1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Văn học: Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn cấu trúc thể loại

247 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG CẢM GIANG

CÁC KHUYNH HƯỚNG PHAT TRIEN

CUA TIEU THUYET VIỆT NAM ĐẦU THE KỶ XXI

TỪ GÓC NHÌN CẤU TRÚC THÊ LOẠI

LUẬN ÁN TIỀN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG CẢM GIANG

CÁC KHUYNH HƯỚNG PHAT TRIEN

CUA TIEU THUYET VIET NAM DAU THE KY XXI

TỪ GÓC NHỈN CẤU TRÚC THE LOẠIChuyên ngành: Lý luận Văn học

Mã số: 62 22 32 01

LUẬN ÁN TIỀN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Lý Hoài Thu

Hà Nội — 2013

Trang 3

MỤC LỤC

LOI CAM ĐOAN -5-52 S522 21 21 21127121121171121111111 21111.211.111 .11 1.111 rreg i

8989.919077 -.a ii

MỤC LUC weeeccsscsssesssssssesssesssssssesssecssecssecssecssesssecsuesssesssetssesssesssesssssssstssssseeesecssecssessseceseeess iii

DANH MỤC CÁC KY HIỆU VA CHU VIET TẮTT 2- 2 2 2 ++E£+E£+E£+E+Eerxeez viDANH MỤC CAC BANG ceecescsssssessessessessessesssssesevsussatsassuesussussussussusssestsssasstssesssessesees vii

952710057 a5 11.Lý do chọn đềtài ——— |

2 Lịch sử vấn đề -5-cc E1 112211 11 T1 11 1 1 1n ng ug 3

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2+ £++£+xe+xxezrxezred 14

4 Phuong phap mghién 0u 0n 19

5 Đóng góp mới của luận áI c2 2t 32323 3EE9312121211111 521111111111 tr xe 20

6 Cau trite tha WAM 4)VẢẶVỶVẶ 20NOI DUNG

CHUONG 1: CAU TRUC THE LOAI VAN HOC VA DIEN TRINH TIEU THUYETVIỆT NAM THE KY XX.io.ocececcccccccecccsccsccsesseesessssssssessessessessssssssssucsucseessssssssaseseseeaees 21

1.1 CAU TRÚC THE LOẠI VAN HOC wueeeseescsssesssesssessesssesssecssecssesssecssecssesssesssessseesses 211.1.1 Thế loại văn học và cấu trúc thé loại văn học -. - 5+: 21

1.1.2 Đặc trưng thé loại tiểu thuyết và lược sử quan niệm về tiểu thuyét 371.1.3 Nghiên cứu cấu trúc thé loại từ góc độ thi pháp hoc lịch sử 44

1.2 DIEN TRÌNH TIEU THUYET VIỆT NAM THE KỶ XX -: 41

1.2.1 Những tác động “ngoại sỉnhh”” 6 5c c 3 3S 1111111111111 11111111111 xe 471.2.2 Những vận động “nội sỉnhh”” eee 31321111 151111111 11 krrkre 51

1.2.2.1 Tiếu thuyết Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 -ccccccccccce 511.2.2.2 Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 cccccccccccssesssssssessseessessseesseee 521.2.2.2 Tiếu thuyết Việt Nam giai đoạn1975 - 2000 5-©225sccccccccsee: 53

1.3 TIỂU KET - ¿2£ ©S£+SE9EE2EEEEEEEEEEEEE112115712112117112111121111 11.1111 1 yeg 56

CHƯƠNG 2: CÁC KHUYNH HƯỚNG TIỂU THUYET TỪ BÌNH DIỆN HÌNH

TƯỢNG THÂM MY - ¿52 2S SE E1 E1 21211211110112111111211211211211 1111 1c 58

Trang 4

2.1 NHÂN VAT uc ccccccccsssececcesesecsescecsesececscscecsesucecsusucacarsucasarssecersusacsvscacarssecararseceees 58

2.1.1 Nhóm A ©2- 2c 2x2 E2 122112112112211221121121112111 2110121 xeerre.61

2.1.1.1 Cấp độ tâm lý - tính CON occccccccccccssscsssesssesssesssesssesssesssesssesssssssessssssessneee 612.1.1.2 Cấp độ thân phận - hành dON c cccccecceccecscescsssesssessesssesesseessessesseeseeene 672.1.1.2 Cấp độ nhân 6 tue Sự - 55s SE TT E1 1211211211111 re, 72

2.1.2 Nhóm B -2-2++2Cx2E122E122112112112211 2211021121121 eeree 732.1.2.1 Nhân vật phức hợp - da bình diện ©-5c©55cScccccrseerrccee 73

2.1.2.2 Nhân vật ký hiệu - biểu trợng và phản nhân vật . 812.2 KHONG — THỜI GIAN occ csssesssssssssesssssssssesssscssscssscsssscsssecsssccssecssieessecsaseessiees 84

2.2.1 Nhóm A oooecccccccccsccssesssesssesssesssessuesssessesssusssvsssecssesssesssesssecsuesssecssesssecssesssersees 86

2.2.1.1 Không - thời gian - từ “sử thi hóa” đến “tiểu thuyết hóa” 862.2.1.2 Không - thời gian - từ “sw kiện hóa” đến “tâm lý hóa” - 902.2.1.3 Không - thời gian tuân thú tính hệ thong về tổng thể - 93

2.2.2 Nhóm B -2-22- 2k2 1 2212712211211 211 T11 T1 T11 1 1 1 reo 95

2.2.2.1 Không - thời gian được tâm linh hóa và huyền ảo hóa 95

2.2.2.2 Không - thời gian mang tính tượng trưng - biểu tượng - 99

2.2.2.3 Không - thời gian có cau trúc thường biến và thiếu tính chỉnh thé 101

2.3 TIỂU KET coceeccssscsssesssesssesssesssesssecssssssesssessssssusssusssesssecssecssecssessuesasecsuessseesvessveesess 104CHUONG 3: CÁC KHUYNH HƯỚNG TIỂU THUYET TỪ BÌNH DIỆN

PHƯƠNG THỨC TRAN THUẬTT 2 2 + £+SE£EE££E££EE£EEEEEvEEerEerrkrrrerrxers 1073.1 NGƯỜI KE CHUYEN, DIEM NHIN VÀ PHÓI CẢNH . -: : 109

kh) Vẽ (441 1093.1.2 Nhóm B - 2+ 22s 2E221127112711271127112T1 211.11 11.11.1111 erereg 115

3.2 KẾT CẦU -¿-2-2<©E+2E2EEEEE2E127121122171121121111121111211 1111.11.11.11 ye 119

3.2.1.1 Kiéu kết cấu “lịch sử - sự Kign” o cccccccceccceccecesscessesssessessessessesssesseessesses 121

3.2.1.2 Kieu kết cấu tê WY.ccccccccccccecsesscsssessesssessesssssessessssssessusssessessssssessesssecsstses 124

Trang 5

3.3.1 Vấn đề từ vựng -:- ch TH HH 1 ru 135

3.3.2 Vấn đề cầu trúc cú pháp 2 2-©2+22++2E+2EEESEEEEEEEErkrerkrsrkrerkree 1463.3.2 Vấn đề giọng điệu hay “diễn ngôn trần thuật” . - 152

3.4 TIỂU KET voccecccssscsssesssesssesssecssesssecssesssesssesssessusssusssesssesssecssesssecssesssecssecssecssessseesees 163CHUONG 4 : CÁU TRÚC THẺ LOẠI TONG QUAT CUA CÁC KHUYNH HƯỚNG

TIỂU THUY ÉẾTT 2S ££SE£SE£SEE£EE£EEEEEEEEEEEE1271711211717112111112111111 111111 y 1644.1 KHUYNH HƯỚNG DUY TRÌ HÌNH THỨC THẺ LOẠI TRUYEN THONG 165

4.1.1 Tiểu thuyết và hành trình bảo lưu “tính chuyện” - 165

4.1.2 Sự dịch chuyển từ “đại tự sự về cộng đồng” sang “đại tự sự về cá nhân” 168

4.1.3 Tiểu thuyết lich sử như là mô hình lựa chọn tiêu biếu 1724.2 KHUYNH HƯỚNG CÁCH TÂN HÌNH THUC THÊ LOẠI TRUYEN THONG 1774.2.1 Tiểu thuyết và van đề “phi tâm hoá tự sự”” . ¿ -cccscccscc 1774.2.2 Tiểu thuyết như là trò chơi của tự sự và ngôn từ 183

4.2.3 “Tiểu thuyết manh v6” như là mô hình lựa chọn tiêu biểu 191

4000.0018 + 198DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 204

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VA CHỮ VIET TAT

Thể loại văn học

Thị pháp học lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử

Trang 7

Bảng 1.Bảng 2.Bảng 3.Bảng 4.Bang 5.Bang 6.Bang 7.Bang 8.Bang 9.

DANH MUC CAC BANG

Phân loại nhân vat từ cấp độ thân phận - hành động (nhóm A) 68

Phân loại nhân vật từ cấp độ thân phận — hành động (nhóm B) 77

Một số nhân vật ký hiệu - biéu tượng trong nhóm tiêu thuyết B 82

Bang thời gian niên biểu trong tiêu thuyết Chinafown - 102

Tổ chức Điểm nhìn/Người ké chuyệntrong nhóm A - 110

Tổ chức Điểm nhìn/Người ké chuyện trong nhóm B 115

Các lớp văn bản trong một số tiêu thuyết nhóm B - 133

Chi số “độ phong phú từ vựng” của hai nhóm A và B 136

Tổng kết — so sánh đặc điểm thể loại của các khuynh hướng

tiểu thUyẾ( - 2-5-5252 22221221EE1E712121121121121111 1111.11.1111 11 11x crrre 196

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Thể loại”, “thi pháp thé loại” va “cấu trúc thê loại” là những khái niệm

gần đây thường xuyên được sử dụng trong các công trình nghiên cứu văn học,

với những khăng định mạnh mẽ về ưu thế của hướng tiếp cận thê loại trong hệthống lý luận nói chung Song, việc tìm hiểu sâu về ching - trước hết trênphương diện thuật ngữ (nhất là khái niệm “cau trúc thé loại” ) - thì lại chưađược tiễn hành một cách thận trọng và có chủ đích Tác giả luận án, thông qua

van đề phát triển của tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI, muốn tìm hiểu sự biến đổicủa một thé loại cụ thé thông qua một mô hình cấu trúc chung về nó — như

một hướng tiếp cận riêng với các vấn đề lý luận nêu trên.

Chúng ta đã biết, từ “genres” (thé loại) trong nguyên bản tiếng Pháp cónghĩa đơn giản là /og¡, hoặc kiểu (Từ này có quan hệ chặt chẽ với một từ

khác là “genus” thường được sử dụng trong ngành sinh học để phân loạinhững nhóm lớn của những loại thực vật hoặc động vật giống nhau) Các nhàkhoa học của chúng ta có thé “quả quyết” xếp các động, thực vật vào một“senus” nào đó, bởi AND hay ban đồ gen của một cá thé sống sẽ quyết định

nó thuộc về chủng loại nao Tuy nhiên, với văn học nói riêng và các ngành

nghệ thuật nói chung, việc xác định thé loại không thé chính xác và cho kếtquả đơn nhất như vậy Thay vào đó, “thé loại” trở thành một thuật ngữ tiệndụng, linh hoạt và mang tính tương đối khá cao Như vậy, bản thân sự phát

triển ngày càng đa dạng, phong phú, tinh tế của văn học cũng như thể loại văn

hoc cho thấy không thé dùng một thước đo cũ xưa hoặc bất biến dé xác quyết

sự phát triển của một thể loại - nhất là với một thể loại đặc biệt như tiểu

thuyết Chúng tôi lựa chọn góc nhìn cấu trúc thể loại, kết hợp với những vấnđề lý thuyết của tran thuật học (đặc biệt là trần thuật học của văn học hiện

Trang 9

thực và văn học hậu hiện đại) để soi rọi vào mảng đối tượng phức tạp nêu trên

cũng vì lí do này.

