1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Văn học: Thi pháp truyện thiếu nhi Việt Nam đương đại

182 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

TRẢN THỊ THU HÀ

THI PHÁP TRUYỆN THIẾU NHI

VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

TRAN THI THU HA

THI PHAP TRUYEN THIEU NHI

VIET NAM DUONG DAI

Chuyên ngành: Ly luận van hocMã số: 62 22 01 20

LUẬN ÁN TIEN SĨ VAN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Tôn Thảo Miên

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kêt quả nêutrong luận án là trung thực và chưa từng công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Thu Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tôn Thảo Miên, người đã tận

tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và cácthầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình

học tập, nghiên cứu tại Nhà trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên,DHQGHN, cơ quan đã cử tôi đi học và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đề tôi hoànthành luận án này.

Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người đãủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận án Tiến sĩ.

Hà Nội ngày — tháng năm 2022Tác giả luận án

Trần Thị Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

ÿ/(9610015 41 Lý do chọn đề tài - ¿56-52 EEEEEEE2E2112217121121121111111 21121111111 1xx 42 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿- ¿+ s++++2£++Ex++Ex++zxtzrxerxesrxezrxee 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 55 322132 E**E+*EESEEEEEErersrerrrrrrerreeree 74 Phuong phap nghién 00 1n 8

5 Đóng góp mới của luận áï - - 5 s11 1911191 911010 11g Hưng ng 96 Cấu trúc của luận án -+-++++t+EE++t2EEkvttEEEttEErttrrrtrirrrtirrrrriirrrrre 9Chương 1: TONG QUAN VAN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2: 52©52+£z+£zzxcrez 101.1 Một số van dé lý luận về thi pháp và thi pháp học -. :©-ccs+©cs5csze: 10LADD, Thi PRG 87eeeÁ 10

LL.2 TIi Play NOC ceececccscccscceccceseecsceseeseesseceneeeeesesesesceeseeesesusecseesseensesesesseeseseseseneeaees 11

1.2 Các giai đoạn phát triển của thi pháp học ceccescecssessessessessessessesesesessesseesesseaee 141.2.1 Thi phéip hoc CO 1 nnnnnnớ Ả ốỐ 141.2.2 Thi php ho Wiel AQi cccccccccecccessccesscessecesceeeseeeesecececeaeeeesecsaeceseeseeeesaeensaeenaes 161.2.3 Thi phap hoc cầu trúc và kỷ hiệu học: “điểm nhấn ” của thi pháp học hiện dail9

Trang 6

2.2 Đặc trưng thi pháp văn học thiếu nhi - 2-2 + 2£++EE+EE+£EzEzExsrxerxezex 612.2.1 Nghệ thuật dong điệu tâm hôn người lớn và trẻ thơ -. 5: 5 s+csss2 62

2.2.2 No 0n n8 na n6 ố.ốốốỐố.ốố.ố 64

2.2.3 Ly kỳ và Ấn ƯỢN 55c StéTEEEEE E112 1121121212111 reo 68Chương 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUAT VỀ CON NGƯỜI VA THI PHÁP XÂYM8 ie802))01/.001175 72

TO CHUC 9989:1045 723.1 Quan niệm nghệ thuật vé con 0ì 0 723.1.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật VỀ CON 1gười - 2 ++ce+cectecterersscez 723.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người qua từng giai đoạn văn học - 773.1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học thiếu nhỉ 823.2 Hệ thong thi pháp xây dựng nhân Vật -:© +©-++c++cxc+rxerxeerxesrxrsreees 863.2.1 KNdi Woe VE MNGN VGE na 86

3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân VGt tre CM veececccccscccsseesseeseesseenssesessseeseeesessseessenseeaes 89

3.2.3 Nhân vật người ké cÏHJỆỆH ©5252 SS St SE SE E E21 2122111 Etkerrrree 973.3 Hệ thống thi pháp tô chức cốt truyện - ¿- ¿+ +++x++zx+tx+erxezrxezred 1053.3.1 Khái lược về cốt 7112/87 0Ẽ70Ẽ7Ẽ7587 1053.3.2 Cốt [ruyỆn CYONG VAN XUÔI CU SV HH HH Hệ 1073.3.3 Nghệ thuật tổ chúứC COt truyOn ceececcecscescecsessessesssessessessesssessessesssssessessessessseeses 109Tiểu kết chương 2 - ¿S2 EEỀE12E121121212171111111112112111111111 1111 te 121CHUONG 1 122THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUAT, - ccccc+ccscsccxee 122NGON NGỮ VÀ GIỌNG DIEU TRAN THUẬTT : :¿+c5vcc+ccxeceee 122

4.1 Thời gian và không gian nghệ thuGt - cc nhi rirey 122TNN( 0 n8 nốố.ố 1234.1.2 Không gian nghệ thUẬI Sàn St nh HH HT HH nh HH re 128

4.2 Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuậtt - + 2 2 2+E££EeEEEEEEEEEEkrrrrrerreei 132U01 1.1 nnnnnớớẽẽa.mmỤDỤŨỒ 1324.2.2 Giọng điệu trần thuật - 25c ©5+ 5x SEtEEE E2 E2 2122121121111 1e, 146Tiểu kết chương 4 - ¿- 2-2 5E+E£+EE2EE£EEEEE12E12E15717112112117111121111 1111.111 cxeE 156

Trang 7

KET LUẬẬN 6 St St 1 E1 21E112111511111215111211111111111111111511111111111 E111 EExce 158DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRINH CUA TÁC GIA -:<+: 162ĐÃ CÔNG BO LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN 25c ccxeEeEeErErrerxees 162TÀI LIEU THAM KHAO cccssscsssessssssssesssesssessesssecssecsusssesssecssessusssecssessssssesenecees 164DANH MỤC CAC TAC PHẨM KHAO SAT uo eecescssesssessessesssessessecsesssessessessessseeees 177

Trang 8

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

1.1 Thi pháp hoc là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành nghiêncứu văn học thế kỷ XX, thi pháp học là một trường phái lý thuyết, đưa ra những“công cụ” để người nghiên cứu văn chương có thê khám phá đặc trưng, phươngthức, nguyên tắc làm nên gia tri thâm mi của một chỉnh thé văn bản Điều đó cónghĩa là thi pháp học hiện đại (thi pháp học thế kỉ XX) đã vượt ra khỏi khuôn khổcủa thi pháp học truyền thống (từ thế ki XIX trở về trước) — nghệ thuật thi ca déhướng đến, tạo dựng một lĩnh vực nghiên cứu tính văn học, đặc trưng văn học trongcái nhìn tổng thé về một chỉnh thé hệ thống các yếu tố của văn ban văn chương

[159; tr.357].

Thi pháp học hiện đại bắt đầu được nghiên cứu với ý thức mô phỏng tự nhiên,nó coi trọng tinh thần lý tính, truyền thống quy phạm, coi bản chất và đặc trưng của

hình thức nghệ thuật như sản phẩm thâm mỹ độc đáo của con người Bên cạnh đó, ý

thức thực chứng, cách tiếp cận xã hội học cũ đã trở nên giáo điều, làm nảy sinh ranhu cầu nghiên cứu bản chất nghệ thuật và thâm mỹ của văn học.

Thi pháp học có nhiệm vụ phát hiện ra những liên hệ dưới dạng các quy luậtvà trong những trường hợp sáng tỏ nhất, nó hình thành nên hệ thống Tính hệ thống

như một đặc trưng cơ bản mang ý nghĩa phương pháp luận của thi pháp học Khả

năng hệ thống hóa (tức là khả năng xây dựng và sắp xếp nhận thức trong một hệthong theo một tô chức chặt chẽ, nhất quán theo những nguyên tắc nhất định) là mộtđòi hỏi và một biểu hiện của sự trưởng thành khoa học Mỗi trình độ nhận thức mớicủa khoa học lại được đánh dấu bởi những cấp độ mới, những tầm vóc mới củanăng lực hệ thống và tam vóc mới của khoa học trong những trường hợp cụ thé

được hệ thống hóa, tức là khả năng xây dựng và sắp xếp nhận thức trong một hệthống được tô chức chặt chẽ va theo những nguyên tắc nhất định Chúng không chicó nhiệm vụ thống kê và mô tả đơn thuần các phương diện, các thành tố cụ thể củahình thức nghệ thuật mà còn nghiên cứu hình thức đó trong chức năng tô chức và

thể hiện nội dung.

Thi pháp học xuất hiện ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX, nhưng đã nhanh

Trang 9

chóng được giới nghiên cứu dành cho sự quan tâm lớn Hiện nay, chuyên đề Thipháp học được giảng dạy ở hầu hết các khoa Ngữ văn của các trường Đại học Thipháp học cũng được nhắc tới trong chương trình Ngữ văn THPT (sách nâng cao).Việc vận dụng lý thuyết thi pháp vào nghiên cứu những lĩnh vực văn học cụ thểđược các nhà nghiên cứu nhiệt tình hưởng ứng và trên thực tế đã gặt hái được nhiềuthành tựu lớn.

1.2 Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng trong nền văn học của mỗi quốcgia trên thế giới Văn học thiếu nhi có vai trò quan trong trong việc làm phong phúđời sống tinh thần của trẻ thơ, đánh thức những ước mơ, khát vọng và hoài nệmtrong sáng nhất trong mỗi con người Những sáng tác dành cho thiếu nhi nuôidưỡng tâm hồn, tình cảm các em được tập trung ở hai lĩnh vực chủ yếu là thơ ca vàtruyện kẻ.

Văn học thiếu nhi đang là vấn đề được nhiều người quan tâm Khuynh hướng“coi thường” văn học thiếu nhi xuất hiện ở một số người trước đây dường như đangdần được phá bỏ dé tiến tới một quan niệm nghiêm túc, “coi trọng” văn hoc thiếunhi Pie Gamara cho rang: “tir linh vực người lớn sang lĩnh vực trẻ em, các vấn dékhông phải giản đơn, nhạt nhẽo đi, sơ lược đi Trái lại càng sắc nhọn và phức tạp

hơn” [35; tr.59] Văn học thiếu nhi thực sự là một mảng văn học không thé thiếuđược trong đời sống văn học, đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.

Thang 5/1991, Hội nghị khoa học quốc tế về văn học thiếu nhi đã được tô

chức ở Ba Lan, nhiều báo cáo gây chú ý với van dé văn học “người lớn” và văn học“thiếu nhi” Tiến sĩ Ngữ văn A V Lipatov quan niệm văn học “người lớn” và“thiếu nhỉ” là những hiện tượng quan hệ lẫn nhau Đó không chỉ là hai dang sángtạo mà còn là những mắt xích, “bình thông nhau” Thiếu văn học “thiếu nhi” thì lịch

sử văn học “người lớn” cũng như ý nghĩa của nó sẽ không day đủ [216; tr.59 - 60].Sau năm 1945 văn học thiếu nhi ở Việt Nam mới thực sự phát triển với độingũ sáng tác ngày càng đông, nội dung các tác phẩm ngày càng phong phú, đa dạngva có những tác phẩm đạt tới sự kết tinh nghệ thuật Trong hơn nửa thé kỷ qua, thựctế có lúc thăng, lúc trầm, nhưng nền văn học ấy luôn là bộ phận khăng khít của vănhọc Việt Nam Văn học thiếu nhi thực hiện đúng chức năng của văn học, đồng thời

Trang 10

cũng mang những nét rất riêng của sáng tác văn học thiếu nhi.

Sau năm 1975, văn học thiếu nhi Việt Nam đạt được những thành tựu nôi bậtở thé loại truyện, so với kịch và thơ Về cơ bản, truyện đóng vai trò chính trong toan

bộ sáng tác cho các em Với khả năng phản ánh xã hội trong phạm vi rộng lớn, với

sự phong phú của các dạng loại biểu đạt, mô tả và với tính phổ cập của nó, truyệndé dé cập tới những đổi mới của xã hội Chính vì vậy, đổi mới về văn học thiếu nhidiễn ra ở mảng truyện và tiểu thuyết có phần sôi động và rõ ràng hơn những lĩnhvực khác Truyện thiếu nhi đã tiếp cận trực tiếp VỚI cudc sống mới sôi động từnhiều phương hướng, đã quan tâm đến trẻ em một cách toàn diện hơn, không chỉtrong học tập, lao động, chiến đấu mà cả trong cuộc sống bình thường hàng ngày.Điều đó thể hiện cái nhìn và quan niệm mới mẻ về sáng tác cho trẻ em.

1.3 Ở nhiều trường đại học, thi pháp học và việc ứng dụng nó vào các công trìnhnghiên cứu khoa học cụ thé không còn là van đề xa lạ đối với các giảng viên, họcviên và sinh viên khoa Ngữ văn cũng như các khoa, ngành liên quan Lựa chọn đềtài Thi pháp truyện thiếu nhỉ Việt Nam đương dai còn là một việc hữu ích đối vớibản thân tác giả, là người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở một trường THPT Đềtài cũng định hướng phân tích hình thức nghệ thuật một số tác phẩm, khám phá sâu

hơn vẻ đẹp văn chương trong nhà trường từ góc độ thi pháp học.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Thi pháp truyện thiếu nhỉ Việt Nam đương dai chính làhình thức mang tính nội dung tiêu biểu của truyện thiếu nhi Việt Nam đương đạivới các thành tố tạo nên hình thức nghệ thuật tác phẩm như: xây dựng nhân vật, tổ

chức cốt truyện, không gian, thời gian, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu qua đóthấy được tài năng của nhà văn trên các bình diện thi pháp Những sáng tạo mới, kếtquả của tư duy nghệ thuật, quan niệm và cái nhìn nghệ thuật mới, mang đến chongười đọc một nội dung mới.

2.2 Pham vi nghiên cứu

- Nghiên cứu những sáng tác văn xuôi (truyện ngắn, truyện dai và tiêu thuyết)viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, thi pháp truyện thiếu nhi Việt Nam đương đại

Trang 11

từ 1986 đến nay.

- Nghiên cứu và so sánh những sáng tác viết cho thiếu nhi của các tác giả TôHoài, Trần Hoài Dương, Phùng Quán, Duy Khán, Võ Quảng, Ma Văn Kháng, VũThư Hiên, Dương Thu Hương, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần và một số

tác giả nước ngoài khác: Harriet Beecher Stowe, Mark Twain, Edmondo DeAmicis, Emest Hemingway, J.K Rowling, Andersen, anh em nha Grimm

- Vận dụng lý thuyết thi pháp hoc, các tác phẩm truyện viết cho thiếu nhiđương đại, các phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn chương, nghiên cứu các đốitượng cụ thể Trong đó tập trung vào các thành tựu chủ yếu ở thể loại truyện ngắn,truyện dai và tiểu thuyết dé làm rõ van đề Thi pháp truyện thiếu nhỉ Việt Namđương đại như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kế chuyện và tô chức cốttruyện, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trongvăn xuôi thiếu nhi Việt Nam đương đại.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu Thi pháp truyện thiếu nhỉ Việt Nam đương đại nhằm khám phánhững vẻ đẹp nghệ thuật của văn học thiếu nhi dưới góc độ thi pháp.

Nghiên cứu Thi pháp truyện thiếu nhỉ Việt Nam đương đại nhằm mục đích

đem lại cái nhìn hệ thống, chỉ ra những đặc điểm nỗi bật, khẳng định sức mạnh của

lý thuyết thi pháp ở truyện viết cho thiếu nhi của các nhà văn trong dòng chảy vănhọc thiếu nhi Việt Nam đương đại.

Nghiên cứu truyện thiếu nhi của các nhà văn, luận án vận dụng lý thuyết thipháp học hiện đại, thi pháp học cấu trúc, thi pháp văn xuôi tự sự vào nghiên cứuhiện tượng văn học cụ thể.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát những phạm trù cơ bản của thi pháp học để vận dụng vào nghiên

cứu thi pháp văn xuôi tự sự, xác định các thuật ngữ chính, đối tượng và phương

pháp nghiên cứu của thi pháp học.

- Phân tích, lý giải cảm thức và những khuynh hướng sáng tác tiêu biểu trongthi pháp truyện viết cho thiếu nhi Việt Nam đương đại của các nhà văn tiêu biểu

Trang 12

- Phân tích đặc trưng nghệ thuật với định hướng thi pháp trên một số phươngdiện: nghệ thuật xây dựng nhân vật và tô chức cốt truyện, người kê chuyện, điểm

nhìn của người ké chuyện, thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng

điệu trần thuật trong truyện thiếu nhi Việt Nam đương đại.

- Ở mỗi nhiệm vụ, luận án có sự so sánh với các sáng tác cùng thé loại viếtcho đối tượng người lớn, so sánh các tác phẩm văn học thiếu nhi đương đại với cáctác phẩm thiếu nhỉ giai đoạn trước và có sự so sánh với một số tác phẩm thiếu nhitiêu biểu ở nước ngoài, đồng thời có sự lý giải gan với diễn ngôn sáng tác của từngthời kỳ.

Hoàn thành các nhiệm vụ trên, luận án sẽ khái quát được diện mạo của Thi

pháp truyện thiếu nhỉ Việt Nam đương đại với các đặc trưng nỗi bật về khuynhhướng sáng tác, đặc điểm nghệ thuật và phong cách của một số tác giả tiêu biểu, từđó khang định vị trí đặc biệt của mảng thi pháp truyện thiếu nhỉ trong dòng chảy

chung của lịch sử văn học Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Một số phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án với mụcđích cụ thể:

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Làm rõ quan niệm mang tính hình thứccủa các tác phẩm truyện thiếu nhi Việt Nam đương đại.

- Phương pháp lịch sử - xã hội: Tìm ra điềm nỗi bật trong việc kế thừa vàcách tân của truyện thiếu nhi Việt Nam đương đại Chỉ ra những tác động của hoàncảnh lịch sử, xã hội Việt Nam đến sự hình thành, phát triển của văn học.

- Phương pháp loại hình: Xác định đặc trưng thê loại, các đặc điểm, tínhchất của truyện thiếu nhi Việt Nam đương đại.

- Phương pháp hệ thống: Có cái nhìn khái quát, tổng thể và chung nhất,mang tính hệ thống cho các vấn đề được đề cập đến trong việc nghiên cứu một sốtac giả, tác phẩm, những biểu hiện cụ thé, một vài khía cạnh độc đáo.

4.2 Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phươngpháp liên ngành (văn học với văn hoá, tâm lý học, ngôn ngữ học), phương pháp cấutrúc, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và các thao tác nghiên cứu khác

Trang 13

dé đạt được mục tiêu khoa học của dé tài.

5 Đóng góp mới của luận án

5.1 Luận án hệ thống quá trình phát triển, phân tích những đặc trưng tiêu biểu,những van đề nồi bật mang đến cái nhìn toàn diện về Thi pháp truyện thiếu nhỉ ViệtNam đương đại Luan an là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thốngthi pháp truyện thiếu nhi Việt Nam đương dai.

5.2 Kết quả nghiên cứu của luận án góp phan khang định vị thé và đóng góp cho

ngành lý luận, nghiên cứu về văn học thiếu nhi nói chung, thi pháp truyện thiếu nhiViệt Nam nói riêng.

Từ việc tông kết, đánh giá những đặc điểm, khuynh hướng của thi pháp truyệnthiếu nhi, luận án cũng bước đầu tìm ra cách đi mới, dựa trên những nền tang thipháp học đã có cho đề tài Thi pháp truyện thiếu nhỉ Việt Nam đương dai.

5.3 Luận án góp phan làm phong phú thêm hệ thống các tài liệu tham khảo bồ ích

cho giáo viên, sinh viên, học sinh, những người quan tâm, yêu thích văn học thiếu

nhi Luận án cũng đưa ra gợi ý dé đề tài Thi pháp truyện thiếu nhỉ Việt Nam đươngđại trở nên gần gũi với học sinh hơn qua việc đưa thêm một số tác phẩm, trích đoạntiêu biểu trong chương trình phổ thông, góp phần mở mang hiểu biết, tạo niềm hứngthú, say mê của các em với truyện thiếu nhi Việt Nam.

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài các phần Mo dau, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận án được triển khai gồm bốn chương:

Chương 1: Tông quan van đề nghiên cứu

Chương 2: Khái luận về văn học thiếu nhi và đặc trưng thi pháp của văn học thiếu

Trang 14

hiển hiện hoặc chìm 4n của tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch

sử, xã hội học “Thi pháp là một hệ thong các phương tiện và phương thức thể hiệncuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng” [159; tr.7] Thipháp là ý thức nhà văn khi sáng tạo ra hình thức nghệ thuật.

Hệ thống thi pháp là tập hợp của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố có quan hệvới nhau, giá trị của hệ thong không phải là tổng của phép cộng các yếu tố với nhaumà là giá trị tong hợp; giá trị của từng yếu tô khi tồn tai trong hệ thống không phảido tự thân yếu tô quyết định mà do hệ thống quy định trên cơ sở giá trị tổng hợptoàn hệ thống và mối quan hệ giữa các yếu tô trong hệ thống đó.

Hệ thống nghệ thuật là tập hợp các quan niệm, các thủ pháp, biện pháp quanhệ chặt chẽ với nhau Trong đó, giá trị của từng yếu tô do hệ thống quy định và cácyếu tố phát huy giá trị, ý nghĩa của chúng trong hệ thống Tính hệ thống của nghệ

thuật tồn tại ở nhiều cấp độ như trong một tác phẩm, hệ tác phẩm, một tác phẩm lớn

có nhiều tác phẩm nhỏ Nghệ thuật có những phương diện hình thức như các thủpháp nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, phương cách xâydựng nhân vật, miêu tả và tường thuật, quan niệm nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật,điểm nhìn nghệ thuật tất cả đều mang tính nội dung Tính nội dung của cácphương diện nghệ thuật khác với tính nội dung xã hội mà hiện tượng văn học phảnanh Chang hạn quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân trong Chữngười tử tù thê hiện cái dep, tài hoa, tinh cách, ứng xử, triết lý sống phối kết với ýthức về cái đẹp, trân trọng va nâng niu cái đẹp như một sự phủ nhận cái xấu, cái ác

trong xã hội thời thực dân, phong kiến.

10

Trang 15

Hiện tượng văn hoc trong một giai đoạn van học, một trào lưu, một tac gia,

một hệ tác phẩm hoặc một tác phẩm có những đặc trưng trên cơ sở quan hệ nội tại

và như là hệ quả của lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, tình hình văn học, sáng tác

của nhà văn và mỹ cảm của người đọc Ví dụ, Thơ Mới Việt Nam 1930 - 1945, văn

học cách mạng miền Nam trong vùng tạm chiếm thời chống Mỹ, sáng tác của NamCao trước Cách mạng tháng Tám, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Tuyển tậptruyện ngắn của Tchekhov, Thơ tình của Tagor, Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack

London, Lá cổ của Whitman

1.1.2 Thi pháp học

Thi pháp học lẫy Thi pháp làm đỗi tượng nghiên cứu, nghĩa là nghiên cứu hệthống nghệ thuật của hiện tượng văn học Thi pháp học nghiên cứu các hình thứcnghệ thuật như: kết cấu, âm điệu, nhịp câu, đối thoại, thời gian, không gian, cúphap , nó yêu cầu đọc tác phẩm như một chỉnh thé, ở đó các yếu tố ngôn từ liên kết

chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống, dé biểu đạt ý tưởng, tình cảm, tư duy,

nhân sinh quan tức là cái đẹp của thế giới, con người Điểm xuất phát của thi pháplà sự coi tác phẩm văn học là văn bản ngôn từ Nếu mỹ học là lý luận của các nghệthuật, thì thi pháp học là mỹ học của văn học Có nhiều cách định nghĩa thi pháphọc, như:

Viện sĩ Avêrinxép cho rang: “Thi pháp học là hệ thống nguyên tắc sáng tao

cua một tác giả, một trường phải, một thời đại văn học” [211; tr.399].

