Chế địnhBPKCTT mà cơ bản là các quy định về BPKCTT trong Bộ luật Tế tụng dân sự BLTTDS đã ghi nhận, tạo cơ sở pháp lý hợp pháp dé trong những trường hợp quyên, lợi ích hợp pháp của đương
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRAN PHƯƠNG THẢO
BIEN PHAP KHẨN CAP TAM THO! |
TRONG TỔ TUNG DAN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 62.38.30.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS ĐINH TRUNG TỤNG
2 TS TRAN VAN TRUNG
| TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN
| TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
| PHON \6800_— 2đ 55]
l HÀ NỘI - 2012 ;
Trang 2Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công
bo trong bất kì công trình nào khác.
Hà nội, ngày thang nam 2012
Tac gia luan an
TRAN PHUONG THAO
Trang 3: Hội đồng thầm phan tòa án nhân dân tối cao
: Luật sở hữu trí tuệ
: Luật tô chức tòa án nhân dân: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân: Nghị quyết số 02/2005/NQ-HDTP ngày 27/4/2005 củaHội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
thi hành một số quy định tại Chương VII “Các biện
pháp khan cấp tạm thời” của Bộ luật tổ tung dân sự: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
: Tòa án nhân dân tối cao
: Tòa án nhân dan tối cao
: Tổ tung dân sự: Pháp luật tô tụng dân sự
: Vụ việc dân sự : Vụ án dân sự
: Viện kiểm sát
: Viện kiểm sát nhân dân
: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
: Xã hội chủ nghĩa
Trang 4MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE BIEN PHAP KHAN
CAP TAM THỜI TRONG TO TUNG DAN SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự
1.2 Một số vấn đề cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự về biện pháp
khan cap tạm thời
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ
VIỆT NAM HIEN HANH VE BIEN PHÁP KHAN CAP TẠM THOI VÀ THỰC
TIEN AP DUNG
2.1 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời va thực tiễn áp dụng
2.2 Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thực tiễn áp dụng
2.3 Trách nhiệm của các chủ thể do yêu cầu, áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời không đúng và thực tiễn áp dụng
CHƯƠNG 3: YÊU CAU VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
TO TUNG DÂN SỰ VIỆT NAM VE BIEN PHÁP KHAN CAP TẠM THỜI
3.1 Yêu câu của việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
về biện pháp khẩn cấp tạm thời
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về biện
pháp khẩn cấp tạm thời
KÉT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BÓ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 51 TINH CAP THIẾT CUA VIỆC NGHIÊN CỨU DE TÀI
Bảo vệ kip thời quyên, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự
(TTDS) luôn là mục tiêu hướng đến trong các hoạt động giải quyết các vụ việc dân
sự (VVDS) của tòa án nhân dân (TAND) Dé dat được mục tiêu này, trong những
trường hợp cần thiết, TAND có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT)
theo quy định của pháp luật BPKCTT được pháp luật tố tụng dân sự (PLTTDS) ghì
nhận từ khá lâu và hiệu quả nổi bật của nó đã được kiểm chứng qua thực tiễn TTDScủa rất nhiều nước trên thế giới Với BPKCTT, tòa án có thể giải quyết ngay nhu cầucấp bách chính đáng của đương sự, bảo vệ ngay tức khắc bằng chứng dùng để giảiquyết VVDS hay bảo toàn nhanh chóng tài sản nhằm dam bảo cho khả năng thi hành
án dân sự, từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi mà VVDS
chưa có phán quyết chính thức giải quyết về nội dung
Việt Nam hiện nay đã và đang khẩn trương thực hiện công cuộc cải cách tư
pháp và thủ tục tố tụng theo tỉnh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
và ngay sau đó là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đề ra Thực tiễn thực hiện cải cách tư pháp, cải cách thủ tục tố tụng cộng với thực tiễn củaviệc hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua cho thấy TTDS của Việt Nam mà trướchết là PLTTDS Việt Nam cần phải đáp ứng được hai đòi hỏi cơ bản đó là tính nhanh
chóng và tính bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ
quyền lợi của họ tại tòa án [80, tr 86] Một chế định của PLTTDS có khả năng đápứng tương đối tốt hai đòi hỏi cơ bản này chính là chế định BPKCTT Chế địnhBPKCTT mà cơ bản là các quy định về BPKCTT trong Bộ luật Tế tụng dân sự
(BLTTDS) đã ghi nhận, tạo cơ sở pháp lý hợp pháp dé trong những trường hợp
quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS cần được tòa án can thiệp, bảo vệngay tức khắc, TAND có quyền sử dụng một biện pháp tổ tụng tương đối đặc biệt là
BPKCTT - một biện pháp có ý nghĩa bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự, “góp phần bảo đảm tính thực tế, thiết thực cho việc giải quyết vụ án” của
TAND [21], tr 116].
Trang 6PLTTDS trước đây, khi Việt Nam chưa có BLTTDS thì chế định BPKCTT được quy
định trong BLTTDS đã có một bước phát triển tương đối dài, rất đáng ghi nhận, tuy
nhiên, qua khoảng thời gian 6 năm (từ năm 2005 khi BLTTDS bat đầu có hiệu lực
cho đến nay) thực tiễn thực hiện các quy định này đã cho thấy nhiều quy định bộc lộnhững bất cập, vướng mắc, chưa thực sự phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn TTDS.Chính thực trạng pháp luật còn nhiều vướng mắc, bất cập đã là nguyên nhân rất cơ bản làm các tòa án ít áp dụng BPKCTT Kết quả khảo sát thực tiễn áp dụng BPKCTT trong TTDS 6 năm qua cho thấy tỉ lệ trung bình các VADS được tòa án áp
dụng BPKCTT là rất thấp, chỉ là 0,13% trên tổng số các VADS được tòa án thụ lý
(xem bang Ï trang 95 của luận án) Ngay ca đối với phía đương sự, mặc dù họ được
pháp luật công nhận quyên yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT nhưng khi có quyên, lợi
ích hợp pháp can được tòa án bảo vệ khan cấp, đương sự cũng rất e dè, hoặc không
tự tin để đưa ra yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT Tại nhiều tòa án nước ta, từ khiviệc giải quyết vụ án dân sự (VADS) được thực hiện theo quy định của BLTTDS
đến nay vẫn chưa hề có VADS nào có áp dụng BPKCTT Rõ ràng, xét về mặt lýluận, chế định BPKCTT có ý nghĩa rất thiết thực, BPKCTT rất cần được áp dụng để
bảo vệ kip thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhưng thực tiễn TTDS ở ViệtNam trong thời gian qua lại cho thấy chế định BPKCTT chưa phát huy được hiệu
quả như nó vốn có, biện pháp tổ tụng này rất ít khi được áp dụng
Nhận biết được nhiều quy định của BLTTDS (trong đó có các quy định vềBPKCTT) còn bất cập, hạn chế, cần phải được khắc phục, hoàn thiện, Uỷ banthường vụ quốc hội đã phân công cho Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) chủ trì,
phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bố sung một số
điều của BLTTDS Trong quá trình thực hiện Dự án, đã có nhiều quan điểm, ý kiến
có giá trị được đưa ra nhằm sửa đôi, bô sung, hoàn thiện BLTTDS trong đó có hoàn
thiện chế định BPKCTT Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bd sung một số điều của BLTTDS
mới được thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 cho thấy phần các quy định về BPKCTT không có nội dung nào được sửa đổi, bổ sung và như vậy Luật sửa đổi, bổ sung một sô điêu của BLTTDS vẫn chưa cải thiện được hiệu quả điều chỉnh của
Trang 7vẫn tiếp diễn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS chưa đáp ứng được
đòi hỏi của thực tiễn áp dụng BPKCTT trong TTDS Trong tình hình hiện nay, việc
nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về các quy định của PLTTDS về BPKCTT, về thựctiễn áp dụng các quy định của PLTTDS về BPKCTT dé nhận biết được những thànhcông về lập pháp dẫn đến những kết quả đã đạt được thực tiễn áp dụng BPKCTTcũng như những bat cập, hạn chế trong công tác lập pháp để từ đó đưa ra các kiếnnghị nhằm hoàn thiện hơn nữa chế định BPKCTT, nâng cao hơn nữa hiệu quả củaviệc áp dụng BPKCTT là vô cùng cần thiết, cần được thực hiện ngay Việc nghiêncứu đề tài này sẽ góp phần thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng của côngcuộc cải cách tư pháp đã dé ra trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ,
binh đăng, công khai, minh bạch” [17, tr 5] và tiếp tục được nhắn mạnh trong Nghị
quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị: “hoàn thiện các thủ tục tố tụng
tư pháp, đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệquyên con người” [18, tr 3]
2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI
Trong thời gian qua, Việt Nam mới có một số ít công trình nghiên cứu có dé
cập đến vấn đề này Có thể một trong những lý do cơ bản dẫn đến thực trạng này làcác văn bản PLTTDS trước đây có quá ít quy định về BPKCTT, chỉ là một, hai điều
luật tương đối đơn giản trong các văn bản dưới luật như Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
(PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
(PLTTGQCTCLD) Thực tiễn các hoạt động tố tụng giải quyết các VADS, lao động,thương mại trong suốt một thời gian dài trước khi có BLTTDS cũng cho thấyBPKCTT không được các tòa án chú trọng áp dụng nên BPKCTT cũng chưa théhiện được hiệu quả vốn có của nó trong thực tiễn giải quyết các VADS Như vậy, với
số điều luật ít oi và với hiệu quả áp dụng trong thực tiễn TTDS không nỗi bật nênBPKCTT trong TTDS chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
Trong suốt một thời gian dai trước khi ban hành BLTTDS rất ít công trình nghiên
Trang 8cán bộ làm công tác thực tiễn Sau đây việc điểm qua một số công trình nghiên cứu
trong nước cũng như ngoài nước trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua sẽ đưa
lại một cái nhìn tông thê hơn về tình hình nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS Việt Nam:
- Trước khi ban hành BLTTDS gần như không có công trình nghiên cứu riêng,
chuyên sâu nào về vấn đề BPKCTT trong TTDS Có chăng chỉ là một số công trình
nghiên cứu về một số nội dung cơ bản của PLTTDS, trong đó có để cập sơ qua đếnBPKC TT Trong một SỐ công trình nghiên cứu đó, cuốn sách “Luật tố tụng dân sựViệt Nam (lược giải) của tiễn sĩ luật khoa, luật sư Nguyễn Mạnh Bách do nhà xuất
bản Đồng Nai xuất bản năm 1996 có dé cập sâu hơn về BPKCTT so với những công
trình khác Ví dụ tại điểm B Đoạn 2 Chương II của cuốn sách, tác giả có viết về
quyển hạn của Chánh án tòa án cấp sơ thẩm, trong đó có quyền quyết định áp dụng
BPKCTT Trong cuốn sách này tác giả viết tới 5 trang về BPKCTT theo quy định tại
Điều 41, Điều 42 PLTTGQCVADS nhưng sự nhìn nhận của tác giả về BPKCTT
trong TTDS bị chi phối nhiều bởi PLTTDS cũ trước đó và tác gia chỉ tiếp cận
BPKCTT dưới góc độ thuộc quyền ban hành của Chánh án Tác giả đã phân chiathâm quyền của Chánh án theo hai loại: quyền ban hành các án lệnh phê đơn và
quyền ban hành các án lệnh cấp thâm dé phân tích và chỉ ra điểm khác nhau giữa hai
loại quyền hạn này Nhận xét một cách khách quan, tác giả đã tiếp cận BPKCTT
trong TTDS dưới lăng kính của một nhà nghiên cứu rất hiểu biết PLTTDS trước đây,
khi mà TTDS Việt Nam chịu ảnh hưởng rất rõ nét của PLTTDS Pháp Tác giả cũng
đã phân tích về yếu tô khan cấp, về thủ tục xin án lệnh phê đơn cũng như thủ tục cấpthâm Tuy nhiên, PLTTGQCVADS năm 1989 đã không còn phân chia quyền hạncủa Chánh án theo hai trường hợp như tác giả nêu Vì vậy, cuốn sách trên của tác giả
Nguyễn Mạnh Bách có thể dùng để tham khảo về PLTTDS trước khi có
PLTTGQCVADS.
- Luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành dân sự “Biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Pha, mã số 50507 năm 1997nghiên cứu về BPKCTT Có thể khăng định, trước khi có BLTTDS, đây là công
trình nghiên cứu hiểm hoi, có ý định nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về BPKCTT
Trang 9chế định BPKCTT trong PLTTDS, tham khảo một số quy định của PLTTDS một sốnước về BPKCTT Đặc biệt, tác giả đã tìm hiểu và phân tích các quy định của
PLTTGQCVADS, chi ra những vướng mac, bat cập của luật hiện hành, trên cơ sở đó
mạnh dan đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
PLTTGQCVADS Tuy nhiên, tính cho đến nay, công trình nghiên cứu của tác giả
này về BPKCTT đã được thực hiện cách đây nhiều năm, nội dung được nghiên cứu
dựa trên các quy định của PLTTGQCVADS năm 1989 - một văn bản đã bị thay thé bởi BLTTDS nên mặc dù luận văn này vẫn có giá trị tham khảo về một số vấn dé lý
luận nhưng phan tìm hiểu về các quy định của PLTTDS không còn phù hợp, một số
kiến nghị không còn tính thời sự, không còn khả năng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
- Trong nội dung của cuộc Hội thảo khoa học “Những điểm mới và những vấn
đề đặt ra trong thực tiễn thi hành BLTTDS” tổ chức vào tháng 12/2004 của Học viện
tư pháp cũng có nội dung đề cập đến BPKCTT trong BLTTDS nhưng chỉ dưới góc
độ tìm hiểu những điểm mới của BLTTDS, trong đó có chế định BPKCTT Những
nghiên cứu được công bố trong hội thảo chỉ là những điểm mới trong quy định của BLTTDS so với PLTTGQCVADS về BPKCTT mà không di sâu tìm hiểu các vấn đề
lý luận về BPKCTT như khái niệm, cơ sở hình thành, bản chất, đặc điểm cũng nhưcác yêu cầu đặt ra về mặt lý luận đối với BPKCTT
- Các sách chuyên ngành đã xuất bản như Giáo trình Luật TTDS của khoa Luật
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản năm 1995, Giáo trình Luật TTDS của
Học viện Tư pháp do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007, Giáo trình
Luật TTDS của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản
năm 2010 đều có phần về BPKCTT Vi là giáo trình nên các vấn dé như khái niệm,đặc điểm, ý nghĩa của BPKCTT trong TTDS, các quy định của BLTTDS về
BPKCTT chỉ được dé cập ở mức độ đại Cương
- Cuốn sách tham khảo Luật TTDS Việt Nam - Nghiên cứu và so sánh của tácgiả Tống Quang Cường do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2007 cũng có viết một phần về BPKCTT trong TTDS Mặc dù cuốnsách này không viết riêng về BPKCTT trong TTDS nhưng trong cuốn sách này, với
Trang 10được một số nội dung cơ ban của PLTTDS Việt Nam hiện nay về BPKCTT như các
loại BPKCTT, thâm quyền và thủ tục ra quyết định áp dụng BPKCTT, hiệu lực của
quyết định và hậu quả pháp lý của quyết định áp dụng BPKCTT Tuy nhiên, vì cuốn
sách được viết theo tinh thần dé cập tới toàn bộ các van dé cơ bản của PLTTDS,
phan viết về áp dụng BPKCTT chỉ là một nội dung nhỏ, chiếm rất ít số trang trongcuốn sách đó, mặt khác với mục đích chủ yếu là tìm hiểu các quy định của PLTTDS
hiện hành về áp dụng BPKCTT, chỉ ra một vài điểm mới nỗi bật trong quy định của
BLTTDS với PLTTGQCVADS và đưa ra nhận xét về những điểm mới đó nên tác
giả đã không đi sâu giải quyết các vấn đẻ lý luận về BPKCTT Vì thế, mặc dù tác giả
có đưa ra khái niệm, đặc điểm của BPKCTT nhưng lại chưa lý giải cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn của việc xây dựng nên khái niệm và đặc điểm của BPKCTT, cũng như chưa lột tả được bản chất của BPKCTT, của việc áp dụng BPKCTT trong
TTDS Với tiêu dé “áp dụng BPKCTT”, tác giả chỉ tập trung vào việc áp dụng
BPKCTT và một vài chỗ tác giả cuốn sách không phân biệt rõ giữa vấn đề áp dụng BPKCTT với vấn để BPKCTT trong TTDS, vì thế một vài nhận xét của tác giả vềđặc điểm của BPKCTT cần được bàn luận thêm
- Cuốn sách tham khảo “Những van dé cơ bản của BLTTDS” của Vụ công táclập pháp do nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2004 viết về những nội dung cơ bản
của BLTTDS, trong đó có đề cập đến các quy định của BLTTDS về BPKCTT Vớimục đích tìm hiểu những van dé cơ bản của BLTTDS, phần viết về BPKCTT chỉ nêu
sơ lược, vắn tắt các quy định của BLTTDS về BPKCTT, nêu ra một vài điểm mới
trong quy định của BLTTDS về BPKCTT, vì thế chủ yếu là người đọc chỉ tham khảo
được sơ lược quy định của BLTTDS về BPKCTT.
- Cuốn sách tham khảo “Bình luận khoa học một số vấn đề của PLTTDS và
thực tiễn áp dụng” của Tiến sĩ Lê Thu Hà do nhà xuất bản Tư pháp xuất bản bình
luận về nhiều vấn đề trong PLTTDS Việt Nam, trong đó có bình luận về BPKCTT.Trong cuốn sách này, ở một mức độ nhất định, tác giả có giải thích về khái niệm, đặcđiểm, ý nghĩa của BPKCTT, đặc biệt chú trọng đi sâu phân tích điểm mới củaBLTTDS về BPKCTT, chỉ ra hướng áp dụng trong thực tiễn TTDS Từ phần viết
Trang 11khi áp dụng những điểm mới đó vào thực tiễn tố tụng thì áp dụng như thế nào chođúng Tuy nhiên, cũng như những cuốn sách tham khảo khác, cuốn sách này viết về
nhiều vấn đề cơ bản của PLTTDS nên tác giả đã không có điều kiện đề cập sâu, đầy
đủ toàn bộ các nội dung của chế định BPKCTT cũng như một số vấn đề lý luận khác
về BPKCTT
- Một số ít các bài viết được đăng trên một số tạp chí pháp luật chuyên ngành
như Tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội; Tạp chí Tòa án nhân dân của TANDTC, Tạp chí Nhà nước và pháp luật của Viện nghiên cứu Nhà nước và
Pháp luật; Tạp chí Kiểm sát của VKSNDTC hoặc một vài bài tham luận của một vàitác giả trong các cuộc hội thảo về PLTTDS Việt Nam có đề cập tới BPKCTT trongTTDS Có thể nêu ra những tác giả điển hình có một số bài viết đề cập đếnBPKCTT trong TTDS như tác giả Trần Anh Tuấn với các bài như “Chế định
BPKC TT trong BLTTDS Việt Nam”, “Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế” ; tác giả Chu Xuân Minh với một số bài viết, bài
tham luận tại các cuộc hội thảo về PLTTDS như “Cần thống nhất tố tụng kinh
doanh, thương mại với tổ tụng dân sự”, “Tham luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời
trước khi khởi kiện” ; Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương với bài viết “Áp dụngBPKCTT trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án: Nhữngvấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện BLTTDS” đăng trên Tạp chi Nha nước và phápluật số 3 năm 2010; bài viết của Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa “BPKCTTtrong tô tụng trọng tài” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23 tháng 12 năm
2010 So với các van dé nghiên cứu khác, số bài viết về vấn đề BPKCTT trong
TTDS là khá ít ỏi Vì chỉ dừng lại ở mức độ là một bài viết, một bài tham luận nêncác tác giả cũng chỉ tiếp cận BPKCTT dưới một góc độ nhất định, với một khía
cạnh, một nội dung cụ thể nhất định Một điều cũng dễ nhận thấy là các tác giả có
bài viết về BPKCTT trong TTDS thường là những người có trình độ khá cao (tiến sĩ,
phó giáo sư hoặc là thạc sĩ) Điều này chứng tỏ BPKCTT trong TTDS là một vấn đềnghiên cứu tương đối khó và van dé này chưa được xác định là một nội dung cơ bản
của TTDS Có lẽ do cơ sở thực tiễn dựa vào để nghiên cứu là số điều luật quy định
Trang 12nhìn chung các bài viết này chưa đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về
BPKC TT.
Nguồn tài liệu nguyên bản bằng tiếng nước ngoài có đề cập đến BPKCTT(trong sách nước ngoài, dịch sang tiếng Anh, BPKCTT là Provisional measures) mà nghiên cứu sinh tham khảo được là cuốn sách “On Civil Procedure” của tác giả
J.a.Jolowicz; cuốn “Compliance with Decisions of the I Court of Justice”; cuốn
“Fifity yeas of the international court of justice” Ngoài ra một số cuốn sách đã đượcdich sang tiếng Việt cũng được nghiên cứu sinh tham khảo như Kỷ yếu của Dự ánVIE/95/017 về PLTTDS; một số tài liệu của các cuộc hội thảo về PLTTDS do Nhà
Pháp luật Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội Nhìn chung, trong các tài liệu này,BPKCTT cũng chỉ được đề cập dưới góc độ là một nội dung rất nhỏ với lượng thôngtin hạn chế
Từ việc điểm qua các công trình nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS có thểkhang dinh cho dén hién tai, trong nghiên cứu khoa học pháp luật TTDS chưa cócông trình nghiên cứu nào có thể mang đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh, sâu
sắc về BPKCTT trong TTDS Vì thế luận án này được hoàn thành với tham vọng sẽ
là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có tính hệ
thống về vấn đề BPKCTT trong TTDS Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn Luận án sẽ
là một tài liệu chuyên khảo, đề cập khá đầy đủ các khía cạnh khác nhau cũng như
các nội dung khác nhau của BPKC TT trong TTDS.
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
* Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Lam sáng tỏ một số van dé lý luận cơ bản về BPKCTT trong TTDS
- Làm rõ những điểm hạn ché, bat cập trong những quy định của PLTTDS Việt
Nam hiện hành về BPKCTT (chủ yếu là các quy định trong BLTTDS) và những
vướng mac trong quá trình áp dụng các quy định đó trong thực tiễn giải quyết các
VVDS tai TAND
- Dua ra một số kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật về BPKCTT
Trang 13nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng và nghiên cứu làm rõ một số van dé lý luận cơ bản về
BPKC TT trong TTDS.
- Phân tích, so sánh, đánh giá đúng thực trạng các quy định của PLTTDS Việt
Nam hiện nay về BPKCTT và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn giảiquyết các vụ việc dân sự của TAND
- Xác định rõ các yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT,
trên cơ sở đó dé xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện PLTTDS về
BPKC TT.
4 DOL TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU DE TÀI
Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu những van dé sau:
- Một số van dé lý luận về BPKCTT trong TTDS
- Các quy định của PLTTDS Việt Nam (đặc biệt là các quy định của PLTTDS
Việt Nam hiện hành) và một số quy định PLTTDS của một số nước trên thế giới về
BPKC TT.
- Thực tiễn thực hiện các quy định của PLTTDS Việt Nam về BPKCTT tại các tòa án của Việt Nam trong những năm gần đây.
BPKCTT trong TTDS là một van dé nghiên cứu tương đối lớn, có phạm vi
nghiên cứu rộng nên có thể được nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau vàvới nhiêu nội dung khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án tập
trung nghiên cứu vào những nội dung cơ bản như sau:
- Luận án tập trung nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS mà không có tham vọng nghiên cứu sâu về BPKCTT trong các tố tụng khác như tố tụng trọng tài, tố
tụng hành chính.
- Trong phần nghiên cứu về khái niệm BPKCTT trong TTDS, mặc dù luận án
có nghiên cứu BPKCTT trong TTDS dưới nhiều phương diện cụ thể khác nhau nhưng luận án có tập trung nghiên cứu sâu hơn về BPKCTT trong TTDS dưới
phương diện là một chế định pháp luật Chủ ý này xuất phát từ nhận thức: trong
Trang 14BLTTDS của hầu hết các nước, BPKCTT đều được quy định là một chương tương
đối đỗ sé gồm nhiều điều luật quy định về nhiều nội dung khác nhau có liên quan
đến BPKCTT Mặt khác, cho dù BPKCTT có được nhìn nhận dưới góc độ nao thi
pháp luật về BPKCTT vẫn được coi là cơ sở cho mọi sự nhìn nhận Nghiên cứu vẫn
đề BPKCTT trong TTDS dưới góc độ pháp luật có góc độ nghiên cứu rộng nhất, có
khả năng bao quát được các nội dung cơ bản của BPKCTT dưới các góc độ khác.