Thể loại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống lý thuyết và thựctiễn văn học Song nghiên cứu thê loại không phải là một công việc mang tínhkhảo sát trừu tượng, chung chung Công việc đó phải luôn gắn liền với việcnghiên cứu thực tiễn phong phú, đa dạng của đời sống văn học, với tác phẩm

văn học, các khuynh hướng, trào lưu văn học Trong luận án này, chúng tôi

đặt van dé tìm hiểu “Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết ViệtNam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn cấu trúc thể loại” cũng xuất phát từ quanđiểm mang tính phương pháp luận nói trên Chọn đối tượng là “các khuynhhướng phát triển” song thực chat chúng tôi đi vào tìm hiểu nững con đường,

những “ngả rẽ”, những đáp án khác nhau của một thể loại trên cùng một thờiđại Từ đó, chúng ta có thé nhìn thay phan nào quy luật phát triển của một thé

loại vào dạng “năng động” và “phức tạp” bậc nhất của nền văn học.

Ở một góc nhìn khác, chúng ta thấy rằng, gần đây, trong đời sôngnghiên cứu văn chương xuất hiện không ít các công trình lý luận — phê bình,các luận văn, luận án đặt van dé tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ

góc độ cách tân nghệ thuật, các phương thức tự sự, nội dung biểu hiện Song

việc đặt vấn đề phân loại, phân dòng, nghiên cứu các xu thế phát triển khácnhau của thực trạng tiêu thuyết vô cùng sôi động, phức tạp thì hầu như chưađược công trình nào chú tâm và tìm hiểu kĩ lưỡng Với luận án này, chúng tôimuốn tiến thêm một bước băng việc kết hợp tiếp cận thể loại và tiếp cận văn

học sử để có được những khái quát mới nhằm đạt đến một hình dung tổng thêvề diện mao chung của nên tiêu thuyết đương đại nước nhà.

Thêm nữa, tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI thực ra chưa được định hình rõ

nét, còn tạo ra nhiều quan điểm và nhận định trái chiều trong đời sống phê

bình Luận án là nỗ lực đóng góp một tiếng nói, một cái nhìn khái quát vớihiện trạng tiểu thuyết hãy còn bề bộn và phức tạp, với những khuynh hướng,

Trang 10

xu thé, những kha năng phát triển khác nhau của thé loại trong nền văn họcđương đại Việc đánh giá đó đồng thời cũng mang tính định hướng với các

sáng tác tiêu thuyết hiện nay và những chặng đường tiếp sau.2 Lịch sử vấn đề

Do tính thời sự đặc biệt của đối tượng nghiên cứu, công việc nghiên cứu

tiêu thuyết thé kỷ XXI bắt đầu gần như đồng thời với thời gian ra đời và pháttriển của nó (bởi tất nhiên, phải sau khi có tác phẩm thi mới có phê bình về

tác phâm) Khoảng thời gian này cũng chưa phải là dài, chưa có nhiều biến

động lớn (từ năm 2000 đến nay và chủ yếu là 3, 4 năm gần đây), do đó chúng

tôi không phân chia thành các giai đoạn phát triển nhỏ hơn mà phân chia theocấp độ và hình thức tiếp cận - phê bình — nghiên cứu của độc giả nói chung và

giới phê bình nói riêng Luận án của chúng tôi tìm hiểu “ cdc khuynh hướngtiêu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI” nên mảng tài liệu mà chúng tôi khảo

sát sẽ bám theo vấn đề này, từ phạm vi rộng đến hẹp.

2.1 Về các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương

2.1.1 Thực chất, công việc du báo, nhận định khái quát về các khuynh

hướng tiểu thuyết thế kỷ XXI đã được lưu ý trong một số công trình lý luận

phê bình xuất hiện từ cuối thế kỷ XX, dau thế kỷ XXI: Ly luận và phê bình

văn học (Trần Dinh Sử, 1996), Di tim chân ly nghệ thuat (Ha Minh Đức,

1998), Văn học Việt Nam thé kỷ XX (nhiều tác giả, 2004), Day là những tácphẩm giàu màu sắc lý luận, hướng tới việc đoán định những khả năng pháttriển của thể loại trong thế kỷ mới (trong đó có tiêu thuyết).

Trong Ly luận va lịch sử văn học, khi nghiên cứu một số “hiện tượng văn

chương” thời kỳ Đổi mới, Trần Dinh Sử đã lưu ý đến một quy luật: “Van họcViệt Nam phát triển trong tính liên tục và kế thừa, nhưng mỗi thời kỳ lại cóđặc điểm riêng của nó” Nhà nghiên cứu cho rằng “biện chứng của sự phát

triên không chỉ yêu câu mở rộng mà còn đôi mới”, bởi lẽ côt lõi vân đê năm ở

Trang 11

chỗ phải “đổi mới tư duy nghệ thuật ( ) nhìn lại, đối thoại với những thói

quen của tư duy nghệ thuật truyền thống” [144;505-506] Đây chính là nhữngtiền đề quan trọng cho sự thay đổi tư duy tiêu thuyết và cấu trúc tiêu thuyếtnhững chặng đường tiếp sau đó.

Tập sách của tác giả Hà Minh Đức cũng tập trung vào những vấn đềmang tính “nền móng” của sự cách tân văn học ở mọi thời kỳ: “Cảm hứngthời đại trong văn chương”, “Phê bình và chuẩn mực văn chương” Ôngkhẳng định: “Mỗi nhà văn đều sống và sáng tác trong những điều kiện thuậnlợi và giới hạn của một thời đại” [34], lời đánh giá ay vừa mang ý nghĩakhang định thành tựu của các nha văn ở thé hệ trước, vừa đặt ra những yêu

cầu, những tiền đề mới dé thé hệ nhà văn trẻ hôm nay tiếp tục tiến lên.

Bên cạnh đó chúng ta còn phải nhắc tới một số cuốn sách ở dang tập

hợp các bài viết của các tác giả khác nhau: tiêu biêu là cuỗn Đổi mới tư duy

tiểu thuyết (kết quả của cuộc hội thảo cùng tên do Hội nhà văn tô chức vào

tháng 11/2002) Trong công trình, có thể nhận thấy van đề được đặt ra “cấp

thiết” với tiểu thuyết Việt Nam hiện nay là phải “đổi mới tư duy tiêu thuyết”,phải “viết một cách mới lạ, có tốc độ, ngẫu hứng, tự nhiên”, đặc biệt “phải đôi

mới tư duy tiếp nhận văn học” [108] Có thé nói các ý kiến đã bao quát khá

rộng các phương diện khác nhau của đời sống tiêu thuyết: người sáng tác, nhàxuất bản, giới phê bình Song nhìn chung, những ý kiến này mới là những đềxuất, những gợi ý ban đầu (“đổi mới tư duy”) cho một cuộc cách tân khác trựctiếp hơn (“đổi mới cau trúc thé loại”): chưa ý kiến nảo thực sự đi sâu vào hiện

trạng tiểu thuyết đề tìm hiểu những biến động bên trong thê loại.

2.1.2 Về van đề truc tiếp khảo sát các xu thé phát triển của tiểu thuyết

đương đại, nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài viết “Từ sự nghiệp Đổi mớinhìn lại lich sử các mỗi giao lưu với văn học phương Tây hiện đại” (Tap chí

Nghiên cứu Văn học, 2007) đã đưa ra một nhận định khái quát: “Phải nói là sựxuât hiện các tác giả, tác phâm mới gôm cả “mới” lần “cũ” trong giao điêm

Trang 12

của hai thé ky, hai thiên niên ky là rất nhiều, rất bề bộn, khó có người đọc nao

theo dõi cho hết được” [91] Tác giả đã “xếp” các tiểu thuyết đương đại vào

một số nhóm nhất định: nhóm “tiểu thuyết lịch sử” (Hồ Quý Ly, Giàn thiêu,Sông Côn mùa lữ, ); nhóm “tiêu thuyết gần như tự truyện” (Chuyện kề năm2000, Thượng để thì cười, ); nhóm tiêu thuyết “ảnh hưởng của văn học hiện

đại phương Tay” (Đi tìm nhân vật, Thoạt kỳ thuỷ, Khải huyền muộn, ) Sự

phân chia này mới dừng ở những bước khái lược ban đầu chứ chưa đi sâu vàotừng “nhóm” cụ thể, bởi mục đích chính của bài viết là đánh giá tổng quan

mức độ ảnh hưởng của “văn học phương Tây hiện đại” đến văn học Việt Nam

từ sau 1986.

Trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ mang tên “Một số

khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay” (201 1), tác

giả Nguyễn Thị Bình đã có những tiếp cận chi tiết hơn với van dé phân tachvà khảo sát các khuynh hướng tiêu thuyết đương đại Căn cứ vào “cách thứcxử lý chất liệu hiện thực trong tác phẩm”, tác giả “tạm chia” tiêu thuyết ViệtNam từ thời điểm Đổi mới đến nay thành năm khuynh hướng phong cáchchính: Tiểu thuyết theo phong cách “lịch sử hod”, Tiểu thuyết theo phong

cách “tự thuật”, Tiểu thuyết tư liệu — bdo chí, Tiểu thuyết hiện thực kiểu

truyền thống, Tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại Với mục đích “làm

sao chỉ ra được những đặc điểm ban chất nhất của tiến trình tiêu thuyết”, tác

gia chỉ “đi sâu khảo sát hai khuynh hướng tiêu thuyết viết theo phong cáchlịch sử hoá và tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại” [15] Từ sự phân chia

chủ yếu căn cứ vào tiêu chí “nội dung thê loại” và giới hạn phạm vi nghiêncứu nêu trên, tác giả đã có những phân tích thấu đáo, sâu sắc về hai khuynhhướng tiêu thuyết nổi bật của văn chương đương đại Tuy nhiên, do tác giả

thiên về khảo sát riêng rẽ hai trong số năm khuynh hướng lớn nên sự bao quáttoàn cảnh nền tiểu thuyết từ góc độ “cau trúc hình thức thể loại” không được

quan tâm như là mục tiêu chính của công trình Bên cạnh đó, cách phân chia

Trang 13

“năm khuynh hướng” này ở một số phương diện nhất định vẫn chưa hoàntoàn triệt để Chăng hạn, giữa Tiểu thuyết theo phong cách “lịch sử hoá”,

Tiểu thuyết theo phong cách “tự thuật”, và Tì iéu thuyết hiện thực kiểu truyền

thong cũng như giữa Tiểu thuyết tư liệu — bdo chí và Tiểu thuyết theo phong

cách hậu hiện đại vẫn có những nét giao thoa, trùng hợp, thậm chí “bao hàm”

lẫn nhau (Bao tap triểu Tran hay Sông Côn mùa lñ van là những tiêu thuyết“lịch sử” được viết theo kiểu “hiện thực truyền thống”; Paris 11 tháng 8 là

“tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại” song cũng mang dang dap một“tiểu thuyết tư liệu, báo chí” ).

Mai Hải Oanh trong bài viết “Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trongtiêu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới” lại có cách phân chia kiểu khác, theo

tiêu chí “bút pháp nghệ thuật”: Tác giả cho rang tiêu thuyết Việt Nam đangđược sáng tao theo bốn dạng “bút pháp” - but pháp tả thực mới; bút pháp

phúng dụ, huyền thoại; bút pháp trào lộng, giéu nhại; bút pháp tượng trưng.Sự phân chia đó là một nỗ lực tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ góc độphương thức nghệ thuật và thê hiện khá rõ tính hiệu quả bởi đã bao quát gầnnhư toàn diện những cách tân nghệ thuật của nén tiêu thuyết đương đại Tuynhiên, nếu xem xét một cách “rốt ráo”, giữa các bút pháp nói trên vẫn chưahoàn toàn là một sự phân loại rạch roi: chăng han, ⁄ pháp phúng dụ, huyền

thoại và bút pháp tượng trưng hoàn toàn có thê ghép thành một kiểu “bút

pháp nghệ thuật” (Chính tác gia cũng đã viết “Trong nhiều tiểu thuyết, bútpháp huyền thoại có khả năng tạo nên những hình tượng mang tính ân dụ cao,

và đến lượt minh, các hình tượng ấn dụ ấy tồn hiện như một ký hiệu nghệthuật đa nghĩa giàu chất tượng trưng” [119]).

Bên cạnh sô lượng ít 0i các công trình đê cập đên “bức tranh chung”của nên tiêu thuyêt đương đại (trong đó càng chiêm sô ít hơn nữa là các côngtrình trực tiêp đê cập đên sự phân chia khuynh hướng vận động của nên tiêu

thuyết đó), chúng ta có thê nhận thấy rất nhiều công trình tập trung chú ý vào

Trang 14

một khuynh hướng cụ thể: thông qua việc “nhóm” hàng loạt tác phẩm vào

một “6” chung với những đặc điểm gần gũi về dé tài, nội dung và/hoặc hình

” 66 99 66.

thức thé hiện: chăng hạn, “tiểu thuyết tự truyện”, tiểu thuyết sử thi”, “tiểuthuyết ngắn”, “tiêu thuyết hậu thực dân”, “tiêu thuyết nữ quyền”, đặc biệt là

“tiêu thuyết hậu hiện đại”.

Theo khảo sat của chúng tôi , hiện nay, có ba tác giả sau đây đã định

danh và tiếp cận khái niệm “tiểu thuyết ngắn” như là một dòng chảy riêng của

văn học Việt Nam đương đại : Văn Giá với “Thử nhận diện loại tiểu thuyết

ngắn ở Việt Nam trong những năm gần đây” (http://evan.vnexpress.net), BùiViệt Thăng với “Dòng tiêu thuyết ngắn trong văn học V_ iệt Nam thời kỳ đổimới (1986-2000)” (Tap chi Nhà văn số 10/2000) và Nguyễn Thi Hoa với

“Thuận, với việc tìm đến hình thức tiểu thuyết ngắn” (http://tienve.org).' Có

thé nói, trên ca hai bình diện lý luận và phê bình văn học _, điểm gặp gỡ củacác tác giả vừa nêu là họ đều thống nhất xếp riêng dòng tiểu thuyết (với

Chinatown, Và khi tro bụi, Thoat kỳ thủy, của Việt Nam) vào một chiếc hộpcó cái tên “short novel”, thông qua các “đặc điểm nhận diện” sau: thứ nhất, nóngắn so với các tiêu thuyết thông thường (khoảng 100 trang đến 300 trang);

thứ hai, nó mang “tính phân mảnh, tính triết lý và tính thơ” [39]

và khuynh hướng “hậu hiện đại”, chúng ta có thể nhắc tới một số tiểu

luận tiêu biểu: “Tiểu thuyết Việt Nam dau thé ki XXI, từ góc nhìn hậu hiện

đại” (Tạp chí Văn nghệ quân đội , 2010) của Thái Phan Vàng Anh; “Dấu ấn

hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986” (Báo Văn nghệ, 2007) của

Phùng Gia Thế; “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học

Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài” (Zap chí

Nghiên cứu văn học, 2007) của La Nguyén Hầu hết các bài viết đều khang

định khuynh hướng hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam đang dừng ở mức

' Bài viết của tác giá Văn Giá được lay cảm hứng từ tiêu luận của Kristjana Gunnars mang tên “Vé những

tiểu thuyết ngắn” (Hai Ngoc dich ) duoc đăng tải trên

:http:/evan.vnexpress.net/News/phe-binh/nghiencuu/2004/07/3B9AD364/

Trang 15

độ “dấu hiệu”, “dấu ấn” chứ chưa phát triển thành một trào lưu rộng lớn và

được chính thức thừa nhận.

Bên cạnh đó, khuynh hướng “tiểu thuyết lịch sử” cũng nhận được sựquan tâm rất lớn của giới nghiên cứu (có thé ké đến các bài viết: Tiéu thuyếtvà lịch sử của Lại Nguyên Ân; Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: tiểu thuyết hay

truyện ké của Hoài Nam (đăng trên diễn đàn “Tiểu thuyết Việt Nam đang ởđâu” của báo điện tử Vietnamnet); Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, suy nghĩ

từ những tác phẩm mang chủ dé lịch sử của Phạm Xuân Thạch (đăng trên

https://sites.google.com/site/thachpx); Về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Vy

Khanh đăng trên http://www.honque.com; Viết tiểu thuyết lịch sử cũng canhe cấu của Nguyễn Xuân Khánh - Ngô Văn Phú đăng trên

http://vietbao.com ) Những bài viết và công trình nghiên cứu trên đã tìm

hiểu tiểu thuyết trên nhiều khía cạnh khác nhau, như: nghệ thuật hư cấu, hình

tượng nhân vật, ảnh hưởng của văn hóa đến tiêu thuyết hay quá trình cá nhân

hóa lịch sử Tuy nhiên, những công trình ấy thường chỉ tập trung vao một

van đề hoặc một tác phẩm cụ thé Chúng ta chưa thấy sự tong hợp hệ thốngcác đặc trưng trong nhiều tác phẩm và việc đặt khuynh hướng “tiêu thuyết

lịch sử” trong sự vận động chung của nền tiêu thuyết đương đại Tình hình

này cũng diễn ra tương tự với các nghiên cứu về “tiêu thuyết tự truyện” hay“tiểu thuyết nữ quyên”

Nhìn chung, cho đến nay, việc nghiên cứu các khuynh hướng tiểu thuyết

đương đại chưa thật hệ thống, còn thiếu thống nhất về khái niệm và tiêu chí

phân loại, chưa chỉ ra được những “động lực” chi phối dang sau sự phân hóa

phức tạp của đời sống văn xuôi Đây là sẽ những câu hỏi, những yêu cầu

mới được đặt ra cho chúng tôi trong luận án này.

2.2 Về thi pháp thể loại của các tác phẩm cụ thể

2.2.1 Bên cạnh những “nhận định chung” về các khuynh hướng pháttriển lớn của tiêu thuyết đầu thế kỷ XXI, chúng ta có thé nhận thấy sự “phát

Trang 16

triển nở rộ” của các công trình đánh giá, phê bình về “các nhà văn mới” và“các tiểu thuyết cụ thể” - đặc biệt trên phương diện thi pháp thé loại Day là

những công trình đã bắt đầu xuất hiện từ trước song chưa thành hệ thống _,

chưa thực sự bề thế về mặt quy mô nghiên cứu Chúng chủ yêu xuất hiện dướidạng các bài viết lẻ của cùng một tác giả về một van dé hay hiện tượng tiêu

thuyết nào đó, rồi được tập trung thành một cuốn sách được gọi là “tiểu luận

phê bình” (như: Phê bình văn học của tôi - Nguyễn Thanh Sơn; Cánh bướm

và đóa hướng dương, Ngoài trời lại có trời - Vương Trí Nhàn ) Trong số

này, cuốn sách của Nguyễn Thanh Sơn có thé coi là trường hợp “tiêu biểu”

cho một số ít các tiểu luận phê bình viết về các tác giả và tác phẩm cụ thể của

“văn học trẻ” đương đại [ 140].

Phê bình văn học của tôi (NXB Trẻ, 2002) của Nguyễn Thanh Sơn gangiống với một cuộc “dạo chơi” qua văn học đương đại hơn là một nghiên cứukhoa học về nó Tác giả, trong chừng mực của những ngẫu hứng và thiênhướng của mình đã “dẫn dụ” người đọc đi qua các “làn sóng” thế hệ nối tiếp

nhau, với những đôi mới về cảm quan hiện thực va kĩ thuật tiêu thuyết của các“hiện tượng văn chương” đầu thế kỷ (Thoat kỳ thủy, Tri nhớ suy tàn,

Chinatown ), những gương mặt và phong cách tiêu biểu (như Thuận,

Nguyễn Bình Phương, Phan Triều Hải, Tạ Duy Anh) Tuy nhiên, hạn chế

lớn nhất của cuốn sách là Nguyễn Thanh Sơn không đây những kiến giải đó

đi đến một “hệ luận điểm, luận cứ” mang tính toàn diện (về khuôn hình chung

của nên tiêu thuyết), cũng như chưa thực sự nhìn nó ở góc độ cau trúc thé loại

dé lý giải những biến đồi phức tap của tiểu thuyết đương dai.

Tập sách Đồng cảm và sáng tạo của Lý Hoài Thu (2005) lại đi sâu vào

các vấn đề thể loại cụ thể, vào các tác phẩm tiêu thuyết gây được sự chú ý của

công chúng: “Tiêu thuyết - tầm vóc hiện thực và số phận con người”; “Dong

sông Mia, một không gian tiêu thuyết vừa quen thuộc vừa mới mẻ” [170]

Trang 17

Hầu hết những bài viết này đều hướng tới vấn đề “lưỡng tính” của cấu trúc

thể loại tiểu thuyết: vừa 6n định, vừa biến đồi; vừa linh động, vừa bền vững

Cùng với các công trình nghiên cứu — phê bình được xuất bản dướidạng sách, chúng ta không thé không chú ý đến những bài viết, tiểu luận được

đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành Đây là những tác phẩm có yếu tố

“nghiên cứu” rõ rệt, trong mục đích muốn đi sâu phân tích, cắt nghĩa nguyên

nhân của thực trạng tiêu thuyết hiện nay từ góc độ loại thể: “Nỗi trăn trở của

tiêu thuyết” (phụ san báo Văn nghệ quân đội số 3/1998) — Văn Giá; “Mộtcách lí giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại” (Tạp chí Nhà văn

số 8/2000) - Nguyễn Hòa; “Sự vận động của các thể văn xuôi trong văn học

thời kỳ đổi mới” (Tạp chí Sông Hương, số 8/2004) — Lý Hoài Thu; “Tiểu

thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng tam

năm 1945” (Tap chí Nghiên cứu văn học số 9/2005) — Phong Lê; “Về một

hướng thử nghiệm của tiêu thuyết Việt Nam gan đây” (Tap chi Nghiên cứuvăn học số 11/2005) - Nguyễn Thị Bình; “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt

Nam thời kỳ đổi mới” (Tap chí Nghiên cứu văn học số 11/2006) — Bich

Thu; Trong các tác phẩm đã nêu, các bài viết của Văn Giá, Nguyễn Hòa,

Nguyễn Thị Bình, Phong Lê tập trung vào tính thời sự, tính “văn học sử” của

tiêu thuyết đương đại; trong khi đó các bài viết của Lý Hoài Thu, Bùi Việt

Thắng, Bích Thu, lại hướng sự chú ý sang khía cạnh “thi pháp thé loại”,

những biến đổi về mặt thé loại so với giai đoạn trước Tác giả Bích Thu đề

cập đến vấn đề cách tân cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ Tác giả Lý Hoài

Thu cũng đặc biệt chú ý đến sự đa thanh về giọng điệu, sự linh hoạt của kết

cấu, sự gia tăng-xê dịch điểm nhìn, sự đảo lộn-gãy khúc của không gian vàthời gian Đây chính là những tiền đề thực tiễn và lý thuyết quý báu để

chúng tôi tiễn hành luận án nghiên cứu “cấu trúc thé loại” của mình.

Cuối cùng, các công trình nghiên cứu khoa học (luận văn, luận an )

tìm hiểu tiêu thuyết Việt Nam những năm gan đây cũng là một mảng tài liệu

tham khảo quan trọng cho người viết: “Người kề chuyện trong tiểu thuyết Việt

10

Trang 18

Nam đương đại” (Thái Phan Vàng Anh, Luận án Tiến sĩ văn học , Học việnKhoa học Xã hội, 2010); “Yếu tổ trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đươngdai” (Tran Thị Hạnh, Luận an Tiến sĩ văn học , Học viện Khoa học Xã hội,

2012); “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương dai” (DinhThị Thu Hà, Luận án Tiến sĩ văn học, Học viện Khoa học Xã hội, 2012); “Kếtcau tiểu thuyết Việt Nam đương dai” (Nguyễn Thị Ninh, Luận án Tiến sĩ văn

học, Học viện Khoa học Xã hội, 2012); “7i yêu thuyết có khuynh hướng tựtruyện trong văn học Việt Nam đương dai” (Đỗ Hải Ninh, Luận án Tiến sĩ

văn học, Học viện Khoa học Xã hội, 2012); “Con người trong tiểu thuyết ViệtNam thời kỳ Đổi mới” (Nguyễn Thị Kim Tiến, Luận án Tiến sĩ văn học , Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn , 2012); Hầu hết các luận văn , luận án

đều đi sâu tìm hiểu một số hiện tượng tác giả hoặc xu hướng tiêu biểu của tiêu

thuyết thời kỳ Đôi mới (từ 1986 đến nay) Luận án của Đỗ Hải Ni nh mangđến một cái nhìn giàu tính lý luận về một “xu hướng vận động” trong nên tiêu

thuyết đương đại Tuy nhiên, do sự lựa chọn riêng của tác giả nên công trình

chỉ “khoan sâu” vào một “trận địa” (khuynh hướng tự truyện ) chứ không có

chủ đích phác thảo bức tranh chung của cả nên tiêu thuyết Tương tự, các luận

án của Thái Phan Vàng Anh, Nguyễn Thị Ninh, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị

Kim Tiến lại tập trung vào một khía cạnh thuộc phương thức trần thuật

(người ké chuyện, điểm nhìn trần thuật , kết cấu), hình tượng thâm mỹ (con

người, nhân vật) hoặc một yếu tố thuộc bình diện thắm mỹ (yếu tố trào lộng).“Điểm dừng” của các công trình nêu trên sẽ là “điểm xuất phát” cho chúng tôi

trong đề tài luận án của mình.

2.2.2 Về vấn đề nghiên cứu “thi pháp thể loại” của các tác phẩm cụthé, bên cạnh các công trình ở dạng sách nghiên cứu và tạp chí chuyên ngành,

chúng tôi nhận thấy có một “đời sống” đặc biệt sôi động của tiểu thuyết

đương đại trên báo viết, Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ở đây chúng tôi đặt ra ranh giới báo viết và báo điện tử/trang web điện tửcũng chỉ mang tính tương đối (Bởi lẽ, có khá nhiều bài phê bình trên báo viết

11

Trang 19

được chuyền lên báo điện tử; hoặc ngược lại, nhiều cuộc thảo luận trên báo

điện tử lại được tổng thuật lại, tóm tắt lại trên báo viết.) Sự liên thông nàyphản ánh tính năng động, da dạng của các kênh phát hành tác pham của nhàvăn hay phản hồi với tác pham của độc giả.

Trên báo viết, trong khoảng 10 năm đầu thé ky, nhiều tiểu thuyết được

giới thiệu khá nhanh chóng ngay từ khi mới ra đời và thu hút được sự quan

tâm theo dõi của các nhà phê bình văn chương trong và ngoài nước Một số

tác phâm còn trở thành đối tượng tranh luận/bình luận khá sôi nổi: như Bangười khác, Dòng sông Mia, Hồ Quý Ly, Giàn thiêu, Phố Tau (Chinatown),

Thiên than sam hồi , Coi người rung chuông tận thé Đặc biệt, các tờ báochuyên sâu về văn nghệ như Văn nghệ, Văn nghệ trẻ cũng thường xuyên có

bài viết về các tác phâm, nhất là quanh thời điểm chúng ra đời.

Có thê nói, đời sống của các tiêu thuyết thuộc các “làn sóng” khác nhau

đầu thế kỷ XXI này đặc biệt sôi nồi trên các báo điện tử, các trang web chính

thức của các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy văn chương (như Viện Vănhọc, Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ) Bên cạnhđó, các blog cá nhân, các trang thư viện online luôn thường xuyên đăng tải,

giới thiệu và bình luận về chúng, những website văn chương được quan tâmnhiều như evan.com, tienve.org, nhanvan.com cũng dành rất nhiều không

gian cho tac pham của Nguyễn Binh Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,

Thuận, Mạc Can, Nguyễn Ngọc Tư (Đáng chú ý là các bài viết: “Sáng tao

văn học giữa mơ và điên” — Doan Cầm Thi (http://www.evan.com.vn); I'myellow: khoái cảm văn bản- Đoàn Cam Thi (http://www.tienve.org);

“Thoạt kỳ thuỷ trong vùng dat Cam Cam hoang vu của Nguyễn Bình

Phuong” - Thụy Khuê (http://www.evan.com.vn); “Tiéu thuyết Chinatown vànhững chiều kích hiện tại của thời gian quá khứ” - Nguyễn Chí Hoan(http://www.evan.com.vn); “Khải Huyền muộn”, cuốn tiểu thuyết về chính

nó” - Nguyễn Chí Hoan (http://www.vnn.vn) )

12

Trang 20

Song không gian ấy — do đặc trưng của phương thức giao tiếp với độcgiả - cũng chủ yếu dừng lại ở các bài điểm sách hay phê bình ngắn gọn vàmang tính lẻ tẻ, chưa trở thành công trình nghiên cứu công phu về một thêloại trong một thời đại nhất định Về vấn đề nay, chỉ có một vải ngoại lệ it oi:như tiêu luận của Văn Giá — “Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam

những năm gần đây” (đăng trên báo Văn nghệ số 26/2005; sau đăng lại trên

http://www.evan.com.vn); của Trịnh Thanh Thủy — “Siêu tiểu thuyết của thờihậu hiện dai” (http://www evan.com.vn) Day là những bài viết có hàm

lượng lý luận cao và có ý nghĩa phương pháp luận, bước đầu nêu lên những

đặc điểm của tiểu thuyết Việt Nam đương đại dựa trên sự phân tích cặn kẽ

những tác phẩm cụ thé Một số van dé được đưa ra bàn luận: như “Tiểu thuyết

Việt Nam dang ở đâu”, “Văn chương trên mạng” (http://www.vnn.vn), hay“Phái tính/sex trong văn học Việt Nam đương đại” (http://www.tienve.org)

cũng đem lại nhiều nhận định và kiến giải sâu sắc, có giá trị Song tựu trung,

chúng van chỉ là các tiêu luận hay các phát biểu ngắn- bàn về thể loại từ mộtgóc độ tiếp cận nào đó mà chưa nhìn thẻ loại từ đầy đủ hai cấp độ: cấp độ văn

bản và siêu văn bản, do vậy cũng chưa nhìn nhận rõ con đường và các khả

năng phát triển cũng như các giới hạn của thê loại.

Nói chung, bên cạnh những bài viết mang tính “thời sự văn học”, hầuhết là các bài viết đều tập trung bình luận nội dung và hình thức thé hiện củatác phẩm, những khám phá của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực, song rất

ít hoặc hầu như chưa có bài báo nào đặt van đề nghiên cứu tổng thé các tiêuthuyết cùng thời điểm Thêm nữa, vẫn đề cách tân thể loại, so sánh sự khác

biệt và biến đổi của tiểu thuyết thời kỳ này với tiêu thuyết những giai đoạn

trước cũng chưa được chú ý đúng mức.

2.3 Những thành tựu và điểm dừng của việc nghiên cứu tiểu thuyết

đương đại

Mặc dù có nhiều khuynh hướng, quan điểm tiếp nhận và phê bình khác

nhau song tât cả đêu đã thê hiện sự quan tâm của độc giả nói chung và giới

13

Trang 21

phê bình nói riêng với nén tiêu thuyết đương đại — và xa hơn là nền văn họcđương đại — của nước nhà Một số tác pham đã dành được sự đón nhận rộng

rãi và đến được với độc giả ở nhiều tang lớp khác nhau (như Tam ván phóng

dao, Cánh dong bất tận) Nhiều bài phê bình đã chỉ ra được sự đổi mới, bứt

phá trong bút pháp, trong phương thức tự sự và đặc biệt là cách tiếp cận hiện

thực của các tiêu thuyết đầu thế kỷ XXI Tuy nhiên, giới hạn chung của các

bài viết nói trên là chưa có tính khái quát về điện mạo chung của tiểu thuyết

thời kỳ này; chưa chỉ ra những nguyên nhân phát triển của chúng - đặc biệt từphía bản chất thể loại, hay cấu trúc thé loại; chưa làm 16 sự giao thoa của

tiểu thuyết với các thể loại khác như một trong những động lực thúc đây nền

văn học chuyền động

Một điều cần bàn đến là tính hệ thống của chúng: các bài phê bình mớichỉ ở đạng lẻ tẻ, chưa có sự xâu chuỗi các tác giả/tác phẩm lại với nhau trong

một bối cảnh chung của nền văn học nước nhà; những ảnh hưởng ngoại lai

của văn chương thế giới; sự đổi thay của đội ngũ sáng tác; Các tác phẩmthường được theo dõi như sự nối tiếp của phong cách và phương hướng sángtác của một tác giả cụ thể từ trước đó mà ít hoặc không được xem xét như một

sự bứt phá chung của thể loại trong một thời đoạn nhất định; nghĩa là chú ýđến bình diện lịch đại hơn đồng đại hoặc không kết hợp hai bình diện ấy một

cách hài hoà, nhuần nhuyễn Nhiều bài phê bình còn mang tính nhận diệnhoặc thể hiện thái độ “cực đoan” trước cái mới (quá đề cao/ quá hạ thấp), do

đó đánh mat quan điểm tiếp cận thật sự chân thực, khách quan về tác phẩm.

Trả lời cho hàng loạt câu hỏi nêu trên, góp thêm một cái nhìn, một nhận

định mang tính lý luận và hệ thống về tiểu thuyết Việt Nam đương đại lànhiệm vụ va cũng là mục đích lớn nhất mà luận án này đặt ra.

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích và đối twong nghiên cứu

Ở luận án này, chúng tôi lựa chọn điểm xuất phát là cấu tric thể loại, vàthông qua lăng kính của cấu trúc thể loại để soi chiếu và tìm ra các khuynh

14

Trang 22

hướng tiểu thuyết khác nhau trong nên văn học đương đại, từ sự vận động thê

loại trong mạch tiếp nối với dòng chảy tiểu thuyết của các thế hệ nhà văn

trước đó.

Đúng như tiêu đề: “Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết ViệtNam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn cau trúc thể loại”, đối tượng chủ yếu màluận án hướng tới chính là các tiéu thuyết Việt Nam ra đời trong khoảng thời

gian dau thé kỷ XXI Đôi tượng mà chúng tôi gọi là “tiểu thuyết Việt Nam”

này — tất nhiên là các tác phẩm được viết bằng tiếng Việt, được xuất bản trongnước hoặc ngoai nước, song đều nhận được sự quan tâm của độc giả Việt

Nam nói chung và giới phê bình nói riêng.

Do lựa chọn riêng của người viết luận án đối với van đề vừa nêu „, chúng

tôi muốn có những luận giải chỉ tiết trước khi nói về “phạm vi nghiên cứu”

được xác định.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Từ bình diện lý luận thuần túy, chúng ta thay răng sự phát triển củamột thể loại trong một thời kỳ so với một thời kỳ khác bao giờ cũng có tối đaba khả năng xảy ra — thứ nhất, thé loại đó duy tri theo hướng bảo lưu trung

thành mô hình truyền thống; thứ hai, thé loại đó cách tân một cách quyết liệt

so với mô hình truyền thống nhằm vượt thoát ra ngoài khuôn khổ thể loại; và

thứ ba, thé loại đó vừa duy trì vừa cách tân song sự cách tân ay không phá vỡmô hình truyền thống Với một thời kỳ mang tinh chất chuyền giao mạnh mẽ

như văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI (khi “cảm quan hậu hiện đại” bắt đầutràn vào và ảnh hưởng rõ nét đến đời sống văn chương), thì cả ba khả năng đó

đều có thê xảy ra đồng t hời, tạo thành ba “lối rẽ”, ba “ngả đường” khác nhaucủa thê loại Từ đó, chúng tôi đưa ra một “giả thuyết khoa học”: tiểu thuyếtViệt Nam hiện nay đang phát triển theo ba khuynh hướng nêu trên Toàn

bộ luận án sẽ là quá trình khảo sát, phán đoán và cuôi cùng di đên kêt luận vê

15

Trang 23

giả thuyết đó (theo hướng khăng định hoặc phủ định) Vì thế, chúng tôi sẽ tiến

hành công trình của mình theo hướng “quy nạp” hơn là “diễn dịch”.

Trước hết, trên bề mặt văn bản, chúng tôi chia tiêu thuyết Việt Nam đầu

thé kỷ XXI thành ba “mang” tác phẩm — chủ yếu dựa trên những yếu tố “bề

nổi” có thé nhận thấy một cách dé dàng — đó là độ dài, dung lượng và quy

mô tác phầm”: Mảng thứ nhất gồm các “tiêu thuyết nghìn trang” có quy môđồ sộ và hướng về các tự sự mang tầm sử thi, thời đại: Đường thời đại (Đặng

Dinh Loan), Thwong Đức (Nguyễn Bảo), Ngày rất dài (Nam Hà), Những

cánh rừng lá đỏ (Hồ Phương), Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy)

Mang thứ hai gồm các tiêu thuyết có quy mô và độ dài trung bình (khoảng300 - 600 trang), chủ yếu tập trung vào chủ dé lịch sử và thé sự - đời tư: HoQuy Ly, Mau Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Gia đình bé mon (Dạ

Ngân), Dong sông Mia (Đào Thắng), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Bến do xưa

lặng lẽ (Xuân Đức), Tim trong nổi nhớ (Lê Ngoc Mai) Mang thứ ba gồm

các tiêu thuyết có quy mô “nhỏ”, độ dài trung bình thường dao động từ 100

đến 250 trang, với sự biến mat hầu như hoàn toàn của đề tai lịch sử: Thoat kỳ

thủy, Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Binh Phuong); Made in Vietnam, Chinatown,

Paris 11 tháng 8 (Thuận); Đi tìm nhân vật, Thiên than sám hoi (Tạ Duy Anh);

Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà); Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng);

Song song, Bờ xám (Vũ Đình Giang); Giữa vòng vay trần gian (Nguyễn Danh

Lam); Trong quan niệm của chúng tôi, hai mảng đầu tiên khá gần gũi nhauở một điểm: đều hướng về mục đích bảo lưu “diện mạo” quen thuộc của tiểu

thuyết — nghĩa là một tự sự có “quy mô lớn” , dung lượng lớn Mang thứ ba là

? Sở đĩ chúng tôi lựa chọn lỗi phân chia dựa trên yếu tố “dung lượng” do xác định mối quan hệ ngầm song rất

chặt ché giữa “dung lượng tác phẩm tự sự” với bản thân các thể loại như tiêu thuyết, truyện ngăn Rõ ràng,

vấn đề “đài”/°ngắn” hay “đồ sộ”/”gọn ghế” đều có liên quan mật thiết đến chiến lược viết của từng thể loại

(vấn đề này trong những chương tiếp theo của luận án) Bên cạnh đó, chúng tôi lựa chọn một yếu tố mangtính “bề nôi” như vậy lại cũng dé tuân thủ phương thức “quy nạp” đã đặt ra ngay từ đầu — nghĩa là không cô

gắng đưa tới một cách phân chia mang tính áp đặt đối với những đặc trưng khái quát “bên trong” của cácnhóm tiểu thuyết Điều này chỉ thực sự được rút ra sau khi luận án đã phân tích kĩ lưỡng từng nhóm tiểuthuyết với các tiêu chí cụ thể (chương 2, chương 3).

16

Trang 24

những tác pham tao cho mình một dáng vẻ khác hắn hai mang trên Trên tinh

thần ay, luận án sẽ tam chia phạm vi nghiên cứu thành hai nhóm lớn: A và B

— A bao gồm mang thứ nhất và thứ hai, B là toàn bộ mang thứ ba.

Trong ban thân nhóm A_, chúng tôi nhận thay hai mang “thứ nhất” và

“thứ hai” vừa nêu chính là hai “xu thé nhỏ” của nhóm : xu thé duy trì theohướng “bảo lưu `” diện mạo thể loại và xu thé duy trì theo hướng đổi mới diện

mạo thể loại Luận án không đặt trọng tâm vào xu thế thứ nhất , bởi chúng tôicho răng đó vẫn là một sự “nối dài miệt mài” của dòng chảy quá khứ - với sự

“bất động” trong đề tài/chủ đề lẫn cấu trúc tự sự so với những “tiểu thuyết

cách mạng” trước đây Các tác giả của Thượng Đức, Ngày rất dài, Đường

thời đại đường như không thể hoặc không có ý định vượt qua quán tính quákhứ - cụ thé hon là những “khung hình” quen thuộc của nền văn học 1945 -

1975 Đề cao tính biên niên sử của tiêu thuyết , xem nhe tính hư cấu văn

chương: quan niệm ay đồng thời đã cắt giảm tinh sáng tạo cá nhân của tác giả.Và cũng vì vậy, xu thế này không được xem là đối tượng nghiên cứu chínhcủa luận án Bởi lẽ khi nghiên cứu các “khuynh hướng tiểu thuyết đầu thế kỷ

XXI”, chúng tôi luôn đặt sự chú ý đặc biệt vào mối quan hệ giữa cái bat biến,cái ổn định với cái chuyển động, cái biến cải — đề từ đó thay được sự phát

triển và đổi thay của cấu trúc hình thức tiểu thuyết giai đoạn này với các giaiđoạn trước đó Khi một tác phẩm thuộc một giai đoạn mới ra đời mà vừakhông thay đổi quan niệm nghệ thuật, vừa không thay đổi hình thức thê loại

so với các giai đoạn trước đó, thì nó cũng chăng còn mấy ý nghĩa về mat lich

sử thể loại (ching tôi không nói về mặt gid tri tac phẩm) Chính vì vậy, vớixu thế nêu trên, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức mô ta khái lược, chứ không di

sâu thống kê — phân tích như với xu thế thứ hai (từ đây sẽ “đại điện” cho toànbộ nhóm A) Mục đích của việc mô tả này nhằm phác họa một bức tranh toàn

cảnh của các xu thé và khuynh hướng phát triển chủ yếu của tiêu thuyết ViệtNam đầu thế kỷ XXI.

17

Trang 25

Nhìn chung, xuất phát từ các cấp độ của cấu trúc thê loại , luận án sẽ tập

trung phân tích các đặc trưng của hai nhóm A-B như vừa nêu, dé cuối cùng đi

đến kết luận: hai nhóm đó có thực sự tạo ra hai khuynh hướng phát triển riêng

biệt của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI hay không Thứ nhất, ở cấp độ

hình tượng thấm mỹ (tô chức siêu văn bản ), đó là van đề hình tượng nhân

vật và không - thời gian trong các tiêu thuyết Thứ hai, ở cấp độ trần thuật(tổ chức văn bản ), bao gồm các khía cạnh: người kể chuyện, điểm nhìn tran

thuật, kết cấu trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật Trên cơ sở hai

cấp độ cụ thể đó, chúng tôi sẽ đi đến một cấu trúc thể loại tổng quát của mỗi

nhóm tiêu thuyết với những đặc trưng tiêu biểu cho từng nhom Tom lại, đốitượng “hai nhóm lớn” và thước đo “cấu trúc thê loại” chính là phạm vi nghiên

cứu đã được xác định rất cụ thể cho luận án này.

3.2.2 Về phạm vi tư liệu khảo sat, do số lượng tác phâm liên quan đến

đề tài (thuộc hai nhóm đã nêu) rất lớn nên chúng tôi tự “giới hạn” sự tập trung

của luận án vào các tiéu thuyết đương dai trong khoảng thời gian 10 năm dauthé kỷ XXI Đây cũng là những tiểu thuyết có sự thành công nhất định về mat

nghệ thuật, gây được mối quan tâm lớn của độc giả nói chung và giới phê

Thượng dé thì cười — 2006, Minh sư - 2010.

Với “nhóm tiêu thuyết B” là các tác phẩm : Tri nhớ suy tàn-2000; Đi tìm

nhân vật — 2002; Made in Vietnam - 2003; Chinatown, Thiên than sam hồi ,

Céi người rung chuông tận thé , Va khi tro bụi - 2004; Giữa vòng vây trangian, Khải huyền muộn, Paris 11 thang 8, Thoat kỳ thủy - 2005: Ngồi, T mat

tích-2006; Song song - 2007, Bo xám - 2010 Ngoài ra, chúng tôi đưa thêm

18

Trang 26

vào danh sách hai tac phẩm xuất bản năm 1999 là Người di vắng và Cơ hộicủa Chúa bởi nhận thấy chúng có sự gần gũi nhất về mặt thời gian cũng nhưvề thi pháp với nhóm tiể u thuyết đang xét Trong bản danh sách trên, việc

chúng tôi chon các tác phâm của Thuận — Chinatown và Lê Ngọc Mai — Tìm

trong noi nhớ (đều là các nhà văn gốc Việt định cư tại Pháp), chủ yếu vì hai lý

do: về mặt ngôn ngữ - chúng được viết băng tiếng Việt và xuất bản ở Việt

Nam, hoặc công bố trên trang web bằng tiếng Việt được cho phép

(tienve.org); về mặt định hướng nội dung/nghệ thuật - bản thân các tác phamđó vừa hướng về đời sống văn hoá trong nước vừa đặt ra những khả năng

cách tân tiểu thuyết theo những con đường khác nhau — cũng chính là những

con đường đang được lựa chon trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Do xác định “thê loại” là một hiện tượng văn học có tính đa chiều kích „,

chúng tôi đã sử dụng cách tiếp cận đa phương pháp, trên nhiều phân cấp khác

nhau dé thấy được toàn diện nhất các góc độ của van đề:

Về hướng tiếp cận chung, chúng tôi lựa chọn góc độ cau trúc — loại hình(thi pháp học lịch sử và thi pháp hoc cau trúc), trên cơ sở kết hợp các lý

thuyết của Chủ nghĩa cau trúc, Chủ nghĩa hậu hiện đại đề tìm hiểu tông quan

tình hình phát triển của các khuynh hướng tiêu thuyết đầu thế kỷ XXI.

Về mặt phương pháp luận, chúng tôi chủ yếu sử dụng những lý thuyết

nghiên cứu hình thức từ thi pháp hoc (poetics) đến / sự học (narratology) détái hiện lại cầu trúc hình tượng và cau trúc tự sự của các nhóm đối tượng.

Về các phương pháp cụ thê , chúng tôi sử dụng các phương pháp chuyên

ngành của văn học sử và thi pháp học hiện đại như: phương pháp loại hình,

phương pháp hệ thống, phương pháp ký hiệu học, phương pháp liên văn bản,

phương pháp tiếp cận văn hóa hoc, phương pháp so sánh

Về các thao tác khoa học, chúng tôi vận dụng các thao tác thông thường:so sánh, đối chiếu; thống kê, phân loại; mô hình hóa, khảo sát văn bản

5 Dong gop mới của luận an

19

Trang 27

Với phạm vi tư liệu khá rộng và phạm vi nghiên cứu tương đối sâu đối

với “tiêu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, chúng tôi mong muốn có thể:

Thứ nhất, đưa ra một cái nhìn mang tính khái quát với các khuynh hướngvận động của tiêu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn cấu trúc thể

loại, từ đó đóng góp một cách luận giải văn học sử mang tính lý luận đối với

thê loại quan trọng và “phức tạp” đặc biệt của nền văn học này.

Thứ hai, đề ra một mô hình nghiên cứu linh hoạt, không đơn nhất, khép

kin mà có sự mở rộng, sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu nội tại thế giớivăn học (cầu trúc thé loại của tác pham) va nghiên cứu xã hội hoc van học(quan hệ giữa văn bản với đời sống văn học và với đời sống xã hội, tâm lý

sáng tạo của nhà văn và sự tiếp nhận của giới phê bình ).

Thứ ba, bước đầu lý giải, cắt nghĩa và dự đoán khả năng phát triển của

các khuynh hướng đó trong tương lai.

Đạt được những mục tiêu trên , luận án cũng góp phần “nhận diện” một

giai đoạn tiêu thuyết chưa thực sự định hình, còn gây nhiều dư luận trái chiều

nhau; đồng thời tìm ra những quy luật vận động của thé loại trong nền văn

học đương đại Đó cũng là tư liệu tham khảo có ý nghĩa đối với những độc giảquan tâm đến các van dé lý luận về thé loại nói chung và tiêu thuyết nói riêng,

cũng như các vấn đề thực tiễn của nền văn xuôi Việt Nam hiện nay.

6 Cau trúc của luận án

Ngoài phần Mo dau, phần Kết luận và Thư muc tham khảo, phần Nộidung luận án gồm có các chương sau:

Chương 1: Cấu trúc thé loại văn học và diễn trình tiểu thuyết Việt Nam thế

ky XX

Chương 2: Cac khuynh hướng tiểu thuyết từ bình điện hình tượng thâm my

Chương 3: Các khuynh hướng tiểu thuyết từ bình điện phương thức trần thuật

Chương 4: Cấu trúc thể loại tng quát của các khuynh hướng tiểu thuyết

NỘI DUNG

20

Trang 28

CHƯƠNG 1: CÁU TRÚC THẺ LOẠI VAN HỌC VÀ

DIEN TRÌNH TIỂU THUYET VIỆT NAM THE KỶ XX

Có thể nói, văn chương luôn là một cuộc hành trình dài nối từ quá khứ

tới hiện tại, và trong mỗi bước của cuộc hành trình ay luôn “tiềm ân” nhữngbậc thang sẵn có dé dẫn đến tương lai Khi tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam

đương dai từ góc nhìn “cau trúc thé loại”, chúng ta không thể không quan tâmđến những tiền đề 1 ý luận và thực tiễn phong phú đã thiết tạo nên một “hiệntại” phức tạp và đa dạng cho đối tượng nghiên cứu của mình Toàn bộ chương

1 sẽ đặt ra và tìm hiểu ở mức độ khái quát, hệ thống những “tiền đề” lý

luận/thực tiễn nói trên của tiểu thuyết Việt Nam dau thế kỷ XXI.

1.1 CAU TRÚC THE LOẠI VAN HỌC

1.1.1 Thể loại văn học và cấu trúc thể loại văn học

Như đã trình bày trong những phần trên, đối tượng khảo sát của luận ánlà tồn tại lịch sử của một thé loại văn học (TLVH) — một trong những vấn đềcó tính bản chất nhất của văn học, một thực thé có tinh đa chiều kích.

1.1.1.1 “Thể loại” là gì?

Theo nhà khoa học nhân văn lỗi lạc M.Bakhtin: “Thể loại là hình thứcđiển hình của toàn bộ tác phẩm, của toàn bộ sự biểu hiện nghệ thuật ( )TLVH phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững trong sựphát triển văn học Thể loại thể hiện ký ức sáng tạo trong quá trình phát triển”

[9;150] Trong công trình nổi tiếng Thi pháp văn học Nga cổ, nhà nghiên cứu

D.X Likhachev lại nhắn mạnh con đường phát triển của các thé loại, rằng

chúng: “chỉ xuất hiện ở những quá trình phát triển nhất định của văn học, sau

đó thường xuyên biến đổi và thay thế nhau Van đề không chỉ là một số thé

loại này đến thay thế cho một số thé loại khác và không có một thé loại nào là

vĩnh viên mà còn là ở cho bản thân các nguyên tac phan chia thê loại cũng

21

Trang 29

thay đổi loại hình, tính chất, chức năng các thé loại cũng đổi thay qua các

thời đại” [93;150]

Các giáo trình lý luận mang tính chất “mô phạm” trong các nhà trườngđại học có những quan niệm về thể loại khá thống nhất Cuốn Li luận văn họcdo nhóm tác giả Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn biên soạn đã viết: TLVH“thuộc về phương thức, về cách thé hiện cuộc sống trong văn học, về cách cau

tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm van học” [35:50] Và sách Lí luận

văn học của nhóm tác giả các trường Đại học Sư phạm cũng chia sẻ một cách

nhìn tương tự: “thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống , một cách

tiếp cận, một góc nhin, một trường quan sát, một quan niệm đối với đời sống

( ) một nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật” [96;345] Trong khi đó, Từđiển tu từ-phong cách-thi pháp học (Nguyễn Thái Hoà) lại cho rằng: TLVH

là “thuật ngữ của tu từ học, phong cách học, nghiên cứu văn học ( ) “Thể” là

kiểu mẫu của văn bản, hình thành trong quá tình phát triển của sự giao tiếp

bang lời tương đối ổn định, trở thành quy ước chung tôn tại trong ký ức củamọi người như một mô hình cau tạo văn ban ” [63;210].

Như vậy, xét một cách gần gũi nhất, thể loại là phạm trù phân loại tácphẩm, là quy ước chung tôn tại trong ký ức của mọi người như một mô hình

cấu tạo văn bản, một thứ “siêu ngôn ngữ” (metalinguistic) vừa đề biểu đạtvừa để định hướng cho sự tiếp thu biểu dat Trong phạm vi mỗi “loại” văn

học (tự sự, trữ tình, kịch) là các “thể” (tiêu thuyết, truyện ngắn, thơ trữ

tình ), sự phân chia của chúng chủ yếu dựa trên các tiêu chí: tổ chất thẩmmỹ chủ đạo, giọng điệu, dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm.

1.1.1.1.1 Thể loại và khuynh hướng

Về vai trò của thê loại trong đời sống văn chương, M Bakhtin cho rằng

đó là “nhân vật chính” của nên văn học trong tương quan với các đối tượngkhác: như phương pháp, khuynh hướng, trào lưu - bởi thé loại là “hình thức

điển hình của toàn bộ tác phẩm, của toàn bộ sự biểu hiện nghệ thuật” [9;1 50].

Mặt khác, trong văn học, một cách phổ biến, “khuynh hướng” được

hiéu là “cộng đông các hiện tượng van học được liên kêt lại trên cơ sở một sự

22

Trang 30

thống nhất tương đối về các định hướng thâm mỹ, tư tưởng và về các nguyêntac thé hiện nghệ thuật” [8;176] Như vậy rõ ràng, giữa “thé loại” và “khuynh

hướng” luôn có mối quan hệ tương tác mật thiết, chặt chẽ: “thé loại” mang

đến cho “khuynh hướng” những phương án đa dạng trong sự phát triển củamột nền văn chương; “khuynh hướng” mang đến cho thể loại những biến thẻ,những “variant” sinh động va thấm đậm tính xã hội, tính lịch sử Theo cáchhiểu này, cần phải lưu ý rằng, sự phân chia các “khuynh hướng” trong một thể

loại có thể có sự giao thoa nhưng không hoàn toàn đồng nhất với sự phân chia

thành các tiểu loại trong thé loại ấy Chang hạn, tiêu thuyết có các tiểu loạinhỏ hơn: tiểu thuyết sử thi, tiêu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lý và có các

khuynh hướng: tiểu thuyết lãng mạn, tiêu thuyết hiện thực, tiểu thuyết hậu

hiện đại Phân chia theo “tiêu loại” chú ý nhiều hơn đến hình thức thê loại,phân chia theo “khuynh hướng” tính nhiều hơn đến vấn đề định hướng thâm

mỹ, tư tưởng mặc dù chúng đều quan tâm đến nguyên tắc “thể hiện nghệ

thuật” hay “biểu hiện nghệ thuật”.

Với quan điểm riêng của mình, tác giả luận án mong muốn có một cách

nhìn cởi mở hơn trong việc phân chia: xem xét sự phát triển của các khuynhhướng tiểu thuyết dựa trên chính “cấu trúc thé loại” của nó, nghĩa là không

quá chú ý vào “định hướng tư tưởng, thâm mỹ” mà lựa chọn điểm nhìn từ

chính đặc trưng bản chất nhất của thể loại, từ con đường lịch sử của thể loại.(Tất nhiên, điểm nhìn này cũng không khỏi bao hàm cả “định hướng tư tưởng,thâm mỹ”, bởi có hình thức nào không để mang chở một nội dung, có nội

dung nào lại không được biểu hiện qua một hình thức nhất định - như bình

luận của Bakhtin: “Hình thức nghệ thuật được hiểu đúng nghĩa không trìnhbày cái nội dung có sẵn, đã tìm thấy mà lần đầu tiên cho phép tìm thấy, trông

thấy cái nội dung ấy”).

Chúng ta có thể thấy, cách phân chia lịch sử văn học theo tiêu chí

“truyền thống”/”phản truyền thống” hay “phi truyền thống” không phải là

cách phân chia quá mới Kathryn VanSpanckeren — nhà nghiên cứu văn học

23

Trang 31

Mỹ đương đại trong công trình Phác thảo Văn học Mỹ nôi tiéng đã dựa trên

tiêu chí này để nhận diện thi ca Mỹ từ sau năm 1945 Bà phân chia thơ ca giaiđoạn này “theo một hình quang phỏ, tạo ra ba phan giao nhau - phan truyềnthống ở một phía, phần đặc di ở giữa, và phần thé nghiệm ở phía kia Nhữngnhà thơ truyền thống duy trì hay làm sống lại những truyền thống thi ca.Những nhà thơ đặc dị sử dụng cả những kỹ thuật truyền thống lẫn cách tântrong việc tạo ra những giọng nói riêng Những nhà thơ thể nghiệm cố gắng

đạt được những phong cach văn hóa mới” [203;150] Rõ ràng,

VanSpanckeren đã căn cứ trên chính bản chất thé loại dé phân chia nó, đãdùng hệ quy chiếu lịch đại dé soi chiếu một nhân tố trên bình diện đồng dai.

Cùng thời với bà, một nhà nghiên cứu người Nga, N.D Tamarchenko, cũng

phân chia ba giai đoạn phát triển của hình thức lịch sử tiểu thuyết châu Âudựa trên tiêu chí nói trên: giai đoạn của “Chủ nghĩa truyền thống”; giai đoạn“Nhìn lại cái truyền thống”; giai đoạn “Phản truyền thống” Giai đoạn thứnhất được định hình bằng mô hình tiêu thuyết với nhân vật đã định sẵn (từ côđại đến nửa đầu thé ki 18) Giai đoạn thứ hai, rơi vào nửa sau thé kỉ 18 — théki Anh sáng — thời kì hình thành những nguyên tắc đầu tiên của tiêu thuyếthiện đại trong khi mô hình truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại Và giai đoạn thứ

ba (từ đầu thế kỷ 19), mô hình tiểu thuyết với nhân vật là chủ thể lịch sử xuấthiện Tất nhiên, với Tamarchenko, “truyền thống” hay “phản truyền thống”

đều chủ yeu dựa trên nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật [148].

Chỗ dựa của những lập luận này có tâm điểm ở chỗ “truyền thống là

gì”, lấy gì làm tiêu chí để xác lập cái gọi là truyền thống của một thể loại?Day là một công việc không hè dé dàng, nếu không nói là đầy rẫy “chông gai”- nhất là khi ta phải đối diện với một thé loại vào hạng “phức tạp”, “chưa côđặc” và thường xuyên kiến tạo nên những truyền thống mới như tiểu thuyết.Điều quan trọng của mỗi nhà nghiên cứu là tự xác lập cho mình những tiêu

chí riêng dé có thé kiến lập nên một “truyền thống” khả thé nhất, có tính tổngquát nhất, phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chính mình Trong luận án,

24

Trang 32

chúng tôi chọn tiêu chí đánh giá nằm trong “cấu trúc thể loại”, và đặt vào ranhgiới của phạm trù “truyền thống” tat cả những tiêu thuyết có chung một cau

trúc hình thức đã bắt đầu ôn định và đông cứng (với những quy phạm đã đượcthừa nhận và “bám rễ” vào khung định giá thâm mĩ của xã hội) - phân biệt vớinhững tiểu thuyết được xét (thuộc phạm trù “chưa định hình” , “tiếp tục vậnđộng”) Đến đây, van đề “khuynh hướng” được hiểu một cách cụ thé là những

phương cách lựa chọn thái độ ứng xử với truyền thống thể loại: duy trì, cách

tân, hay vừa cách tân vừa duy tri? (câu trả lời chi tiết hơn sẽ được tìm thay ởnhững phan tiếp theo của luận án).

1.1.1.1.2 Thể loại, “sự mô phỏng” và lý thuyết diễn ngôn

Liên quan đến vấn đề “truyền thống thê loại” nói trên, chúng ta khôngthé không ngược dòng trở về với ngọn nguồn đã sản sinh ra lý luận về thé

loại, và với một trong những phạm trù cơ bản nhất đã làm nên văn học

phương Tây: “mimesis” (thường được dịch là “sự mô phỏng” hay “sự bắtchước”, ở đây chúng tôi sử dụng cách dịch thứ nhất).

Có thé nói, trong tư tưởng văn nghệ phương Tây, “thuyết mô phỏng”

luôn là quan niệm có ảnh hưởng mạnh mẽ Loại quan niệm nay cho rằng nghệthuật là sự mô phỏng của hiện thực, sau này, cho rằng nghệ thuật là “sự tái

hiện của đời sống xã hội” Thuật ngữ “mô phỏng” xuất hiện từ thời cô đại, khiPlaton nhận định: thế giới tự nhiên mô phỏng ý niệm tuyệt đối, còn nghệ thuật

thì mô phỏng tự nhiên Do vậy, nghệ thuật kém hơn tự nhiên ở chỗ nó “chỉ là

sự mô phỏng tác phẩm của kẻ khác”— một sự mô phỏng bề ngoài , chưa phải

chân lí [145] Trong khi đó , với tác phẩm kinhđiển Thi hoc (Poétique),Aristotle lại cho răng nghệ thuật không mô phỏng cái dĩ nhiên , ma mophỏng cdi khả nhiên của thé giới dé tao ra giá trị triết lí và thâm mĩ Trênđiểm tựa “mimesis”, ông đã phân chia toàn bộ sáng tác văn học ra ba môn

loại khác nhau: tho sử thi, bi kịch, hai kịch : “Sử thi, bi kịch cũng như hài kịch

và thơ ca tụng tửu thần ( ) nói chung đều là những nghé thuật mô phỏng”.Như vậy, theo quan điểm của Aristotle, nghệ thuật chính là sự mô phỏng và

các môn loại nghệ thuật phân biệt nhau bởi ba phương diện: phương tiện mô

25

Trang 33

phỏng, đối tượng mô phỏng và cách thức mô phỏng [7:15] Quả nhiên, với

các nhà minh triết Hy-La cổ thì “phê bình (chữ Hy Lạp cổ: kritiké) là phânloại và xét đoán.” [33] Thuyết “mô phỏng” của Aristotle có ảnh hưởng ratlớn đến thực tiễn nghệ thuật: từ trung đại, Phục hưng, đến thế ki 17,18, nóluôn là một thứ “Đại Tự Sự” của rất nhiềunh à mĩ học, nghệ thuật học Âuchâu Nói cách khác, cho đến trước chủ nghĩa Lãng mạn, tư tưởng mô phỏng

hiện thực vẫn là tư tưởng chủ yếu của phê bình, là căn cứ để trên đó người ta

xây dựng lý luận về loại thể Các học giả sau này (Schlegel, Schelling, Hegel

) đều căn cứ trên “lối chia ba” ban dau của Aristotle dé tiến hành phân loại

văn chương.

Vậy mối tương liên mật thiết giữa “thể loại” và học thuyết mimesis(được khơi nguồn từ thời Aristote) có ảnh hưởng như thế nào, có tầm quan

trọng ra sao với quan niệm cua chúng ta vê “tiêu thuyêt”?

Antoine Compagnon trong công trình Bản mệnh của lý thuyết đã đưa ramột phân tích riêng về sự kết nối của phạm trù này với tính chất của tiếuthuyết trong quan niệm “truyền thống”: “Mimésis khiến quy ước được coi nhưtự nhiên Tự nhận là mô phỏng thực tại, với khuynh hướng che lấp vật mô

phỏng dé có lợi cho vật được mô phỏng, theo truyền thống nó thường đượckết hợp với chủ nghĩa hiện thực, va chủ nghĩa hiện thực được kết hợp với tiểu

thuyết, và tiểu thuyết kết hợp với chủ nghĩa cá nhân ” [18;151] Theo logic

móc xích này, nếu “bắt lấy đoạn giữa”, chúng ta có thể nhận ra một quan

niệm khá quen thuộc về tiêu thuyết: đây là thé loại gắn liền với “mimesis” va“chủ nghĩa hiện thực” Nói đến tiêu thuyết là nói đến một thê loại có khả năng

phản ánh một cách bao trùm và rộng lớn hiện thực cuộc sống, từ cái nhỏ bé

tầm thường nhất đến cái kì vĩ rộng lớn nhất Chính vì lẽ ấy, tiêu thuyết hiệnthực thé ki 19 được coi là một “truyền thống” vi đại trong hành trình phát

triển thể loại (Tất nhiên, như chúng tôi đã viết, đây chỉ là một quan niệm

mang tính tương đôi trong rat nhiêu quan niệm vê “mimesis”, cũng như vê

26

Trang 34

“tiểu thuyết hiện thực”; điều đó không có nghĩa là một thứ chân lý hay quyluật tuyệt đối về mối quan hệ giữa hai phạm trù này).

Xuất phát từ điều ấy, “tiêu thuyết hiện thực” được gan liền với một ảotưởng lớn lao về ngôn ngữ: cho răng ngôn ngữ hay văn chương có thể saophỏng thực tế một cách trung thành, như một tam gương “chạy trên đườngcái” hay một cửa số mở ra thế giới vô tận Foucault, trong Tir và vật, đã gọi

đó (với một thái độ trách cứ) là “niềm không tưởng lớn lao về một ngôn ngữ

hoàn toàn trong suốt ở đó bản thân các sự vật được định danh không hề bị

nhiễu” [dẫn theo Cao Việt Dũng; 26] Và trái với “hệ tư tưởng của mimesis”

ấy, lí thuyết văn chương (hiện đại) quan niệm “chủ nghĩa hiện thực không

như một “sự phản ánh” thực tại nữa mà như một diễn ngôn có các quy tắc vàcác quy ước của nó, như một mã | chăng tự nhiên cũng chăng thực hơn các mã

khác” [26] Tat cả những điều nay sẽ được kiểm chứng bang chính thực tế

phát triển vô cùng đa dạng, phong phú của tiêu thuyết suốt thế kỉ 20, đầu thế

kỉ 21 và thậm chí ngay trong thé ki 19 - nơi “chủ nghĩa hiện thực” nam thé“thượng phong” Đến đây, khái niệm “diễn ngôn” mang đến một chìa khóa

mới dé chúng ta vận hành và giải mã các tiểu thuyết đương dai, trượt dần ra

ngoài cái gọi là “mimesis trung tâm luận” Bởi lẽ, từ học thuyết “mô phỏng”đến lý thuyết diễn ngôn, chúng ta đã đi một chặng đường rất dài, nếu khôngnói, đã mở ra một cánh cửa khác trên con đường tiếp cận với bản chất thể

loại Một cách phổ quát, M Foucault phát biểu: “ không được tưởng tượng

rằng thế giới quay về chúng ta một khuôn mặt có thể đọc được mà chúng tachỉ cần làm một việc là giải mã; nó [tức thế giới] không đồng loa với hiểu biết

của chúng ta; không có một thiên khải tiền dién ngôn nào tồn tại sẵn chờ đợi

chúng ta” [26] Cũng theo Foucault, cái mà chúng ta gọi là chân lý, thật ra làphải thông qua sự xác định của những cái gọi là “hệ hình tri thức” (épiteme)

của từng thời đại “Épiteme” là một hệ thống phán đoán giátr i, là “nhậnthức chung của cộng đồng” tự hình thành trong một thời kỳ nhất định.

Chúng ta cũng biết rằng, trong thế kỷ 20, các nhà cấu trúc luận đã mangđến một “cái nhìn toàn trị về ngôn ngữ”, một thái độ phủ nhận dứt khoát tính

27

Trang 35

quy chiếu của lời nói cũng như mối liên hệ mang tính “mô phỏng” hay “phản

ánh” với thế giới hiện thực [18;178] — bởi với họ, tat cả mọi hiện hữu đều lànhững hệ thống ký hiệu, tức là một loại ngôn ngữ Song, với các nhà hậu cấutrúc luận (và hậu hiện đại ), tất cả đều là những hình thức diễn ngôn Do đó,không có quan hệ tất yếu nào giữa tác pham với hiện thực mà chỉ có quan hệ

giữa văn bản và văn bản Mỗi văn bản tôn tai trong quan hệ chang chit với vô

số các văn bản khác, và khi ranh giới của mỗi văn bản bị phá vỡ, thì cái gọi làranh giới thê loại hay quy phạm thể loại cũng không còn nhiều uy lực Khi ấy,

“sự xóa nhòa thể loại có thé đến từ sáng tác hậu hiện đại như một siêu tổngcộng các thể loại cùng ton tại ( ) tat ca những kiểu viết hậu hiện đại như trên

đều cé gắng hướng đến sự phá vỡ các cấu trúc truyền thống Các tiéu chí thểloại (ký ức thể loại, kinh nghiệm thể loại) cô tư cách như những chuẩn định

dé xác định thé loại truyền thống bị người viết hậu hiện đại công kích” [179].

Những quan điểm lý thuyết mới mẻ nêu trên tất yếu sẽ thay đổi mạnh

mẽ cách nhìn của các nhà nghiên cứu với van dé thé loại, buộc họ phải linhhoạt, “mềm dẻo” hơn trong việc nhận diện và phán xét sự biến đôi hay phát

triển của các thé loại Cách duy nhất dé xét đoán sự biến đổi, không gì hơn làtìm hiểu sự tuân thủ/không tuân thủ các quy phạm thể loại của chúng ra sao?

1.1.1.1.3 Thể loại và “tâm đón đợi”

Trong Ban mệnh của lí thuyết, A Compagnon đã dành han một tiêu

mục mang tên “Thể loại như là mô hình đọc” để bàn về van đề này : “Thể loại

xuất hiện như là nguyên tắc khái quát hóa hiển nhiên nhất, giữa các tác phâm

cá nhân và các điều phô quát của văn chương ( ) có thé nói đến thể loại như

là mô hình tiếp nhận, thành phần của mục lục hay của tầm đón đợi.” 230] Nhu Bakhtin đã viết, “thé loại” vốn đã là nơi lưu giữ các ký ức văn họccủa loài người Khi một nhà văn cầm bút viết nên tác phâm của mình, anh ta

[18;229-không thể [18;229-không đặt nó vào một khuôn hình thể loại nào đó đã tồn tại từtrước Tương tự, khi một độc giả chuẩn bị tiếp nhận tác phẩm, anh ta cũng đã

sẵn có một “tâm thé thé loại” dành cho tác phẩm sắp đọc, trừu xuất từ muônvàn tác phẩm cu thé mà anh ta đã biết Đặc biệt, khi gặp một tác phẩm nao đó

28

Trang 36

có sự “trục trặc”, “hỗn hợp” hay “pha tạp” về thể loại (trong thế so sánh vớimột tác phâm tưởng tượng có sự “thuần khiết thé loại”) thì ký ức về thé loại

kia càng được bật mở và gợi nhắc mạnh mẽ hơn bao gid hết.

Như vậy, mối liên hệ giữa “thể loại” và “người đọc” thé hiện trên hai cấpđộ: Thứ nhất, đó là một “sơ đồ tiếp nhận”, một thứ chìa khóa dé mở 6 cửa đầu

tiên bước vào tác phẩm, tạo cho người đọc một tâm thế đón nhận, thích ứng

cũng như những “đòi hỏi” phù hợp với từng thể loại mà tác phẩm thuộc về.Thẻ loại không chỉ quyết định việc nhà văn phải viết tác pham như thế nào mà

còn quyết định việc người đọc (cần/nên/phải) tiếp nhận nó ra sao Thứ hai,cấp độ sâu hơn và lớn hơn_, thé loại liên quan đến cả một “cộng đồng diễn

giải” mang tính văn hóa, xã hội; một thành phần của cái mà mỹ học tiếp nhậngọi là “tầm đón đợi” (Erwartungshorizon) — như những kiến giải củaH _.R.Jauss: “Đầu tiên là từ những chuẩn mực đã quen thuộc hoặc từ thi pháp nội tạicủa thể loại; thứ hai là từ mối quan hệ ân kín đối với những tác phẩm quen

thuộc của môi trường văn học; thứ ba là từ mâu thuẫn giữa hư cau và hiện

thực, chức năng thi pháp và thực tiễn của ngôn ngữ mà người đọc nhạy cảmthường xuyên có khả năng so sánh.” [74;406] Không phải ngẫu nhiên mà

Jauss đặt yếu tô “chuẩn mực thé loại” trở thành yếu tố đầu tiên xác nhận “tầmđón đợi” của người đọc Thể loại, theo cách tổng kết của Compagnon, “như là

mã văn chương, tổng thé chuân mực, quy tắc của trò chơi, cho người đọc biết

cách anh ta sẽ phải tiếp cận văn bản, và như vậy là nó đảm bảo sự thông hiểu

“ngược lại, thé loại là viễn cảnh của sự mat cân băng, của sự lệch chuẩn do

3 Chăng hạn, chúng ta không thê không đọc một “‘phan tiểu thuyết” (anti-novel) như một thứ điễn ngôn tranh

biện với kiểu tiểu thuyết truyền thống và thuần khiết (nomal novel).

29

Trang 37

mọi tác phẩm lớn mới mẻ làm nảy sinh” [18;230] Sự xóa bỏ tầm đón đợi quen

thuộc, xây dựng tầm đón đợi mới nhằm đạt đến những tác động khác biệt lại

thường xuyên trở thành mục đích của các nhà văn có tài, có khát vọng đôi thayvà cá tính sáng tạo độc đáo Khi đã tồn tại dai dăng đâu đó trong tiềm thứcngười đọc cái gọi là “tam đón doi thé loại”, một tác phẩm lớn và mới, luôn làtác phẩm vừa nằm trong thể loại, lại vừa phá vỡ thể loại bằng một cách bấtngờ nhất Tuy nhiên, cũng có rất nhiều kiệt tác khi ra đời bị phản ứng dữ đội

và không được công chúng đương thời thừa nhận, bởi họ chưa được chuẩn bị

về tâm thé dé tiếp nhận những thứ xa lạ với hình dung thé loại hay chuẩnthấm mĩ của họ; chính xác hơn “chân trời chờ đợi” của họ chưa kịp dãn

đường biên dé khuôn vừa được tác phẩm vào trong đó.”

1.I.I.T.4 Tóm lại, với tư cách một thuật ngữ tu từ học, phong cách học,

nghiên cứu văn hoc, “thể loại văn học” (TLVH) có thé được xác định bởi các

đặc tính quan trọng sau:

Thứ nhất, TLVH là một phạm trù về chỉnh thé tác phẩm; mỗi thể loại

thé hiện một kiểu quan hệ giao tiếp bằng lời ương đối ổn định đối với cuộc

sống và đối với người đọc.

Thứ hai, TLVH là một phạm trù mang tinh vô hinh, nó không phải là

cái khuôn dé nhà văn “rot” một tác phâm vào đó nhưng lại luôn chi phối từnghành vi sáng tạo cũng như định hướng cho sự tiếp thu.

Thứ ba, TLVH là một phạm trù có tinh lịch sử: Thể loại, ở một thời

điểm nào đó, có thé vừa là nó lại vừa là một cái khác nó hoặc đang “ngắm

ngầm” tiến đến “cái khác nó”.

Thứ tư, TLVH, từ bản chất, đã mang tinh xã hội Boi lẽ, gốc rễ của thểloại là những nguyên tắc với tính “siêu cá nhân” — nó trở thành nguyên tắc docó được sự đồng thuận mang tính cộng đồng Chính vi lý do đó, thé loại gắn

liền với những nhu cầu thâm mỹ đặc thù của xã hội trong những giai đoạn lịch

*# Những bức tranh của Van Goch, kịch của Bekett, những bộ phim của Kim Ki Duk, của thế hệ thứ 6 Trung

Quoc, tác phâm land-art của Christo and Jeanne-Claude là những ví dụ tiêu biêu

30

Trang 38

sử xác định, những thiết chế xã hội (như nhà trường, báo chí, xuất bản),

những hoạt động văn hóa - xã hội (như các hoạt động giao lưu văn hóa).

1.1.1.2 Cấu trúc và cau trúc thể loại văn học

1.1.1.2.1 Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, “cau trúc” được định nghĩa

là “phương thức, cách thức tô chức tương đối bền vững của các yếu tố trongmột hệ thống” [114] Nếu như khái niệm “hệ thông” bao quát các mặt hết sức

khác nhau của một khách thể phức tạp nào đó (như cấu tạo, thành phần,

phương thức tồn tại, hình thức phát triển) thì khái niệm “cấu trúc” trước hếtvạch ra những nhân tố như tính bền vững, tính ổn định của khách thé mà nhờ

đó, nó duy trì được chất của nó khi các điều kiện bên ngoài hay bên trong

biến đồi Khi cấu trúc bị phá vỡ thì hệ thống không tránh khỏi bị phá vỡ.

Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt khái niệm “cau trúc” với “kết câu”:

“kết cấu” cũng là “cấu trúc” theo nghĩa thông thường, “cấu trúc cụ thể”,

thường nghĩa Theo các nhà cấu trúc luận, đó không phải là đối tượng nghiên

cứu của họ; vì cái họ hướng tới là “thứ cau trúc bề sâu, cấu trúc siêu nghiệm”[32:12] Theo J.Viet và J.Piaget, “cầu trúc” có thé được xác định như là mô

hình khi nó đảm bảo ba đặc tính cốt yếu: tính toàn thể (một hệ thống độc lập

tương đối; với sự phụ thuộc của các yếu tố vào cái toàn thể và tính độc lập

của cái toàn thé đó), tinh biến thiên (việc di chuyên một cách có trật tự từ cấutrúc bề sâu sang một cau trúc bề mặt trên cơ sở nguyên tắc tạo sinh), tinh tu

tri (hoạt động nội tại của các quy tắc trong phạm vi một hệ thống nhất định)[205; 5] Trong ba đặc tính này, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến “tính tự trị” donó giúp ích rất nhiều cho chúng tôi khi soi chiếu vào trong thể loại tiêu thuyết.Bởi rõ ràng, cấu trúc một cuốn tiêu thuyết không phải là số cộng của các

chương mà là chỉnh thé của nó, và cau trúc của thê loại tiểu thuyết trong một

giai đoạn cũng không phải là số cộng của tất cả các cuốn tiêu thuyết ra đờitrong giai đoạn ấy Lúc bấy giờ, cấu trúc thê loại trở thành một hệ thống của

các tương quan: những đối xứng, những tương phản, những kế tiếp và tái hồi,

31

Trang 39

những tình thế quân bình và bất quân bình của các khuynh hướng tiểu thuyết

đang sinh thành và phát triển cùng nhau Tất cả tạo nên một toàn thể của các

toàn thể nhỏ hơn, “một trật tự trùm lên các trật tự” [32:16]; với nhiều bình

diện “vẫn thường mâu thuẫn với nhau”; chính mâu thuẫn làm cho nó vận

động, diễn biến, thậm chí tan rã Nghiên cứu cấu trúc trước hết là nghiên cứuđồng đại (synchoronique), là phân tích một hệ thống đã khép lại, đã “tĩnh tại”

và hoàn thành một chu kỳ - trên cơ sở soi chiếu với những yếu tố “thườngbiến” và luôn vận động quanh nó Điều này, đúng như F.Dosse đã phát biểu

trong cuốn sách mang tên Lịch sử của cấu trúc luận: “Câu trúc là cái bên

trong Song động lực thúc đây nó phát triển lại đến từ bên ngoài” [205;96].

Như chúng ta đã biết, “Cấu trúc luận” là trào lưu triết học hiện đại cho

rang sự phân tích xã hội phải đi vào bên trong các biểu hiện bề mặt dé dat tớicác cấu trúc sâu hơn, căn bản hơn, các cấu trúc đó được xem như là những

quan hệ xã hội có tính chất quyết định Với các nhà cấu trúc luận, mục tiêucao nhất của nghiên cứu văn học là phát hiện ra “ngit pháp” của văn chương,

tức những quy ước làm cho một hình thức diễn ngôn nào đó trở thành văn

chương Công cuộc tìm kiếm “ngữ pháp” văn chương ấy, ở Roland Barthes,dẫn đến lý thuyết về các “mã” (codes) chi phối cách “vận hành” của tiêu

thuyết; ở Tzvetan Todorov và Gérard Genette, sự phát triển của tự sự học

(narratology) và lý thuyết về các thể loại; ở Claude Levi-Strauss, lý thuyết vềhuyền thoại và văn hoá dân gian nói chung; ở Vladimir Propp và đặc biệt, ở

A J Greimas, lý thuyết về truyện dân gian; Nhìn xa hon, Bakhtin thực racũng đang đi tìm “ngữ pháp” của tiểu thuyết nói riêng và thé loại nói chung,

trong mối quan hệ chặt chẽ với triết học-lịch sử-văn hóa-xã hội; và quan

trọng hơn ông là người đã tìm ra được sức mạnh và chỗ dựa vững chắc cho

“ngữ pháp siêu ngôn ngữ” ây.

1.1.1.2.2 Cau trúc thể loại văn học:

Chúng ta đều biết răng, “cau trúc nghệ thuật” vốn là hang số không đổi

của những quan hệ của các yêu tô nghệ thuật được lựa chọn đê đưa vào tác

32

Trang 40

phẩm “Hang số không đổi” chính là cái khuôn hình giữ cho “thực thé” tác

phẩm, và ở mức độ rộng hơn, giữ cho thể loại, luôn là nó chứ không biến thành

một thực thê khác Nói theo chiều ngược lại một thực thể - dẫu là thực thé tinhthan- dé duy trì tính 6n định và tính hoàn chỉnh của mình thì không thé không

có một cấu trúc riêng Chính điều nay sẽ quy định cách thé tồn tại riêng củabản thân thực thê, phân biệt “nó” với “cái khác nó”, khiến nó dù thăng trầm

qua bao thời đoạn thì cuối cùng vẫn cứ là chính nó (như “tiểu thuyết? dù

phiêu lưu qua bao kiểu dạng thì vẫn cứ là “tiểu thuyết”) Vì vậy, không có gìkhó hiểu khi chúng ta đặt van đề tìm hiểu cấu trúc nội tại của một TLVH —hay nói cách khác — tim hiểu TLVH như một cấu trúc nghệ thuật toàn vẹn,

một mô hình thé giới có cầu trúc đặc thù.

Quả vậy, “tính đặc thù” của cấu trúc thể loại chính là ở chỗ nó vừavững chắc ổn định, vừa biến động không ngừng Bản chất “thé loại” là luôn

luôn đổi mới song cũng luôn luôn “hồi tưởng” lại thuở ban đầu của mình Sự

phát triển của mỗi thể loại trong mỗi giai đoạn, mỗi thời đại bao giờ cũng vừalà sự kế thừa, ảnh hưởng, vừa là sự bứt phá, vượt qua những bước phát triển

mà nó đã đạt được trong giai đoạn/thời đại trước Chính quy luật này đã dẫn

đến bức tranh phát triển đa dang, phức tạp của các thé loại nói chung và tiêu

thuyết nói riêng trong đời sống văn hoc — với sự hình thành, đan cài của cáckhuynh hướng tiểu thuyết khác nhau trong cùng một thời kỳ (trên phương

diện cấu trúc thé loại).

Mặt khác, nói đến “cấu trúc” là phải nói đến các thành tố trong một

chỉnh thể, mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các thành tố ấy và chức năng của

chúng với toàn bộ chỉnh thé Lịch sử lý luận phê bình thé giới đã chứng kiếnkhá nhiều nhà nghiên cứu nỗ lực đi tìm cấu trúc tông quát của thê loại tiêu

thuyết, trước hết là trường phái “Hình thức luận” Có thể nói, với quan niệm

về thê loại như là “một tập hợp có tính lịch sử và năng động các thủ pháp

nghệ thuật” của Hình thức luận, lần đầu tiên “thé loại được đưa vào trung tâm

của lịch sử văn học” và nhờ đó, văn học đạt được giá trị của “một hệ thống tự

thân có lịch sử của riêng mình độc lập với thông sử” [151] Bakhtin, trong các

33

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN