Các số liệu, nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này được sử dụng số liệu của đề tài cấp đại học quốc gia Thực trạng chính sách đào tạo, hỗ trợ việc làm đối với
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI
PHAM NGUYEN BÌNH AN
CAC YEU TO ANH HUONG DEN HO TRO DAO TAO NGHE
VA TIM KIEM VIEC LAM DOI VOI THANH NIEN KHUYET TAT CAC DAN TOC THIEU SO
O TINH HOA BÌNH
LUAN VAN THAC SI CONG TAC XA HOI
HA NỘI - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI
PHAM NGUYEN BÌNH AN
CAC YEU TO ANH HUONG DEN HO TRO DAO TAO NGHE
VA TIM KIEM VIEC LAM DOI VOI THANH NIEN KHUYET TAT CAC DAN TOC THIEU SO
O TINH HOA BINH
Chuyên ngành: Công tac xã hội
Mã số: 8760101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC:
PGS TS NGUYEN THI THAI LAN
HA NOI - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được hoàn thành từ sự nỗ lực,
nhận thức chính xác và kết quả làm việc của bản thân tôi Được thực hiện dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan
Các số liệu, nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
được sử dụng số liệu của đề tài cấp đại học quốc gia Thực trạng chính sách đào tạo,
hỗ trợ việc làm đối với thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hoà Bình (Mã
số đề tài: QG 19.26)
Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả
Phạm Nguyễn Bình An
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Công tác xã hội là một nghề hoạt động dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sựbình dang, giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng Những giá trị này được théhiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của công tác xã
hội Ở Việt Nam, nghề CTXH vẫn đang là một ngành nghề đang trong quá trình tự
hoàn thiện và nâng cao tính chuyên nghiệp Muốn đạt được những điều này, hệ thốnggiáo dục và đào tạo của nghề CTXH cũng cần phải không ngừng nâng cao tính chuyênnghiệp và chất lượng đầu ra
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu luận văn.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Xã hội học —Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn và đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm
ơn chân thành sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan, người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và làm luận văn thạc sĩ
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn tới đội ngũ thực hiện đề tài Thực trạng
chính sách đào tạo, hỗ trợ việc làm đối với thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở
tỉnh Hoà Binh (Mã số dé tài: OG 19.26) đã tạo điều kiện dé tôi có thé hoàn thành luận
văn nghiên cứu của mình.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của hội đồng dé kiến
thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn Sau cùng, tôi xin kính chúc quý
thầy cô trong khoa Xã hội học thật dồi dào sức khỏe, niềm tin dé tiếp tục thực hiện sứmệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau
Trân trọng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Phạm Nguyễn Bình An
Trang 5090.1000105 7
1 Lý do chọn đề tài -¿- s56 5s tk kEExEE1211211211211 1111111111111 1111111111111 ty 7 2 Tổng quan về van đề nghiên cứu 2-2-2 2® E++E£EEE+EE+EE£EE£EEEEEESEEEEErrEerrkrrkrred 8 3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tai eeecceeseeseesessesseessessesseeseeseseeeseens 14 4 Đối tượng, khách thé, phạm vi nghiên cứu -¿-¿©+2+++zx++zx+zx+zrxr+rxez 14 5 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên CỨU .- 5555 s + ssskseseerssereeree 15 6 Câu hỏi nghiÊn CỨU c2 311831183911 8393 1831189111 9111 11 E11 1 1H ng rry 15 7 Phương pháp nghién CỨU «+ x1 TH HH HH HH Thư 15 8 Cấu trúc luận VĂn -¿- - St kEk SE 1EE2E5E1115155111511111151511111511111111111 11111111 TeE 16 )I9)89M901€0910)1000135735 l6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN ccc:¿+ccccccccccxveecee 17 L.1 Khai ni€m CONG CU 17
1.1.1 Dao ta0 Nghé heễảảââ$3434 17
II, ác AẦẨẦẩÓ , 17
L.1.3 Thanh itn 18
1.1.4 Dân tộc thiỂu s6 oeeesecccseesessssesessseecsssnecessnecssneeessnnccssnesessnnseesnneessneessnneeesaneessey 19 1.1.5 oi 19
1.1.6 Thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số - 2-2 5z+z+s+cx+csz+z 20 1.1.7 Công tác xã hội và nhân viên công tác xã hỘI - 55555 s++++++sesseeres 21 1.1.8 Hỗ trợ đào tạo nghề va tìm kiếm việc làm đối với thanh niên khuyết tật các dân tộc thiỀU SỐ 6 St St 3E 1E E1EE111E11517111111111111111111111111111111111111111 7111111 22 1.1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm của thanh niên khuyết tật người dân tộc thiỀu sỐ - ¿22 2 E©E+E£+EE£EEtEEEEEEEEEEEEEErEkrrkrrkrrkee 22 1.2 Cac ly đi gì 8n ẽ 35< 27 1.2.1 Lý thuyết nhu cầu ¿- 2 ¿+ +E+SE+EE£EE+EE2EEEEEEEEEEEE1E7111211211212117111 1111 0 27
Trang 61.2.2 Lý thuyết sinh tháii - ¿- 2 c+E9SE+EE9EE9EE2E2E2E217121112112112111171 1111111 0, 301.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2 + + +E£2E£+EE£EE£EEEEEEEEEEErrErkrrkerkerkree 31
Tiểu kết chương l - ¿- 25k SESE2E19EEEEEE2E121121157121121121111111111211T11121.1E 11x 34
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIA CAC YEU TO HO TRỢ ĐÀO TẠO NGHE VA TIM
KIEM VIEC LAM CHO THANH NIEN KHUYET TAT CAC DAN TOC THIEU SOTAI KIM BOI, HOA BINH ccccccceccsscsecscscsscecsesecscsescecscscecsessusecsveucasseeneasatseacaeeneacans 35
2.1 Thuc trang về nhận thức, nhu cầu trong học nghề và tìm kiếm việc làm của thanhniên khuyết tật người dân tộc thiểu sỐ -¿- 2¿+¿©2++2++2EE+2EEtEEE+EE+zrxrzrrerxesree 352.1.1 Tổng quan về khách thể nghiên cứu ¿- ¿+ ©++x¿+++£x++£x+zzxzzxerxesrxe 35
2.1.2 Nhận thức về đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm của thanh niên khuyết tật ngườidân tộc thiêu số tại Kim Bôi ¿tt SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESESEEEESESEEEkSkrkrrkrksree 44
2.1.3 Nhu cầu dao tạo nghề và tìm kiếm việc làm của thanh niên khuyết tật người dân
tộc thiêu số tại huyện Kim Bồii - 2 2+ 2+ E£EE£EE2EE2EEEEEEEEEEE2E1E7171.211 111cc 46
2.2 Những yếu tô ảnh hưởng đến hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho thanh
niên khuyết tật các dân tộc thiỀu SỐ ¿:- St t+tSESEESESEEEEEEEEEEEEEEESEEEESESEEEEEkSErrkrkskee 55
2.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tậtngười dân tộc thiU SỐ -¿- 2 2 £+E‡EEỀEE9 E9 12112112171211171112112111 111111111110 552.2.2 Những yếu tô ảnh hưởng đến tìm kiếm việc làm cho thanh niên KT DTTS 74
Tiểu kết chương 2 2-52 SE+SE‡SE2E12E19E1211211211712112112111111111111T1 111.11 11c 96
KET LUẬN VÀ GIẢI PHÁP + 2 5£ +S2+EE£EEEEEE2EE2E1E21711211211221 71.21.2111 97DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO o.oo eecceseesessesssessessesssessessessesssessessessesssessesseesess 102
508009922 1 104
Trang 7DANH MỤC BANG
Bảng 2 1: Mức độ ảnh hưởng của sức khỏe người khuyết tật DTTS đến việc đảo tạo
Bảng 2 2: Mức độ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè tác động đến thanh niên khuyết tật
DTTS trong việc đào tạo ngh - 2-22 +: 22S2E2£EE222X221221127112712112711211211 211 xe 60
Bảng 2 3: Mức độ ảnh hưởng của chính sách và pháp luật và sự hỗ trợ của địa phương
tác động đến việc đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu sỐ 64Bảng 2 4: Mức độ ảnh hưởng của những ngành nghề đào tạo sẵn có tại địa phương
đến việc đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu SỐ -:-c-c2csccczscez 65
Bảng 2 5: Mức độ ảnh hưởng của sự hỗ trợ từ cán bộ LĐTB&XH và cán bộ CTXH
đến việc đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu SỐ -¿-cc2cscecescez 70
Bảng 2 6: Mức độ ảnh hưởng của bản thân người khuyết tật dân tộc thiểu số tác động
đến việc tìm kiếm việc làm ¿-©++++E+ktttE tre 75
Bảng 2 7: Mức độ ảnh hưởng của sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè cho thanh niên
khuyết tật người dân tộc thiểu số trong quá trình tìm kiếm việc làm 79
Bảng 2 8: Mức độ ảnh hưởng của chính sách tác động đến việc tìm kiếm việc làm cho
thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu SỐ - 2£ £+EEE‡EE2EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrred 83Bảng 2 9: Mức độ ảnh hưởng của ngành nghề có sẵn tại địa phương tác động đến vấn
đề tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu sỐ ¿-s+s+cs+s+xsss 84
Bảng 2 10: Tỷ lệ hỗ trợ việc làm của chính quyền và cán bộ LĐTB&XH, cán bộ
CTXH trong việc tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số 87Bang 2 11: Ty lé hỗ trợ việc làm của Hội khuyết tật trong việc tìm kiếm việc làm cho
thanh niên khuyết tật dân tộc thiêu số tại Kim Bôi - ¿©2252 s+++£x+x+xsecxeẻ 92
DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow scccscsssesssesssessesssesssesssecsssssecssecssscsesssecssecseseseessecs 27
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống sinh thái của thanh niên khuyết tật người DTTS tại Kim B6i 31
Trang 8DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2 1: Các dạng khuyết tật của thanh niên khuyết tật DTTS tại Kim Bôi 35
