1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn đề tài các hệ thống học trực tuyến

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nền tảng này cho phép giáo viên và học sinh giao tiếp, tương tác và trao đổi tài liệu, giáo án với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp.Hình 1: Hình minh họa Người dùng có thể sử dụng hệ

Trang 1

- Đặng Thị Điệp 25A7510312- Lê Thị Hoa 25A7510570- Lê Thị Huyền 25A7510578- Lê Thị Huyền 25A7510579- Nguyễn Thị Huyền 25A7510581

Trang 2

1.1 E-learning là gì? 6

1.2 Nguồn gốc của hệ thống học trực tuyến E-learning 6

1.3 Đối tượng sử dụng 7

1.4 Một số phần mềm học trực tuyến 9

1.5 Vai trò của E-learning trong giáo dục 13

1.6 Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống học trực tuyến E-learning 16

1.7 Xu hướng phát triển của E-learning 18

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU VỀ LMS - HỆ THỐNG QUẢN LÍ HỌC TRỰC TUYẾN TRONG GIÁO DỤC 21

Trang 3

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 33

3.1 Một số rào cản còn hiện hữu 33

3.2 Giải pháp 35

PHẦN III KẾT LUẬN 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Bảng tỉ lệ phần trăm đóng góp của các thành viên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn Học Viện Ngân Hàng vì đã đưa bộ mônNăng lực số ứng dụng vào trong giảng dạy cũng như toàn thể các thầy cô trong Khoa Hệthống thông tin quản lý, những người đã giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn những phươngpháp học tập hiệu quả, những kỹ năng quan trọng giúp chúng em hoàn thành bài tập lớnnày một cách tốt nhất

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Bùi Thị Hồng Nhung, người phụ tráchgiảng dạy bộ môn Năng lực số ứng dụng của lớp K25ATCB đã tận tình hướng dẫn, chỉbảo chúng em trong suốt học kì vừa qua Cảm ơn cô đã nhiệt tình cung cấp các kiến thức,kỹ năng cần thiết của môn học một cách đầy đủ, đúng đắn và hoàn thiện đến với sinhviên chúng em Nhờ cô mà thông qua môn học chúng em đã trang bị cho mình thêmnhiều kiến thức, đặc biệt về cách ứng dụng, thích nghi phù hợp với không gian mạng,môi trường số, tìm hiểu về thế giới hiện đại, công nghệ 4.0 Bên cạnh đó, chúng em đã cóthể sử dụng thành thạo hơn các phần mềm cơ bản của Microsoft như Word, Excel, Powerpoint, cách tìm kiếm thông tin trên Internet Và cuối cùng, bài tập lớn chính là kết quả màchúng em đã vận dụng những kỹ năng mình đã học được trong thời gian qua Trong quátrình bày chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận đượcnhững nhận xét và góp ý của cô để bài tập lớn của chúng em được hoàn thiện hơn Lời cuối, nhóm em xin chúc cô nhiều sức khoẻ, công tác tốt, ngày càng thành côngtrên con đường dạy học của mình và luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết để tiếp tục traođi kiến thức cho nhiều thế hệ sinh viên Học viện ngân hàng hơn nữa.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 5

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài.

Ngày nay trong thời đại khoa học công nghệ 4.0, công nghệ ngày càng phát triểntiên tiến, con người cũng sẽ có những đòi hỏi, yêu cầu cao hơn về chất lượng cuộcsống và một trong số đó chính là về phương thức học tập Học tập trực tuyến đã trở nênrất phổ biến bởi tính linh hoạt của nó, chỉ cần một cái click chuột bạn đã có thể truycập vào một khóa học ở bất kì nơi đâu, bất cứ khi nào, nó giúp chúng ta tiết kiệm thờigian và chi phí.

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài.

❖ Mục đích: Khái quát về hệ thống học trực tuyến, tìm hiểu hệ thống học trực tuyếnE-learning, nghiên cứu LMS – hệ thống quản lí học trực tuyến trong giáo dục.❖ Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống LMS trong giáo dục.

