Vậy lý do gì mà doanh nghiệp nước ngoài này lại có được vị trí như thế trong lòng khách hàng, lý do gì khi mà giữa hàng phải chăng có sự khác biệt khi mà sản phẩm, giá cả và hệ thống phâ
NỘI DUNG
T ng quan v ổ ề thị trường
1.1 Th ị trườ ng bia t i Vi ạ ệ t Nam
Những năm gần đây, trong khi nhiều ngành sản xuất điêu đứng, khó khăn vì tình hình dịch bệnh Covid-19 thì ngành rượu, bia, nước giải khát ở nước ta vẫn tăng trưởng mạnh một cách ấn tượng
Tháng 4/2020, sản xuất bia tại Việt Nam ước tính đạt 233,4 triệu lít, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019
Ngày 21/05/2009, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký Quyết định số 2435 QĐ/BCT ban hành quy hoạch phát triển ngành ngành bia, rượu, nước nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2025 với mục tiêu là: “Xây dựng ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát được sản xuất với chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, có thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới”
Với vai trò đó, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp trong ngành đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức duy trì mức tăng trưởng sản xuất bình quân trên 10%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu về sản phẩm cho người tiêu dùng với chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, mỗi năm đóng góp trên 20 ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, vận tải Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam hiện - - nay có 120 hội viên, trong đó có nhiều hội viên là các doanh nghiệp FDI, có vị trí lớn trong ngành đồ uống như: Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam, Công ty TNHH Liên doanh SABMILLER Việt Nam, Công ty TNHH DIAGEO Việt Nam, Công ty
CP Phân phối Moet Hennessy Việt Nam… từ lâu đã song hành phát triển cùng các - doanh nghiệp trong nước, đóng góp cho ngân sách nhà nước Sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo cho thị trường đồ uống trong nước thêm sôi động Trong các ngành bia Hà Nội, bia Sài Gòn, Heineken, Tiger, Carlsberg đều có thị phần và đối tượng khách hàng của riêng mình Giữa họ luôn có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành mạnh Họ đã cùng nhau tạo nên động lực phát triển cho ngành, tham gia đầy đủ trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước Tuy nhiên cạnh tranh với bia nhập khẩu, với các nhãn hiệu rượu nhái kém chất lượng đang có xu hướng gia tăng và chưa có phương án giải quyết Đối với bất kỳ sản phẩm nào khi được tiêu thụ trên thị trường đều phải chịu tác động của nhiều nhân tố Đặc biệt là có các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng Do đó, thị trường tiêu thụ bia cũng sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố:
• Thu nhập của dân cư: Thu nhập bình quân tăng lên, người dân ngày càng tiêu dùng nhiều bia hơn Thu nhập tăng sẽ dẫn đến người tiêu dùng có nhu cầu về chất lượng sản phẩm theo đó mà gia tăng Ở Việt Nam, tỷ trọng người có thu nhập trung bình chiếm khá cao, do đó công ty bia Heineken cần đưa ra chiến lược định giá phù hợp với khả năng tài chính của tầng lớp này, qua đó sẽ tạo được lượng tiêu thụ sản phẩm cao, tối đa hóa doanh thu cho công ty
• Thị hiếu người tiêu dùng chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Tập hợp những người yêu thích bia nhẹ, dễ uống và những người uống kém hoặc chỉ uống vào những ngày lễ tết
Nhóm 2: Tập hợp những người uống bia nặng, có nhiều cồn Họ uống nhiều, nghiện bia, loại này số lượng ít
Nhóm 3: Tập hợp những người người người thích uống bia có vị đậm vừa phải, đây là nhóm tiêu dùng lớn
• Tập quán tiêu dùng: Trước kia bia là thứ hàng xa xỉ, chỉ uống vào những dịp quan trọng Hiện nay bia trở nên thông dụng hơn, được sử dụng trong nhiều dịp, trở thành phương tiện hữu hiệu trong hoạt động xã giao Tập quán tiêu dùng không mang tính chung chung mà gắn liền sản phẩm cụ thể với nhóm người cụ thể hình thành nên “gu” tiêu dùng bia Nhà kinh doanh phải biết tạo
“gu” cho người tiêu dùng, thỏa mãn “gu” đó, phải biết đánh bại “gu” truyền thống để tạo ra “gu” mới
Trong báo toàn cầu về thực trạng sử dụng rượu bia và sức khỏe năm 2020, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã nhấn mạnh Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có xu hướng gia tăng nhanh về mức độ tiêu thụ bình quân rượu bia/người/năm, trong khi trên phạm vi toàn toàn cầu suốt cả thế kỷ quá mức tiêu thụ gần như không thay đổi Năm 2018, theo khảo sát của Euromonitor International, Việt Nam tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỷ lít
Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, năm 2019 Việt Nam tiêu thụ 3 tỷ lít bia, gấp 3,5 lần so với năm 2011 Lượng bia sử dụng trung bình/người/năm là 32 lít, xếp thứ nhất khu vực ASEAN và thứ ba châu Á Việt Nam được xếp là 1 trong 25 nước đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ gia tăng nhiều nhất
Theo dự báo của cơ quan lập quy hoạch, đến năm 2022, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,2-4,4 tỷ lít bia, bình quân 45 47 lít/người/năm Mười năm sau đó, mỗi người -Việt Nam sẽ uống bình quân 60-70 lít/người/năm.
1.2 Khái quát v công ty bia Heineken Vi t Nam ề ệ
HEINEKEN Việt Nam là thành viên của Tập đoàn HEINEKEN, nhà sản xuất bia hiện diện tại nhiều quốc gia nhất trên thế giới Xuất xứ từ Hà Lan, HEINEKEN là một công ty gia đình với lịch sử hơn 150 năm, sản xuất và phân phối trên 300 nhãn hiệu bia và nước táo lên men tại hơn 190 quốc gia
“ Chỉ có thể là Heineken” “ It could only be Heineken” -
1.2.1 Lịch sử hình thành công ty bia Heineken Việt Nam
Công ty Heineken được thành lập khi Gerard Adriaan Heineken được 22 tuổi trên cơ sở mua lại từ một nhà máy bia có tên là De Hooiberg (Haystack) tại thành phố Amsterdam, Hà Lan Vào năm 1873, Heineken chính thức ra đời ở thành phố Amsterdam Mãi đến năm 1887, một nhà máy mới được xây dựng ở thành phố Amsterdam Năm 1942, Alfred Heineken biến Heineken từ một cơ sở sản xuất đơn thuần thành một doanh nghiệp danh tiếng Năm 1975, nhà máy mới tại Hà Lan đi vào hoạt động Và đến năm 2003, Heineken Cold Filtered & Heineken Export được thay thế bằng Heineken Được thành lập vào năm 1991, đến nay HEINEKEN Việt Nam vận hành 6 nhà máy bia tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu Tiền , Giang và 9 văn phòng thương mại trên khắp Việt Nam
Từ sự khởi đầu khiêm tốn chỉ với 20 nhân viên, HEINEKEN Việt Nam ngày nay đã trở thành nhà sản xuất bia lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 3.500 nhân viên Hàng năm, HEINEKEN Việt Nam đều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 0,9% GDP quốc gia
Năm 2017 và 2018, HEINEKEN Việt Nam được vinh danh là Doanh nghiệp Sản xuất bền vững nhất Việt Nam bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo Chương trình Đánh giá và Xếp hạng các doanh nghiệp bền vững ở Việt Nam (CSI)
1.2.2 Chặng đường phát triển của Heineken
Phân tích môi trường kinh doanh
Việc nắm bắt những quan điểm, những quy định, ưu tiên, những chương trình chi tiêu của Chính phủ cũng như thiết lập mối quan hệ tốt với hính phủ sẽC giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ do môi trường này gây ra
Việt Nam có môi trường chính trị xã hội ổn định, đáp ứng nhu cầu làm ăn lâu - dài của các công ty đa quốc gia như Hein ken Việt Nam hiện nay là một nước theo e chế độ xã hội chủ nghĩa Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam
Môi trường chính trị ổn định là cơ sở quan trọng hàng đầu để thực hiện các cam kết đảm bảo quyền sở hữu tài sản và các khuyến khích đầu tư cho các công ty đa quốc gia Mặt khác, sự ổn định về chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định kinh tế - xã hội, từ đó giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư
Theo các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm
1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, Châu Phi:
47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế
Song song với những hoạt động trên, trong lộ trình hội nhập, Việt Nam đã có những bước tiến mới, như: thực hiện những Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực; đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Hàn
Quốc, Liên Minh châu Âu, Liên minh thuế quan Nga - Bê-la-rút Ka-dắc- -xtan
Việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử, loại bỏ các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ chế độ hai giá, Từ đó tạo sân chơi công bằng cho các DNDQG như Heineken tham gia và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước
Thế nhưng tự do hóa thương mại cũng mang lại nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp sản xuất bia đã có mặt từ rất lâu tại Việt Nam Cụ thể, khi các FTA được ký kết và các hàng rào bảo hộ được gỡ bỏ, Việt Nam, với lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, chi phí sản xuất và nhân công thấp, trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đổ vào trong nước Điều này tạo áp lực cạnh tranh gay gắt lên các doanh nghiệp bia đang chiếm thị phần lớn như Sabeco, Habeco, Heineken, …
2.2.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của các ngành nghề kinh doanh Những năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm Mặc dù - nền kinh tế chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch bệnh Covid 19, nhưng tăng trưởng - kinh tế 9 tháng năm 2020 đạt ở mức 2,12%, dự kiến cả năm ước đạt mức tăng trưởng 2
- 3% Với mức tăng trưởng này được coi là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới
Trước đó, tháng 10/2020, IMF cũng dự báo, năm 2020, GDP của Việt Nam sẽ tăng 1,6% Quy mô GDP Việt Nam là 340,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Đông Nam Á (vượt Singapore với 337,5 tỷ USD)
Phân tích về những triển vọng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam, Tổ chức Fitch Solutions cho rằng, Việt Nam là một nền kinh tế năng động tăng trưởng nhanh tại châu Á, với GDP trung bình hàng năm khoảng 6,3% trong 10 năm qua Riêng năm 2020, Fitch Solutions kỳ vọng, nền kinh tế sẽ hồi phục tốt trong nửa sau của năm và tăng mức dự báo GDP sẽ đạt 3,0% thay vì 2,8% trong báo cáo trước đó
Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings dự báo, Việt Nam đứng thứ hai ở khu vực châu Á Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc khủng - hoảng do tác động của Covid-19 S&P Global Ratings cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 1,9% trong năm 2020 và 11,2% vào năm 2021
2.2.2 Chính sách phát triển kinh tế
Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nên nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi, chế độ chính sách, hệ thống thuế đãi ngộ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Hàng năm nhà nước chi ra ngân sách khá lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá và các công trình phụ trợ tác động gián tiếp đến sự hoạt động kinh doanh của công ty ạo môi trường lý tưởng giúp các doanh , t nghiệp sản xuất, vận chuyển và phân phối dễ dàng hơn
Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, Nhà nước đã đẩy mạnh xây dựng đổi mới về cơ chế Các luật và pháp lệnh thể hiện sự thay đổi này: luật đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, bộ luật thuế áp dụng thống nhất cho ngành kinh tế, luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ an toàn thực phẩm, luật doanh nghiệp và luật bản quyền Những yêu cầu đó bắt buộc các công ty đa quốc gia như Heineken phải thực hiện
Phương hướ ng phát tri ển trong tương lai
Sau khi phân tích môi trường kinh doanh của công ty bia Heineken Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy, Heineken khá được lòng khách hàng Việt do tiếng tăm “bia ngoại” và thành công của công ty ở thị trường Việt Nam cũng chủ yếu là do ảnh hưởng từ công ty mẹ Thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển về sản phẩm bia nhiều hơn thế, và dường như công ty chưa nhận thức rõ về điều này Chắc chắn việc Việt óa sản phẩm cũng như Việt óa công ty là điều không thể h hTuy nhiên việc điều chỉnh trong quá trình sản xuất, cung ứng công nghệ hay marketing sản phẩm ở thị trường Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh hơn những gì công ty bia Heineken Việt Nam đang có
Thứ nhất, bàn về quá trình cung ứng sản xuất Như chúng ta đã tìm hiểu, Heineken có một công thức làm bia rất riêng biệt và độc đáo, nguồn nguyên liệu được tuyển chọn và đa số là ngoại nhập nên quá trình nghiên cứu điều chỉnh là về nguồn nguyên liệu đầu vào thuần Việt hơn Cơ bản công thức độc đáo và men bia “A Yeast” sẽ được giữ nguyên vì đó là giá trị ngàn đời mang tính thương hiệu đã được Heineken xây dựng từ lâu Tuy nhiên bên cạnh những nguyên liệu như lúa mỳ, lúa mạch, hoa bia, bộ phận phát triển sản phẩm của công ty cũng nên để mắt đến “gạo” mặt hàng là - điểm mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đã tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế Gạo cũng có nhiều đặc điểm về hương vị và mùi hương với lúa mạch hay lúa mì Vì vậy phát triển một sản phẩm mang hương vị Việt có dấu ấn của thị trường Việt sẽ khiến Heineken ghi điểm tốt hơn đối với khách hàng tiềm năng ở Việt Nam Thứ hai, mức giá Heineken áp dụng đối với thị trường Việt Nam còn khá cao và chỉ tập trung vào được nhóm khách hàng có thu nhập cao chiếm tỷ lệ nhỏ trong xã hội Điều này khiến Heineken không chỉ mất đi khách hàng ở tầm trung cấp, mà còn ảnh hưởng đến việc cạnh tranh với các sản phẩm bia quốc nội có giá “êm” hơn rất nhiều như HUDA hay Bia Hà Nội Để có thể tăng khả năng cạnh tranh tối đa, thiết nghĩ Công ty Heineken Việt Nam nên tạo ra một dòng sản phẩm mới, có giá thành phù hợp hơn với đại đa số người Việt