Biéu đồ 2 2: Mức độ khuyết tật của thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số 36
Biểu đồ 2 3: Trình độ học van của thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số 37
Biểu đồ 2 4: Trình độ chuyên môn của thanh niên khuyết tật dân tộc thiêu số 38
Biểu đồ 2 5: Tỷ lệ học nghề của thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số 39
Biểu đồ 2 6: Lĩnh vực nghề được thanh niên khuyết tật DTTS theo học gan nhất 40
Biểu đồ 2 7: Lĩnh vực nghề được thanh niên khuyết tật DTTS theo học gần nhất 40
Biểu đồ 2 8: Điều kiện nghề mà thanh niên khuyết tật DTTS thấy phù hợp 41
Biểu đồ 2 9: Lý do mà thanh niên khuyết tật DTTS lựa chọn nghề dé học tập 42
Biéu đồ 2 10: Nghề nghiệp hiện tại của thanh niên khuyết tật DTTS tại địa phương 43
Biểu đồ 2 11: Nhận thức về hỗ trợ đào tạo nghề của thanh niên khuyết tật tại địa 0100177 44
Biểu đồ 2 12: Nhận thức của thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số về những hỗ trợ của Nhà nước dé tìm kiếm việc làm 2-2- 2 2 E+EE+EE£+EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrkrrree 45 Biểu đồ 2.13: Mức độ nhu cầu dao tạo nghề của thanh niên khuyết tật DTTS 47
Biểu đồ 2 14: Lĩnh vực mà thanh niên khuyết tật DTTS tại Kim Bôi mong muốn được Biểu đồ 2 15: Lĩnh vực cụ thể mà thanh niên khuyết tật DTTS tại Kim Bôi mong muốn được đảo tạO - - c1 17111111111 11111111111111 1111111111111 1x EU 49 Biểu đồ 2 16: Địa điểm đào tạo mong muốn của thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số 51 Biểu đồ 2 17: Mức độ nhu cầu tìm kiếm việc làm của thanh niên khuyết tật DTTS 52
Biểu đồ 2 18: Việc làm mong muốn của thanh niên khuyết tật DTTS tại Kim Bôi 53
Biéu đồ 2 19: Lĩnh vực việc làm mong muốn của thanh niên khuyết tật DTTS tai Kim Biểu đồ 2 20: Địa điểm mong muốn làm việc của thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số tại Kim Bôi ¿22222222 tt rrEEHrrH re 54 Biểu đồ 2 21: Những hỗ trợ của gia đình, bạn bè cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiéu 10481 s1) SNNớẽ 59
Biéu đồ 2 22: Nhu cầu được hỗ trợ của thanh niên khuyết tật DTTS khi học nghé 61
Trang 9Biểu đồ 2 23: Những hỗ trợ mà chính quyền địa phương đã hỗ trợ thanh niên khuyết
tật dân tộc thiêu số khi học nghề "—— 63Biểu đồ 2 24: Những hỗ trợ của Cán bộ LĐTB&XH và CTXH cho thanh niên khuyết
tật dân tộc thiêu số khi học nghÈ 2-2-2 £+S£+EE+EE£EEE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrrkrrkee 68
Biểu đồ 2 25: Những hỗ trợ của Hội Người khuyết tật cho thanh niên khuyết tật dân
tộc thiêu số khi học nghề 2-2 £+ £+SE+EE+EE+EEE2EE2EEEEEEE112112717171171121171 71.121 xe 71
Biểu đồ 2 26: Những hỗ trợ mà Doan Thanh niên đã hỗ trợ thanh niên khuyết tật dân
tộc thiểu số khi học nghhÈ ¿- 2: 5¿©5+9S22EEt2EE92EE2231271122121127112712111112211211 211 1e 73Biểu đồ 2 27: Những hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật DTTS của
Biểu đồ 2 30: Những hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật DTTS của
chính quyền địa phương - 2-5 2+ E2 E+EE+£EE2EE+EEEEEEEEEEEE2EEEEEE2EE211211 7171.111 rxeE 82
Biểu đồ 2 31: Những hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu
số của chính quyền huyện Kim Bồôii 2-2 5£ SE£SE£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrees 89
Biểu đồ 2 34: Những hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu
số của cán bộ LĐTB và CTXH huyện Kim Bồôi - 2-22 22 E£2EE££E£+£E£+EEzExrrrzee 90Biểu đồ 2 33: Những hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu
số của hội Người khuyẾt tật - ¿5s St E1 E2 1 12121711111211211 2111111111111 y0 92Biểu đồ 2 34: Những hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu
sô của Đoàn thanh niÊn - - G G << << EEEEEEEEEEEEE SE SE SE EEE955555551111 1k Ennnnnnng v22 94
Trang 10DANH MỤC TỪ VIET TAT
CTXH Công tác xã hội
DTTS Dân tộc thiểu số
LĐTB&XH Lao động Thương bình và Xã hội
NKT Người khuyết tật
Trang 11MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Việc làm và tìm kiếm việc làm cho người lao động được coi là một trong nhữngvan đề sống còn của xã hội, là mối quan tâm của nhiều quốc gia Việc làm là yếu tố vôcùng quan trọng của đời sống mỗi người lao động, là điều kiện dé con người t6n tại vàphát triển trong xã hội Có việc làm sẽ giúp mỗi cá nhân giải quyết được những nhu cầucủa mình Bên cạnh đó, lao động khiến con người có cảm nhận được những vai trò,trách nhiệm và giá tri nhất định với cuộc sông của chính mình Khi các cá nhân không
có việc làm và rơi và trạng thái thất nghiệp, không được lao động, điều này không chỉảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, đời sống xã hội của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng đến
xã hội Khi số lượng người thất nghiệp tăng lên và kéo dài trong một khoảng thời gian,
xã hội sẽ chịu một gánh nặng về kinh tế bởi thiếu hụt những khoản ngân sách đến từ bảohiểm xã hội, thuế thu nhập, Đồng thời, những phúc lợi đến từ các chính sách an sinh
xã hội: bảo hiểm thất nghiệp, sẽ chịu một gánh nặng cho việc chi trả trợ cấp cho cá
nhân không có việc làm.
Người khuyết tật là người khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của
mình, trong đó có khó khăn trong việc lao động, tìm kiếm việc làm dé tạo ra thu nhập
và tự nuôi sống bản thân mình do rào cản từ mặt thể chất của bản thân người khuyết
tật và rào cản đến từ mặt xã hội khiến người khuyết tật gặp nhiều khó khăn hơn những
người không khuyết tật khác Đặc biệt những thanh niên khuyết tật — những người
đang ở trong độ tuổi muốn khang định mình — ho cũng như những người không khuyết
tật, họ cũng cần lao động, cần việc làm dé tạo ra thu nhập cũng như khang định giá tri
của mình trong xã hội Việc không có việc làm, không được đóng góp cho xã hội trở
thành một trong những yếu tô khiến người khuyết tật thêm mặc cảm ty ti và tạo ra
những gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Số liệu tính đến năm 2019 được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước
có khoảng gan 2 triệu người khuyết tật trong độ tuổi lao động Tuy nhiên, chỉ có 30%
đang tham gia lao động tạo thu nhập Họ chủ yếu làm các nghề nông - lâm - ngưnghiệp, có thu nhập rất thấp so với các công việc khác Đặc biệt là có khoảng 10% sốngười khuyết tật đã được đào tạo nghề theo các trình độ, nhưng chủ yếu ở trình độ sơ
câp và đào tạo dưới 3 tháng, vì vậy, sô người khuyêt tật tìm được việc làm còn ít.
Trang 12Người lao động khuyết tật còn rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi
tạo việc làm.
Tại tỉnh Hòa Bình, theo thống kê tính đến năm 2020, toàn tinh có 22.038 người
khuyết tật, chiếm 3% dân số của tỉnh, với các dạng khuyết tật như: khuyết tật vận
động, nghe nói, nhìn; khuyết tật trí tuệ, thần kinh, tâm thần, trong đó người khuyết tậtkhông có khả năng lao động 6.123 người, chiếm 27,2%[4] Như vậy, số lượng ngườikhuyết tật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là khá cao, ngoài ra đây còn là tỉnh có nhiều dântộc thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn Nhu cầu học nghề và đào
tạo nghề cho người khuyết tật là rất cao trong khi toàn tỉnh mới chỉ có 03 cơ sở dạy
nghề riêng cho người khuyết tật với quy mô nhỏ và đều thuộc tư nhân Số người được
đào tạo còn quá ít so với nhu cầu thực tế Bên cạnh đó, thanh niên khuyết tật thuộc địa
phương chưa có nhiều thông tin về cơ sở đào tạo nghề cũng như chưa được kết nối đếnvới những cơ sở cung cấp việc làm phù hợp Điều đó cho thấy, vấn đề sinh kế chongười khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tat dân tộc thiêu số nói riêng trên địabàn tỉnh Hòa Bình vẫn cần phải can thiệp và hỗ trợ
Nhận thấy được những rào cản, khó khăn đó của thanh niên khuyết tật là dân
tộc thiểu số, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ đào tạonghề và tim kiếm việc làm đối với thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở tỉnhHòa Bình” dé đánh giá thực trạng hỗ trợ đảo tạo và tìm kiếm việc cho thanh niênkhuyết tật ở địa bàn từ đó đưa ra những đề xuất, mô hình công tác xã hội phù hợp và
có thé phát huy hiệu quả đối với quá trình hỗ trợ dao tạo và tìm kiếm việc làm cho
thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứuThực hành hỗ trợ thông qua giáo dục và đảo tạo nghề dành cho NKT luôn làmột vấn đề nóng trên toàn cầu Có rất nhiều nghiên cứu về NKT nói chung và đào tạonghề, tìm kiếm việc làm cho NKT nói riêng được công bồ trên toàn thế giới, cụ thé:
Báo cáo về Kiểm soát giáo dục toàn cau (GEM) (GEM report summary ondisabilities and education) tóm tắt về van dé khuyét tật va giáo duc của tổ chức UNESCO (2017) khẳng định trẻ em và thanh niên khuyết tật là một trong những ngườikhông được hòa nhập, bị loại trừ nhất trên thế giới và phân tích tiêu chí về bình đăng
của Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc với các nhóm dễ bị tổn thương,
Trang 13trong đó có nhóm người khuyết tật Báo cáo nêu rõ nghèo đói là cả nguyên nhân và
hậu quả của tình trạng khuyết tật.
Tác phẩm Chuyển đổi Sang tuổi trưởng thành với thanh niên khuyết tật: Những
van dé với trẻ khuyết tật và gia đình (Transition to adulthood for youth with disability:Issues for the disabled child and family) (2013) Pandey va Agarwal cũng cho rangthanh niên khuyết tật phải đối mặt với nhiều thay đổi và thách thức khi ho tới tuổitrưởng thành Những van dé của nhóm thanh niên khuyết tật có thé phát sinh liên quanđến vai trò xã hội, nghề nghiệp và giải trí làm ảnh hưởng đến tuổi trẻ, lòng tự trọng, vàcảm giác hy vọng Việc làm đối với thanh niên khuyết tật cũng thấp chỉ bằng 1/3 sovới nhóm không khuyết tật Vấn đề hoạt động chính sách về đào tạo nghề và tìm kiếm
việc làm cho thanh niên khuyết tật chưa được quan tâm và bên cạnh đó cũng không có
nhiều các chương trình về nhu cầu xã hội, tâm lý, giáo dục và kinh tế được thiết kế đểnhóm thanh thiếu niên khuyết tật có thể tiếp cận như những người bạn không khuyết
tật của họ.
Tiếp đó trong Báo cáo của Trung tâm thông tin phục hồi quốc gia của Mỹ cho
thấy đối với thanh thiếu niên khuyết tat (2017) tìm việc làm, kinh nghiệm làm việc có
thê có nhiều vấn đề hơn các yếu tố trường học Thanh thiếu niên khuyết tật ít có khảnăng tìm việc làm hơn thanh niên không khuyết tật, và thanh niên khuyết tật đượctuyển dụng có thể kiếm được ít hơn so với những người không khuyết tật
Nghiên cứu Giáo dục và việc làm của nhóm thanh niên khuyết tát (The
education and employment of disabled young people) của Burchardt (2005) do tô chức
Joseph Rowntree Foundation tài trợ, đã phân tích mối quan hệ giữa những đặc tính củacác nhân của thanh niên khuyết tật, nguồn gốc gia đình, sự ủng hộ của cha mẹ, môitrường trường học, mong đợi của giáo viên, nhóm bạn, bối cảnh địa phương với những
kỳ vọng và mong đợi của thanh niên cộng với kết quả học tập tác động tới kết quả việclàm Một trong những vấn đề được phát hiện là những thanh niên khuyết tật không
phải lúc nào cũng được khuyến khích tự xem mình là một người có vai trò quan trọng
trong xã hội.
Bài viết Cơ hội việc làm: Liệu vấn dé về chủng tộc và dân tộc thiểu s6 có phải
là vấn dé? (Employment opportunities: Do race and ethnicity matter?) của Ban pháttriển xã hội toàn diện/bao gồm đã phân tích báo cáo về tình hình xã hội thé giới năm
Trang 142016 mô tả tỷ lệ lao động thiéu số trong dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn, kỹthuật và nghề nghiệp thấp hơn so với người lao động ở đa số hoặc dân tộc chiếm ưu
thế ở phần lớn các quốc gia có số liệu báo cáo Một trong những lý giải là ở sự khác
biệt trong giáo dục Đối với một số nhóm, cụ thể là người dân bản địa và một số đântộc thiểu số, cơ hội việc làm cũng bị giảm bớt do bat lợi về mặt không gian do ở
nông thôn, vùng sâu vùng xa nơi cơ sở hạ tầng kém và ít tiếp cận với công việc phi
nông nghiệp.
Công tác xã hội như một nghề giúp đỡ, hỗ trợ và trao quyền cho các cá nhân,
các nhóm và cộng đồng hoạt động trong bối cảnh đa dân tộc nhằm tác động hỗ trợ giải
quyết những van dé dễ bị tốn thương của các nhóm dân tộc thiêu số và giúp họ vươnlên, phát triển hết tiềm năng phục vụ và đóng góp cho xã hội (Soydan, 2017) Có rấtnhiều tác giả ngay từ những năm 90 đã có các công trình nghiên cứu về công tác xãhội và dân tộc thiêu số Cuốn sách Công tác xã hội và dân tộc thiểu số: Quan điểm của
Châu Âu (Social work and Minorities: European Perspectives của tác giả Williams,
Soydan và Johnson (1998) đã tập trung váo phân tích những vấn đề trong quá trìnhlàm việc với người dân tộc thiểu số ở Châu Âu Bên cạnh đó các tác giả cũng làm rõ
nguyên tắc công bằng trong tiếp cận của công tác xã hội và phân tích sự đóng gópkhác nhau về quyền lực trong hệ thống liên quan đến cá nhân va ở mức độ xã hội học
có những van đề quan trọng trong phát triển và chức năng trong thực hành
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về NKT nói chung và việc học nghề đối với
NKT nói riêng cũng đã, đang và sẽ không ngừng phát triển nhằm trợ giúp những NKTđảm bảo nhận thức và sinh kế của bản thân, từ đó mới đảm bảo được an sinh xã hội
Có thé chỉ ra những nghiên cứu của Việt Nam liên quan đến NKT như:
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (2014), Giáo trình công tác xã hội với người
khuyết tật Đã khái quát những vấn đề cơ bản về NKT và nêu nên các loại hình chăm
sóc trợ giúp NKT và vai trò của nhân viên Công tác xã hội với NKT Giáo trình còn đê
10
Trang 15cập đến những kỹ năng, nguyên tắc cần thiết của một nhân viên công tác xã hội khilàm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc với gia đình, cũng như các nguồn lực trong
quá trình trợ giúp NKT.
Dự án “7c đẩy các quyên và cơ hội cho người khuyết tật - Việc làm thông
qua luật pháp” trong khuôn khổ hợp tác phát triển giữa Tổ chức Lao động quốc tế
ILO và Cơ quan Phát triển Ai Len tại Việt Nam giai đoạn (2014 - 2015), Tổng cụcDạy nghề đã phối hợp với ILO tiến hành khảo sát 120 người khuyết tật (NKT) về dạy
nghề, tạo việc làm trong 3 năm tại 4 tỉnh, thành: Phú Thọ, Hải Phòng, Đà Nẵng, BàRịa - Vũng Tàu Kết quả hỗ trợ dạy nghề cho NKT của cả nước và các tỉnh khảo sát
rất thấp Cả nước, trong 4 năm (2011-2014) mới hỗ trợ dạy nghề và tạo việc
làm cho khoảng trên 100.000 NKT Trong đó, hỗ trợ từ Đề án Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020 được trên 11.000 người Như vậy, so với mục tiêu
dé ra trong Quyết định 1019/QĐ-TTg, giai đoạn 2012 - 2015, bình quân mỗi năm cần
tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho khoảng trên 60.000 NKT thì kết quả trên cònthấp hơn rất nhiều Riêng 4 tỉnh được khảo sát trong 3 năm (2012 - 2014) mới tô chức
dạy nghề và tạo việc làm cho gần 1.000 NKT, nếu chia bình quân, mỗi năm một tỉnh
hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho khoảng 30- 50 NKT So với tổng số NKT trên địabàn và số NKT có nhu cầu học nghề còn rất thấp (ví dụ Hải Phòng, Phú Thọ, )
Tổ chức Lao động quốc tế (2010) “Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việclàm cho NKT tai Việt Nam” Báo cáo cung cấp một cách nhìn tổng thể về các tổ chức
đại diện cho NKT và các dịch vụ dao tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp
cho NKT, đặc biệt tập trung vào các tổ chức của phụ nữ khuyết tật và các dịch vụ dành
riêng cho phụ nữ khuyết tật Báo cáo cũng phân tích kết quả khảo sát NKT ít được đàotạo nghề, hướng dẫn về việc làm cũng như phát triển doanh nghiệp Rất nhiều tổ chứctrong và ngoài nước cũng nhận thấy việc đảo tạo nghề và các dịch vụ bố trí việc làm
cho NKT là rất quan trọng Vì vậy, báo cáo đề xuất Chính phủ cần có những chínhsách riêng khuyến khích các đào tạo nghề cho NKT Báo cáo cũng nêu lên thực trạng
hiện nay cũng có một số Trung tâm dạy nghề dành riêng cho NKT được thành lập,nhưng chỉ phục vụ các khu vực thành thị, các vùng nông thôn việc tiếp cận đào tạonghề rất bị hạn chế Các dịch vụ bé trí việc làm thường gan liền với cơ sở dao tạonghề Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp kiếm được việc làm sau đào tạo còn khá thấp và phần
11
Trang 16lớn những học viên tốt nghiệp chủ yếu tìm được việc làm tại các cơ sở dành riêng cho
NKT chứ không phải các doanh nghiệp thông thường.
