Linh hoạt: Bộ máy quản trị phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thayđổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị cũng phải linh hoạt trong hoạt động để có những quyết định
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
Lê Việt HưngQuản trị học22C1MAN50200111N2.408 (Sáng thứ 4)
Huỳnh Ngọc Trân Nguyễn Quý Quỳnh Nguyễn Dương Quốc Anh
Trang 2Tên chủ đề tiểu luận:
Chủ đề 1: Sự bất ổn và hỗn loạn trong môi trường quản trị tác động như thế nào đến nề
n kinh tế Việt Nam
Chủ đề 2: Những yếu tố tác động đến việc ra quyết định và vai trò của kỹ năng ra quyế
t định đối với nhà quản trị
Chủ đề 3: Quản trị sự thay đổi tổ chức của các doanh nghiệp trong kinh doanh
Chủ đề 4: Việc hoạch định ảnh hưởng như thế nào đến nhà quản trị
Chủ đề 5: Tầm quan trọng trong việc thấu hiểu bản thân và người khác của nhà quảntrị
Chủ đề 6: Truyền thông và giao tiếp trong quản trị
Chủ đề 7: Quản trị truyền thông trong doanh nghiệp
Chủ đề 8: Phong cách lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc Cách mạng Côngnghiệp 4.0
Chủ đề 9: Thực tiễn quản lý và lãnh đạo tại Việt Nam
Chủ đề 10: Vai trò của yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến nhàquản trị ra sao?
Trang 3Chủ đề 1: SỰ BẤT ỔN VÀ HỖN LOẠN TRONG MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I Khái niệm quản trị
Quản trị là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề
II Các chức năng của quản trị
1 Hoạch định
Hoạch định nghĩa là định hướng, xác định hướng đi cho doanh nghiệp trongtương lai Xây dựng một bản kế hoạch hành động chi tiết và hợp lý thực sự là phầnkhó nhất trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp Chức năng này đòihỏi sự tham gia tích cực của cả công ty
Liên quan đến 2 yếu tố quan trọng là thời gian và cách thức thực hiện, hoạtđộng hoạch định và lên kế hoạch phải thể hiện được sự liên kết và điều phối hợp lýgiữa các phòng ban và các cấp quản lý khác nhau Kế hoạch đề ra cũng phải tận dụngtối ưu nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và sự linh hoạt của nhân sự để đảm bảo việcthực hiện, triển khai diễn ra thuận lợi
2 Tổ chức
Nội dung chức năng tổ chức được xem xét bao gồm việc phân chia và hìnhthành các bộ phận trong tổ chức, xây dựng cơ cấu tổ chức nhằm xác lập các mối quan
Trang 4hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận, và những cơ sở khoa học
để thiết kế cấu trúc tổ chức ví dụ như vấn đề tầm hạn quản trị, tập quyền, phân quyền,
và ủy quyền trong quản trị Những mục tiêu cụ thể đối với công việc tổ chức mà các tổchức thường hay nhắm tới là: (1) Xây dựng một bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệulực; (2) Xây dựng nếp văn hóa của tổ chức lành mạnh; (3) Tổ chức công việc khoahọc; (4) Phát hiện, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổchức; (5) Phát huy hết sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có; (6) Tạo thế và lựccho tổ chức thích ứng với mọi hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó khăn ở bên trong vàbên ngoài đơn vị
Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức: Có 6 nguyên tắc
Thống nhất chỉ huy: Mỗi thành viên trong tổ chức chỉ chịu trách nhiệm báo cáocho nhà quản trị trực tiếp của mình
Gắn với mục tiêu: Bao giờ bộ máy của doanh nghiệp cũng phải phù hợp với mụctiêu Mục tiêu là cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
Cân đối: Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về các công việc giữacác đơn vị với nhau
Hiệu quả: Bộ máy tổ chức phải xây dựng trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí
Linh hoạt: Bộ máy quản trị phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thayđổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị cũng phải linh hoạt trong hoạt động
để có những quyết định đáp ứng với sự thay đổi của tổ chức
Nguyên tắc an toàn và tin cậy: Bộ máy tổ chức phải có khả năng chịu được nhữngtác động bên trong và môi trường bên ngoài trong những giới hạn nhất định
3 Lãnh đạo
Chức năng quản trị chỉ đạo là việc xác định công việc của mỗi nhân viên để có kếhoạch chỉ đạo hướng dẫn chi tiết Kết quả công việc nhận được từ mỗi cán bộ nhânviên sẽ được tối ưu, đạt hiệu quả cao hơn nếu quản lý có những chỉ đạo và định hướng
rõ ràng
Nhà quản trị sáng suốt và thông minh là người luôn giao tiếp cởi mở, truyền đạttrung thực, dễ hiểu và thường xuyên xem xét các mục tiêu công việc, thảo luận các chỉđạo của mình cùng các cố vấn
Trang 5Chức năng chỉ đạo tốt khi chức năng của nhà quản trị được thể hiện rõ nét, nhàquản trị biết tạo động lực và khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên sẽ giúp cho nhânviên phát huy hết năng lực và đóng góp lớn nhất vào doanh nghiệp.
4 Kiểm soát
Kiểm soát nghĩa là những công việc theo dõi tình hình hoạt động của doanhnghiệp, quản lý hiệu quả công việc của nhân viên, xem xét liệu rằng các nhân viên cóđáp ứng đúng mục tiêu công việc đưa ra hay không
Chức năng quản trị kiểm soát giúp thiết lập tiêu chuẩn các hoạt động của doanhnghiệp, đưa ra những KPI hợp lý và đo lường, lập báo cáo hoạt động thực tế cho doanhnghiệp
Chức năng kiểm soát sẽ giúp doanh nghiệp có được góc nhìn rộng và thực tếtrong hiệu quả kinh doanh, đưa ra các dự báo rủi ro và kế hoạch phòng ngừa cũng nhưphát triển hợp lý trong tương lai
III Sự bất ổn và hỗn loạn của kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam
1 Sự tác động của nền kinh tế thế giới đến Việt Nam
Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trựctiếp nước ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệthống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Những năm gần đây, đã chứng kiến hàng loạt sự bất ổn và hỗn loạn trong nềnkinh tế thế giới, cũng như những thay đổi trong chính sách kinh tế, thương mại của cácquốc gia như đại dịch Covid-19, biến động chính trị, chiến tranh thương mại và căngthẳng kinh tế giữa các quốc gia Những sự kiện này khiến các chính sách kinh tế trởnên khó dự đoán hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các chủ thể trong nềnkinh tế, gia tăng thất nghiệp, suy giảm đầu tư, tiêu dùng và tiềm ẩn nguy cơ suy thoáikinh tế (Baker và cộng sự, 2016; Gulen và Ion, 2016)
Là một quốc gia mới nổi với độ mở về kinh tế và tài chính ngày càng lớn, ảnhhưởng của GEPU tới Việt Nam là không thể phủ nhận Tính đến hết năm 2020, ViệtNam đã và đang tham gia 1 4 hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực, khả năngtiếp cận gần 60 quốc gia với tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới và tỷ trọng kimngạch xuất khẩu trên GDP khoảng 200%, trở thành một trong những nước có độ mởlớn nhất về kinh tế Tuy nhiên, độ mở ngày càng lớn về kinh tế và tài chính cũng khiếncho Việt Nam dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ kinh tế thế giới khi những khókhăn và năng lực của nền kinh tế còn khá nhiều hạn chế Nghiên cứu của Colombo(2013) và Baker cùng các cộng sự (2016) cho thấy rằng, bất ổn chính sách kinh tếkhông chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quốc gia khởi tạo, mà có tính lan truyền mạnh mẽ
và ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
Trang 6khác Đặc biệt, tác động tiêu cực này là rõ ràng hơn ở các quốc gia có nền kinh tế phụthuộc vào xuất nhập khẩu và các dòng vốn đầu tư nước ngoài như Việt Nam.
2.Dự báo về sự tác động của nền kinh tế thế giới đến Việt Nam.
Trước ngày 21/9 (ngày gần nhất FED tăng lãi suất), lãi suất của FED là 2,5%trong khi lãi suất chính sách của Việt Nam là 4% Do VND yếu hơn nên phải để chênhlệch lãi suất ở mức độ phù hợp, không thể để ngang bằng hoặc biên độ hẹp
Sáng 22/9 (theo giờ Hà Nội), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bốthêm một đợt tăng lãi suất mạnh nhằm hạ nhiệt lạm phát, hiện ở mức cao nhất trong 4thập kỷ qua
Cụ thể, lãi suất cho vay cơ bản của Fed được điều chỉnh tăng thêm 0,75 điểm %,dao động trong biên độ từ 3,0%-3,25%
Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 liên tiếp của Mỹ trong năm nay đồng thời cũng làlần thứ 3 liên tiếp Fed tăng lãi suất với mức 0,75 điểm %, biện pháp đã không đượcdùng đến trong nhiều thập kỷ
Trước động thái này từ Fed, nhiều ý kiến từ chuyên gia và doanh nghiệp trongnước cho rằng mức ảnh hưởng là có nhưng không lớn
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tuấn, chuyên viên phân tích của Công ty Đầu tưQuốc tế Hữu Nghị, viêc Fed tăng lãi suất cũng sẽ có nhiều nhóm ngành hàng hóa củaViêt Nam bị ảnh hưởng, đặc biệt là những nhóm ngành có nguyên vật liệu phải nhậpkhẩu
Ông Tuấn phân tích, thị trường hàng hóa thường có độ nhạy lớn với lãi suất vìliên quan đến chi phí vốn, chi phí hàng tồn kho và chi phí quản trị rủi ro Một số nhómngành hàng Việt Nam đang nhập khẩu nguyên liệu đầu vào lớn như thức ăn chăn nuôi,năng lượng nên khi tỷ giá biến động có thể ảnh hưởng đến giá vốn nhập vào Từ đó cóthể tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong những nhómngành trên
Tuy nhiên giới chuyên gia nhận định, nhờ các biện pháp điều hành linh hoạt củaNgân hàng Nhà nước, đồng VND vẫn tương đối ổn định, bám sát mục tiêu không mấtgiá quá 3% trong năm nay
IV Quản trị sự thay đổi trong tổ chức
Quản trị thay đổi (Change Management- CM) là thuật ngữ chỉ cách thức ứngbiến với những thay đổi thụ động hoặc chủ động/ từ bên ngoài hoặc bên trong mộtcách có hệ thống Bởi lẽ mọi thay đổi, dù nhỏ hay lớn đều dẫn đến những hệ lụy khác
Trang 7nhau trong tổ chức như tâm lý nhân viên, quy trình làm việc… Nếu có khả năng lườngtrước những ảnh hưởng phát sinh nhà quản lý sẽ có thể tối thiểu hóa các biến số haylực cản trong quá trình thích ứng.
Đối với tổ chức, thay đổi suy cho cùng là nhằm mục đích nâng cao chất lượnghoạt động, chất lượng sản phẩm để giữ thế cạnh tranh và phát triển, từ đó làm gia tănglợi ích chung của tổ chức Đối với cá nhân, thay đổi giúp cho công việc thú vị hơn,cuộc sống tốt đẹp hơn, và bản thân cảm thấy năng động hơn, tự tin hơn, hiện đại hơn
Có 3 nguyên nhân buộc Nhà quản trị phải thực hiện thay đổi, đó là:
- Nguyên nhân xã hội: Xã hội luôn vận động theo xu hướng đi lên, đồng thời xu
hướng chung của xã hội đều có ảnh hưởng đến các tổ chức cũng như con người, ví dụnhư có sự thay đổi trong xu hướng thị trường, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của kháchhàng,… Do vậy, các tổ chức cũng cần thay đổi để thích ứng với xã hội mới
- Nguyên nhân kinh tế: Xu hướng thay đổi trong kinh tế có sức mạnh khó lay chuyển
được, như biến động về thị trường, về dòng tiền, sự thay đổi của nền kinh tế, toàn cầuhóa, hội nhập,… làm cho hình thức cạnh tranh thay đổi nhiều buộc các tổ chức cũngphải thay đổi theo cho phù hợp
- Nguyên nhân công nghệ: Tốc độ thay đổi của công nghệ ngày càng mạnh mẽ và
thần tốc Vì vậy, các tổ chức cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về công nghệ vì đó
là công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi tổ chức
Qua đó, nhà quản trị có thể cân nhắc 3 loại thay đổi chính, đó là:
Thay đổi phát triển (developmental change): hay thay đổi thích ứng: bất kỳ
doanh nghiệp nào trong quá trình vận hành cũng cần cải thiện, đổi mới từ quytrình, cấu trúc vận hành… để thích nghi với thời đại nếu không muốn tụt hậu và
bị loại khỏi cuộc chơi Ở dạng này, các thay đổi thường diễn ra ở quy mô nhỏnhư tinh chỉnh trong cách thức vận hành, bổ sung vị trí nhân, mở rộng phạm vicông việc…
Thay đổi chuyển tiếp (transitional change): là một phân loại thay đổi ở phạm
vi lớn hơn nhằm chuyển tiếp doanh nghiệp sang trạng thái mới như sáp nhập,mua lại hay tự động hóa một bộ phận/quy trình
Thay đổi chuyển đổi (transformational change): đây thường là các đại thay
đổi với sự điều chỉnh ở phạm vi và quy mô lớn Kết quả của những thay đổi này
sẽ tạo ra sự khác biệt lớn so với 2 dạng thay đổi trước đó Ví dụ như doanhnghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các phân mảng mới, lân cận hoặc
tách biệt hoàn toàn với thị trường ban đầu.
Trang 8Tài liệu tham khảo: Sách Kỷ nguyên mới của quản trị (Richard L Daft)
Chủ đề 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH VÀ
VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ
1 Khái niệm kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định được hiểu là quá trình tìm hiểu, tham khảo và phân tích về
nhiều sự tham khảo khác nhau, từ đó đưa ra được quyết định cuối cùng theo mìnhmong muốn hoặc mục tiêu mà bản thân mong đợi
Việc ra quyết định nó có ý nghĩa rất lớn, nó là khâu mấu chốt trong quá trình quảntrị Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị là việc đưa ra các quyết định, bởi vì từ việcđiều hành sản xuất hàng ngày cho đến việc giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế lớn,đều được tiến hành trên cơ sở những quyết định thích hợp
Một quyết định đưa ra có thể ảnh hưởng một cách tích cực cũng như tiêu cực đếncuộc sống và trong công việc Quyết định quản trị liên quan mật thiết tới vai trò nhàquản trị và uy tín của hệ thống phải thực hiện quyết định đó, kể cả mặt sản xuất, chínhtrị hay xã hội Vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải thật sáng suốt trong việc đưa ra bất
kỳ một quyết định nào đó Một quyết định đúng phải luôn mang lại kết quả đúng nhưmong đợi, thậm chí là vượt mức mong đợi đưa ra
2 Yếu tố khách quan tác động đến việc đưa ra quyết định của nhà quản trị
Tính động và khả năng ổn định của môi trường ra quyết định Môi trường xungquanh (môi trường vĩ mô, môi trường vi mô) luôn tác động không ngừng tới tổ chức,buộc nhà quản trị cần có những sự thay đổi trong khi đưa ra quyết định, thay đổi tronghướng đi của tổ chức nhằm đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã đề ra môi trường luônhiện hữu, tồn tại và thay đổi Ngay cả khi quyết định được đưa ra để thực hiện mụctiêu thì môi trường vẫn mang đến những khó khăn: khó khăn trong thực hiện quyếtđịnh, biến quyết định thành hiện thực, cũng có những thuận lợi thể hiện những cơ hộisau quyết định, trong quá trình thực hiện quyết định và có thể những điều kiện thuậnlợi, khó khăn sẽ làm thay đổi quyết định trước đó, đưa tổ chức đi theo một hướng kháctrong thực hiện mục đích, mục tiêu của tổ chức
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng A trước đây thực hiện chiến
lược chỉ tập trung sản xuất và cung ứng để đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng khi uy
Trang 9tín, vị thế và điều kiện về nguồn lực đã trở nên lớn mạnh , doanh nghiệp A muốn thamgia sản xuất và cung ứng ra thị trường quốc tế vì doanh nghiệp nhận biết được nhữngchính sách nhà nước mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch quốc tế, cắt giảmrào cản, hạn ngạch những điều đó sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh không chỉ trongnước mà còn trên trường quốc tế đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn cho doanhnghiệp - Thông tin Tổng hợp tin tức, dữ liệu cần cho việc ra quyết định quản trị,hay thực hiện điều hành quản lý tổ chức thông tin phải đủ lượng, đủ về chất thiếuthông tin, chất lượng thông tin có được không hiệu quả, nhà quản trị nhìn nhận, phảnánh không đúng về môi trường, đối thủ thông tin quá nhiều, phức tạp khiến nhà quảntrị lúng túng, mất nhiều thời gian xử lý thông tin và có thể dẫn đến cơ hội bị bỏ qua.Trái với vấn đề thông tin nhiều nhưng thiếu đó, thông tin ít, dễ xử lý nhưng đủ lượng,
đủ chất sẽ giúp nhà quản trị xây dựng, hoạch định và lựa chọn phương án tối ưu nhất
để đưa tổ chức đến mục tiêu đề ra - Thời gian Giống với môi trường, thời gian cũngluôn thay đổi thời gian thay đổi, môi trường thay đổi, điều này tác động đến hướng tưduy của nhà quản trị, đưa quyết định của nhà quản trị đi theo sự phát triển mới của củamôi trường xung quanh Thời gian ra quyết định của nhà quản trị ngắn hay dài cũngảnh hưởng đến việc đưa ra, lựa chọn phương án tối ưu cho tổ chức thời gian ra quyếtđịnh ít nhà quản trị cần phải gấp gáp đưa ra quyết định để hoàn thành trách nhiệm vànhiệm vụ của mình, chính điều đó sẽ dẫn đến những quyết định nóng vội, những quyếtđịnh thiếu sự chắc chắn, tin tưởng Trái lại nếu có đủ lượng thời gian để nhà quản trịthu thập, xử lý thông tin, nhận dạng được cơ hội, những nguy cơ không tốt đối với tổchức thì việc đưa ra một quyết định đúng đắn, chính xác sẽ hướng tổ chức đạt đượcmục tiêu một cách xuất sắc
Ví dụ: Quyết định của một nhà quản trị thế kỷ thứ XIX không giống với quyết
định của một nhà quản trị ở thế kỷ thứ XXI, môi trường, điều kiện thực tế, khoa học
kỹ thuật thay đổi theo thời gian, buộc nhà quản trị cũng phải thay đổi hướng tư duy đểđưa ra một quyết định phù hợp