Chính vì vậy, trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu các nội dung của luận án,
luận án luôn chú trọng nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ là một chế định pháp luật.
Những góc độ khác, những van dé lý luận khác về BPKCTT trong TTDS, nghiêncứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu ở các công trình sau này
- Mặc dù trong luận án có tham khảo PLTTDS của nhiều nước khác nhau và
tham khảo PLTTDS của Việt Nam trước đây về BPKCTT nhưng luận án tập trung nghiên cứu các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành về BPKCTT mà chủ yếu
là các quy định của BLTTDS về BPKCTT và Nghị quyết hướng dẫn thi hành cácquy định của BLTTDS về BPKCTT của HDTPTANDTC
- Vì định hướng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu dưới góc độ pháp luật nên
các kiến nghị mà nghiên cứu sinh đưa ra trong luận án cũng chỉ tập trung kiến nghị
về hoàn thiện PLTTDS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các quyđịnh PLTTDS về BPKCTT chứ không đề cập tới tổng thể các giải pháp khác nhaunhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT
- Thực tiễn của việc thực hiện các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành
về BPKCTT được nghiên cứu sinh nghiên cứu trong thời gian 6 năm, từ khiBLTTDS có hiệu lực (năm 2005) đến năm 2010.
5 PHƯƠNG PHAP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
Trong suốt quá trình thực hiện luận án, các nội dung trong luận án đều được
nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Đặc biệt, nghiên cứu
sinh xác định công tác xây dựng và hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT phải quán triệt,
tuân theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về cải cách tư pháp
và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, vì thế các kiến nghị hoàn thiện
Trang 15pháp luật đều được xuất phát và thực hiện dựa trên những quan điểm chỉ đạo đó.Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận án còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên ngành phù hợp khác như phân tích, chứng minh, so
sánh, diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học như khảo sát thực tế tại
một số tòa án, sử dụng kết quả thống kê của ngành tòa án và kiểm sát để làm sáng tỏnhững van dé nghiên cứu trong luận án
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện và
có hệ thống về BPKCTT trong TTDS Những đóng góp mới nổi bật của luận án thé
hiện ở những nội dung sau:
- Luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận rất cơ bản, quan trọng về BPKCTT trong TTDS, đặc biệt là vấn đề khái niệm BPKCTT trong TTDS, các dấu
hiệu, đặc điểm đặc trưng của BPKCTT trong TTDS, ý nghĩa của BPKC TT trongTTDS, những van dé cơ bản của PLTTDS về BPKCTT và những tiêu chí cần đạtđược đối với PLTTDS về BPKCTT Việc làm sáng tỏ những van dé lý luận này sẽ là
cơ sở dé tiếp cận các quy định của PLTTDS hiện hành về BPKCTT trong TTDS, làđịnh hướng cho việc kiến nghị hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT Những vấn đề lý
luận này từ trước đến nay chưa có tác giả nào đề cập một cách hệ thống, chuyên sâu
trong những công trình nghiên cứu khoa học về BPKCTT trong TTDS.
- Luận án đã phân tích các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện nay (chủ yếu
là các quy định của BLTTDS) về BPKCTT và thực tiễn thực hiện các quy định đó trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định
của PLTTDS hiện nay về BPKCTT Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những vướng
mắc, bất cập đó, luận án còn phân tích để tìm ra nguyên nhân của tình trạng các quyđịnh của PLTTDS về BPKCTT ít có cơ hội được áp dụng vì các tòa án rất ít khiquyết định áp dung BPKCTT
- Luận án đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định củaBLTTDS về BPKCTT nhằm hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT, từ đó góp phần nâng
cao hiệu qua của việc áp dụng BPKCTT trong TTDS, tòa án sẽ ngày càng bảo vệ tốt
hơn, kịp thời hơn quyên, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong TTDS Những kiến
Trang 16không đúng đã đưa ra trong luận án là những kiến nghị mới, chưa được tác gia nào đưa ra và được dựa trên những căn cứ, lập luận tương đối khoa học, phù hợp với chủ
trương, đường lỗi của Đảng về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam XHCN.
7 Ý NGHĨA THUC TIEN CUA LUẬN ÁN
Kết quả của việc nghiên cứu của luận án góp phần vào việc hoàn thiệnPLTTDS về BPKCTT nói riêng và hoàn thiện PLTTDS Việt Nam nói chung
Luận án còn là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập Luật TTDS Việt Nam cho các cơ sở chuyên nghiên cứu pháp luật, đào tạo cán bộ
pháp luật.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thé dùng làm tài liệu hướng dẫn trong việc
áp dụng PLTTDS về BPKCTT nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác trong
thực tiễn áp dụng BPKCTT trong giải quyết các VADS tại TAND
Các kiến nghị nhằm hoàn thiện PLTTDS được đưa ra trong luận án còn là tài
liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện PLTTDS nói riêng, hoàn thiện pháp luật nói chung.
8 KET CAU CUA LUẬN AN
Ngoài phan mở dau, phan kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ánđược kết cầu gồm 3 chương:
Chương 1: Những van đề lý luận cơ bản về BPKCTT trong TTDS
Chương 2: Các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành về BPKCTT và
thực tiễn áp dụng
Chương 3: Yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT
Trang 17KHAN CAP TẠM THỜI TRONG TO TUNG DÂN SỰ
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC DIEM, Ý NGHĨA CUA BIEN PHÁP KHAN CAP TẠM THỜI TRONG TÓ TỤNG DÂN SỰ
1.1.1 Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tung dân sự
Van dé công nhận các quyên con người là van đề nhân quyền đã và đang được
đặt ra với mỗi quốc gia trên thế giới Việc công nhận các quyền này quan trọng đến
mức trong cuốn sách “Các quyền con người” do Liên Hiệp Quốc xuất bản dé ky
niệm 30 năm ngày ra đời của bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền đã khang
định “chúng ta không thể sống như con người nếu không có các quyền này” [98, tr 26]
Công nhận các quyền con người sẽ đồng nghĩa với việc cần thiết phải ghi nhận nó trong
hệ thống pháp luật của quốc gia, coi đó là sự đảm bảo cho mỗi chủ thể có thể thụ
hưởng và tham gia tích cực vào quá trình thực hiện các quyền đó Nhưng nếu chỉ
dừng lại ở việc ghi nhận quyền cho các chủ thể và các chủ thể tích cực thực hiện
quyển của mình thì trong nhiều trường hợp quyền con người vẫn không được đảm
bảo thực hiện Về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Đầu đã có nhận xét và nhận
xét này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình, đó là “Một quyền lợi được luật phápcông nhận nhiều khi không đủ đảm bảo cho người có chủ quyền hưởng dụng: quyềnlợi có thể bị phủ nhận, bị xâm phạm” [19, tr 3] Vì thế một yếu tố rất quan trọng,
thậm chí quan trọng hơn cả là pháp luật phải tạo ra được những thiết chế đặc biệt để
thực hiện và bảo vệ các quyền con người đã được pháp luật công nhận trong trường hợp chúng bị phủ nhận hoặc bị xâm phạm Trong suốt lịch sử phát triển của nhânloại, có một thiết chế đã tỏ rõ tính hiệu quả, đó là chủ thé của những quyển, lợi íchkhi bị xâm phạm, bị phủ nhận sẽ tìm đến tòa án - cơ quan tư pháp của nhà nước dénhờ tòa án bảo vệ bằng một hoạt động đặc thù là xét xử Quyền tìm đến tòa án đểnhờ tòa án bảo vệ cũng là một quyền con người được ghi nhận tại Tuyên ngôn toànthé giới về nhân quyền của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 19/12/1948
Trang 18Trong các quyền con người, các quyền về dân sự được xem là có tinh chất nền
tảng, cơ bản, thiết yếu nhất Cũng như các quyền con người khác, các quyền về dân
sự của các chủ thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và đượcbảo hộ chặt chẽ Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại Hội
đồng Liên Hợp Quốc ngày 16/12/1966 đã đảm bảo rằng: bất cứ người nào bị xâmphạm các quyền và tự do được công nhận trong công ước này thì đều được bảo hộpháp lý một cách có hiệu quả [98, tr 223] Sự bảo hộ pháp lý được nói đến ở đây
cũng chính là việc công nhận các chủ thé có quyền và lợi ích dân sự muốn thực hiện
hoặc muốn bảo vệ các quyền và lợi ích của mình có quyén tìm đến tòa án có thầm
quyền dé yêu cầu tòa án bảo vệ
Đề bảo vệ các quyền và lợi ích dân sự cho các bên tranh chấp một cách kháchquan, công băng và đúng pháp luật, việc giải quyết các tranh chấp đó thường phải
tuân theo một quy trình TTDS chặt chẽ do pháp luật quy định Quy trình TTDS này
bao gồm nhiều giai đoạn tô tụng, các giai đoạn này được thực hiện tuần tự, tiếp nối
nhau, giai đoạn này được thực hiện mới có cơ sở cho giai đoạn sau được thực hiện.
Vi thé, nhìn chung thời gian cần thiết để có kết quả giải quyết nội dung các VVDS
đã phát sinh tại tòa là không ngắn, không thể nhanh chóng như mong muốn củađương sự và mặc dù có muốn thì tòa án cũng không thể bảo vệ quyên, lợi ích cho
đương sự một cách nóng vội Ngoài yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tốtụng do luật định, việc giải quyết các VVDS tại tòa án còn phải đảm bảo một yêu cầu
khác cũng quan trọng không kém, yêu cầu này được tất cả các nước theo hệ thống
pháp luật dân sự và các nước theo hệ thông pháp luật án lệ coi như một nguyên tắc tố
tụng: đó là nguyên tắc xét xử kịp thời Nguyên tắc xét xử kịp thời được công nhận và
dé cao ngay từ giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển của TTDS Được hình
thành từ án lệ của tòa án Châu Âu về quyền con người, nguyên tắc này ngày càngđược chú trọng thực hiện bởi hiệu quả của nó đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích củađương sự tại tòa án [43, tr 26] Nguyên tắc xét xử kip thời nhắn mạnh vai trò của tòa
án trong việc giải quyết kịp thời các yêu cầu của đương sự trong VVDS, nhẫn mạnh
vai trò của tòa án trong việc bảo vệ kịp thời quyên, lợi ich hợp pháp của các đương
sự trong quá trình đương sự tìm dén tòa án Dé có thê làm được điêu này, trước hét
Trang 19thời gian, tiền của, công sức của tòa án cũng như các bên đương sự Tuy nhiên, vìquy trình tố tụng đó thường phải tốn nhiều thời gian nên trong nhiều trường hợp đến
khi có phán quyết giải quyết giải quyết về nội dung VVDS thì đương sự đã bị thiệthại, tài sản để thi hành án đã bị tau tán, chứng cứ dùng để giải quyết VVDS đã bị
hủy hoại và như vậy tòa án không còn bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự Vì thế, ngoài yêu cầu phải có được phán quyết về việc giải quyết nội dung
VVDS một cách sớm nhất, nguyên tắc xét xử kịp thời còn đặt ra một yêu cầu nữa đối
với tòa án, đó là: ngay cả trong thời gian tòa án đang tiễn hành quy trình tố tụng dégiải quyết VVDS, khi cần thiết, tòa án cần phải nhanh chóng có quyết định thíchhợp, kịp thời để trước mắt tránh cho đương sự khỏi bị thiệt hại, bảo vệ ngay đượcbằng chứng, bảo toàn ngay được tài sản Chính yêu cầu phải đảm bảo nguyên tắc xét
xử kịp thời được xuất phát từ nhu cầu cần được tòa án bảo vệ kịp thời trên thực tế của đương sự đã là một trong những lý do đòi hỏi tòa án cần phải có sự linh hoạt,mềm dẻo, đa dạng hóa cách thức, biện pháp giải quyết các VVDS Các VVDS thì rất
đa dạng, phức tạp Chánh án Tòa sơ thấm thâm quyền rộng Paris Jean-MarieCOULON đã chỉ ra rằng: tùy theo tính chất, đặc điểm của từng VVDS, mỗi vụ việc
phải được giải quyết theo một tiến trình riêng, phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của nó[43, tr 11] Trong ấn phẩm Chương trình thông tin quốc tế của Bộ ngoại giao Hoa
Kỳ cũng đưa ra một khang định gần tương tự: “một số vụ tranh chấp được giải quyếtbằng những phương pháp giải quyết tranh chấp khác nhau” [103, tr 80] Xuất phát
từ thực tế các VVDS là rất đa dạng, rất khác nhau nên tùy theo đặc điểm của mỗiVVDS mà tòa án cần phải quyết định áp dụng những biện pháp giải quyết khác nhau, phải có cách thức giải quyết khác nhau cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quảcao nhất Sẽ có những VVDS chỉ cần được tòa án giải quyết bằng biện pháp giảiquyết thông thường, cứ tuần tự thực hiện các giai đoạn tô tụng theo luật định, xemxét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về chứng cứ cũng như yêu cầu của các bên đương
sự roi ra phán quyết chính thức giải quyết nội dung Nhưng đối với một số VVDS có
sự khan cap như đương sự có nhu câu rat cap bach, chứng cứ dùng dé giải quyết
Trang 20có sự khân cấp mà không can thiệp ngay bằng một phán quyết tạm thời nhằm đáp
ứng tình trạng khẩn cấp thì chắc chắn tính mạng, sức khỏe, cuộc sống bình thườngcủa đương sự bị ảnh hưởng, chứng cứ, tài sản trong VVDS sẽ bị tau tán, hủy hoại và
như vậy sẽ không thể giải quyết được VVDS hoặc có giải quyết được thì cũng khó
có khả năng thi hành án, không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
Vi thé, trong những trường hợp khan cắp, tòa án cần phải nhanh chóng có một quyếtđịnh tạm thời để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, kịp thờibảo vệ bang chứng, kip thời bảo toàn tài sản của đương sự Sau khi tình trạng khẩncấp đã được giải quyết, tòa án sẽ xem xét kỹ về chứng cứ, về yêu cầu của đương sự
và dựa trên chứng cứ đã thu thập được, tòa án sẽ có phán quyết chính thức giải quyếtnội dung VVDS Điều này cũng có nghĩa là chính những VVDS có sự khẩn cấp đòihỏi tòa án phải áp dụng biện pháp tố tụng giải quyết phù hợp tương đối đặc biệt: tòa
án ra phán quyết tạm thời nhằm đáp ứng tình trạng khẩn cấp trước, sau đó mới raphán quyết chính thức giải quyết nội dung VVDS Cũng từ thực tế tố tụng này màChánh án tòa sơ thấm thâm quyền rộng Paris Jean-Marie COULON đã từng nhậnxét: “có những vụ việc phải đi theo một tiến trình chậm để bảo vệ quyền lợi củanhững người khiếu kiện va đảm bảo tốt công tác tư pháp, giảm bớt gánh nặng chotòa án Có những vụ việc đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, nếu không thấm phán
sẽ bị coi là từ chối xét xử” [43, tr 34]
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu phải bảo đảm nguyên tắc xét xử kịp thời (cònđược hiểu là nguyên tắc giải quyết kịp thời) trong công tác giải quyết các VVDS củatòa án nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của các bên đương sự, xuất phát từ thực tế
đa dạng, phức tạp của các VVDS, từ đó nảy sinh nhu cau tòa án cần phải linh hoạt,
đa dạng hóa và kết hợp các biện pháp tố tụng nhằm giải quyết hiệu quả VVDS cũng
như xuất phát từ nhu cầu cần được bảo vệ kịp thời trên thực tế quyền, lợi ích hợppháp của đương sự trong VVDS, biện pháp giải quyết tạm thời tình trạng khẩn cấp
của VVDS mà ngày nay hay gọi là BPKCTT trong TTDS ra đời, được thừa nhận trong pháp luật và ngày càng được tòa án sử dụng có hiệu quả.
Trang 21Cho dén nay, chưa có tài liệu nào xác định rõ BPKCTT chính thức xuất hiệnvào thời điểm nào trong lịch sử phát triển của TTDS, chỉ biết rằng BPKCTT đã có
bóng dáng từ rất lâu trong lịch sử TTDS Theo kết quả nghiên cứu của nhà nghiên
cứu Lê Tài Triển, việc tòa án nhanh chóng ra quyết định tạm thời, trước mắt dé giảiquyết tình thế cấp bách, sau đó mới ra bản án, quyết định chính thức giải quyết nội
dung VVDS có nguồn gốc hình thành từ một thủ tục rất đặc biệt trước đây trongTTDS, đó là thủ tục cấp thâm ""” Cũng chưa ai biết chính xác thủ tục cấp thâm có từkhi nào và bắt đầu xuất hiện ở đâu Có người cho rằng thủ tục cấp thẩm do đạo luật
“thập nhị bảng” của thời La Mã truyền lại, có người cho rằng thủ tục này do một tục
lệ riêng của xứ Normandie lưu truyền về sau [75, tr 104] Một giả thiết khác sau này cũng được đặt ra trong lịch sử phát triển của TTDS, một lý do góp phần hình thành
nên BPKCTT trong TTDS hiện nay còn do việc hình thành các tòa thương mại bao
gồm các thâm phán do thương nhân bầu lên chuyên tư vấn về thương mại tại các nền
cộng hòa có kinh tế hành hóa phát triển của Bắc Ý Đến khoảng thé ky thứ XIV, thiết
chế kiêu Ý này hình thành tại các hội chợ ở miền Bắc và vùng Champagne của Pháp
với nhiệm vụ giải quyết nhanh chóng, tại chỗ nhiều tranh chấp nảy sinh trong hội
chợ [47, tr 4] Ngày nay, trong PLTTDS của hầu hết các quốc gia đều có những quyđịnh về BPKCTT Có thể trong PLTTDS về BPKCTT của mỗi quốc gia có nhữngquy định cu thé khác nhau nhưng tat cả đều ý thức được sự cần thiết và hiệu quả của
nó trong việc giải quyết các VVDS nhằm bảo vệ hiệu quả, kịp thời quyên, lợi ích
hợp pháp cho đương sự tại tòa án.
Ở Việt Nam, qua nghiên cứu các tài liệu cho thấy các quy định của PLTTDSViệt Nam về BPKCTT hiện nay có nguon gốc hình thành từ thủ tục cấp thẩm, mộtthủ tục xét xử được cho răng không những có ích lợi đặc biệt mà còn cần thiết cho sựbảo vệ quyên lợi của tư nhân [75, tr 103] Sở di BPKC TT trong TTDS Việt Namđược bắt nguồn từ thủ tục cấp thâm bởi cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp tại Việt
Nam thì các quy định của Luật TTDS của Pháp cũng được áp dụng tại Việt Nam,
trong đó có thủ tục cấp thẩm Trong thời kỳ Pháp thuộc đó, nhà nghiên cứu Lê Tài
) Một thủ tục có mục đích xét xử tạm thời và mau chóng về những sự khó khăn trong các vụ cap bách hay
khó khăn vê những động tác thi hành [75, tr 281].
TRUNG TÂM THONG TIN THU VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
| PHÒNG bọc “¿l@1$ 5
Trang 22Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, do yêu cầu phải xây dựng một hệ thống cácquy phạm PLTTDS mới cho phù hợp với một chế độ mới, một nhà nước mới,PLTTDS của Việt Nam đã có những thay đôi đáng kế Thủ tục cấp thâm không cònton tại mà thay vào đó là các quy định về BPKCTT được tòa án áp dụng trong quátrình giải quyết VADS khi chưa có bản án, quyết định chính thức giải quyết nội dungnhưng cần phải có ngay quyết định tạm thời để giải quyết nhu cầu cấp bách củađương sự, bảo toàn chứng cứ, tài sản, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và thi hành
án dân sự BPKCTT được tòa án quyết định áp dụng rất nhanh chóng nhưng thựcchất nó chỉ là quyết định của tòa án về giải pháp tạm thời nhằm giải quyết tình trạngkhẩn cấp của VADS BPKC TT không còn là một thủ tục xét xử độc lập, do một tòađộc lập xử như thủ tục cấp thấm trước kia mà nó được PLTTDS quy định như mộttrong những biện pháp tô tụng được tòa án sử dụng nhằm giải quyết VADS, từ đóbảo vệ kịp thời trên thực tế các quyền, lợi ích của đương sự trong VADS
Về khái niệm BPKCTT, dưới góc độ ngôn ngữ học, BPKC TT là một cum từ
được ghép bởi ba từ: “biện pháp”, “khân cấp” và “tạm thời” Nếu giải nghĩa một
cách cụ thé thì hầu như trong các Từ điển tiếng Việt đều chung một giải thích giỗngnhau: “biện pháp” là một danh từ, chỉ cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết
một van dé cụ thé [101, tr.161; 96, tr 62] “Khan cấp” là một tinh từ chi sự gấp gap,
cần kíp, phải giải quyết ngay, không thé tri hoãn được [96, tr 447; 101 tr 892] haytrong Từ điển Hán Việt còn giải thích khác: “cấp” có nghĩa là sự cần kíp [12, tr 559]
và “khan” có nghĩa là khẩn cầu, cầu người khác một cách cần thiết [1, tr 451] Về
thuật ngữ “tạm thời”, thuật ngữ này là một tính từ, có nghĩa là tạm trong một thời
gian ngắn trước mắt, không có tính chất lâu dài, ôn định [101, tr 1489; 96, tr 855]
Như vậy, nếu ghép nghĩa của các cụm từ trên với nhau, chúng ta có thể hiểu:BPKCTT là cách giải quyết tạm một vấn đề nào đó, là cách thức giải quyết gấp gáp,tạm thời trong thời gian ngắn trước mắt
Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, khái niệm BPKC TT trong TTDS đã được các nhà nghiên cứu nhìn nhận dưới nhiêu góc độ khác nhau và đêu được dựa trên
Trang 23những lý giải cơ bản, khái quát về thuật ngữ “tố tụng dân sự” Có dựa trên những lý
giải cơ bản, khái quát về thuật ngữ “trong tố tụng dân sự” thì trên cơ sở đó mới có
thê đưa ra được khái niệm khoa học về BPKCTT trong TTDS
Theo nhà ngiên cứu Nguyễn Huy Đâu: “tố tụng” là một thuật ngữ có nguồn gốc
từ tiếng La tỉnh (procudure), được hiểu là một đường lối phải tuân theo dé đi đến chỗthắng kiện Trong thuật ngữ khoa học pháp lý còn có một thuật ngữ khác tương
đương với thuật ngữ “tố tụng”, hay được sử dụng lẫn với thuật ngữ “tố tụng” đó làthuật ngữ “thủ tục”, có nguồn sốc từ tiếng Nhật Bản, được hiểu là một thê thức phải
làm dé đạt được một kết quả nhất định [19, tr3,4] Thuật ngữ “tố tụng” cũng gầngiống như thuật ngữ “thủ tục”, chỉ về việc kiện tụng do cơ quan nhà nước có thâm
quyền giải quyết Thông thường, nói đến tố tụng là hay nói đến vai trò nỗi bật của
TAND, nói đến việc tòa án xem xét, giải quyết và ra quyết định giải quyết cácVVDS Có lẽ cũng vì điểm này mà có ý kiến cho rằng “tố tụng chỉ xuất hiện trong các trình tự tại cơ quan tư pháp” [58, tr 10] Ngoài ra, nói đến “tố tụng” còn nói đến
một quy trình các việc có tính bắt buộc do pháp luật quy định mà các chủ thể liên
quan đến việc kiện tụng và giải quyết việc kiện tụng phải làm theo Mục đích của
việc các chủ thé phải thực hiện quy trình các việc đó là để đạt được một thứ quyền
lợi nào đó Dựa vào việc xác định bản chất của thứ quyền lợi được mang đến tòa để
nhờ tòa án bảo vệ thì tố tụng lại được phân loại thành những loại tố tụng khác nhau
như tố tụng hình sự, TTDS, tố tụng hành chính
“Tố tụng dân sự” được hiểu là những việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân sự
ra trước tòa án và yêu cau tòa án giải quyết [15, tr 5] Theo một cách giải thích khácthì “tố tụng dân sự” không chỉ là việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân sự ra tòa án
mà còn là một quy trình giải quyết vụ việc dân sự gồm nhiều giai đoạn khác nhau
như khởi kiện, lập hồ sơ, hòa giải, xét xử VVDS, xét lại bản án, quyết định của tòa
án, thi hành bản án, quyết định của TAND [26, tr 21; 78, tr 10] Quy trình đó được
thé hiện qua hai phương diện: PLTTDS và hoạt động TTDS bởi: “PLTTDS và hoạtđộrg TTDS là hai mặt không thể tách rời của một hệ thống thống nhất đó là quy
trình TTDS” [66, tr 78].
