1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáothực hành tâm lý học lao động đề tài các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao độngtại trung tâm giáo dục hòa nhập vkagbe cơ sở hoàng cầu

34 60 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Trạng Thái Tâm Lý Nảy Sinh Trong Lao Động Tại Trung Tâm Giáo Dục Hòa Nhập Vkagbe
Tác giả Đàm Ngọc Linh
Người hướng dẫn T.S Vũ Thúy Ngọc
Trường học Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội
Chuyên ngành Công Tác Xã Hội
Thể loại báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,63 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH (6)
    • 1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực hành (6)
    • 1.2. Một số hoạt động tại cơ sở thực hành (7)
      • 1.2.1. Hoạt động nhóm (7)
      • 1.2.2. Hoạt động can thiệp cá nhân (8)
      • 1.2.3. Tổ chức dạy nghề (9)
    • 1.3. Mục tiêu thực hành tại cơ sở (9)
      • 1.3.1. Về kiến thức (9)
      • 1.3.2. Về kỹ năng (10)
      • 1.3.3. Về thái độ (10)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ NẢY SINH (11)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan (11)
      • 2.1.1. Khái niệm chung về lao động (11)
      • 2.1.2. Khái niệm tâm lý học lao động và ứng dụng tâm lý học lao động (14)
    • 2.2. Các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động (16)
      • 2.2.1. Khái niệm trạng thái tâm lý (16)
      • 2.2.2. Một sô trạng thái tâm lý phổ biến trong lao động (17)
    • 3.1. Thực trạng các hoạt động lao động trong thời gian thực hành tại trung tâm giáo dục và hòa nhập Vkagbe (23)
    • 3.2. Đánh giá các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động tại trung tâm giáo dục và hòa nhập Vkagbe (28)
      • 3.2.1. Các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động tại Trung tâm giáo dục hòa nhập Vkagbe (28)
      • 3.2.2. Các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động trong thời gian thực hành của sinh viên (29)
      • 3.2.3. Một số giải pháp hạn chế các trạng thái tâm lý tiêu cực nảy sinh trong (30)
  • KẾT LUẬN (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘIKHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI ------BÁO CÁOTHỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNGĐỀ TÀI: Các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao độngtại Trung tâm giáo dục hòa nhập Vka

TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH

Giới thiệu chung về cơ sở thực hành

Trung tâm giáo dục và hòa nhập Vkagbe được thành lập vào năm 2011 với sứ mệnh giúp cho trẻ tự kỷ có cơ hội được hòa nhập với cộng đồng Hiện nay, trung tâm có hai cơ sở gồm:

Cơ sở 1: Ngõ 8 phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

Cơ sở 2: Nhà B5 Ngõ 23 phố Cự Lộc, Thương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhiệm vụ của trung tâm: nhận giáo dục cho trẻ từ mầm non đến những đứa trẻ cần có can thiệp đặc biệt như trẻ tự kỷ, chậm phát triển, tăng động giảm chú ý,

Cơ sở 1 được thành lập lần đầu vào năm 2011 và gần đây là cơ sở 2 thành lập vào ngày 23/5/2023.

Giám đốc trung tâm: Nguyễn Thị Thúy (Thạc sĩ tâm lý học, chuyên viên âm ngữ trị liệu)

- Tầng 2 + 3: Can thiệp cá nhân

- Tầng 5: Phòng âm nhạc trị liệu

Hoạt động: Trường giáo dục và hòa nhập cho các bạn trẻ tự kỉ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn hành vi,

Cách thức tổ chức: Các bạn sẽ học theo nhóm, đến giờ can thiệp cá nhân sẽ được các thầy/cô dạy học, dạy nghề

Thời gian can thiệp: 45 phút /bạn

Cơ sở vật chất: đảm bảo chất lượng phục vụ cho quá trình giảng dạy và can thiệp tại trường.