Viện sĩ V Vinôgrađốp: “Thi pháp hoc là khoa học về hình thức, các dạngthức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểucầu trúc và các thể loại tác phẩm van học ” [212; tr.184].

Nhà lý luận văn học Nga V Girmunxki: “Thi pháp học là khoa học nghiên

cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật” [211; tr.15].

V.Ivanov quan niệm: “Thi pháp học là khoa học về cấu tạo của các tác phẩmvăn chương và hệ thống các phương tiện thấm mỹ mà chúng sử dụng” [213; tr.

Từ điển Bách khoa văn học giản yếu của Nga ghi: “Thi pháp hoc là khoa học

về cấu tạo của các tac phâm văn học và hệ thong các phương tiện thâm mỹ mà

11

Trang 16

chung sử dụng” [213; tr.936]

Như vậy, thi pháp học được hiểu là một bộ môn khoa học và là một khuynhhướng phê bình Thi pháp là lý luận về đặc trưng nghệ thuật của văn chương, quanniệm về các thủ pháp nghệ thuật, hệ thống các nguyên tắc, biện pháp của sáng tácnghệ thuật, thé hiện gia tri đặc sắc của sang tác nghệ thuật đó.

Tzvetan Tôđôrốp xác định: “Doi twong của thi pháp học cau trúc không phảilà tự thân tác phẩm văn học, mà là các thuộc tính của một kiểu ngôn từ vốn có củavăn bản văn hoc ” [126; tr.41] Ông xác lập một định nghĩa về thi pháp học theotinh thần của chủ nghĩa cấu trúc: “Thi pháp học phá vỡ tính đối xứng giữa sự giải

thích và khoa hoc trong phạm vi các công trình nghiên cứu văn học ” [126; tr.443].Viện sĩ M.Khrapchenko đã định nghĩa về thi pháp học: “Không hé kỳ vọngmột định nghĩa thật đầy du, thật bao quát, tôi cho rằng có thể xác định thi pháp họcnhư một bộ môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiệncuộc song bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng” [131; tr.242] Cóthé nói định nghĩa của M.Khrapchenko là một trong những định nghĩa tổng quát vàthuyết phục về thi pháp học.

Trong đời sống hiện tại, thi pháp học gan liền với văn hóa, văn học, bởi cáchình thức văn học là sản phẩm của văn hóa nghệ thuật va đặt trong các truyền thốngvăn hóa nhất định mới có thê lý giải được Thi pháp học nghiên cứu kỹ thuật vănhọc, thủ pháp nghệ thuật, sáng tạo văn học, tư duy nghệ thuật của chủ thể Thi pháphọc đa dạng về đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ở thế kỷ XX, thi pháp học có vịtrí khác biệt với các bộ môn khoa học khác trong lĩnh vực văn học ở điểm nghiêncứu cấu trúc và nghệ thuật Đến nay thi pháp học không còn bó hẹp ở việc nghiên

cứu nghệ thuật thơ ca mà trở thành một ngành khoa học với phạm vi nghiên cứu

tương đối rộng rãi, đó là Thi pháp học đại cương, Thi pháp học lịch sử và Thi pháp

học chuyên biệt.

Bakhtin cho răng: “Thi pháp phải bắt dau với thể loại” và ông xem thé loại làtrung tâm của lịch sử văn học: “Thể loại là hình thức điển hình của toàn bộ tácphẩm, của toàn bộ biểu hiện nghệ thuật" (Phương pháp hình thức trong nghiên cứuvăn chương) [128, tr.58] Thi pháp học thé loại cũng rất phô biến, chiếm ty lệ công

12

Trang 17

trình nhiều nhất so với các khuynh hướng khác, bên cạnh thê loại thì ngôn ngữ cũnglà yêu tố quan trọng hàng đầu của tác phẩm văn chương: “Ngôn ngữ là yếu to thứnhất của văn chương” (M Gorky) Những công trình khởi đầu thi pháp học hiện

đại cũng tập trung nghiên cứu ngôn ngữ Khi xây dựng một bài thơ Đường, nhà thơ

phải dùng loại ngôn ngữ cổ kính, trang trọng, khi xây dựng một cuốn tiêu thuyết,nhà văn phải dùng rất nhiều ngôn ngữ văn xuôi thông tục, nên việc nghiên cứu thê

loại thường đi kèm với nghiên cứu ngôn ngữ.

Không phải ngẫu nhiên mà thi pháp học lại dành được sự quan tâm lớn, thôi

thúc các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam tìm hiểu và nó đã trở thành một phươngpháp nghiên cứu khoa học tiên tiến và hữu hiệu Điều đó cho thấy, thi pháp họcđang mở ra một chân trời rộng lớn cho ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam; cóthé liệt kê một số công trình nghiên cứu được nhiều người biết đến như: Tim hiểuphong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiéu” của Phan Ngọc [134]; Thi pháp thơ

Tổ Hữu, Thi pháp “Truyện Kiểu” của Trần Dinh Sử [157], [160]; Thi pháp ca dao

của Nguyễn Xuân Kính [114]; Tim hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của Phan ThiDao [53]

Nghiên cứu thi pháp là vấn dé chính của các tài liệu như: Khái niệm về hìnhthức và kết cấu trong phê bình văn nghệ thế kỷ XX của Rene Wellek (Hoài Anhdịch), Thi hoc và ngữ hoc, lý luận văn học phương Tây hiện đại (Trần Duy Châubiên dịch), Lý luận văn học, những vấn dé hiện đại (La Nguyên biên dich), Ly luậnvà thi pháp tiểu thuyết của M Bakhtin (Pham Vĩnh Cư dich), Ly luận văn hoc củaWellek và Warren (Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự dich), Lý thuyét Cacnavan hóa

của Bakhtin và tư duy tiểu thuyết hiện đại (Trần Đình Sử), Sáng tác của Dostoevski- những tiếp cận từ nhiêu phía (Lê Sơn chủ biên) Đó là những công trình thi pháphọc Âu - Mỹ đã được giới thiệu ở Việt Nam Khi nghiên cứu cũng như giảng dạy

văn học trong nhà trường, thi pháp học giúp chúng ta khám phá một cách chính xác

các cầu trúc hình thức cũng như nội dung các tác phẩm văn học.

Trong thực tế, hệ thống nghệ thuật trong văn học ton tại ở nhiều cấp độ, nhưtác gia, tác phẩm, trào lưu, giai đoạn mặt khác, ở các dòng văn học như văn học

dân gian, văn học viết có những đặc trưng thi pháp khác nhau Do vậy, việc tìm

13

Trang 18

hiểu, nghiên cứu có thể được tiến hành ở nhiều cấp độ, bình diện khác nhau Với

dòng van học dân gian và văn học viết, các bình diện của Thi pháp học là Thi phápvăn hoc dân gian và Thi pháp văn học viết Thi pháp văn học dân gian gồm có thipháp truyện cô dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụngôn), thi pháp thơ dân gian (ca dao, vé), thi pháp câu đồ Thi pháp văn học viếtgồm có: thi pháp các thé loại thơ (thơ, truyện, ký, kịch), thi pháp văn học các thờikỳ, các giai đoạn (trung đại, hiện đại, hậu hiện đại) Thị pháp hệ thống tác phẩm củamột tác gia (thi pháp thơ Nguyễn Du, thi pháp Nhật ký trong từ của Hồ Chi Minh,thi pháp thơ Tố Hữu, thi pháp truyện Nam Cao, thi pháp tiểu thuyết O.Banzic ).Thi pháp của một tác pham (thi pháp 7ruyện Kiểu của Nguyễn Du, thi pháp bài thơSóng của Xuân Quỳnh, thi pháp truyện Thudc của Lỗ Tan, thi pháp truyện Ong già

và biển cả của Hêminhuây ).

Quá trình phát triển của Thi pháp học được các nhà nghiên cứu thể hiện ở cácchặng đường phát triển như: Thi pháp học cổ điển, Thi pháp học hiện đại, Thi pháphoc cấu trúc với những đặc điềm vừa có tính kế thừa vừa cách tân Mốc thời giandùng đề phân chia là cuối thế kỷ XIX trở về trước và đầu thế kỷ XX đến nay.

1.2 Các giai đoạn phát triển của thi pháp học

Thị pháp học tìm ra cái hình thức mang quan niệm, tức là cái phương thức tưduy nghệ thuật của nhà văn nghệ sĩ đã ngưng kết thành cái hình thức nghệ thuật của

tác phẩm văn nghệ Thi pháp học phát triển theo các giai đoạn và có rất nhiều

hướng nghiên cứu; theo định hướng của luận án, chúng tôi nghiên cứu thi pháp học

theo các giai đoạn và hướng chuyên biệt: Thi pháp học cổ điển, Thi pháp học hiệnđại, Thi pháp hoc cầu trúc và kỷ hiệu hoc, Thi pháp văn xuôi tự sự.

1.2.1 Thi pháp học cỗ điển

Thi pháp học cô điễn có từ xa xưa với hướng nghiên cứu cơ bản là cách thứcsáng tác chủ yếu của một số thé thơ với những nguyên tắc bất biến được đúc kếtthành những công thức có tính quy phạm Ở phương Tây thời Hy Lạp cổ đại, côngtrình nồi tiếng nhất trong Thi pháp học là Nghệ thuật thi ca của Aristote Cụm từ thipháp được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 384-322 TCN, phiên âm nguyên tác là

Peri poietikes, sau ghi là Poiétike téchne nghĩa là Nghệ thuật làm thơ Thuật ngữ thi

14

Trang 19

pháp học trong tiếng Anh là poetics, tiếng Pháp là poétique, tiếng Nga là poetika,trong tiếng Việt là nghệ thuật thi ca Thi pháp hoc được hiểu là phương pháp sángtác văn chương, nghiên cứu các phương tiện biéu hiện, thé loại, ngôn từ Các tác giảkhi viết kịch phải biết cách xây dựng cốt truyện, khi sáng tác thơ Đường luật tác giảphải tuân thủ luật thơ, nguyên tắc vần điệu, thé loại, người nghệ sĩ sáng tác phảituân theo một trào lưu, trường phái Thi pháp học của Aristote có ảnh hưởng rấtlớn ở Châu Âu trong thời kỳ cô đại, thời Phục hưng và kéo đài cho đến hết thế kỷ

XVIII, XIX với nội dung triết học Các tác giả Horace, Pseudo Longinus, Boileau,

Lessing đã có những công trình thi pháp học nổi tiếng.

Ở Trung Quốc, tác phẩm Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp (khoảng 465-532)là công trình thi pháp học xuất hiện sớm nhất Dé là cuốn sách có nội dung chủ yếubàn về thi pháp học ở bình diện cách sáng tác văn chương, bên cạnh đó còn có mộtsố ý kiến về nghiên cứu văn học từ góc độ lịch sử văn học và thi pháp học so sánh.Chang hạn: “Khi xem xét tat cả các đời, ta có thé thay cái sự biến đổi của tình camvà tu tưởng Khi xét chung các điểm dị dong thì ta có thể hiểu rõ cái chủ chốt” [22;tr.153] Bên cạnh đó, còn có một số học giả tiêu biểu như Nghiêm Vũ, Chu Bật,Khương Quy, Tham Đức Tiềm, Ngụy Khánh Chi dùng thuật ngữ thi pháp dé chỉphép làm thơ, các sách “Thi hoạ?” có những hướng dan tìm tòi về thơ, cách làm thơcũng thuộc về thi pháp học Một số nhà nghiên cứu khác như Kim Thánh Thán,

Mao Tôn Cương, Chi Nghiễu Trai, Lý Trác Ngô, Trương Trúc Pha có những đóng

góp về thi pháp ở phương diện nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết Trung Quốc vàcách thức sáng tác thơ.