Từ những ly giải trên về “tố tụng dân sự”, khái niệm BPKCTT trong TTDS cần
Trang 24phải được nhìn nhận dưới phương diện PLTTDS và hoạt động TTDS Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, khái niệm BPKCTT trong TTDS cũng đã được các nhà nghiên
cứu tiếp cận dưới một trong các phương diện trên Cụ thể là khái niệm BPKCTT
trong TTDS đã được nhìn nhận dưới các phương diện là các biện pháp cụ thế, là một
thủ tục TTDS hay là một chế định pháp luật trong hệ thống PLTTDS
Dưới góc độ là các biện pháp cụ thé, BPKCTT trong TTDS được nhìn nhận
xuất phát từ yêu cầu việc giải quyết VVDS của tòa án phải bảo đảm nguyên tắc giải
quyết kịp thời dé từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ich hợp pháp của đương sự Muốn
vậy, một trong những biện pháp cần phải thực hiện là trong những trường hợp khẩncấp như một bên đương sự cần được đáp ứng ngay nhu cầu cấp bách, chứng cứ dùng
để giải quyết VVDS cần được bảo vệ ngay dé khỏi bị hủy hoại, tài sản cần được bảotoàn ngay để bảo đảm khả năng thi hành án , tòa án phải có ngay biện pháp canthiệp thích hợp, có tính bắt buộc phải thực hiện dé bảo vệ tạm thời quyền, lợi ích của
đương sự trong VVDS Điều này có nghĩa ngay cả khi tòa án chưa ra được bản án,
quyết định giải quyết nội dung VVDS nhưng do tình thế khẩn cấp, tòa án vẫn cóquyên ra một quyết định tạm thời để giải quyết tình trạng khẩn cấp trước, sau đó mới
ra quyết định chính thức giải quyết toàn bộ nội dung VVDS Chính biện pháp thíchhợp được tòa án quyết định áp dụng để giải quyết trước mắt tình thế khẩn cấp đóđược gọi là BPKCTT trong TTDS Với cách tiếp cận này, BPKCTT trong TTDS
được nhìn nhận một cách rất cụ thể, trực diện và dưới phạm trù hình thức Ví dụ,
trong tình thế cấp bách là một bên đương sự cần có ngay một khoản tiền để duy trì
cuộc sống tối thiểu, nếu không tính mạng, sức khỏe của đương sự sẽ bị ảnh hưởng
thì BPKCTT cụ thẻ, thích hợp giải quyết tinh thé khan cấp này là buộc bên đương sự
đối lập phải tạm ứng ngay một số tiền nhất định cho bên đương sự đang có nhu cầucấp thiết duy trì cuộc song Trong những trường hợp này, BPKCTT buộc bên đương
sự còn lại phải tạm ứng ngay một khoản tiền nhất định còn thể hiện một ý nghĩa cao hơn đó là bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền được sống của đương sự Haytrong một tinh thế khan cấp khác như chứng cứ, tài sản trong VVDS có nguy cơ bịhủy hoại, tau tán thì BPKCTT cụ thé dé giải quyết tình thế khan cấp này sẽ là kê biên
tài sản, phong tỏa tài khoản, câm hoặc buộc bên đương sự có hành vi tâu tán, hủy
Trang 25hoại chứng cứ, tai sản phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định Các BPKCTT này được áp dụng đã tác động đến những lợi ích về tài sản hay cụ thể
hơn là làm hạn chế quyền đối với tài sản của đương sự
Về hình thức, BPKCTT trong TTDS chính là biện pháp thích hợp được ápdụng dé giải quyết tinh trạng khẩn cấp của VVDS Xét dưới phạm trù nội dung,
BPKCTT trong TTDS thực chất là giải pháp tạm thời cho tình trạng khan cấp Tham
phán Tưởng Duy Lượng khi nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS đã khẳng định:
“BPKCTT thực ra chỉ là một giải pháp tình thế” [76, tr.54] Giải pháp tình thế để giải quyết tình trạng khẩn cấp của VVDS được quy định cu thé trong luật và do cơ quan
có thầm quyền quyết định áp dụng Điều này còn có nghĩa là giải pháp tạm thời cho
tình trạng khẩn cấp chỉ được gọi là BPKCTT trong TTDS khi giải pháp đó được
pháp luật quy định và do cơ quan có thắm quyền (thông thường là TAND) quyết
định áp dụng °”
Vì chỉ là giải pháp tình thế nên BPKCTT không được áp dụng cho mọi VVDS
mà chỉ áp dung cho một số VADS có sự khan cấp, tức là chỉ áp dụng đối với nhữngVVDS mà quyền, lợi ích của đương sự trong vụ việc đó cần phải được tòa án can
thiệp ngay, xử lý ngay, nếu không sẽ không bảo vệ được nữa hoặc đương sự sẽ bịthiệt hại Là giải pháp tình thế nên nhìn nhận ở một mức độ khái quát hơn, BPKCTTcòn có thể được xem như một biện pháp tố tụng tương đối đặc biệt được tòa án sửdụng để giải quyết VADS, theo đó trong trường hợp cần thiết, tòa án có thể ra quyếtđịnh tạm thời giải quyết tình thế khẩn cấp trước, sau đó ra quyết định chính thức giải
quyết toàn bộ nội dung VADS sau Như vậy, khác với biện pháp tố tụng thôngthường được áp dụng để giải quyết các VVDS thông thường (tuần tự thực hiện cácgiai đoạn tố tung để cuối cùng ra quyết định giải quyết toàn bộ nội dung VADS),
BPKCTT trong TTDS thể hiện một biện pháp giải quyết VVDS của tòa án là ra
quyết định tạm thời trước, ra quyết định giải quyết chính thức sau Được xem là một
biện pháp tố tụng tương đối đặc biệt, BPKCTT được áp dụng không phải để giải
) Theo pháp luật của một số nước (trong đó có Việt Nam), BPKCTT còn có thể do cơ quan trọng tài thương
mại ra quyết định áp dụng Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận án chi tập trung nghiên cứu về
BPKCTT trong TTDS tại tòa án mà không đi sâu nghiên cứu về BPKCTT trong tố tụng trọng tai nên thâm
quyền quyết định áp dụng BPKCTT trong TTDS tại tòa là của TAND.
Trang 26quyết nội dung VVDS mà chỉ dé giải quyết tình trang khan cấp của VVDS Biệnpháp to tụng áp dụng BPKCTT này thường được sử dụng kết hợp với các biện phápkhác như biện pháp chứng minh, biện pháp hòa giải nhằm giải quyết được VVDS
và thường được áp dụng trong quá trình giải quyết VVDS Với ý nghĩa là biện pháp
tô tụng, BPKCTT là biện pháp cưỡng ché, bắt buộc đối với đương sự bị áp dung vàbiện pháp tố tụng này sẽ tác động đến lợi ích nhân thân hoặc tài sản của đương sự,
trong nhiều trường hợp còn tác động đến lợi ích của người thứ ba không phải là
đương sự trong vụ việc dân sự Việc áp dụng BPKCTT thể hiện sự can thiệp kip thờicủa tòa án vào VVDS để bảo vệ kịp thời quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trongtrường hợp khân cấp, vì thế biện pháp tô tụng này được áp dụng thường phải xuấtphát từ yêu cầu của đương sự hay nói cách khác là thường phụ thuộc vào quyén tự
định đoạt của đương sự.
Tuy nhiên trong TTDS, vì các VVDS rất đa dạng nên tình thế khẩn cấp có thể
xảy ra trong VVDS cũng rất đa dạng Mỗi tình thế khẩn cấp khác nhau đòi hỏi phải
có biện pháp đối phó khác nhau, giải quyết bằng những giải pháp khác nhau Mỗi
giải pháp cho một tình thé khan cấp là một BPKCTT nên hiểu một cách cụ thể nhất,đầy đủ nhất thì BPKCTT trong TTDS phải là các biện pháp, là các giải pháp khác
nhau được pháp luật quy định và được tòa án quyết định áp dụng nhằm giải quyếtnhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản Thẩm phán
Thierry Gallais khi bàn luận về BPKCTT đã đưa ra một khẳng định nhận được nhiều
sự đồng tình, đó là: “không thé đưa ra một giải pháp để áp dụng cho tất cả [45, tr 12].Trong TTDS, BPKCTT phải bao gồm các BPKCTT khác nhau, có những BPKCTTnhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, có những BPKCTT nhằm bảo vệchứng cứ, có những BPKCTT nhằm bảo toàn tài sản Thực tiễn giải quyết cácVVDS cho thấy tùy thuộc vảo tình thế khan cấp khác nhau mà mục đích hướng tớicủa BPKCTT cũng khác nhau và như thế có nghĩa là cần phải có những BPKCTT
khác nhau, đúng như tác giả Tống Quang Cường khang định: “BPKCTT theo đúng
tên gọi của nó là các biện pháp do tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án ” [15, tr.279].
Như vậy, dưới góc nhìn rất cụ thể, trực diện và trên phương diện hình thức,
Trang 27BPKCTT trong TTDS phải được hiểu là các BPKCTT và các BPKCTT trong TTDS
là các biện pháp do pháp luật quy định mà tòa án được áp dụng để tạm thời giảiquyết nhu câu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo
dam việc bảo vệ kịp thời quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong VVDS
Dưới góc độ là một thủ tục TTDS: Thủ tục thường được hiểu là “cách thứctiến hành một công việc với nội dung, trinh tự nhất định, theo quy định của nhà
nước” [101, tr 1596] Trong đời sống xã hội, thủ tục thường được nhắc đến như một
phương thức hay cách thức giải quyết công việc theo một trình tự, một thé lệ thông
nhất Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, thủ tục được nhiều người hiểu làcác quy tắc, các phép tắc, hay các quy định chung mà mọi chủ thé phải tuân theo khi
làm việc công Thủ tục mang tính hình thức và được xây dựng trên cơ sở của nội
dung, là đảm bảo cho những van đề về nội dung và là hình thức sống của đạo luật(37, tr 158] Thủ tục tố tụng là “cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xétmột vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tổ theo các quy địnhcủa pháp luật” [95, tr 729], từ đó, thủ tục TTDS được hiểu là cách thức, trình tự vànghi thức tiễn hành xem xét, giải quyết VVDS theo quy định của PLTTDS (50, tr.6]
Nghiên cứu về khái niệm BPKCTT trong TTDS, bên cạnh cách nhìn nhận rất
cụ thẻ, trực điện và dưới phạm trù hình thức như đã nêu trên, một số nhà nghiên cứu
còn có một cách nhìn nhận khác Vì cho rằng BPKCTT trong TTDS chỉ thực sự có ý
nghĩa, chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu BPKCTT được áp dụng trong thực tiễn
TTDS nên nói đến BPKCTT là nói đến việc áp dụng BPKCTT và nói đến việc ápdụng BPKCTT thực chat là nói đến một thủ tục TTDS do tòa án tiến hành nhằm giảiquyết tình trạng khẩn cấp của VVDS theo quy định của pháp luật Nghiên cứu thựctiễn PLTTDS của Việt Nam trước đây cho thấy đã từng có quy định về một thủ tụcgiống như thủ tục áp dụng BPKC TT hiện nay Cụ thé là Bộ luật dân sự - Thương sự
- Tố tụng thi hành trong các tòa Nam án Bắc kỳ được ban hành theo Nghị định ngày2/12/1921 và có hiệu lực ngày 1/1/1923 trong phạm vi Bắc kỳ có quy định về “thủtục phụ dai” [85, tr 91] Trong suốt thời ky là thuộc địa của Pháp, TTDS Việt Nam
có sự hiện diện của thủ tục cấp thâm - một “thủ tục xét xử dành cho những vụ tranhchấp đòi hỏi sự can thiệp cấp thời của công lý” [75, tr 103] Trong thời kỳ chính
Trang 28quyên Sài Gòn trước năm 1975, Bộ luật Dân sự - Thương sự - tổ tụng có quy định vềthủ tục khan cấp Về cơ sở lý luận, thẩm phán Jean-Marie COULON đã chỉ ra rằng:
mục đích cuối cùng của một phiên tòa là tìm ra được giải pháp cuối cùng để giải
quyết tranh chấp, vì thế cần phải xem xét đến tiến trình của vụ việc Có những vụviệc phải được giải quyết theo tiến trình bình thường, có những vụ việc đòi hói phảiđược giải quyết nhanh chóng để tìm ra biện pháp tối ưu [45, tr 33, 37] Tiến trìnhđược ông nói đến ở đây có thể được hiểu là thủ tục, là quy trình giải quyết VVDS
Có những VVDS được tòa án giải quyết theo thủ tục TTDS thông thường, có nhữngVVDS sẽ được tòa án giải quyết theo thủ tục TTDS khẩn cấp Nghiên cứu về
BPKCTT trong TTDS Việt Nam, ông có nhận xét: trong các quy định của PLTTDS
Việt Nam về BPKCTT có “hàm chứa những quy định về thủ tục xét xử khẩn cấp”
[43, tr 39] Đối với các vụ việc có sự khan cấp, do tình thé khẩn cấp nên trước khitìm ra giải pháp cuối cùng để giải quyết vụ việc thì phải tìm ra một giải pháp tạm
thời dé áp dụng trước Tiến trình hay nói cách khác là quy trình để quyết định về giải
pháp tạm thời cũng cần được xác định là một thủ tục TTDS Với góc nhìn như vậy,nói đến BPKCTT là nói đến việc áp dụng BPKCTT trong giải quyết VVDS và cũng
là nói đến thủ tục áp dụng BPKCTT trong TTDS Thủ tục áp dụng BPKCTT trong
TTDS là một thủ tục TTDS do tòa án tiễn hành nhằm ra được quyết định về giảipháp tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, tài sản,bảo đảm cho việc giải quyết được VVDS và thi hành án
Không chỉ thẩm phán Jean-Marie COULON, mà nhiều nhà nghiên cứu kháccũng có cái nhìn tương tự về khái niệm BPKCTT Phó giao su, tiễn sĩ Pham DuyNghĩa khang định: tuy rằng mục đích hướng tới là các biện pháp cụ thé, ví dụ như kêbiên tài sản, phong tỏa tài khoản, cấm định đoạt tài sản, song thực chất, BPKCTT làmột công đoạn tô tụng nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thờinhăm bảo vệ chứng cứ, tài sản hoặc các bảo đảm thiết yếu khác cho thi hành các
nghĩa vụ trong khi phiên tranh tụng chính chưa kết thúc Là một công đoạn tổ tụngtrong quy trình giải quyết VVDS nói chung nhưng thực chất BPKCTT là một trình
tự quy định về quyền yêu cầu, thâm quyén xem xét va ban hanh cac quyét định tố
tung, các dam bảo, quyên khiêu nai và yêu câu đền bù thiệt hại nêu có Quy trình nay
Trang 29là một phan phụ, phái sinh, có tinh chất chuẩn bị, bồ trợ cho thủ tục tố tụng chính
đang được co quan tài phan thụ ly [49, tr 77].