Tổ chức APHEDA (2014), Báo cáo giữa kỳ dự án “Việc làm bên vững và tăngcường vị thế cho NKT trong cộng đông” Đây là dự án do Cơ quan viện trợ Ai len tàitrợ chính.Các đơn vị thực hiện dự án là Tổ chức Nhân dân Ôx-trây-lia vì Y tế, Giáo
dục và Phát triển Hải Ngoại (APHEDA), hợp tác với Liên hiệp hội về NKT Việt Nam,
các Sở Lao động - Thương binh - Xã hội hai tỉnh Quảng Nam và Hải Dương, các Hội NKT hai tỉnh Quảng Nam và Hải Dương và Trung tâm dịch vụ việc làm 8-3, Phụ nữ
tỉnh Hải Dương Địa bàn triển khai Dự án là hai tỉnh Quảng Nam và Hải Dương Báocáo đề cập đến các cuộc đối thoại chính sách giữa NKT và các cơ quan chức năng tại
các tỉnh Hải Dương và Quảng Nam Đây là những cơ hội để NKT phản ánh nguyện
vọng và những khó khăn của NKT để chính quyền địa phương quan tâm giải quyếttrong đó có việc từng bước xóa bỏ các rào cản về việc làm cho NKT Trong một sốcuộc đối thoại, NKT đã nêu lên những khó khăn hạn chế NKT có việc làm tại các địaphương như họ mù chữ hoặc trình độ văn hóa thấp, tình trạng khuyết tật về trí tuệ
làm cho họ tiếp thu tay nghề chậm chạp, do hạn chế về khả năng vận động nên năng
suất lao động của họ không cao, ít cơ quan, doanh nghiệp quan tâm tuyển NKT vàolàm việc và các cơ sở dao tạo nghề và doanh nghiệp thiếu tiện nghi dé để NKT tiếpcận v.v Trong báo cáo, APHEDA đã đề cập đến mô hình một số doanh nghiệp địa
phương vừa dao tạo nghề và vừa sắp xếp việc làm cho NKT địa phương Hình thứcdao tạo nghề này giúp NKT không phải đi xa và có việc làm ngay sau khi họ kết thúc
học nghề Báo cáo cho biết 85 NKT sau khi kết thúc lớp học nghề đã có việc làm vàthu nhập ồn định
Tác giả Mai Thị Phương (2014), đề tài “Van dé CTXH với NKT” Dé tai đã nêulên vai trò của công tác xã hội đối với NKT trên tất cả các phương diện, đặc biệt là van
dé dạy nghề va tìm việc làm Đề tài viết về những tồn tai yếu kém trong công tác dạy
nghề cho NKT ở nước ta Nội dung, chương trình, nghề đào tạo, hình thức đào tạo chưahợp lý về kết cấu, quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa có những giáo trình vàcác thiết bị dạy nghề dành riêng cho NKT, đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT cònyếu cả về kiến thức, kỹ năng và nhận thức về các lĩnh vực sư phạm và quản lý Đồngthời việc thực hiện chính sách về việc làm với NKT chưa nghiêm, hoạt động kiểm tra
12
Trang 17giám sát chưa thường xuyên, vì vậy NKT chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận dạynghề và việc làm.
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội “Vai frò cua công tác xã hội trong hồ trợ
người khuyết tật học nghé tại Trung tâm nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hộitỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Diệu Linh Luận văn đề cập đến thực trạng vai trò
của CTXH vào trợ giúp trẻ khuyết tật học nghề và đưa ra giải pháp nham nâng cao vai
trò của CTXH trong hỗ trợ người khuyết tật học nghề tại Trung tâm
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: “Hỗ trợ học nghề đối với Người Khuyết Tật
từ thực tiễn Trung Tâm Dạy Nghề - Phục Hồi Chức Năng cho Người Tan Tat Tinh
Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương Luận văn đề cập đến thực trạng hỗ
trợ dao tạo nghề cho người khuyết tat, các yếu tố tác động đến người khuyết tật trong
quá trình học nghề và đưa giải pháp nham nâng cao hoạt động học nghề đối với ngườikhuyết tật tại Trung tâm
Thanh niên dân khuyết tật dân tộc thiêu số là nhóm đặc thù trong xã hội, họ vừa
là những thanh niên trong độ tuổi lao động, lại vừa là những người yếu thé cần được trợ
giúp Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất về việc hỗ trợ cho nhóm thanh niên
khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số nói riêng nhưngnhìn chung chưa có tính thực tiễn Một số nghiên cứu đã chỉ ra được những rào cản củathanh niên khuyết tật dân tộc thiêu số nhưng chưa đưa ra được những giải pháp dé khắcphục những rào can ấy Các nghiên cứu tập trung giải quyết van đề cho người khuyết tật
đang sinh sống và học tập ở trung tâm dành cho người khuyết tật chứ chưa tập trung giải
quyết van dé cho thanh niên khuyết tật ngoài cộng đồng Bởi vậy, có thé thấy sự cầnthiết của việc phát huy vai trò của nhân viên Công tác xã hội cũng như những giải pháp
về công tác xã hội trong việc hỗ trợ thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số học nghề, tìm
kiếm việc làm
Như vậy trong nghiên cứu này, việc tìm kiếm những yếu tố rào cản đến quá
trình học nghề, tìm kiếm việc làm của thanh niên khuyết tật dân tộc thiêu số tại cộng
đồng cũng như những giải pháp để hỗ trợ họ khắc phục những rào cản ngay trongchính cộng đồng của họ, chính là điểm nổi bật mà chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận
và thực hành.
13
Trang 183 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho hoạt động đào tạo
đại học và sau đại học ngành Công tác xã hội trong hướng tiếp cận hỗ trợ nhóm thanh
niên khuyết tật các dân tộc thiểu số.
Tỉnh Hòa Bình và nhiều tỉnh thành khác có tài liệu khoa học để xây dựng chính
sách và thực hiện đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả hơn cho nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt là nhóm thanh niên dân tộc thiểu số khuyết tật.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ cho tư vấn chính sách cho cán bộ, chínhquyền địa bàn huyện Kim Bồôi, tỉnh Hòa Bình trong việc nâng cao hiệu qua của công
tác đào tạo nghé, giới thiệu việc làm, hỗ trợ việc làm nói chung và cho nhóm thanh
niên khuyết tật người dân tộc thiêu số nói riêng
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm đối với thanh
niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình (nghiên cứu địa bàn
huyện Kim Bôi).
Cán bộ của ngành Lao động Thuong Binh và Xã hội, trường đào tạo nghề,
Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Hội Người khuyết tật tỉnh
4.3 Pham vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 3/2020 đến 10/2020
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu lựa chọn địa bàn huyện Kim Bôi với
các nhóm dân tộc thiểu số đại diện cho tỉnh Hòa Bình: Mường, Thái, Mông, Dao
Nội dung nghiên cứu: Đánh giá các yếu té từ sức khỏe, động lực của bản thân; các
yếu tô từ gia đình, bạn bè, chính sách và pháp luật anh hưởng đến van đề hỗ trợ đào tạonghề và tìm kiếm việc làm đối với thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa
Bình.
14
Trang 195 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Mục dich nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ
trợ dao tạo va tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số tỉnhHòa Bình từ đó đề xuất các giải pháp và dịch vụ công tác xã hội phù hợp và hiệu
quả.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng và nhu cầu hỗ trợ dao tạo và tìm kiếm việclàm của thanh niên dân tộc thiểu số khuyết tật tỉnh Hoà bình hiện nay
Đánh giá các yếu t6 ảnh hưởng đến hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm củathanh niên dân tộc thiêu số khuyết tật huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình hiện nay
Đề xuất được các giải pháp và dịch vụ công tác xã hội phù hợp, hiệu quả
nhằm hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khuyết tật học nghề, tìm kiếm việc làm,
khởi nghiệp.
6 Câu hỏi nghiên cứu
— Thực trạng và nhu cầu hỗ trợ đảo tạo và tìm kiếm việc làm của thanh niên
dân tộc thiêu số khuyết tật tỉnh Hoà bình hiện nay như thế nào?
— Các yếu tố nào anh hưởng đến hỗ trợ đào tao và tìm kiếm việc làm của thanh
niên dân tộc thiêu số khuyết tật huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình hiện nay?
— Giải pháp và dịch vụ Công tác xã hội nào có thé cải thiện việc hỗ trợ đào tạo và
tìm kiếm việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số khuyết tật huyện Kim Bồôi,
15
Trang 20niên dân tộc thiểu số, trong đó có thanh niên khuyết tật vận động, khiếm thị, 6 nữ và 4
nam.
Phỏng vấn 6 cán bộ của ngành Lao động Thương Binh và Xã hội, trường đào
tạo nghề, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Người khuyết tật huyện KimBôi.
7.2 Điều tra bang bảng hỏi
Đề tài khảo sát bảng hỏi đối với 75 thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu sốtại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình Nghiên cứu lựa chọn các thanh niên dân tộc thiểu số
đại diện bao gồm các dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật khác nhau, số thanh niên đã
và chưa từng học nghề dé khảo sát nam được toàn diện về nhu cầu, khó khăn và những
yêu tố ảnh hưởng tới bản thân người khuyết tật trong việc học nghề và tìm kiếm việc
làm.
7.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những vấn đề có liên
quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì được giải quyết và nhữngvan đề gì chưa được giải quyết
Đòi hỏi phải phân tích có hệ thống Phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh
thông tin từ tài liệu.
8 Cấu trúc luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được kết cấu thành 2
chương nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Đánh giá các yếu tổ hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm chothanh niên khuyết tật các dân tộc thiêu số tại Kim Bôi, Hòa Bình
16
Trang 21CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN
1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1 Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là hoạt động dạy nghé, hoc nghé nhăm chuẩn bị những điều kiện
cần thiết để mọi người có thể tự tạo việc làm, kiếm việc làm hoặc có cơ hội nâng cao
chất lượng của quá trình lao động và thăng tiến trong nghé nghiệp Dao tạo nghề gồm
đào tạo nghề dài hạn và đào tạo nghề ngắn hạn
Khoản 2, điều 3 Luật số: 74/2014/QH13: Luật giáo dục nghề nghiệp: Đảo tao
nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cần thiết cho người học đề có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi
hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp Bên cạnh đó: Dạy nghề
còn là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành dé cáchọc viên có được một trình độ, kỹ năng kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định vềnghề nghiệp
Như vậy, dao tạo nghề là hoạt động hướng dẫn, giáo dục nghề nghiệp, học nghề
ngắm chuan bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết dé mọi người có thé tự tạoviệc làm, kiếm việc cũng như làm tăng cơ hội nâng cao chất lượng của quá trình laođộng và thăng tiến trong công việc Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc duy trì
và phát trién nguồn nhân lực Đào tạo nghề gồm đào tạo nghé sơ cấp và dao tạo nghềtrung cấp[21]
Tại đề tài này, tác giả sử dụng định nghĩa đào tạo nghề Luật giáo dục nghề
nghiệp năm 2014, dao tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhăm trang bị kiếnthức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việclàm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc dé nâng cao trình độ nghề
nghiệp.