Thời trung đại, trên thế giới xuất hiện nhiều cuốn sách bàn về cách thức, phéptắc sáng tác văn học Thi pháp học được hiểu ở bình diện là đặc trưng, tiêu chuẩncủa ngôn từ văn chương và các phương cách, biện pháp xây dựng, tô chức các tácphẩm văn học theo loại thể nhất định như nghiên cứu nghệ thuật biểu hiện trong

những bai tho Thu hứng, Đăng cao của Đỗ Phủ - vị Thi thánh thơ Đường.

Ở Việt Nam, Thi pháp học cô điển không được xây dựng thành hệ thống lýthuyết, nguyên tắc mà được ứng dụng như là những cách thức, phép tắc, quy phạm

đê sáng tác văn học, cả ở văn học dân gian và văn học việt băng chữ Hán, chữ Nom.

15

Trang 20

Nghia là tác giả khi sáng tạo tác pham thì đã tuân thủ theo những quy tắc thi phápnhất định Văn học viết bằng chữ Hán rồi đến chữ Nôm suốt 10 thế kỷ văn họctrung đại thé hiện đặc trưng chủ yếu là truyền thống thi pháp tượng trưng, ước lệ,sung cô, quy phạm, bất biến Cũng có một số tác gia thời trung đại như Nguyễn Trãicó những phá cách trong sáng tác thơ, tiêu biểu như bài Ting (cây thông), hoặc phácách trong thi pháp phan ánh bang cách đưa những hình anh đời thường như ao raumuống, rặng mùng tơi vào thơ, vốn được coi là sân chơi chỉ đành cho những thứ,

những loại cao cả, trang đài như người quân tử, các con vat long, ly, quy, phụng, cácloại cây mang tính biểu tượng như rùng, cúc, trúc, mai

1.2.2 Thi pháp học hiện đại

Thi pháp hoc với tư cách là một bộ môn khoa học và với những tiêu chí mớitrên thế giới, đặc điểm mới chỉ xuất hiện cuối thế kỷ XIX Cuối thế kỷ XIX, A.N.Veselovski sử dụng thuật ngữ thi pháp học nhưng đổi mới theo tinh than thi pháp

học lịch sử, nghiên cứu các chuỗi thi pháp theo dòng thời gian lịch sử và phương

pháp so sánh lịch đại Năm 1919, nhà nghiên cứu Shklovski đã công bố công trìnhnghiên cứu mang tên Thi pháp học R Jakobson đã mang hình thức luận và thuậtngữ Thi pháp học sang phổ biến khắp Âu - Mỹ Đến dau thế ky XX có một số nhànghiên cứu ngôn ngữ học của Nga sử dụng thuật ngữ thi pháp học với tinh thanHình thức luận và thì pháp học bắt đầu phát triển mạnh ở Nga rồi dịch chuyển sang

Âu - Mỹ và phô biến khắp thé giới So với Thi pháp học cổ điển, Thi pháp học hiện

đại xây dựng những hệ tiêu chí mới, những phạm trù mới; nó nghiên cứu các hiện

tượng văn học từ nhiều chiều như tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật, kết cầu

ngôn từ và hình tượng trong mối quan hệ với lịch sử, văn hóa , đặc biệt là chú

trong tính nghệ thuật của tác phẩm.

Thi pháp học hiện đại bao gồm nhiều trường phái, trong đó có các trường pháitiêu biểu như: Trường phái Hình thức Nga ra đời năm 1914, với các thành viên tiêubiểu như R Jakobson, V Shklovski, đề cao vai trò của hình thức, coi trọng ngôn từthi ca với các thủ pháp nghệ thuật và quy luật nội tại của văn học, chú trọng vai trò

lạ hóa, vai trò của cái nhìn nghệ thuật đối với chỉnh thê tác phẩm Thi pháp hoctruyền thống đã xem xét các yếu tố nghệ thuật một cách riêng lẻ và tách rời với hoạt

16

Trang 21

động tiếp nhận của độc giả Nhà nghiên cứu Boileau cho rằng: thi pháp học là bộ

môn day cho nghệ sĩ các khuôn phép sáng tác thơ ca và những nguyên tắc sáng tạo

là bất biến Thi pháp học hiện đại giúp cho độc giả lĩnh hội các tầng bậc ngữ nghĩađa dang của tác phẩm, xem xét các yếu tố văn chương trong mối quan hệ chi phối

lẫn nhau và trong mối tương quan với cách đọc sáng tạo của độc giả, bởi hoạt động

sáng tạo là đa dạng, sinh động, biến đồi thường xuyên, không theo khuôn mẫu.

Trường phái Phê bình mới Anh, Mỹ xuất hiện vào những năm 20 của thé kỷ

XXở Anh, hình thành ở Mỹ vào những năm 30 và thịnh hành vào những năm 50,60 Trường phái này có các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: I.A Richards, T.S Eliot,

W Wimsatt, R Wellek, C Brooks và A Warren Họ đưa ngữ nghĩa học và tâm lý

học vào phê bình văn học, tạo thành phương pháp phê bình lấy văn bản làm trungtâm, chú trọng dé cao phương pháp phê bình khách quan, phê bình nội tại Truongphải Cấu trúc, Ký hiệu học với các nhà khoa học chủ chốt như F.D Saussure, R.

Jacobson, C.L Strauss, J Lacan, T Todorov Truong phai nay van dung ly thuyétcau trúc ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học, dé cao tính hệ thống và quy luật nội tạicủa tác phâm văn học, phân tích chức năng của các yếu tố văn học trong hệ thống,kết hợp đồng đại, và lịch đại, phân biệt văn bản văn học và văn bản phi văn họcbằng tiêu chí tính văn học, đề cao vai trò của cấu tạo chất liệu ngôn ngữ ở quan hệkết hợp và lựa chon trong việc tạo nên tính văn học Trường phái kỷ hiệu học có cácnhà nghiên cứu tiêu biểu như E Cassirer, S Langer, M Bakhtin, T Todorov, M L.

Gasparov, V Ivanov, I Lotman Ký hiệu hoc xem xét văn học ở hai bình diện trong

mỗi quan hệ với nhau: cái biểu đạt (hình thức) và cái được biểu đạt (nội dung) Tácphẩm được xem là ký hiệu, là cái biểu đạt; còn cái được biểu đạt là hình tượng, ýnghĩa, là khách thé thâm mỹ, chỉ bộc lộ trong quan hệ với người đọc.

Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại có những sự khác nhau cơ bản.Thi pháp học cổ điển chú trọng các cách thức sáng tác mà chủ yếu là một số thé tho;tập trung vào các nguyên lý bất biến, khái quát thành những công thức có tính quyphạm Thi pháp học hiện đại nghiên cứu đặc trưng của văn học thông qua tính vănhọc và ngôn ngữ biểu hiện của nó; nghiên cứu tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ

thuật, cái nhìn nghệ thuật trong lộ trình phát triển của lịch sử văn học và cá tính

17

Trang 22

sáng tao của nhà văn thê hiện ở bút pháp, ngôn từ, giọng điệu, kết cau phong cách.

Đến những năm đầu thập kỷ 80, một số nhà nghiên cứu văn học như Trần

Đình Sử, Phạm Vĩnh Cư, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân đã giới thiệu thi pháphọc Nga vào Việt Nam, dịch một SỐ công trình của M B Khrapchenko như Cá tinhsáng tạo của nhà văn và sự phat triển văn học (1978), Sáng tạo nghệ thuật, hiệnthực, con người (1984) Trần Đình Sử có những bài viết có giá trị như: Thời giannghệ thuật trong “Truyện Kiéu” của Nguyễn Du (1981), Cái nhìn nghệ thuật củaNguyễn Du trong “Truyện Kiểu ” (1983).

Sau năm 1986, Thi pháp học nhanh chóng được nhiều người vận dụng Thi

pháp học được dạy ở bậc Cao học, Đại học và có trong sách bồi dưỡng thường

xuyên giáo viên trung học, trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bailàm văn của học sinh ở những mức độ nhất định Đến năm 1993, Thi pháp học đãđược Trần Đình Sử viết thành giáo trình đầu tiên ở bậc Đại học Trong không khí

đó, nhiều nhà nghiên cứu vận dụng Thi pháp học vào nghiên cứu, phê bình văn học,

tạo thành phong trào nghiên cứu khá phổ biến và thu được những thành tựu đángkê Trong số đó, nôi bật là các tác giả như Phan Ngọc với các công trình nghiên cứuTìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiểu (1985), Cách giải thích vănhọc bằng ngôn ngữ hoc (1995) Nguyễn Phan Cảnh với cuén Ngôn ngữ thơ đề cậpđến một số van đề về đặc trưng thi pháp của ngôn ngữ tho theo quan điểm của chủnghĩa cấu trúc thuộc trường phái R Jakobson Nguyễn Tài Can có hai công trình:

Tìm hiểu kỹ xảo hôi văn liên hoàn trong bài “Vũ trung sơn thủy” của Thiệu Trị vàẢnh hưởng Hán văn Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn Đặcbiệt, Trần Dinh Sử có những đóng góp lớn qua các công trình Thi pháp thơ To Hữu(1987), Một số vấn dé thi pháp văn học Trung đại Việt Nam (1998), giáo trình Danluận thi pháp học (1998), Thi pháp “Truyện Kiéu” (2002) Nhiều nhà nghiên cứu,phê bình văn học vận dụng Thị pháp học để nghiên cứu văn học, đạt được nhữngkết quả bước đầu đáng chú ý, tiêu biểu như: Trần Đình Sử, Hoàng Trinh, Bùi CôngHùng, Nguyễn Kim Đính, Đỗ Đức Hiểu, Lê Huy Bắc Đến nay Thi pháp học ởViệt Nam chủ yếu đi theo hướng vận dụng, ứng dụng lý thuyết vào nghiên cứu vănhọc với các khuynh hướng chính như Thi pháp học lịch sử, Thi pháp học cấu trúc

18

Trang 23

hệ thong, Thi pháp phong cách ngôn ngữ học, nhưng chưa bước sang giai đoạn giảicấu trúc và hậu hiện đại như ở phương Tây, chưa tiến kịp với xu thế chung của thếgiới Do đó cần đa dạng hóa cách tiếp cận, ứng dụng các hệ lý thuyết thi pháp vào

nghiên cứu văn học hơn nữa.

Thành tựu néi bật của thi pháp học hiện đại là khám phá cấu trúc biểu hiện hếtsức phức tạp của các thé loại văn học và ngôn ngữ, văn học nói chung, đặc biệt làthể loại tự sự, sự phát triển lịch sử của hình thức văn học, đặc biệt là văn học dân

tộc, phong cách thời đại Thị pháp học hiện đại vượt qua sự đối lập nội dung — hình

thức bên ngoài để nghiên cứu nội dung ngay trong cau trúc của hình thức — hìnhthức của nội dung, hình thức mang ý nghĩa, chú trọng khám phá mối tương quangiữa hình thức nghệ thuật và hệ hình tư duy, thay đổi hệ hình tư duy, hệ thuật ngữvà ngôn ngữ nghiên cứu, phê bình văn học, ý thức nghệ thuật của các chủ thé nghệ

thuật, tức là các hình thức chủ quan trong việc cảm nhận, chiếm lĩnh đời song, nang

cao nang lực nghệ thuật cho người doc, thúc đây SỰ giao tiếp của nền văn học thuộccác thời đại khác nhau và khu vực, dân tộc khác nhau.

Thi pháp học khắc phục các nguyên tắc quy phạm, quan niệm nghệ thuật batbiến, nguyên tắc nguyên tử luận dé hướng tới miêu tả diện mạo văn học trong tat cả

sự đa dang và biến đổi lịch sử của nghệ thuật.

1.2.3 Thi pháp học cấu trúc và ký hiệu học: “điểm nhắn” của thi pháp học hiện

Nếu thi pháp học hình thức bắt đầu ở Nga, thi pháp học phê bình bắt đầu ởMỹ, Anh, tương đối biệt lập, thì thi pháp học cấu trúc, ký hiệu học là một hiệntượng toàn thế giới, xâm chiếm các lục địa Âu, Mỹ, bao gồm cả Liên Xô và cácnước xã hội Chủ nghĩa Đông Âu (cũ), khi chủ nghĩa cấu trúc thâm nhập vào nhiều

lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn.

Nhánh thi pháp học cau trúc, ký hiệu học là một “điểm nhắn”, một bướcngoặt phát triển quan trọng trong sự phát triển của lí thuyết thi pháp học Chủ nghĩacấu trúc trong nghiên cứu văn học bắt đầu từ hoạt động của Nhóm ngôn ngữ họcPraha cuối những năm 20, rộ lên ở Pháp những năm 60 và sang những năm 70, khichuyên dần sang chủ nghĩa hậu cấu trúc (Post — structuralism), thì nó đã kết thúc và

19

Trang 24

được xem là chủ nghĩa cấu trúc nghĩa hẹp Nền tang tư tưởng của thi pháp học cau

trúc là tư tưởng ngôn ngữ học của F de Saussure Theo T Vinner, qua lược thuật

của Syganova thì quan niệm trường phái Praha có 4 điểm:

1/ Xem tác phẩm văn học là một cấu trúc theo khái niệm của Saussure vàđược gia công thêm bởi Trubeskoi và Jakobson.

2/ Xem ngôn ngữ thơ (nghệ thuật) là một chức năng hướng tới mục đích nhấtđịnh, trên cơ sở quan niệm về tính đa chức năng của hoạt động con người Theo J.

Mukarzhovski (1891 - 1975) chức năng thấm mỹ là tính tự định hướng của phatngôn.

3/ Có khuynh hướng muốn khắc phục “nguyên tắc nội tại” của chủ nghĩahình thức Nga.

4/ Mỗi quan hệ đồng đại và lịch đại Từ năm 1936, J Mukarzhovski đã bắtđầu vận dụng ký hiệu học vào thi pháp học, xem tác phẩm là một “vật”, như một cáibiểu đạt mà cái được biểu dat là một khách thé thâm mỹ, va qua đó thể hiện mộtthái độ đối với các hiện tượng xã hội [128; tr 73-74].

Trong Ngôn ngữ học và thi pháp hoc (1960), R Jakobson có đề xuất lý thuyếtthi pháp trên cơ sở lý thuyết giao tiếp Ông chỉ ra 6 phần của sự kiện phát ngôn với

các chức năng của chúng và kết luận: Chức năng thơ làm người ta chú ý tới bảnthân phát ngôn, tức là cái cách tổ chức làm cho phát ngôn trở thành thơ Jakobsonvà Strauss liên danh phát biểu phân tích cấu trúc văn bản bài thơ Những con mèocủa Ch Baudelaire, nêu ra mô hình về vận luật, cú pháp, các mô hình lựa chọn vàcác quan hệ đối ứng tạo thành cái riêng của văn bản này, như một việc phân tíchchức năng thơ.

Thành tựu chủ yếu nhất của chủ nghĩa cấu trúc là phân tích văn xuôi, tiểuthuyết, xây dựng lý thuyết tự sự (kế chuyện) - tự sự học (narratology), một phânngành chủ yếu của thi pháp học hiện đại và mặt khác là xây dựng lý thuyết về vănbản văn học Theo logic nêu trên, còn văn học là còn thi pháp học, dù văn học đôithay thế nào thì nó vẫn còn cấu trúc, và chừng đó vẫn còn thi pháp và thi pháp học.Bên cạnh thi pháp học lý thuyết và thi pháp học lịch sử, cần xác lập thi pháp vănhọc, nó miêu ta tat cả sự phong phú, đa dang của ngôn ngữ văn học dang vận động.

20

Trang 25

Có bao nhiêu hiện tượng văn học thì có bấy nhiêu thi pháp văn học: thi pháp cô đại,

thi pháp hiện đại, hậu hiện đại, thi pháp tác giả, tác phẩm, thi pháp thể loại, thi pháp

cốt truyện, thi pháp kết cấu v.v

Thi pháp thơ và thi pháp văn xuôi phát triển theo những quỹ đạo khác nhau Ởđây có sự phân hoá theo cách tiếp cận: ngữ học, ký hiệu học, ngữ nghĩa học, hìnhthái học, văn hoá học Thị pháp học có thể là thi pháp học sáng tác, thi pháp họctiếp nhận Như vậy thi pháp học là lĩnh vực của số nhiều, vừa xét theo biến thiêntrong lịch sử, vừa xét theo cách tiếp cận.

Trong xu hướng ngày càng mở rộng của lý luận văn học sang các vấn đề vănhoá và sự thâm nhập của “lý thuyết” vào lĩnh vực nghiên cứu văn học, sự chuyênhướng sang nghiên cứu văn hoá ram rộ trên thế giới, sự tái xuất của thi pháp họchiện đại trên cả bình diện lý thuyết và bình điện văn học có logic sâu sắc của nó Sựphát triển của lý luận hiện đại sẽ tác động làm cho thi pháp học tái cấu trúc, khắc

phục thi pháp học tĩnh tại, bắt động, khép kín, mà mở ra một thi pháp mở Theo

cách hiểu của chúng tôi, bất cứ công trình nào nghiên cứu phương thức cấu trúc vănhọc, dù lý thuyết hay văn học, đều là thi pháp học, bất kể tác giả của nó gọi bằng cáitên gì, ngược lại, nếu thiếu văng sự quan tâm mô tả cấu trúc văn học, đù có gọi bằngthi pháp học, thì thực chất nó cũng không phải là thi pháp học Sự phân biệt nàykhông nhằm giới hạn nghiên cứu nào, mà chỉ cốt phát triển thi pháp học như là

ngành nghệ thuật học của văn học giữa lúc các quan tâm ngoài văn học đang lên

1.2.4 Thi pháp văn xuôi tự sự

Thị pháp văn xuôi tự sự nghiên cứu chi tiết ở các lĩnh vực cốt truyện, tình tiết,nội dung, kết cấu, thi pháp thê loại, thi pháp ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học.Thi pháp văn xuôi được hiểu đơn giản là kỹ thuật kế hay hệ thong thủ pháp, cáchthức tran thuật và xây dựng hình tượng trong các thể loại truyện ngắn và tiểuthuyết Trong các tác phẩm tự sự, việc phản ánh hiện thực qua bức tranh đời sốngcủa con người được mở rộng Thi pháp học không phải là hình thức mang tính cấutrúc, quan điểm ngôn ngữ mà là hình thức mang tính nội dung, nghĩa là cuộc sốngđược ý thức và sự tự ý thức về cuộc sống thông qua hình thức nghệ thuật.

21

Trang 26

Khái niệm thi pháp văn xuôi tự sự ở đây là khái niệm tổng hợp từ một trong

những phạm trù cơ bản của thi pháp học Nghiên cứu thi pháp văn xuôi tự sự chính

là xác định, phân tích các thành tố của nghệ thuật tự sự trong tác phẩm van xuoi.Thi pháp tập trung ở bốn van dé chính là: Quan niệm nghệ thuật về con người, Thờigian nghệ thuật, Không gian nghệ thuật và Hình tượng tác giả trong sáng tạo nghệthuật Hai trong bốn vẫn đề mang tính cốt lõi nhất tập trung phản ánh trong sáng tạonghệ thuật nhất của mỗi tác phâm chính là thời gian và không gian nghệ thuật Thời

gian nghệ thuật chính là thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật chính là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đangsống, đang cảm nhận “chỗ đứng” và số phận của minh trong đó, di cùng với cảmxúc và ý nghĩa nhân sinh.

Nghiên cứu tác phẩm tự sự có định nghĩa thứ nhất Narratology của GerandPrince trong cuốn Tir điển tự sự học (University of Nebraska Press xuất ban, 1 987).Narratology chính là một ly luận tông quát liên quan đến mọi tác phẩm tự sự trong một

chỉnh thé, quy luật vận động, tính chất của các tác phẩm tự sự với các chất liệu khác

nhau Trong định nghĩa thứ hai Narratology nghiên cứu văn hoc tự sự: tiểu thuyết,

truyện ké là thực liệu điển hình Narratology quan tâm trong phạm vi hình thức, bằnglời văn tự sự câu chuyện biểu đạt cụ thé G Genette duoc nhac dén nhu dai dién tiéubiểu của khuynh hướng tự sự hoc nay Lay dẫn chứng tác phẩm Thoại ngữ tu sự (doJ.E Lewin dich ra tiéng Anh là Narrative Discourse, Ithaca: Cornell Univ Press, 1980từ nguyên ban Discours du recit, Seuil, 1972), trong đó G Genette đề xuất khái niệmngữ thai, phân xuất thoại ngữ tran thuật và hành động tran thuật từ cái thực thể, màMieke Bal (Hà Lan) cũng gọi bằng tiếng Pháp là văn ban tự sự (texte narratif).

G Genette nghiên cứu tác phẩm tự sự với sự kiện câu chuyện, tiêu biểu Ở đây,ông không quan tâm bản chất câu chuyện mà tập trung vào Thoai ngữ tu sự Mọi tácphẩm tự sự là các loại hình và dạng thức tự sự, cho dù tự sự sử dụng không chỉ là ngôntừ lời nói, mà là bất cứ chất liệu hoặc phương tiện nào Tất cả các tác phâm tự sự đềuhợp thức hóa thành dạng “văn bản”, vì những chủ thể tồn tại trên những cấp độ baohàm khác nhau cho những đối tượng tiếp nhận cũng tồn tại hay biéu hiện trên những

câp độ bao hàm tương ứng mỗi “câu chuyện”.

22

Trang 27

Tự sự học hiện đại quan tâm nhiều vấn đề khác nhau của cấu trúc tác phẩm.Nhà văn xuất hiện như người ghi sáng tác; tác giả xuất hiện như một cái “Tôi” thứhai của nhà văn, một hàm ẩn, với tư cách là người mang hệ thống quan niệm và giátrị trong tác phẩm, không bao giờ hiện diện như là một người kể, người phát ngôn.Người trần thuật là chủ thé, không phải là ngôi kể Ngôi ké là yếu tố tạo thành tiếngnói, giọng điệu, "ngôi thứ nhất" và "ngôi thứ ba" khác nhau về mức độ bộc lộ và ângiấu của người trần thuật Sự ân giấu của ngôi ké thứ ba làm cho nó gần như là vô

nhân xưng, điều quan trọng hơn là kê theo quan điểm nao Sự phát triển của Tự sự

học sẽ dẫn đến sự phát triển của Siêu tự sự (super narative), các kiểu người trầnthuật khác nhau sẽ xuất hiện Chủ thể của tự sự là một hiện tượng phức tạp, nhiềutầng, người trần thuật (có thé đóng nhiều vai) và nhân vật (có thé là nhiều người),

người trần thuật ở bậc cảng cao thì càng xuất hiện sau, và có nhiệm vụ cung cấp,giới thiệu người trần thuật ở bậc thấp, phân biệt trần thuật chính, trần thuật phụ Cấu

trúc tự sự có nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, có tính đối thoại, đây cũng là mộtvan dé đã được M Bakhtin nêu ra Siêu tự sự là nghệ thuật an giấu sự hư cấu và làbiện pháp gia tăng khả năng hư cấu cho tiểu thuyết.

