1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nhóm thực hành tâm lý học lao động đề tài khả năng làm việc

27 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khả Năng Làm Việc
Tác giả Nguyễn Văn Thiện, Đinh Việt Hoàng, Trần Đức Huy, Lê Văn Lực, Lương Nguyễn Thu Thủy, Phạm Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Vũ Thúy Ngọc
Trường học Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội
Chuyên ngành Công Tác Xã Hội
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,12 MB

Nội dung

Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng.Thành lập từ Tháng 9 năm 2014, hiện nay Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã trở thành địa chỉ tin cậy của các gia đình có người

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

Khoa công tác xã hội

BÁO CÁO NHÓM THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC

: TS Vũ Thúy Ngọc

Trang 2

Hà Nội: 5 - 2023

Trang 3

Mục

Lục………

……… 1

Danh sách thành viên 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH 3

1 Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng 3

2 Một số hoạt động tại cơ cở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng 4

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG 7

1 Khái niệm Tâm lý lao động 7

2 Đối tượng của Tâm lý học lao động 7

3 Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động 7

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận 8

3.2 Nhiệm vụ trong nghiên cứu ứng dụng 8

CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC 10

1 Khái niệm khả năng làm việc 10

2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng làm việc 10

3 Diễn biến của khả năng làm việc 10

3.1 Khả năng làm việc trong một ca sản xuất 10

3.2 Khả năng làm việc trong một ngày (24 giờ) 12

3.3 Khả năng làm việc trong tuần và trong năm 12

CHƯƠNG IV: NHẬT KÝ THỰC HÀNH 14

Nhật ký thực hành tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cs I 14

3/4-7/4 14

10/4-14/4 15

17/4-21/4 16

24/4-28/4 16

CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA THỰC HÀNH TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO DIÊN HỒNG 17

KẾT LUẬN 20

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 21

Trang 4

Danh sách thành viên

Nguyễn Văn Thiện(Nhóm trưởng) D16TL02

Đinh Việt Hoàng D16TL02

Trần Đức Huy D16TL02

Lê Văn Lực D16TL02

Lương Nguyễn Thu Thủy D16TL02

Phạm Phương Anh D16TL02

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH

1 Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng.

Thành lập từ Tháng 9 năm 2014, hiện nay Trung tâm dưỡng lão DiênHồng đã trở thành địa chỉ tin cậy của các gia đình có người cao tuổi, người bị taibiến, tai nạn lao động… tại Hà Nội và các tỉnh từ Quảng Bình trở ra

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thể hiện khát vọng của người sáng lậpmuốn xây dựng một Viện dưỡng lão kiểu mẫu theo đuổi các giá trị: Tận tâmchăm sóc người cao tuổi, Đồng cảm với cảm xúc và hoàn cảnh của người caotuổi cùng gia đình và mang tới môi trường sống Vui vẻ giúp người cao tuổi sốngtại đây yêu đời hơn, tìm lại được những sở thích và đam mê đang dần bị lãngquên

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ tráchnhiệm với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan

Trang 6

tâm, vẫn duy trì công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bênnhững người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinhthần Diên Hồng luôn mong muốn giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sốnghạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn Hạnh phúc, an nhàn và bình yêntrong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu của Diên Hồng.

Sau 8 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Trung tâm dưỡng lão DiênHồng đã tiếp nhận hàng nghìn“vị khách” đến để nội trú tại Diên Hồng Được sựtin tưởng và ghi nhận từ người cao tuổi, người thân, con cháu của các cụ và cácbạn đồng nghiệp Hiện nay do nhu cầu của xã hội và định hướng phát triển trungtâm đã có 4 cơ sở để tiếp tục phục vụ cho sứ mệnh của mình

Với khẩu hiệu “Sẻ chia trách nhiệm, vẹn tình yêu thương”, đội ngũ cán bộnhân viên tại đây luôn hết mình với công việc và đặt tình yêu thương lên hàngđầu Dưỡng lão Diên Hồng: Thay đổi cách nghĩ và cách sống của tuổi già, đượclàm những việc chưa từng làm

2 Một số hoạt động tại cơ cở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Trang 7

Trong thời gian thực hành, chúng em may mắn được đến và làm việc tại

cơ sở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, có địa chỉ: U07-L16, Khu đô thị ĐôNghĩa, Đường Nguyễn Văn Trác, P Yên Nghĩa, Hà Đông, HN

Hình 1 Ngày đầu đến với Viện dưỡng lão Diên Hồng CS 1

Một số hoạt động dịch vụ chính có thể kể đến chính tại trung tâm dưỡnglão Diên Hồng Tại trung tâm có nhiều người cùng lứa tuổi để giao lưu, tâm sự,bầu bạn giúp các cụ vơi bớt nỗi cô đơn tuổi xế chiều Dịch vụ chăm sóc dài ngày(chăm sóc nội trú) hoặc bán trú (sáng đến, chiều về) tại Trung tâm dưỡng lãoDiên Hồng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng các chuyên gia y tế, điềudưỡng và nhân viên chăm sóc giàu kinh nghiệm và tận tâm sẽ giúp bạn “vuôngtròn chữ hiếu” đối với bố mẹ, ông bà mình

- Hoạt động kiểm tra huyết áp, mạch hàng ngày và đường huyết định kỳ

Từ đó xây dựng, duy trì một chế độ ăn uống hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa cho quátrình hồi phục cũng như phòng chống tái phát tai biến

- Hỗ trợ bệnh nhân tập phản xạ và cảm giác bằng các biện pháp khác nhau

- Luôn khích lệ tinh thần bệnh nhân, tạo tâm lý lạc quan, yêu đời Từ đó,tạo động lực rất lớn để người bệnh vượt qua những khó khăn trong quá trình tậpluyện, hồi phục

Trang 8

- Bác sĩ và y sỹ đông y luôn hướng dẫn, động viên người bệnh tập luyệntrên hệ thống trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng, đặc biệt chú trọng tớinhững nhóm cơ bị liệt, yếu.

Hoạt động của nhóm sinh viên khi đến thực hành tại cơ sở 1 trung tâmdưỡng lão Diên Hồng Dưới sự hướng dẫn và tạo điều kiện của các anh chịhướng dẫn ở trung tâm, chúng em đã có rất nhiều hoạt động trong thời gian thựchành Các hoạt động chủ yếu có thể kể đến như: tham vấn cá nhân, tham vấnnhóm, thông qua các trò chơi để tạo bầu không khí tích cực trong tập thể cán bộnhân viên và người cao tuổi sinh sống và làm việc tại trung tâm dưỡng lão, hỗtrợ anh chị điều dưỡng về các hoạt động của ông bà,… Có thể nói đến những trònhư: Tô tranh, Xếp gỗ, Ném bóng và hơn thể nữa một chương trình mà cá nhân

em và nhóm cho là lớn nhất đó là Chương trình chia tay sinh viên nhóm sinhviên trường đại học Lao động – Xã hội

Hình 3: Trò chuyện cùng bà “Xuân Hồng”

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 luôn tạo điều kiện hết mức chocác hoạt động cũng như các chương trình, thu hút được đông đảo các cụ, các anhchị cán bộ công nhân viên đang sinh sống và làm việc tại đây tham gia nhiệttình Tạo được niềm tin với các cụ và các anh chị, thuận lợi cho việc tìm hiểubầu không khí tâm lý của người cao tuổi cũng như bầu không khí trong lao độngcủa cán bộ công nhân viên tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Thật may mắn, nhóm em đã luôn nhận được những lời nhắc nhở và nhữnglời động viên kịp thời của các anh chị hướng dẫn nhóm tại trung tâm và các cô

Trang 9

giáo hướng dẫn, bên cạnh đó nhờ có sự tự giác, ý thức cao từ phía các thànhviên trong nhóm nên các hoạt động luôn đạt kết quả cao.

Trang 10

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

1 Khái niệm Tâm lý lao động.

Tâm lý học Lao động là một môn Tâm lý học chuyên ngành nghiêncứu các đặc điểm tâm lý trong các loại hoạt động lao động nhằm góp phầnphát triển con người toàn diện, đồng thời góp phần cải tiến quá trình lao

động và nâng cao hiệu quả lao động của con người

2 Đối tượng của Tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động đề cập tới hoạt động lao động nói chung, màhoạt động của con người diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên tâm

lý học lao động cũng bao hàm một phạm vi rộng lớn, gồm tâm lý học kinhdoanh, tâm lý học hành chính, tâm lý học quản lý, trường học

Dù ở lĩnh vực hoạt động nào thì đối tượng nghiên cứu của tâm lýhọc lao động bao gồm:

 Các hoạt động lao động

 Những đặc điểm nhân cách của người lao động, đặc điểm về nghề nghiệpcủa họ

 Môi trường xã hội

 Lịch sử và môi trường lao động cụ thể mà trong đó hoạt động lao độngđược thực hiện

 Các mối quan hệ giữa các cá nhân trong lao động

 Các công cụ lao động, các sản phẩm lao động và các phương pháp dạy laođộng

3 Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động là một khoa học cung cấp các kiến thức vềtâm lý người lao động nhằm hợp lý hóa quá trình lao động, đào tạo nghề,bằng cách sử dụng các nhân tố tâm lý tích cực để lao động của con người

Trang 11

được thực hiện có hiệu quả cao nhất, tiêu hao năng lượng thần kinh, tâm

lý, cơ bắp ít nhất và tiết kiệm tối đa các phương tiện vật chất

Tâm lý học lao động đặt ra cho mình nhiệm vụ trong lĩnh vựcnghiên cứu lý luận và nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tâm lý học về nghề nghiệp (nghiên cứu các yêu cầu củanghề đối với người lao động, giúp cho việc định hướng nghề, vấn đề đàotạo, tuyển chọn, thích ứng nghề nghiệp )

Nghiên cứu nguyên nhân làm nảy sinh các trạng thái tâm lý tronglao động, trên cơ sở đó tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng tiêucực và thúc đẩy ảnh hưởng tích cực

Nghiên cứu bản chất của các thao tác, hành động trong lao động,phân tích các yêu cầu của các chức năng tâm lý trong việc thực hiệnnhiệm vụ lao động để xác định được khả năng và sai sót có thể xảy ratrong lao động, giúp tìm ra các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục sự cố,tai nạn lao động

Nghiên cứu quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong lao động đểphục vụ công tác đào tạo, luyện tập nâng cao tay nghề

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lao động tớicác chức năng tâm lý của người lao động để tổ chức lao động khoa học

Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong laođộng để phục vụ công tác quản lý nhóm, tập thể lao động

3.2 Nhiệm vụ trong nghiên cứu ứng dụng

Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, tâm lý học lao động nhằmthực hiện hai mục tiêu chính, đó là nhân bản hóa và tăng năng suất laođộng

Trang 12

Nhân bản hóa là phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,

hạ thấp sự mệt mỏi, tăng tính súc tích cho nội dung lao động, tạo mọi điềukiện để người lao động phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách

Tăng năng suất lao động có thể đạt được bằng nhiều con đườngkhác nhau Ngày nay, người ta khuyến khích sử dụng các nhân tố tâm lýtích cực như màu sắc, âm nhạc, các phương thức tác động tới tâm lý, giúpngười lao động vui vẻ, phấn chấn hơn, từ đó làm việc hiệu quả tốt hơn

Trang 13

CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC

1 Khái niệm khả năng làm việc

Khả năng làm việc hiểu theo nghĩa rộng nhất, đó là tổng hợp tiềmnăng về thể lực và trí tuệ của con người phải hao phí ra trong quá trình laođộng để làm ra sản phẩm có giá trị về vật chất hoặc tinh thần cho xã hội

Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, ta thường đề cập tới khả năng lao độngcủa một người trong một hoạt động chuyên môn cụ thể

Như vậy khả năng làm việc bao gồm trong nó cả năng lực nghềnghiệp, động cơ nghề nghiệp và những khả năng tâm lý khác nữa, đượcthể hiện ở sự dẻo dai, bền bỉ, không biết mệt mỏi sớm

2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng làm việc

Khả năng làm việc của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácnhau, có thể chia ra làm hai nhóm: Những yếu tố bên ngoài và những yếu

tố bên trong

Những yếu tố bên ngoài gồm có: Những yêu cầu của quá trình sản

xuất trong đó có thể đề cập tới tầm quan trọng, mức độ trách nhiệm củaviệc thực hiện nhiệm vụ, tính chất của các thao tác và sự phức tạp củachúng, những yêu cầu về độ chính xác cũng như cường độ thực hiện thaotác

Những yếu tố bên trong gồm có: Tình trạng sức khoẻ, sự hoạt

động và mức độ phát triển của các giác quan đặc biệt là các giác quantham gia trực tiếp vào hoạt động lao động, tình trạng hoạt động của hệthần kinh

3 Diễn biến của khả năng làm việc

3.1 Khả năng làm việc trong một ca sản xuất

Trang 14

Thông thường ở các doanh nghiệp, tập thể lao động sản xuất ápdụng chế độ làm việc 2 ca (ca sáng và ca chiều), một số đơn vị áp dụngchế độ làm việc 1 ca vào giờ hành chính, số khác áp dụng chế độ làm việc

3 ca (2 ca vào ban ngay và 1 ca vào ban đêm)

Tuỳ thuộc vào tính chất công việc, mức độ nặng nhọc, độc hại màngười ta quy định thời gian làm việc cho một ca là… 6,7,8 giờ Ở đây đềcấp tới ca sản xuất 8 giờ, được chia làm 2 nửa ca, mỗi nửa ca 4 giờ

Trong một ca sản xuất, khả năng làm việc có biến đổi xác địnhmang tính quy luật, không phụ thuộc vào công việc khác nhau, đơn vị laođộng sản xuất khác nhau

 Giai đoạn “đi và công việc”(ở thời gian đầu của ca sản xuất):

Đó là giai đoạn khả năng làm việc được tăng dần lên và cuối cùngđạt mức tối đa Lúc mới bắt đầu làm việc thì khả năng làm việc còn đạtmức thấp, biểu hiện ở các chỉ số về kinh tế, kỹ thuật đều ở mức độ tươngđối thấp và có sự căng thẳng nhất định của các chức năng sinh lý

 Giai đoạn “khả năng làm việc tối đa” hay khả năng làm việc ổn định:

Đây là giai đoạn khả năng làm việc ổn định ở mức cao nhất Dấuhiệu đặc trưng ở giai đoạn này là các chỉ số kinh tế, kỹ thuật đều cao,đồng thời có sự hạ thấp tình trạng căng thẳng của các chức năng sinh lý

do sự xung đột sinh lý thần kinh trước đây đã được khắc phục hoàn toàn.Giai đoạn này được duy trì và ổn định trong thời gian dài khi mà sựtương xứng giữa hệ thống chức năng cơ sở và các hệ thống khác vẫnđược đảm bảo Đây là giai đoạn thể hiện trạng thái bình thường của cơthể người lao động

 Giai đoạn “khả năng làm việc giảm sút” hay giai đoạn sự mệt mỏi

phát triển:

Trang 15

Ở giai đoạn này các chỉ số kinh tế kỹ thuật lại bắt đầu bị hạ thấp,năng suất lao động bị giảm sút, chất lượng lao động cũng kém đi và sựcăng thẳng các chức năng sinh lý lại tăng lên

Tuỳ thuộc vào các hoạt động lao động khác nhau và điều kiện laođộng sản xuất, hoàn cảnh của mỗi cá nhân mà thời gian của các giai đoạn

có thể dao động rất lớn từ vài phút đến vài giờ

Trong một số trường hợp, ở cuối ca sản xuất không xảy ra sự hạthấp khả năng làm việc, mà là sự nâng cao khả năng làm việc lên thêmmột chút, trên đường cong khả năng làm việc có thể hiện rõ điều này.Hiện tượng này được gọi là đợt cuối cùng Trong trường hợp có sự nângcao khả năng làm việc là do tác động của cảm xúc tích cực khi nhìn thấytrước được sự kết thúc công việc

Ở nửa sau của ca sản xuất, giai đoạn a ngắn hơn và khả năng làmviệc thấp hơn và ở các giai đoạn c sự xuất hiện mệt mỏi sớm hơn, khảnăng làm việc hạ thấp nhanh hơn Nhìn chung khả năng làm việc ở nửasau của ca sản xuất so với nửa đầu ca sản xuất thấp hơn từ 30% - 40%

3.2 Khả năng làm việc trong một ngày (24 giờ)

Khả năng làm việc trong một ngày 24 giờ cũng có những biến đổi,

đó là kết quả của sự thích ứng cơ thể với nhịp sinh học của con người

Khả năng làm việc vào ca ban ngày thường cao hơn vào ca banđêm, sự thay đổi của khả năng làm việc được cao thể hiện rõ qua chỉ số về

độ chính xác của thao tác, số lượng sai sót cao nhất vào lúc 2 - 3 giờ sáng,

số lượng sai sốt ít nhất vào khoảng từ 6 - 11 giờ sáng, nguyên nhân chủyếu là sự thay đổi nhịp sinh học của con người (con người thường quenlàm việc, thức vào ban ngày, còn ngủ và nghỉ ngơi vào ban đêm)

Do vậy mà làm vào ban đêm sẽ gây áp lực lớn đối với người laođộng

3.3 Khả năng làm việc trong tuần và trong năm

Trang 16

Hiện nay trong các đơn vị hành chính áp dụng chế độ làm việc: 5ngày x 8giờ/ngày = 40 giờ / tuần, nghỉ 02 ngày thứ bảy và chủ nhật

Đa số các đơn vị sản xuất, kinh doanh áp dụng chế độ làm việc: 6ngày x 8 giờ/ngày = 48 giờ /tuần, nghỉ 01 ngày chủ nhật

Một số đơn vị áp dụng chế độ làm việc nghỉ cách nhật thứ 7 và nghỉchủ nhật

Nhìn chung khả năng làm việc trong tuần biến đổi có tính quy luật

và cũng được biểu hiện rõ cả ba giai đoạn như trong một ca sản xuất khảnăng làm việc thấp vào những ngày đầu tuần, sau đó tăng dần lên, đạtmức cao nhất và ổn định trong một vài ngày, khả năng làm việc giảm dầnvào những ngày cuối tuần, nguyên nhân chính là do tích tụ sự mệt mỏi

Khả năng làm việc trong năm cũng không ổn định Nhiều côngtrình nghiên cứu cho thấy khả năng làm việc tối đa được thấy vào nhữngtháng mùa đông, khả năng làm việc thấp nhất rơi vào những tháng mùa hètrong năm

Trang 17

CHƯƠNG IV: NHẬT KÝ THỰC HÀNH Nhật ký thực hành tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cs I

+ Tạo lập cáchoạt động vuichơi lànhmạnh cho cácông bà

+ Đã tạo được thiệncảm với các anhchị nhờ đó mà việctạo mối quan hệvới anh chị điềudưỡng tốt hơn.+ Trạng thái của anhchị khi giao tiếp thìthân thiện, cởi mở

và luôn luôn giúp

đỡ tạo điều kiệnhết mức cho cácbạn sinh viên thựchành

+

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w