KỸ NĂNG CHUẨN BỊ BÀI THUYẾT TRÌNHI, Khái niệm thuyết trình - Thuyết trình là quá trình trình bày một chủ đề, ý tưởng hoặc thông tin cụ thể trước một nhóm người hoặc khán giả nhằm truyền
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TẬP LỚN MÔN GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG CHUẨN BỊ BÀI THUYẾT TRÌNH Giảng viên giảng dạy :LÊ THỊ HUYỀN TRANG
Mã lớp học phần :BUS20A
Nhóm thực hiện :NHÓM 3
Danh sách sinh viên thực hiện :
Họ và tên MSV Lớp Phạm Thị Thúy Hạnh 26A4022692 K26KTA Phạm Mạnh Hiếu 26A4023092 K26KTA Phạm Ngọc Khánh 26A4023121 K26KTA Phùng Thị Thùy 26A4020878 K26KTA
Lê Minh Thư 26A4021324 K26KTA Trần Phương Thảo 26A4020867 K26KTA Đặng Thu Hiền 26A4022696 K26KTA
Trang 2MỤC LỤC
KỸ NĂNG CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH
I, Khái niệm thuyết trình 3
II, Vai trò của thuyết trình 3
1 Trong cuộc sống 3
2 Trong học tập 3
3 Trong công việc 3
III, Các bước chuẩn bị thuyết trình 4
Bước 1: Đánh giá đúng bản thân 4
Bước 2: Tìm hiểu người nghe 4
Bước 3: Xác định mục đích bài thuyết trình 6
Bước 4: Xây dựng nội dung bài thuyết trình 8
Bước 5: Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong thuyết trình 10
Bước 6: Thuyết trình thử 14
Trang 3KỸ NĂNG CHUẨN BỊ BÀI THUYẾT TRÌNH
I, Khái niệm thuyết trình
- Thuyết trình là quá trình trình bày một chủ đề, ý tưởng hoặc thông tin cụ thể trước một nhóm người hoặc khán giả nhằm truyền đạt một thông điệp hoặc mục tiêu nhất định Nó có thể được thực hiện thông qua sử dụng ngôn ngữ cụ thể, hình ảnh, âm thanh, video và các phương tiện trực quan khác để thúc đẩy sự hiểu biết và tương tác giữa người trình bày và người nghe
Thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc trình bày thông tin, mà còn bao gồm việc tổ chức nội dung một cách có logic, hấp dẫn và dễ hiểu Người trình bày cần phải chọn lọc
và sắp xếp thông tin sao cho nó phù hợp với mục tiêu của thuyết trình và sự hiểu biết của khán giả Sự sáng tạo và khả năng tương tác với khán giả cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình thuyết trình
- Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày, diễn đạt, truyền đạt thông tin, ý tưởng một cách rõ ràng, logic và thuyết phục trước đám đông hoặc khán giả
II, Vai trò của thuyết trình
Vai trò chính của thuyết trình là truyền đạt thông tin, giải thích một khái niệm phức tạp, thuyết phục người nghe về một ý kiến hoặc mục tiêu, giáo dục, thúc đẩy sự thảo luận hoặc thậm chí giải quyết vấn đề
1 Trong cuộc sống
Trong cuộc sống nếu có kỹ năng thuyết trình tốt, bạn dễ dàng diễn đạt để người khác hiểu được suy nghĩ, quan diểm của bạn Khi đó bạn vừa đạt được mục đích lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian
2 Trong học tập
Trong học tập, thuyết trình là một kỹ năng bắt buộc với sinh viên trong hầu hết các môn học Đồng thời, thuyết trình cũng là cơ hội để sinh viên rèn luyện và trau dồi khả năng trình bày trước đám đông của mình, sẽ là một hành trang cần thiết sau khi ra trường
3 Trong công việc
Nếu bạn có một kỹ năng thuyết trình tốt đồng nghĩa với việc công việc của bạn sẽ được thuận lợi và suôn sẻ, cơ hội thăng tiến cao Ngược lại, nếu bạn không có kỹ năng thuyết trình hoặc rụt rè khi xuất hiện trước đám đông thì cho dù trình độ của bạn giỏi nhưng bạn không có kỹ năng mềm thì cũng rất khó có thể đạt được thành công
Trang 4Trong trường hợp hội thảo đứng trước thuyết trình khách hàng: nếu bạn có kỹ năng thuyết trình tốt thì người nghe sẽ dễ bị thuyết phục mua hàng hơn đồng thời luôn tiếp thu những ý kiến từ những phản hồi của khách hàng với sản phẩm mà bạn cung cấp Ngược lại nếu bạn có kỹ năng thuyết trình không tốt thì người nghe sẽ không hiểu cũng như không muốn nghe bạn thuyết trình