Một số hoạt động tại cơ sở thực hành

Các hoạt động trong nhà:

- Các bài tập thể dục đầu giờ

- Sử dụng các loại dụng cụ tập thể dục trong nhà

- Các trò chơi: xếp gỗ, lăn bóng,

- Các bài tập thư giãn: matxa, yoga, thiền,

- Kĩ năng dọn dẹp, lau chùi,

- Các trò chơi dân gian: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột,

- Sử dụng giáo cụ thể dục ngoài trời

- Tham quan các danh lam thắng cảnh

Một số hình ảnh hoạt động tại trung tâm

Tập thể dục khởi động Trò chơi kéo co

Hoạt động tập Yoga Hoạt động nấu ăn

1.2.2 Hoạt động can thiệp cá nhân

- Áp dụng bài học 3 bước

Bước 1: Giới thiệu khái niệm: “đây là….”

VD: Đây là màu đỏ Đây là màu xanh dương Đây là màu vàng

Bước 2: Con có thể chỉ cho cô… ? Đâu là….? Hãy đưa cho cô….

VD : Con có thể chỉ cho cô màu vàng được không ? Hay "Đâu là màu vàng?" Hay

"hãy đưa cho cô màu vàng nào"

VD : chỉ vào màu vàng hỏi trẻ "đây là gì?"

- Áp dụng 100 bài tập đối với từng đối tượng

- Sử dụng tranh ảnh để tăng nhận thức và củng cố hành vi

- Lắp ráp bằng Lego, ghép tranh,

Với mong muốn đem đến cho các bạn đặc biệt một môi trường học nghề phù hợp, Trung tâm Nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập Vkagbe đã thành lập quán “Cafe - trà hoa quả VK” (ngõ 7, phố Hoàng Minh Giám, quận Thanh Xuân) từ tháng 8-2020 với mục đích để các thanh, thiếu niên đặc biệt được tham gia các hoạt động phục vụ khách hàng dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ sát sao của giáo viên. Đây là một trong những mô hình tiên phong trên địa bàn Hà Nội trong việc giúp người tự kỷ vừa có thu nhập vừa tạo môi trường hòa nhập với cộng đồng. Được biết, bên cạnh việc bán cà phê, quán còn kinh doanh hoa quả sấy, bánh ngọt do các bạn đặc biệt sản xuất Các loại hoa quả như cam, táo, lê, thanh long được chính các bạn tự kỷ rửa, thái, xếp vào máy sấy, sau đó đóng gói Tuy nhiên, hiện các bạn vẫn đang trong quá trình học việc, chỉ có 2 bạn đã có thu nhập Để bảo đảm cuộc sống, các bạn cần nỗ lực làm tốt hơn nữa Muốn vậy, giáo viên phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo, hướng dẫn các bạn làm ra sản phẩm chất lượng cao đủ sức đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.

Mục tiêu thực hành tại cơ sở

- Sử dụng những kiến thức từ các môn học như kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp để áp dụng trong khoảng thời gian thực hành tại cơ sở để có thái độ, ứng xử đúng mực, làm và nghe theo chỉ đạo của quản lý, chuyên nghiệp,

- Hiểu về những hiện tượng tâm lý học xã hội để từ đó hiểu thêm những nhu cầu, tâm thế, quan điểm, tình cảm xã hội áp dụng và ảnh hướng thế nào trong giáo dục và hòa nhập cho các trẻ đặc biệt.

- Nắm rõ tâm lý của các em học viên để có thể có những cách ứng xử, thái độ và cách thức can thiệp tốt nhất cho mỗi em.

- Hình thành cho người học những kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe, thuyết trình, tiếp cận cơ sở, cơ quan, tổ chức, kỹ năng giải quyết xung đột trong suy nghĩ, tạo bầu không khí tâm lý tốt quá trình thăm khám.

- Hình thành kỹ năng nhận thức bản thân, thấu hiểu người khác, qua việc quan sát, lắng nghe để hỗ trợ cho các em một cách hiệu quả nhất có thể.

- Hình thành được cách ứng biến trước mọi tình huống với từng em học viên và các giáo viên trong cơ sở.

- Tạo lập được thái độ nghiêm túc, chấp hành mọi yêu cầu mệnh lệnh của giám đốc trung, các anh chị giáo viên trong trung tâm, nhóm trường.

- Hình thành thái độ tôn trọng trên dưới, đối nhân xử thế, tiếp cận cá nhân thông qua quá trình tiếp cận và hỗ trợ cho các em học viên cùng các anh chị giáo viên trong trung tâm.

