Đề Bài Tập Lớn (Đề 5) Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.pdf

13 0 0
Đề Bài Tập Lớn (Đề 5) Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38545333 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ 1.NĂM HỌC 2021-2022 Đề bài tập lớn: (ĐỀ 5) Kỹ năng làm việc nhóm Họ và tên học viên/ sinh viên : Nguyễn Thị Hương Mã học viên/ sinh viên : 20111201721 Lớp : ĐH10MK4 Tên học phần : Kỹ năng mềm Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Bá Dũng Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2021 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỤC LỤC NỘI DUNG 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 1.1 Một số khái niệm 1 1.2 Khái quát về làm việc nhóm 2 1.2.1 Tầm quan trọng của nhóm 2 1.2.2 Các giai đoạn trong quá trình phát triển nhóm 3 1.2.3 Các tiêu chí lựa chọn thành viên nhóm làm việc 5 CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ KỸ NĂNG NHÓM 7 2.1 Quá trình hình thành và phát triển một nhóm nghiên cứu đề tài khoa học 7 2.2 Phân tích các tiêu chí lựa chọn thành viên trong nhóm đó để nhóm hoạt động hiệu quả nhất 9 CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG BẢN THÂN .11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Một số khái niệm Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật 1 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhóm: - Hiểu một các đơn giản: “Nhóm là một mô hình các cá nhân tương tác và phụ thuộc lẫn nhau” Hoặc “Nhóm là tập hợp từ hai người trở lên có mối liên hệ, có chung một mục đích.” => Trên cơ sở tổng hợp, khái niệm về nhóm được hiểu khái quát như sau: nhóm là tập hợp nhiều người có cùng chung mục tiêu, thường xuyên tương tác với nhau, mỗi thành viên có vai trò nhiệm vụ rõ ràng và có các quy tắc chung chi phối lẫn nhau, thường xuyên tương tác với nhau và cùng nỗ lực vì một mục tiêu chung 1.2 Khái quát về làm việc nhóm Nhóm được thành lập để giải quyết và thực hiện công việc nào đó có mục tiêu rõ ràng mà một cá nhân không thể hoàn thành Nếu những công việc đơn giản, có thể giải quyết được bởi một cá nhân, không đòi hỏi phải phối hợp, không cần phối hợp nhiều kỹ năng thì không cần thiết phải thiết lập nên nhóm 1.2.1 Tầm quan trọng của nhóm - Làm việc theo nhóm có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, từ đó tạo ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn Nhóm có thể tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân bổ trợ cho nhau, giải quyết các vấn đề toàn diện và phù hợp hơn - Làm việc theo nhóm tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công việc Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau 2 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 - Làm việc theo nhóm có thể giảm được một số nhân sự, khâu trung gian nên linh hoạt hơn Vì linh hoạt nên tổ chức dễ thay đổi để đối phó với thay đổi của môi trường, nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ - Nhóm làm việc có đủ khả năng hoàn thành một công việc hoàn chỉnh trong khi mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành một phần việc Nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân trong công tác chuyên môn và cả ngoài chuyên môn Các thành viên tự rút ra những gì tốt nhất để học hỏi lẫn nhau, cải thiện thái độ và ứng xử của mình - Nhóm làm việc hiệu quả là nhóm hội tụ một số đặc điểm cơ bản như các thành viên hiểu rõ lý do tồn tại của nhóm; các nguyên tắc và quy chế được thảo luận, đồng thuận; thông tin trong nhóm thông đạt; các thành viên hỗ trợ nhau; có những quy tắc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng rõ ràng 1.2.2 Các giai đoạn trong quá trình phát triển nhóm Thông thường một nhóm nào đó chính thức hay không chính thức đều trải qua 5 giai đoạn trong quá trình phát triển của nhóm  Giai đoạn 