Khi bạn làm tốt bài thuyết trình là bạn đã thể hiện được giá trị bản thân mình với mọi người cũng như là cơ hội để bạn phát triển và thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp của mình Năng lực của bạn trong mắt đồng nghiệp, lãnh đạo cũng được đánh giá cao hơn
III, Các bước chuẩn bị thuyết trình
Bước 1: Đánh giá đúng bản thân
Việc đánh giá bản thân là một quá trình có thể thay đổi theo thời gian, mỗi ngày con người chúng ta có những sự biến động về tinh thần, tâm lý Vì vậy bạn không nên để mình rơi vào trạng thái áp lực khi không nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, hãy cứ từ từ tìm hiểu và chấp nhận con người đang hiện hữu này, đồng thời luôn nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
- Xác định điểm mạnh để phát huy và khắc phục những khiếm khuyết của mình giúp phần trình bày tự nhiên, hấp dẫn, lôi cuốn khán giả
+ Ví dụ: bạn có một giọng nói to, rõ ràng, dễ nghe nhưng ngôn ngữ cơ thể cứng nhắc, không tự tin giao tiếp ánh mắt với người xem thì bạn nên luyện tập, trao dồi thêm phần yếu này
+ Ví dụ: được mọi người nhận xét có khiếu hài hước nhưng câu chuyện thêm vào phần thuyết trình của bạn lại chiếm nhiều thời gian, bạn nên xây dựng kịch bản ngắn gọn lại và phù hợp với mục đích, nội dung cần đưa đến người nghe
- Để bài thuyết trình thêm mạch lạc bạn nên tổ chức nội dung, cấu trúc thành các ý chính
và thêm các ví dụ thực tế từ đó khán giả hiểu rõ hơn về thông điệp bạn truyền tải
Bước 2: Tìm hiểu người nghe
Tìm hiểu về đối tượng người nghe thuyết trình là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị và thực hiện một bài thuyết trình thành công Chúng ta có thể nghiên cứu về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích của họ Nếu có thể, hãy tìm cách giao tiếp trước với một số thành viên trong đối tượng người nghe Điều này có thể thông qua cuộc trò chuyện cá nhân, khảo sát trực tuyến hoặc thậm chí là cuộc trò chuyện qua email hoặc mạng xã hội Bằng cách này, bạn có thể hiểu rõ hơn về mức độ quan tâm và nhận xét của
Trang 5họ đối với chủ đề bạn sẽ thuyết trình Trong quá trình thuyết trình, quan sát cẩn thận phản ứng của khán giả bằng cách nhìn vào diễn biến, ngôn ngữ cơ thể và phản hồi trực tiếp Sau khi hoàn thành bài thuyết trình, thu thập phản hồi từ khán giả thông qua cuộc trò chuyện, khảo sát hoặc ghi lại ý kiến đóng góp Để có thể truyền đạt thông tin hiệu quả, bạn nên tìm hiểu các thông tin về người nghe như: quy mô, tuổi trung bình, đặc điểm công việc, yếu tố văn hóa và quan điểm của người nghe
a, Quy mô
- Quy mô nhỏ: thuyết trình cá nhân, thuyết trình nhóm Vi lượng khán giả ít nên có thể trả lời câu hỏi một cách thân mật, không cần quá mỹ miều
+ Thuyết trình cá nhân: là loại thuyết trình mà một người duy nhất đứng trước một nhóm nhỏ hoặc một cá nhân để chia sẻ thông tin, ý kiến hoặc kinh nghiệm Thời gian thuyết trình có thể linh hoạt, từ vài phút đến một giờ hoặc hơn
+ Thuyết trình nhóm: một nhóm người hoặc đại diện tham gia vào việc thuyết trình chung về một chủ đề cụ thể Thường có nhiều người thuyết trình, mỗi người đại diện cho một phần của chủ đề hoặc góc nhìn cụ thể
- Quy mô vừa: thuyết trình công ty hoặc tổ chức Dù số lượng người nghe nhiều hơn quy
mô nhỏ nhưng vẫn nên tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ
+ Là loại thuyết trình được tổ chức bởi một công ty hoặc tổ chức để chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chiến lược hoặc kế hoạch tương lai Thường được sử dụng để truyền đạt thông điệp quan trọng đến nhân viên, đối tác hoặc khách hàng
