1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự Phát Triển Của Kinh Tế Số Và Tác Động Của Nó Đến Cách Thức Làm Việc Tại Việt Nam.pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Phát Triển Của Kinh Tế Số Và Tác Động Của Nó Đến Cách Thức Làm Việc Tại Việt Nam
Tác giả Lương Kiều Anh, Đặng Quốc Đạt, Nguyễn Huyền My, Trần Thị Bảo Ngọc
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh tế số
Thể loại Tọa đàm Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Với sự tấn công của đại dịch Covid 19, nhiều xu hướng mới như làm việc từ xa đã xuất hiện, yêu cầu doanh nghiệp lẫn người lao động phải được chuẩn bị cả về công nghệ, kỹ năng.. Những vấn

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- 

-TỌA ĐÀM NCKH CHỦ ĐỀ:

WORKPLACE TRANSFORMATION IN THE DIGITAL

ECONOMY

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁCH THỨC LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện :

1 Lương Kiều Anh 0373888904 luongkieuanhdt2003@gmail.com

2 Đặng Quốc Đạt 0377468598 quocdat14102003@gmail.com

3 Nguyễn Huyền My 0967527829 huyenmymeou@gmail.com

4 Trần Thị Bảo Ngọc 0972370987 Baongoc100203@gmail.com

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

Trang 2

Tóm tắt

Hiện nay, dưới sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế số, cách thức làm việc tại Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn Trong đó, chúng ta không thể không kể đến cách thức làm việc từ xa Với sự tấn công của đại dịch Covid 19, nhiều xu hướng mới như làm việc

từ xa đã xuất hiện, yêu cầu doanh nghiệp lẫn người lao động phải được chuẩn bị cả về công nghệ, kỹ năng Trước vấn đề đó, đặt ra cho doanh nghiệp và người lao động cần phải hiểu rõ những tác động của nền kinh tế số đến cách thức làm việc của mình, từ đó có những giải pháp khắc phục khó khăn và thúc đẩy cơ hội

Những vấn đề như khái niệm về nền kinh tế số, tác động của nó đến công việc và môi trường làm việc của người lao động và sự xuất hiện và phát triển của nên kinh tế số ở Việt Nam sẽ được được làm rõ ở bài viết dưới đây Qua đó, giúp chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ

có những kiến thức và nền tảng vững chắc trong thời đại công nghệ số từ đó góp phần tạo thuận lợi cho hành trình tìm kiếm công việc trong tương lai

Từ khóa: Kinh tế số, Covid 19, môi trường làm việc

1 Giới thiệu

Thế giới của chúng ta đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn, đánh dấu những bước tiến quan trọng trong lịch sử Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều để lại những thành quả vô cùng to lớn, là tiền đề cho những bước phát triển nhảy vọt của nhân loại Giờ đây chúng ta bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng công nghiệp mới-cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và sự xuất hiện của Internet vạn vật ( Internet of Things: IoT) đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Trong bối cảnh đó, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển Với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để tạo lợi thế cạnh tranh, bứt phá, vươn lên

Đề tài “Sự phát triển của kinh tế số và tác đô ang của nó đến cách thức làm viê ac tại Viê at Nam” được nghiên cứu với hy vọng đưa ra những thực trạng, thuận lợi và vấn đề khó khăn

mà người lao động, doanh nghiệp cần tháo gỡ, đồng thời đưa ra những hướng đi cụ thể nhằm khắc phục tình trạng đó, đẩy mạnh xu hướng số hoá nền kinh tế Việt Nam

2

Trang 3

2 Kinh tế số

Hiện nay, như chúng ta đã biết, nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ

số, đặc biết là các giao dịch điện tử trên cơ sở ứng dụng công nghệ số Hiện nay, sự phát triển của thời đại kinh tế số không chỉ thúc đẩy ngành công nghệ thông tin mà còn thúc đẩy các ngành liên quan khác Vậy nền kinh tế kỹ thuật số chính xác là gì? Đặc điểm và chức năng của nền kinh tế số là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về điều đó

Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet” Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh

tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là

sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới

R.Bukht và R Heeks đã đưa ra khái niệm tổng quan nhất về kinh tế số bằng cách đề ra hệ thống “Khung khái niệm về Kinh tế số” Khung khái niệm này nêu rõ phạm vi của Kinh tế

số lõi thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông (Core Digital Economy), phạm vi hẹp là Kinh tế số (Digital Economy) và phạm vi rộng là Kinh tế số hoá (Digitalised Economy) Trong đó (1) Kinh tế số lõi bao gồm chế tạo phần cứng, dịch vụ thông tin, phần mềm và tư vấn công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT); (2) Kinh tế số bổ sung dịch vụ số (Digital services) và kinh tế nền tảng (Platform Economy) vào kinh tế số lõi Hơn nữa, kinh tế số phạm vi hẹp còn bao gồm một bộ phận của kinh tế chia sẻ (Sharing Economy), kinh tế gắn kết lỏng (Gig Economy); (3) Kinh tế số hóa bổ sung kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), nông nghiệp chính xác (Precision agriculture), kinh tế thuật toán (Algorithmic Economy), phần còn lại của kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng vào kinh tế số

Trang 4

Hình 1.1 Khung khái niệm về kinh tế số

Nói chung, nền kinh tế kỹ thuật số là nền kinh tế sử dụng tri thức và thông tin số hóa để hướng dẫn và cải thiện các nguồn lực, năng suất và chất lượng tăng trưởng kinh tế Đó là một nền kinh tế bao gồm các mô hình kinh doanh và tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số và dịch vụ hoặc hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số cho các chính phủ, các doanh nghiệp và công dân Sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số là nơi hội tụ của các công nghệ mới, như: dữ liệu lớn, điện toán, Internet vạn vật - IOT, blockchain - trí tuệ nhân tạo

AI, mạng không dây 5G Các công nghệ mới cho phép con người quản lý khối lượng công việc khổng lồ và để làm được nhiều hơn Điều đó cũng có nghĩa là phân tích của dữ liệu lớn tạo ra một đẳng cấp trong phát triển kinh tế kỹ thuật số

Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức vận hành của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số Các ứng dụng của nền kinh tế kỹ thuật số có thể thấy được ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thương mại điện tử xuyên biên giới, bán lẻ trực tuyến, đồng tiền số chung, nền tảng công nghiệp kĩ thuật số, học và khám bệnh trực tuyến, làm việc từ xa,…để đáp ứng nhu cầu tiện ích của con người,

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng nền kinh tế số đã mang lại nhiều lợi ích cho các công ty và tập đoàn lớn trên toàn cầu Nói một cách cụ thể, các công ty lớn trên toàn cầu đều ít nhiều liên kết với các nền tảng kỹ thuật số và nền kinh tế kỹ thuật số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hoặc Alibaba) Có thể kể đến những lợi thế quan trọng nhất mà kinh tế số mang lại: sự tăng trưởng của thương mại điện tử; thúc đẩy người dùng Internet

4

Trang 5

và phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số Bên cạnh ba ưu điểm trên, phát triển kinh tế theo hướng kinh tế số còn đảm bảo tính minh bạch, cần hiểu rằng minh bạch là một trong những thế mạnh của kinh tế số được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm, do

đó gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt hơn nền kinh tế

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã mang lại nhiều thay đổi cơ bản về kinh tế và xã hội trên toàn cầu Sự bùng nổ và phổ biến của Internet và công nghệ số đã mang đến nhiều

cơ hội cho giới trẻ tham gia và kết nối với thị trường của nền kinh tế số, nơi các rào cản thị trường ngày càng nhỏ, có nhiều cơ hội tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng chung quan tâm và cùng nhau tạo ra sự hợp tác trong các dự án sản xuất

3 Tác động của kinh tế đến việc làm và môi trường làm việc

 Tác động đến kĩ năng và tư duy làm việc của người lao động

Người lao động là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Họ là người biến công nghệ thành sản phẩm, cung cấp những hàng hoá, dịch vụ chung cho xã hội Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong quá trình chuyển đổi số đòi hỏi một lực lượng lao động tương ứng và đồng bộ về trình độ Chính điều đó đã tạo ra cả

cơ hội và thách thức đối với người lao động hiện nay

Cơ hội:

Hiện nay, làm việc trong nền kinh tế số đang cho phép người lao động đều có thể đóng góp vào quá trình tăng trưởng cũng như hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng đó (Tâm, 2021)

Theo tổ chức lao động Quốc tế thì có rất nhiều cơ hội việc làm mới được tạo ra cho những tầng lớp khác nhau trong xã hội: phụ nữ, thanh thiếu niên, người khuyết tật, Đây là một lực lượng lao động linh hoạt với quân số lớn và nhiều kĩ năng khác nhau

Thách thức:

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra 1 cách mạnh mẽ tác động đến rất nhiều lĩnh vực cộng thêm ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 tạo ra càng nhiều thách thức, khó khăn hơn đối với người lao động

Trang 6

Mặc dù được đánh giá là rất tiến bộ trong những năm gần đây, nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế.Việt Nam có số lượng lao động đông đảo nhưng đa phần trong số đó hiện nay vẫn chưa có những kĩ năng để phục vụ cho nền kinh tế số Lực lượng lao động bị tụt hậu khá xa so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực về các kỹ năng số cũng như các kỹ năng mềm khác

Để vượt lên khỏi những thách thức này, người lao động hiện nay phải nhanh chóng thay đổi tư duy, chủ động học tập, trau dồi những kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực của bản thân, áp dụng vào thực tiễn để vững vàng trong công việc

Trong bối cảnh hiện nay, mọi nghề nghiệp đều liên quan đến công nghệ số, kỹ năng số, nếu không được đào tạo hay có những kĩ năng cần thiết, một số người lao động sẽ nhanh chóng bị đào thải, đánh mất công việc

Một số giải pháp:

Những người lao động với mức lương thấp, không có chi phí hay những lao động không có thời gian cho việc đi học nâng cao kĩ năng có thể tham gia những lớp đào tạo trực tuyến trên Internet

Theo báo Công thương thì thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã triển khai hàng loạt hoạt động thiết thực liên quan đến ứng dụng công nghệ số như triển khai phần mềm tư vấn pháp luật trực tuyến; tạo kênh kết nối, trao đổi, thông tin với người lao động qua Zalo, Facebook, từ đó hỗ trợ lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực bản thân

Ngoài ra, việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục nguồn nhân lực ở bậc phổ thông và đại học, cụ thể về lĩnh vực công nghệ thông tin Việc thiếu nhân lực ở mảng này được coi

là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế số nước ta hiện nay

 Tác động đến hiệu quả làm việc của người lao động

Tác động tích cực:

Sau khi tham gia giao thông, nhất là vào giờ cao điểm, mọi người sẽ có xu hướng bực bội hay mệt mỏi, chán chường, không có tinh thần làm việc Trong nền kinh tế số thì chúng ta

6

Trang 7

có thể giải quyết công việc ở nhà Tâm trạng thư giãn sẽ giúp giải quyết công việc với hiệu suất cao hơn là khi đi làm trực tiếp

Rút ngắn thời gian di chuyển nên người lao động có dư dả thời gian hơn, có thể phân chia công việc 1 cách hợp lí, hiệu quả chứ không cần vội vàng như trước Khi làm việc trong nền kinh tế số, xung quanh sẽ không có đồng nghiệp hay cấp trên hỗ trợ làm giúp nên người lao động có thể tự học tập được một vài kĩ năng đơn giản khi làm việc tại nhà Tránh được việc xảy ra xung đột, cãi vã với sếp và đồng nghiệp giúp giảm stress trong công việc, làm việc hiệu quả hơn

Tác động tiêu cực:

Làm việc trong nền kinh tế số, không có người đốc thúc nên người lao động dễ cảm thấy nản chí, thiếu chủ động, không có tinh thần tự giác làm việc khiến công việc bị trì trệ, không đúng tiến trình Làm việc tại nhà 1 mình dễ khiến chúng ta cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong khi đi làm ở công ty, có đồng nghệp để trò chuyện, thảo luận vấn đề có thể giúp chúng ta hăng hái làm việc hơn Làm việc tại nhà lâu cũng khiến người lao động giảm khả năng giao tiếp, ảnh hưởng đến kĩ năng như: thuyết trình, Làm việc trong nền kinh tế số, người lao động sẽ khuyết thiếu sự chỉ dẫn của cấp trên hay những hỗ trợ từ đồng nghiệp Nếu không biết thì phải tự mày mò, tìm kiếm thông tin Điều đó có thể mất khá nhiều thời gian và gây ảnh hưởng đến tiến trình công việc

Một số ngành nghề sẽ có những thiết bị chuyên dụng chỉ có ở công ty mà làm việc tại nhà không thể đáp ứng được khiến công việc trở nên khó khăn hơn

Luôn phải đảm bảo vấn đề đường truyền mạng Ở công ty, chúng ta có thể gặp mặt trực tiếp để đưa hay nộp tài liệu Nhưng trong nền kinh tế số, mọi sự trao đổi dữ liệu, thông tin đều thông qua Internet nên nếu đường truyền mạng gặp truch trặc sẽ gây ra sự gián đoạn trong công việc của tất cả mọi người

Làm việc trong nền kinh tế số có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng làm việc có hiệu quả hay không sẽ tuỳ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người lao động

 Tác động đến môi trường làm việc

Môi trường làm việc là những điều kiện vật chất như: các vật dụng, thiết bị bổ trợ cho công việc, không gian làm việc, cách bố trí sắp xếp nơi làm việc,… Về điều kiện tinh thần như:

Trang 8

sự tương tác xã hội trong môi trường làm việc, văn hóa công ty tạo điều kiện nâng cao chất lượng làm việc, tinh thần teamwork trong tổ chức,…

Hiện nay, trong thời kì kinh tế số phát triển, môi trường làm việc dần trở nên đa dạng và mới mẻ hơn Các công ty đều có xu hướng linh hoạt môi trường làm việc của nhân viên Nhân viên có thể làm việc tại văn phòng hay “văn phòng tại nhà” hay bất cứ nơi đâu Điều

đó giúp họ không bị gò bó, được đổi mới và sáng tạo

Đặc biệt là khi dịch covid 19 bùng phát, xu hướng làm việc tại nhà (work from home) dần trở nên phổ biến và có khả năng thay thế kiểu làm việc truyền thống tại văn phòng Môi trường làm việc số được quản lý, điều hành tập trung trên một nền tảng, những thành viên trong doanh nghiệp được phân quyền có thể truy cập ở bất cứ đâu khi có mạng internet, số hóa toàn bộ quy trình thực tế của doanh nghiệp mọi công việc sẽ có quy trình thống nhất

để việc hợp tác đạt hiệu quả cao nhất, giao tiếp, hội họp trên môi trường số (zoom, google meet, microsoft teams, )

Ví dụ như WEONE – Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp cung cấp các giải pháp quản trị

và điều hành doanh nghiệp đơn giản, trên một nền tảng, giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả quản lý và vận hành Ngoài ra, tập đoàn Asanzo đã áp dụng mô hình hỗn hợp số hóa và hybrid working, sau hơn ba tháng áp dụng mô hình hỗn hợp, ông Phạm Văn Tam, nhà sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn cho biết, dù có khó khăn ban đầu, mô hình làm việc mới khiến đội ngũ nhân sự thay đổi nhiều - tính tự giác, làm việc khoa học hơn Tất cả đều được số hóa với năng suất lao động cao

Lấy con người làm trung tâm là xu hướng hiện đại Nhân viên được đề cao và đóng góp

Từ đó tạo một không gian làm việc thoải mái và hiệu quả

Kinh tế số phát triển và tác động đến môi trường làm việc cũng đem đến cho người lao động nhiều cơ hội và thách thức :

Cơ hội : được làm việc trong một môi trường chủ động, sáng tạo và không giới hạn Từ đó

có thể thỏa sức sáng tạo và phát huy hết khả năng của bản thân

Thách thức : kinh tế số đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao vì vậy sẽ dẫn tới dễ mất

việc cho người lao động

8

Trang 9

Môi trường làm việc sẽ không ngừng thay đổi và phát triển trong tương lai Vậy nên bản thân người lao động phải phát triển bản thân, bắt kịp xu hướng làm việc để có thể giành lấy

cơ hội làm việc trong môi trường này

 Tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức

Kinh tế số đã có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu

Các doanh nghiệp buộc phải đổi mới quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.Các doanh nghiệp kinh tế số trong nước trước hết phải đặc biệt coi trọng phát triển và chiếm lĩnh thị trường nội địa như bàn đạp cho sự phát triển bền vững cả trước mắt và lâu dài

Doanh nghiệp phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm từ khảo sát, đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch sản xuất thông minh với các chỉ số cụ thể;

kế hoạch huy động, khai thác, bố trí, sử dụng các nguồn lực hợp lý cho chuyển đổi sang sản xuất số hóa Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp với một cơ cấu vận hành hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo và chi phí rẻ Nghiên cứu, hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, các tổ chức ở trong và ngoài nước để kết nối, chia sẻ về các lĩnh vực liên quan đến phát triển doanh nghiệp số Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kết nối hệ thống sản xuất, kết nối sản phẩm với chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu theo chuẩn chung của quốc gia, quốc tế (Đỉnh, 2022) 4 Kinh tế số ở Việt Nam

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số tốt trong khu vực ASEAN Chính phủ Việt Nam cũng đang thể hiện rõ quyết tâm, sự lãnh đạo và nỗ lực của mình lực lượng hành động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số

Từ năm 2009, Việt Nam đã ban hành Luật Công nghệ cao; năm 2010, ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 với 3 chương trình thành phần, gồm Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Chương trình phát triển một

số ngành công nghiệp công nghệ cao và Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao; ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; sản xuất

Trang 10

sản phẩm, hình thành doanh nghiệp và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Hay như việc ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 Tháng 8/2018, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban; Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025 nền kinh tế

số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP; Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm ít các nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về một quốc gia số Với mục tiêu rất cao mà Chương trình đề ra, cần phải quyết liệt phấn đấu mới thực hiện được như: Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP; 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử vào năm 2025 và đến năm 2030 là 80% dân số Chỉ thị số 01/CT-TTg tháng 1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nêu rõ các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm

ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới” Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, v.v

Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số, dẫn đầu khu vực cùng với Indonesia Nền kinh tế

số tại Việt Nam từ 3 tỷ USD năm 2015 đã tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2019 và 14 tỷ USD năm 2020 Dự kiến đến năm 2025 bứt phá lên 52 tỉ USD, bao gồm các lĩnh vực: Thương mại điện tử (TMĐT), du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ

10

Ngày đăng: 21/06/2024, 16:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w