Nhà nghiên cứu Lê tài Triển cũng đưa ra những nhận định của mình về thủ tục
nhăm giải quyết nhanh tình trạng khan cấp của VVDS, đó là: tiêu chí dé nhận định
sự khẩn cấp của VVDS là đương sự sẽ bị thiệt hại một cách không chính đáng nếuviệc giải quyết yêu cầu khân cấp của đương sự bị kéo dài với thủ tục thường tụng.Hay nói cách khác thủ tục thường tụng không thích ứng vì quá trì chậm để ngăn chặn thiệt hại không chính đáng [75, tr 110] Như vậy, theo quan niệm của nhiều nhànghiên cứu, nói đến BPKCTT trong TTDS là nói đến thủ tục áp dụng BPKCTT baogồm một trình tự các hoạt động TTDS được thực hiện bởi các chủ thể liên quan Thủ
tục áp dụng BPKCTT trong TTDS là một thủ tục TTDS tương đối đặc biệt bởi các
dấu hiệu như:
- Thủ tục áp dụng BPKCTT chỉ được thực hiện đối với những VVDS có sự
khẩn cấp, vì thế nó không phải là thủ tục bắt buộc trong quy trình giải quyết mọi
VVDS.
Khác với các thủ tục TTDS khác như thủ tục thu lý, thủ tục hòa giải, thủ tục xét
xử sơ tham , thủ tục áp dụng BPKCTT chi được thực hiện đối với một số VVDS có
sự khan cấp Thông thường, sự khan cấp được nhận biết từ phía đương sự, xuất phát
từ quyền tự định đoạt của đương sự, đương sự đề đạt yêu cầu khẩn cấp đối với tòa án
nên thủ tục áp dụng BPKCTT trong TTDS thường được khởi động, bắt đầu từ yêu
cầu khẩn cấp của đương sự (thường là nguyên đơn) trong VVDS Vi tính chất khancấp của VVDS, vì yêu cầu khan cấp của đương sự nên cơ quan tài phán cần phải giải
quyết ngay, quyết định ngay biện pháp phù hợp Mặc dù cần phải giải quyết, quyếtđịnh ngay nhưng việc giải quyết, quyết định đó vẫn phải thực hiện theo một trình tự
các thủ tục do pháp luật quy định từ thủ tục làm đơn yêu cầu, nhận đơn yêu cầu, xemxét, giải quyết yêu cầu đến thủ tục ra quyết định về việc áp dụng hoặc không áp dụng
BPKC TT.
Vì chỉ là một thủ tục TTDS được áp dụng đối với những VVDS có sự khan cấp
nên thủ tục áp dụng BPKCTT không phải là một thủ tục TTDS có tính bắt buộc
chung, không phải là một công đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết mọi VVDS
Trang 30Có thé do đặc điểm này nên có ý kiến cho rằng thủ tục áp dung BPKC TT trong
TTIDS là một thủ tục riêng rẽ, được thực hiện bởi tòa án và thường có tác dụng hỗ trợ
cho việc giải quyết VVDS, áp dụng song song với quy trình giải quyết VVDS [50, tr 13]
- Thủ tục áp dụng BPKCTT trong TTDS là một thủ tục TTDS thể hiện cách
thức, trình tự giải quyết nhanh chóng, giản đơn tình trạng khan cấp của VVDS
Dé có thé tuyên bố được BPKCTT được áp dụng, việc xem xét, quyết định
BPKCTT này được tiễn hành theo một cách thức, trình tự nhất định Tuy nhiên, do
tính chất khân cấp của VVDS nên thủ tục áp dụng BPKC TT trong TTDS khác với
các thủ tục TTDS khác bởi thủ tục này là “một công đoạn tố tụng rút ngắn và giản
đơn” [49, tr 77], nêu không sẽ không thé đối phó được với tình thế khan cấp, không
thể đáp ứng được nhu cầu cấp bách của đương sự Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy
Nghĩa nhận xét: thủ tục quyết định áp dụng BPKCTT “thường là thủ tục rút gon, dựatrên yêu cầu, các chứng cứ, hồ sơ của bên yêu cầu cung cấp, thường không có thờigian dé tổ chức lay lời khai của chứng nhân, cũng không mở phiên xét xử mà cơquan tài phán thường quyết định dựa trên hồ sơ” [49 tr 78] Giáo sư Micheal
Browde cũng thừa nhận: “thủ tục yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT không giống thủ
tục khiếu kiện thông thường, nó được tiến hành nhanh hon và tòa án sẽ xem xét ngay
để có thể chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn” [67, tr 20] Tham phánJean-Marie COULON khăng định: thủ tục giải quyết khẩn cấp rất đơn giản vì nguyên don chỉ có nghĩa vụ cung cấp cho thầm phán biết yêu cầu của mình, thẩm
phán giải quyết trong một thời hạn rất ngắn [43, tr 40] Thủ tục áp dụng BPKC TT là
một thủ tục có khả năng can thiệp nhanh chóng vào VVDS, là một thủ tục rất cần
thiết, rất quan trọng cho việc bảo vệ trên thực tế quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự trong VVDS có sự khẩn cấp, bởi nếu không có thủ tục này, cho dù tòa án có ra
được bản án, quyết định đúng dan đến đâu thi đương sự đã bị thiệt hại, quyền, lợi ích
của đương sự không còn bảo vệ được nữa Đúng như Tién sĩ Lê Thu Hà khẳng định BPKCTT trong TTDS “góp phần bảo đảm tính thực tế, thiết thực cho việc giải quyết
vụ án” Ngoài ra, thủ tục áp dụng BPKCTT trong TTDS là một thủ tục thường “có
tinh chất chuẩn bị, bổ trợ cho một thủ tục tố tụng chính đã được cơ quan tai phán thụ
ly” [49, tr 77] Thủ tục áp dụng BPKCTT trong TTDS thường được áp dụng trong
Trang 31quá trình giải quyết VVDS (sau khi thụ lý VVDS) va không phải là một thủ tụcnhăm giải quyết về nội dung VVDS nên thủ tục này thường có vai trò chuẩn bị cho
thủ tục xét xử chính thức nội dung VVDS, là thủ tục bồ trợ, hỗ trợ cho thủ tục xét xử
chính thức nội dung VVDS Ngoài ra, thủ tục áp dụng BPKC TT trong TTDS còn là
một thủ tục giúp đương sự tham gia tố tụng một cách kịp thời dé bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của mình, tạo niềm tin cho đương sự vào vai trò của cơ quan tư pháp,
tạo niềm tin cho người dân vào cơ quan tòa án của nhà nước, từ đó góp phan củng cốmối quan hệ giữa tòa án với đương sự, tức là củng cô mối quan hệ giữa nhà nước vớicông dân Dưới góc độ là một thủ tục tố tụng, thủ tục áp dụng BPKCTT được thựchiện theo nguyên tắc vừa đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự (đương sự có
yêu cau áp dụng BPKCTT), vừa đảm bảo quyền quyết định của tòa án Đương sự cóquyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu áp dụng BPKC TT nhưng với vai trò làmột cơ quan tư pháp của nhà nước, là một cơ quan tiễn hành tổ tụng, tòa án có quyên
quyết định áp dụng hay không áp dụng BPKCTT
Như vậy, gan liền với việc áp dụng BPKCTT, dưới góc độ là một thủ tục TTDSđược tòa án áp dụng, khái niệm thi tuc áp dụng BPKCTT trong TTDS có thé được
hiểu /à cách thức, trình tự do pháp luật quy định trong việc toa án tạm thời giải
quyết nhu câu cáp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản theo yêucau của đương sự hoặc do tòa án xét thay can thiết nhằm góp phan giải quyết kịpthời, ding dan và hiệu quả VVDS của TAND
Dù khái niệm BPKCTT trong TTDS được nhìn nhận dưới góc độ là các
BPKCTT cụ thể hay dưới góc độ là thủ tục áp dụng BPKCTT thì chúng đều đượcpháp luật quy định Do “PLTTDS và hoạt động tổ tụng dân sự là hai mặt không thé
tách rời của một hệ thống thống nhất đó là quy trình tố tụng dân sự” [66, tr 78] nênnghiên cứu về khái niệm BPKCTT trong TTDS không thể không nghiên cứu đướigóc độ là các quy định của PLTTDS về BPKCTT hay còn gọi là chế định BPKCTT
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, “chế định pháp luật bao gồm một
số quy phạm có đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã
hội tương ứng” [79, tr 394] Từ đó, hiểu một cách chung nhất thì chế định BPKCTTtrong PLTTDS là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
Trang 32pháp luật về các vấn dé liên quan như các BPKCTT cụ thể được phép áp dụng,quyên yêu cau tòa án áp dụng BPKCTT, thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi,hủy bỏ BPKCTT, thú tục áp dụng, thay đổi, bố sung, hủy bỏ BPKCTT, trách nhiệmcủa các chủ thé trong việc áp dụng BPKCTT, khiếu nại, tố cáo và việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo về việc áp dụng BPKCTT Các quy định của pháp luật về các vấn
đề liên quan này cũng chính là những nội dung cơ bản của chế định BPKCTT trongPLTTDS Như vậy, các BPKCTT cụ thê hay thủ tục áp dụng BPKCTT chỉ là mộttrong số những nội dung của chế định BPKCTT trong PLTTDS Điều này có nghĩa
nghiên cứu khái niệm BPKCTT dưới góc độ là một chế định pháp luật là một góc độnghiên cứu rộng, có kha năng nghiên cứu được tất cả các van dé liên quan đến
BPKCTT, từ đó có thể có được cái nhìn toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về các vấn
dé liên quan đến BPKCTT Chính vi thế, nghiên cứu BPKCTT trong TTDS dưới góc
độ là một chế định pháp luật được xác định là hướng nghiên cứu chính, là cơ sở để
định hướng nghiên cứu các nội dung cơ bản tiếp theo của luận án
Dưới góc nhìn là các quy định của PLTTDS về BPKCTT, BPKCTT trongTTDS là một chế định pháp lý bao gồm thé thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xem xét, giải quyết, quyết định áp dụngBPKCTT Thông thường, việc xem xét, giải quyết, quyết định áp dụng BPKCTT của
tòa án xuất phát từ yêu cầu của đương sự trong VVDS Xoay quanh sự kiện tòa ánxem xét, giải quyết, quyết định áp dụng BPKCTT, các mối quan hệ gitra tòa án vớiđương sự, giữa tòa án với các chủ thé khác có liên quan đến việc áp dụng BPKCTT
sẽ phát sinh Trong các mối quan hệ xã hội đó, có mối quan hệ có yếu tố bất bìnhđăng (mối quan hệ giữa tòa án với đương sự), có mối quan hệ cần được điều chỉnhbăng sức mạnh cưỡng chế (nếu người bị áp dụng BPKCTT không thi hành quyết
định sẽ bị cưỡng chế thi hành) nên các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trìnhxem xét, giải quyết, quyết định áp dụng BPKCTT cần được điều chỉnh phù hợp bằng
các quy định của PLTTDS Điều chỉnh bằng pháp luật tức là việc nhà nước dùng
pháp luật, dùng các phương tiện pháp lý đặc thù như những quy phạm pháp luật,
Trang 33những hành vi pháp ly của các chủ thé tác động lên các quan hệ xã hội theo một địnhhướng mà nhà nước mong muốn Đối với hoạt động áp dụng BPKCTT trong TTDS,
muốn có sự thông nhất, khách quan, bình đăng thì hoạt động này phải được quy định
cụ thé, phù hợp trong pháp luật TTDS
Là một chế định pháp luật, chế định BPKCTT trong PLTTDS cũng giống nhưnhững chế định cơ bản khác của PLTTDS là đều nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý
cụ thể cho hoạt động giải quyết VVDS của TAND nói chung và tạo cơ sở pháp lý
hợp pháp cho việc tòa án bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trongnhững trường hop khan cấp Về cơ bản, PLTTDS quy định về trình tự các thủ tục
giải quyết VVDS tại TAND Các quy định này là những cơ sở pháp lý hợp pháp chocác hoạt động giải quyết VVDS Vì việc áp dụng BPKCTT của tòa án cũng là nhằmgiải quyết VVDS nên các quy định của PLTTDS về BPKCTT cũng được xác định là
cơ sở pháp lý hợp pháp cho hoạt động áp dụng BPKCTT của tòa án Điều này cũng
có nghĩa là chế định BPKCTT cũng giống như tất cả các chế định cơ bản khác của
PLTTDS là cơ sở pháp lý cho hoạt động tô tụng áp dụng BPKCTT của TAND Chế
định BPKCTT góp phần cùng các chế định khác làm cho hoạt động giải quyếtVVDS của tòa án được thống nhất, khách quan, đúng đắn, giúp cho tòa án bảo vệ kịp
thời, hiệu quả quyền, lợi ich hợp pháp của đương sự trong TTDS Nói một cách cụ
thé hơn, với những quy định cụ thé của pháp luật về giải quyết ngay nhu cầu cấp
bách của đương sự, bảo toàn ngay chứng cứ, tài sản của đương sự đã tạo cơ sở pháp
lý cho tòa án có thê can thiệp hợp pháp, nhanh chóng vào VVDS giữa các đương sựnhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo dam cho việc giảiquyết đúng đắn, hiệu quả vụ việc dân sự và thi hành án dân sự
Chế định BPKCTT trong TTDS bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh
các mỗi quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tòa án xem xét, giải quyết, quyếtđịnh áp dụng BPKCTT và những quan hệ xã hội khác có liên quan đến áp dụng
BPKCTT Khi nhận thấy quyền, lợi ích hợp pháp của mình cần được bảo vệ khancấp, người có quyền, lợi ích hợp pháp đó có quyên yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT
nhằm ngăn chặn hoặc cham dứt ngay sự xâm phạm đến quyền, lợi ích đó Khi họ đến
tòa án dé yêu cầu áp dụng BPKCTT, các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động áp
Trang 34dụng BPKCTT bắt đầu được hình thành Các quan hệ xã hội này sẽ tiếp nối hình
thành cho đến khi việc áp dụng BPKCTT của tòa án đã hoàn thành xong vai trò bảo
vệ tạm thời quyên, lợi ích của một bên đương sự Chủ thể của các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động áp dụng BPKCTT sẽ là khác nhau tùy thuộc vào từng mỗiquan hệ cụ thé nhưng do mối quan hệ cơ bản, chủ yếu phát sinh trong quá trình tòa
án xem xét, quyết định và áp dụng BPKCTT là mối quan hệ giữa tòa án với các bênđương sự trong VVDS nên chủ thé cơ bản trong hoạt động áp dụng BPKCTT là tòa
án và các bên đương sự Thông thường, mối quan hệ giữa tòa án với đương sự đãphát sinh từ trước, khi đương sự đến tòa án đưa ra yêu cầu giải quyết VVDS KhiVVDS đang trong quá trình giải quyết, vì nhận thấy quyền, lợi ích của mình cần
được tòa án bảo vệ khan cấp nên đương sự yêu cau tòa án áp dụng BPKCTT Tuynhiên, theo quan điểm lập pháp của nhiều nước, mối quan hệ giữa tòa án và đương
sự còn có thể được hình thành từ trước khi đương sự tìm đến tòa đề đạt yêu cầu giảiquyết VVDS (đương sự yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện) Cho
dù mối quan hệ giữa tòa án và đương sự trong hoạt động áp dụng BPKCTT có bắtđầu phát sinh từ thời điểm nào thì đặc điểm nỗi bật của mối quan hệ này là tòa án với
quyên lực nhà nước của mình khi thấy cần thiết sẽ ra quyết định tạm thời bảo vệ
quyền, lợi ích của bên đương sự có yêu cau tòa án áp dụng BPKCTT vả như vậy bênđương sự kia sẽ phải tạm thời gánh chịu hậu quả bất lợi Sau này, khi tòa án đã có đủthời gian để xem xét về chứng cứ, về yêu cầu của đương sự, tòa án sẽ ra phán quyếtcuối cùng giải quyết công băng, khách quan cho các bên đương sự
Ngoài việc điều chỉnh mỗi quan hệ cơ bản, chủ yếu là tòa án với các bên đương
sự hình thành trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng BPKCTT, chế định
BPKCTT còn điều chỉnh các mối quan hệ xã hội khác phát sinh có liên quan đếnviệc áp dụng BPKCTT như mỗi quan hệ giữa tòa án với các cá nhân, cơ quan, tổclhuc có liên quan đến việc áp dụng BPKC TT, giữa đương sự với các cá nhân, coquan, tổ chức có liên quan đến việc áp dụng BPKCTT Chủ thể của các mỗi quan
hệ xã hội này có thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau, có vai trò khácnhau trong việc bảo vệ quyên, lợi ích của đương sự nhưng tat cả đều cần được điều
clhinh bang các quy phạm pháp luật cu thể và đều nhăm thực hiện mục đích của
Trang 35Nội dung của chế định BPKCTT trong PLTTDS quy định về các vấn dé pháp
lý liên quan đến áp dụng BPKCTT như quyền yêu cầu và thời điểm có quyển yêu
câu tòa án áp dụng BPKCTT, thẩm quyền quyết định và thủ tục áp dụng BPKC TT,các BPKCTT được phép áp dụng, trách nhiệm của các chủ thể do áp dụng không
đúng BPKCTT, việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT, khiếu nại và giải quyết
khiếu nại về áp dụng BPKCTT Dấu hiệu về nội dung nay là một trong những dấuhiệu dé phân biệt chế định BPKCTT với các chế định khác trong PUTTDS Quy định
về thẩm quyền quyết định áp dụng BPKCTT thể hiện quy định Tòa án có quyền sử
dụng quyên lực nhà nước can thiệp vào VVDS giữa các đương sự, bắt buộc một bên
đương sự trong VVDS phải thực hiện quyết định tạm thời của mình nhăm bảo vệkhan cấp quyền, lợi ích của bên đương sự có yêu cầu khan cấp Vì liên quan đến việc
sử dụng quyên lực nhà nước, liên quan đến việc cưỡng chế thi hành quyết định áp
dụng BPKCTT của tòa án nên việc áp dụng BPKCTT không thể được thực hiện tùy
tiện mà phải theo những nguyên tắc, theo một quy trình các thủ tục do pháp luật quy
định Các nguyên tắc và quy trình các thủ tục áp dụng BPKCTT sé là những nội
dung cơ bản của chế định BPKCTT Nội dung cơ bản đầu tiên của chế định
BPKCTT là van đề quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT, tức là ai có quyền yêu
cầu tòa án áp dụng BPKCTT, thời điểm mà những chủ thể đó có quyền được yêu cầu
áp dụng BPKCTT Do có yêu câu áp dụng BPKCTT nên vấn đề tiếp theo mà chế định BPKCTT phải quy định đó là thâm quyền giải quyết yêu cầu tòa án áp dụng
BPKCTT Vì giải quyết yêu cầu khẩn cấp của đương sự nên thủ tục giải quyết yêucầu khẩn cấp sẽ là một trong những nội dung cơ bản của chế định BPKCTT Có thể
vì tình thế khẩn cấp nên quyết định áp dụng BPKCTT là không đúng và quyết định
không đúng đó làm cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người có liên quan đến việc
áp dụng BPKCTT bị thiệt hại nên van dé xác định trách nhiệm bồi thường trong
những trường hợp áp dụng BPKCTT không đúng, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về
quyết định áp dụng BPKCTT sẽ là những nội dung cơ bản tiếp theo của chế định
BPKCTT BPKCTT chi là biện pháp áp dụng trong tình thé khan cấp nên quyết định
áp dụng BPKCTT không thể là quyết định có hiệu lực lâu dài, vĩnh viễn, vì thế chế
Trang 36dung cơ bản của chế định BPKCTT gan liền với các bước của quy trình quyết định
áp dụng BPKCTT Việc nhận điện những nội dung cơ bản của chế định BPKCTT sẽ
giúp chúng ta xác định được một đặc điểm cơ bản của chế định BPKCTT, giúp
chúng ta phân biệt được chế định này với các chế định khác của PLTTDS
Các quy định của pháp luật về BPKCTT hay còn gọi là chế định BPKCTTtrong PLTTDS vừa thể hiện các nguyên tắc chung của ngành luật TTDS, vừa thể
hiện một số nguyên tac đặc thù của chế định BPKCTT Cũng giống như các chế địnhkhác trong PLTTDS, chế định BPKCTT bao gồm các quy định của PLTTDS về
BPKCTT thể hiện được những nguyên tắc chung của ngành luật TTDS như đảm bảotính pháp chế trong TTDS, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, nguyên tắc quyền
tự định đoạt của đương sự hay nguyên tắc cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu
cầu Ngoài ra, chế định pháp luật này còn thé hiện rõ nguyên tắc đặc trưng, riêngbiệt của chế định này, đó là nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời Ví dụ các quy địnhcủa pháp luật về thủ tục xem xét, giải quyết yêu cầu khẩn cấp của đương sự thường
được quy định trong một thời hạn rất ngăn, tính theo giờ hoặc cùng lắm là trong thời
hạn một, hai ngày làm việc Khi tòa án đã quyết định được BPKCTT cần áp dụng thìcác quy định về thủ tục thi hành quyết định áp dụng BPKC TT cũng được quy định
rat đơn giản, theo phương châm càng nhanh càng tốt nhằm kịp thời bảo vệ quyén, lợi
ích của đương sự Nếu BPKCTT đã áp dụng không còn phù hợp với thực tế củaVVDS, đương sự có yêu cầu tòa án thay đối, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT thì thủ tụcxem xét, quyết định về việc thay đổi, bé sung, hủy bỏ BPKCTT đã áp dụng cũngđược quy định rất khan trương, mau chóng
Dưới góc nhìn là một chế định pháp luật, chế định BPKCTT trong PLTTDS có
vai trò như một khung pháp lý cần thiết để các hoạt động liên quan đến việc áp dụng
BPKCTT trong TTDS phải tuân theo, từ đó việc áp dụng BPKCTT có tính khách
quan, có hiệu quả Chế định BPKCTT cung cấp cơ sở pháp lý hợp pháp dé trongnhững trường hợp khan cấp, tòa án có thé can thiệp kịp thời vào VVDS nhằm bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS Ngoài ra, chế định BPKC TT sẽ
Trang 37cùng với các chế định khác của PLTTDS bảo đảm cho tòa án thực hiện tốt nguyêntắc xét xử kịp thời, đảm bảo cho tòa án thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình là bảo vệhiệu quả quyền, lợi ích của các chủ thẻ trong xã hội.
