1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn đề tài nghiên cứu hệ thống truyền lực xetoyota fortuner 2022

25 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hệ Thống Truyền Lực Xe Toyota Fortuner 2022
Tác giả Chu Thế An, Nguyễn Đình Tuấn Anh, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Tiến Anh
Người hướng dẫn Th.S. Hoàng Quang Tuấn
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Chuyên đề hệ thống truyền lực
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 650,25 KB

Nội dung

Một số công dụng của hệ thốngtruyền lực: Momen xoắn được truyền và biến đổi từ động cơ đến bánh xe chủ động,ngắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài, giúp ô tô chuyển

lOMoARcPSD|39475011 TRƯỜNG CƠ KHÍ – Ô TÔ KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ    BÀI TẬP LỚN Đề tài: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE TOYOTA FORTUNER 2022 GVHD: Th.S Hoàng Quang Tuấn Môn học: Lớp: Chuyên đề hệ thống truyền lực Nhóm: Sinh viên: 20231AT6008007 1 Chu Thế An 2021600405 Nguyễn Đình Tuấn Anh 2020606322 Nguyễn Hoàng Anh 2020603556 Nguyễn Tuấn Anh 2021604396 Vũ Tiến Anh 2021604091 Hà Nội - 2023 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE Ô TÔ .4 1.1 Lịch sử phát triển của hệ thống truyền lực trên xe ô tô .4 1.2 Cấu tạo, công dụng và phân loại hệ thống truyền lực 4 1.2.1 Cấu tạo .4 1.2.2 Phân loại 14 1.3 Các kiểu bố trí 15 1.3.1 FF ( Động cơ đặt trước – bánh xe trước chủ động ) 15 1.1.2 FR (Động cơ đặt trước – bánh sau chủ động ) 16 1.3.2 Kiểu 4 bánh chủ động ( 4WD – 4 wheel driver ) 17 1.3.3 Kiểu truyền động xe hybrid 17 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE TOYOTA FORTUNER 2022 19 2.1 Giới thiệu chung về xe Toyota Fortuner 2022 19 2.2 Thông số kỹ thuật xe Toyota Fortuner 2022 20 2.3 Hệ thống truyền lực trên xe Toyota Fortuner 2022 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO .23 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 LỜI NÓI ĐẦU Hệ thống truyền lực ô tô là hệ thống chức năng truyền momen xoắn tự động đến các bánh xe chủ động của xe để tạo lực đẩy xe di chuyển Một số công dụng của hệ thống truyền lực: Momen xoắn được truyền và biến đổi từ động cơ đến bánh xe chủ động, ngắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài, giúp ô tô chuyển động lùi bằng bắng đổi chiều chuyển động hay đổi tốc độ vòng quay và độ lớn momen cần thiết phù hợp với từng điều kiện lái xe và tạo khả năng chuyển động êm ái Bài Tập lớn môn học Chuyên đề hệ thống truyền lực ô tô là một phần của môn học, cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về hệ thống truyền lực, các thành phần trong hệ thống Hệ thống truyền lực trang bị trên ô tô cụ thể Qua đó, vận dụng được kiến thức về kết cấu ô tô, kết cấu động cơ trong quá trình xây dựng hệ thống hệ thống truyền lực ô tô, phân tích được chức năng các thành phần của hệ thống truyền lực trên ô tô cũng như cả hệ thống và có thể thiết kế được các cụm chi tiết, hệ thống truyền lực trên ô tô đáp ứng yêu cầu cụ thể cho các vấn đề kỹ thuật liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô góp phần vào việc củng cố nâng cao kiến thức phục vụ cho các môn học tiếp theo và bổ sung thêm vào vốn kiến thức phục vụ cho công việc sau này Nội dung bài tập lớn gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: Tổng quan về hệ thống truyền lực trên ô tô CHƯƠNG 2: Hệ thống truyền lực xe Toyota Fortuner 2022 CHƯƠNG 3: Đặc tính làm việc của hệ thống truyền lực xe Toyota Fortuner 2022 CHƯƠNG 4: Kết luận Nội dung bài tập lớn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Hoàng Quang Tuấn – giảng viên bộ môn Chuyên đề hệ thống truyền lực ô tô Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội Nhóm sinh viên thực hiện Nhóm 11 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE Ô TÔ 1.1 Lịch sử phát triển của hệ thống truyền lực trên xe ô tô Xe hơi đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng động cơ đốt trong đơn giản và truyền động bằng dây curoa hoặc trục vít Trong những năm 1920 và 1930, hộp số bắt đầu xuất hiện để tăng cường hiệu suất và điều chỉnh tốc độ của xe Phần lớn các xe hơi trước đây sử dụng truyền động cầu sau, tức là động cơ được đặt phía trước và truyền động tới bánh xe sau Điều này đã thay đổi cùng với sự phát triển của xe có động cơ đặt ở phía sau hoặc các loại truyền động 4 bánh Càng ngày công nghệ càng phát triển với hệ thống truyền động tự động (AT) và truyền động biến thiên liên tục (CVT), giúp tối ưu hóa việc chuyển đổi công suất của động cơ thành chuyển động của xe Sự phát triển của công nghệ hybrid và điện đã góp phần đưa ra các phương thức truyền động mới, kết hợp cả động cơ đốt trong và điện để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu 4 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 1.2 Cấu tạo, công dụng và phân loại hệ thống truyền lực 1.2.1 Cấu tạo Hệ thống truyền lực bao gồm: Ly hợp (biến mô), hộp số (MT, AT, CVT), các đăng (đối với xe dẫn động cầu sau hoặc dẫn động 4 bánh), cầu chủ động, bán trục, bánh xe a Ly hợp - Lịch sử phát triển Ly hợp một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của ô tô, có nhiệm vụ truyền hoặc ngắt momen lực từ động cơ đến hộp số Ly hợp được phát minh lần đầu tiên vào năm 1829 bởi nhà phát minh người Anh, Francis Webb Ban đầu, ly hợp được thiết kế theo kiểu ma sát ướt, sử dụng chất lỏng làm mát và bôi trơn cho đĩa ma sát Năm 1886, Karl Benz đã sử dụng ly hợp ma sát ướt trên chiếc ô tô đầu tiên của mình Sau đó, ly hợp ma sát khô cũng được phát triển và sử dụng rộng rãi trên ô tô Trong những năm 1930, ly hợp tự động bắt đầu được phát triển Ly hợp tự động sử dụng lực ly tâm để ép đĩa ma sát vào bánh đà 5 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Trong những năm 1950, ly hợp thủy lực bắt đầu được sử dụng Ly hợp thủy lực sử dụng dầu thủy lực để truyền lực từ bàn đạp ly hợp đến ly hợp Hiện nay, ly hợp ma sát khô vẫn là loại ly hợp được sử dụng phổ biến nhất trên ô tô Tuy nhiên, ly hợp tự động và ly hợp thủy lực cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là trên các xe ô tô hiện đại - Vị trí, nhiệm vụ Ly hợp nằm ở trung gian giữa động cơ và hộp số Ly hợp có chức năng tạm ngắt đường truyền công suất từ động cơ đến bánh xe trong trong khi bạn khởi động xe hoặc chuyển số xe - Phân loại Theo cách truyền mô men xoắn từ truyền lực từ trục khuỷu đến trục của hệ thống truyền lực  Ly hợp ma sát: loại một đĩa và nhiều đĩa, loại lò xo màng, loại lò xo nén biên, loại lòxo nén trung tâm, loại càng tách ly tâm và nửa ly tâm  Ly hợp thủy lực : loại thủy tĩnh và thủy động Theo cách điều khiển  Điều khiển do lái xe (loại đạp chân, loại có trợ lực thủy lực hoặc khí)  Loại tự động Hiện nay trên ô tô được sử dụng nhiều loại ly hợp ma sát Ly hợp thủy lực cũng đang được phát triển trên ô tô vì có ưu điểm là giảm được tải trọng va đập lên hệ thống truyền lực - Yêu cầu Truyền được mômen xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt trong bất kỳ điều kiện nào - Khi nối phải êm dịu để không gây ra va đập trong HTTL 6 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 - Khi tách phải dứt khoát để gài số được dễ dàng - Mômen quán tính phần bị động nhỏ - Có khả năng tự trượt khi quá tải để đảm bảo an toàn cho HTTL - Đảm bảo thoát nhiệt tốt - Điều khiển thuận lợi nhẹ nhàng - Có kết cấu đơn giản, dễ chăm sóc, điều chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa - Cấu tạo b Hộp số Đây là bộ phận được gắn ngay sau ly hợp, có chức năng biến đổi công suất từ động cơ, chuyển momen quay được sinh ra từ động cơ thành momen quay có tốc độ và độ lớn phù hợp với điều kiện lái xe Hiện nay có 3 loại hộp số được sử dụng phổ biến là: hộp số tự động (automatic transmission), hộp số sàn (manual transmission) và hộp số tự động vô cấp (continuously variable transmission) Đối với loại hộp số sàn (MT), người lái chuyển số bằng tay thông qua cần chuyển số - Lịch sử phát triển 7 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Hộp số cơ khí đầu tiên được phát minh vào thế kỷ thứ 19 Hộp số này có cấu tạo đơn giản, chỉ bao gồm một cặp bánh răng thẳng Tỷ số truyền của hộp số này được điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí của trục bánh răng Trong thế kỷ 20, hộp số cơ khí đã được phát triển với nhiều cải tiến về thiết kế và cấu tạo Các cải tiến này giúp hộp số cơ khí hoạt động hiệu quả hơn, bền bỉ hơn và dễ sử dụng hơn Một số cải tiến quan trọng giai đoạn này bao gồm: Sử dụng bánh răng nghiêng thay cho bánh răng thẳng để giảm tiếng ồn và rung động Sử dụng bộ vi sai để phân phối lực kéo đều cho các bánh xe Sử dụng bộ đồng tốc để giảm lực cần thiết để sang số Trong thời kỳ hiện đại, hộp số cơ khí vẫn là loại hộp số được sử dụng phổ biến nhất trên ô tô Tuy nhiên, hộp số tự động đang dần chiếm ưu thế do sự tiện lợi và dễ sử dụng - Nhiệm vụ Thay đổi tốc độ của xe: Khi xe di chuyển với tốc độ thấp, động cơ cần tạo ra nhiều mô-men xoắn hơn để có thể vượt qua lực cản của mặt đường Ngược lại, khi xe di chuyển với tốc độ cao, động cơ cần tạo ra ít mô-men xoắn hơn để đảm bảo khả năng vận hành ổn định Hộp số cơ khí giúp thay đổi tỷ số truyền giữa động cơ và bánh xe, giúp động cơ tạo ra mô-men xoắn phù hợp với tốc độ di chuyển của xe Tăng lực kéo của xe: Khi xe cần vượt qua địa hình khó khăn, cần tăng lực kéo của xe để có thể vượt qua Hộp số cơ khí giúp tăng tỷ số truyền giữa động cơ và bánh xe, giúp động cơ tạo ra nhiều mô-men xoắn hơn, từ đó tăng lực kéo của xe - Phân loại Theo số lượng cấp số: Hộp số cơ khí có thể có từ 3 đến 7 cấp số, trong đó cấp số 1 là cấp số thấp nhất và cấp số 7 là cấp số cao nhất Hộp số cơ khí có nhiều cấp số hơn sẽ có khả năng thay đổi tỷ số truyền tốt hơn, giúp xe di chuyển linh hoạt hơn trong nhiều điều kiện vận hành khác nhau 8 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Theo cách thức truyền động: Hộp số cơ khí có thể được truyền động bằng trục hoặc bằng dây đai Hộp số cơ khí truyền động bằng trục là loại hộp số phổ biến nhất Hộp số cơ khí truyền động bằng dây đai thường được sử dụng trên các xe mô tô và xe máy Theo cách thức sang số: Hộp số cơ khí có thể được sang số bằng tay hoặc tự động Hộp số cơ khí sang số bằng tay là loại hộp số phổ biến nhất Hộp số cơ khí sang số tự động là loại hộp số được điều khiển bởi hệ thống điện tử - Cấu tạo c Các đăng Sau khi biến đổi momen động cơ, hộp số tiếp tục truyền momen mới này tới cụm vi sai ở phía sau xe Trong khi đó, việc bố trí các bộ phận trên xe khó khăn vì nằm xa nhau, không cùng nằm trên một mặt phẳng, không thẳng hàng Trục các đăng được lắp giữa hộp số và cụm vi sai sẽ giải quyết được vấn đề này - Lịch sử phát triển 9 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Trục các đăng đầu tiên được phát minh vào thế kỷ thứ 19 Trục các đăng này có cấu tạo đơn giản, chỉ bao gồm một trục thẳng Tỷ số truyền của trục các đăng này được điều chỉnh bằng cách thay đổi độ dài của trục Trong thế kỷ 20, trục các đăng đã được phát triển với nhiều cải tiến về thiết kế và cấu tạo Các cải tiến này giúp trục các đăng hoạt động hiệu quả hơn, bền bỉ hơn và dễ sử dụng hơn Ngày nay, trục các đăng vẫn là loại trục được sử dụng phổ biến nhất trên ô tô Tuy nhiên, trục các đăng carbon đang dần chiếm ưu thế do trọng lượng nhẹ và độ bền cao - Nhiệm vụ Truyền mô-men xoắn từ hộp số đến cầu sau hoặc vi sai Trục các đăng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của ô tô Nó giúp truyền lực từ động cơ đến các bánh xe, giúp xe di chuyển Truyền mô-men xoắn từ hộp số đến cầu sau hoặc vi sai: Khi động cơ quay, mô- men xoắn sẽ được truyền đến hộp số Từ hộp số, mô-men xoắn sẽ được truyền đến trục các đăng Khớp nối cardan sẽ truyền mô-men xoắn từ trục chính đến trục các đăng Khớp nối huyền phù sẽ giảm rung động của trục các đăng Cuối cùng, mô-men xoắn sẽ được truyền đến cầu sau hoặc vi sai Giảm rung động của trục các đăng: Do trục các đăng phải truyền mô-men xoắn từ hộp số đến cầu sau hoặc vi sai, nên nó sẽ chịu tác động của rung động từ động cơ và mặt đường Khớp nối huyền phù sẽ giúp giảm rung động của trục các đăng, giúp xe vận hành êm ái và thoải mái hơn - Phân loại Trục các đăng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm: Theo số lượng khớp nối cardan: Trục các đăng có thể có từ 1 đến 3 khớp nối cardan Trục các đăng có 1 khớp nối cardan được gọi là trục các đăng đơn Trục 10 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 các đăng có 2 khớp nối cardan được gọi là trục các đăng kép Trục các đăng có 3 khớp nối cardan được gọi là trục các đăng ba khớp nối Theo cấu tạo của khớp nối cardan: Trục các đăng có thể sử dụng khớp nối cardan cứng hoặc khớp nối cardan mềm Khớp nối cardan cứng có cấu tạo đơn giản, nhưng có độ cứng cao Khớp nối cardan mềm có cấu tạo phức tạp hơn, nhưng có độ mềm dẻo cao, giúp giảm rung động của trục các đăng Theo vật liệu chế tạo: Trục các đăng có thể được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau, bao gồm thép, hợp kim nhôm và hợp kim carbon Trục các đăng bằng thép có độ bền cao, nhưng nặng Trục các đăng bằng hợp kim nhôm nhẹ hơn, nhưng độ bền thấp hơn Trục các đăng bằng hợp kim carbon nhẹ nhất, nhưng có độ bền cao nhất Theo vị trí lắp đặt: Trục các đăng có thể được lắp đặt ở phía trước hoặc phía sau hộp số Trục các đăng được lắp đặt phía trước hộp số thường được sử dụng trên các xe ô tô tải nặng Trục các đăng được lắp đặt phía sau hộp số thường được sử dụng trên các xe ô tô con và xe ô tô tải nhẹ Theo khả năng chịu tải: Trục các đăng có thể được phân loại thành trục các đăng chịu tải nhẹ, trục các đăng chịu tải trung bình và trục các đăng chịu tải nặng Trục các đăng chịu tải nhẹ thường được sử dụng trên các xe ô tô con Trục các đăng chịu tải trung bình thường được sử dụng trên các xe ô tô tải nhẹ Trục các đăng chịu tải nặng thường được sử dụng trên các xe ô tô tải nặng - Cấu tạo  Trục các đăng Trục các đăng là một ống thép cácbon rỗng nhẹ và đủ độ bền để chiu được lực xoắn và uốn Hai đầu ống được hàn nạng khớp cacđăng Thông thường trục ca cđăng là một đoạn ống có hai khớp cac đăng ở hai đầu Thỉnh thoảng người ta dùng loại cac đăng 2 đoạn, 3 đoạn nối với nhau bởi vòng bi đỡ trục cac đăng, thiết kế như vậy để giảm rung động và tiếng ồn 11 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011  Khớp nối trượt trục các đăng Khớp nối trượt ở trục thứ cấp của hộp số, cho phép bất kỳ sự thay đổi chiều dài ở láp truyền bằng cách trượt vô hay trượt ra của hộp số Nạng cacđăng bị trượt đến trục thứ cấp của hộp số và lắp vừa vào phần vỏ dư ra của hộp số Đệm làm kín tiếp xúc với nạng cacđăng, nạng cacđăng nằm trên phần bạc lót ở trong vỏ dư ra Nạng trục các đăng quay cùng với trục thứ cấp của hộp số, nhưng nó tự do trượt vô và trượt ra hộp số 1- Be mặt phía ngoài được gia công nhẵn bóng để gắn bạc lót và đệm làm kín ở hộp số; 2- Nạng cacđăng; 3- Đệm làm kín phía sau hộp so; 4- Hoạt động quay và trượt; 5- Trục các đăng then hoa; 6- Nạng cacđăng; 7- Phần vỏ sau của hộp số; 8- Các rãnh then hoa để lắp trục thứ cấp của hộp số d Cầu chủ động 12 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Sau trục các đăng thì cụm cầu chủ động là bộ phận tiếp theo nhận đường truyền công suất từ động cơ thông qua trục các đăng, từ đó tiếp tục truyền công suất đó đến bánh xe Trong cụm cầu, có một bộ phận quan trọng là vi sai Cụm vi sai này sẽ phân chia công suất cho 2 bên bánh xe, trong các trường hợp cần thiết như quay vòng xe, Ngoài ra cầu xe còn có nhiệm vụ nâng đỡ các phần gắn lên nó như hệ thống treo, xắt xi Cầu chủ động bao gồm truyền lực chính và vi sai: - Truyền lực chính Truyền lực cuối cùng giảm số vòng quay từ hộp số ngang (dọc) để tăng mômen quay Truyền lực cuối cùng của xe FR tăng mômen quay khi xe chuyển hướng - Vi sai - Kể từ thời điểm nhà phát minh vĩ đại Nicolaus Otto làm ra động cơ đốt trong đầu tiên vào năm 1876 hay vị kỹ sư thiên tài người đức Karl Benz chế tạo ra chiếc xe hơi đầu tiên vào năm 1886 thì ngành ô tô thế giới đã có nhiều bước tiến vượt bật trong việc nghiên cứu, cải tiến, chế tạo Một trong các bộ phận vẫn được các kỹ sư đầu tư nghiên cứu và phát triển đến ngày nay đó là cơ cấu vi sai trên xe ô tô Trải qua gần 140 năm phát triển, cơ cấu vi sai đi từ đơn giản đến nhiều chủng loại phức tạp như hiện nay tùy từng điều kiện sử dụng - Nhiệm vụ - Bộ vi sai đảm bảo cho các bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi xe quay vòng hay chuyển động trên đường không bằng phẳng hoặc có sự sai lệch về kích thước của lốp, đồng thời phân phối lại moment xoắn cho hai bán trục - Phân loại Theo công dụng: vi sai giữa các bánh xe, vi sai giữa các cầu, vi sai giữa truyền lực cạnh Theo kết cấu: vi sai bánh răng nón, vi sai bánh răng trụ, vi sai cam, vi sai trục vít, vi sai ma sát thủy lực, vi sai có tỷ số truyền thay đổi 13 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Theo đặc tính phân phối moment xoắn: vi sai đối xứng (moment xoắn phân phối đều trên các trục), vi sai không đối xứng (moment xoắn phân phối không đều trên các trục) Hiện nay 2 loại vi sai được sử dụng nhiều nhất trên ô tô là: vi sai bánh răng côn và vi sai bánh vít + Vi sai bánh răng côn được đặt chung với bộ truyền lực chính trong cùng một hộp vỏ + Vi sai bánh vít (Vi sai Torsen) được lắp đặt, ví dụ trên các ô tô có tất cả các bánh xe chủ động, như hộp phân phối giữa các cầu chủ động và có chức năng tự khóa - Cấu tạo Hình 1.3: Cấu tạo vi sai e Bán trục - Nhiệm vụ Bán trục trên ô tô là bộ phận truyền mô men xoắn từ bộ vi sai đến bánh xe chủ động Bán trục có vai trò quan trọng trong việc truyền mô men xoắn từ bộ vi sai 14 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 đến bánh xe chủ động, giúp ô tô chuyển động Bán trục tốt sẽ giúp ô tô vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu và bền bỉ - Phân loại Bán trục ô tô có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:  Theo vị trí lắp đặt: Bán trục có thể được lắp đặt ở phía trước hoặc phía sau xe  Theo số lượng bánh răng: Bán trục có thể có một bánh răng hoặc hai bánh răng  Theo cấu tạo khớp nối: Bán trục có thể có khớp nối nối tiếp hoặc khớp nối góc - Cấu tạo - Trục: Trục là bộ phận chính của bán trục Trục được làm bằng thép hoặc nhôm, có độ bền cao  Bánh răng: Bánh răng là bộ phận truyền mô men xoắn từ bộ vi sai đến trục Bánh răng thường được làm bằng thép hoặc gang Bánh răng bán trục vòng bi là bộ phận đỡ trục và bánh răng Cụm vòng bi thường được làm bằng thép hoặc nhôm, có khả năng chịu lực cao  Gối đỡ: Gối đỡ là bộ phận giúp bán trục có thể xoay linh hoạt theo các hướng khác nhau Gối đỡ thường được làm bằng cao su hoặc nhựa 1.2.2 Phân loại - Theo hình thực truyền năng lượng: + Hệ thống truyền lực cơ khí + Hệ thống truyền lực thủy lực + Hệ thống truyền lực cơ khí – thủy lực + Hệ thống truyền lực cơ điện - Theo đặc điểm biến đổi tỉ số truyền: 15 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 + Hệ thống truyền lực có cấp: sử dụng hộp số có cấp + Hệ thống truyền lực vô cấp: sử dụng hộp số vô cấp - Theo phương pháp điều khiển: + Điều khiển bằng cần số + Điều khiển bán tự động + Điều khiển tự động hoàn toàn 1.3 Các kiểu bố trí Hệ thống truyền động chủ yếu sử dụng là: - FF ( động cơ đặt trước – Bánh trước chủ động ) - FR ( động cơ đặt trước – bánh sau chủ động ) Ngoài xe FF và FR còn có các loiaj xe 4WD ( 4 bánh chủ động ), RR ( động cơ đặt sau – cầu sau chủ động ) hiện nay ít được sử dụng, và xe hybrid đang bắt đầu phát triển 1.3.1 FF ( Động cơ đặt trước – bánh xe trước chủ động ) Trên xe với động cơ đặt trước cầu trước chủ động Động cơ, ly hợp, hộp số, cầu chủ động tạo nên một khối lượng đơn Mô men động cơ không truyền xa đến 16 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 bánh sau, mà đưa trực tiếp đến các bánh trước Bánh trước dẫn động rất có lợi khi xe quay vòng và đường trơn Sự ổn định hướng tuyệt với này tạo được cảm giác lái xe khi quay vòng Do không có trục các đăng nên gầm xe thấp hơn giúp hạ được trọng tâm của xe, làm cho xe ổn định khi di chuyển 1.1.2 FR (Động cơ đặt trước – bánh sau chủ động) Kiểu bố trí động cơ đặt trước – bánh sau chủ động làm cho động cơ được làm mát dễ dàng Tuy nhiên, ở bên trong thân xe không được tiện nghi ở trung tâm 17 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 do trục các đăng đi qua nó Điều này là không tiện nghi nếu gầm xe ở mức quá thấp Kiểu động cơ đặt ngoài buồng lái sẽ tạo điều kiện cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng được thuận tiện hơn, nhiệt sinh ra và sự rung động ít ảnh hưởng đến người lái và hành khách Nhưng hệ số sử dụng chiều dài xe sẽ giảm xuống, nghĩa là thể tích chứa hàng hóa và hành khách giảm xuống Đồng thời tầm nhìn của tài xế bị hạn chế, ảnh hưởng đến độ an toàn chung Ngược lại động cơ đặt trong buồng lái khắc phục được những nhược điểm nói trên 1.3.2 Kiểu 4 bánh chủ động (4WD – 4 wheel driver) Các kiểu xe cần hoạt động ở tất cả các loại địa hình và điều kiện chuyển động khó khăn cần được trang bị với 4 bánh chủ động và dẫn động thông qua hộp số phụ Các xe 4WD hiện nay được chia thành hai loại chính là 4WD thường xuyên và 4WD gián đoạn Khác với xe 2WD, điểm đặc trưng của xe 4WD là có các bộ vi sai phía trước và phía sau Mục đích là để triệt tiêu sự chệnh lệch của các bánh xe khi đi vào đường vòng Đối với loại 4WD thường xuyên, người ta bố trí thêm một bộ vi sai trung tâm ở giữa bộ vi sai trước và bộ vi sai sau để triệt tiêu sự chênh lệch tốc độ quay của các bánh xe trước và sau Có 3 bộ vi sai khác nhau làm cho xe chạy được êm do đảm bảo việc truyền công suất đều nhau đến cả bốn bánh xe, kể cả khi quay vòng Đây là ưu điểm chủ yếu 18 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 của loại 4WD thường xuyên, nó có thể sử dụng trên đường xá bình thường, đường gồ ghề hay đường có độ ma sát thấp Tuy nhiên, để tránh cho bộ sai trung tâm phải liên tục làm việc, các lốp trước và sau phải có đường kính giống nhau, kể cả các bánh bên trái và bên phải 1.3.3 Kiểu truyền động xe hybrid Hybrid nghĩa là lai, ôtô hybrid là dòng ôtô sử dụng động cơ tổ hợp Động cơ hybrid là sự kết hợp giữa động cơ đốt trong thông thường với một động cơ điện dùng năng lượng ắc quy Bộ điều khiển điện tử sẽ quyết định khi nào thì dùng động cơ điện, khi nào thì dùng động cơ đốt trong, khi nào dùng vận hành đồng bộ và khi nào nạp điện vào ắc quy để sử dụng về sau Ưu điểm lớn nhất của xe hybrid là giảm ô nhiễm môi trường, một vấn đề quan trọng hiện nay Ngoài ra xe hybrid còn có các ưu điểm sau:  Tận dụng năng lượng khi phanh: khi cần phanh hoặc khi xe giảm tốc năng lượng phanh được tận dụng để tạo ra dòng điện nạp cho ắc-quy  Giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu (động cơ hybrid tiêu thụ lượng nhiên liệu ít hơn nhiều so với động cơ đốt trong thông thường)  Động cơ điện được dùng trong các chế độ gia tốc hoặc tải lớn nên động cơ đốt trong chỉ cần cung cấp công suất vừa đủ nên động cơ đốt trong có kích thước nhỏ gọn  Có thể sử dụng vật liệu nhẹ để giảm khối lượng tổng thể của ôtô 19 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com) lOMoARcPSD|39475011 Động cơ hybrid được sử dụng trên các xe như: Honda Insight, Honda Civic, Toyota Prius và rất nhiều hãng khác 20 Downloaded by bong bong (bongbong1@gmail.com)

Ngày đăng: 27/03/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN