế chi thức vì vậy việc nâng cao chấtlượng hiệu quả giáo dục sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.Bên cạnh đó việc học tập tốt không chỉ là giữ vững chỗ đứng mà còn phát huy thếmạnh, nâng cao kiến thức và hiểu biết của bản thân mà chúng ta cần học những kĩnăng mới và tìm ra cách thức nhanh hơn để học các kĩ năng này Học không chỉ là họccác kiến thức phổ thông mà còn là học suốt đời E- Learning chính là một giải pháphữu hiệu cho vấn đề này

Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và ngành tin học nóiriêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học trởthành một ngành không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội.Những công cụ và sự kết nối của công nghệ kĩ thuật số giúp chúng ta thu thập và chiasẻ thông tin một cách nhanh chóng và hành động trên cơ sở những thông tin này theophương thức hoàn toàn mới từ đó dẫn theo những thay đổi về quan niệm về nhữngthói quen truyền thống và thậm chí là cả cách nhìn và cách đánh giá các giá trị trongcuộc sống Đối với ngành Giáo dục thì công nghệ thông tin là phương tiện hữu íchgóp phần đổi mới phương pháp và chất lượng dạy học Công nghệ thông tin phát triểnđã mở ra hướng đi mới cho ngành Giáo dục về hình thức dạy học đồng thời xuất hiệnthêm rất nhiều các ứng dụng học tập trực tuyến trong đó có e- Learning Các phầnmềm này rất tiện ích và trở trành công cụ hỗ trợ thiết kế giáo án điện tử E- Learningđang là xu hướng của giáo dục thế giới Việc triển khai E-Learning trong giáo dục làmột hướng đi tất yếu trong giáo dục Việt Nam

Nhìn chung học trực tuyến đem lại rất nhiều hiệu quả cho giáo dục, cho giáo viênvà cho cả học sinh sinh viên Tóm lược lại những lợi ích này sẽ là: tiết kiệm chi phí,linh động, tự chủ, hiệu quả kiến thức, …

7

Trang 9

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

Tất cả những điều này chính là lý do vô cùng thuyết phục chứng minh rằng vì saochúng ta nên lựa chọn học trực tuyến E – Learning .

1.3 Mục tiêu bài báo cáo

- Giúp người đọc nắm được kiến thức về cả lý thuyết và thực hành E- Learning.- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e- Learning đáp ứngđược nhu cầu trong quá trình học tập

- Ưu việt trong quá trình học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể họctrong các điều kiện khác nhau mà không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian

2 Tìm hiểu về E-learning

2.1 Lịch sử tiến hoá của E-learning

E-learning viết tắt của Electronic Learning, là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập,đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông Thuật ngữ E-learning đã trở nênquen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cảitiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho ngườihọc Ngay từ khi mới ra đời, E-learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấnluyện đào tạo của các nước trên thế giới Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận địnhrằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực E-learning Và điều đó đã đượcchứng minh qua sự thành công của các hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phươngpháp Elearning nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,… [1]

● Sự phát triển E-learning dưới phương diện công nghệ

Trước khi công nghệ mạng được ứng dụng rộng rãi vào thập niên 1990, khái niệm learning bao gồm những ứng dụng hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập như các phầnmềm kiểm tra, các công cụ tạo học liệu đa phương tiện (video, ebook,…) và cácphương thức phân phối học liệu mới (phát thanh, cầu truyền hình, ) Với sự phát triểnmạnh mẽ của internet vào những năm cuối thế kỷ 20 cùng với công nghệ web 2.0,Elearning gắn với việc học trực tuyến (online learning), các hoạt động học tập đượcchuyển chủ yếu qua mạng internet với sự hỗ trợ của các phần mềm hệ thống quản lýhọc tập (learning management system), quản lý nội dung học tập (learning contentmanagement system) Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ di động, học tập diđộng (mobile learning) cũng đang là một xu thế hiện nay Bên cạnh đó, sự bùng nổcủa mạng xã hội dẫn đến sự hình thành và phát triển học trực tuyến từ mạng xã hội(social online e-learning)