Nghiên cứu thi pháp văn xuôi tự sự có một ý nghĩa văn hóa rất rộng lớn, giúp

cho khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học được mở rộng.

Ở đó không chỉ là kỹ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, mà còn cho thấycả truyền thống văn hóa, thấy được ưu điểm và nhược điểm của các truyền thốngvăn học, từ đây chúng ta có cái nhìn toàn diện các vấn đề văn học của mỗi dân tộcmột cách thấu đáo và sâu sắc hơn.

1.3 Tình hình nghiên cứu truyện thiếu nhỉ và tổng quan về thi pháp truyệnthiếu nhi Việt Nam đương đại

Sự phát triển của văn học thiếu nhi thế giới và văn học thiếu nhi Việt Nam đềucó khởi nguồn từ các câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thần thoại trongvăn học dân gian Đến thập kỷ 20 của thế kỷ XX, văn học hiện đại viết cho thiếu nhimới thực sự được hình thành và phát triển, trở thành một bộ phận của văn học ViệtNam Trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, những tác phẩm viết cho thiếunhi chưa nhiêu, lực lượng sáng tác mới chỉ có một sô nhà văn chuyên nghiệp Sau

23

Trang 28

năm 1954, đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi ngày càng phát triển và đến những nămcuối thập kỷ 80 thì trở thành một lực lượng rất đông đảo.

Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về văn học thiếu nhi với các thể loại va dé tàiđa dạng, phong phú Các tác giả tiêu biểu đã nghiên cứu về văn học thiếu nhi như:

La Thị Bắc Lý — Truyện viết cho thiếu nhỉ sau 1975; Nguyễn Thị Thanh Hương —Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhỉ Việt Nam; Lê Thị Hằng — Đặc sắc nghệthuật viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần; Lê Nhật Ký — Thể loại truyệnđồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại; Lê Phương Liên — Mong ước đổi mới

văn học thiếu nhỉ hiện nay; Trần Viết Nhi — Triết lý về giá trị con người trongtruyện thiếu nhỉ của Nguyễn Ngọc Thuần; Ngô Đình Vân Nhi — Đặc điểm truyệnviết cho thiếu nhỉ của Phạm Hỏ: Hồ Hữu Nhật — Nghệ thuật ky dao trong văn họcthiếu nhỉ sau năm 1975, Trong những công trình, những luận án, luận vănnghiên cứu về văn học thiếu nhi, các tác giả đã hệ thống quá trình phát triển của văn

học thiếu nhi, nói lên những đặc điểm, những vấn đề thể loại trong truyện đồng

thoại nhưng van còn khoảng trống trong văn học thiếu nhi là hệ thống thi pháptruyện thiếu nhi đương đại.

1.3.1 Tình hình nghiên cứu truyện thiếu nhỉ

Cuốn sách giáo khoa viết cho trẻ em đầu tiên về văn học thiếu nhi là củaAldhelm, ông là một nhà truyền giáo, là cha đẻ của dòng thơ ca Anglo - Latinh vào

khoảng thé kỷ thứ VIII Đến cuối thé ky XV, các tác phẩm viết cho thiếu nhi đầu

tiên xuất hiện, như tác phẩm Con cáo Reynard của William Caxton (1481), Chuyệnngụ ngôn về Aesop (1484), Le Morte D’Arthur của Thomas Malory (1484) Thế kỷXVII — XVIII, cuén sách Nguồn sữa tinh than của những em bé Boston ở Anh củaJohn Cotton viết cho thiếu nhi đầu tiên phát hành ở Mỹ, có tác dụng giáo dục,hướng dẫn, dạy dỗ các em cách ứng xử Những tác pham này đến ngày nay vanđược các em yêu thích Năm 1744, John Newbery là người lập ra nhà xuất bản vàtiệm sách đầu tiên dành cho thiếu nhỉ tại nước Anh.

Văn học thiếu nhi trên thế giới đã phát triển theo từng giai đoạn, từng thời kỳvà nở rộ với rất nhiều tên tuôi thành công lớn, được đông đảo các em yêu thích, như

nhà văn Hans Chiristian Andersen (Đan Mạch) với các truyện cô tích: Nàng tiên cá,24

Trang 29

Bộ quan áo mới của hoàng dé, Con vịt xấu xí, Bà chúa tuyết, Chú lính chi dũngcảm, Cô bé bán diêm ; Grimm với Truyện cổ Grimm Nhiều nhà văn như: ElsaBeskow, Anna Maria, Ross va Anna Wahlenberg, Maria Gripe, Gunnel Linde,Ingeoch Lasse Sandberg, Sven Nordqvist đã viết những tac phẩm đặc sắc dành

cho thiếu nhi như: Pipi tat dai, Mio, Mio của tôi, Ronja Rovardotter, Tup léu bácTôm Nha văn Nancy Farmer của Mỹ, tác giả xuất sắc ba lần đoạt giải thưởngNewbery, có những tác phâm nỗi tiếng: Tai, mắt và cánh tay, Cô gái có tên tai họa,Ngôi nhà Bọ cạp, Quỷ biển Nhà văn Canada Pamela Porter viết tác phẩm TheCrazy Man; nhà văn người Anh J.K Rowling viết tác phẩm Harry Porter Các tácphẩm viết cho thiếu nhi đã thành công qua các thời đại đều mang đặc điểm tiếpnhận là phù hợp với sở thích của các em, như cốt truyện đơn giản, chỉ tiết lạ kỳ màgần gũi, cách viết hóm hỉnh, kết thúc có hậu Thiếu nhi ở bất cứ quốc gia nào, thờiky nào cũng luôn say mê và yêu thích các tác phẩm văn học dành cho lứa tuôi các

Nhà nghiên cứu Margaret R Marhall đã định nghĩa văn học thiếu nhi thôngqua độ tuổi của người đọc: “T6i định nghĩa văn học cho lứa tuổi từ mười ba đếnmười tám tuổi là văn học thanh niên (Young adult literature) và văn học cho lứatuổi từ sơ sinh đến mười ba tuổi là văn học thiếu nhỉ” [221; tr.2-3] Temple,Martinez, Yokota và Naylor nhận định: “Văn học thiếu nhỉ là tập hợp những cuốnsách đọc cho trẻ em và được đọc bởi trẻ em từ sơ sinh tới 15 tuổi ” [225; tr.6] Cáctác giả cũng cho răng: “rat khó dé định nghĩa một cuốn sách trẻ em” [225; tr.5].Trong Sáng tác văn học thiếu nhỉ, Norton và Mc Clure viết: “Khi mà thời thơ ấutrở thành một phan đặc biệt trong cuộc đời của một con người thì văn học viết riêngcho trẻ trở thành rat quan trong” (219; tr.42].

Jan Susina, giáo sư về văn học thiếu nhi và văn hóa của đại hoc Illinois State(Mỹ) trên trang web: http://www.encyclopedia.com (Bách khoa thir) cho rằng:“Van học thiếu nhỉ bao gồm những văn bản được viết riêng cho trẻ em và nhữngvăn bản được trẻ em lựa chọn, ranh giới giữa văn học trẻ em và văn học người lớnrất mong manh ” [220].

Những tai liệu hiện có đã làm sáng tỏ nhận định rằng: khi nhận diện văn học25

Trang 30

thiếu nhi, các học giả quan tâm tới ba vẫn đề: đối tượng tiếp nhận, nội dung phảnánh, điểm nhìn trần thuật Sách viết cho thiếu nhi hướng tới mục tiêu giáo dục, bồidưỡng tâm hồn cho trẻ Vấn đề đặt ra là cần xác định thế nào là các tác phẩm dànhcho trẻ em? Những tác phẩm viết cho người lớn mà được trẻ em yêu thích có đượccoi là văn học thiếu nhi không? Những tác phẩm có nhân vật trẻ em nhưng khôngsáng tác dành cho trẻ em có nằm trong danh mục tác pham văn học thiếu nhỉkhông? Điều này xuất phát từ thực tế phức tạp của tác giả, của độc giả, nhà xuấtbản, người mua Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: ranh giới phân định giữa mộtcuốn sách cho trẻ em và người lớn không hoàn toàn tách biệt khi thế giới đọc khônggiới hạn Trong tác pham Côi cuit giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, nhà văn viếtkhông dành cho trẻ em, nhưng tác phẩm lại được ra mắt độc giả thông qua nhà xuấtbản Kim Đồng và người tiếp nhận nó là cả người lớn và trẻ em; hay với tác phẩm

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa số, nhà văn Nguyễn Ngoc Thuần khi sáng tác có dụng ýhướng đến độc giả trẻ em, nhưng tác phẩm lại chiếm được cảm tình của nhữngngười lớn muốn làm trẻ em hơn là của trẻ em.

Nhà nghiên cứu M Nikolajeva cho rằng: “Ta nên xem văn học thiếu nhỉ nhưmột trong nhiều thể loại của van học nhưng van nỗ lực chỉ ra các tính chất đặc

trưng của văn học thiếu nhỉ” [222 tr.12] Khi viết về văn học thiếu nhi, nhà văn

phải lay thiếu nhi làm trung tâm Thực tế các em đến với văn học bằng con đườngtự nguyện, tất nhiên phải có định hướng của người lớn Sự tự nguyện bao giờ cũng

tạo nên sở thích thâm mỹ đích thực trong quá trình đọc và học văn Tuy nhiênnhững gì các em thích chưa chắc đã đúng, nhưng có thích thì cái đúng mới có sứcthuyết phục, vì thế các nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi khi nghiên cứu về các sángtác viết cho các em phải tìm hiểu nhu cầu của các em: nhu cầu bộc lộ tính cách và

hình thành nhân cách, nhu cầu được vui chơi, giải trí ngay trong tác phẩm văn

chương Chính nhu cầu này giải tỏa những ấn ức tâm sinh lý của trẻ em dưới nhữngáp lực thường ngày của cuộc sống Vui chơi cũng là cách tốt nhất dé các em giữđược những cảm xúc thầm mỹ, sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng.

1.3.2 Tổng quan nghiên cứu thi pháp truyện thiếu nhỉ Việt Nam đương đại

26

Trang 31

Nghiên cứu về thi pháp truyện thiếu nhi được khá nhiều tác giả quan tâm, nhấtlà những người chuyên sáng tác về mang dé tai này cho các em hoặc các nhà phêbình chuyên nghiên cứu về mảng văn học thiếu nhỉ nói chung.

Về van đề nghiên cứu thi pháp truyện thiếu nhi Việt Nam đương đại, có théchia thành ba hướng nghiên cứu cơ bản:

+ Một là những bài viết trực tiếp đưa ra những ý kiến cần trao đôi về đặc

trưng, yêu câu cân có trong các sáng tác truyện thiêu nhi.

+ Hai là các bài viết nhân đọc một hoặc vài tác phẩm viết về đề tài văn họcthiếu nhi, truyện thiếu nhi Việt Nam, qua đó đưa ra những suy nghĩ, quan điểm vềthi pháp truyện thiếu nhi Việt Nam.

+ Ba là các bài viết, các bài nghiên cứu về một giai đoạn phát triển của văn

học thiếu nhi cũng đề cập tới mảng đề tài này.

Khi nói đến sứ mệnh của văn học thiếu nhi, trên Tap chí Văn học số 5/1993,

GS Phong Lê khang định: “Nếu sự ton tại và phát triển của dân tộc, cũng như nhân

loại trong các tương lai gan và xa là đặt vào thé hệ thiếu nhỉ câu chuyện về văn họcthiếu nhỉ, thì câu chuyện về các món ăn tỉnh than cho thiếu nhỉ chung ta bàn hômnay và ở đây không thể xem là một câu chuyện “nhở”, “ngoài lé’ mà là câu chuyệnnghiêm trang của tất cả mọi “người lớn”, của các bậc cha mẹ, của các thây cô, vàcô nhiên, của tat cả những người viết cho thiếu nhỉ, của tat cả những di có quantâm và có trách nhiệm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhỉ” [117, tr.27-28.

Nhà văn Lê Phương Liên có ý kiến: “Viết cho thiếu nhỉ là viết cho tương lai”,các van đề cần đạt: “J/ Can đào tạo bồi dưỡng các tác giả viết cho thiếu nhỉ, nângcao trình độ về mọi mặt; 2/ Can tiếp tục nghiên cứu giới thiệu truyền ba các di sảnvăn học thiếu nhỉ trong quá khứ với các thé hệ tiếp theo, 3/ Cần tiếp tục xây dựngmột độ ngũ nòng cốt, những chuyên gia về văn học thiếu nhỉ Việt Nam” [123, tr.35].

Chính từ những lo lắng, băn khoăn cho chất lượng của văn học thiếu nhi hiệnnay, tác giả Trần Quốc Toàn có ý kiến “Văn học thiếu nhỉ hiện nay tác động đếnnhân cách trẻ em không rõ nét như ở giai đoạn trước Và lý do có thể giữ vai trò

27

Trang 32

chủ đạo là: cho đến nay chúng ta vẫn không hình dung được một cách đây đủ vàthấu đáo về mô hình của con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai”.

Theo nhà nghiên cứu Vân Thanh, truyện viết cho thiếu nhi cần “Chân thậttrong từng chữ, từng câu, trong từng cảm xúc, suy nghĩ, hành động của nhân vật vàquan trọng hơn là chân thật, nghiêm túc trong vấn đề của thực tại, trong những quyluật chỉ phối cuộc sống hàng ngày” [168, tr.107] Có thê thấy, điều quan trọng khiviết truyện cho thiếu nhi là các nhân vật, hoàn cảnh, hành động phải có sức thuyếtphục Tâm hồn các em vốn nhạy cảm nên các em dễ vui và cũng dễ buồn cùng nhânvật Tác phẩm thiếu nhi muốn có tính thuyết phục thì người viết phải lựa chọn đượcgóc độ và cách nói phù hợp với tầm hiểu biết, sự quan tâm thích thú của lứa tuổi cácem Các em chưa trưởng thành dé hiểu những mâu thuẫn sâu sắc của thời hiện đại,của tâm hồn con người Nhưng các em có nhu cầu khám phá cuộc sống, tìm hiểuquá khứ, hiện tại và tương lai Với các em “Cuộc sống mở ra trên từng trang sách,đọc sách các em sẽ biết được nhiều diéu mới mẻ, nhiều tam gương, nhiều lời khuyên

nhủ Chúng tôi muốn cuộc sống trong sách cho các em là cuộc sống không bị cắtxén, một cuộc sống toàn vẹn, phong phú, da dạng trong đó có người lớn và trẻ em,

có ngay hôm qua, ngày hôm nay va cả ngày mai” [168, tr.106].

Theo nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý, “Văn học thiếu nhỉ có nhiều cái khó sovới văn học người lớn Ngoài tat cả những yêu cau của sáng tác văn học nói chung,nhà văn viết cho thiếu nhi phải đặc biệt thấu hiểu đối tuong Hiéu những đặc điểmtâm sinh lý Hiểu dé viết cho sát với nhu cầu và nhận thức của các em Người viếtcàng nắm được đặc điểm tâm sinh lý các em, hiểu sâu sắc từng lứa tuổi thì càng cócơ hội cho tác phẩm của họ có thể trở thành tác phẩm hay” [119, tr.51] Truyện viếtcho thiếu nhi không dễ, nhà văn khi sáng tác phải thật sự trẻ hóa chính mình, biếtđứng ở vị trí các em để hiểu tâm lý các em, hiểu những nhu cầu của các em Nhàvăn viết cho thiếu nhi là người thấu hiểu được tâm hồn trẻ em “M6t tac phẩm viếtcho trẻ em không chỉ để cho trẻ em thích thú mà còn phải kích thích ở các emnhững khát vọng và niềm tin Vi thế, không chỉ là tưởng tượng thuần túy, tưởngtượng trong tư duy hiện thực, gắn bó sâu sắc với hiện thực, dựa trên sự chiêm

nghiệm cua nhà văn về cuộc sông mà con là tưởng tượng có tinh chat dự cảm, dự

28

Trang 33

báo về tương lai Văn học viết cho trẻ em phải đánh thức được khả năng rung độngsâu sắc của tâm hôn trẻ thơ, hình thành ở các em niềm tin gắn với những giá trị

thẩm mỹ và vẻ đẹp, dé từ van dé này trẻ em có thể nâng lên tam tư tưởng, có ý nghĩanhân sinh, nhân loai” [119, tr.165] Truyện thiếu nhi cần thực sự gần gũi với cuộcsông, gần gũi với suy nghĩ và tâm lý tình cảm các em Đó là suy ngẫm về quá khứ,là niềm tin ở hiện tại, là ly tưởng hoài bão trong tương lai Gia tri văn học mang lạicho các em cách tiếp nhận, tiếp cận cuộc song toàn điện hon, sâu sắc hon.

Vũ Ngọc Bình có những đánh giá về văn học thiếu nhỉ: “Những sáng tác

tương đổi thành công về nhiều dé tài và thể loại cho nhiều lứa tuổi khác nhau, chophép chúng ta khẳng định: đã có một nên văn học thiếu nhỉ Việt Nam và văn họcthiếu nhỉ đã xứng đáng là một thành viên của nên văn nghệ xã hội chủ nghĩa Vanhọc thiếu nhỉ phải cất cao tiếng hát về cuộc sống xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mớicó tính thần thoại mới, đang diễn ra biết bao chiến công chói lọi phi thường trong

công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, trong khoa học và kỹ thuật Giáo dục

thiếu nhỉ bằng văn nghệ là vẫn đề lớn và rất khó, vừa là công tác nghệ thuật, vừa làcông tác khoa học; vì những tác phẩm văn nghệ dành cho các em nhỏ của ta phải lànhững tác phẩm trong sáng, có giá trị nghệ thuật chân chính ” [35 - tr 32].

Quả thực, ai cũng phải thừa nhận vai trò của văn học thiếu nhi đối với việchình thành và phát triển tâm hén, cao hơn là phát triển nhân cách cho các thế hệ trẻthơ Không ít người trưởng thành đã khang định những cuốn sách quan trọng nhấtchính là những cuốn mà chúng ta đọc từ thời âu thơ Ma Văn Kháng có những nhậnxét: “Sáng tác cho trẻ em phải được “nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, phải xuất phát từcảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự nhiên như trẻ thơ” mới có thể làm cho các em yêuthích Mỗi lần sáng tác cho các em là một lan người viết “được sống lai tuổi thơcủa mình và hòa dong tâm hôn với tuổi thơ hôm nay, miễn xanh thắm của vănchương và cội nguồn trong trẻo của đời người” [111, tr.213].

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tìm hiểu thi pháp truyện thiếu nhi ởcác phương diện: Quan niệm nghệ thuật về con người; Thời gian nghệ thuật, Khônggian nghệ thuật; Cốt truyện; Kết cấu; Ngôn ngữ nghệ thuật Điều đó đã được cácnhà nghiên cứu dé cập trong nhiêu bài việt.

29

Trang 34

Khi đọc truyện thiếu nhi của Tô Hoài, chúng ta dễ nhận thấy quan niệm giàu

tính nhân văn của nhà văn: “Con người, nhất là tuổi trẻ, sẽ trưởng thành lên từ

chính những sai lầm, vấp ngã của họ” [76, tr.54] Nhà văn thường sử dụng nhữngmâu chuyện với lời văn dí dỏm, ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc cụ thể,nhất là những con vật quen thuộc dé khêu gợi tri tò mò, những suy nghĩ đơn giảnnhưng thấm thía về những vấn đề đặt ra hàng ngày trong cuộc sống của các em,những nhân vật gần gũi và sinh động: Con mèo lười, Võ sĩ bọ ngựa, Chú gà trồng

choai, chu chích bông, chị in, anh sáo sậu Tác gia đã nắm được những đặc điểmtâm sinh lý của các em ở mọi lứa tuổi khác nhau Bài học về sự phần đấu dé đạtđược mục đích cao cả là bài học giá tri nhất của cuộc đời Lý tưởng sống tốt đẹp làthước đo chân giá trị của cuộc sống con người.

Quê hương và tuổi thơ là hai nguồn dưỡng chất quan trọng nuôi dưỡng tâmhồn con người Truyện của Võ Quảng có những nội dung phong phú, nghệ thuậtđặc sắc Nhà văn thường kể về quê hương qua những hình ảnh nhân vật gần gũi vớicuộc song tré tho, cac nhan vat đồng thoại: ga, vịt, trâu, bò, chim chao mao, cò, vac,vàng anh, bói cá Đó cũng là triết lý cảm động về sức mạnh của tình bạn chân chat,thủy chung, ít nhiều mang tính lý tưởng Trong quan niệm của nha văn “Van hoc

cho thiếu nhỉ còn đặt ra vấn đề chính yếu, là vấn đề giáo dục” Nhân vật giàu tính

giáo dục dé góp phan hình thành đạo đức, nhân cách cho các em.

Nhà nghiên cứu Phong Lê có nhận xét: “Môi người đều được “trở lại tuổi

thơ” của mình với những trò chơi tỉnh nghịch, những “thói xấu” rất trẻ con khótránh khỏi, nhưng tất cả “déu có cùng khao khát muốn làm việc tốt, muốn đượckhẳng định nhân cách, muốn được vươn lên”, làm được những việc quả sức mình,

muốn nhanh chóng thành người lớn, muốn được giao những việc quan trong” [117,

tr 345].

Thời gian nghệ thuật là một trong những khái niệm cơ bản trong thi pháp học.

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thé thé nghiệm được trong tác phẩm nghệthuật với tính liên tục và độ dài của nó GS Tran Dinh Sử đã khang định: “7hởigian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp hoc”[163, tr.71] Điều này được lý giải bởi sự thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của

30

Trang 35

nghệ sĩ mà thời gian nghệ thuật của “một kẻ tham gia độc lập vào hành động nghệthuật” (A Gurévich) đã góp phần chuyền tải Qua thời gian nghệ thuật, nhà văn cóthể bày tỏ quan niệm của mình về cuộc đời và con người, về bước đi của tạo hóatrên từng gương mặt, từng số phận Với Phùng Quán, lưu giữ lại trong tâm hồn một

Tuổi thơ dữ dội cũng là sự trân trọng quá đỗi với thời gian.

Cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Thuần có điều khá đặc biệt làtrong truyện không hé có nhân vật đối lập, chi tồn tại những nhân vật bổ sung mà

thôi Mỗi nhân vật là một nét đẹp, một thiên sứ mang tình người ấm áp đến với cõi

nhân gian Tôn Nữ Triệu Vương cho răng: “Đôi khi, ta thấy nhân vật của anh tontại những mối giao cảm với nhau vượt ra ngoài đời thực” Điều này rất đúng vớinhân vật Dũng trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa số Lỗi kề chuyện quyến rũ, dérung động lòng người của Nguyễn Ngọc Thuần còn thê hiện ở những triết lý mà anhđã tài tình lồng ghép vào truyện Những triết lý đó vang lên từ những phát ngôn nhẹ

nhàng, tự nhiên của bố, của mẹ mà ký ức tuổi thơ đã kịp thời ghi nhớ Và đó thực sự

là những triết lý giàu chất thơ về cuộc sống, đặc biệt là về tình thương Với nhữngtriết lý ấy, nhà văn đã cụ thé hóa những van đề trừu tượng, khó hiéu, liên quan đếntâm linh con người.

Với tư cách là một phương diện thi pháp trong kết câu nghệ thuật của một tácphẩm, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng nghệthuật Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã nhận định bài học mở đầu và niềm khao kháthiểu biết của con người ở lứa tuổi bé nhất là bài học về tự nhiên bao la Chính vì lẽđó mà các nhà văn hiện đại đã dẫn dắt tuôi thơ vào thế giới tự nhiên diệu kỳ Khácvới văn học dân gian, không gian đời thường trong văn học thiếu nhi thường lànhững không gian sống động, cụ thể chứ không mơ hồ, phiếm chỉ Hình tượng nhânvật đi về trong vùng không gian ấy với những diện mạo rõ ràng Đó là những dòngvăn nên thơ Trong không gian đời thường quen thuộc, còn xuất hiện kiểu khônggian phiêu lưu là không gian xa lạ, chứa đựng nhiều hiểm họa đối với nhân vật.Bakhtin nói đây là “không gian bộc lộ con người trong con người” Trong tác pham

của Nguyễn Ngọc Thuần, nhân vật chính được đặt trong mối quan hệ nhiều không

gian Từ những không gian này, nhân vật đã bộc lộ tất cả mọi ngóc ngách của thế31

Trang 36

giới tâm hồn Nhà văn xây dựng những không gian bình dị, gần gũi như: không gian

gia đình, khu vườn, lớp học, cái sạp cũ ở góc chợ, nhà hộ sinh, nhà thờ mỗi không

gian đều chứa đựng một bi mật tuổi thơ Trên trang báo điện tử cand.com, ToànNguyễn trong bài Nguyễn Ngọc Thuần - “Hoàng tử bé” biến mắt đã viết: “Sự xuấthiện của anh trong làng van, với Vira nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằmmộng đã tạo nên một thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ Sự đẹp đẽ của nhữngtrang văn Nguyễn Ngọc Thuần đã “đánh gục” sự nghi ngờ của những nhà văn lãothành Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng cham cho anh trên điểm 5trong thang điểm 10 [143].

Trong tác phẩm, cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện: nóbao gồm các giai đoạn phát triển chính, một hệ thống sự kiện cụ thé được tô chứctheo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định Truyện Mot thiên nằm mộng và Vừa

nhắm mắt vừa mở cửa số của Nguyễn Ngọc Thuần, cốt truyện có phần “vĩ thanh”hay “đoạn kết”, “hậu sử” bổ sung cho phan mở nút về những việc xảy ra trongtương lai, hay bình luận về sự kiện đã xảy ra.

Ngôn từ nghệ thuật, xét trên bình diện rộng, là ngôn ngữ của các ngành nghệ

thuật, trong đó có văn học Song, ở một góc độ nào day, ngôn từ nghệ thuật được

hiểu trong phạm vi hẹp là ngôn ngữ văn chương Ngôn từ nghệ thuật trong văn họcthiếu nhi luôn là cuộc hành trình thi vị tìm về với tuổi thơ, với những thanh âm

trong trẻo nhất, hồn nhiên nhất Tính hình tượng, tính tô chức cao hay cả tính lạ hóa,

tinh đa nghĩa trong các sáng tác dành cho trẻ mẫu giáo và học sinh tiêu học chínhvì thế cũng có những dư vị riêng những biến điệu riêng Trong một bài viết trênblog yume.vn, Trần Viết Nhi nhận xét về truyện viết cho thiếu nhi của NguyễnNgọc Thuần: “Cái dep trong văn xuôi thiếu nhỉ Nguyễn Ngoc Thuan xuất phát từđiểm nhìn dưới cặp mat trẻ thơ của nhà văn Sự kết hợp giữa các yếu t6 màu sắc,đường nét trong hội họa, sự giản dị, trong sáng và tỉnh khiết trong ngôn từ vàgiọng văn đây chất cổ tích trong từng trang viết của anh đã tạo nên mối giao cảm

da chiều giữa nhân vật với nhân vật, nhân vật với độc giả và giữa độc giả với tác

gid” [136].

32

Trang 37

Bàn về những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Mai Phươngđã viết: “Nhân vật chính của hau hết các truyện của ông là những cô nhóc, cậunhóc ở tuổi mới lớn với những hành động tâm lý hết sức “đặc trưng” Cái tuổi màngười ta chưa đủ khôn để gọi là “người lon” nhưng không còn quá ngây thơ đểhoàn toàn gọi là trẻ con Những nhân vật hay tò mò, thích sắp xếp mọi việc theo ÿnghĩa ngẫu hứng của mình và đôi khi hay lý sự theo một cách vừa buồn cười, vừa

đáng yêu” [151]

Tác giả Hồ Hữu Nhật đã viết về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chuyénxứ Lang Biang: “Nhân vật của Nguyễn Nhật Anh thực sự đã sống vừa như ảo, vừanhư thực Ảo bởi nhà văn đã khoác lên cho nhân vật những chiếc áo tàng hình,những phép biến hóa, những câu than chi Thực là bởi nhân vật luôn ý thức đượcrang minh dang ở thể giới phù thủy và mong muốn được trở về với làng Ke Và ướcvọng cuối cùng của Nguyên và Raply là trở về với làng Ke đã được toại nguyện.

Nguyên và Răply không con là K’Brac và K’Brét nhà K Rahlan nữa mà là hai

thang nhóc làng Ke, không còn phép thuật, không con than chú Đến thời điểm này,nhân vật chính thức được cởi “lót” để quay về với vóc dáng, bản chất nguyên sơcua minh” [139].

Văn Hồng đã có những đánh giá về Kính van hoa của Nguyễn Nhật Ánh: “Vénghệ thuật dẫn truyện tác giả giảm đến mức toi da các yếu tố vốn được coi là hiệndai; những trữ tình ngoại dé, đối thoại nội tâm, hồi ức, đồng hiện Kính vạn hoatheo lỗi chương hôi, mỗi tập là một sự tích Sự hấp dẫn của Kính vạn hoa còn ởchất hài với nhiều cung bậc” [97, tr.69]

Nếu các tác phẩm nghệ thuật xưa thường được khám pha theo lối truyềnthống như giới thiệu, cảm nhận, đánh giá, phân tích các yếu tố nghệ thuật riêng lẻ,thì thi pháp học hiện đại lại có cái nhìn và khám phá hoàn chỉnh, cụ thé và cách tiếpcận văn chương với quy luật phổ quát hơn dưới sự tổ chức hình thức mang tính nộidung của sáng tác văn học Văn học phản ánh đời sống bang hình tượng nghệ thuật,quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật,màu sắc nghệ thuật, hình tượng tác giả trong tác phâm, nghệ thuật phản ánh vẻ đẹp

tâm hôn con người Nghiên cứu tác phâm văn học, đặc biệt là các tác phâm truyện,

33

Trang 38

dưới góc độ thi pháp là nghiên cứu thế giới tinh thần do con người sáng tạo và hạn

chê được việc chia tách tác phâm theo câu trúc văn bản.

34

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Chương I1 đã trình bày khái quát về thi pháp, thi pháp học và các giai đoạn,các hướng nghiên cứu thi pháp, tình hình nghiên cứu truyện thiếu nhi và thi pháptruyện thiếu nhi Việt Nam đương đại Qua những chặng đường phát triển của truyện

thiếu nhi, nhìn một cách tổng quát có thé khang định truyện thiếu nhi đương đại kháphong phú, đa dạng trong cách khai thác đề tài, chủ đề, mở ra khả năng bao quátnhững bức tranh sinh động về đời sống trẻ em.

Có thể nói, bên cạnh những cái kế thừa có chọn lọc, không hoàn toan cắt đứt

với truyền thống, thi pháp truyện thiếu nhi đương đại đã vượt lên, chiếm lĩnh hiệnthực đời sống trẻ em, mở rộng phương diện khai thác, khám phá đa dạng, đa chiều

và toàn diện về đối tượng của nó trong xã hội đang đổi mới.

Sự vận động của truyện viết cho thiếu nhi từ 1986 đến nay phần nào cho thayquy luật van động chung của mang văn học nay, trong ban thân mỗi dé tài cũng đãcó những đôi mới về cách triển khai và thể hiện Không chỉ là sự đa dạng, đa chiềuở bề rộng là phạm vi đề tài mà còn đa dạng, đa chiều trong chiều sâu là sự vậnđộng, biến đổi của đời sống tinh thần và thé giới nội tâm của trẻ thơ Từ sự tiếp cậntrẻ em như thế, các nhà văn đã bộc lộ một cách nhìn mới, một quan niệm mới về trẻem, không phải nhìn các em trong ý đồ áp đặt của người lớn mà xuất phát từ chínhđối tượng dé khám phá chiều sâu tâm hồn và tinh cách của trẻ em.

Nghiên cứu thi pháp học trên thế giới đã có từ rất lâu và đây là hướng nghiêncứu cho nhiều kết quả khả quan Ở Việt Nam, nghiên cứu theo hướng thi pháp cũngkhá phát triển trong mấy chục năm gần đây Tuy nhiên nghiên cứu riêng về thi pháptruyện thiếu nhi mới chỉ là nghiên cứu nhỏ lẻ Đây vẫn là một mảnh đất đường nhưmới chi bắt đầu khám phá và đang rất cần những khám phá mới dé phục vụ chocông tác giảng day trong nhà trường pho thông Luận án định hướng nghiên cứutheo thi pháp học hiện dai, thi pháp học cau trúc.

35

Trang 40

Chương 2

KHÁI LUẬN VE VĂN HỌC THIẾU NHI

VÀ ĐẶC TRƯNG THỊ PHÁP VĂN HỌC THIẾU NHI

2.1 Khái luận về văn học thiếu nhi2.1.1 Khái niệm “văn học thiếu nhỉ”

Xét dưới góc độ pháp luật, các Công ước quốc tế quy định độ tuổi trẻ emtương đối thống nhất là đưới mười tám tuổi Năm 1924 Hoi Quốc liên về quyén trẻem ra tuyên bố, năm 1959 tuyên bố của Liên hợp quốc về quyên trẻ em, năm 1968Tuyên ngôn thé giới về quyên con người, năm 1976 ra Công ước 138 của Tổ chứclao động quốc tế (ILO) về tuổi toi thiểu làm việc, năm 1989 Công ước của Liên hợpquốc về quyên trẻ em Tô chức UNICEF, UNFPA, ILO, UNESSCO xác định độtuổi trẻ em là đưới mười tám tuôi; tùy thuộc vào luật pháp quy định độ tuổi trẻ em ở

mỗi quốc gia là khác nhau.

Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi trẻ em được đề cập chính thức trong vănbản pháp quy sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về Bảo vệvà giáo dục trẻ em năm 1979, trẻ em từ 0 đến mười lim tuổi (Điều 1) Vào tháng 2năm 1990, tại Châu Á, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Côngước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc (CRC) Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ,

Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 1991 khi tham gia Công ước và đã nâng độ tuôitrẻ em lên mười sáu tuổi (Điều 1): “7ré em quy định trong luật là công dân ViệtNam dưới mười sáu tuổi” Điều luật này tiếp tục được thực hiện tại Luật Bảo vệ,

Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em được Quốc hội Khóa XI thông qua năm 2004 và sauđó là Luật Trẻ em năm 2016 áp dụng cho đến nay, thừa nhận độ tuổi trẻ em đượcpháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới mười sáu tuổi.

Đạo luật này có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở pháp lý nền tảng cho việc bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàndiện về thé chat và trí tuệ, tinh than Năm 1975, các t6 chức đã phối hợp tổ chứcthực hiện nghiên cứu về trẻ em như: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếuniên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp và UNICEF Việt Nam.

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w