3 Phạm vi nghiên cứu.

Hệ thống học trực tuyến ngày nay đang rất phổ biến và rất rộng, để có được nhữngphân tích và nghiên cứu chính xác, chúng em nghiên cứu trên các phương diện về: kháiniệm, vai trò, nguồn gốc ra đời, các hình thức học trực tuyến, ưu và nhược điểm, xuhướng phát triển ở Việt Nam và trên Thế giới.

4 Kết cấu đề tài.

Đề tài của chúng em gồm ba phần chính:

❖ Tìm hiểu về hệ thống học trực tuyến E – learning.

❖ Nghiên cứu về LMS – Hệ thống quản lí học trực tuyến trong giáo dục.❖ Đề xuất giải pháp khắc phục.

Trang 6

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN LEARNING

E-1.1 E-learning là gì?

E-learning viết tắt bởi cụm từ Electronic Learning (tạm dịch: đào tạo trực tuyến) là phương pháp giảng dạy và học tập mới được thực hiện dựa trên một hệ thống có kết nối mạng Internet Nền tảng này cho phép giáo viên và học sinh giao tiếp, tương tác và trao đổi tài liệu, giáo án với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Hình 1: Hình minh họa

Người dùng có thể sử dụng hệ thống E-learning bằng các thiết bị hỗ trợ được kết nốiInternet như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Hiện nay, có rất nhiềuphần mềm giúp quá trình đào tạo qua hệ thống E-learning tốt hơn Những phần mềm nàycó thể hỗ trợ người dùng thực hiện các tương tác như: đặt câu hỏi, bày tỏ cảm xúc, phátbiểu, thay đổi background,… Điều này giúp môi trường học tập từ xa được diễn ra sinhđộng và hấp dẫn hơn.

Trang 7

1.2 Nguồn gốc của hệ thống học trực tuyến E-learning.

Thuật ngữ E-learning xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10-1999 trong một hội nghịQuốc tế về CBT (Computer - Based Training) Trong đó, người học có thể tương tác vớimôi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông điệntử khác Rất lâu trước khi Internet ra đời, các khóa học từ xa đã được Isaac Pitman mangđến vào những năm 1840 Pitman gửi các bài tập của mình cho các học sinh của ông quahệ thống mail và nhận lại các kết quả mà các học sinh đã hoàn thành Năm 1954, BFSkinner, một giáo sư Đại học Harvard, đã phát minh ra “teaching machine” (máy giảngdạy), trong đó cho phép các trường học dùng các chương trình để quản lý hướng dẫn họcsinh của mình.

Đến năm 1960, các chương trình đào tạo dựa trên máy tính đầu tiên mới được giớithiệu đến thế giới Với sự ra đời của máy tính và internet trong những năm cuối thế kỷ20, các công cụ E-learning và phương pháp phân phối được mở rộng Thế hệ máy MACđầu tiên ra đời trong những năm 1980 cho phép các cá nhân có thể đặt máy tính ở nhà củahọ Trong thập kỷ tiếp theo, môi trường học tập ảo bắt đầu thực sự phát triển mạnh, càngnhiều người tiếp cận với nhiều thông tin trên internet và cơ hội trực tuyến thực sự mở ra Vào khoảng năm 2010 trở đi, sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trên các nền tảng diđộng đã làm cho hệ thống tương tác thông tin với người sử dụng internet trở nên phongphú hơn bao giờ hết Các ứng dụng di động kết hợp internet cho phép người học tươngtác trong môi trường E-learning mọi lúc, mọi nơi Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnhcovid diễn biến phức tạp rất nhiều các quốc gia trong giai đoạn (2019 – 2022), các trườnghọc đã lựa chọn học trực tuyến ( E-learning ) là một trong những giải pháp tối ưu để giáodục tiếp tục phát triển duy trì, nhờ đó mà E- Learning đã được biết đến một cách rộng rãihơn đối với mọi đối tượng, không chỉ trong giáo dục mà còn nhiều lĩnh vực khác…

1.3 Đối tượng sử dụng.

Nhân tố cấu thành hệ thống learning chính là đối tượng người dùng Hệ thống learning chỉ có thể hoạt động khi có người dùng sử dụng Có hai đối tượng chính hoạtđộng trên hệ thống E-learning, đó chính là: học viên tham gia học tập và giáo viên giảngdạy.

Học viên tham gia học tập: Thành phần chủ lực đóng vai trò trọng tâm của hệ thốngđào tạo trực tuyến đó chính là học viên Khi học viên có nhu cầu học tập sẽ sản sinh ra

Trang 8

người giảng dạy, và từ đó hệ thống E-learning mới phát triển Một số hoạt động chủ yếucủa học viên là:

❖ Tham gia các buổi học, khóa học trực tuyến.

❖ Tương tác, giao tiếp với giáo viên, hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá saubuổi học.

❖ Trao đổi với giáo viên về nội dung bài giảng, phản hồi chất lượng về buổi học, khóahọc trực tuyến.

Giáo viên giảng dạy: Đối tượng kế tiếp để cấu thành hệ thống E-learning hoàn chỉnh đólà giáo viên – người đồng hành cùng học viên trong suốt các buổi dạy Đồng thời, giáoviên cũng là người có trách nhiệm cung cấp tài liệu, kiến thức, nội dung bài giảng vàtương tác với học viên Một số nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là:

❖ Soạn giáo án, bài giảng và cập nhật lên hệ thống E-learning nhằm cung cấp kiến thứccho học viên.

❖ Gửi tài liệu, thông tin, nội dung quan trọng có liên quan đến buổi học cho học viên.❖ Theo dõi tiến trình học tập và đưa ra các yêu cầu đối với học viên như: làm bài kiểm

tra, đánh giá năng lực, đặt câu hỏi nhanh,

❖ Giải đáp thắc mắc, trả lời câu hỏi do học viên đặt ra trong buổi dạy trực tuyến.❖ Thường xuyên tương tác với học viên để tạo môi trường học tập năng động, hiệu quả

Trang 9

+ Công nghệ Net Framework một nền tảng lập trình tiên tiến của Microsoft Hai thànhphần chính được sử dụng là ngôn ngữ lập trình (programming language) C# và ngôn ngữkịch bản (scripting language) ASP.NET.

+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Kết nối truy cập nhanh chóng mà mạnh mẽ.

+ Internet Information Service (IIS): ứng dụng máy chủ web được thiết kế với những tínhnăng tối ưu hỗ trợ cho NET 2.0.

Cổng thông tin cung cấp đầy đủ các thông tin:

❖ Về tình hình dạy và học của nhà trường ví dụ như: lịch học các tuần, thời khoá biểu,lịch thi, các hoạt động, bảng điểm …

Trang 10

Hình 4: Giao diện Google Classroom

Các tính năng chính của Google Classroom:

❖ Giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện: tất cả tài liệu, bài tập vàđiểm đều được tổng hợp ở một nơi.

❖ Ngoài phiên bản trên máy tính, phiên bản trên Android và iOS cho phép người họctruy cập vào lớp học nhanh hơn, giúp sinh viên có thể cập nhật thông tin mọi lúc mọinơi.

Trang 11

Trong trường hợp sinh viên quên mật khẩu đăng nhập có thể liên hệ Phòng quản lý ngườihọc qlnh@hvnh.edu.vn để được hỗ trợ và cấp lại

Trang 12

● Dạng list: chọn mục My Courses

Hình 12: Hình minh họa

Bước 4: Thông tin giảng dạy● Chọn mục Home

Trang 13

● Kéo thanh trượt xuống My Courses

Hình 13: Hình minh họa

Bước 5: Truy cập vào học phần: Sinh viên đọc, tham khảo tài liệu theo yêu cầu và thôngbáo của giảng viên trong hệ thống ( My Course-General-Forum)

Trang 14

Hình 14: Hình minh họa

2.7 Các hạn chế của phần mềm LMS

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hệ thống LMS, mỗi hệ thống sẽ có những ưu điểm riêng và với nhược điểm cũng vậy Tuy nhiên, nhược điểm chung của các hệ thống này đó là:

❖ Có thể xuất hiện một số lỗi khi sử dụng: Trong quá trình sử dụng, một số phần mềm LMS gặp phải một số trục trặc chủ quan và khách quan như: cung cấp một số nội dung không liên quan điều này có thể gây một hệ quả nhất định với học viên như nhàm chán ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của học tập.