3 Yếu tố chủ quan tác động đến việc đưa ra quyết định của nhà quản trị.
Đối với bản thân nhà quản trị, có ba nguyên do chính ảnh hướng đến việc đưa
ra quyết định cuối cùng
Yếu tố chủ quan đầu tiên phải kể đến là cá nhân nhà quản trị Điều đó bao gồmcác kỹ năng của nhà quản trị, phong cách nhà quản trị, đạo đức của nhà quản trị, thóiquen, thái độ, hành vi, tất cả đều sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc đưa ra một quyếtđịnh quan trọng cho tổ chức Bên cạnh đó, nhà quản trị khi có đầy đủ các kỹ năng vềchuyên môn, nhân sự và tư duy thì có thể đưa ra một quyết định đúng đắn thỏa mãnmôi trường khách quan, môi trường tổ chức, hoàn cảnh thực tế một cách dễ dàng.Đồng thời, phong cách nhà quản trị, thói quen làm việc tác động tới quyết định thểhiện tính tự do, chuyên quyền hay dân chủ Ví dụ: Nhà quản trị thiếu kỹ năng tư duy sẽkhó có thể hiểu được vấn đề thực tế trong tổ chức mình để đưa ra những nhận định phùhợp, đúng đắn và những phương án lựa chọn chính xác nhằm thực hiện mục tiêu của tổchức
Trang 10Yếu tố thứ hai đó là sự ràng buộc về quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản trị.
Để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với tổ chức thì nhàquản trị cần phải có vị thế, có quyền hạn Bởi việc đưa ra các quyết định để thực hiệnnhững điều đó sẽ được giới hạn trong quyền lực, quyền hạn trong một tổ chức Nhàquản trị không thể sử dụng quyền lực của bộ phận khác trong tổ chức để thực hiện raquyết định đối với bộ phận mình và ngược lại, sử dụng quyền hạn không đúng mụctiêu, lạm dụng quyền hạn hay né tránh quyền hạn đều sẽ dẫn đến những quyết định sailầm hay làm xáo trộn, gây mâu thuẫn trong tổ chức Ví dụ: Nhà quản trị phòng ban nàykhông thể quyết định kế hoạch của phòng ban khác mà chỉ có thể đưa ra góp ý hoặcbày tỏ quan điểm riêng vì mục tiêu chung của tổ chức
Và yếu tố cuối cùng là các nhân tố bên trong tổ chức, bao gồm: văn hóa tổchức, nguồn lực tổ chức, vị thế, uy tín tổ chức đối với bên ngoài tất cả đề có tác độngkhông nhỏ tới việc ra quyết định Đặc biệt đối với văn hóa tổ chức, các cách ứng xử "đối nhân xử thế" của mỗi thành viên trong tổ chức sẽ tạo nên văn hóa trong tổ chức vàvăn hóa tổ chức thế nào thì quyết định của nhà quản trị cũng dựa trên văn hóa tổ chứcthế đó Ví dụ: Nhà quản trị có thể đưa ra một quyết định hoàn hảo, và đúng đắn nhưngnếu nguồn lực của tổ chức có hạn chế thì quyết định đó không thể thực hiện và buộcnhà quản trị phải thay đổi hướng đi khác cho tổ chức
4 Vai trò của kỹ năng ra quyết định đối với nhà quản trị.
Nhà quản trị trong một doanh nghiệp luôn phải đưa ra các quyết định hàng ngàynhằm mục đích mang lại giá trị cho tổ chức Việc ra các quyết định nhanh chóng vàchính xác giúp cho các nhà quản trị nhận được sự tin tưởng và nể trọng từ Ban giámđốc, đồng nghiệp và các nhân viên cấp dưới của mình
Tài liệu tham khảo:
1 5 yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định trong công việc từ
trong-cong-viec-post441348.html
https://www.bienphong.com.vn/5-yeu-to-quan-trong-khi-dua-ra-quyet-dinh-2 5 yếu tố tạo nên một quyết định đúng đắn của nhà quản trị, từ
quan-tri/
Trang 11https://kienthucquantri.org/5-yeu-to-tao-nen-mot-quyet-dinh-dung-cua-nha-Chủ đề 3: QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TỔ CHỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG KINH DOANH
I Quản trị sự thay đổi là gì? Tại sao phải thay đổi?
“Có một điều không bao giờ thay đổi, đó chính là sự thay đổi”
Sau đại dịch covid-19, thế giới lại liên tiếp đối mặt với những biến động mớikhó đoán hơn từ nhiều mặt kinh tế, chính trị Là những nhà quản trị - người điều hànhdoanh nghiệp trong bối cảnh đầy biến số như hiện tại, kỹ năng quản trị sự thay đổi làyếu tố then chốt, quyết định khả năng sinh tồn của cả doanh nghiệp Vì vậy quản trị sựthay đổi là một kỹ năng vô trong quan trọng trong thời đại hiện nay và tương lai
Quản trị sự thay đổi là các hoạt động quản trị nhằm phát hiện, thúc đẩy và điềukhiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với những biến động của môitrường kinh doanh, là một cách tiếp cận có cấu trúc để đảm bảo rằng các thay đổi đượcthực hiện triệt để và trơn tru, và quan trọng là những lợi ích lâu dài của việc thay đổi
đã đạt được, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh
Trang 12Đối với tổ chức, thay đổi suy cho cùng là nhằm mục đích nâng cao chất lượnghoạt động, chất lượng sản phẩm để giữ thế cạnh tranh và phát triển, từ đó làm gia tănglợi ích chung của tổ chức Đối với cá nhân, thay đổi giúp cho công việc thú vị hơn,cuộc sống tốt đẹp hơn, và bản thân cảm thấy năng động hơn, tự tin hơn, hiện đại hơn.
Có 3 nguyên nhân buộc Nhà quản trị phải thực hiện thay đổi, đó là:
- Nguyên nhân xã hội: Xã hội luôn vận động theo xu hướng đi lên, đồng thời xu
hướng chung của xã hội đều có ảnh hưởng đến các tổ chức cũng như con người, ví dụnhư có sự thay đổi trong xu hướng thị trường, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của kháchhàng,… Do vậy, các tổ chức cũng cần thay đổi để thích ứng với xã hội mới
- Nguyên nhân kinh tế: Xu hướng thay đổi trong kinh tế có sức mạnh khó lay chuyển
được, như biến động về thị trường, về dòng tiền, sự thay đổi của nền kinh tế, toàn cầuhóa, hội nhập,… làm cho hình thức cạnh tranh thay đổi nhiều buộc các tổ chức cũngphải thay đổi theo cho phù hợp
- Nguyên nhân công nghệ: Tốc độ thay đổi của công nghệ ngày càng mạnh mẽ và
thần tốc Vì vậy, các tổ chức cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về công nghệ vì đó
là công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi tổ chức
II.Nhận biết sự thay đổi từ đâu ? Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi ấy
2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi
Về xã hội: nhiều thay đổi, xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu học tập tăng,
nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ví dụ: Với nhu cầu phát triển của xã hội ngày nay thì người tiêu dùng thường cóthói quen đi siêu thị nhiều hơn, chú trọng đến các mặt hàng an toàn vệ sinh thực phẩm,
có chứng nhận chất lượng, hay chú trọng đến bảo vệ môi trường Vì vậy doanh nghiệpcũng phải đổi mới phương thức sản xuất để đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội
Về chính trị, pháp luật: Khi một doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh tại một quốc gia hay vùng lãnh thổ thì yếu tố chính trị, pháp luật là yếu tốcực kỳ quan trọng mà nhà quản trị luôn quan tâm nếu không muốn doanh nghiệpmình bị loại khỏi cuộc chơi Chỉ cần một sự thay đổi chính sách thuế, hay lớn hơn
là sự thay đổi cả một thể chế chính trị đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích củadoanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng kịp thời với sự thayđổi quan trọng đó
Trang 13Ví dụ: Tình hình kinh tế Việt Nam trước thời kỳ mở cửa là nền kinh tế bao cấp,không kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh Sau đại hội Đảng VI, 1986, nềnkinh tế mở cửa, sau đó là bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (1995), khi đó cácdoanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải chủ động đổi mới phương thứcsản xuất, công nghệ để kịp thích ứng với sự thay đổi đó.
Về kinh tế: toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, kinh tế thị trường, kinh tế tri thức phát
triển đa dạng
Ví dụ: Hãng điện tử Sony Nhật Bản ngày 20/10/2012 công bố kế hoạch cắt giảm lênđến 2000 nhân viên vào cuối năm nay, trong đó bao gồm khoảng 20% nhân viên tại bộphận giải trí Home Entertainment & Sound Business Group
Về công nghệ: Internet, IT phát triển mạnh mẽ, thiết bị điện tử thông minh, mạng
xã hội phát triển và phủ sóng rộng khắp
Ví dụ: Nokia đã đánh mất vị thế dẫn đầu trên thị trường do chậm đổi mới công nghệ,bảo thủ trong việc kiên trì phát triển hệ điều hành Symbian lỗi thời và phức tạp vì bịphân mảnh bởi hai công ty Ericsson và Motorola
Về nội bộ doanh nghiệp: thay đổi nhằm đáp ứng sự cải tiến, phát triển mở rộng
hay biến đổi trong cơ cấu doanh nghiệp
2.2 Nhận biết thay đổi trong doanh nghiệp từ đâu?
Từ bên trong: Nhận biết sự thay đổi từ đội ngũ cao cấp nhất trong doanh nghiệp.
Từ đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm mới, cách thức quản lý mới, chất lượng sản
phẩm, chiến dịch Marketing hiệu quả…
Từ môi trường xung quanh: Chính sách pháp luật, tình hình xã hội, văn hóa, nguồn
khách hàng, nhu cầu khách hàng, yêu cầu chất lượng…đều là những yếu tố quan trọng đòi hỏi sự thay đổi của doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng khách hàng, khẳng định vị thế, thương hiệu
III.Các đặc điểm của sự thay đổi
Những sự thay đổi của tổ chức có thể gồm 3 dạng sau:
- Thay đổi thích ứng là những sự điều chỉnh ở quy mô nhỏ, dần dần, có tính lặp
lại mà tổ chức thực hiện nhằm phát triển sản phẩm, cải thiện quy trình, tinhchỉnh chiến lược thích ứng với thời gian Một số ví dụ về kiểu thay đổi này cóthể kể đến như việc thuê một nhân sự mới để giải quyết nhu cầu gia tăng khốilượng công việc hoặc những nỗ lực để nhằm thu hút các ứng viên chất lượngcao hơn so với nhân viên hiện tại về với công ty
Trang 14- Thay đổi chuyển tiếp – là những sự thay đổi chuyển tổ chức từ trạng thái hiện
tại sang một trạng thái lớn hơn để giải quyết một vấn đề nào đó, ví dụ như thựchiện sáp nhập và mua lại
- Thay đổi mang tính chuyển đổi đề cập đến những sự điều chỉnh lớn hơn về quy
mô và phạm vi Kết quả của dạng thay đổi này biểu thị một sự khác biệt to lớn,đôi khi là đột ngột so với hiện trạng Một số ví dụ về kiểu thay đổi mang tínhchuyển đổi là ra mắt sản phẩm mới, quyết định mở rộng quy mô kinh doanh rathị trường quốc tế
IV.Các dạng của sự thay đổi
1.Các dạng của sự thay đổi ( thay đổi tiệm tiến)
- Là sự thay đổi ở mức độ vừa vừa phải trong phạm vi khuôn khổ hiện tại của tổ chức
Đó là gia tăng từng bước quá trình điều chỉnh cải tiến các hệ thống và các công việchiện hữu nhằm làm cho chúng thích ứng với các cơ hội vừa xuất hiện
- Mục đích của thay đổi tiệm tiến là thay đổi từng bước thông qua các cải tiến liên tục
mà không phá bỏ và làm lại hệ thống
- Sự thay đổi tiệm tiến thường xảy ra ở các lĩnh vực: phát triển sản phẩm, quy trìnhlàm việc, công nghệ và hệ thống làm việc,
2 Thay đổi về chất (thay đổi triệt để)
- Luôn thay đổi tận gốc hay thay đổi phá vỡ khuôn khổ hiện hành nó dẫn đến một sựtái định hướng cơ bản và toàn diện của tổ chức
- Sự thay đổi này thường được khởi xướng từ các nhà quản trị cấp cao
3 Thay đổi phản ứng
- Là thay đổi nhằm phản ứng với những sự kiện mới xuất hiện
4 Thay đổi đón đầu
- Là sự chủ động thay đổi để đón nhận một thời cơ hay một xu hướng mới
V.Những thay đổi chủ yếu trong các doanh nghiệp
5.1 Thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới.
Trang 15Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân ngườitiêu dùng, buộc doanh nghiệp cũng phải sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xuhướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân
Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển,tiêu thụ, là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới
5.2 Phát triển thương mại điện tử.
Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ việc giao-đặthàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăng mạnh Theo mộtkhảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester, năm 2020, 58%người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch
Tại Báo cáo Khảo sát Triển vọng Kinh doanh thực hiện năm 2021, Công ty tưvấn tài chính Hoa Kỳ - LBMC nhận định, các ngành đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởiCOVID-19, một số ngành như công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp ít bị ảnh hưởnghơn do đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại
Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùngtrực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trởnên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thànhlực lượng dân số chính hiện nay Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, muasắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại
Trong giai đoạn 5 -10 năm tới, thế hệ Z sẽ thay thế toàn bộ lực lượng lao độngtoàn cầu Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầuhiện tại mà còn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai
Theo UNCTAD, doanh số thương mại điện tử năm 2019 đạt 26,7 nghìn tỷ USD,chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, bao gồm cả doanh số bán hàng giữa doanh nghiệpvới doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) Năm 2021, theoeMarketer, thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự kiến sẽ đạt 4,89 nghìn tỷ USD
VI Các yếu tố của một quy trình quản lý thay đổi thành công
Giáo sư John P Kotter là một Giáo sư danh dự về lãnh đạo Konosuke Matsushita,
ở trường Kinh doanh Harvard Ông đã phát minh quy trình 8 bước để dẫn dắt sự thayđổi cụ thể như sau:
- Thiết lập một cảm giác cấp bách cần thiết để tạo ra thay đổi: Bởi theo Giáo sư
Kotter “Không có động lực mọi người sẽ không hỗ trợ quá trình chuyển đổi và
nỗ lực sẽ chẳng đi đến đâu”
- Tạo ra các nhóm liên minh mạnh: Bởi sự đoàn kết trong tổ chức sẽ giúp đẩy
nhanh quá trình thích nghi với thay đổi
Trang 16- Xây dựng tầm nhìn và chiến lược phù hợp: Điều này sẽ giúp cho sự thay đổi trở
nên cụ thể hơn và nhân viên sẽ hỗ trợ nhanh hơn, thúc đẩy nhanh chóng sựthành công trong chiến lược ban đầu
- Truyền đạt tầm nhìn về sự thay đổi: sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về những lợi
ích khi tiến hành thay đổi
- Loại bỏ trở ngại: Trước khi tiến hành thay đổi đồng bộ ở các cấp tổ chức thì cần
phải tiến hành loại bỏ những trở ngại hiện đang làm suy yếu tầm nhìn bằng cáchđối thoại với tất cả các nhân viên Nhờ vậy, lãnh đạo sẽ biết được rằng ai đangchống lại sự thay đổi chung trong tổ chức Đồng thời qua đó thì ý tưởng củanhân viên sẽ được kết hợp thực thi trong quá trình tiến hành sự thay đổi
- Tạo ra các chiến thắng ngắn hạn: Điều này sẽ giúp nhân viên có thể dễ dàng
hình dung được những gì đang diễn ra Khi đạt được những mục tiêu thay đổinhỏ, nhân viên sẽ có động lực tạo ra các mục tiêu thay đổi lớn hơn
- Củng cố thành quả và tạo ra nhiều sự thay đổi hơn.
- Nắm bắt sự thay đổi vào văn hoá công ty.
Tài liệu tham khảo:
1 Quy trình quản trị sự thay đổi hiệu quả, từ
https://weone.vn/quy-trinh-quan-tri-su-thay-doi-change-management-hieu-qua/
2 Xu hướng tiêu dùng hiện đại là thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình mới, từ
dung-hien-dai-lam-thay-doi-mo-hinh-kinh-doanh-.html
https://moit.gov.vn/tin-tuc/bo-cong-thuong-voi-doanh-nghiep/xu-huong-tieu-Chủ đề 4: VIỆC HOẠCH ĐỊNH ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN
NHÀ QUẢN TRỊ
Trang 17I Hoạch định là gì ?
Hoạch định là một tiến trình trong đó nhà quản trị cần định hướng, xác địnhhướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai; trong quá trình hoạch định nhà quản trịcần phải xác định mục tiêu, hoạch ra những hành động nhằm đạt được mục tiêu doanhnghiệp đã đề ra Để dễ hiểu hơn thì hoạch định chính sự ra quyết định doanh nghiệp, tổchức nên làm gì, làm như thế nào, … dựa trên nền tảng mục đích, sứ mệnh chung của
cả doanh nghiệp
II Đặc điểm của hoạch định
– Chức năng quản lý: Hoạch định là chức năng quản lý đầu tiên và quan trọng nhấtcung cấp cơ sở cho các chức năng khác của quản lý, tức là tổ chức, biên chế, chỉ đạo
và kiểm soát, khi chúng được thực hiện trong phạm vi ngoại vi của kế hoạch đã lập.– Định hướng mục tiêu: Nó tập trung vào việc xác định các mục tiêu của tổ chức, xácđịnh các phương thức hành động thay thế và quyết định hoạch định hành động thíchhợp, sẽ được thực hiện để đạt được các mục tiêu
– Tính lan tỏa: Tính lan tỏa theo nghĩa là nó có mặt ở tất cả các bộ phận và được yêucầu ở tất cả các cấp của tổ chức Mặc dù phạm vi hoạch định khác nhau ở các cấp và
bộ phận khác nhau
– Quy trình liên tục: Hoạch định được lập cho một thời hạn cụ thể, chẳng hạn như mộttháng, quý, năm, v.v Khi giai đoạn đó kết thúc, các kế hoạch mới sẽ được đưa ra, xemxét các yêu cầu và điều kiện hiện tại cũng như tương lai của tổ chức Do đó, nó là mộtquá trình liên tục, vì các kế hoạch được đóng khung, thực hiện và theo sau bởi một kếhoạch khác
– Quá trình trí tuệ: Nó là một bài tập tinh thần liên quan đến việc áp dụng trí óc, suynghĩ, dự báo, tưởng tượng một cách thông minh và đổi mới, v.v
– Tương lai: Trong quá trình hoạch định, sẽ nhìn trước tương lai Nó bao gồm việcnhìn vào tương lai, phân tích và dự đoán nó để tổ chức có thể đối mặt với những tháchthức trong tương lai một cách hiệu quả
Trang 18– Ra quyết định: Các quyết định được đưa ra liên quan đến việc lựa chọn các phươngthức hành động thay thế có thể được thực hiện để đạt được mục tiêu Phương án thaythế được chọn phải là tốt nhất trong số tất cả, với số lượng kết quả tiêu cực ít nhất vàcao nhất là kết quả tích cực.