- Thành lập thói quen tạo lập kế hoạch hoạt động trong một ngày, chuẩn bị trước những hoạt động để đề phòng những công việc đột xuất trong ngày.

- Giữ vững thái độ ứng xử tôn trọng, lịch sự, lễ phép.

- Có trách nhiệm với từng em học viên mà mình phụ trách.

- Góp ý với thái độ thẳng thắn không vòng vo với những vấn đề mà nhóm gặp phải

- Thái độ khiêm tốn, hòa nhã, chuyên cần, chỉnh chu, nhiệt thành về tác phong làm việc và tham gia các hoạt động.

- Có thái độ nhiệt thành, ân cần, chăm chỉ, chú tâm với những hoạt động mình tạo ra cho các học viên tại trung tâm.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ NẢY SINH

Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm chung về lao động

 Định nghĩa về lao động

Ph.Ănghen có câu: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống của loài người lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.

Lao động là một hoạt động thực tiễn, là một loại hoạt động có ý thức được tiến hành theo một nhiệm vụ xác định và thực hiện một mục đích đã xác định từ trước. C.Mác đã nêu ra định nghĩ như sau về lao động: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên ”

Lao động con người sử dụng sức mạnh thần kinh, trí não, tâm lý, sức mạnh cơ bắp, thông qua việc sử dụng công cụ lao động, con người tương tác với thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía bản thân mình

Khi xem xét lao động không thể tách rời khỏi các điều kiện vật chất, sinh học như não bộ, hoạt động thần kinh, môi trưởng xã hội mà con người sống và hoạt động.

Lao động là một dạng hoạt động, được thực hiện thông qua hai cơ chế đặc thù, đó là quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa

Quá trình đối tượng hóa là quá trình chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động lao động, hay nói cách khác, tâm lý của con người (của chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm Quá trình đối tượng hóa còn gọi là quá trình xuất tâm

Quá trình chủ thể hóa là quá trình con người chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới Quá trình chủ thể hóa gọi là quá trình nhập tâm.

Như vậy, trong lao động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới và cả về phía con người

 Đặc điểm của lao động

Tính đối tượng: Lao động bao giờ cũng hướng vào đối tượng, đối tượng của lao động được thể hiện rất rõ trong động cơ của lao động Động cơ có tác dụng thúc đẩy người lao động tích cực hoạt động nhằm tác động vào khách thể để biến đổi nó thành sản phẩm vật chất hoặc tiếp nhận nó và chuyển vào đầu óc của mình để tạo ra cấu trúc tâm lý mới cho mình.

Tính chủ thể: Lao động luôn do chủ thể thực hiện, chủ thể có thể là một cá nhân, có thể là một nhóm người cùng tương tác với nhau để thực hiện một mục tiêu chung Do vậy, khi lao động chủ thể đều đưa vào hoạt động những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của riêng mình, làm cho lao động của mỗi cá nhân mang đậm màu sắc chủ thể.

Tính xã hội: Lao động bao giờ cũng diễn ra trong nhóm xã hội, trong mối quan hệ tương tác giữa cá nhân này và cá nhân khác Mục đích của lao động hướng vào mục đích có tính xã hội và sản phẩm của lao động làm ra hướng vào việc đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tính mục đích: Hoạt động lao động nhằm thực hiện một mục đích tự giác, đã xác định từ trước Mục đích này có liên quan trực tiếp tới động cơ lao động, liên quan đến nhu cầu của từng cá nhân và xã hội.

Tính gián tiếp: Công cụ lao động, ngôn ngữ và những hình ảnh tâm lý có trong đầu là những phương tiện trung gian để con người tiến hành hoạt động lao động của mình.

 Cấu trúc của hoạt động lao động

Hoạt động lao động bao gồm sáu thành tố cơ bản, và các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

Hình ảnh: Cấu trúc hoạt động lao động

Khi tiến hành hoạt động lao động, về phía chủ thể bao gồm ba thành tố và mối quan hệ giữa chúng, đó là hoạt động - hành động - thao tác Ba thành tố này là mặt kỹ thuật của thao tác, về phía khách thể gồm động cơ - mục đích - phương tiện, và mối quan hệ giữa chúng Ba thành tố này tạo nên nội dung (mặt tâm lý) của đối tượng Cụ thể là, hoạt động lao động bao giờ cũng nhằm đạt được một mục đích nhất định, do người lao động tự giác đặt ra từ trước Mục đích của hoạt động lao động là hình ảnh về kết quả công việc sắp được tiến hành Mục đích có thể gần, có thể xa, song nhìn chung lao động luôn hướng tới mục đích xa, cái bao trùm, cái khái quát Như vậy, hoạt động lao động thường có mục đích cuối cùng, để đạt được có thể phải thực hiện nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên tại một thời điểm, không nên đặt ra quá nhiều mục đích, vì khó thực hiện tốt được Hoạt động hợp bởi nhiều hành động khác nhau. Hành động là một đơn vị của hoạt động Hành động hướng vào một mục đích cụ thể, nhằm giải quyết nhiệm vụ cụ thể Trong lao động, muốn đạt được mục đích cần tính xem phải hành động theo phương thức nào (bằng công cụ gì?), với phương tiện nào? Thao tác chính là phương thức thực hiện hành động Thao tác là đơn vị tương đối cơ động của hành động Một hành động có thể có một hoặc nhiều thao tác Căn cứ vào công cụ và phương tiện người ta có thể xác định số lượng thao tác phải thực hiện. Nhiều thao tác có thể dẫn đến một mục đích như nhau Nội dung của mỗi thao tác là do đặc điểm cấu trúc của công cụ quy định Tùy thuộc vào hình dáng, kích thước và những đặc trưng cơ cấu của công cụ mà xác định tư thế và những vận động (động tác) phù hợp Như vậy, trong mỗi thao tác cụ thể có một hệ thống những tư thế vận động riêng Một hành động được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong luyện tập sẽ trở thành tự

Thao tác Động cơ (mđcc)

Phương tiện động hóa được gọi là kỹ xảo, khi đó người lao động thực hiện thao tác sẽ thành thạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

2.1.2 Khái niệm tâm lý học lao động và ứng dụng tâm lý học lao động

 Khái niệm tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của khoa học tâm lý, nghiên cứu những yếu tố tâm lý qua lại giữa con người và lao động nhằm góp phần phát triển con người toàn diện, đồng thời góp phần cải tiến quá trình lao động và nâng cao hiệu quả lao động của con người Những yếu tố chủ yếu của con người tác động đến lao động bao gồm:

- Thể chất: Thể hiện chủ yếu ở sức khoẻ và tình trạng thần kinh để đảm đương nhiệm vụ lao động.

- Trình độ nhận thức: Thể hiện ở khả năng để đảm đương nhiệm vụ lao động

- Tình cảm, cảm xúc của con người: Thể hiện trong thực tế ở sự hứng thú khi nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Ý chí: Thể hiện ở những phẩm chất thuộc phạm vi lao động, sức mạnh tinh thần để đảm đương nhiệm vụ lao động

- Những thuộc tính tâm lý cá nhân: Thể hiện ở xu hướng và tính cách tạo nên một màu sắc riêng biệt của cá nhân khi đảm đương nhiệm vụ

Hoạt động lao động gồm ba thành phần chủ yếu chịu sự tác động của con người, đó là:

- Tổ chức quá trình lao động

Trong quá trình tác động lẫn nhau giữa từng thành phần của con người và từng thành phần của lao động, rất nhiều vấn đề tâm lý sẽ nảy sinh, hoặc xây dựng con người phát triển toàn diện, hoặc thúc đẩy quá trình lao động Những yếu tố tâm lý đó có thể phát triển theo chiều hướng tích cực, ngược lại cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực,kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người, cũng như không thúc đẩy được quá

 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động là một khoa học nhằm xây dựng một hệ thống tri thức thống nhất và hệ thống hành động của con người trong lao động, trên cơ sở đó ứng dụng các kiến thức đã tiếp thu của tâm lý học lao động vào nghiên cứu hoàn thiện một số tiêu chuẩn đánh giá lao động Các tiêu chuẩn có thể rất khác nhau: sự an toàn, hiệu quả, sự thích ứng, dạy nghề và hoàn thiện tay nghề Để hoàn thiện được các tiêu chuẩn này cần có sự góp phần của một số ngành khoa học khác như xã hội học, kinh tế học, khoa học quản lý

Các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động

2.2.1 Khái niệm trạng thái tâm lý

Trạng thái tâm lý là hiện tượng tâm lý đa dạng, phức tạp, tương đối ổn định, bền vững tại một thời điểm nhất định, nó thường làm phông (nền) cho các hiện tượng tâm lý khác diễn ra theo chiều hướng nhất định Các trạng thái tâm lý có thể nâng cao hay hạ thấp tính tích cực của hoạt động và từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động lao động Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng, người ta có thể phân chia trạng thái tâm lý ra thành trạng thái tâm lý tích cực và trạng thái tâm lý tiêu cực

Trạng thái tâm lý tích cực: Là những trạng thái tâm lý của người lao động xuất hiện dưới ảnh hưởng của hoạt động lao động, có khả năng nâng cao tính tích cực hoạt động, tăng hiệu quả hoạt động Ví dụ như nếu được chuẩn bị tốt về tâm lý (có tâm thế biết và có kế hoạch thực hiện rõ ràng, lường trước được những khó khăn có thể gặp phải Do đó lao động sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Trạng thái tâm lý tiêu cực: Là những trạng thái tâm lý xuất hiện dưới ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi của môi trường điều kiện lao động, làm giảm tính tích cực của hoạt động và giảm hiệu quả lao động Ví dụ như trạng thái quá lo lắng, sợ hãi khi nhận nhiệm vụ khó khăn, sẽ làm người lao động lúng túng, quên thông tin, có những sai sót trong hành động

2.2.2 Một sô trạng thái tâm lý phổ biến trong lao động

Trạng thái tâm lý trong lao động cũng giống như các hiện tượng tâm lý khác, có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài và môi trường bên trong Trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động rất đa dạng và muốn màu, muôn vẻ Tuy nhiên có thể đề cập tới một số trạng thái tâm lý phổ biến sau đây: Trạng thái chú ý tâm thế lao động, trạng thái căng thẳng tâm lý, trạng thái mệt mỏi, đơn điệu.

 Trạng thái chú ý trong lao động

- Con người bất kỳ lúc nào cũng bị vô số các kích thích tác động vào ý thức trong qua trình hoạt động lao động điều đó càng thể hiện rõ hơn.

- Chú ý sẽ đảm bảo quá trình nhận thức và toàn bộ hoạt động tâm lý có được hiệu suất cao, kết quả tốt.

- Chú ý là không có đối tượng riêng, nó là trạng thái tâm lý đi kèm với các hiện tượng tâm lý khác.

Chú ý là trạng thái tâm lý cá nhân biểu hiện ở sự tập trung của ý thức vào một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh, tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

Phân loại: có 3 loại chú ý

- Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lực của bản thân, loại chú ý này thường nảy sinh do ảnh hưởng của các kích thích bên ngoài.

- Chú ý có chủ định: là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bản thân.

- Chú ý sau chủ định: nảy sinh từ chú ý có chủ định Lúc đầu người ta phải nỗ lực ý chí tập trung vào cái gì đó nhưng sau đó do sức lôi cuốn của đối tượng, con người chú ý tới nó mà không cần sự nỗ lực ý chí.

Các thuộc tính của chú ý:

- Sức tập trung của chú ý: là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp cần thiết cho hoạt động lúc đó Khối lượng chú ý được xác định bằng số lượng tối đa mà một người có thể tri giác được trong một đơn vị thời gian và có thể tăng lên nếu được luyện tập riêng biệt trong các hoạt động.

- Sự phân phối chú ý: là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hoặc nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định Khả năng phân phối chú ý có thể được nâng cao nếu được rèn luyện thường xuyên.

- Tính bên vững của chú ý: đó là khả năng duy trì sự chú ý lâu dài vào một hay một số đối tượng của hoạt động Sự chú ý của con người sẽ bền vững khi cá nhân đó đi sâu vào tìm hiểu, khám phá và phát hiện cái mới của đối tượng và ngược lại.