1: Hình thành nhóm: Giai đoạn này các thành viên nhóm bắt đầu tập hợp lại Họ mang đến nhóm nhiều điểm khác biệt nhau từ tính cách đến cách làm việc, kiến thức và kỹ năng Họ cần có thời gian tìm hiểu, thăm dò lẫn nhau để có thể thể hiện vai trò của họ hoặc không thể trong nhóm Vai trò trưởng nhóm giai đoạn này là thúc đẩy các thành viên cởi mở, giao tiếp với nhau, sau đó cùng phối hợp xây dựng định hướng hoạt động của nhóm hoặc mục tiêu hoạt động nhóm Nhóm trưởng và các thành viên tìm hiểu các thành viên khác về tính tình, khả năng làm việc, sự tin tưởng, trách nhiệm và những suy nghĩ đóng góp của cá nhân cho nhóm 3 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333  Giai đoạn 2: Hỗn loạn (Sóng gió) Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên đang xung đột với nhau để tìm ra một cách làm việc chung, phân chia công việc và trách nhiệm Mỗi thành viên đều có ưu thế riêng, trong giai đoạn này có thể xảy ra sự mất đoàn kết, chưa có sự ổn định, giao tiếp trong nhóm sẽ chưa suôn sẻ, người muốn thống trị, lôi kéo, người thì thờ ơ Trưởng nhóm lúc này phải là người cứng rắn, gương mẫu và gần gũi với các thành viên còn lại để tránh xảy ra căng thẳng, tổ chức tốt công việc làm cho công việc hiệu quả, bầu không khí dễ chịu  Giai đoạn 3: Ổn định Giai đoạn này các thành viên bắt đầu nỗ lực đóng góp vào công việc chung của nhóm Các thành viên nhóm tin tưởng lẫn nhau, gắn kết với nhau qua công việc Lãnh đạo nhóm tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ nhau Bảo đảm các kênh thông tin trong nhóm thông suốt, xây dựng được cơ chế phản hồi tích cực Thành viên tin tưởng lẫn nhau, cùng gắn kết bởi mục tiêu chung Nhóm viên lắng nghe ý kiến lẫn nhau  Giai đoạn 4: Hiệu suất cao Sau giai đoạn ổn định là giai đoạn hoạt động hiệu quả Đặc trung giai đoạn này là các thành viên hoàn toàn hòa hợp nhau, tạo ra năng suất làm việc cao, mọi tiềm năng của cá nhân và tập thể nhóm được phát huy, vấn đề được giải quyết hiệu quả, các mâu thuẫn không còn xảy ra Tuy nhiên không phải là đã loại bỏ hết xung đột, vì xung đột lúc nào cũng thường trực tác động đến bất cứ nhóm nào ở bất cứ 4 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 giai đoạn nào Các thành viên phải tự hoàn thiện mình trong nhóm, thích ứng với thay đổi, chấp nhận sự khác biệt Làm việc hiệu quả Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Hình thành Sóng gió Ổn định Hiệu suất cao (Nguồn: Giáo trình kỹ năng mềm) Hình 1.1.Các giai đoạn phát triển của nhóm theo mô hình Tuckman 1.2.3 Các tiêu chí lựa chọn thành viên nhóm làm việc Mỗi nhóm lập ra đều có những vai trò, nhiệm vụ nhất định, thông thường các thành viên mỗi nhóm đều sẽ được chia ra làm 2 loại Đó là nhóm trưởng và thành viên: - Nhóm trưởng: Nhóm trưởng và việc lãnh đạo một nhóm mang tính chất quan trọng Nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm làm việc hợp tác có hiệu quả để đạt được mục đích, Trưởng nhóm cũng là người đảm bảo nguồn tài liệu và thông tin cần thiết cho nhóm hoàn thành yêu cầu đặt ra, - Thành viên: 5 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Những thành viên có tiềm năng đóng góp phần nhiều cho nhóm trong khi những người khác cũng có khả năng tương tự Tuy nhiên, để hình thành và điều khiển một nhóm làm việc, không phải chỉ quan tâm đến kỹ năng cá nhân, vốn hiểu biết và kinh nghiệm mà còn phải lưu ý đến khả năng hợp tác và giao lưu của thành viên Để có thể chọn được ra nhóm trưởng và thành viên thì trước hết phải chọn các thành viên Và chúng ta cần có các tiêu chí lựa chọn thành viên, tiêu chí ấy dựa trên việc giúp nhóm hoàn thành được các công việc để đạt được mục tiêu chung Câu hỏi đặt ra đối với mỗi nhóm là mỗi thành viên sẽ được lựa chọn dựa trên tiêu chí nào để giúp nhóm làm việc hiệu quả Tùy đặc điểm hoạt động của từng nhóm sẽ yêu cầu các tiêu chí khác nhau, nhưng các tiêu chí sau đây là các tiêu chí bắt buộc không thể thiếu - Kỹ năng chuyên môn: Khả năng chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như nghiên cứu thị trường, tài chính, lập trình phần mềm, Kỹ năng chuyên môn thường có được thông qua quá trình đào tạo và huấn luyện hoặc học tập - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng của cá nhân trong việc phân tích các tình huống khó khăn hay bế tắc, từ đó đưa ra giải pháp khả thi nhất Những người có tư duy sáng tạo có thể nghĩ ra những cách giải quyết vấn đề mà người khác không thấy được Nếu bạn là trưởng nhóm, bạn cần đưa những người biết cách giải quyết vấn đề vào nhóm, nếu không, mọi người sẽ chỉ biết trong chờ vào các giải pháp của bạn và đó không phải là phương pháp hoạt động theo nhóm - Kỹ năng tương tác cá nhân: Khả năng làm việc hiệu quả với người khác - đặc điểm vô cùng quan trọng trong việc thực hiện dự án theo nhóm Trên thực tế, kỹ năng tương tác cá nhân được thể hiện dưới hình thức giao tiếp giữa các cá nhân 6 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Bạn hãy chú tâm quan sát và sẽ nhận ra rằng một số người phối hợp rất ăn ý với một số người nào đó, song lại không thể làm việc với những người khác Ví dụ, một người khắt khe, nghiêm khắc và không thích những chuyện bông đùa hầu như sẽ không thể làm việc hiệu quả với một nhóm lập trình phần mềm vui nhộn, ồn ào và thường kết thúc ngày làm việc bằng việc ăn uống Cho dù có cùng kỹ năng chuyên môn nhưng tính cách của mọi người có nhiều đặc điểm khác biệt - Kỹ năng tổ chức: Khả năng giao tiếp với các bộ phận khác, sự am hiểu về tình hình công ty và khả năng sở hữu một mạng lưới xã hội Người có kỹ năng tổ chức sẽ giúp nhóm thực hiện công việc một cách trôi chảy và tránh mâu thuẫn với các phòng ban cũng như thành viên của họ CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ KỸ NĂNG NHÓM 2.1 Quá trình hình thành và phát triển một nhóm nghiên cứu đề tài khoa học  Bạn nghĩ sao khi chúng ta làm việc độc lập? Đó cũng là một cách để ta tiến hành công việc một cách tự do Nhưng thực tế cho thấy khi học tập, làm việc hay thực hiện bất kì một hoạt động nào trong công việc cũng như cuộc sống chúng ta nên xây dựng, hình thành một đội nhóm thực hiện cùng nhau Nếu chúng ta hoạt động nhóm với nhau, sẽ có nhiều lợi thế, nó giúp ta xử lý tình huống bất ngờ nhanh hơn Và sau đây sẽ là quá trình hình thành và phát triển của một nhóm nghiên cứu đề tài khoa học Trước tiên, để có một nhóm nghiên cứu ta sẽ bắt hình thành nhóm, việc hình thành nhóm này sẽ hình thành theo nhiều cách khác nhau Có thể nhóm bạn học tập hình thành do sự chỉ định của thầy cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, nhóm làm việc trong một cơ quan do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó Vậy nên, có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu nhưng cũng có những 7 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời điểm nhất định Và nhóm nghiên cứu khoa học được hình thành từ việc các bạn sinh viên học cùng lớp và chơi cùng nhau Nhóm bao gồm 5 thành viên, hơn hết là tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau Vì đã quen biết và chơi với nhau nên hiểu rõ được tính tình, cách làm việc của nhau Cũng từ đó mà nhóm nghiên cứu đã bầu ra một người xứng đáng làm nhóm trưởng để giữ vai trò đại diện, quản lý, xây dựng các hoạt động của nhóm Còn các thành viên khác sẽ tiếp nhận theo sự sắp xếp của nhóm trưởng, tìm kiếm thông tin hay đề cử, bày tỏ ý kiến góp ý cho những kế hoạch xây dựng của nhóm trưởng Sau khi, nhóm đã hình thành nhóm có đầy đủ các thành viên, là phải nhanh chóng xác định mục tiêu nhóm, đưa ra đề tài mà mình sẽ lựa chọn nghiên cứu, nói rõ với nhau các tiêu chí trong khi hoạt động và giúp từng thành viên hiểu rõ việc lập ra nhóm này để làm gì Nếu không, rất khó để các thành viên hoàn thành công việc, đạt được nguyện vọng của nhóm ban đầu và tiếp tục làm việc cùng nhau Ban đầu, khi lựa chọn đề tài cụ thể đi vào nghiên cứu thì sự kết hợp giữa các thành viên còn lòng léo và chưa được ăn ý với nhau khi làm việc, mặc dù đã quen nhau trước đó Nhưng sau đó, các thành viên đã bắt đầu thể hiện sự cởi mở, đưa ra những ý tưởng cho đề tài thể hiện suy nghĩ và quan điểm của mình Bên cạnh sự nhiệt tình đưa ra các ý tưởng cho đề tài thì đây cũng là lúc ai cũng muốn thể hiện “cái tôi” vốn có, nhằm khẳng định giá trị bản thân trong nhóm Các quan điểm trái ngược nhau, nảy sinh mâu thuẫn, tranh luận, tranh cãi, gây mất đoàn kết và công việc cũng không hoàn thiện Đây là giai đoạn phức tạp và khó khăn nhất do những bất đồng, xung đột xảy ra nhiều và khá thường xuyên vì mỗi cá nhân đều có suy nghĩ của riêng mình Đó cũng là lúc trưởng nhóm cần phải được phát huy tối đa, vì sẽ phải là người gương mẫu, thể hiện được sự thân thiện với các ý kiến, các 8 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 thành viên, nhưng vẫn cần cứng rắn, biết phân tích ưu điểm của từng ý kiến, trình bày lại được định hướng, mục tiêu chung và tránh làm sự việc trở nên căng thẳng Chính vì vậy, mà nhóm trưởng cần cứng rắn, nói rõ kế hoạch ban đầu cùng mọi người và phân công cụ thể các phần nghiên cứu cho từng thành viên trong nhóm, mỗi người sẽ phải tìm hiểu, hoàn thiện từng mục của riêng mình Dựa theo tính cách, sở trường, năng lực của riêng thành viên mà nhóm trưởng phân công phần sẽ nghiê cứu tìm hiểu Sau một thời gian làm việc cùng nhau các thành viên trong nhóm đã: hiểu được mục tiêu, sứ mệnh của nhóm, biết phải vận dụng những kỹ năng, kiến thức, chuyên môn gì của mình để hoàn thành mục tiêu; có thái độ đúng mực hơn với nguyên tắc, quy định chung của nhóm để có những ứng xử, hành động phù hợp; và hiểu nhau hơn, thông cảm hơn để dẫn tìm ra sự thống nhất Sự thống nhất ấy sẽ khiến cho mọi thứ trở nên nhịp nhàng, đơn giản hơn Kết hợp với tâm lý thoải mái, tự do và an toàn trao đổi quan điểm, thành viên nhóm trở nên vui vẻ, sáng tạo và làm việc hết mình Mỗi thành viên đều sẽ cố gắng phát huy năng lực bản thân, tập trung vào công việc đề ra Nhóm sẽ dễ dàng đạt được sự liên kết chặt chẽ, đồng thuận và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu chung Mọi thành viên sẽ chủ động hoàn thành việc tìm hiểu phần đã được phân công rồi sau đó sẽ nộp về cho nhóm trưởng để tổng hợp phân tích và cùng nhau bàn bạc hoàn thiện lại Đưa ra một đề cương chuẩn chỉ nhất cho bước đầu của đề tài nghiên cứu và từ từ hoàn thành đầy đủ các mục cần có dựa trên đề tài 2.2 Phân tích các tiêu chí lựa chọn thành viên trong nhóm đó để nhóm hoạt động hiệu quả nhất  Để có một nhóm nghiên cứu đề tài khoa hoạt động hiệu quả nhất thì cần có các tiêu chí lựa chọn thành viên trong nhóm Việc chọn thành viên vào nhóm nên được quyết định dựa trên các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc 9 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Đánh giá kỹ năng là một quy trình bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là tập trung vào công việc và xác định chính xác những kỹ năng cần thiết Giai đoạn hai là tập trung vào yếu tố con người trong tổ chức và xác định những cá nhân có các kỹ năng phù hợp Những kỹ năng này có thể được phân loại thành kỹ năng chuyên môn, giải quyết vấn đề, tương tác cá nhân và kỹ năng tổ chức Các thành viên đều phải có kỹ năng chuyên môn, là những người đã được trang bị kiến thức, có nhận thức tốt về các vấn đề liên quan Kỹ năng giải quyết vấn đề: khả năng của cá nhân trong việc phân tích các tình huống khó khăn hay bế tắc, từ đó đưa ra giải pháp khả thi nhất Những người có tư duy sáng tạo có thể nghĩ ra những cách giải quyết vấn đề mà người khác không thấy được Đây là kỹ năng mà người làm trưởng nhóm cần có để có thể nhanh nhạy xử lý tất cả các tình hướng phát sinh liên quan đến đề tài Bên cạnh đó tất cả các thành viên đều phải có kỹ năng tương tác cá nhân Tất cả mội thành viên sẽ tâm quan sát và phối hợp rất ăn ý với nhau, chúng ta sẽ phải tạo không khí vui nhộn, ồn ào để việc nghiên cứu sẽ nhẹ nhàng, không áp lực, tạo nên sự hứng thú Kỹ năng tổ chức, bất kể ai tất cả thành viên nhóm sẽ phải giao tiếp với nhau và cả những nhóm cùng nghiên cứu khác Để có thể xây dựng một đội ngũ đoàn kết hùng mạnh, thực hiện việc nghiên cứu một cách trôi chảy và tránh mâu thuẫn với các thành viên Khi thành lập nhóm nghiên cứu đề tài khoa học, mọi người thường có xu hướng chỉ tập trung vào các kỹ năng chuyên môn cụ thể và quan trọng mà xao lãng những yếu tố khác Đáng tiếc là sự tập trung vào các kỹ năng chuyên môn thường lấn át cả các kỹ năng tổ chức và tương tác cá nhân – những kỹ năng mà về lâu dài có thể rất quan trọng Bởi một thành viên giỏi vẫn có thể làm chậm tiến độ 10 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 của nhóm, nếu các thành viên không thể hiện hết khả năng hoặc cố tình che giấu thông tin, không sẵn sàng hợp tác hoặc gây xung đột với các thành viên khác Trong khi đó, một người chỉ có kỹ năng chuyên môn trung bình, nhưng lại có kỹ năng tổ chức tốt, có thể trở thành thành viên giá trị nhất trong nhóm nhờ vào khả năng tập hợp nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các thành viên khác… CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG BẢN THÂN Warren Buffett có câu: “If you want to go fast go alone, if you want to go far go together” nghĩa là “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” Câu nói khẳng định rằng cho dù ở bất kì vấn đề nào thì để thành công và lâu dài thì chúng ta nên đi cùng nhau Nhấn mạnh việc chúng ta cần làm việc và hành động theo nhóm thì mọi thứ sẽ tốt hơn Và với bản thân tôi thấy kỹ năng làm việc nhóm mang ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân tôi, và rất cần thiết đối với cuộc sống lẫn công việc của tôi Khi sống và làm việc theo nhóm sẽ giảm thiểu áp lực trong khi giải quyết một vấn đề Sự hỗ trợ, hợp tác của các thành viên còn lại giúp bạn tự tin hơn, cởi mở hoàn thành công việc tốt hơn khi tận dụng được sức mạnh của nhiều người Hoạt động nhóm cũng sẽ giúp ta trở nên năng nổ và tích cực, có thêm nhiều bạn mới hơn nữa Hoạt động nhóm còn giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều hay ho từ bạn bè khi được hỗ trợ kiến thức lẫn nhau và không bị tụt hậu kiến thức Đây chính là cơ hội để bản thân tôi phát triển tư duy, ý thức cũng như hành động bản thân hiệu quả nhất Trong khi làm việc nhóm thì bản thân tôi sẽ thấy nhận ra được điểm yếu của bản thân từ đó từ từ nâng cao và cải thiện kỹ năng trong các lĩnh vực Chính vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm đối với bản thân tôi là thứ vô cùng quan trọng, nó giúp tư duy của tôi trở nên sáng tạo, cũng như giúp tôi hoàn thiện và thành công hơn nữa trong cuộc sống và công việc 11 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2011), Giáo trình kỹ năng làm việc nhóm, Nhà xuất bản Trẻ 2 TS Bùi Thị Thu (2018), Giáo trình kỹ năng mềm, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội 3 Tạ Quang Tuấn (2009), Giáo trình kỹ năng làm việc nhóm, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 4 Các website khác: 4.1 https://www.uef.edu.vn/tththv/goc-nhin-doi-song-tam-ly-sinh-vien/ky-nang- lam-viec-nhom-hieu-qua-8134 4.2 https://oneterrace.vn/lam-viec-nhom-nhu-nao-cho-hieu-qua/ 12 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan