Từ đó xây dựng được môhình định lượng để có thể đưa ra được những đánh giá phù hợp về các yếutố tác động tới chi tiêu của sinh viên và từ đó có thể đưa ra những dề xuất đểtiết kiệm chi p
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
****** cd ******
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài: Nghiên cứu những yếu tố tác động tới chi tiêu
sinh hoạt của sinh viên trong tháng
Giảng viên : Cô Bành Thị Hồng Lan
NHÓM 7
TRẦN HUY HÙNG - 20202852
HOÀNG KHÁNH VÂN - 20202874
DƯƠNG VŨ SƠN - 20202865
NGUYỄN THỊ VÂN - 20203192
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo của mình, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo Bành Thị Hồng Lan
Với thời lượng giới hạn, bài báo cáo không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý cô giáo cùng toàn thể các bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn Chúng em xin kính chúc Cô sức khỏe và tràn đầy nhiệt huyết trong công việc giảng dạy của mình
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
II ĐẶT VẤN ĐỀ
III XÂY DỰNG MÔ HÌNH
IV ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH, KIỂM ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
1 Mô hình hồi quy (1) và các ước lượng kiểm định
2 Kiểm tra đa cộng tuyến
3 Các ước lượng kiểm định
4 Kết luận và khuyến nghị 1
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ việc thu thập, tổng hợp và đánh giá, nhóm báo cáo muốn xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu sinh hoạt trong tháng của sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội trong học kỳ 20221 Từ đó xây dựng được mô hình định lượng để có thể đưa ra được những đánh giá phù hợp về các yếu
tố tác động tới chi tiêu của sinh viên và từ đó có thể đưa ra những dề xuất để tiết kiệm chi phí sinh hoạt
II ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi phí sinh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng của sinh viên để có thể sinh sống và học tập tại Hà Nội
Có nhiều yếu tố định lượng và định tính tác động tới chi phí sinh hoạt của sinh viên Tuy nhiên, trong thời lượng học tập, bài báo cáo chỉ nghiên cứu tác động của 4 yếu tố định lượng và 1 yếu tố định tính
Dự trên thực tiễn, để có thể nghiên cứu được các yếu tố tác động đến chi tiêu sinh hoạt của sinh viên Bách Khoa trong học kỳ 20221, nhóm nghiên cứu lựa chọn các biến sau:
- Giới tính
- Thuê nhà
- Đi lại
- Ăn uống
- Tiêu vặt
- Học phí
- Chu cấp
Trang 4III XÂY DỰNG MÔ HÌNH
Y = B(1) + B(2)*X1 + B(3)*X2 + B(4)*X3 + B(5)*X4 + B(6)*X5 + B(7).X6+ B(8).D1 + e1
Trong đó:
- Biến phụ thuộc:
Y: chi phí sinh hoạt của sinh viên ( đồng/ tháng )
- Biến độc lập:
- Biến định lượng
Trang 5Biến định tính:
+/-Về dấu kỳ vọng của các biến:
- Vì tiền thuê nhà sẽ có tác động đến chi phí sinh hoạt của sinh viên nên ta kì vọng B(1) sẽ dương
- Chi phí đi lại cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt nên ta cũng sẽ kỳ vọng B(2) sẽ dương
- Chi phí ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt tháng, nếu ăn nhiều sẽ tốn nhiều ăn ít sẽ tốn ít nên B(3) sẽ dương
- Nếu bố mẹ chu cấp thêm tiền thì sinh viên sẽ có xu hướng tiêu nhiều hơn nên, cho ít thì sẽ tiêu ít đi nên B(4) sẽ dương
- Tiền tiêu vặt sẽ bao gồm tiền đi chơi, mua sắm, nếu tiêu nhiều thì chi phí trong tháng sẽ càng nhiều nên B(5) sẽ dương
- Nếu học phí càng tăng thì sinh viên sẽ có xu hướng tiêu ít đi để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ nên B(6) sẽ có dấu kì vọng là âm
Trang 6IV ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH, KIỂM ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
1 Mô hình hồi quy (1) và các ước lượng kiểm định:
Qua bảng kết quả chúng ta thấy rằng là𝑅2= 0.9626, có nghĩa rằng 96,26%
sự biến đổi của chi phí sinh hoạt được giải thích bởi các biến trong mô hình Đối với một nghiên cứu, như vậy là khá cao
Tuy nhiên khi nhìn vào các giá trị p-value, kiểm định hai phía cho thấy chỉ
TIỀN THUÊ NHÀ(X1), ĂN UỐNG(X3), CHU CẤP(X4) và TIÊU VẶT(X5) có
các hệ số có ý nghĩa ở mức 5% (do p-value < 0.05) Còn biến ĐI LẠI(X2),
HỌC PHÍ(X6) và GIỚI TÍNH(D1) không có ý nghĩa về mặt thống kê do có
p-value > 0.05
Kiểm định ý nghĩa của mô hình bằng kiểm định F, ta thấy rằng 62,62 và mức ý nghĩa của F, Prob-F<0.05 do đó ta có thể kết luận mô hình trên là có ý nghĩa
2 Kiểm tra đa cộng tuyến
Nhóm nghiên cứu sử dụng hàm Correlation trên phần mềm Microsoft
Excel 365 để xét sự tương quan giữa các biến độc lập Kết quả thu được như sau:
Trang 7Ta thấy 2 biến chu cấp và tiêu vặt có hệ số tương quan lớn, nên sẽ có khả năng sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
Để chắc chắn chúng ta sẽ chạy hồi quy phụ giữa 2 biến này Kết quả như hình dưới:
● Ta thấy hai biến p_value <0.05 và R^2 = 0.77, chứng tỏ hai biến chu cấp và tiêu vặt có sự giải thích lẫn nhau Chính vì thế nên có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
● Tuy nhiên do R^2 của hồi quy phụ < R^2 của mô hình chính nên hiện tượng đa cộng tuyến này chúng ta có thể bỏ qua
3 Các ước lượng kiểm định:
Quy tắc chung là bỏ qua ý nghĩa của hằng số hoặc là không cần nó Tuy nhiên, ĐI LẠI, HỌC PHÍ và GIỚI TÍNH cần phải xem xét loại bỏ khỏi mô hình bởi vì không có bằng chứng chứng tỏ chúng có những ảnh hưởng có nghĩa lên GPA
Trang 8Để bắt đầu quá trình loại bỏ là bắt đầu loại bỏ từ biến có hệ số hồi quy ít có
ý nghĩa nhất Điều này được thực hiện bằng cách nhìn vào giá trị p-value cao nhất Từ kết quả mô hình trên, chúng ta để ý rằng hệ số cho HỌC PHÍ có giá trị p-value cao nhất và vì vậy ít có ý nghĩa nhất Biến này sẽ bị loại bỏ khỏi đặc trưng mô hình và chúng ta sẽ thực hiện hồi quy với những biến còn lại Kết quả hồi quy thu được sau khi loại bỏ biến HỌC PHÍ như sau:
Ta thấy rằng việc loại bỏ biến đã đã cải thiện độ chính xác của các hệ số còn lại, làm cho các hệ số đó có ý nghĩa nhiều hơn thể hiện qua giá trị p-value Tuy nhiên, ĐI LẠI và GIỚI TÍNH vẫn không có ý nghĩa về mặt thống
kê do có p-value > 0.05 Ta thấy ĐI LẠI có giá trị p - value lớn hơn GENDER nên chúng ta sẽ loại bỏ biến ĐI LẠI trước và tiếp tục thực hiện hồi quy ta thu được:
Trang 9Ta thấy rằng việc loại bỏ biến đã đã cải thiện độ chính xác của các hệ số còn lại bằng, làm cho các hệ số đó có ý nghĩa nhiều hơn thể hiện qua giá trị p-value Tuy nhiên, GIỚI TÍNH vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê do có p-value > 0.05 Vậy nên chúng ta sẽ tiếp tục loại bỏ biến GIỚI TÍNH và thực hiện hồi quy ta thu được:
Trang 10Ta thấy, sau khi loại bỏ biến GIỚI TÍNH thì hệ số xác định bội điều chỉnh của
mô hình đã tăng lên và cao hơn cả so với các mô hình khác, đồng thời cũng cải thiện đáng kể mức ý nghĩa của các biến khác bằng cách giảm giá trị
P-value.
Kiểm định ý nghĩa của mô hình bằng kiểm định F, ta thấy PF= 1.69*10^-13 < 0.05 Do đó nhóm kết luận mô hình (4) là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 5%
Từ kết quả này, chúng ta thu được mô hình hồi quy mẫu tuyến tính đa biến có dạng như sau:
Y= 871780.3 +0.8912*X1 + 0.7134*X3 + 1.082*X4 + 0.775*X5
Từ mô hình thu được, ta có thể thấy được rằng: tiền thuê nhà, tiền ăn uống, chu cấp và tiêu vặt có quan hệ cùng chiều với chi phí sinh hoạt của sinh viên trong 1 tháng Quan hệ giữa các biến và biến phụ thuộc là đồng biến, mang dấu dương đúng như kỳ vọng dấu ban đầu
Theo đó:
- Khi các yếu tố ko ảnh hưởng thì chi phí sinh hoạt 1 tháng của sinh viên sẽ
là 871780.3 đ
- Khi tiền thuê nhà tăng (giảm) 1 đơn vị thì chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ tăng (giảm) 0.8912 đơn vị
- Khi tiền ăn uống tăng (giảm) 1 đơn vị thì chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ tăng ( giảm ) 0.7134 đơn vị
- Khi tiền chu cấp tăng (giảm) 1 đơn vị thì chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ tăng (giảm) 1.082 đơn vị
- Khi tiền tiêu vặt tăng (giảm) 1 đơn vị thì chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ tăng (giảm) 0.775 đơn vị
4 Kết luận và khuyến nghị
Từ kết quả phân tích trên cho thấy tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền chu cấp và tiền tiêu vặt đều có tác động nhất định đến chi phí sinh hoạt trong 1 tháng của sinh viên Trên cơ sở đó nhóm cũng đưa ra một số cách có thể giúp các bạn tiết kiệm, giảm thiểu chi phí này
Đầu tiên là tiền thuê nhà, tiền thuê nhà bao gồm cả tiền điện nước sinh hoạt Chúng ta có thể tiết kiệm điện nước, đồng thời có thể ở ghép để chia bớt tiền nhà Thứ hai là tiền ăn uống chúng ta có thể tiết kiệm bằng việc tự nấu ở nhà, mang đồ ăn từ quê lên để tiết kiệm nhiều nhất từ chi phí này Tiền tiêu vặt chúng ta cũng có thể hạn chế đi chơi, hạn chế mua sắm lại để tiết kiệm được nhiều hơn
Trang 11Trên đây là bài báo cáo của nhóm chúng em về “Các yếu tố tác động tới chi phí sinh hoạt của sinh viên Bách Khoa học kỳ 20221” Trong thời lượng giới hạn, bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, kính mong cô và các bạn đóng góp để báo cáo thêm phần hoàn thiện
NHÓM CHÚNG EM XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
Trang 12SỐ LIỆU