- Sự di chuyển chú ý: là khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động Nó có tính chất quyết định nhiều đến kết quả hoạt động.

- Hành vi con người trong hoạt động lao động, đặc biệt trong điều kiện lao động có những yếu tố bất lợi.

- Tâm thế lao động là tiền đề có thể điều khiển các trạng thái tâm lý của người lao động và nó thể hiện ở trạng thái chuẩn bị tức thời, chuẩn bị trực tiếp, chuẩn bị ngay lập tức.

Tâm thế lao động là trạng thái tâm lý sẵn sàng chờ đón, đi vào hoạt động lao động để có thể phát huy sức mạnh ngay lập tức khắc vào việc giải quyết nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra trong những điều kiện cụ thể.

Cấu trúc tâm lý của tâm thế lao động:

Cấu trúc tâm lý của tâm thế lao động có cấu trúc tâm lý phong phú, đa dạng, nó có thể bao trùm toàn bộ đời sống tâm lý của con người Trong lao động cần chuẩn bị tốt các nội dung tâm lý cơ bản sau đây:

Thực trạng các hoạt động lao động trong thời gian thực hành tại trung tâm giáo dục và hòa nhập Vkagbe

Thời gian Công việc tại cơ sở thực hành Mục tiêu Tư liệu thu thập được

7/4/2023 - Tổ chức các hoạt động ngoài trời: Tập thể dục, chơi chuyển bóng, kéo co và nhảy dây.

- Hỗ trợ các anh chị và các bé nấu ăn tại trung tâm Meizan.

- Tạo lập các mối quan hệ giữa các thầy cô thực tập và các bé tại cơ sở thực hành

- Quan sát biểu hiện, tình trạng bệnh của các em

- Các em vốn là những đứa trẻ mắc phải các chứng bệnh tâm lý như chậm phát triển ngôn ngữ, tử kỷ, rối loạn hành vi,

- Trung tâm giáo dục hòa nhập Vkagbe dạy các em các kỹ năng sống, độc lập như nấu ăn, dọn dẹp, cách giao tiếp,

- Mỗi em trong trung tâm đều có một giáo trình riêng cụ thể ở trong mỗi buổi học cá nhân.

- Ban đầu các em gặp thầy cô sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, nhưng thông qua các hoạt động mà các thầy cô thực tập được làm quen với các em hơn.

Bài thể dục khởi động

Hoạt động nấu ăn với món mì xào và gà rán

- Tổ chức các hoạt động ngoài trời: Tập thể dục, các trò chơi với bóng.

- Tổ chức các hoạt động trong nhà: chạy trên máy, gập bụng, tập tạ, xếp gỗ.

“Chiếc bụng đói” cho các em tập luyện trong thời gian đi thực hành

- Hỗ trợ các anh chị và các bé nấu ăn tại trung tâm Meizan.

- Tìm ra các khó khăn khi làm việc cùng các bé tại cơ sở thực hành.

- Quan sát các hoạt động nhóm mà trung tâm tổ chức cho các em.

- Quan sát biểu hiện, tình trạng của các em để có cách cư xử phù hợp với mỗi bé

- Rèn luyện sự tập trung của các em thông qua các hoạt động thể chất.

- Các giáo viên cần kiên nhẫn và có cách cư xử hợp lý với từng em.

- Các giáo viên rất vất vả với những bạn có thể trạng không tốt như không phản hồi lại được thông tin mình nói ra

- Các em cởi mở hơn và nhớ tên được các thầy cô thực tập.

- Các bé có liên kết với nhau bằng cách dắt tay nhau khi đi ngoài đường hay chơi cùng nhau (tuỳ theo nhận thức của các em).

- Đa phần các em nếu được các thầy cô sát sao hoặc các em tỏ ra hứng thú sẽ tập trung vào bài tập luyện.

Biên đạo bài múa bài “Chiếc bụng đói”

Hoạt động chơi xếp gỗ

Hoạt động nấu ăn với món cơm rang

21/4/2023 - Tổ chức các hoạt động trong nhà (do thời tiết): tập thể dục, thiền, yoga, nghe nhạc.

- Tổ chức các hoạt động ngoài trời: tập thể dục, chuyền bóng theo hàng dọc

- Hỗ trợ các bé tập thuộc bài múa

- Hỗ trợ các anh chị và các bé nấu ăn tại trung tâm Meizan.

- Quan sát các hoạt động cá nhân mà các em được các thầy cô tại cơ sở thực hành can thiệp.

- Quan sát các bé và tiến hành điều chỉnh các hành vi không đúng.

- Rèn luyện sự tập trung và ghi nhớ cho các bé thông qua bài múa các thầy cô biên đạo.

- Các em được các thầy cô dạy dỗ để làm sao hoà nhập được với cộng đồng bằng các hoạt động cơ bản trong cuộc sống như: Nấu ăn, dọn dẹp, rửa bát, cách đối đáp với người khác,…

- Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa điều chỉnh được hành vi của mình như thường xuyên nghiến răng, hét, bạo lực với các thầy cô,

- Nếu khi có người tập cùng các em, các em sẽ dễ dàng tập trung hơn.

Hoạt động ngồi thiền trong nhà

Hoạt động Yoga trong nhà

Hoạt động nấu ăn với món mì xào và nui bỏ lò

28/4/2023 - Tổ chức hoạt động làm bánh theo kế hoạch của trung tâm.

- Tổ chức hoạt động trong nhà: tập thể dục, nghe nhạc, tập tạ, tập bụng.

- Hỗ trợ các bé tập thuộc bài múa

- Hỗ trợ các anh chị và các bé nấu ăn tại trung tâm Meizan.

- Quan sát các hoạt động tổ chức của trung tâm.

- Quan sát các bé sau một tuần tập luyện bài múa do các thầy cô biên đạo

- Rèn luyện thêm khả năng tập trung và ghi nhớ cho các bé

- Việc ghi nhớ vẫn còn rất khó khăn đối với các em và cần phải duy trì luyện tập thêm.

Sinh nhật bạn Huy 18 tuổi

Hoạt động massage dây truyền

Hoạt động thể thao gập bụng

Hoạt động nấu ăn với món ngô/khoai chiên và nui xào

Đánh giá các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động tại trung tâm giáo dục và hòa nhập Vkagbe

3.2.1 Các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động tại Trung tâm giáo dục hòa nhập Vkagbe

Khác các trường mầm non khác, trung tâm giáo dục và hòa nhập Vkagbe chủ yếu nhận các trẻ tự kỷ, tăng động, giảm chú ý và gặp các vấn đề về phát triển Vậy nên, khối lượng công việc của các giáo viên ở đây rất lớn, mọi việc vô cùng bận rộn và vất vả Nhất là khi các giáo viên vừa phải tạo hoạt động cho các em vui chơi, vừa phải quan sát từng em, mỗi em sẽ có những cách cư xử khác nhau Bên cạnh trau dồi cho các em những kiến thức cơ bản như nhận biết các đồ vật, nhận biết màu sắc, các trò chơi liên quan đến đồ vật, thì các giáo viên còn phải dạy thêm cho các em một số những kỹ năng sống để có thể tự làm chủ được cuộc sống của bản thân mình hơn

Ngoài ra để đáp ứng một số nhu cầu của phụ huynh khi gửi con tới trung tâm, các giáo viên thường xuyên phải lắng nghe các từng yêu cầu của phụ huynh Ví dụ như: phụ huynh mong muốn các giáo viên có thể chụp ảnh các bé khi tham gia các hoạt động, hay những bức ảnh cuộc sống thường nhật của con, hay những yêu cầu kỳ vọng có phần cao hơn như: con có thể đi một đoạn từ 1-2 mét, hay nói một số từ đơn giản như “mẹ”,”bố”,

Nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid-19, hầu hết các bé đều phải nghỉ học và học online Việc học online ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của các buổi học tại trung tâm, không chỉ các bé mà các giáo viên cũng đều gặp khó khăn trong việc giảng dạy cũng như truyền đạt những thông tin lại cho các bé Từ đó sẽ làm giảm mức độ kỳ vọng của phụ huynh đối với giáo viên.

Tất cả vô hình chung đều dặt cho giáo viên một trạng thái tâm lý rất áp lực và căng thẳng nảy sinh dần trong quá trình lao động tại trung tâm

Trong công việc sẽ xảy ra những việc ngoài ý muốn trong khi sinh hoạt và dạy học, tuy nhiên với những chuyên môn từ các ngành như Công Tác Xã Hội , Tâm lý học và Giáo dục mầm non – giáo dục đặc biệt thì các giáo viên tại trung tâm hòa nhập Vkagbe luôn chuẩn bị cho mình một tâm thế lao động rất tốt để có thể có một ngày làm việc đạt hiệu quả

3.2.2 Các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động trong thời gian thực hành của sinh viên

Vào những ngày đầu tôi và các bạn trong nhóm chưa thể thích nghi ngay được với môi trường làm việc và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp giữa bản thân và những bạn trong nhóm, bản thân và các giáo viên tại trung tâm, bản thân và các em học sinh Tạo cho chúng tôi một trạng thái tâm lý áp lực và mệt mỏi Tuy nhiên, các giáo viên trong Trung tâm biết được điều đó nên đã cố gắng tạo cho nhóm tôi một khoảng thời gian hoạt động ngoài trời, hướng dẫn một số hoạt động mà các em thường làm nhằm tạo cho chúng tôi một tâm lý thoải mái và có thể giúp cho chúng tôi thân thiết và gần gũi với các em hơn

Sau một tuần đầu bỡ ngỡ với công việc mới, tôi cùng các bạn trong nhóm họp lại và chuẩn bị một số kế hoạch để tuần tiếp sau đó có những trạng thái tâm lý và làm việc hiệu quả hơn Chúng tôi đã lên kế hoạch cho tuần sau đó với một tâm thế vui vẻ và hòa đồng Mặc dù trong lúc làm việc không thể nào tránh khỏi những tác động bên ngoài như việc cá nhân hay những xích mịch nội bộ trong nhóm nhưng chúng tôi cố gắng khắc phục những vấn đề để có thể có một khoảng thời gian thực hành tốt nhất.

3.2.3 Một số giải pháp hạn chế các trạng thái tâm lý tiêu cực nảy sinh trong lao động

Hợp lý hóa bản thân quá trình lao động, xem đây là biện pháp chính để ngăn ngừa mệt mỏi sớm Do đó phải tổ chức quá trình lao động một cách hợp lý và khoa học, đảm bảo xen kẽ giữa lao động và nghỉ ngơi phù hợp Trong trường hợp tăng ca, tăng giờ phải chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, tuy nhiên cũng không được lạm dụng, bởi sức người cũng có giới hạn nhất định. Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học, đảm bảo giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ trưa, cũng như chế độ dinh dưỡng khi làm công việc nặng và vào ca đêm.

Tạo không khí tâm lý vui vẻ, đoàn kết, tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nơi làm việc Nếu làm việc ở môi trường nắng gắt sẽ nhanh chóng mệt mỏi, cần bổ sung nước uống và muối cũng như cần mặc ấm, ăn uống nóng, bổ sung chất béo, chất đạm để tăng cường calo cho cơ thể.

Lưu ý tới các đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc biệt có sự quan tâm tới lao động nữ, các phụ nữ thời kỳ mang thai, nuôi con bú, lao động có sử dụng trẻ em, người cao tuổi và những lao động có sức khỏe yếu để có thể sắp xếp công việc và thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Xây dựng không khí làm việc vui tươi, có sự quan hệ chặt chẽ, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, nâng cao hứng thú nghề nghiệp, khơi gợi tình yêu, lòng tự hào nghề nghiệp Chăm lo đến đời sống tinh thần, bộ mặt văn hóa của lao động cũng là biện pháp làm giảm căng thẳng tâm lý trong lao động.

Tổ chức một số hoạt động vận động ngoài trời hay những kỳ nghỉ dành cho các giáo viên nhằm nâng cao tinh thần của các giáo viên cũng như tạo một bầu không khí thoải mái, vui vẻ hơn giữa các thành viên lao động cùng trong một môi trường.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w