Như vậy, dưới góc độ nghiên cứu các quy định của PLTTDS về BPKCTT, kháiniệm chế định BPKCTT có thé được hiểu như sau:
Chế định BPKCTT trong PLTTDS là hệ thông các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các vẫn đề phát sinh trong qua trình tòa an ap dụng BPKC TT như cácBPKCTT được áp dụng và điều kiện áp dụng từng BPKCTT cụ thể, quyền yêu cầu
và thời điểm yêu cau tòa án áp dụng BPKCTT, thẩm quyên, thủ tục quyết định ápdung hay không áp dung, thay doi, hủy bỏ BPKCTT, trách nhiệm bồi thường của
các chủ thể trong việc áp dụng BPKCTT không đúng, thay doi, bố sung, húy bỏ
BPKCTT và những van đề khác có liên quan nhằm tạo cơ sở pháp lý hợp phápcho việc giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn
tài sản, bảo dam cho việc giải quyết đúng và hiệu quả VVDS và thi hành án dân su
1.1.2 Đặc điểm cua biện pháp khẩn cấp tam thời trong tố tung dân sự
BPKCTT trong TTDS dù được nhìn nhận dưới góc độ nào (là các BPKCTT cụ
thé, là thủ tục áp dụng BPKCTT hay là một chế định pháp luật) cũng đều thé hiện
những đặc điểm đặc trưng, riêng biệt Những đặc điểm này sẽ là yếu tố cơ bản đểphân biệt được BPKCTT với các biện pháp tố tụng khác Đặc điểm nổi bật củaBPKCTT trong TTDS là tính khẩn cấp và tính tạm thời `1.1.2.1 Tính khẩn cấp :Trong nghiên cứu khoa hoc luật TTDS của bat cứ nước nào theo hệ thông luật
án lệ hay hệ thống luật dân sự, các nhà nghiên cứu đều có chung một nhận định:
BPKCTT trong TTDS dù được nhìn nhận dưới góc độ nào cũng có tính khẩn cấp
Đặc điểm này thể hiện qua các dấu hiệu sau:
- Thứ nhất: BPKCTT có tính khẩn cấp bởi BPKCTT chỉ được áp dụng khiVVDS có sự khẩn cấp
BPKCTT trong TTDS là biện pháp có khả năng can thiệp nhanh, xử lý nhanh,
xử lý hiệu quả tình trang khan cấp của VVDS Vì thực chất BPKCTT trong TTDS là
giải pháp tạm thời cho tình trang khan cấp nên là khi được áp dung chúng sẽ có khả
Trang 38năng bảo vệ ngay, bảo vệ tức thì quyên, lợi ích của một bên đương sự trong VVDS.Giải thích một cách cụ thé hơn, BPKCTT là biện pháp có khả năng đáp ứng ngay
nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ ngay được chứng cứ khỏi bị hủy hoại, bảo
toàn ngay được tài sản trong VVDS Với khả năng đó, BPKCTT trong TTDS là biện
pháp được cơ quan có thâm quyền quyết định áp dụng chỉ đối với những VVDS có
sự khan cấp, khi khan cấp chứ không phải áp dụng đối với mọi VVDS hay áp dụng
vào bất kỳ lúc nào mà tùy thích Thông thường,| những VVDS có sự khẩn cấp là
những VVDS đang trong quá trình giải quyết theo trình tự tố tụng do luật định
nhưng lại xảy ra những sự kiện pháp lý đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải có giải pháp “can thiệp, bảo vệ ngay” [49, tr 77], nếu không quyền, lợi ích của
đương sự sẽ không thể bảo vệ được nữa hoặc đương sự sẽ bị thiệt hại Nói theo mộtcách khác, tinh khan cấp của BPKCTT trong TTDS thé hiện ở chỗ “nhu cầu áp dụngbiện pháp này là rất cấp bách” [63, tr 50] Nhu cầu này thường là của một bênđương sự trong VVDS Trong một số trường hợp đặc biệt, theo quan điểm lập phápcủa một số nước, nhu cầu cấp bách này lại là của chính cơ quan có thấm quyền giảiquyết VVDS Vi thé, mặc dù đều có chung nhận định BPKCTT là biện pháp chỉ ápdụng đối với những VVDS có sự khan cấp, khi khân cấp nhưng dựa vào tiêu chí nào
để xác định sự khẩn cấp lại có những bàn luận khác nhau
Ở các nước theo truyền thống luật án lệ, có quan điểm cho rằng: do “không cóh6 sơ cho các vị thâm phán” [94, tr 11], nên trong TTDS, chỉ cần đương sự cho rằngquyền, lợi ich của mình cần phải được cơ quan có thâm quyên can thiệp, bảo vệ khancấp bằng một giải pháp cụ thể nào đó và họ có yêu cau tòa án áp dụng giải pháp đó
thì đó là VVDS có sự khan cấp Cơ quan có thẩm quyền giải quyết VVDS sẽ quyếtđịnh áp dụng BPKCTT dựa trên yêu cầu của đương sự Sự khan cấp phải được nhận
ra từ chính các đương sự trong VVDS Nếu bản thân đương sự không nhận thấy sựkhan cấp dé yêu cầu tòa án can thiệp một cách khẩn cấp thì tòa án không cần phải ápdụng BPKCTT Điển hình cho quan điểm này là giáo sư người Mỹ Jamrer Clauusekhi ông khang định: tòa án Mỹ không thé tiến hành BPKCTT nếu như không có
nguyên đơn yêu cau [67, tr 20]
Ở những nước theo hệ thống luật dân sự, có quan điểm cho rằng: khi các vị
SA,
Trang 39thầm phán xuất hiện bao giờ cũng có trong tay toàn bộ tài liệu về vụ việc, họ biết rõđương sự đã nói gì, họ đã nghiên cứu hồ sơ vụ việc [94, tr 11], nên trong TTDS, sự
khân cấp trong việc bảo vệ quyên, lợi ích của đương sự ngoài việc nhận ra qua yêu
cầu khân cấp của đương sự thì còn một dấu hiệu nữa: tòa án cũng nhận thấy CÓ Sựkhẩn cấp trong yêu cầu khẩn cấp của đương sự Vì thế BPKCTT trong TTDS lànhững biện pháp được quyết định áp dụng không chỉ đơn thuần là vì yêu cầu khẩncấp của đương sự mà còn vì tòa án xác định có sự khẩn cấp trong yêu cầu khẩn cấp
[75, tr 111] Theo nhà nghiên cứu Lê Tài Triển thi sự khan cấp trong yêu cầu khẩn
cấp của đương sự được xác định dựa trên tiêu chí: đương sự sẽ bị một sự thiệt hạimột cách không chính đáng nếu không quyết định áp dụng ngay giải pháp tạm thời.
Sự khẩn cấp không phải được xác định dựa vào sự hành động nhanh hay chậm của
đương sự khi yêu cau tòa án áp dụng BPKCTT mà nó tùy thuộc vao tinh chất hành vi
mà đương sự đem đến tòa án để cáo giác, hành vi có khả năng xâm phạm ngay đếnquyền lợi của đương sự, vì hành vi đó mà quyên lợi của đương sự cần được bảo vệ
khan cấp [75, tr.106]
Việt Nam là một nước theo truyền thống pháp luật dân sự nên cũng quan niệm BPKCTT trong TTDS là những biện pháp được quyết định áp dụng khi VVDS có sựkhẩn cấp, thông thường là những VVDS mà đương sự có yêu cầu khẩn cấp Tuynhiên, thực tiễn TTDS Việt Nam cho thấy đối với một số VVDS nhất định, tòa án
cần phải chủ động áp dụng BPKCTT mà không nhất thiết phải dựa trên yêu cầu củađương sự Với quyên lực nhà nước giao, với kha năng kiểm soát VVDS, tòa án hoàn
toàn có khả năng nhận thức được có hay không sự khan cấp trong việc bảo vệ quyên,
lợi ich của đương sự, vì thế tòa án có thé tự quyết định áp dụng BPKCTT Nếu chi
phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự mới áp dụng BPKCTT thì với nhiều VVDS, dùtòa án có nhận thấy sự khẩn cấp thì tòa án cũng không thể áp dụng BPKCTT để bảo
vệ kịp thời quyên, lợi ích của đương sự Y kiến của tác giả Tống Quang Cường là có
cơ sở khi tác giả khẳng định: trong một số trường hợp cần thiết, với tư cách là một
cơ quan tiễn hành TTDS, một cơ quan được sử dụng quyên lực nhà nước, có quyênchủ động giải quyết vụ án dân sự, tòa án có quyền quyết định áp dụng BPKCTT màkhông cần dựa vào yêu cầu của đương sự [15, tr 279] Việc xác định có sự khan cấp
Trang 40trong VVDS không chi dựa trên cơ sở có yêu cầu khan cấp của đương sự mà còn
được xác định là do chính tòa án nhận ra sự khan cấp Nhìn chung, sự khan cấp dù
do đương sự nhận ra hay do tòa án nhận ra thì về nguyên tac chỉ những VVDS có sự
khân cấp mới cần thiết phải áp dụng BPKCTT
- Thứ hai: BPKCTT trong TTDS có tinh khẩn cấp bởi BPKCTT được quyết
định áp đụng rất nhanh chóng, gap rút
Thông thường, để ra được một quyết định giải quyết VVDS, tòa án cần phải có
một khoảng thời gian đủ để nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng yêu cầu cũng như các
chứng cứ mà các bên đương sự đưa ra tại tòa án Tuy nhiên, đối với những VVDS có
sự khẩn cấp, do nhu cầu rất cấp bách là phải nhanh chóng có biện pháp xử lý tìnhtrạng khẩn cấp nên BPKCTT trong TTDS không thể được quyết định áp dụng giốngnhư những trường hợp tòa án ra các quyết định tố tụng khác [75, tr 109] TrongTTDS, xuất phát từ tình trạng khẩn cấp của VVDS, xuất phát từ nhu cầu hết sức cấp
bách, BPKCTT là những biện pháp được cơ quan có thâm quyền (TAND) quyết định
áp dụng một cách rất nhanh chóng, chỉ sau một thời gian ngắn Chính đặc điểm này
cũng là một minh chứng cho tính khân cấp của BPKCTT trong TTDS.
Về sự gấp rút trong việc quyết định áp dụng BPKCTT cũng đã từng có nhiều ý
kiến tranh luận với nhau Có ý kiến cho rằng, bình thường dé xem xét, giải quyết yêu
cầu của đương sự, tòa án phải xem xét rất kỹ lưỡng về chứng cứ nhưng khi xem xét,
giải quyết yêu cầu khan cấp của đương sự dé quyết định áp dụng BPKCTT, tòa ánkhông cân phải xem xét kỹ lưỡng về chứng cứ, tòa án chỉ cần dựa trên cơ sở yêu cầucủa đương sự Nói một cách khác, điều kiện cơ bản cho việc quyết định áp dụng BPKCTT một cách nhanh chóng là chỉ cần đương sự (nguyên đơn) cho rằng có tìnhtrạng khân cấp và yêu cầu tòa án can thiệp ngay bang BPKCTT [75, tr.1l 1] Tuy
nhiên, ý kiến khác lại cho rằng, mặc dù đương sự có yêu cau khan cấp nhưng tòa án
chỉ quyết định áp dụng BPKCTT sau khi đã có thời gian cần thiết để xem xét kỹ yêu
cầu khân cấp của đương sự là có căn cứ, tòa án có toàn quyền xét, quyết định chứkhông theo ý kiến của các bên đương sự [19, tr 282] Ý kiến thứ nhất là chưa hoàn
toàn hợp ly bởi lẽ trong TTDS, mặc dù đương sự có quyền tự định đoạt và đương sự
co yeu câu thì tòa án mới giải quyết nhưng vai trò của tòa án là vai trò của một cơ