Thứ ba, tỷ lệ tiêu thụ bia của người Việt Nam là rất cao, hay nói cách khác người Việt uống rất nhiều bia Điều này là một con dao hai lưỡi Nó chính là yếu tố văn hóa xã hội mà không chỉ Heineken mà tất các các công ty bia khác lấy đó đề thúc đẩy sản xuất tiêu thụ bia, nhưng mặt khác, tỷ lệ các vụ tai nạn ở nước ta liên quan đến tiêu thụ bia rượu cũng không hề nhỏ Thiết nghĩ với đặc điểm thị trường đặc biệt như Việt Nam, Heineken nên học tập chiến lược của Coca-Cola, tạo ra sản phẩm bia với nồng độ cồn thấp, hay thậm chí không có nồng độ cồn nhưng vẫn giữ được mùi vị và kết cấu của sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng - vẫn muốn được đắm chìm trong các cuộc vui với men bia đậm đà nhưng không phải lo về vấn đề an toàn khi tham gia giao thông sau đó Nếu phát triển thành công sản phẩm bia mang thương hiệu Heineken Việt với nồng độ cồn thấp, thì sự bùng nổ và phát triển của Heineken tạo ra trên thị trường bia Việt hứa hẹn sẽ rất nóng và thu về lợi nhuận khổng lồ Cuối cùng là chiến lược Marketing Không có gì bàn cãi về hiệu quả những chiến dịch mà Heineken đã thực hiện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tất cả đều góp phần thúc đẩy tiêu thụ và tạo ra lợi nhuận lớn vô cùng Đối với thị trường Việt, Heineken có thể tận dùng được nhiều hơn thế Sau đây là 1 vài chiến dịch mà công ty bia Heineken Việt Nam có thể thực hiện:
1 Dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp Công ty có thể xây dựng hình ảnh của mình trong mắt người dân Việt bằng cách quyên góp, hỗi trợ về tài chính cho quá trình chống dịch cho ngành y tế Việt Nam
2 Gen Z là 1 cụm từ không hề xa lạ hiện nay Dự kiến đến năm 2030, thế hệ này sẽ chiếm tới 40% dân số thế giới Gen Z ở Việt Nam mang 1 cá tính vô cùng đặc biệt, họ là những người giỏi giang, thông minh, những không kém phần táo bạo và máu lửa Đây cũng là thế hệ ảnh hưởng, viral rất lớn trên các nền tảng mạng xã hội Heineken Việt nên tận dụng điều này Công ty nên có mặt trong danh sách tài trợ có các chương trình thu hút sự quan tâm lớn của giới trẻ như Rap Việt, King of Rap để thu hút sự chú ý của Gen z Ngoài ra việc tổ chức các cuộc thi thiết kế, tuyển chọn hình ảnh đại diện cho sản phẩm mới của công ty với giải thường hấp dẫn cũng là chiêu thức hay cho việc thu hút truyền thông
Mặc dù đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng nặng nề trong năm 2020, Heineken tin rằng biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với Việt Nam trong những năm tới Việc ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi một lộ trình rõ ràng, lâu dài, cần nhiều nỗ lực của các bên liên quan đồng thời vẫn mang tính khả thi Chính vì vậy, Heineken đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng đến năm 2025 nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu:
- 100% năng lượng tái tạo: Sử dụng 100% nhiệt năng và điện năng tái tạo tại tất cả sáu nhà máy bia Heineken trên khắp Việt Nam (hiện 5 trong số 6 nhà máy đã sử dụng nhiệt năng tái tạo)
- 100% nước được bù hoàn: Heineken sẽ trả lại môi trường toàn bộ lượng nước sử dụng cho quá trình sản xuất ra sản phẩm (bao gồm cả lượng nước trong sản phẩm cũng như lượng nước bốc hơi trong quá trình sản xuất)
- Không chất thải chôn lấp: Heineken đặt mục tiêu tái sử dụng hoặc tái chế 100% chất thải hoặc phụ phẩm (hiện đã ở mức 99%), không phát sinh chất thải chôn lấp
Bên cạnh đó công ty đã đạt được những thành tựu khả quan như tạo ra 212.000 việc làm và đóng góp 0.95% tổng GDP của Việt Nam, trong đó gần như toàn bộ vật liệu bao bì được cung ứng nội địa
Nhằm đáp ứng những thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng, Heineken đã và đang đa dạng hóa danh mục sản phẩm thông qua việc ra mắt nhiều sản phẩm mới.Công ty cũng tổ chức gần 125.000 giờ đào tạo cho nhân viên, tiếp tục nỗ lực truyền thông uống có trách nhiệm và góp phần thay đổi hành vi lái xe sau khi uống rượu bia tại Việt Nam.
Đánh giá chung
Như vậy, môi trường kinh doanh là yếu tố then chốt ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển (hoặc suy vong) của bia Heineken tại thị trường Việt Nam Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã trở thành một trong những động lực chính góp phần thay đổi cục diện thế giới trong vài thập kỷ trở lại đây, đó là tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục của kinh doanh quốc tế Các doanh nghiệp đang dần đầu tư xây dựng và phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần nắm vững quy luật vận hành chung về môi trường kinh doanh để có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để hoạt động kinh doanh được hiệu quả nhất
Và Heineken là một thành công tiêu biểu trong việc lựa chọn hướng đi đúng đắn thông qua việc nghiên cứu môi trường kinh doanh Nhờ những hiểu biết về môi trường kinh doanh, Heineken có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch cho tương lai; thấu hiểu và biết được nhu cầu của khách hàng; đối mặt với mọi mối đe dọa trong và khai thác cơ hội; hiểu rõ ưu, nhược điểm của mình cũng như các đối thủ cạnh tranh: bia Sài Gòn, bia Hà Nội, Tiger, Nhờ vậy, mà Heineken đưa ra những chiến lược để phát triển và khẳng định được tên tuổi của mình
Chính vì lý do đó mà Heineken được xem là thương hiệu bia thành công nhất và là một biểu tượng trong ngành Heineken không chỉ chiếm trọn tình cảm của Châu Âu mà còn được ưa chuộng trên toàn thế giới, trở thành thương hiệu bia hàng đầu, và được xem là loại bia nhập khẩu số 1 tại Mỹ
Tuy nhiên, năm 2020 là một năm thật sự khó khăn đối với ngành bia Lĩnh vực này chịu tác động kép từ luật phòng chống tác hại của rượu bia (Nghị định 100) và dịch bệnh Covid 19 bùng phát Trong số các ngành hàng- tiêu dùng nhanh, nhu cầu bia bị ảnh hưởng tiêu cực hơn cả Kênh phân phối tiêu dùng tại chỗ - kênh chiếm khoảng phần lớn tổng lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các biện pháp giãn cách xã hội Sang năm 2021, thị trường bia được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi nhưng phải đến năm 2022 nhu cầu tiêu thụ bia mới có thể phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước dịch Covid-19
Những diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn sẽ nhìn thấy rõ ở năm 2021, khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng điều chỉnh thói quen uống rượu của họ, nhờ đó, tác động của Nghị định 100 có thể sẽ giảm dần khi người tiêu dùng bắt đầu tự giác chấp hành các quy định Cùng với đó, kênh phân phối mua về nhà dần trở nên quan trọng hơn Các công ty bia đã bắt đầu tập trung hơn vào các kênh này và kênh thương mại hiện đại Dù vậy, ngành sản xuất, kinh doanh bia vẫn sẽ gặp các vấn đề và rủi ro như tiêu thụ bia giảm nếu đại dịch Covid 19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trong - năm 2021 cùng với việc tăng giá của nguyên liệu Những năm gần đây, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn
Sự chủ động trong việc tìm kiếm các giải pháp kinh doanh cùng nghiên cứu điều kiện môi trường kinh doanh sẽ là những yếu tố giúp Heineken giữ vững được vị thế trên thị trường bia tại Việt Nam
Tóm lại, Việt Nam thực sự là thị trường màu mỡ cho sự phát triển của Công ty Bia Heineken Công ty cần có cái nhìn cụ thể hơn về những mặt lợi, những tiềm năng của thị trường cũng như khách hàng để có những bước phát triển vượt bậc hơn trong tương lai.