❖ LMS khi được quản trị bởi nhiều bên có thể dẫn đến sự cố trục trặc Vì vậy doanh nghiệp nên tính toán kỹ về số lượng quản trị để tránh sự chồng chéo ảnh hưởng đến chất lượng quản lý.

❖ Không nhận được phản hồi từ nhân viên và học viên.

❖ Rào cản và mặt công nghệ LMS yêu cầu có mạng internet và thiết bị điện tử Đây là rào cản lớn với một số nơi, một số cá nhân chưa sẵn sàng hai thiết bị này.

❖ Một số hạn chế về nội dung học tập: các kiến thức học tập thường được chia sẻ trên mạng internet và mang nhiều tính chất lý thuyết hơn thực hành gây nhiều khó khăn trong quá trình học tập Chưa kể tới có một số môn học không thể đào tạo qua e learning được

Trang 15

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

3.1 Một số rào cản còn hiện hữu

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc học trực tuyến đã trở thành môhình học tập phổ biến không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Tuy nhiên đikèm với đó, rất nhiều khó khăn và rào cản vẫn còn hiện hữu.

3.1.1 Việc phát triển các hệ thống học trực tuyến còn chưa đồng đều trên cả nước

Không thể phủ nhận mạng Internet đang ngày càng phủ sóng mạnh mẽ, tuy nhiên sựphổ biến này là chưa đồng đều trên các địa phương đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn Theo thống kê tính đến ngày 21/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đàotạo, có đến 1,5 triệu học sinh không có đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho nhu cầuhọc trực tuyến trong thời điểm Covid Ngoài ra cơ sở hạ tầng, máy tính, phần mềm vàthiếu dung lượng đường truyền Internet cũng trở thành rào cản để các em tham gia các

Trang 16

lớp học trực tuyến Nhiều học sinh có điều kiện hơn, được gia đình trang bị cho các thiếtbộ di động nhưng cũng phải đi bộ hàng km lên đỉnh đồi để “bắt” mạng học trực tuyến Sựthiếu thốn về vật chất và điều kiện khách quan xung quanh còn nhiều thua kém đều lànhững yếu tố to lớn ảnh hưởng đến chất lượng học trực tuyến ở những vùng có điều kiệnkinh tế còn nhiều khó khăn này.

3.1.2 Ngăn chặn gian lận trong các bài thi trên hệ thống trực tuyến còn nhiều bất cập

Một trong những nhược điểm lớn nhất của các hệ thống học trực tuyến đó là việc họcsinh có thể gian lận trong quá trình thi cử Rõ ràng, so với việc làm bài kiểm tra trực tiếpở trên trường, sinh viên thực hiện các bài kiểm tra trong môi trường riêng và trên chínhmáy tính cá nhân của họ thường có xu hướng đạt kết quả cao hơn Ngoài ra nếu hệ thốngkhông có hệ thống xác minh danh tính phù hợp, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng bênthứ ba để thực hiện bài đánh giá thay vì chính họ Từ đó dẫn đến kết quả của bài kiểm trahoàn toàn bị gian lận, không đo được chính xác thực lực của từng học sinh, sinh viên.Mặc dù hiện nay các hệ thống đã có nhiều cải tiến trong việc theo dõi quá trình làm bàicủa người dùng Ví dụ trong quá trình làm bài, từng thao tác trên máy tính sẽ bị theo dõivà ghi lại, hoặc nếu họ thoát ra và mở thêm Tab mới thì hệ thống sẽ hiển thị cảnh cáo, Tuy nhiên các hệ thống này vẫn còn nhiều yếu điểm cần phải được cải thiện.