E-8

Trang 10

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học dữ liệu (data science) cùng với sự bùng nổcủa dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) cũng đã có sự tácđộng mạnh đến việc học tập đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (E-learning) Điều đó sẽ dẫn đến một số xu hướng trong tương lai của E-learning như:việc học qua trò chơi (gamification of learning), mô hình học tập vi mô(microlearning), áp dụng công nghệ thực tế ảo trong học tập (virtual reality learning),các mô thức mô phỏng sử dụng trong giảng dạy (Gatto, 2017; Hogle, 2018) Một xu thế mới khác trong việc giáo dục được sự trợ giúp mạnh mẽ của dữ liệu lớnvà trí tuệ nhân tạo trong môi trường học tập E-learning là học tập theo cá nhân(personalised learning), vì thế mà mục tiêu học tập, cách thức và nội dung giảng dạythay đổi theo nhu cầu của cá nhân mỗi người học Tương tự như vậy thì các ứng dụngcông nghệ này cũng giúp phát triển mô hình học tập thích nghi (adaptive learning)theo đó tốc độ, nội dung, và cách thức học tập sẽ được thay đổi phụ thuộc vào nănglực học, khả năng của mỗi người (US Department of Education, 2017)

● Sự phát triển E-learning dưới phương diện giáo dục

Mỗi một bước phát triển ứng dụng công nghệ của E-learning nói trên đều gắn vớimột sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy và học tập Giai đoạn đầu của Elearninggắn với việc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ trong việc giảng dạy và học tập tập trungvào các mô hình học tập với sự trợ giúp của máy tính (computer assisted learning) vàđặt nặng vào việc rèn luyện, thực hành nhờ các phần mềm Trong giai đoạn này, lýthuyết hành vi (behaviorism) vẫn giữ vai trò chính và giảng viên đóng vai trò quantrọng trong việc tạo dựng và truyền đạt kiến thức Khi mà truyền thông đa phương tiệnđược ứng dụng vào thập kỷ 1980 tạo ra sự tương tác giữa người học với máy tính, cácnhà giáo dục theo lý thuyết kiến tạo (constructivist) đã bắt đầu có ảnh hưởng qua việcthiết kế và sử dụng phần mềm giáo dục dù việc học tập của người học còn chưa chủđộng Sang đến thập niên 1990, giai đoạn internet phát triển với các khoá học trựctuyến trên nền web 2.0, lý thuyết kiến tạo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong đó việchọc tập chủ động của người học được nhấn mạnh qua thảo luận nhóm qua cầu âmthanh, cầu truyền hình và các diễn đàn trực tuyến Trong giai đoạn này vai trò củagiảng viên chuyển sang điều hành, thảo luận và hướng dẫn Bước sang những năm đầucủa thế kỷ 21, sự phát triển của mạng xã hội đã dẫn đến sự kết nối rộng rãi và sựtương tác linh hoạt giữa người học với cộng đồng Quá trình học tập chịu ảnh hưởngcủa lý thuyết kết nối (connectivism) trở thành quá trình kết nối, phát kiến, khám phávà đánh giá với vai trò đồng hành, góp ý của giảng viên (Cross, 2004)

Mặc dù E-learning được dùng cho cả hai hình thức giáo dục không chính quy(informal education) và giáo dục chính quy (formal education) nhưng trong mộtkhoảng thời gian dài, E-learning là phương tiện chính của giáo dục không chính quy,nhất là hình thức giáo dục từ xa (distance education) Chính vì vậy, trong nhiều trườnghợp, các thuật ngữ này được liên kết với nhau Trong vài thập niên gần đây, bên cạnhhình thức giảng dạy truyền thống, các trường đại học đưa vào giảng dạy ngày càngnhiều các khoá học trực tuyến (online course) Học tập trực tuyến đang ngày càng phổbiến được áp dụng rộng rãi trong giáo dục phổ thông (K-12 E-learning) bên cạnh giáodục đại học (higher education/post secondary E-learning) Hơn thế nữa, một phạm vi9

Trang 11

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

ứng dụng quan trọng của E-learning là các chương trình đào tạo cho công ty(Corporate E-learning) phát triển từ rất sớm và đóng một phần quan trọng của thịtrường E-learning (Harasim L., 2006)

Với mục đích chia sẻ nguồn tài nguyên học tập, một số trường đại học đã đưa cáckhoá học, tài nguyên học tập lên mạng internet cho mọi người có thể tìm kiếm và sửdụng miễn phí, dẫn đến khái niệm kho học liệu mở (open material resourse) ra đời.Một số tổ chức vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận xây dựng nền tảng để phân phốivà tập hợp các khoá học, tài liệu học tập miễn phí lên mạng internet tạo thành kháiniệm MOOC (khoá học trực tuyến đại chúng mở - massive open online course).MOOC là khoá học thông qua internet không giới hạn số người tham dự Xuất phát từý tưởng giáo dục từ xa, nó có khả năng thay đổi nền giáo dục trên toàn thế giới nhất làgiáo dục đại học Chính vì thế, MOOC đã trở thành một hiện tượng của thế giới năm2013 (Bari, M, 2018)

Một phương thức học tập cũng đang trên đà phát triển với mục đích hỗ trợ người họctrong điều kiện không đủ khả năng thực hiện hoàn toàn các hoạt động học tập quamạng internet hoặc mong muốn kết hợp nhiều hình thức học tập khác để giúp mở rộngtối đa năng lực của người học là phương thức học tập kết hợp (blended learning).Những năm gần đây, phương thức học tập được sự đánh giá cao trên cả phương diệnngười học và người dạy so với học truyền thống hoặc học trực tuyến Có thể nóiphương thức học tập kết hợp này là một nhánh phát triển của E-learning đã hạn chếnhững khuyết điểm và kế thừa những ưu điểm của cả hai phương thức trực tiếp và trựctuyến

● Sự phát triển của E-learning dưới góc độ kinh tế và tổ chức

Xét về mặt kinh tế, E-learning đã phát triển trở thành một thị trường toàn cầu lớnmạnh Báo cáo của Docebo (2018), năm 2015 thị trường E-learning toàn cầu ước tínhđạt trên 165 tỷ USD và trong giai đoạn 2018-2023 có tốc độ tăng trưởng bình quânnăm là 5% Thị trường E-learning gồm hai thành phần chính là thị trường phần mềmvà thị trường nội dung, xoay quanh chủ yếu đào tạo trực tuyến

Hiện nay, thị trường nội dung chủ yếu là các khoá học, các chương trình đào tạo cấpbằng được cung cấp bởi các trường đại học truyền thống, các trường đại học ảo, cáctrường đại học chuyên về giáo dục từ xa, các cấu trúc liên kết, các mô hình chia sẻ vàcác doanh nghiệp:

- Các trường đại học chuyên cung cấp chương trình đào tạo từ xa đã nhanhchóng nhận ra E-learning là một hướng đi tiềm năng và đầy triển vọng so với cácphương thức học tập truyền thống của giáo dục từ xa như học trực tiếp hoặc học quathư tín Không chỉ mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho người học, nó còn có thể ápdụng cho quy mô lớn, có thể bù đắp được chi phí đầu tư cho xây dựng khoá học Cácchương trình học từ xa trực tuyến hoàn toàn đầu tiên của University of Phoenix (HoaKỳ), Open University (Anh) được hình thành vào cuối thập niên 1980 (Harasim L.,2006)

10

Trang 12

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

- Các trường đại học truyền thống đã và đang xây dựng nhiều khoá học trựctuyến (nhất là vào thời kì khủng hoảng của dịch bệnh covid-19) như một sự đổi mớivề phương thức giảng dạy trong chương trình đào tạo chính quy Kentnor (2015) nhậnxét rằng: học trực tuyến tại các trường đại học ở Mỹ không còn là một xu hướng nữa,mà đã trở thành một xu thế chủ đạo với 69% các nhà lãnh đạo học thuật của trườngđại học cho rằng học trực tuyến là một yếu tố cốt lõi, quan trọng trong chiến lược pháttriển của họ Việc áp dụng đào tạo trực tuyến trong các trường đại học có nhiều mứcđộ khác nhau:

Các khoá học trực tuyến được mở cho sinh viên lựa chọn

Một số chương trình đào tạo trực tuyến được cấp bằng như đại học chính quy Ranhgiới giữa việc học truyền thống và việc học trực tiếp dường như bị xoá nhoà ởnhiều trường đại học

- Các trường đại học ảo (cyber/virtual university) là thuật ngữ chỉ các trường đàotạo trực tuyến hoàn toàn Một số trường là tư nhân ví dụ như các cyber university củaHàn Quốc, một số khác là do các tổ chức phi lợi nhuận tài trợ

- Để làm giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh, các trường đại học truyền thốngliên kết thành những tổ chức sử dụng chung nguồn tài nguyên như các khoá học, phầnmềm: Open University Australia (OUA), Malaysia Open University… Chẳng hạn,OUA là một consortium của 7 trường đại học công lập của Úc (Curtin, Griffith,Macquarie, Monash, RMIT, Swinburn, South Australia) cung cấp 230 chương trìnhcấp bằng đại học và sau đại học của nhiều trường đại học tại Úc và một số quốc giavới bằng cấp không phân biệt với hình thức chính quy

- Gắn với sự phát triển của MOOC, các trường đại học chia sẻ tài nguyên số củamình là các khoá học trực tuyến cho cộng đồng như một hình thức giúp đỡ người họcbên cạnh với giới thiệu, quảng bá cho trường Một số doanh nghiệp như Coursera xâydựng nền tảng để cung cấp các khoá học miễn phí từ các trường đại học với nguồn thucủa doanh nghiệp chủ yếu đến từ các khoá học cấp chứng chỉ Một số tổ chức phi lợinhuận như Khan Academy tự phát triển các khoá MOOC cung cấp cho cộng đồng vớinguồn tài trợ từ cộng đồng hay các tổ chức

- Doanh nghiệp chuyên về đào tạo cho các cá nhân hoặc tổ chức về kỹ năng, kiếnthức cho các lĩnh vực cụ thể như công nghiệp, ngoại ngữ, quản lý,…qua sản phẩm làcác khoá học trực tuyến

Thị trường phần mềm bao gồm các hệ thống quản lý học tập LMS và các dịch vụ đikèm Cùng với sự phát triển của công nghệ đám mây, các trường đại học có thể cài đặtsang mua theo tài khoản của từng sinh viên thay vì mua phần mềm cài đặt Ngoài cáchệ thống LMS tính phí như Canvas,…còn có các phần mềm LMS mã nguồn mở nhưMoodle dù không tốn chi phí mua sắm nhưng các trường phải có đội ngũ điều chỉnh,vận hành và đầu tư Do đó, xuất hiện các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ này,

11

Trang 13

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

có nghĩa là phát triển các phần mềm LMS trền nền tảng phần mềm mã nguồn mở vàcung cấp dịch vụ cho khách hàng là doanh nghiệp hoặc các trường học

Qua đó, sự tiến hoá của E-learning là quá trình đan xen và thúc đẩy lẫn nhau trên cácphương diện giáo dục, kinh tế và công nghệ; mà ở đó công nghệ giữ vai trò thúc đẩy,giáo dục mang lại các giá trị phù hợp và kinh tế tạo nền tảng tài chính cho sự pháttriển bền vững Vì thế cũng dẫn đến E-learning trở thành một khái niệm rộng, nhiềutầng lớp

2.2 Định nghĩa E-learning

Hình 1: E-learning là gì?

E-learning là việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet vào việc dạy và họcmục đích làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn.Người học có thể tham khảo các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên thôngqua hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning để việc tiếp thu kiến thức trở nên hiệuquả Bên cạnh đó, hệ thống học tập trực tuyến này còn cho phép các cơ quan, nhàtrường có thể quản lý và xử lý mọi thông tin nhanh chóng, thuận tiện và hiện đại hơn Với E-learning, giảng viên có thể trực tiếp giảng dạy cho học sinh; thực hiện các tácvụ gửi, lưu trữ những bài giảng, dữ liệu các bài học, thậm chí đa dạng phương pháptruyền đạt bài giảng trên hệ thống bằng các video, âm thanh, hình ảnh Tương tự nhưvậy, người học có thể theo dõi nhiều bài giảng theo phương thức online hoặc offline,

12

Trang 14

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

trao đổi với giáo viên – học viên khác thông qua các group chat; tạo chủ đề thảo luậntrong forum, thực hiện các bài kiểm tra online,…

Tóm lại, dạy học trực tuyến chính là một hình thức học tập và giảng dạy từ xa dựatrên các thiết bị công nghệ hiện đại, có kết nối Internet

2.3 Những thành phần thuộc hệ thống E-learning ● Hệ thống quản lý học tập

Hệ thống quản lý học tập LMS với khả năng hỗ trợ các công tác người tạo bài giảngtrong công tác quản lý giáo dục để các tài liệu học tập được truyền tải một cách nhanhchóng và đầy đủ nhất đến lượng lớn người học

Hình 2: Hệ thống quản lý học tập LMS là thành phần quan trọng trong E-Learning ● Hệ thống quản lý nội dung học tập

Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS trong E-learning cho phép người dùng,truy cập có khả năng bổ sung, điều chỉnh và tạo ra các nội dung học tập sau khi đãxem xét để chúng trở nên khoa học và có hiệu quả hơn đối với học viên

● Công cụ làm bài giảng

Các công cụ làm bài giảng có khả năng hỗ trợ giảng viên trong việc truyền tải hìnhảnh, âm thanh, chữ viết khi giảng dạy trực tuyến để giúp truyền đạt bài giảng trở nênsinh động hơn, dễ hiểu hơn, dễ học hơn và hấp dẫn thu hút người học

13

Trang 15

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

2.4 Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của E-learning

Hình 3: Ưu và nhược điểm của hình thức học trực tuyến E-learning 2.4.1 Ưu điểm

Hiện nay, với mức độ ứng dụng công nghệ cao, E-learning được hiểu theo nghĩarộng nhất là mang lại những lợi ích to lớn cho người học, giảng viên, nhà trường vàtoàn xã hội:

- Đối với người học, E-learning đã và đang tạo môi trường học tập chủ động; cónghĩa là với các nội dung được triển khai hoàn toàn trực tuyến, sinh viên có thể làmchủ được việc học của mình Người học có thể học theo tốc độ của riêng mình, đượclựa chọn phương pháp học tập phù hợp nhất và nhận được những phản hồi, câu trả lờinhanh chóng từ giảng viên về các hoạt động học tập cũng như các thắc mắc Khôngnhững thế, người học còn có thể học ở bất kì nơi đâu mà chỉ cần có kết nối Internet,điều này giúp giảm thiểu được tối đa thời gian của người học, giúp cho họ có nhiềuthời gian tập trung cho việc học và tăng kết quả học tập Dựa theo nghiên cứu củaPicciano, A G., Dziuban, C D., & Graham, C R (2013) về việc triển khai đào tạotrực tuyến tại Trường Đại học Central Florida – nơi triển khai đào tạo trực tuyến từ rấtsớm – từ 8 môn học trực tuyến với 125 sinh viên tham gia vào năm 1997 đã tăng lên503 môn học với 13,600 sinh viên theo học Nhà trường cũng đã tiếp tục ghi nhận sựtăng số lượng các lớp học trực tuyến sau khi nhận ra điểm số của sinh viên được cảithiện và chi phí chi trả cho cơ sở vật chất giảm đáng kể

- Đối với giảng viên, Kaur M (2013) cho rằng việc áp dụng phương pháp learning cho phép giảng viên tích hợp,vận dụng linh hoạt được nhiều công cụ truyền14

Trang 16

E-BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

đạt thông tin như các video bài giảng, các cuộc thảo luận trực tuyến giúp giảng viênnâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Đồng thời, E-learning giúp giảng viên có thể theo dõi học viên một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.Giảng viên có thể đánh giá người học thông qua cách trả lời các bài kiểm tra hoặc cácchủ đề thảo luận trên diễn đàn Điều này cũng giúp đánh giá một cách công bằng,phản ánh chính xác học lực của người học

- Đối với các tổ chức giáo dục, E-learning giúp giảm được tối đa các chi phí nhưchi phí đầu tư cho phòng học Bên cạnh đó, giảng viên đại học ngoài yêu cầu đứnglớp, họ còn phải dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo, tư vấnnghề nghiệp Vì thế, đào tạo trực tuyến đã giúp Nhà trường giải quyết được nhữngkhó khăn, vướng mắc về mặt thời gian cho giảng viên Việc đào tạo trực tuyến chophép giảng viên mang bài giảng của mình đến hàng trăm người học (Kaur, M 2013) - Đối với xã hội, E-learning giúp thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập vàhọc tập suốt đời Với những hạn chế của mô hình học tập truyền thống từ trước đếnnay, chỉ những ai vượt qua các kỳ thi, học có đủ điều kiện về thời gian và tài chính thìmới có thể vào được giảng đường đại học Nhưng với đào tạo trực tuyến, cơ hội họctập được mở rộng với hầu hết mọi người khi mà họ không cần đến lớp, chỉ với kết nốiInternet là đã có thể nghe được những bài giảng của giảng viên Các khóa học miễnphí của các trường đại học qua hình thức MOOC đã và đang hỗ trợ, giúp đỡ sinh viênđang học hoặc đã ra trường có thể dễ dàng bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới cầnthiết cho công việc hiện tại và trong tương lai sau này (Rennie, F., & Morrison, T.,2013)

- Trên bình diện quốc gia, E-learning giúp nâng cao năng lực, trình độ nói chungcủa đội ngũ, lực lượng lao động, với khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của côngdân, làm giảm thiểu khoảng cách số (digital divide) và từ đó giúp nâng cao sức cạnhtranh của quốc gia và thực hiện bình đẳng xã hội về giáo dục (Conrads, J và nhómđồng tác giả, 2017)

2.4.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nói trên E-learning còn tồn tại một vài nhược điểm, cácnhà nghiên cứu cũng ghi nhận những thách thức mà phương thức đào tạo này phải đốimặt (Arkorful & Abaidoo, 2014; Mirjana, 2010; Hiếu, 2017):

- Sự hiểu biết của xã hội và hành lang pháp lý cho E-learning là rất quan trọng đểcó thể giúp mở rộng và áp dụng phương thức E-learning trong đào tạo truyền thốngbên cạnh việc đào tạo từ xa Vấn đề thừa nhận rằng: bằng cấp của các hình thức đàotạo trực tuyến vẫn là một thách thức lớn của E-learning

- Nguồn lực đầu tư cho phương pháp E-learning cũng không hề nhỏ Bên cạnhđó, sự thay đổi nhanh chóng về mặt công nghệ cũng là một bài toán nan giải cho cácnhà đầu tư: công nghệ tốn kém mất nhiều chi phí và mang tính rủi ro cao bởi lẽ côngnghệ nhanh lạc hậu và thường thay đổi nhanh chóng Kinh nghiệm cho thấy nhiều tập15

Trang 17

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

- Giai đoạn thứ nhất nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển công nghệthông tin và truyền thông qua các chính sách tự do hóa và tư nhân hóa lĩnh vực côngnghệ thông tin và truyền thông

- Giai đoạn thứ hai đầu tư vào hạ tầng internet công cộng để can thiệp vào chuỗicung ứng

- Giai đoạn thứ ba can thiệp vào nhu cầu qua chương trình đào tạo về công nghệthông tin cho 10 triệu người dân Hàn Quốc, bao gồm người làm việc gia đình, viênchức và quân đội (Misko, Choi, Hong, & Lee, 2004)

Các chính sách cụ thể liên quan đến giáo dục đại học được tiến hành trên cơ sở cácđịnh hướng trên bao gồm:

- Xây dựng Mạng Giáo dục Hàn quốc, kết nối hơn 360 cơ sở giáo dục bao gồmdịch vụ web phục vụ cho chia sẻ tài nguyên số, cơ sở dữ liệu khoa học…

- Thúc đẩy quá trình liên kết giữa các trường đại học bao gồm thành lập cáctrung tâm hỗ trợ E-Learning cho các trường đại học trong hoạt động, chia sẻ tàinguyên và xây dựng một hệ thống quản lý mới được tiêu chuẩn hóa;

- Thành lập các trường đại học ảo (cyber university) là các trường đại học màngười học không bị giới hạn bởi không gian và thời gian thông qua việc sử dụng côngnghệ thông tin và truyền thông để tiếp cận với dịch vụ giáo dục (Anderson et al.,2006)

Chính phủ Hàn Quốc xem E-Learning là một thị trường tiềm năng Với bốn chínhsách lớn: Củng cố hệ sinh thái ngành E-Learning, Phát triển nguồn nhân lực, Tăngcường tính hữu dụng và xây dựng mạng lưới toàn cầu, ngân sách sử dụng ước tính đếnnăm 2015 là 3,5 tỷ đô la và tạo ra 37.000 việc làm

Liên minh đại học cho Cyber Education đã được hình thành với sự tham gia của 70trường đại học và 20 thành viên doanh nghiệp Liên minh tiến hành các hội thảo, hộinghị chuyên đề, và các buổi tập huấn giảng viên, và thực hiện một cuộc khảo sát vềtình hình giáo dục không gian mạng tại các trường đại học Hàn Quốc, tiết lộ rằng hơn150 trường đại học hiện nay, 370 trường đại học cung cấp giáo dục trực tuyến ở cấpđộ tổ chức Đến năm 2003, Hàn Quốc có 15 trường đại học trên mạng đưa ra các khoáhọc dựa trên Công nghệ thông tin Những trường đại học trong số đó như CyberKorea, Digital Korea và Đại học mở Open Cyber là những trường chuyên về giáo dụcdạy nghề và học tập suốt đời Các trường này hoạt động theo mô hình trực tuyến toànbộ như sau:

24

Trang 18

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

Nhìn chung, các chính sách của Hàn Quốc có các đặc điểm sau:

- Mục tiêu của chính sách thay đổi mang lại cơ hội học tập cho mọi người(Master Plan I) sang phát triển giáo dục và nguồn nhân lực (Master Plan II) đến nângcao năng lực học tập và sáng tạo, đưa Hàn Quốc thành quốc gia đi đầu về ứng dụngICT trong giáo dục (Master Plan III); • Các chính sách bước đầu tập trung vào giáodục phổ thông, sau đó mở rộng sang dạy nghề và giáo dục đại học

- Chính sách có phạm vi tác động khá rộng bao gồm: Giảng viên, Hạ tầng côngnghệ, Nội dung và Tiêu chuẩn hóa, Dịch vụ thông tin, Chính sách giáo dục

- Các công cụ trực tiếp được sử dụng mạnh mẽ (đầu tư, can thiệp vào khu vực tưnhân) và gián tiếp (định hình, hướng dẫn, quy chuẩn)

● E-learning và các trường đại học Hàn Quốc

E-Learning trong các trường đại học phát triển theo hai nhóm trường đại học: Cáctrường đại học ảo (cyber university) và các trường đại học truyền thống: - Cáctrường đại học ảo Hàn Quốc được thành lập chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2001- đếnnăm 2009 Theo Hwang và cộng sự , lấy dữ liệu từ NIPA có 12 trường thành lập theoLuật Giáo dục đại học có số lượng sinh viên hơn 22.000 với 143 chương trình đào tạovà 6 trường được thành lập theo Luật Học tập suốt đời với 7.700 sinh viên (trong đócó 2 trường chỉ được cấp chứng chỉ) Hầu hết các trường đại học ảo đều hoạt động vàthực hiện như các trường tư nhân không vì lợi nhuận Theo số liệu của Bộ Giáo dụcHàn Quốc, số lượng sinh viên đang học tại các trường đại học ảo tăng từ 93.297 năm2010 lên đến 114.496 năm 2016

25

Trang 19

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

- Các trường đại học truyền thống được hỗ trợ phát triển E-Learning qua Dự án“eCampus Vision 2007” của chính phủ Hàn Quốc từ năm 2002 thông qua việc hìnhthành các trung tâm hỗ trợ tại các trường đại học ở 10 vùng khác nhau Các khóa học E-Learning ban đầu được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ học tập nhưng hiện nayđã được thừa nhận tín chỉ trong từng nhóm trường đại học Một số khóa học được sửdụng để tham gia Dự án MOOC của Hàn Quốc (Qayyum & Zawacki-Richter, 2018) Các cơ sở giáo dục tư nhân vì lợi nhuận tại Hàn Quốc chủ yếu tập trung phát triểnELearning trong các lĩnh vực đào tạo cho doanh nghiệp

2 Thực trạng Elearning trong giáo dục tại Việt Nam

2.1.Bối cảnh chung

Năm 2020 có thể nói là một năm đầy biến động trên toàn thế giới vì dịch bệnhlan rộng và kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết mọi lĩnh vực như kinh tế, quân đội,y tế,… trong đó có cả giáo dục Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp đó, rất nhiều quốcgia đã lựa chọn học trực tuyến (E-learning) là một trong những giải pháp tối ưu để duytrì giáo dục tiếp tục phát triển Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành đượcưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục trong tương lai Với định hướng đó, một phần cũng chịu ảnh hưởng từ dịchbệnh, Việt Nam quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ nhằm đổimới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học tập tất cả các môn và trang bị cholớp trẻ đầy đủ kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin Việt Nam đã tiếp cận và sử dụngElearning trong giáo dục từ những năm 2006-2007 và được đánh giá là quốc gia cótiềm năng phát triển E-learning lớn bởi sự phát triển nhanh chóng về mạng Internet,tốc độ đường truyền ngày càng cao và giá chi phí thấp Việt Nam gia nhập mạng E-learning châu Á [3] với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa Học- CôngNghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn thông,… để triển khai học tậpvà thi trực tuyến E-learning tại Việt Nam có vai trò chủ đạo trong việc tạo ra môitrường học tập ảo đáp ứng được chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là xây dựngmột xã hội học tập mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầnglớp lao động,…) đều có cơ hội học tập hướng đến việc: học bất cứ thứ gì (any things),bất kì lúc nào (any time), bất kì nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life longlearning) Tại hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Thực trạng đào tạo E-learning ở ViệtNam, xu hướng thế giới và các yếu tố (điều kiện) phát triển các loại hình đào tạo trênở Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – PGS TS Nguyễn Văn Phúc cho biết:“Chuyện thầy giảng trên bục, bên dưới trò cắm cúi viết bài đến một lúc nào đó sẽ đivào dĩ vãng, khi đó môi trường học chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc mộtthiết bị kết nối mạng là người học sẽ tiếp cận được với toàn bộ tài nguyên môn học.Quá trình học sẽ linh hoạt ở mọi nơi cũng như bất kể thời điểm nào Những trườngtruyền thống giờ đây cũng đã chuyển 50% sang online, thậm chí có những trường,hình thức đào tạo trực tuyến chiếm tới 70% Các trường đại học phải nhìn thấy tiềmnăng của loại hình này, chủ động và tích cực để phát triển loại hình đào tạo này Tôiđề nghị trong thời gian tới các trường đại học phải thật sự quan tâm đến hình thức đàotạo này, có một chiến lược cụ thể lớn trong phát triển E-Learning”.[4]