- Quy mô lớn: thuyết trình công cộng hoặc hội thảo lớn
+ Thường diễn ra trong một môi trường công cộng, có thể có hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn người nghe Thường có một người diễn thuyết chính hoặc một nhóm nhỏ người thuyết trình chia sẻ thông điệp chung với khán giả Thuyết trình này thường được
tổ chức trong các hội thảo, sự kiện chính trị hoặc giáo dục, hoặc các buổi giảng lớn
b, Tuổi trung bình
- Khán giả là người trẻ tuổi: người trẻ thường mong đợi có sự tương tác và tham gia trong buổi thuyết trình Tạo điều kiện cho việc hỏi đáp, thảo luận nhóm hoặc hoạt động thực hành để kích thích sự tương tác Tránh sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành và giữ cho bài thuyết trình của bạn trở nên trẻ trung, sáng tạo và sử dụng nhiều ví dụ cụ thể và hình ảnh
- Khán giả là người trung niên: họ thường quan tâm đến những vấn đề và giải pháp thực tiễn mà có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày Hãy tập trung vào cung cấp thông tin
và chiến lược giải quyết vấn đề một cách cụ thể Người trung niên có kinh nghiệm dày
Trang 6dặn nên cần tôn trọng và tin tưởng đối với sự hiểu biết của họ, khuyến khích sự thảo luận
và phản hồi từ phía các bậc tiền bối
- Khán giả là người lớn tuổi: nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng thuật ngữ kỹ thuật Người già hay quan tâm các chủ đề như sức khỏe và phòng tránh bệnh, kỹ năng sống sót, kỷ niệm và hồi ức Hãy tạo điều kiện cho khán giả hỏi đáp và cung cấp thông tin liên quan để hỗ trợ họ hiểu rõ hơn và áp dụng những gì họ học được
c, Đặc điểm công việc
- Khán giả là người lao động: chọn chủ đề mà người lao động quan tâm và có thể ứng dụng vào công việc hàng ngày như kỹ năng nghề nghiệp, quản lý thời gian, giao tiếp hiệu quả Không nên sử dụng thuật ngữ phức tạp và giải thích các khái niệm một cách dễ hiểu
và trực tiếp
- Khán giả là doanh nhân: sử dụng ngôn ngữ chuyên môn và thực tiễn để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả kết hợp các ví dụ và trải nghiệm thực tế Thiết kế các biểu đồ, đồ thị và hình ảnh để minh họa ý tưởng và dữ liệu phức tạp
- Khán giả là học giả, tri thức: chọn chủ đề chuyên sâu, cung cấp các thông tin mới mẻ, độc đáo Khuyến khích thảo luận bằng các câu hỏi, trò chơi, hoạt động Điều này giúp tạo
ra một môi trường học thuật và động viên cho sự trao đổi ý kiến và kiến thức
- Khán giả là sinh viên, học sinh: ngôn ngữ, giọng điệu thuyết trình cần vui tươi, hài hước, gần gũi Thiết kế các câu chuyện và video để minh họa ý tưởng, khích lệ sự tương tác với sinh viên qua các chuyện đùa, câu hỏi giải trí
d, Yếu tố văn hóa và quan điểm của người nghe
Hiểu rõ về văn hóa và lịch sử của đối tượng người nghe có thể giúp bạn tạo ra một thuyết trình phản ánh sâu sắc và tránh gây những sự việc nhạy cảm đối với các giá trị và truyền thống của họ Mỗi người có một nguồn gốc riêng biệt nên chúng ta cần tôn trọng, đánh giá quan điểm và giá trị cá nhân của người nghe, tránh sự phê phán hoặc đánh giá thiên vị Tạo cơ hội cho mọi người được phát biểu ý kiến để đa dạng góc nhìn, đón nhận các khía cạnh trong tư duy riêng của mỗi người Để tạo ra một trải nghiệm tích cực cần lắng nghe phản hồi từ người nghe và sẵn lòng điều chỉnh nội dung hoặc phương pháp trình bày nếu cần thiết
Bước 3: Xác định mục đích bài thuyết trình
Trước khi chuẩn bị buối thuyết trình, cần xác định thật rõ ràng đâu là mục tiêu muốn đạt được
Điều này lại có liên quan đến các yếu tố:
- Những thông tin muốn truyền đạt là gì?