– Hoạch định liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu và xây dựng kế hoạch
để hoàn thành chúng Hoạt động này giúp các nhà quản lý phân tích điều kiện hiện tại
để xác định các cách thức đạt được vị trí mong muốn trong tương lai Đó là cả hai, nhucầu của tổ chức và trách nhiệm của các nhà quản lý
III.Tầm quan trọng của hoạch định
Hoạch định giúp doanh nghiệp định hướng được hướng đi để có những chiến lược,
kế hoạch phù hợp trong tương lai Hoạch định giúp đề ra được mục tiêu, phương pháp,cách thức cho các hoạt động của tổ chức
Là công cụ thiết yếu trong việc phối hợp, thống nhất sự nỗ lực của các thành viêntrong tổ chức, từ đó tạo sự gắn kết thống nhất trong doanh nghiệp Giúp làm giảmđược rủi ro trong các hoạt động kinh doanh và tính bất ổn định trong các hoạt độngkhác của doanh nghiệp
Hoạch định đảm bảo được sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp trong môitrường luôn thay đổi và hạn chế sự chồng chéo và các hoạt động lãng phí công việc.Bên cạnh đó, hoạch định giúp thiết lập nên những tiêu chuẩn hỗ trợ cho công tác kiểmtra kết quả sau quá trình quản trị
IV.Những lợi ích của hoạch định
Giúp các nhà quản trị: Phát hiện các cơ hội mới Lường trước và né tránh những bấttrắc trong tương lai Vạch ra các hành động hữu hiệu Nhận thức rõ những rủi ro tronghoạt động của tổ chức Cải tiến, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh Đảm bảo tổchức hoạt động một cách có hiệu quả trong môi trường luôn thay đổi Ví dụ: Khi nóiđến giá bán hàng hóa, các công ty có thể giữ giá thấp để thu hút nhiều khách hàng hơntrước, từ đó có thể thu được lợi nhuận
4.1 Sự phối hợp tốt hơn:
+ Nền tảng cho sự phối hợp các hoạt động
+ Định rõ trách nhiệm của từng bộ phận cũng như trong phối hợp các hoạt động
+ Định hướng nỗ lực của các thành viên và bộ phận theo 1 hướng
Trang 19+ Hiệu quả phối hợp nhóm
4.2 Tập trung suy nghĩ về tương lai:
+ Luôn cân nhắc các nguồn lực cần thiết
+ Các cơ hội và rủi ro tiềm tàng
+ Gợi mở và sàng lọc để vượt qua những trở ngại ngắn hạn
+ Chuẩn bị cho tổ chức vận hành hiệu quả hơn trong tương lai
4.3 Kích thích sự tham gia:
+ Thành công đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên
+ Tạo lập được 1 nền tảng chuyên môn và kiến thức rộng hơn trong việc lập kế hoạch+ Nhân viên nỗ lực hơn trong việc thực hiện kế hoạch
4.4 Hệ thống kiểm tra hiệu quả hơn
+ Nền tảng tiêu chuẩn rõ ràng cho đánh giá
+ Nhân viên biết rõ phải làm gì
+ Tổ chức có thể nhận rõ khoảng cách giữa mục tiêu và thực hiện
V.Những hạn chế của hoạch định và thiết lập mục tiêu
Không lường hết được diễn biến bất lợi Khi tình huống xấu xảy ra có thể làmđảo lộn kế hoạch
– Gò bó trong việc thực hiện, đôi khi không linh hoạt, làm hạn chế sự sáng tạo Ví dụ:Khi một công ty đã hoạch định ra chiến lược marketing cho công ty như giảm giá chohoá đơn từ 1 triệu đồng, nhưng trong khi bạn thấy thu hút khách hàng bằng cách
Trang 20– Đôi khi kết quả đạt được đúng hoạch định nhưng không phản ánh đúng tiềm năngvốn có của doanh nghiệp (Vd: Sản lượng đạt được có thể cao hơn nhiều so với mựcthực tế của hoạch định).
Tài liệu tham khảo:
Chủ đề 5: TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC THẤU HIỂU BẢN THÂN VÀ
NGƯỜI KHÁC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
Trang 21II Giá trị và những khó khăn của việc thấu hiểu bản thân
Tự nhận thức thể hiện khả năng nhận thức được các khía cạnh nội tại về bản chấtcon người, chẳng hạn như các tính cách cá nhân, niềm tin, cảm xúc, thái độ, nhận thức,
và đánh giá được những hình mẫu cá nhân sẽ tác động như thế nào đến người khác.Khi các nhà quản trị thấu hiểu sâu sắc về bản thân mình họ sẽ duy trì được vị thế củamình và kiên định trước mọi hoàn cảnh
Tuy nhiên, việc phát triển năng lực tự nhận thức dễ dàng hơn việc thực hiện nó Lấy
ví dụ như trường hợp của Charlotte Beers, nguyên nữ chủ tịch hội đồng quản trị vàtổng giám đốc điều hành của Ogilvy & Mather Worldwide, người đang hiện tiến hànhcác cuộc hội thảo cho nữ, bà đã thực sự sốc khi nghe những người đồng nghiệp nóirằng cách quản trị của bà có phong cách “đe dọa”, bà đã thực sự sốc và ngạc nhiên bởi
lẽ bà đã tự cảm nhận với bản thân bà rằng: Bà là người thân thiện, dễ gần,
Qua đó có thể thấy, việc tự thấu hiểu bản thân cực kỳ quan trọng đối với nhà quảntrị, bởi để trở thành một nhà quản trị xuất sắc, họ cần phải tự nhìn lại bản thân mình,
để cải thiện và hoàn thiện bản thân hơn
III Vì sao sự đồng cảm giúp nhà quản trị nhân sự đạt hiệu quả hơn ?
Sự đồng cảm là một kĩ năng quan trọng của người quản trị nhân sự giúp xây dựng
và duy trì các mối quan hệ tại nơi làm việc một cách tích cực, khuyến khích sự hợp tác
và quản lý xung đột tốt hơn
Steve Browne - một thành viên của ban lãnh đạo SHRM, giám đốc nhân sự tạiLaRosa’s Inc, Browne khẳng định các nhà nhân sự chỉ đạt được sự đồng cảm khi họcam kết xây dựng mối quan hệ với mọi cấp độ dựa trên nền tảng của tin tưởng, tôntrọng và thấu hiểu
IV Sự đồng cảm là một kỷ năng thiết yếu của một nhà quản trị
Trang 22Sự thấu hiểu là khả năng đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu được suynghĩ, cảm nhận và quan điểm của họ Sự đồng cảm đem lại sự hợp tác tích cực giữanhững con người khác biệt về kinh nghiệm, trình độ, phong cách và tư tưởng.
Browne cho rằng sự đồng cảm không phải là một kĩ năng mềm Đó là kĩ năng kinhdoanh mà nếu không thực hiện được, nhà quản lý nhân sự sẽ không thể đạt hiệu quảtrong công việc của họ Ông luôn tiếp cận nhân viên bằng cách đi vòng quanh vănphòng, thay vì ngồi yên trong phòng riêng và đợi mọi người đến gõ cửa trình bày vấn
đề Khi tình huống xấu xảy ra, với những mối quan hệ có sẵn, ông sẽ dễ dàng hìnhdung về ngữ cảnh, đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và khéo léo giải quyết hậu quả
Một nghiên cứu của công ty tư vấn nhân sự toàn cầu DDI cho thấy sự đồng cảm là
kĩ năng nhân sự tác động đến hiệu suất làm việc mạnh mẽ nhất Những nhà lãnh đạokhông biết thấu hiểu thường làm việc kém hơn những người khác Khi DDI đánh giámức độ đồng cảm của 37 ngàn lãnh đạo, những nhà nhân sự có kĩ năng đồng cảm sẽvượt trội hơn trong công việc như xây dựng quản lý tài năng trong tổ chức, huấnluyện, phát triển nhân tài và các nhóm nổi trội khác
Sự thấu hiểu là kĩ năng đa chiều và đa năng có thể áp dụng cho mọi tình huốngphức tạp của quản lí nhân sự Các nhà quản lý nhân sự có thể dùng sự đồng cảm để kếtnối và chuyển hóa thành các chức năng nhân sự khác theo một cách hiệu quả hơn Đây
là một công cụ quản lý hữu ích dành cho những ai nhận thức được tầm quan trọng củanó
V Sự thấu hiểu của nhà quản trị tác động như thế nào đến nhân viên của họ.
1 Giúp giữ chân nhân tài
Một trong những khó khăn mà tất cả các tổ chức phải đối mặt là giữ chân nhânviên tài năng, và lí do được cho là phổ biến nhất cho sự ra đi của họ là sự thiếu tintưởng và đánh giá cao từ cấp trên Sự thấu cảm sẽ làm tăng niềm tin, tạo cảm giácnhân viên được coi trọng và quan tâm hơn
Cho dù trong các mối quan hệ cá nhân hay là một thành viên của tổ chức, họcũng sẽ có nhiều khả năng gắn bó hơn khi cảm thấy được lắng nghe, đánh giá cao vàđược chú ý đến Do đó, những nhà lãnh đạo có khả năng thấu cảm cao sẽ chiếm đượctình cảm của nhân viên và tạo ảnh hưởng không nhỏ đến việc ở lại của họ
2 Tăng động lực làm việc
Trang 23Bạn có bao giờ nhận thấy khi ai đó nói rằng họ đánh giá cao việc mà bạn đã làmcho họ, bạn sẽ bị thôi thúc muốn đóng góp nhiều hơn cho họ không? Đối với việc quản
lý nhân viên cũng vậy, nếu cấp trên thể hiện sự ghi nhận với những cố gắng nhân viên
đã bỏ ra, chắc chắn rằng họ sẽ muốn nỗ lực nhiều hơn nữa Các tổ chức thành côngnhận thức rất tốt vấn đề này và các nhà quản lý của họ liên tục tìm cách để thể hiện sựcảm kích đối với nhân viên dưới quyền
3 Nâng cao tinh thần đồng đội
Nếu được cấp trên quan tâm, đánh giá cao những nỗ lực thì nhân viên cũng có
xu hướng đối xử như thế với đồng nghiệp của mình
Khi thấu cảm trở nên quan trọng, nó cũng sẽ mang lại những mặt hại tiềm ẩn.Tôi không chủ đích nói rằng thấu cảm là điều xấu, chỉ là vẫn có những trường hợp màthấu cảm không hiệu quả hoặc gây ra những kết quả có hại
Dưới đây là 3 hậu quả mà sự thấu cảm có thể gây ra:
1 Thấu cảm có thể là một cảm xúc thoáng qua
Bất kể sự bùng nổ cảm xúc mạnh mẽ nào cũng có xu hướng biến mất nhanhchóng, và điều này đúng với thấu cảm Khi bạn nghe về vấn đề của người đồngnghiệp, chúng có thể khiến bạn dạt dào cảm xúc, nhưng cảm giác ấy sẽ sớm phai nhạtgiữa sự nhộn nhịp của văn phòng và bị lãng quên giữa danh sách dài những việc bạnđang phải làm
Thấu cảm mà không đi cùng với những giải pháp mang tính xây dựng và kỷluật đối với nhân viên sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả Nó thậm chí còn khiếnmọi thứ tồi tệ hơn, khiến mọi người cảm thấy như họ chỉ đang nói suông để xoa dịu họ
mà không có một hành động nào Nói cách khác, một sự thấu cảm được thể hiệnthoáng qua là không đủ, người lãnh đạo nên hướng tới tìm kiếm giải pháp và theo dõi
để đảm bảo vấn đề được giải quyết
2 Thấu cảm có thể dẫn đến những quyết định sai lầm
Khi để cảm xúc chi phối những quyết định của bạn, ta có thể bị lạc lối giữa lợiích giữa một cá nhân và tổ chức, hay hậu quả khi vô tình coi thường hoặc thậm chí làlàm hại người khác Nhà tâm lý học Paul Bloom, trong cuốn Against Empathy đã chỉ
ra rằng thấu cảm có thể phương thức đưa đến những quyết định sai lầm Nó gợi lênmột phản ứng cảm xúc, thường sẽ phải trả giá bằng các giải pháp hợp lý khác
Cũng có thể khi cố gắng thấu cảm, người lãnh đạo có thể hiểu sai một vấn đề và
dự đoán của họ về vấn đề đó đã khiến mọi thứ còn tệ hơn Trong khi cố gắng để sẵnsàng đầu tư cảm xúc, người lãnh đạo có thể chưa tính đến trải nghiệm của mỗi người
là khác nhau cuối cùng, họ tập trung vào những gì bản thân sẽ làm trong một tìnhhuống nhất định thay vì thừa nhận rằng cá nhân hoặc nhóm họ đang cố gắng giúp đỡ