26

Trang 20

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

Theo dữ liệu của tổ chức nghiên cứu thị trường Ambient Insight, Việt Nam nằmtrong danh sách 10 quốc gia dẫn đầu về tỉ lệ phát triển E-learning dự báo cho giai đoạn2014-2016 Thị trường E-learning Việt Nam dao động theo đánh giá của các chuyêngia không dưới 2 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 40%, tuy nhiên phần lớn tập trungvào luyện thi, luyện ngoại ngữ và các kỹ năng mềm Đào tạo trực tuyến đã được triểnkhai ở nhiều trường Đại học ở Việt Nam, giai đoạn 2013-2018 Việt Nam đứng thứ 4thế giới về tốc độ phát triển E-learning Hiện đang có 16 cơ sở giáo dục Đại học tạiViệt Nam cung cấp các khóa học trực tuyến hoàn toàn, hoặc kết hợp một phần cácmôn học

Các trường đại học ở Việt Nam đã quan tâm đến E-learning từ khá sớm, mặcdù vậy đến gần đây bức tranh chung còn chưa khởi sắc qua thông tin công bố tại haicuộc hội thảo gần đây về E-learning trong giáo dục đại học tổ chức tại Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân Hà Nội (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2017) và TrườngĐại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh (Viện Nghiên cứu Giáo dục, 2017) Các tham luậncho thấy có hai nhóm chính trong áp dụng E-learning tại các trường đại học ở ViệtNam:

Hình 6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phát triển E-learning tại một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2013-2018

Trang 21

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC _ NHÓM 10

- Trong đào tạo từ xa, E-learning phát triển khá nhanh chóng với các chươngtrình của TOPICA, Viện Đại học Mở Hà Nội, FUNIX, Trường Đại học MởTPHCM… Đây là các chương trình đào tạo cấp bằng đại học và thu hút một số lượnghàng chục ngàn sinh viên theo học Tuy nhiên, so với dân số Việt Nam cũng như quymô các trường đại học trực tuyến trên thế giới, số lượng này còn khiêm tốn và chỉ tậptrung vào một số ngành nhất định

- Trong đào tạo chính quy, E-learning được sử dụng dưới hình thức hỗ trợ hoặckết hợp cho việc học truyền thống trên lớp Điểm qua một số trường đã triển khaichương trình này như Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên… chủ yếu mang tínhchất thí điểm Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh là một trong nhữngtrường đại học dẫn dầu về đào tạo trực tuyến tại Việt Nam Với hình thức đào tạo từxa trực tuyến 90% nội dung học tập được thực hiện qua mạng Internet, hiện nay Nhàtrường đã có 9 ngành đào tạo trực tuyến với hơn 2000 sinh viên theo học

Những năm trước đây, số lượng website E-Learning ở Việt Nam rất ít và chưa thựcsự phải là những giải pháp E-Learning tổng thể cũng như chưa tuân theo các chuẩncho E-Learning trên thế giới Nhưng từ năm 2006, việc triển khai ứng dụng E-Learning đã có nhiều khởi sắc, một phần là được sự quan tâm của Chính phủ, mộtphần là sự nỗ lực của các doanh nghiệp CNTT nghiên cứu, cũng như nhận được nguồnvốn đầu tư đáng kể, (CoderSchool – công ty khởi nghiệp dạy học trực tuyến cung cấpcác khóa học về phát triển web, máy học, dữ liệu tại TP.HCM – vừa được rót 2,6 triệuUSD (vòng

Pre-Series A) bởi Monk’s Hill Ventures Tập đoàn Educa – “ông lớn” hoạt động lĩnhvực giáo dục tiếng Anh – cũng nhận khoản đầu tư trị giá 2 triệu USD tại vòng gọi vốnSeries A từ Quỹ đầu tư Redefine Capital Fund có trụ sở ở Singapore) [5] ;các thươngvụ đầu tư khủng của Starup Việt dành cho công cuộc đào tạo trực tuyến

28

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w