3.1.3 Nguy cơ rò rỉ thông tin của người dùng do lỗi bảo mật của các hệ thống học trựctuyến

E-learning là phương pháp học tập phụ thuộc chủ yếu vào Internet Cùng với sự tănglên nhanh chóng của người dùng thì đây cũng dần trở thành một địa bàn hoạt động bấthợp pháp mới với những tội phạm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng Cụ thể cáctin tặc đã hack thông tin cá nhân của người dùng và rao bán chúng trên các trang web đểthu lợi bất chính Các phần mềm miễn phí thường đi kèm nhiều quảng cáo, có nhữngquảng cáo thường kết nối tới một số đường dẫn không được kiểm soát Từ các đường dẫnnày, tin tặc có thể xâm nhập vào thiết bị cá nhân đang dùng ứng dụng để truy cập dữ liệucá nhân, chiếm quyền kiểm soát thiết bị hoặc âm thầm theo dõi người dùng Thậm chí, tintặc còn chủ động gửi các đường dẫn (link) chứa virus để để đánh cắp thông tin của ngườisử dụng Khi thiết bị bị nhiễm virus, người dùng không hề phát hiện ra có thể dẫn đếnnhững hậu quả khó lường Ngoài ra, nhiều khóa học hoặc bài giảng không được lập trìnhkĩ càng sẽ dễ bị xâm nhập trái phép để sử dụng bất hợp pháp Tình trạng một số lớp họconline ở các trường đại học bị người lạ vào phá, vẽ bậy lên màn hình, đổi tên sinh viên,

Trang 17

nói bậy, chửi nhau không còn quá xa lạ Thậm chí họ còn đẩy giảng viên ra khỏi phòng,chiếm luôn vai trò chủ trì Từ đầu năm 2020, nhiều lỗ hổng bảo mật của Zoom – một hệthống học trực tuyến phổ biến trên thế giới đã được công bố (trong đó có lỗ hổng chưađược nhà cung cấp xử lý triệt để) với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau Thông quanhững lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi,truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trênmáy tính người dùng Vấn đề an ninh của người dùng trên môi trường mạng luôn là điềuđáng lo ngại và cần rất nhiều thời gian để khắc phục các lỗ hổng này.

3.1.4 Các hệ thống còn gặp nhiều lỗi trong quá trình vận hành và các tính năng chưađược tối đa hoá

Giao diện hệ thống được thiết kế chưa hợp lý, sự sắp xếp còn chưa tối đa hoá tiện íchcủa các thanh công cụ đều là những nguyên nhân dẫn đến hiệu suất học tập trên các hệthống giảm xuống Một số tổ chức đào tạo lập trình hệ thống dạy học không đủ tiêuchuẩn, sức chứa cho số lượng học viên có thể học với tình trạng hình ảnh, âm thanh ổnđịnh Ví dụ trên phần mềm Zoom Cloud Meeting với gói zoom free, phòng họp Zoom bịgiới hạn 100 người với các cuộc họp nhóm chỉ trong 40 phút Ngoài ra hiện tượng liêntục bị out ra khỏi các buổi học, gián đoạn tín hiệu, việc truyền tải Internet bị gián đoạnhay không nghe thấy giáo viên nói gì đều là tình trạng hết sức phổ biến ở các buổi học.

3.1.5 Các hệ thống trực tuyến còn thiếu tính tương tác và các bài giảng gây nhàm cháncho người dùng

Các hệ thống học trực tuyến giúp giáo viên cung cấp tài liệu đọc, bài tập, giao tiếp quaemail, trò chuyện trực tiếp hoặc tin nhắn và cung cấp nội dung bằng các phiên trực tiếp,bài thuyết trình, video ghi lại hoặc bài giảng cho học sinh Mặc dù có tất cả các hoạt độngnày, vẫn còn một số học sinh không thấy hấp dẫn so với hoạt động truyền thống Họcsinh gặp khó khăn khi giao tiếp trực tiếp và gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng củathầy cô Đáng buồn hơn, nhiều học sinh chỉ vào điểm danh cho có lệ rồi lại out ra khỏilớp học hoặc làm việc riêng trong quá trình thầy cô giảng bài miễn sao tên của mình vẫncòn xuất hiện trên lớp học Các yếu tố tâm lý như như “Khó tập trung”, “Thiếu độnglực”cũng là một trong những rào cản mà sinh viên gặp phải khi học tập trực tuyến Sựthiếu đầu tư trong việc thiết kế khóa học cũng là một yếu tố gây ra việc phát triển kém hệthống học tập trực tuyến và là một thách thức lớn đối với người học trực tuyến.

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN