1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập tâm lý học đại cương tại sao nói tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp liên hệ tới bản thân

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BÀI TẬP

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Họ và tên : Vũ Tiến ThànhMã sinh viên : 233114209112Lớp : Sư phạm Toán 3 K24

Khoa : Toán & Khoa học Tự nhiên

Trang 2

I Tại sao nói tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp ?Liên hệ tới bản thân.

1.Định nghĩa:

+)Trong cuộc sống đời thường, chữ "tâm" thường được dùng ghép với

các từ khác tạo thành các cụm từ "tâm đắc", "tâm can", "tâm địa", "tâm tình",

"tâm trạng" được hiểu là lòng người, thiên về mặt tình cảm.

Theo từ điển Tiếng Việt (1988) tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời

sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.

Trong tâm lí học: Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinhtrong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động

của con người.

+)Theo quan điểm duy vật biện chứng về khái niệm “tâm lý người là

gì” giải thích như sau: Tâm lý con người chính là sự phản ánh khách

quan của các yếu tố khách quan với não bộ Thông qua đó, con người thực hiện từng hành động cá nhân Đồng thời, tâm lý người cũng

mang bản chất của xã hội thông qua các hoạt động.

+)Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế

giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể) Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra

đồng thời, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau

Trang 3

Hoạt động hiến máu tình nguyện đại học Hải Phòng

+)Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi

với nhau về thông tin về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

2.Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với tâm lý

a.Vai trò của hoạt động đối với tâm lý

Tâm lý con người là quá trình chuyển những kinh nghiệm xã hội lịch sử thành những kinh nghiệm của bản thân mỗi người thông qua hoạt động giao tiếp VD: Thông qua quá trình lao động con người tiến hóa

Về phương diện nguồn gốc, tâm lý, nhân cách của con người đều là sản phẩm của hoạt động VD:

Mỗi hoạt động có yêu cầu nhất định( về nội dung, công cụ lao

động ), đòi hỏi con người phải biến đổi bản thân cho phù hợp với yêucầu đó Hoạt động là phương thức hình thành tâm lý người VD: Thợ

Trang 4

may yêu cầu tay nghề và thuần thục máy móc

Sư phát triển tâm lý phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạnlứa tuổi Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định sự phát triển nhất định của nó VD: Ở lứa tuổi học sinh việc giáo dục đóng vai trò chủ đạo bởi lứa tuổi này có sự phát triển về tâm sinh lí ham học hỏi cần được chỉ đúng khuynh hướng để phát triển

b Vai trò của giao tiếp đối với tâm lý

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản , xuất hiện

Trang 5

sớm nhất ở con người C.Mác đã chỉ ra rằng: ’Sự phát triển của một cánhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp ’’VD:

Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội và tổng hòa các mối quan hệ xã hội thành bản chất con người, đồng thời con ngườiđóng góp tài lực của mình vào kho tàng trí thức của nhân loại, của xã hội.

Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thứcđược các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình,tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình để hình thành năng lực tự ý thức

Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mỗi quan hệ người - người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành va phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách

3.Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp 3.1 Quan hệ giao tiếp và hoạt động

Nhiều nhà tâm lí học cho rằng giao tiếp như một dạng đặt biệt của hoạt động: Giao tiếp cũng diễn ra bằng các hành động và có cả các tháo tác cụ thể, sử dụng các phương tiện khác nhau nhằm đạt những đạt những mục đính xác định, thỏa mãn các nhu cầu cụ thể tức là được thúc đẩy bởi động cơ.

Một số nhà tâm lí học khác cho rằng, giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng, có quan hệ qua lại với nhau trong cuộc sống(lối sống) của con người :

+ Có trường hợp giao tiếp là điều kiện của một hoạt động khác, ví dụ trong lao động sản xuất thì giao tiếp là điều kiện để con người phối

Trang 6

hợp với nhau, quan hệ với nhau để cùng tiến hành làm ra sản phẩm lao động chung

Các bạn sinh viên đại học Hải Phòng

+ Có trường hợp hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giaotiếp giữa con người với con người, chẳng hạn : người diễn viên múa, làm động tác kịch câm trên sân khấu thì các hành động chân tay, điệu bộ, cử chỉ là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp giữa anh ta và khán giả.

Vì thế có thể nói cả giao tiếp và hoạt động đều là hai mặt không thể thiếu của lối sống, của hoạt động cùng nhau giữa con người với con người trong thực tiễn

3.2 Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp

Trang 7

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Tâm lý con người có nguồn gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào não

người Trong thế giới đó, các quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội là cáiquyết định tâm lý người.

Tâm lí của con người là kinh nghiệm xã hội -lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp Hoạt động và giao tiếp, mối quan hệ giữa chúng là quy luật tổngquá hình thành và biểu lộ tâm lí người

Sơ đồ tư duy về hoạt động và giao tiếp:

* Liên hệ bản thân :

– Là 1 sinh viên sư phạm em phải tích cực tham gia các hoạt động tậpthể, tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp để phát triển tâm lí, hoànthiện bản thân, đồng thời

đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

CÂU 2: Tìm hiểu quan sát mô tả

II Quan sát mô tả và giải thích về tri giác, tư duy và tưởng tượng của con người.

Trang 8

- Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng

- Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan Khác nhau:

- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định.

- Tri giác là một quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con

1.3 Vai trò

Trang 9

- Trị giác giúp con người có khả năng điều chỉnh một cách hợp lý hànhđộng của mình trong thế giới

- Tri giác cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động tư duy, tưởng tượng và sáng tạo

2 Quan sát và năng lực quan sát

Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt.

Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau:

- Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát - Chuẩn bị chu đáo trước khi quan sát

- Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống

- Khi quan sát cần tích cực sử dụng các phương tiện ngôn ngữ - Đối với trẻ nhỏ nên tạo điều kiện cho các em sử dụng nhiều giác quan khi quan sát

- Cần ghi lại các kết quả quan sát, xử lí những kết quả đó và rút ra những nhân xét cần thiết

Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ và đặc sắc của sự vật, hiện tượng.

3 Các quy luật cơ bản của tri giác

Trang 10

3.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác

- Quá trình tri giác luôn phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

- Sản phẩm của quá trình tri giác (hình tượng) một mặt phản ánh đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tượng, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

- Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng vàđiều chỉnh hành vi, hoạt động của con người phù hợp với thế giới đồ vật.

3.2 Quy luật về tính lựa chọn của trị giác

Tính lựa chọn của tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh để phản ánh đối tượng tốt hơn

Bối cảnh là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan ngoài đối tượng tri giác

Đối tượng của tri giác là hình Bối cảnh tri giác là nền.

Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan

+Nhóm các yếu tố khách quan bao gồm đặc điểm của vật kích thích (cường độ, nhịp điệu vận động, sự tương phản ); đặc điểm của cá điều kiện bên ngoài khác(khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật ); sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác

+Nhóm các yếu tố chủ quan gồm: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, xu hướng của cá nhân, vốn kinh kiệm sống

VD:Phân biệt chó mèo thông qua tiếng kêu của chúng:

Trang 11

3.3 Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác

+Khi tri giác một sự vật, hiện tượng con người có khả năng gọi tên, phân loại, chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bản thân

+Tính có ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: trigiác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra công dụng của sự vật hiện tượng càng cụ thể, càng chính xác

+Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể

3.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác

+Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác đã thay đổi

Ví dụ: Trước mắt ta có một cái cây thì dù ta ở vị trí nào, gần hay xa trong óc ta vẫn có hình ảnh trọn vẹn về cái cây đó

+Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong các trường hợp chúng ta tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tượng.

Trang 12

Ví dụ: Khi viết lên trang giấy, ta luôn cảm giác thấy giấy có mầu trắngkể cả khi ta viết dưới ánh mặt trời cũng như lúc hoàng hôn, khi mà độ sáng có thể giảm đi cả trăm lần

+Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Do cấu trúc của sự vật tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định

- Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược giúp cơ thể phản ánh được những đặc điểm của đối tượng đangtri giác cùng với những điều kiện tồn tại của nó

- Vốn kinh nghiệm phong phú về đối tượng3.6 Quy luật tổng giác

+Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhân cách của con người cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh vi và chính xác hơn +Những đặc điểm nhân cách đã hình thành ở cá nhân bao gồm: - Tư duy, trí nhớ, cảm xúc

- Tâm trạng, chú ý, tâm thế

- Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo, - Nhu cầu, hứng thú, tình cảm Những đặc điểm nhân cách này chi phối:

- Tốc độ tri giác

- Độ chính xác của tri giác.

+Khả năng tổng giác của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Khả năng tổng giác trở thành một năng lực nhận thức đặc biệt của con người.Kết luận sư phạm:

Trong sử dụng đồ dùng dạy học

- Sử dụng màu sắc hợp lý khi muốn gây sự chú ý.

- Sử dụng ngôn ngữ để tách được những nội dung bản chất.

Trong giảng dạy, luôn tạo cho học sinh có thói quen phân loại tri thức để có thể lĩnh hội tốt hơn

Trang 13

Tránh định kiến trong giao tiếp với học sinh.

Giúp học sinh phản ánh đúng những đặc điểm của sự vật hiện tượng khi tri giác.

B TƯ DUY

1 Khái niệm chung về tư duy

Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mỗi liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện tượng khách quan, mà trước đó ta chưa biết.

Bản chất của tư duy: Về nội dung phản ánh, tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng.

- Về phương thức phản ánh, tư duy phản ánh gián tiếp, khái quát nhờ ngôn ngữ, nhờ thao tác tư duy, nhờ máy móc, nhờ kết quả của nhận thức của loài người

- Sản phẩm của tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lý, định lý, quy luật

2 Đặc điểm của tư duy

a) Tính “có vấn đề” của tư duy

+Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người Muốn kích thích được tư duy phải có đồng thời hai điều kiện sau:

+Trước hết phải gặp tình huống có vấn đề Tức là tình huống có chứa một mục đích mới, một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp cũ mặc dù vẫn còn cần thiết nhưng không đủ sức để giải quyết những vấn đề mới đó, tức là phải tư duy+Thứ hai, hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, có nhu cầu giải quyết và có đầy đủ tri thức để giải quyết vấn đề.

+Trong dạy học cần làm xuất hiện nhiều tình huống có vấn đề với họcsinh, giúp học sinh có nhu cầu nhận thức, tình huống phải vừa sức đối với học sinh và do quá trình học tập mang lại.

Trang 14

b) Tính gián tiếp của tư duy:

+Khác với nhận thức cảm tính, tư duy phản ánh các sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp.

+Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy Nhờ ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (Các quy luật, quy tắc, khái niệm ) vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, khái quát ) để nhận thức cái bên trong, cái bản chất của sự vật hiện tượng.

+Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện (đồng hồ, nhiệt kế ) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.

+Nhờ tính gián tiếp của tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai.

c) Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

+Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng, những thuộc tính,

những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật và hiện tượng, rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng có chung

những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù Nói cách khác, tư duy mang tính trừu tượng và khái quát.

+Nhờ đặc điểm này của tư duy mà con người có thể nhìn xa vào tương lai, nghĩa là giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này, chứ không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại

Ví dụ: nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác dụng của nhiệt, người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray.

d) Tư duy có liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

Sở dĩ tư duy của con người có những đặc điểm đã nêu trên đây (tính có vấn đề, tính gián tiếp, trừu tượng và khái quát) chính là vì tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy

Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau (ngôn ngữ là vỏ bề ngoài củatư duy, tư duy được chứa đựng trong ngôn ngữ) nhưng không đồng nhất và tách rời nhau được (bản thân từ, câu không phải là tư duy mà nó chỉ biểu hiện hình thức tư duy)

Trang 15

Đó là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

e) Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

+Mối quan hệ này là mối quan hệ qua lại, hai chiều; tư duy được tiến hành trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp, tính đúng đắn của các kết quả tư duy được kiểm tra bằng thực tiễn, dưới hình thức trực quan Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó có ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính, làm cho nó mang tính lựa chọn, tính có ý nghĩa.

+Những đặc điểm trên đây cho thấy tư duy là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội, mang bản chất xã hội Nói cách khác, con người làchủ thể duy nhất của quá trình tư duy đích thực.

f) Vai trò của tư duy

- Tư duy có vai trò to lớn đối với đời sống và hoạt động nhận thức của con người

Cụ thể:

+ Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác, tri giác mang lại để đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng và tìm ra mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với

+ Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt mà còn có khả năng giải quyết trước những nhiệm vụ của ngày mai, trong tương lai do nắm được bản chất, quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người.

+ Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính, làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra giải pháp giải quyết những cái tương tự nhưng chưa biết do đó, làm tiết kiệm công sức của con người.

g) Các giai đoạn của tư duy

- Tư duy là một hành động trí tuệ Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được giải quyết.

Quá trình tư duy gồm những giai đoạn sau:

+ Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề: Vì hoàn cảnh có vấn đề là điều kiện quan trọng của tư duy cho nên khi gặp hoàn cảnh có vấn đề chủ thể tư duy phải ý thức được đó là tình huống có vấn đề cho bản thân mình, tức là đặt ra vấn đề cần giải quyết phát hiện ra mâu thuẫn chứa

Ngày đăng: 21/06/2024, 09:18

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w