1.1.2 Việc làm
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm người có việc làm là những
người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vậthoặc những người tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay
vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật [20]
17
Trang 22Tại Việt Nam, theo hiến pháp năm 2013, Nhà nước đã khăng định quyền làmviệc, được tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân (Khoản
1, Điều 35), thừa nhận là một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước bảo đảm,hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của Công ước số 122 - Công ước về chính sáchviệc làm mà Việt Nam chuẩn bị tham gia
Khoản 1 và 2, điều 9 cùng bộ Luật Lao Động cũng đã quy định: “Việc làm là
hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm; Nhà nước, nguoi sửdụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi
người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm
Việc làm đóng một vai trò quan trọng ở các khía cạnh về kinh tế, xã hội,
chính sách và quốc gia Về kinh tế, hiệu quả của việc làm sẽ tạo điều kiện cho kinh
tế phát triển, giải quyết được van đề về thất nghiệp và ngược lại, nếu như khônggiải quyết được vấn đề thiếu việc làm và thất nghiệp thì sẽ dẫn tới việc kìm hãm sựphát triển của kinh tế Về xã hội, có việc làm sẽ làm giảm sự xuất hiện của các tệ
nạn xã hội, người lao động sẽ tạo được ra giá tri riêng của bản thân mình, thời gian
và công sức sẽ được sử dụng với mục đích lao động nhiều hơn Tương tự, giải
quyết được vấn đề về việc làm với mỗi quốc gia là nhiệm vụ quan trọng nên cácchính sách việc làm và giải quyết việc làm luôn được chú trọng trong hệ thống cácchính sách xã hội nói riêng và trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế xã hộinói chung Chính sách xã hội của nhà nước ở hầu hết các quốc gia đều tập trung
vào một số các lĩnh vực như thị trường lao động, bao đàm việc làm, BHXH,
Những chính sách việc làm không chỉ giải quyết được vấn đề thất nghiệp mà còngóp phan bảo dam an toàn, ồn định và phát triển xã hội
Như vậy, dựa theo điều luật được quy định tại Việt Nam và ILO, định nghĩa
“việc làm” được tác giả sử dụng trong đề tài là “những hoạt động lao động tạo ra thu
nhập và được nhà nước cũng như pháp luật công nhận là hợp pháp”.
Trang 23quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xãhội, nguồn bố sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực
Như vậy, trong dé tài luận văn này, Khái niệm thanh niên trong nghiên cứu
được hiểu là nhóm xã hội có độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi Họ cũng chính là lực lượng lao
động xã hội chính của xã hội trong tất cả các lĩnh vực
1.1.4 Dân tộc thiểu số
Theo nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ramột số định nghĩa liên quan đến dân tộc thiểu số như sau:
- Dân tộc thiểu số: “là những dân tộc ít người hơn so với dân tộc đa số trên phạm
vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” Dân tộc đa số là “dântộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước”
- Dân tộc thiểu số rat ít người “là dan tộc có dân số dưới 10.000 người”
- _ Vùng dân tộc thiêu số: “là địa ban có đông các dân tộc thiêu số cùng sinh sống ồn
định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”
[3]
Bên cạnh đó, dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt được xác nhận là những dân
tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau: (1) Tỷ lệ hộnghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; (2)Các chỉ số phát triển về giáo dục đảo tạo, sức khoẻ cộng đồng và chất lượng dân số đạtdưới 30% so với mức trung bình của cả nước; (3) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chấtlượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiêu phục vu đời sống dân cư
Tại luận văn này, tác giả xác định “dân tộc thiểu số” là nhóm người có số lượng
ít hơn nhóm người đa số trong xã hội đó Họ sống cùng nhau có đặc điểm ngôn ngữ,
văn hóa, có đặc trưng riêng Họ thường sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, thường gặp nhiều bat lợi trong việc tiếp cận với cácdịch vụ về y tẾ, giáo dục
1.1.5 Người khuyết tật
Công ước Quốc tế các quyền của người khuyết tật (2006) đã nêu rõ: “Người
khuyết tật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ,
19
Trang 24thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thê cản trở sựtham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như
những người khác trong xã hội”
Tại Việt Nam, theo Luật số: 51/2010/QH12 Luật Người Khuyết Tat: Người
khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảmchức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khókhăn” Cũng tại bộ Luật này, khuyết tật được chia làm các dạng bao gồm: (1) Khuyét
tật vận động: (2) Khuyét tật nghe, nói; (3) Khuyét tật nhìn; (4) Khuyét tat thần kinh,tâm thần; (5) Khuyết tật trí tuệ; (6) Khuyết tật khác Người khuyết tật được chia thành
ba mức độ:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thé tự
thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thé tự thực hiệnmột số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tai
điểm a và điểm b khoản này
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, người khuyết tật là người bị khiếmkhuyết hoặc suy giảm chức năng ở một hoặc nhiều bộ phận, khiến họ gặp khó khăntrong cuộc sống, gặp nhiều bat lợi hơn trong việc tiếp cận với các nguồn lực trong xãhội so với những người không khuyết tật khác
Thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số trong nghiên cứu này được hiểu lànhững cá nhân có độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi; là người bị khiếm khuyết hoặc suy giảmchức năng ở một hoặc nhiều bộ phận, khiến họ gặp khó khăn trong cuộc sống, gặpnhiều bất lợi hơn trong việc tiếp cận với các nguồn lực trong xã hội so với nhữngngười không khuyết tật khác Họ là số ít trong nhóm xã hội mà họ đang sinh sống,
đồng thời, nhóm xã hội này là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó
khăn Họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội
1.1.6 Thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số
Thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số trong nghiên cứu này được hiểu là những
cá nhận có độ tuôi từ 15 đến 30 tuổi Họ là đối tượng bị khiếm khuyết hoặc suy giảmchức năng ở một hoặc nhiều bộ phận, khiến họ gặp khó khăn trong cuộc sống, gặp
20
Trang 25nhiều bất lợi hơn trong việc tiếp cận với các nguồn lực trong xã hội so với những
người không khuyết tật khác Họ sinh sống ở các vùng núi có điều kiện kinh tế - xã hội
còn nhiều khó khăn và thiếu thốn Các cá nhân là người thuộc nhóm dân tộc thiểu số,
có số lượng ít hơn nhóm đa số trong xã hội, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với
các dịch vụ xã hội.
1.1.7 Công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội
Tác giả Nguyễn Hồi Loan định nghĩa: “Công tác xã hội là một hoạt động thựctiễn xã hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và đượcvận hành trên cơ sở, văn hóa của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân và các nhóm ngườitrong việc giải quyết nan đề trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người
và tiễn bộ xã hội”[12.tr11]
CTXH có thê hiểu là một ngành khoa học ứng dụng nhăm hỗ trợ các cá nhân,nhóm, cộng đồng có vấn đề về mặt xã hội tham gia giải quyết, cải thiện hoàn cảnh vàvươn lên hòa nhập cộng đồng theo hướng tích cực và bền vững CTXH là một nghềchuyên nghiệp nên những người làm CTXH cần được dao tạo bồi dưỡng có hệ thống
thông qua các hình thức chính quy và không chính quy như các lớp ngắn ngày và dàingày; các cấp học từ trung cấp, cao đăng lên đại học và trên đại học Họ được học các
kiến thức, kỹ năng làm việc với từng cá nhân con người, nhóm, cộng đồng và làm việctuân theo những quy định đạo đức nghề nghiệp
Theo Hiệp hội Nhân viên Công tác xã hội Hoa Kỳ, “Nhân viên Công tác xã
hội là người được đào tạo chuyên nghiệp, có bằng cấp chuyên môn phù hợp, hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trợ giúp cho nhóm yếu thế và tuân thủ đạođức nghề công tác xã hội”[12,tr14]
Theo Hiệp hội Nhân viên Công tác xã hội Quốc tế, “Nhân viên Công tác xã hội
là những người được đào tạo và trang bị kiến thức và kĩ năng trong công tác xã hội , cónhiệm vụ trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với các vấn
đề trong cuộc sông, tạo cơ hội để các thân chủ tiếp cận được nguồn lực cần thiết thúc
đây sự tương tác giữa các cá nhân và môi trường, vận động chính sách xã hội vì lợi ích
cá nhân, nhóm cộng đồng, thông qua hoạt động nghiên cứu và thực tién.[12,tr14].
21
Trang 261.1.8 Hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm đối với thanh niên khuyết tật các
dân tộc thiểu số
Hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số làcác hoạt động trợ giúp cho các đối tượng là người khuyết tat bị khiếm khuyết, suy giảm
chức năng của một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể và sự hạn chế trong điều kiện địa lý,
kinh tế khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ trong xã hội
Thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số là những người trong độ tuổi từ 15
đến dưới 30 tuổi, sinh sống trên các địa bàn dân tộc ít người có điều kiện kinh tế - xã
hội còn nhiều khó khăn Họ là đối tượng còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với
các nguồn lực cũng như các cơ hội dé có thé học nghề và tìm kiếm việc làm Họ cần
được trợ giúp, tao điều kiện dé có thé tiếp cận với đào tạo nghề từ đó có nhiều cơ hộihơn trong việc tìm kiếm được việc làm phù hợp để nuôi song ban than Thanh niénkhuyết tật người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội bởi họ không được di học, không có bằng cấp cùng với mặc cảm tự ti về
những khiếm khuyết trên cơ thể khiến mối quan hệ xã hội của họ hạn hẹp Điều này
khiến họ khó khăn trong việc tự tìm kiếm việc làm để nuôi sông bản thân
Mặc dù, nhà nước luôn có những chính sách dé hỗ trợ cho thanh niên khuyết tật,
người dân tộc thiêu số trong vấn đề học nghề và tìm kiếm việc làm để hỗ trợ các đốitượng, nhưng vì sự hạn chế trong tiếp cận dịch vụ nên thanh niên khuyết tật người dân tộcthiểu số cần có sự kết nối, hỗ trợ từ các cá nhân, cơ quan nhà nước cũng như các cơ sởđảo tạo trong việc đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm
Bên cạnh đó, những hỗ trợ tâm lý từ bạn bè, gia đình và các cán bộ từ chính
quyền địa phương cũng cần được thực hiện để giúp mỗi thanh niên khuyết tật người
dân tộc thiểu số tìm ra điểm mạnh va động lực trong quá trình học nghề và đào tạonghề Từ đó, công tác xã hội với vai trò là một nghề trợ giúp các đối tượng yếu thế, sẽđóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiêu sốhọc nghề và tìm kiếm việc làm
1.1.9 Các yếu tố ảnh hướng đến đào tạo nghề và tim kiém việc làm của thanh niên
khuyết tật người dân tộc thiểu số1.1.9.1 Sức khỏe của bản thân thanh niên khuyết tật
- Dang và mức độ khuyết tật
22
Trang 27Theo Điều 3, Luật số 51/2010/QH12: Luật Người khuyết tật, các dạng khuyết
tật được quy định bao gồm: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn;
khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác Cụ thê theo điều 2,nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Người khuyết tật, các dạng khuyết tật được quy định như
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Khuyết tật Là tình trạng giảm hoặc mat chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói,nghe, nói phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao
đôi thông tin bằng lời nói khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn.
Khuyét tật nhìn | Là tình trạng giảm hoặc mat khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu
sắc, hình ảnh, sự vật trong điêu kiện ánh sáng và môi trường bình
thường khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khănKhuyết tật thần
kinh, tâm thần
Là tình trạng rôi loan tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiêm soát hành vi, suy
nghĩ và có biêu hiện với những lời nói, hành động bât thường khiên cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn
Khuyết tật trí
^
Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biêu hiện băngtuệ việc chậm hoặc không thê suy nghĩ phân tích về sự vật, hiện tượng, giải
quyết sự việc, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn
Khuyét tật khác | Là các tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thê khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên
Bên cạnh đó, tại điều 3, Luật Người khuyết tật cũng quy định người khuyết tật
được chia theo ba mức độ khuyết tật, cụ thé a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người
do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhânhàng ngày; b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực
23
Trang 28hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; c) Người khuyết tật
nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản
này.
1.1.9.2 Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè của thanh niên khuyết tật
Yếu tổ gia đình là một trong những yếu tố tác động mạnh tới việc tham gia vào
quá trình học nghề của người khuyết tật Người khuyết tật bản thân họ đã mặc cảm, tự
ti rồi nhưng nếu có sự hậu thuẫn, ủng hộ, hỗ trợ từ phía gia đình như: chăm sóc sứckhỏe cho NKT, chú trọng động viên tinh thần cho NKT như vậy thì người khuyết
tật mới có đủ thê chất tốt, có nghị lực, yên tâm dé học nghề Ngược lại, người khuyết
tật sẽ không có động lực dé học nghé va khang định bản thân được nếu gia đình không
ủng hộ và trợ giúp.
1.1.9.3 Chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước và địa phương
Người khuyết tật là đối tượng chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử từ xã hội Nguyênnhân là do nhiều người không hề biết đến quy định của pháp luật về người khuyết tật
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử diễn ra ở nhiều lĩnh vực: Gia đình, nơi làm việc, giáo dục,hôn nhân, gia đình, tham gia hoạt động xã hội, thậm chí là xuất phát từ chính bản thânngười khuyết tật
Nhà nước đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg “Chương trình mục tiêuGiáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 — 2020” về vấn
đề hướng nghiệp, đảo tạo và tìm kiếm việc làm Đặc biệt, trong đó “Hỗ trợ tạo việclàm cho người khuyết tật” là một nội dung quan trọng trong Dự án Phát triển thị
trường lao động và việc làm thuộc Chương trình này Với nội dung hỗ trợ tạo việc làm
cho NKT, dự án đi sâu thực hiện các hoạt động như: định hướng, tư vấn việc làm,nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc, kỹ năng tìm việc; tô chức các khóađào tạo, tham quan, làm việc tại doanh nghiệp, tô chức; giới thiệu việc làm cho NKT
Tuy nhiên, đây mới là chương trình thí điểm và chưa được nhân rộng, bởi vậy
dù có những chính sách hỗ trợ người khuyết tật nhưng việc triển khai và tuyên truyền
về van đề việc làm cho thanh niên khuyết tật tại địa phương, đặc biệt là các địa phươngkhó khăn và có đông dân cư là người dân tộc thiểu số, còn chưa được thực hiện triệt
để Đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc học nghề và tìm
kiêm việc làm của thanh niên khuyết tật người dân tộc thiêu sô
24
Trang 291.1.9.4 Sự sẵn có của ngành nghề đào tạo và nghề nghiệp tại địa phương
Việc đào tạo nghề và lựa chọn ngành nghề để đào tạo tại mỗi địa phương phụthuộc vào nhiều yếu tố như giảng viên, địa diém dao tạo, số lượng người tham gia đàotạo Tương tự, tại nhiều địa phương chưa có những cơ sở đảo tạo nghề dành riêng cho
người khuyết tật, bởi vậy việc đào tạo nghề dành cho người khuyết tật vẫn còn là hạn
chế nên các ngành nghề phù hợp với khả năng của người khuyết tật cũng bị thu hẹp lại
Nếu có sẵn các ngành nghề đào tạo phù hợp tại địa phương thì họ có thể cắt giảm đượcthời gian di chuyển và những bat tiện, khó khăn khi phải di chuyển sang khu vực khác
dé học nghề
Tương tự với việc làm, những ngành nghề mà người khuyết tật có thé làm tại
địa phương sao cho phù hợp với khả năng và điều kiện sức khỏe của họ cũng là một
van dé ảnh hưởng tới quá trình tìm kiếm việc làm của ho
Vấn đề học nghề và tìm kiếm việc làm là một thách thức đối với thanh niên
khuyết tật, đặc biệt, trong trường hợp thanh niên khuyết tật đã học nghề và thành thạonghề có tìm được công việc phù hợp không lại bị ảnh hưởng bởi cơ quan tuyển dụnglao động Có thé thấy một điều không thê chối cãi trong hiện thực của đời sống xã hội
là còn tồn tại rất nhiều quan điểm, định kiến về kỳ thị, phân biệt đối xử dành chongười khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số nói riêng Việc
các cá nhân, tổ chức còn e ngại trong việc tiếp nhận người lao động là người khuyết tật
khiến các cá nhân là thanh niên khuyết tật vốn đã mang nhiều tự ti về bản thân lại càngkhó tiếp cận hơn
Có thé thấy đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rat lớn trong quá trình tìm kiếm việclàm sau đào tạo cũng như tìm kiếm việc làm đơn thuần của thanh niên khuyết tật ngườidân tộc thiêu số tại địa phương
1.1.9.5 Hỗ trợ từ đội ngũ cán bộ Lao động, Thương binh Xã hội/nhân viên CTXH địa
phương
Bản thân thanh niên khuyết tật và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong việctiếp cận với các nguồn lực do yếu tố từ hạn chế về trình độ học vấn, điều kiện và hoàn
cảnh sống, do vậy sự hỗ trợ của các cán bộ LĐTB&XH, cán bộ CTXH là điều mà họ
mong muốn Cán bộ LĐTB&XH, cán bộ CTXH là những người thuộc chính quyền, họ
hỗ trợ thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số trong quá trình tham gia học nghề
25
Trang 30và tìm kiếm việc làm thông qua cung cấp thông tin về chính sách, thủ tục hànhchinh, Việc có những chính sách cũng như hỗ trợ từ Nhà nước đối với thanh niên
khuyết tật dân tộc thiêu số sẽ được các cán bộ của các cơ quan có trách nhiệm thi hành, phụ trách và hỗ trợ cho thanh niên khuyết tật Tuy nhiên, tại địa phương, việc hỗ
trợ của đội ngũ cán bộ vẫn chưa được nhận thức bởi số đông thanh niên khuyết tật vì
họ không biết đến vị trí mà cán bộ hỗ trợ làm Những hoạt động hỗ trợ về tham vấn
tâm lý cũng chưa được thực thi một cách toàn diện Mặc dù vậy, sự hỗ trợ từ đội ngũ
cán bộ vẫn luôn là một yêu tố có ảnh hưởng tích cực đến vấn đề học nghề của thanhniên khuyết tật
1.1.9.6 Hỗ trợ từ hội người khuyết tật và Đoàn thanh niên địa phương
s* Hỗ tro từ hội người khuyết tat
Hội người khuyết tật tại địa phương luôn cố gang phát huy vai trò của mình, trởthành một trong những chỗ dựa vững chắc cho thanh niên khuyết tật trong quá trìnhhọc nghề và tìm kiếm việc làm Thanh niên khuyết tật người DTTS tại địa phương khitham gia Hội người khuyết tật có thé tham gia sinh hoạt nhóm, kết nối, trao đổi với
nhau về những vấn đề trong cuộc sống; chia sẻ với nhau những khó khăn mà những
người khuyết tật khó có thé thấu hiểu Bản thân thanh niên khuyết tật chia sẻ với nhaunhững kinh nghiệm trong việc tiếp cận thông tin học nghề, các địa điểm học nghề Bên cạnh đó, những người lãnh đạo của Hội Người khuyết tật cũng đã tổ chức nhữnghoạt động động viên tinh thần để đối tượng vượt qua những khó khăn tiến đến họcnghề và tìm việc làm
Hỗ trợ từ Đoàn/Hội thanh niên
Đoàn/ Hội thanh niên tại đại phương chú trọng đây mạng những hoạt động bềnoi, những hoạt động vui chơi giải trí và tính nguyện Bởi vậy trong sự hỗ trợ cho
thanh niên khuyết tật về đào tạo nghề thì Đoàn/ Hội thanh niên chưa có hỗ trợ nào chothanh niên khuyết tật về mặt thủ tục hành chính, kinh phí hay những hoạt động giới
thiệu việc làm Mặc dù đối tượng thanh niên khuyết tật tại địa bàn cũng là những
người trong độ tuổi sinh hoạt ở Đoàn/ Hội thanh niên, nhưng do những rào cản về mặt
thé chất khiến thanh niên khuyết tật trên địa bàn không tham gia các hoạt động của Đoàn/ Hội thanh niên nên không thể nhận được sự hỗ trợ, tương tác từ cộng đồng.
26
Trang 311.2 Các lý thuyết áp dụng1.2.1 Lý thuyết nhu cau
Lý thuyết nhu cầu của Maslow nêu lên 5 bậc thang Hệ thống thứ bậc phụ thuộc
khá nhiều về môi trường bên ngoài Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của
con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn
muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước
Lý thuyết nhu cầu của Maslow dé cập đến nhu cầu của con người đưới dạngkim tự tháp bao gồm 5 nhu cầu cơ bản, nhu cầu càng thấp thì càng xếp phía dưới,
thang bậc nhu cầu này của Maslow ứng dụng vào dự án để xác định, đánh giá nhu
cầu thực tế của thân chủ xem nhu cầu nào là quan trọng nhu cầu nào là cần được đáp
ứng đầu tiên [9] Ứng dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu để thấy được vai trò của
việc làm đối với cá nhân người khuyết tật, từ đó hiểu được nhu cầu, mong muốncũng như những định hướng có thé hỗ trợ cho đối tượng nghiên cứu
2
Hình 1.1: Tháp nhu cầu của MaslowPhân tích kỹ về tháp nhu cầu của Maslow ta có thé thấy như sau:
Bậc 1 Những nhu câu về sinh học:
Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo cho con người tồn tại.Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thé hoặc nhu cau sinh lý, bao gồm cácnhu cau cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, không khí dé thở, tình dục, các nhu
câu làm cho con người thoải mái, Đây là những nhu câu cơ bản nhât và mạnh nhât
27
Trang 32của con người Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếpvào bậc thấp nhất.
Maslow cho răng, những nhu cầu ở mức độ cao hon sẽ không xuất hiện trừ khinhững nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự,hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được Ông bà
ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho răng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phảiđược ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản đề có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
Bậc 2 Những nhu cầu về an ninh và an toàn:
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này
không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhu cau cao hơn Đó
là những nhu cầu về an toàn, không bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính
mang và gia đình Nhu cau an toàn và an ninh này thê hiện trong cả thé chat lẫn tinhthần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm.Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguykhốn đến tinh mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ôn
định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có phápluật, có nhà cửa dé ở, Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triếthọc cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinhthan Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch dé dành tiếtkiệm, cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này Thông qua việcnghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thê thấy nhiều điều thú vị:
— Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơbản nhất là tan công vào các nhu cầu bậc thấp của họ Nhiều người làm việc chịu đựng
các đòi hỏi vô lý, các bat công, vì ho sợ bi mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân
và gia đình, họ muốn được yên thân,
~ Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậcthấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa 6n định,
— Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thé học tốt, một đứa trẻ bị stressthì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học Lúc
này, các nhu câu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiêm quyên ưu tiên
28
Trang 33so với các nhu cầu học hành Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trườnghợp bị sợ hãi, bi de doa về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất
ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.
Bậc 3 Những nhu cau về xã hội:
Là những nhu cầu về tình yêu, được chấp nhận, mong muốn được tham gia vàomột tô chức hay một đoàn thé nào đó Do con người là thành viên của xã hội nên hocần được những người khác chấp nhận Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó.Cấp độ nhu cau này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp dé phát triển
Bậc 4 Những nhu cầu được đánh giá và tôn trọng:
Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận làthành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôntrọng Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng
tự tin Đây là mong muốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôntrọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không
thé thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội Việc họ được tôn trọng cho thaybản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản
đơn là “xã hội chuộng của chuộng công” Vì thê, con người thường có mong muôn có
2
A
dia vi cao dé duoc nhiéu người tôn trọng và kính né
Bậc 5 Những nhu cầu về sự hoàn thiện:
Là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, mong muốn phát triển
toàn diện cả về thé lực và trí tuệ Thuyết nhu cầu của A.Maslow là thuyết đạt tới
đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung Việc sắpxếp nhu cau theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã man” của con người giảmdần và độ “văn minh” của con người tăng dần
Chúng ta có thê thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của
sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng,
mong ước của mình Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương
cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mìnhmong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do” Đó chính là việc đi tìm
kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình
cảm thây hài lòng về nó.
29
Trang 34Như vậy, trong khuôn khổ luận văn, việc đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm sẽ
giúp thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng bởi khi
đó, họ đã có cơ hội tìm được việc làm vào tạo ra thu nhập đề nuôi sống bản thân, thậm
chí là gia đình của họ Khi được học và đào tạo nghề cũng như đã có việc làm và tạo rathu nhập, thanh niên khuyết tật người dân tộc thiêu số không những duy trì được các
mối quan hệ gia đình, bạn bẻ mà còn được xã hội thừa nhận giá trị và tôn trọng, kính
nề Điều này hoàn toàn có thé giúp họ phát triển hơn nữa về tay nghề, kỹ năng va sự
sáng tạo của họ trong lao động.
1.2.2 Lý thuyết sinh thái
Quan điểm sinh thái có nguồn gốc từ quan niệm của Lewinian rằng hành vi là
một hoạt động của con người có sự tương tác với môi trường của họ Quan điểm sinh
thái trùng với quan điểm tâm lý học động năng ở phan coi trọng yếu tố về sự tương tác
qua lại giữa con người và môi trường tac động lên hành vi.
Quan điểm sinh thái đề cập đến các tương tác tương hỗ, phức tạp và rộng lớn
giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh Nói cách khác, quan điểm sinh thái nhấnmạnh đến sự tương tác giữa con người và môi trường xã hội mà họ đang sống, tìm
kiếm nguyên nhân nảy sinh vấn đề cũng như phương hướng giải quyết vấn đề từ phíamôi trường Quan điểm này cho rằng con người sống trong môi trường xã hội, phảichịu tác động từ những thay đổi các yếu tố trong môi trường này, vì vậy khi vấn đềnảy sinh không nhất thiết là do khuyết điểm của cá nhân mà có thể do những bất hợp
lý từ phía môi trường Quan điểm này sẽ định hướng dé người nhân viên CTXH khi
tiếp cận với cá nhân có vấn đề, có gắng thay đổi những bất hợp lý trong môi trường xãhội, thay vì tiếp cận tâm lý học cô gắng thay đồi bản thân cá nhân đang gặp van dé
Môi trường xã hội trong quan điểm sinh thái biểu thị ở 3 cấp độ: vĩ mô, trung
mô và vi mô Cấp độ vi mô là bản thân những hệ thống vi mô trong cuộc sống của cánhân đó (lớp học, gia đình, cơ quan ), cấp độ trung mô là những tương tác giữa các
hệ thống vi mô có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cá nhân (mối quan hệ giữa giađình và nhà trường ), Cấp độ vĩ mô được xem xét trên bình diện kinh tế, chính trị,văn hóa có ảnh hưởng đến cá nhân (các thiết chế, chính sách ) Như vậy, nhân viên
xã hội khi xét trên quan điểm sinh thái cũng cần phải xác định những điểm nào của
môi trường sinh thái thực sự gây nên van dé của thân chủ dé có những tác động hợp lý
30
Trang 35Quan điêm sinh thái đã mở ra một cách tiêp cận rộng hơn, giúp người nhân viên CTXH nhận biệt tam quan trọng của môi quan hệ giữa con người và môi trường trong
việc hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của họ [12]
Hình 1.2: So đồ hệ thống sinh thái của thanh niên khuyết tật người DTTS tại Kim Boi
Từ sơ đồ hệ thống sinh thái, ta có thé thấy hệ thông cấp độ vi mô với thanh niên
khuyết tật người dân tộc thiêu số là gia đình và bạn bè của họ, đây mà mối quan hệ
thân thiết và gần gũi nhất với thanh niên khuyết tật người dân tộc thiêu số Tiếp đó là
hệ thống cấp độ trung mô gồm: Chính quyền địa phương, cán bộ LĐTB-XH, cán bộ
CTXH, Doan TN, Hội NKT, Tổ chức PCP là đơn vị hỗ trợ thanh niên khuyết tật ngườidân tộc thiểu số trong quá trình tiếp cận thông tin về dao tạo nghề và học nghề cũngnhư van đề tìm kiếm việc làm Ngoài ra, Trung tâm dạy nghề và đào tạo nghề cũng là
đơn vị có tầm quan trọng không kém trong quá trình dạy nghề và tìm kiếm việc làm
của thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số tại địa phương.
1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Huyện Kim Bôi đã từng có thời gian tên là Lương Thủy - là một huyện
mién núi, phần cuối của vùng Tây Bắc (Việt Nam), là đầu nguồn của dòng sông Bôi,một phụ lưu chính của sông Day (góp nước cho sông Day), thuộc hệ thống sông Hồng
31
Trang 36Noi đây có nguồn suối nước khoáng nóng, rất tốt cho trị liệu y học Huyện được thành
lập ngày 17/4/1959 từ việc tách huyện Lương Sơn.
Huyện Kim Bôi phía bắc giáp huyện Lương Son và huyện Kỳ Sơn, phía tâygiáp thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong, phía nam giáp các huyện Lạc Sơn,Yên Thủy và Lạc Thủy, phía đông giáp huyện Lạc Thủy và huyện Lương Sơn, tất
cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Hòa Bình Diện tích tự nhiên của huyện Kim
Bôi là 551,0338 km? Huyện có các núi Đồi Thơi cao 1.198m, Đồi Bu cao 833m
Huyện Kim Bôi được tách ra từ huyện Lương Sơn theo Nghị định số 153-TTg
ngày 17/4/1959 của Chính phủ Từ đó ngày 17/4/1959 được lấy là ngày thành lậphuyện Khi mới tách ra huyện có 22 xã: Bắc Sơn, Bình Sơn, Đông Bắc, Dũng Tiến, Hạ
Bì, Hợp Đồng, Hợp Kim, Hùng Tiến, Kim Bình, Kim Bôi, Kim Sơn, Kim Tiến, Kim
Truy, Lập Chiệng, Nật Sơn, Sơn Thủy, Thượng Bì, Thượng Tiến, Trung Bì, Tú Sơn,
Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến
Theo QD số 211/BNV ngày 07/12/1963 của Bộ Nội vụ (do Thứ trưởng Lê TatĐắc ký) xã Dũng Tiến được tách ra thành xã Nuông Dam, Mi Hòa, Sao Bay (bỏ tên xãDũng Tiến); xã Kim Truy được tách ra thành lập thêm xã Cuối Hạ và xã Nam Thượng:
xã Tú Sơn tách ra thành lập thêm xã Du Sáng Lúc này huyện có 27 xã Từ 1/10/2009
huyện Kim B6i có 27 xã va | thị tran
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ ban hành Nghị quyết số
830/NQ-UBTVQHI4 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hòa Binh: Sap
nhập 2 xã Hạ Bì và Kim Bình vào thị tran Bo; Hợp nhất 3 xã Hùng Tiến, Bắc Sơn, NatSơn thành xã Hùng Sơn; Hợp nhất 3 xã: Kim Sơn, Lập Chiệng, Hợp Kim thành xãKim Lập; Hợp nhất 3 xã Thượng Bì, Trung Bì, Sơn Thủy thành xã Xuân Thủy; Hợpnhất 2 xã Hợp Đồng và Thượng Tiến thành xã Hợp Tiến; Sáp nhập 2 xã Kim Tiến vàKim Truy vào xã Kim Bôi Huyện Kim Bồi có | thị tran và 16 xã như hiện nay
Đến thời điểm 31/12/2014, huyện Kim Bôi có 114 ngàn người gồm dân
tộc Mường, Kinh, Dao và các dân tộc khác.
Ngày trước, giao thông chưa phát triển, Kim Bôi là vùng sâu ít người sinh sống,khai khan Người Mường có câu: "Yêu nhau cho thịt cho xôi/Ghét nhau đưa đến KimBoi, Hạ Bì" với hàm ý Kim Bôi là vùng đất khó sinh sống Ngày nay, hệ thống giao
thông đường bộ phát triển thuận lợi
32
Trang 37Quốc lộ 21A chạy gần rìa ranh giới với huyện Mỹ Đức (Hà Nội) song song vớiđường Hồ Chí Minh và giao cắt với đường HCM tại Đồng Danh, xã Phú Thành, huyệnLạc Thủy, gần như theo hướng Bắc Nam, từ huyện Lương Sơn sang tới huyện Lạc
Thủy.
Đường quốc lộ 12B nối đường 21A (Tại ngã Ba Hàng Đồi, xã Thanh Nông,
huyện Lạc Thủy) với đường 6 (Tại đỉnh Cun, huyện Cao Phong), chạy dọc địa bàn
huyện, theo hướng Tây Bắc Đông Nam Gần cạnh Đường HCM mới chạy qua
Huyện Kim Bôi là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Hòa Bình với diện tích
549,5km2, bao gồm | thị tran và 16 xã Dân số 114.015 người với các thành phan dân
tộc chủ yếu là dân tộc Mường, dân tộc Kinh và dân tộc Dao, người dân ở đây song chu
yêu dựa vào nông lâm nghiép[ 18]
Dân số: 832.543 người; theo thống kê trên dia bàn tỉnh có 07 dân tộc cùng
chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%, dân tộc Kinh chiếm27,73%, dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tay chiếm 2,7%;
dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%
Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều của toàn huyện là 35,04%, tỷ lệ này tại
các xã là: Du Sáng 64,47%, Nuông Dam 52,78%, Thượng Tiến 50%, Cuối Hạ 48,58%,Hợp Đồng 43,13% và Kim Truy là 34,55%) Như vậy, đây là 05 xã có tỷ lệ hộ nghèocao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trung bình toàn huyện({ 18]
Người khuyết tật tỉnh Hòa Binh: theo thống kê, toàn tỉnh có 22.038 ngườikhuyết tật, chiếm 3% dân số của tỉnh, với các dang tật như: khuyết tật vận động, nghe
nói, nhìn, khuyết tật trí tuệ, thần kinh, tâm thần trong đó người khuyết tật không cókhả năng lao động là 6.123 người, chiếm 27,7% [18]
33
Trang 38Tiểu kết chương 1Chương 1 thao tác hóa hệ thống lý luận liên quan đến Thanh niên khuyết tật
người dân tộc thiểu số, học nghề cho người khuyết tật, hỗ trợ học nghề cho người
khuyết tật cũng như vấn đề tìm kiếm việc làm ở Thanh niên khuyết tật người dân tộcthiểu số
Đối với người khuyết tật trong việc tiếp cận giáo dục, họ chịu nhiều thiệt thoi
hơn so với người không khuyết tật Người khuyết tật cũng có tỷ lệ tham gia lực lượnglao động thấp hơn cũng có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật ở cả khu vựcnông thôn và đô thị cao hơn so với người không khuyết tật Mức độ khuyết tật càngnặng thì tỷ lệ tham gia lực lượng lao động càng thấp và tỷ lệ thất nghiệp càng cao Bên
cạnh những hạn chế do khuyết tật gây ra và những han chế về trình độ năng lực, người khuyết tật còn phải đối mặt với những rào cản khác như định kiến xã hội, hạ tầng CƠ SỞ
vật chất chưa phù hợp với người khuyết tat, mà họ khó có thé vượt qua dé tham giabình đăng trong cuộc sống xã hội nếu không có sự hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước và cộng
đồng Như vậy, những vấn đề về khuyết tật đôi khi sẽ là một cản trở của họ trong việctiếp cận đào tạo nghề và tìm việc làm
Bên cạnh đó, gia đình và bạn bẻ của thanh niên người khuyết tật người dân tộc
thiểu số là nguồn động lực tinh thần lớn của họ, ngoài ra chính quyền địa phương,đoàn thanh niên, hội người khuyết tật là những cơ quan đoàn thé có thé hỗ trợ thanh
niên khuyêt tật người dân tộc thiêu sô trong quá trình học nghê và tìm kiêm việc làm.
34
Trang 39CHƯƠNG 2: DANH GIÁ CÁC YEU TO HO TRỢ ĐÀO TẠO NGHE VÀ TÌM
KIEM VIỆC LAM CHO THANH NIÊN KHUYET TAT CÁC DÂN TOC
THIẾU SO TAI KIM BOI, HOA BÌNH
2.1 Thực trang về nhận thức, nhu cầu trong học nghề va tim kiếm việc làm
của thanh niên khuyết tật người dân tộc thiếu số
2.1.1 Tổng quan về khách thể nghiên cứu
2.1.1.1 Dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của thanh niên khuyết tật người dântoc thiểu số tại Kim Boi
Nghiên cứu khảo sát 75 thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số đại diện choHuyện Kim B6i, tỉnh Hòa Bình Trong đó có 44 nam thanh niên, chiếm 58,7% và 31
nữ thanh niên, chiếm 41,3% Kim Bôi là huyện có số dân tộc Mường cao nhất tại tỉnhHòa Bình, bởi vậy, có đến 98,7% thanh niên tham gia khảo sát là người dân tộc
Mường và 1,3% thanh niên là người dân tộc Tày.
Các dạng khuyết tật của thanh niên khuyết tật
dân tộc thiểu số tại Kim Bôi
Nguồn: số liệu từ dé tài cấp Quốc gia (mã số dé tài: OG 19.26)Nguôn: số liệu
từ dé tài cap Quốc gia (mã số dé tài: OG 19.26)
Biểu đồ 2.1: Các dạng khuyết tật của thanh niên khuyết tật DTTS tại Kim Bôi
Những thanh niên khuyết tật người dân tộc thiểu số tham gia khảo sát đều thuộc
những dạng khuyết tật khác nhau Cụ thé, có đến 49,3% thanh niên khuyết tật vận
động, chiếm gần 50% dạng khuyết tật mà thanh niên tham gia khảo sát gặp phải 20%thanh niên khuyết tật về thần kinh — tâm thần và 16,4% thanh niên khuyết tật trí tuệ
Có 8,2% thanh niên khuyết tật nghe nói và cuối cùng là 5,5% thanh niên khuyết tật
nhìn Mỗi dạng khuyết tật đều gây cản trở cho thanh niên dân tộc thiểu số về các sinh
35
Trang 40hoạt trong cuộc sông cũng như việc việc học nghê và tìm kiêm việc làm Tuy nhiên, tùy vào mức độ khuyêt tật mà thanh niên dân tộc thiêu sô tại huyện có thê có những cơ hội việc làm khác nhau.
Mức độ khuyết tật của thanh niên khuyết tật
người dan tộc thiểu số tại Kim Bôi
Có 32% thanh niên khuyết tật ở mức độ nhẹ, họ đều có cơ hội học nghề và tìm
kiếm việc làm cao hơn so với thanh niên khuyết tật ở mức độ nặng hay đặc biệt
nặng Trong số những thanh niên tham gia khảo sát, có 6 thanh niên chưa xác địnhđược mức độ khuyết tật với hai lý do chính: chưa làm hồ sơ (4 thanh niên) và đã
làm hồ sơ nhưng chưa được xác định (2 thanh niên)
“Xã tôi có hai trường hợp đang vận động dé họ làm hô sơ chứng nhận mức độ
khuyết tật Một trường hợp là khuyết tật trí tuệ, nhưng người nhà cũng không rõ thủtục, chính quyền xuống vận động thì họ thấy thủ tục rườm rà nên không muốn làm;
Một trường hợp còn lại là thanh niên khuyết tật vận động đột xuất, cậu này bị tai nạn,bây giờ không thuận tiện di lại, có chứng nhận của bệnh viện về tinh trạng khuyết tật
nhưng chưa làm thủ tục xin trợ cấp, một phan la chua chap nhận được tình trạng cua
bản thân Một số trường hợp thì họ chưa có đủ gidy tờ theo quy định nên chưa được
xét duyệt” (Trích PVS số 12, nam, 37 tuổi, cán bộ Phòng Lao Động Thương Binh
Xã Hội, xã Thượng Bì, huyện Kim Boi).
36