Trang 7- Người nghe là ai?
- Bầu không khí tại địa điểm thuyết trình như thế nào?
Thông thường, hầu hết các bài thuyết trình thành công đều phải đạt 3 yêu cầu chính yếu:
- Chuyển tải được những thông tin mới,
- Người nghe không chỉ "nghe" mà còn được "thưởng thức" bài thuyết trình
- Các vấn đề trong bài thuyết trình cần được trình bày rõ ràng, logic
Để thực hiện hiệu quả 3 yêu cầu này, cần xác định cách diễn đạt phù hợp Khi truyền đạt thông tin, trình bày theo một cấu trúc hợp lý, logic Khi muốn người nghe thư giãn, có thể nói những câu dí dỏm, hài hước, những câu chuyện vui Còn trong trường hợp mục tiêu bài thuyết trình muốn cổ vũ người nghe tham gia vào một số hoạt động nào đó thì bài thuyết trình cần đem đến cho người nghe nội dung tích cực, được trình bày với giọng điệu hào hứng, phấn khích để kích thích tinh thần và sự hưởng ứng của người nghe Thông thường, các ý chính rơi vào các vấn đề:
- Tại sao "chủ đề thuyết trình" này lại cần thiết?
- Nội dung của "chủ đề thuyết trình" gồm những gì?
- Kết quả mong muốn sau buổi thuyết trình là gì?
Ngoài ra, cần tránh trình bày các khái niệm liên quan đến chủ đề thuyết trình dưới dạng lý thuyết vì chúng thường khó hiểu, người nghe sẽ thích thú hơn nếu họ hiểu các khái niệm và chủ đề bài thuyết trình của bạn thông qua cách trình bày đơn giản Chẳng hạn, thông qua một ví dụ nào đó trong thực tiễn hay hình ảnh minh họa để họ hiểu về vấn
đề thay vì phải nghe các khái niệm dưới dạng lý thuyết
Mục tiêu của thuyết trình nói chung là vì người nghe, giúp người nghe nắm vững kiến thức, kỹ năng, thay đổi thái độ, hình thành tình cảm sau khi nghe bài thuyết trình Vì vậy, vấn đề không phải là người thuyết trình nói cái gì mà người nghe thực chất thu được gì sau buổi thuyết trình
Thông thường, một bài thuyết trình sẽ có ba mục tiêu cơ bản là
- Trang bị nhận thức
- Hình thành cảm xúc
- Thúc đẩy hành động cho người nghe
Mục tiêu của bài thuyết trình có thể là thuyết phục người nghe mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay sử dụng thông tin do doanh nghiệp cung cấp hay chỉ đơn giản là đưa ra những thông tin phân tích về một vấn đề kinh tế - xã hội, một phần bài học hay một bài giảng lý thuyết,
Trang 8Hãy viết mục đích hay ý định của bài thuyết trình Mục tiêu không chỉ là làm một bài thuyết trình tốt Một bài thuyết trình là phương tiện để đi đến một mục tiêu cụ thể và mục tiêu đó là những điều muốn người nghe thực hiện sau khi nghe những thông tin do bạn cung cấp Khi trình bày bằng văn bản thì dù văn bản có được viết một cách rời rạc, không mạch lạc, người đọc vẫn có thể đọc lại hai, ba lần để nắm bắt vấn đề Nhưng khi thuyết trình, người nghe sẽ khó có dịp nghe lại những gì bạn nói Vì vậy, phải trình bày sao cho người nghe hiểu ngay được những vấn đề bạn muốn chuyển tải Trước khi truyền đạt thông tin đến người nghe, cần thực hiện công tác chuẩn bị, xác định đâu là mục tiêu muốn đạt được Tập trung vào mục tiêu của buổi thuyết trình thông qua các công đoạn của quá trình chuẩn bị sẽ đảm bảo bài thuyết trình đạt hiệu quả cao nhất
Trước hết, hãy suy nghĩ nội dung và cách trình bày như thế nào để truyền đạt đến người nghe một cách hiệu quả nhất, phụ thuộc vào ba yếu tố: thông điệp muốn gửi gắm; người nghe và bầu không khí tại địa điểm thuyết trình Tiếp theo, kiểm tra lại mục đích của buổi thuyết trình và tự đánh giá xem mục đích đó đơn giản hay quá phức tạp Đồng thời nghĩ về những đối tượng có khả năng đến tham dự, cũng như cách họ tiếp nhận bài thuyết trình Xem xét kĩ lưỡng xem đã xác định đúng mục đích của bài thuyết trình chưa, nếu chưa, cần xác đinh lại một cách chính xác mục đích bài thuyết trình để buổi thuyết trình đạt kết quả tốt nhất
Bước 4: Xây dựng nội dung bài thuyết trình
a Xác định chủ đề:
- Để chủ đề thuyết trình hấp dẫn, phù hợp, nên tập trung tìm hiểu, chọn lọc và phân tích các ý chính, ý phụ, ý nào bắt buộc phải nói, ý nào cần nói, ý nào nên nói
-Ưu tiên trình bày các ý chính, đáng chú ý để người nghe dễ tập trung, dễ hiểu Sau đó, tùy thuộc vào thời gian mà nói thêm các ý phụ, góp phần làm chi tiết và rõ ràng hơn
b Thu thập thông tin:
Việc thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn để nghiên cứu kĩ lưỡng là điều cần thiết, giúp bài thuyết trình thêm phong phú, ấn tượng, giàu tính thuyết phục Từ đó, việc thuyết trình sẽ trở nên tự tin, chuyên nghiệp hơn
- Tham khảo sách, báo, tài liệu, các tạp chí chuyên ngành hay tìm kiếm thông tin trực tuyến (sử dụng Google Scholar, Wikipedia, ) từ đó có thêm nhiều thông tin hữu ích
- Kiểm tra, chọn lọc các thông tin đáng tin cậy hỗ trợ hiệu quả cho việc phân tích
- Các tài liệu như tranh ảnh, video, sơ đồ tư duy, đồ thị, mô hình, cũng giúp ích cho việc trực quan hóa các dữ liệu, dễ truyền tải các thông tin Hơn nữa, chúng còn tạo hứng thú cho người nghe, khiến người nghe dễ hình dung chủ đề thuyết trình
Trang 9c Chuẩn bị nội dung bài thuyết trình:
Một bài thuyết trình gồm đầy đủ 3 phần:
- Phần mở đầu: Ý nghĩa, vai trò, mục tiêu của chủ đề
- Phần thân bài: Phân tích cơ sở lí luận; thực trạng và giải pháp cho vấn đề đặt ra
- Phần kết luận: Thông điệp của bài thuyết trình
Chọn lựa kết cấu phù hợp với các ý chính:
- Xác định số lượng các ý chính của bài thuyết trình
- Trình bày mạch lạc từng ý theo trình tự sắp xếp nhất định, phổ biến nhất là: lần lượt từng ý chính và tiếp theo là các ý hỗ trợ, các ý sau sẽ có một phần giải thích cho ý trước, các ý trong bài có sự liên kết chặt chẽ với nhau
Phác thảo đề cương:
- Xác định từ 3-4 ý chính, sau đó là các ý nhỏ hơn
- Phân bổ thời lượng hợp lí cho từng phần của bài thuyết trình để nhấn mạnh được những nội dung quan trọng
Bắt tay vào soạn thảo:
- Xác định những điều sẽ đưa vào bài
- Nội dung đưa vào phải đơn giản, dễ hiểu, không quá trừu tượng
Sắp xếp thông tin:
- Đọc lại bản thảo một lượt, gọt giũa lại các thông tin, đảm bảo các dữ kiện được sắp xếp hợp lí
- Sắp xếp thông tin tùy theo cấp độ ưu tiên (thông tin quan trọng, ít quan trọng, thông tin không ảnh hưởng đến bài thuyết trình), các ý chính, các thông tin quan trọng cần được nhấn mạnh
Viết tự nhiên:
- Sử dụng những câu từ đơn giản, trực tiếp, dễ hiểu
Chuẩn bị các mẩu giấy ghi chú:
- Ghi lại những thông tin, từ khóa quan trọng phòng trừ trường hợp quên các vấn đề cần trình bày
d Soạn thảo nội dung:
Cần sử dụng quy tắc ABC:
- Analyse (Phân tích): Phân tích xác định rõ chủ đề và nội dung chính bài thuyết trình
- Brainstorm (Động não): Động não suy nghĩ để tìm ra những nội dung cần thuyết trình, những điểm cần nhấn mạnh và nguồn tài liệu phục vụ bài thuyết trình
Trang 10- Choose (Lựa chọn): Lựa chọn những tài liệu phù hợp nhất; những nội dung quan trọng, đáng chú ý trong bài thuyết trình
Sắp xếp logic nội dung:
- Theo thứ tự thời gian
- Từ tổng thể tới cụ thể hoặc ngược lại
- Từ điều đã biết đến cái chưa biết hoặc ngược lại
- Từ điều đã được chấp nhận tới mâu thuẫn hoặc ngược lại
- Quan hệ nhân - quả
- Từ vấn đề tới giải pháp
Bước 5: Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong thuyết trình
a, Công cụ thuyết trình là gì?
Công cụ trình bày là các chương trình và phần mềm mà các cá nhân hoặc tổ chức
có thể sử dụng để hiển thị thông tin của họ dưới dạng trình chiếu Những tài nguyên này thường cho phép người chỉnh sửa chèn và định dạng văn bản dựa trên nhu cầu cá nhân của họ Các công cụ trình bày cũng bao gồm các phương pháp chèn và chỉnh sửa hình ảnh
Các cá nhân và công ty có thể sử dụng những thông tin này để giúp hiển thị thông điệp của họ một cách trực quan và thu hút khán giả tham gia Ngoài việc cung cấp không gian để tạo bản trình bày, những công cụ này còn cung cấp các tính năng như phản hồi và chuyển đổi giữa các tệp để đảm bảo bản trình bày thành công
Các công cụ trình bày là một phần quan trọng trong một thế giới có mức độ chú ý ngày càng thu hẹp Những nền tảng này giúp người thuyết trình giảm bớt sự mất tập trung, ồn ào của người nghe và làm nổi bật thông điệp của họ
Với phần mềm trình bày, thông tin có thể được truyền tải một cách hiệu quả và đơn giản hóa việc trực quan hóa dữ liệu, biến những ý tưởng phức tạp thành những câu chuyện hấp dẫn
Những công cụ trình bày này cung cấp nhiều tính năng, chẳng hạn như tích hợp liền mạch các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, video và âm thanh để nâng cao thông điệp và thu hút người nghe ở nhiều cấp độ Ngoài ra, các yếu tố tương tác như câu đố, cuộc thăm dò ý kiến và khảo sát có thể thu hút người nghe một cách tích cực và thu thập phản hồi có giá trị
b, Ưu điểm và nhược điểm của của công cụ thuyết trình