1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Văn học: Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông

222 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

DO THU HIẾN

QUA TRINH VAN DONG TOI SU DIEN PHAM HOACUA VAN HOC NHA NHO O VIET NAM

TU TRAN NHAN TONG QUA NGUYEN TRAI

DEN LE THANH TONG

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

GS.TS Trần Ngọc Vương

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cácsô liệu, kêt quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bô

trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đỗ Thu Hiền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn

Kim Sơn va GS.TS Tran Ngọc Vương Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành vàsâu sắc tới các thay đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luậnán, và trong suốt con đường theo đuổi công việc nghiên cứu khoa học của tôi.

Tôi cũng xin cảm ơn Khoa Văn học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học

tập Xin cảm ơn Viện Harvard- Yenching đã trao cho tôi cơ hội thực tập tại Viện

trong thời gian làm luận án.

Tôi gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học của hội đồng chấm luận án các cấp

và các nhà khoa học khác thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Văn học, Trường văn-Đại học Sư phạm Hà Nội, TrườngĐại học Khoa học Huế, Trường Đại học Su phạm TPHCM, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TPHCM đã gửi lời góp ý, nhận xét đểtôi có thể hoàn thiện luận án của mình.

Xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa họcXã hội Nhân văn, bạn bè và gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên

tôi trong quá trình viết luận án.

Đỗ Thu Hiền

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦUU 5 5< 5É 5£ eee 1

1 Lý do chọn Gé tàÌ: - 0< sọ nọ TH cọ T000 0ø 1

2 Lich Sty 0n nh 4

3 Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu 2s ssssesssesssesse 17

4 Phương pháp nghiÊn CỨU o5 << 5< << 999 096 094 84085089681 084.8 26

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - 5s se ssesseessessecsees 286 Cấu trúc G6 tài -es-ces+.eEE EEE.440 971440077444 E744 977440077441 p97241eptrkasee 28CHƯƠNG 1: GIAI DOAN KHOI DAU CUA VAN HỌC NHÀ NHO ~ TRƯỜNG HỢP

TRAN NHÂN TONG wossssssssssssssonsssssssscensssessssssnssssnssscensecesssssssssssnsssssssscensessssssssnsssenseseese

1.1 Thiền tông từ Huệ Nang đến Trần Nhân Tông

1.2 Quan niệm - đặc trưng thắm mỹ của văn học Thiền gia và sự gặp gỡ Nho gia36

1.3 Từ cư trần lạc đạo đến các vấn đề thế sựy -s °-scs<csscssecssessessecsee 43

1.3.1 Cư tr lạc ñq0 tt thue 43

1.3.2 Van đê dân tộc - — „e4

1.3.3 Từ tho Thiên cảnh dén sự xuất hiện của van dé đạo ly- thé sự qua thê thơ

77/5 /2ẮẼ 59

1.4 Hình tượng vi Bo tát trang nghiêm- trượng phu trung hiêu - 63

1.5 Những yếu tố thời gian- không gian nghệ thuật từ Thiền gia đến Nho gia 70

1.5.1 Từ thời gian vũ trụ vĩnh hằng đến thời gian hướng về quá khứ 701.5.2 Từ không gian vũ trụ vô cùng đến không gian thé tục 74

¡<7 ~ 78

CHƯƠNG 2: GIAI DOAN ĐỊNH HÌNH CUA VAN HỌC NHÀ NHO- TRUONG HOP

2.1 Nguyễn Trãi trong bước chuyến giao của lịch sử từ Phật giáo sang Nho giáo.802.2 Sự định hình của quan niệm và đặc trưng tham mỹ của văn học nhà Nho 872.3 Các vấn đề đạo lý- thé sự và dân tộc e «-s<sscssecsecsserserseesserssrssesse 100

23.1 NhGn nghiia vd An dG nố ố ố ố 101

2.3.2 Đạo lý thê sw qua trường hợp tho giáo huan và thơ đê vịnh 104

2.3.3 Hành đạo hay Gn đậ|E, ng TH thờ 110

2.4 Hình tượng trung (Âm - << << 99 909003 0400904080840880 050 1162.4.1 Hình tượng cái tôi trit ẨÌHÌH ỏ - cv TH Hư 1162.4.2 Sáng tạo các hình tượng nhân vật theo mô hình nhân cách lý trởng của

D//.8 /, 28 00nẼ01nẺẼ58ee 1242.5 Định hình các yêu tô thời gian và không gian nghệ thuật của văn học nhà Nho

L0 0 00 00 0.0 0060.010 0 09 0000101000104 90090090040/9690090 131

2.5.1 Thời gian quá khứ mơ hỗ tt ttttttttttrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 131

2.5.2 Không gian trần thé mang tính wc 16 ee eect series 136

Trang 6

CHUONG 3: GIAI DOAN DIEN PHAM CUA VĂN HỌC NHÀ NHO-TRƯỜNG HỢP LÊ

THÁNH TÔNG -°°2es©©SEE2ddE222220 00077380 0007038000pggrd.etptrragtetnrrrsde 142

3.1 Hoàng dé Nho gia trong bối cảnh độc tôn Nho giáo -s sc-sc-<¿ 142

3.2 Quan niệm văn chương dé trị nước và các đặc trưng thâm mỹ 1473.3 Sự tập trung của vấn đề đạo lý và cảm hứng dân tộc thông qua các thể thơ đề

VN G5 G sọ cọ 0 0.0.0.0 00.0000 007 153

3.3.1 Đạo Wm th sựy cong 154

3.3.2 Tự hào về chế độ, Siang SON SG ng nh ey 165

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Văn học nhà Nho chiếm một phần rất quan trọng trong lịch sử văn học trung

đại Việt Nam Sự ảnh hưởng của Nho giáo tới xã hội đã tạo ra một nền văn học nha

Nho kéo dai suốt nhiều thế kỷ Nho giáo ở Việt Nam cũng được hiểu là Nho gia,

theo Từ điển Nho- Phật- Đạo: “Học phái tư tưởng quan trọng ở Trung Quốc do

Không Tử sáng lập” [170, tr 1063], Nho sĩ là: “Chỉ các phần tử trí thức thời xưa tin

tưởng vào học thuyết của Không Tử” [170, tr 1068] Nhà Nho được Duong Quang

Hàm định nghĩa: “Nho nghĩa đen là học giả Nhà Nho là người đã theo Nho học,

hiểu đạo lý của thánh hiền đời xưa, có thê dạy bảo người đời cư xử cho phải đạo và,

nếu được đắc dụng, thì đem tài đức của mình mà giúp dân giúp nước.” [30, tr 80].

Khái niệm “văn học nhà Nho” được chúng tôi sử dụng theo nghĩa là loại hình tác

phẩm văn học được sáng tác theo khuynh hướng mỹ học Nho gia, chịu sự chỉ

phối của tư tướng Nho giáo, được coi là thứ văn chương lý tưởng của nhà Nhovề mặt lý thuyết Chủ thể sáng tác của văn học nhà Nho là nhà Nho hoặc những tác

giả chịu ảnh hưởng của Nho giáo Đương nhiên, trong hiện thực, nhà Nho vẫn có

thể sáng tác những thứ ngoài Nho giáo, và văn chương Nho giáo vẫn có thể đượcviết ra bởi những tác giả chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo nhưng không phải lànhà Nho, nhất là ở những giai đoạn hình thành của văn học nhà Nho như thế kỷXII- nửa đầu thế kỷ XV Định nghĩa này của chúng tôi đã chủ ý phân biệt rõ ràng

hai bộ phận “văn học có thuộc tính nhà Nho” và “văn học do nhà Nho sáng tác”.

Với quan niệm có sự ton tại thực tế của một loại hình tác phẩm văn học nhà Nhonhư thế trong lịch sử trung đại Việt Nam, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu quá trìnhđiển phạm hóa của bộ phận văn chương này.

Quá trình vận động từ khi mới manh nha cuối thế kỷ XIH cho đến lúc trởthành điển phạm ở nửa cuối thé ky XV là giai đoạn có ý nghĩa quyết định cho diện

mạo và những định hướng phát triển sau này của nền văn học nhà Nho ở Việt Nam.

Đây là lúc xã hội chuyền từ đa nguyên về văn hóa sang giai đoạn Nho giáo nỗi trộivà áp đảo, văn học Việt Nam chuyên từ trạng thái chịu ảnh hưởng của Tam giáosang trọng tâm là Nho giáo Chúng tôi cho rằng nghiên cứu quá trình điển phạm hóa

Trang 8

của văn học nhà Nho khả di có thé giải quyết những van dé mang tinh lý thuyết có ýnghĩa nền tảng trong việc tìm hiểu nền văn học trung đại.

Những hướng nghiên cứu văn học nhà Nho ở Việt Nam giai đoạn từ cuối thếky XIII đến hết thế ky XV đã được triển khai chủ yếu tập trung ở các phương diệnvăn học như là sản phẩm của một hệ tư tưởng, một mô hình thiết chế xã hội, dựa

trên tổng thể văn hóa mà nó đã tồn tại trong quá khứ Việc tìm hiểu văn học nhà

Nho ở giai đoạn này từ các yếu tổ nội tại của chính nền văn học hay nói cách kháclà từ các yêu tố mang tính đặc trưng bản chất được khái quát trên văn bản tác pham

chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức Đặc biệt, việc xem xét quá trình điển

phạm hóa của văn học nhà Nho thông qua lựa chọn các trường hợp tác giả và tác

phẩm tiêu biéu sẽ khiến các lý giải trở nên cụ thé và sáng rõ hơn.

Trần Nhân Tông là tác giả lớn nhất của thé ky XIII, là hiện tượng có sứcngưng tụ những vấn đề quan trọng của thời đại Là trường hợp tác giả tiêu biểu củavăn học Thiền, nhưng sự ảnh hưởng và sự tích hợp tư tưởng Thiền- Nho trong vịhoàng đế- Thiền su- thi nhân này là khá rõ nét Trước ông, các yếu tố văn học nhaNho còn hết sức mờ nhạt Việc tìm hiểu tác phâm của Trần Nhân Tông có thể chothấy một trong những cách thức khởi đầu của văn học nhà Nho- là nảy sinh từ trong

lòng của văn học Thiền, hay nói chính xác hơn là ngày càng mở rộng, trưởng thànhtừ trong chính khối hỗn nhập văn chương Thién- Nho với yếu tố Thiền là căn bản.

Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn Trần Nhân Tông như trường hợp dé nghiên cứu sự

khởi đầu của văn học nhà Nho từ trong văn học Thiên.

Nguyễn Trãi là tác giả nôi bật nhất của văn học nhà Nho nửa dau thế ky XV.Sinh ra trong thời đại Tam giáo tịnh hành thời Vãn Trần, bản thân thâu thái được tấtcả tinh hoa của Tam giáo, nhưng về phương diện nhân cách, tư tưởng, và hành độngông đã thể hiện là một nhà Nho lớn bậc nhất trong lịch sử đất nước, đã có côngtrong việc sử dụng Nho giáo giải quyết vấn đề dân tộc, góp phần đưa cuộc khởinghĩa Lam Sơn đến thăng lợi Ông cũng là người đầu tiên đã giúp nhà Lê sơ soạn lễnhạc, định triều nghị, thiết lập một xã hội theo mô hình của các Tiên Thánh Nhà

Nho cùng thời như Nguyễn Mộng Tuân coi ông là “Nho lâm kỷ hứa chiêm Sơn

Đâu” (Rừng Nho lâu nay coi ông như là Thái Sơn, Bắc Đâu) Người đời sau như LêThánh Tông ngợi ca ông: “Uc Trai tâm thượng quang khuê tao” (Uc Trai trong lòng

Trang 9

rạng vẻ văn chương) Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn Nguyễn Trãi như trường hợp

của giai đoạn văn học nhà Nho đã định hình.

Lê Thánh Tông chính là giai đoạn điển phạm của văn học nhà Nho, là trườnghợp mà những quy phạm, những chuẩn mực của bộ phận văn học này đã được xác

lập và được coi là khuôn mẫu để các nhà Nho noi theo Lê Thánh Tông là một vihoàng dé Nho gia nổi tiếng, là người đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn Ong đã xây

dựng được một triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử trung đại theo mô hình Nho

giáo Việc chỉ ra được vi tri các sáng tác văn chương cua ba tác giả này trong qua

trình vận động và phát triển của văn học nhà Nho ở Việt Nam sẽ làm sáng rõ nhữngvấn đề không chỉ của bản thân văn học nhà Nho mà cả của văn học Thiền và nhiều

vấn đề liên quan đến lịch sử dân tộc Ngay đương thời, thơ ông đã trở thành điển

phạm cho các triều thần họa theo Thân Nhân Trung từng bình thơ nhà vua rằng:“Đó là tam gương tốt đẹp đã phát ra một cách tự nhiên, không cần mượn sự déo gọtmà trăm sự xảo diệu vẫn lộ rõ Bọn thần thường vẫn cô găng làm theo phương pháp

ay, ma rut cuc van phan dường như không làm nổi một” [165, tr 284] Đào Cử viết

lời bạt Quỳnh uyén cửu ca có đoạn: “Nghĩa ly cao xa, từ khí hùng hồn Cái tìnhkhích lệ chưa chan ở lời nói Thực là lời văn dạy đời của bậc dé vuong chan chinh.

Hoang dé lại đặc biệt ban thưởng, chọn ra 28 bề tôi gần gũi cho họa van, lay tuong

28 ngôi sao trên bầu trời, va tượng 28 vị công than treo ở Vân Đài đời Han, tong

cộng được 200 bài, dâng lên vua xem, rồi cho vựng tập thành sách, đặt tên là tập“Quỳnh uyén cửu ca” So với bài Cửu công, Quyền a của nhà Ngu, nhà Chu thật

như cùng một lối Giúp cho thé nước vững bền, hoàng đồ củng cố, giữ cho đượcthịnh trị mãi mãi, tốt đẹp đến vô cùng, chăng phải là do từ đây mà ra sao?” [165, tr.324-325] Vũ Quỳnh cho rằng: “Van thơ thì hay hơn cả các quan văn học” [110, tr.

712] Hà Nhậm Đại cũng tán đồng: “Về sáng tác thơ văn thì trội hơn hăn các vị bề

tôi văn chương thời đó” [110, tr 716] Sau này, Lê Quý Đôn nhận định về Lam Sơn

lương thúy là: “tuy it dùng chữ lạ lùng hiểm hóc, nhưng khí cốt hào mai cao siêu,

lời văn bay bướm sinh động, không kém gì cô nhân” [110, tr 722] Phan Huy Chútrong phan Văn tich chí của bộ Lịch triều hiến chương loại chí sau này trích tuyênrất nhiều thơ ông và đưa ra nhận xét: “Lời phóng khoáng, câu xinh đẹp, so với tác

phẩm của các dé vương từ xưa chưa ai có thé theo kịp” [15, tr 443] Giai đoạn này

Trang 10

được các nhà Nho xưa coi là mẫu mực khuôn thước về văn chương Phạm Đình Hồkhi nhận xét về một bản dịch đã viết rằng: “Một ngày kia bản dich này trở thành rực

rỡ huy hoàng, khuôn theo được thơ thời Thiệu Binh và Quang Thuận ” [54, tr.

35] Bùi Huy Bích bình thơ ca các triều đại cho rằng: “Nước Việt ta từ nhà Trần đến

buổi quốc sơ, thì khí thơ có chút hồn hậu, đến đời Hồng Đức thì thơ thanh tao, xinhđẹp, về sau dần dần yếu ớt, đến thời Trung Hưng thì thật thà vụng về, từ thời Vĩnh

Thịnh, Thái Bảo về sau, lại trôi chảy dé nghe, gần đây lại hay chuộng khí phách”[15, tr 489] Đến thế kỷ XIX, một ông vua cực kỳ Nho giáo là Minh Mệnh cũngnhiều lần ngưỡng vọng về thời đại văn chương Hồng Đức Do vậy, chúng tôi cho

rằng Lê Thánh Tông là trường hợp tiêu biểu của giai đoạn văn học nhà Nho xác lập

điển phạm.

Xem xét các trường hợp tác giả để khảo sát trong đó chỉ có Nguyễn Trãi lànhà Nho, Trần Nhân Tông và Lê Thánh Tông là hai vị hoàng dé, chúng tôi đã dựa

trên tiêu chí của “văn học có thuộc tính nhà Nho” chứ không phải “văn học do nhà

Nho sáng tác” Đây ba tác gia quan trọng, tập trung những vấn đề lớn của văn học

trung đại ở các giai đoạn cuối thế ky XIII, nửa đầu và nửa cuối thế kỷ XV, có ýnghĩa như những dấu mốc trong quá trình phát triển của văn học nhà Nho ở Việt

Từ những lý do ké trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Quá trình vận động tới sự

điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt Nam từ Tran Nhân Tông qua NguyễnTrãi đến Lê Thánh Tông cho luận án của mình nhằm giải quyết một số vấn đề mang

tính lý thuyết của lịch sử văn học giai đoạn này.2 Lịch sử vẫn đề

2.1 Nếu không kê đến những quan niệm, nhận định, đánh giá và những côngtrình sưu tầm, ghi chép của “những người trong cuộc” từ thế kỷ XIX trở về trước thìvăn học nhà Nho đã được nghiên cứu từ rất sớm Trong Việt Nam văn học sử yếu

[30] của Dương Quảng Hàm- công trình văn học sử bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của

thời hiện đại (1943), sau “Văn chương bình dân”, tác giả đã bắt đầu phần văn họcthành văn bằng nhiều chương viết về ảnh hưởng của văn chương Tàu, về Tứ thư,Kinh thi rồi mới đến một chương duy nhất về sự truyền bá Phật giáo và Đạo giáo,

sau đó quay trở lại các vấn đề khoa cử, học thi, nhà Nho Có thể thấy là tác giả đã

Trang 11

nhận diện ảnh hưởng của Nho giáo và Phật, Đạo ở Việt Nam với các mức độ khácnhau Tuy không chia thành các dòng với các đặc trưng riêng, nhưng Dương Quảng

Hàm đã có sự phân biệt đầu tiên đối với hai dòng văn chương Thiền sư và nhà Nho:“Xét Hán học nước ta trong hai triều Lý, Trần, ta thấy lúc đầu hai phái Nho học vàPhật học đều ngang nhau mà tiễn hành, rồi sau Phật giáo bị các nhà nho công kíchphải thoái bộ dần mà nhường chỗ cho Nho giáo Trong việc trứ tác, các vị thiền sưcũng chiếm một địa vị quan trọng Còn các nhà Nho thì phần nhiều đều có côngnghiệp với xã hội và có phẩm cách thanh cao; trong thơ văn thường trọng đạo lý

hon là từ chương, chưa nhiễm phải cái thói chuộng hư văn vậy” [30, tr 238].

Ở miền Nam giai đoạn 1945-1974, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên

của Phạm Thế Ngũ (1961) chia lịch sử văn học theo ngôn ngữ Hán, Nôm và Quốcngữ Cách tư duy này tương ứng với quan niệm của luận án về các giai đoạn điểnphạm hóa của văn học Việt Nam mặc dù chúng tôi cũng đồng ý với Thanh Lãngrằng đây không phải phương pháp tối ưu dé phân chia một nền văn học Phần văn

học nhà Nho từ cuối thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XV mà luận án quan tâm sẽ phải tìm

hiểu ở cả hai phần chữ Hán và chữ Nôm Phạm Thế Ngũ đã soi chiếu văn học trungđại từ sự ảnh hưởng của Nho, Phật, Đạo Ông trình bày ngắn gọn nhưng rất rànhmạch các giai đoạn “đạo Phật toàn thịnh” thời Bắc thuộc, Đinh, Lê, Lý sang “Tamgiáo tịnh lập” đời Trần và “Nho học độc tôn” ở đời Lê Ngoài vài dòng dành chothơ Thiền và không khí hùng tráng của thơ đời Trần thì tác giả mặc định lịch sử văn

học Việt Nam là của của các nhà Nho Công trình này đã có những nhận xét xác

đáng tuy mới sơ lược về văn học chữ Hán các giai đoạn Ví dụ như thời Hồng Đức:“Vậy một khuynh hướng chủ yếu trong những sáng tác của các Tao Đàn Hồng Đứclà khuynh hướng giáo huấn hay đạo lý Ý thơ biểu dương phép trị nước yên dâncùng luân lý chính trị trong kinh sách của đạo Nho mà đời Hồng Đức bắt đầu nhiễmảnh hưởng sâu xa” [98, tr 141] Nhìn chung, tuy phan viết về văn học chữ Hán và

Nôm giai đoạn từ cuối thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XV tuy dung lượng không nhiều

nhưng chúng tôi đánh giá rất cao những đóng góp của Phạm Thế Ngũ trong việcnhìn nhận và phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo tới nền văn học trung đạitrong từng giai đoạn Luận án của chúng tôi đã thừa hưởng được một số luận điểm

quan trọng từ công trình này.

Trang 12

Bảng lược do van học [71] của Thanh Lãng cho rằng văn học Việt Nam từ

thế ky XIII' cho đến giữa thé ky XIX đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Nho,

Phat, Đạo “khuôn mẫu cho đường lối suy tư của nhà văn Việt Nam trong gan baythé ky là đường lối suy tư theo Tam giáo: dé tài văn học không bao giờ vượt khỏi

ảnh hưởng của ba tư tưởng của Không, Phật và Lão.” [71, tr 2] Với quan niệm vănhọc là một “sinh hoạt” có “đời sống” riêng, tác giả đã tìm ra những “cá tính” của

mỗi một thời dai văn hoc dé dựng nên một bảng lược đồ các “thế hệ” văn học Phầnvăn học cuối thé ky XIII đến hết thế ky XV được quy về hai thé hệ: Văn học củathời đối kháng Trung Hoa (thế kỷ XIII- XIV) và Văn học của thời phát huy văn hóadân tộc (1428-1505) Chính vì chú trọng đến cái “cá tính” của mỗi thế hệ như thếmà Thanh Lãng ít nhìn sự vận động của văn học các thời kỳ theo cùng một hệ vấnđề, cụ thể như với trường hợp Nho giáo Nho giáo tuy được quan niệm là tư tưởngảnh hưởng xuyên suốt nền văn học “cô điển” nhưng khi triển khai trình bày các thếhệ văn học, Thanh Lãng hau như ít chú ý đến sự tác động của Nho giáo đến đời

sống văn học hay các tác giả, tác phâm cụ thé.

Các bộ lịch sử văn học của miền Bắc từ năm 1945-1975: Sơ thao lịch sử văn

học Việt Nam [144] của ban Văn- Sử- Địa, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam [76]

của nhóm Lê Quý Đôn chiu tác động của tình hình chính trị đương thời cũng như

phương pháp luận nghiên cứu Marxism và phản ánh luận của Lenin nên ít quan tâm

đến vấn đề văn học nhà Nho Họ quy văn học chủ yếu vào các vấn đề dân tộc, đấutranh giai cấp và phản ánh hiện thực Thậm chí, bộ Lược thảo còn nói rõ quan niệm“không coi các thơ văn viết bằng chữ Hán của ta là những tác phẩm văn học thuầntuý dân tộc, ( ) chỉ có những tác phâm viết băng ngôn ngữ dân tộc mới hoàn toànlà những tác phẩm văn học dan tộc” [76, tr 6] Chính vì thế, văn học chữ Hán bịloại khỏi phạm vi nghiên cứu của bộ lịch sử văn học này, chỉ được đề cập đến một

cách sơ lược ở phần phụ của mỗi giai đoạn văn học Với quan niệm như thế, vănhọc Việt Nam từ thế kỷ X- thế kỷ XV gần như bị bỏ qua Cũng vì đứng trên lập

trường đấu tranh giai cấp mà các tác giả bộ sách này đánh giá Nho giáo một cáchkhá cực đoan và thiên kiến: “Nếu chúng ta nói đạo Phật, đạo Lão là những tôn giáo

1 Thanh Lãng quan niệm nền văn học cô điển bat đầu từ thé ky XIII với Hàn Thuyên và kết thúc vào năm 1862 [71, tr 1] Ông không lý giải tạisao lại chọn những mốc như thé.

Trang 13

mà giai cấp phong kiến lợi dụng dé ru ngủ quan chúng, dé cho việc thống trị củachúng dễ dàng thì Nho giáo còn hơn thế Nho giáo nói trắng ra cái việc bảo vệ xãhội phong kiến Nho giáo đặt ra một kỷ cương chung cho người trong giai cấpphong kiến để đảm bảo sự thong tri của giai cấp được dài lâu, và cho người ở cácgiai cấp bị trị, để họ không những phục tùng giai cấp phong kiến, mà còn nai lưng

làm việc cho giai cap ấy, chiến đấu dé củng có cái trật tự có lợi cho giai cấp ấy” [76,

tr 181] Từ đó, các tác giả này đã quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và Nhogiáo như sau: “Đạo Nho làm nội dung cho văn chương cử nghiệp, nhất là từ nhà

Hậu Lê trở về sau Nhưng tuy đạo Nho can thiệp vào nhiều phương diện sinh hoạt

của ta, nó không có tác dụng to tát và tốt đẹp đối với văn thơ ta (văn thơ nôm) Cái

chủ nghĩa thực tế của nó, cái tư tưởng mực thước và gò bó của nó là kẻ thù của mọi

cuộc vượt lên của tư tưởng, của tình cảm, nó không gây hứng thú Các thơ truyện

của ta thường lấy trung hiếu làm luận đề Nhưng cái hay cái đẹp lại xuất phát từnhững tình tiết khác” [76, tr 182] Khi nhận định về văn học chữ Hán đến thé kỷ XV,

các tác giả bộ sách này chỉ nhìn nhận giá trị yêu nước và tinh thần dân tộc.

Hai bộ giáo trình lịch sử văn học ra đời sau đó của Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội (xuất bản lần đầu năm 1961) [92] và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội(xuất bản lần đầu những năm 1970) [59] chưa có nhiều chuyền biến khi xem xét văn

học Việt Nam dưới góc độ sự ảnh hưởng của Nho giáo, và dưới góc độ những sáng

tác của nhà Nho Bộ giáo trình của Trường Đại học Sư phạm (Bùi Văn Nguyên) vẫn

còn cực đoan khi đứng từ quan điểm lập trường đấu tranh giai cấp để gọi Nho giáo

là “noc độc” [92, tr 20] và nhìn nhận Nho giáo như sau: “ “Trước sau, Nho giáo thời

Tây Chu hay Đông Chu, học thuyết về chữ lễ, chữ nhân hay nhân nghĩa cũng đều làhọc thuyết của giai cấp chiếm nô hoặc giai cấp phong kiến Như vậy chúng ta khônglấy làm ngạc nhiên thấy giai cấp phong kiến Trung Quốc sang ta, hay giai cấpphong kiến Việt Nam, đều đón lay Nho giáo như một “bửu bối”, một công cụ sắcbén, nhằm mê hoặc nhân dân ta bằng nhiều đường, như con đường khoa cử, đườnglàm quan, v.v dé dé bề thống trị và bóc lột họ một cách tinh vi” [92, tr 18] Chínhtừ xuất phát điểm này mà việc nhìn nhận anh hưởng của Nho giáo tới văn học cónhững thiên lệch: “những nhân sĩ tiến bộ như Chu An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Binh

Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát lại tỉnh táo theo sát đời sống của nhân dân ta

Trang 14

với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chứ không mù quáng theo các loại kinh,truyện của Nho giáo.” [92, tr 20] “Cách làm để tự tạo cho mình một lối thoát của

các nhân sĩ tiến bộ trên là gan lọc những yếu tố tích cực trong Nho giáo dé có thé

dung hòa với lẽ phải, trong dân gian ” [92, tr 21] Tác giả giáo trình đã đặt Nho

giáo trong thế đối lập với tính dân tộc, những yếu tố tiêu cực của văn học được gán

cho Nho giáo và những yếu tổ mang tính giá trị được gắn liền với dân tộc.

Giáo trình của Trường Đại học Tổng hợp ra đời muộn hơn, cái nhìn với Nhogiáo đã bớt khắt khe Các tác giả đã khách quan nhìn nhận sự thật hiển nhiên vănhọc trung đại Việt Nam là văn học viết của các nhà Nho, chịu sự ảnh hưởng củaNho giáo: “Ngày xưa, các tang lớp trí thức- kế cả một bộ phận không nhỏ của tăng

lữ nữa- chịu ảnh hưởng của Hán học Quan niệm về văn học của họ cũng chịu anh

hưởng của Hán học Và khi tìm hiểu dong văn học viết thì không thé không tìm hiểuảnh hưởng của quan niệm về văn học của tầng lớp trí thức Hán học, ít hoặc nhiều

được đảo tạo trong nhà trường của Nho giáo” [59, tr 25] Việc nghiên cứu các tác

giả, các tác phẩm văn học cụ thể đã ít nhiều được quy chiếu từ sự ảnh hưởng của

Nho giáo tới văn học Sự phát triển của Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo trongvăn học đã được xem xét đến Ở giai đoạn văn học Lý- Trần, các tác giả đã cónhững nhận xét đáng lưu ý tuy mới sơ lược về mức độ ảnh hưởng của Nho giáo và

mối quan hệ với Phật, Đạo: “Cái khuôn Nho giáo có khi chỉ là hình thức Và những

danh từ tu, té, tri, binh, nhan, nghia, trung, hiéu trong trước tác đời Trần lại thườngphan nao tách rời khỏi cái khuôn khổ Nho giáo hoặc ít nhiều phá vỡ cái khuôn khổấy dé có thé vươn lên mà chứa đựng những nội dung thiết thực gần với cuộc đấutranh của dân tộc dé xây dựng đất nước, xây dựng con người” [59, tr 86] Tình hìnhnửa cuối thế kỷ XV khác hắn: “Nho học đặc biệt được dé cao Người làm văn họcđều là những nhà Nho, nhiều người lại giữ những chức vị cao trong triều đình Dođó văn học nói chung đã phát biểu quan điểm chính thống của Nhà nước phong kiến

và thường nặng về xu hướng thù phụng, ca ngợi Văn học đã thể hiện rõ rệt tính

chất quan phương” [59, tr 270] Tuy nhiên, công trình này vẫn chịu ảnh hưởng của

cách nhìn cũ nên đôi khi đánh giá Nho giáo chưa thật sự công băng Đặc biệt, các

tác giả vẫn đem Nho giáo ra đề đối lập với tính dân tộc Ví dụ khi nhận xét về ChuAn, Đinh Gia Khánh viết: “Chu An là một nhà Nho Vậy thì những điều giáo huấn

Trang 15

của ông không thé tách rời những kinh điển của Nho giáo Nhưng phải thấy rangđức tính khang khái, liêm khiết, không màng danh lợi, không ngại cường quyền,

bao giờ cũng nghĩ đến nước, đến dân mà ông nêu cao thì lại xứng đáng thuộc vào

những gia tri tinh thần của dân tộc” [59, tr 84].

Nhìn chung, chúng tôi cho rằng, những hạn chế về mặt phương pháp luận

khoa học và thế giới quan đã khiến các tác giả miền Bắc trong giai đoạn 1945-1975

nhận định về Nho giáo khá thiên lệch dẫn đến những né tránh hoặc phủ nhận ảnhhưởng, đặc trưng, kê cả những giá trị, đóng góp mà Nho giáo đem lại cho văn học.

2.2 Kê từ sau đôi mới”, trong vòng may chục năm gần đây, nhiều công trình

nghiên cứu của các tác giả Trần Đình Hượu: Nho giáo và văn học Việt Nam trung

cận đại (1995), Loại hình học tác giả nhà Nho- Nhà Nho tai tử và văn học Việt Nam

(1995); Trần Ngọc Vương: Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung (1997),Văn học Việt Nam thé kỷ X-XIX (2007, chủ biên) và Trần Nho Thin: Van học trungđại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003, 2008), Văn học Việt Nam từ thé ky X

đến hết thé kỷ XIX (2012) đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa đặt nền móng

cho việc nghiên cứu văn học nhà Nho Điểm chung của những công trình này làquan niệm nghiên cứu văn học theo phương pháp xã hội học- lịch sử, kết hợpphương pháp loại hình học hay văn hóa học Nhưng không giống với xã hội học củamiền Bắc giai đoạn 1945-1986 tập trung vào van dé đấu tranh giai cấp, đánh giá tácphẩm dựa trên những định kiến về đối tượng trong hiện thực, những công trình này

đều được thực hiện theo quan niệm xã hội học mang tinh thần khoa học và hiện đại.

Cac tác gia xem xét văn học từ góc nhìn xã hội, lich su, tư tưởng, triết học, tôn giáovà các van dé văn hóa Tran Đình Hượu có thé coi là người đầu tiên đặt van đềnghiên cứu văn học nhà Nho một cách hệ thống Ông cho răng: “Nếu hiểu A là vănhọc do nhà nho viết và viết theo quan niệm văn học Nho giáo, là văn, thơ, phú, lục,

là văn học Đông Á thì cũng cần làm sáng tỏ quan hệ giữa văn hóa và văn học giữa

Việt Nam và Trung Quốc, quan hệ giữa Nho giáo với Phật giáo, tư tưởng

Lão-Trang, nhà Nho Việt Nam với tư cách là tác giả văn học, sự khác nhau không phải

là ít trong thực tế và lịch sử giữa các nước Đông Á” [49, tr 11] Trần Nho Thìn theo

2 Day là một mốc có tính chất tương đói Các công trình này đều xuất bản sau 1986, nhưng thực chất nhiều bài viết trong đó được ra đời sớm hơnthời điểm này rất nhiều.

Trang 16

đuôi phương pháp tiếp cận văn hóa học, sử dụng cách thức phục nguyên lại đờisong văn hóa của một thời đại nhất định, giải mã các hiện tượng văn hóa để giải

quyết các vấn đề của văn học Từ góc nhìn này, ông đã có một số những ý kiến xem

xét lại các luận điểm về văn học nhà Nho của Trần Đình Hượu, đặc biệt là ở việc

phân chia ba mẫu hình nhà Nho Nhìn chung, nhóm các tác giả này dù có những

khác biệt nhất định nhưng đã giải quyết được các vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết

của văn học nhà Nho từ góc nhìn xã hội học- lịch sử và văn hóa học này:

- Xem xét một cách khách quan mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học trong

tương quan với Phật và Lão- Trang từ nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của

Nho giáo, đặc biệt là từ thời Không Tử ở cả hai phương diện: Nho giáo đã đem lại

và lay mat của văn học những gi.

- Công nhận sự ảnh hưởng của Nho giáo đến nền văn học trung đại Việt Nammột cách toàn điện và sâu sắc, kể cả khía cạnh tích cực và tích cực của nó Các tácgiả đã phác thảo diện mạo của nền văn học nhà Nho ở các giai đoạn, các thời kỳ,

các thê loại, cảm hứng, hệ thống nhân vật, tác giả, tác phẩm lớn

Đặc biệt, Tran Đình Hượu trong bài viết “Xác định cái dân tộc, cái cô điểnlàm cơ sở để phân kỳ lịch sử văn học dân tộc” [49] đã đề cập đến tính cô điền, điểnphạm của văn học trung đại Theo ông, “Cái cô điển vốn là nói về hình thức Cáiđược coi là cổ điển vừa có hình thức nghệ thuật hoàn mỹ, vừa có nội dung đặc sắc,

có tính khái quát, có tính dân tộc, có tính nhân loại” [49, tr 505].

Mặc dù các tác giả này đã xây dựng được một hệ thống lý thuyết khá hệ

thống về văn học nhà Nho nói chung, nhưng nhiều vấn đề cụ thể trong đó vẫn cònchờ được giải quyết Luận án của chúng tôi có thể coi là một sự tiếp tục trên cơ sởnhững nghiên cứu này với sự gia tăng của các cách tiếp cận mới về một giai đoạn cụthé của văn hoc nhà Nho.

Trong xu hướng chung, van dé văn hoc nhà Nho được rất nhiều nhà nghiêncứu văn học trung đại quan tâm đến Có thể ké tên các công trình đáng chú ý có dé

cập đến vấn dé này: Vẻ con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (1997) củacác tác giả Nguyễn Hữu Sơn- Trần Đình Sử- Huyền Giang- Trần Ngọc Vương-Trần Nho Thìn- Đoàn Thị Thu Vân, Góp phân xác lập hệ thống quan niệm văn học

trung đại Việt Nam (1997) của Phương Luu, Máy vấn dé thi pháp văn học trung đại

10

Trang 17

Việt Nam (1998) của Trần Đình Sử, Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam

(1998) và Đặc trung văn học trung đại Việt Nam (2001) của Lê Trí Viễn, Khảo và

luận một SỐ tác gia- tác phẩm van học trung đại Việt Nam (tập 1- 1999, tập 2001) của Bùi Duy Tân, Các khuynh hướng văn học Lý- Trần (2008) của NguyễnPhạm Hùng Có thé nhận xét chung răng các tác giả này đã góp phan làm rõ nét

2-thêm các vấn đề của văn học nhà Nho trung đại từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Trong số này, chúng tôi đặc biệt chú ý May van dé thi pháp văn học trungđại Việt Nam (1998) của Trần Đình Sử Tác giả đã sử dụng hệ thống lý luận kháthịnh hành ở thời điểm đó do chính ông là người tiên phong giới thiệu và áp dụngdé nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam Công trình này đã b6 sung một mảnglớn còn chưa có nhiều thành tựu trong nghiên cứu văn học trung đại nói chung vàvăn học nhà Nho nói riêng là soi chiếu văn học từ bình diện ông gọi là “mỹ học nộitại” của sáng tác nghệ thuật, những hệ thống nguyên tắc nghệ thuật thê hiện trongchính văn bản tác phẩm Trần Đình Sử đã đạt được những thành tựu bước đầu ở

hướng nghiên cứu này, ông đã xây dựng được một mô hình tổng quan về thi pháp

văn học trung đại trên các vấn đề cơ bản như loại hình văn học, các bình diện đặctrưng, thi pháp một số thể loại văn học, quan niệm về con người va thế giới và một

số phương thức nghệ thuật Ở từng yếu tố, ông đều tính đến sự tác động của các yếutố Nho, Phật, Đạo tới thi pháp văn học trung đại Nhiều luận điểm trong luận án củachúng tôi được phát trién từ những kết quả nghiên cứu của công trình nay, cụ thé là

các phân tích về không gian- thời gian nghệ thuật.

Bên cạnh đó, mấy năm gần đây xuất hiện hướng nghiên cứu văn học nhàNho từ lý thuyết về thông diễn học của Nguyễn Kim Sơn trong cụm bài viết: Tamtính học Nho gia và đặc trưng thẩm mỹ của văn chương nhà Nho (2006), Bàn vềcảm hứng cư trần lạc đạo trong thơ Trần Nhân Tông (2006), Máy phương diệnthấm mỹ của thơ Nho gia và Thiên gia (2007, viết chung với Trần Thị Mỹ Hòa),

Céi nguon triét hoc va tinh than nhập thé của Tran Nhân T ông (2008), Sự dan xen

giữa các khuynh hướng thẩm mỹ trong thơ Huyền Quang (2009) Tac giả đã bướcđầu chỉ ra một số đặc trưng thâm mỹ của văn chương nhà Nho trong tương quan vớivăn chương Thiên gia và Đạo gia Chúng tôi tiếp nhận những luận điểm này của tác

lãi

Trang 18

giả như là những gợi ý dé soi chiếu vào van đề điển phạm hóa của văn học nhà Nhoở giai đoạn cuối thé kỷ XIII- hết thế ky XV.

Đoàn Thị Thu Vân trong luận án tiễn sĩ Khảo sát một số đặc trưng nghệthuật thơ Thiên Việt Nam thé kỷ XI-XIV (1995) [173] đã quan tâm đến khái niệm“thơ Nho”: “Thơ Nho là thơ của các tác giả theo hệ tư tưởng Nho gia và đề cập đến

những vấn đề thuộc phạm tra triết học, đạo đức Nho giáo” [173, tr 154] Tác giả

luận án đã bước đầu chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật của “thơ Nho” thời Lý- Trầntrong thế đối sánh với thơ Thiền đương thời trên một sé phương diện: su thé hiện

con người, tính duy lý, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thi liệu, giọng

thơ và kết luận là những sự khác biệt này xuất phát từ đặc trưng về triết học của haidòng tho, một bên là triết học nhân sinh, một bên là triết học bản thé.

Phát triển hướng nghiên cứu này, Huỳnh Quán Chi trong luận án tiễn sĩ ThơNho Việt Nam từ giữa thé kỷ XIV đến giữa thé kỷ XV (2010) [12] đã triển khai đề tài

trên nhiều phương diện, từ diện mạo của dòng thơ Nho đến những cảm hứng chính,một số phương diện thi pháp Đây là công trình gần với đề tài luận án của chúng tôinhất dù phạm vi nghiên cứu của luận án này chỉ dừng lại từ giữa thế kỷ XIV đếngiữa thế ky XV với một thé loại tiêu biểu nhất của giai đoạn này là thơ HuỳnhQuán Chi đã bước đầu phác thảo diện mạo của thơ Nho trong vòng một thé kỷ Tuy

nhiên, tác gia luận án chưa chỉ ra được những đặc trưng của dòng thơ Nho ở giai

đoạn này so với các giai đoạn khác, chưa quan tâm đến quá trình vận động của đối

tượng nghiên cứu Tác giả coi thơ Nho từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV nhưmột đối tượng bất biến và thuần nhất để xem xét Những yếu tố khác Nho như Phậthay Đạo vẫn còn rất đậm nét ở thời đại Tam giáo này có vai trò thế nào trong thơNho cũng chưa được tác tính đến.

2.3 Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông không chỉ là các tácgia văn học lớn mà họ đều là những nhân vật nỗi tiếng trong lịch sử Việt Nam ở

nhiều tư cách khác nhau Xét từ tư cách là tác giả văn học và từ vấn đề điển phạm

hóa của văn học nhà Nho, chúng tôi nhận thấy tình hình nghiên cứu như sau:

Các nghiên cứu về Trần Nhân Tông chủ yếu tập trung ở phương điện hoàngdé- thiền sư mà ít lưu ý tới tư cách tác giả văn học, có thé kế đến những bai viết về

văn chương Trần Nhân Tông của các tác giả Trần Thị Băng Thanh, Đoàn Thị Thu

12

Trang 19

Vân, Nguyễn Huệ Chi, Trần Nghĩa, Nguyễn Hữu Sơn, Phạm Ngọc Lan và cácphần viết về tác giả này trong các nghiên cứu chung về thơ văn Lý- Trần của

Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Duy Hinh Những tham luận của

hội thảo về Trần Nhân T ông với truyền thống văn hóa, dao đực, trí tuệ dan tộc nam

2004 được tập hợp trong cuốn Tran Nhân Tông- vị vua Phật Việt Nam (2004) và hộithảo Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp (nhân 700 năm

ngày nhập niết bàn 1308-2008) (2008) cũng đã đề cập đến nhiều mặt trong sựnghiệp của Trần Nhân Tông, nhưng số lượng bài viết trực tiếp về văn chương củaông chiếm tỉ lệ không lớn Cho đến nay, mới chỉ có cuốn Toàn tập Tran Nhân Tông(2000) của Lê Mạnh Thát nghiên cứu toàn diện về Trần Nhân Tông Tuy nhiên, đốivới văn chương Trần Nhân Tông, Lê Mạnh Thát mới chỉ dừng lại ở các vấn đề vănbản và những giới thiệu mang tính chất tổng quan Nhìn chung, ở các công trìnhnghiên cứu này, Trần Nhân Tông được đánh giá rất cao ở hai phương diện: một làtư tưởng triết học Thiên, và hai là cảm hứng dân tộc thé hiện trong tác phâm củaông Bên cạnh đó, tinh thần nhập thế trong văn chương của ông cũng được nhiềunhà nghiên cứu lưu ý tới Ngoài ra, cũng đã có những bài viết bước đầu nhận xét vềmỗi quan hệ Tam giáo hoặc các yếu tố Nho giáo trong văn chương Trần Nhân Tôngtừ góc độ nội dung tư tưởng như Tim hiểu mối quan hệ Tam giáo trong tác phẩm

“Cư tran lac đạo phú ” [111] của Trần Nguyên Việt, hoặc kết hợp cả triết học vàmỹ học như loạt bài viết về Trần Nhân Tông và Huyền Quang của Nguyễn Kim

Sơn Từ phương diện triết học thì Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Có thể nhìn một

cách tổng quan về căn cội triết học của tinh thần nhập thé, mà nói theo cách củachính Trần Nhân Tông, là “cư trần lạc đạo", đó là một hệ thống với Phật tính luận,phương pháp tu luyện, con đường giác ngộ của Thiền Tông, đặc biệt là Thiền HuệNăng làm trục tâm Trên cơ sở đó, nó kết hợp với tu tưởng Hòa quang đồng trantrong triết học Lão tử, tư tưởng Vô sở dai và tùy tuc trong tư tưởng Trang tử, vàđương nhiên không thể thiếu tư tưởng lac dao của Nho gia Xét về cơ cấu nó là sựhội nhập triết học và phương pháp tu dưỡng, cảnh giới tinh thần của cả Tam giáo,lay Thiền làm cơ sở dé tiến hành hội nhập” [131] Còn từ góc độ mỹ học thì tác giả

cho rang: “Bài này rõ ràng có khí khái hơi khác với tinh than tùy duyên nhậm vận,

một loại cảm hứng va một triết lý thiền tiêu biểu và nổi bật trong thơ Trần Nhân

13

Trang 20

Tông, nó thiên về thơ ngôn chí kiểu Nho gia Bài thơ thé hiện chí hướng muốn cóđược những phâm chất hơn người, mong làm nên sự nghiép dé vương như Hán Văn

Dé, Duong Thái Tông Bai nay có thé vi nhu một bông hoa la báo hiệu sự nay nở

và bắt đầu của loại thơ vịnh vật” [131] Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có côngtrình nào đặt van đề nghiên cứu yếu tô Nho giáo trong văn chương Trần Nhân Tông

một cách hệ thống, đặt Trần Nhân Tông vào quá trình điển phạm hóa của văn học

nhà Nho ở Việt Nam để soi chiếu.

Trong số ba trường hợp mà luận án lựa chọn để khảo sát thì tình hình nghiên

cứu về Nguyễn Trãi là phong phú và phức tạp nhất Thanh Lãng gọi Nguyễn Trãi là

29 COLA

“ông tô của nền văn học cô điển” “nền văn học cô điên nếu không phải do NguyễnTrãi khai sinh thì cũng do Nguyễn Trãi đặt cho nó cơ sở vững chãi đầu tiên, chongười ta tin vào tiềm lực hiện thực của nó.” [71, tr 102] “Tất cả những dòng tưtưởng lớn, làm nòng cốt cho nền văn học cổ điển, đều thai nghén và hình thành ởQuốc âm thi tập” [71, tr 103] Đây là quan niệm mà gần như nhà nghiên cứu nào

cũng nhất trí Các nghiên cứu về Nguyễn Trãi đã được triển khai từ nhiều góc độ,

nhiều cách tiếp cận và cho đến nay đã đạt được rất nhiều thành tựu Về yếu tố Nho

giáo trong văn chương Nguyễn Trãi, các nhà nghiên cứu có ba quan niệm chính:

Quan niệm thứ nhất phủ định sự ảnh hưởng của Nho giáo tới Nguyễn Trãi, coiNguyễn Trãi là biéu tượng cho van dé dân tộc, hình ảnh của ông vi thế không thé cóchút dính dáng gì đến Nho giáo, là một thứ hệ tư tưởng đầy tính tiêu cực của ngoại

bang, là công cụ của giai cấp thống trị Theo các tác giả này, nếu Nguyễn Trãi có

chịu ảnh hưởng của Nho giáo thì ông cũng dân tộc hóa các yếu tô đó đi, biến nóthành những yếu tố tích cực mang tinh thần dân tộc Đây là quan niệm của nhóm

các nhà nghiên cứu miền Bắc giai đoạn 1945-1986, tiêu biểu là tác giả của các bộgiáo trình như chúng tôi đã đề cập ở trên Bùi Văn Nguyên viết trong Giáo trình củaĐại học Sư phạm: “Như chúng ta đã nói ở phần “đặc điểm”, vì hoàn cảnh xã hội

nước ta lúc bấy giờ khác hắn với xã hội thời Không, Mạnh, cho nên không phải

ngẫu nhiên mà quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nhiều yếu tố dân tộc vàdân chủ” [92, tr 131] Quan niệm thứ hai cho rằng Nguyễn Trãi là Thiền sư, vàđương nhiên gần như không chịu ảnh hưởng của Nho giáo Đây là ý kiến của tác giảhải ngoại, Võ Văn Ái trong cuốn “Nguyễn Trãi sinh thức và hành động” [1] Tác

14

Trang 21

giả này đã dành hon 200 trang sách dé chứng minh Nguyễn Trãi là một Thiền sư từ

cả hai phương diện sinh thức và hành động Quan niệm thứ ba công nhận ảnh

hưởng của Nho giáo tới Nguyễn Trãi cũng như các sáng tác của ông với các mức độ

khác nhau Đây là nhóm quan niệm chiếm đa số, của các tác giả trước 1945, miềnNam 1945-1975 và tình hình nghiên cứu chung 1975 đến nay Có tác giả (nhất là ở

miền Nam 1945-1975) chủ yếu xem xét sự ảnh hưởng của Nho giáo như Phạm Thế

Ngũ, Nguyễn Thiên Thụ Phạm Thế Ngũ gọi cuộc đời Nguyễn Trãi là “một sựnghiệp Nho thần”: “Chính là cái mối lo cao quý của bậc Nho thần trung trực khi

ngồi cao ở miéu đường thì lo lắng vì dân, khi xa lánh ở giang hồ thì lo lắng vì vua”

[98, tr 110] Các tác gia từ sau đôi mới lại đây thì xem xét thêm sự ảnh hưởng củaNho giáo tới Nguyễn Trãi trong mối quan hệ với Phật, Đạo và vấn đề dân tộc mộtcách khách quan Trần Đình Hượu trong một bài viết từ năm 1979 nhưng mãi saunày mới in lần đầu trong cuốn Nho giáo và Văn học Việt Nam trung cận đại với têngọi Nguyễn Trãi và Nho giáo cho răng: “Nguyễn Trãi, về mặt lịch sử là một nhà

Nho quá đặc sắc, sự nghiệp quá rộng lớn, ít người có thé so sánh, nhưng về mặt văn

học thì lại là một nhà Nho- nghệ sĩ hết sức tiêu biêu Muốn hiểu Nho giáo, nhà Nho,văn học nhà Nho- với đặc sắc Việt Nam của nó- thì có lẽ ít có gương mặt nao tiêubiéu hơn Nguyễn Trãi” và khang định Nguyễn Trãi cơ bản là một nhà Nho dù ông

có chịu ảnh hưởng của Lão- Trang, chủ động chọn Nho giáo cho dân tộc nhưng vẫn

bảo lưu truyền thống Lý- Trần: “Ông đã lựa chọn Nho giáo, nhưng là xu hướngnhân đạo chủ nghĩa nhất trong Nho giáo thời đó Nguyễn Trãi chọn Nho giáo thay

cho Phật giáo thời Lý Trần nhưng không phải ông từ bỏ truyền thống Lý- Trần, màlàm cho nó cao hơn vì rộng rãi hơn” [49, tr 129-130] Trần Ngọc Vương có ba bàiviết về Nguyễn Trãi trong Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung xem xétNho giáo ở Nguyễn Trãi từ nhiều góc độ: là nguồn gốc của tư tưởng nhân dân, trongmối quan hệ với truyền thống và bản sắc dân tộc, trong tương quan giữa nhà tư

tưởng và nhà nghệ sĩ, giữa Nho giáo và Lão- Trang Ông cho rằng: “Xét về câu chữ,

về tần số xuất hiện mang dấu ấn tư tưởng thì, thì tư tưởng Lão- Trang, đặc biệt làTrang, có ảnh hưởng đến Nguyễn Trãi khá hiển nhiên Ảnh hưởng của Phật giáo nóichung, Thiền tông nói riêng, đối với ông không thật rõ ràng và có sức nặng đáng kể.

Nhưng cả đối với học thuyết Lão- Trang này, Nguyễn Trãi không đồng hóa vào tâm

15

Trang 22

tưởng và hiện thực hóa vào sự nghiệp mình những kết luận, những xác tín bản chất

nhất, như điều ông đã làm đối với Nho giáo” [185, tr 254] Trần Nho Thìn thì nhận

định: “Có cảm tưởng là tư tưởng Lão- Trang hay Phật giáo được ông viện dẫn như

để che đậy, ngụy trang cho một thực tế tư tưởng nào đó cần phải giải mã” [151, tr.341] Chúng tôi cho rằng các tác giả đã nhìn nhận đánh giá xác đáng sự ảnh hưởng

của Nho giáo cũng như mối quan hệ với Lão- Trang ở Nguyễn Trãi, nhưng yếu tố

Thiền còn cần phải làm rõ hơn nữa.

Các nghiên cứu về Lê Thánh Tông phần lớn thuộc về các lĩnh vực chính trị,kinh tế, quân sự, luật pháp, văn hóa Cho đến nay chưa có một chuyên luận nào thựcsự đáng kể về văn chương Lê Thanh Tông Xét về ảnh hưởng của Nho giáo tới LêThánh Tông thì các nhà nghiên cứu gần như đều thống nhất ở điểm Lê Thánh Tônglà người đã có vai trò quyết định trong việc hạn chế Phật, Đạo để độc tôn Nho thuật.Quan niệm thứ nhất mà đại diện tiêu biểu là Trần Quốc Vượng coi đấy là tội củacủa Lê Thánh Tông vì “Điều quan trọng hơn nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng ởthế kỷ XVI là việc nhà Lê mô phỏng triều Minh xây dựng một nền quân chủ- Nhogiáo độc tôn, chuyên chế” [110, tr 126] Quan niệm thứ hai áp đảo hơn với đại đasố các nhà nghiên cứu với góc nhìn có tính lịch sử cụ thể cho rằng lựa chọn Nhogiáo là một quá trình vận động phát triển từ cuối đời nhà Trần và mang tính tất yêutrong điều kiện lịch sử đương thời, do vậy họ nhìn nhận đánh giá một cách khách

quan ở cả đóng góp lẫn hạn chế của Nho giáo đối với đất nước Từ đó, các kiến giảicủa họ đối với vấn đề Lê Thánh Tông và Nho giáo cũng mang tính công bằng hơn.

Họ đánh giá cao vai trò của Lê Thánh Tông trong việc đã tạo ra được một thời đại

thịnh trị của Nho học, nhưng cũng chỉ ra những mặt trái của nó cũng những tác

động lâu dài tới đất nước Trần Đình Hượu viết: “Nho học Việt Nam đến thời LêThánh Tông đã đạt đến điểm cực thịnh Và có lẽ đến đó nó cũng đã có bộ mặt tươngđối ổn định Thời thịnh trị đó đưa lại vinh quang cho dân tộc Nhưng phải chăng

vinh quang cũng đẻ ra cả mặt trái của nó?” [110, tr 251] Các nhà nghiên cứu cũng

bàn đến mối quan hệ giữa Nho- Phật- Dao ở thời Lê Thánh Tông Nguyễn Huệ Chicho rằng: “Có người đã đặt vấn đề trách cứ Lê Thánh Tông bài bác Phật giáo vàDao giáo dé chỉ giữ lại một mình Tống Nho Sự “nhất nguyên” đó có làm nghèo nan

tư tưởng xã hội đi không? Chúng tôi nghĩ, chắc là không thể nào tránh khỏi Đây là

16

Trang 23

chỗ yếu nhất trong cái mô hình mà Lê Thánh Tông chọn lựa” [110, tr 149] Xét từ

góc độ văn học, các nghiên cứu sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn chương LêThánh Tông khá nhiều nhưng không mang tính hệ thống mà mới chỉ dừng lại ở mộtvài bài viết về các phương diện đơn lẻ hoặc ở những bài viết tổng quan về tác giả.Thanh Lãng nhận định vai trò của Lê Thánh Tông trong quá trình điển phạm hóa

của văn học nhà Nho: “Từ Nguyễn Trãi, văn chương đã thoát dần địa hạt tư tưởng

thuần túy để đi đi tới chủ trương văn nghệ thuần túy coi văn nghệ như là một trò

chơi, hứng thú, một môn trang trí cho cuộc đời Lê Thánh Tông với Hội Tao Đàn,

đã day nền văn nghệ từ chương mới phôi thai đến chỗ cực thịnh” [71, tr 109] Bùi

Duy Tân cho rằng Lê Thánh Tông là “thống soái văn đàn nửa sau thế kỷ XV” [110,

tr 35] và “Lê Thánh Tông là đầu đàn của loại hình tác gia: nhà văn- nho sĩ khi Nho

giáo trở thành quan phương, chính thống” [110, tr 72] Nguyễn Huệ Chi khangđịnh: “Ông xứng đáng với danh hiệu Tao đàn nguyên súy không chỉ vì ông là vịhoàng dé đương triều mà chính vì những tìm tòi nghệ thuật có giá trị hàng đầu trong

sáng tác” [110, tr 156] Đỗ Lai Thúy gọi Lê Thánh Tông là một “nhà Nho- hoàng

đế- thi nhân” và quả quyết rằng: “Sự nghiệp sáng tác của Lê Thánh Tông rất khớpvới những chuẩn của văn học Nho giáo, với tính chất chính thống và chính thức củanó” [110, tr 662] Trần Thị Băng Thanh nghiên cứu “Lê Thánh Tông và các mối

“di doan”” đã cho rang “Quả là trong tâm hồn Lê Thanh Tông vẫn có những mối

“di đoan”, và đậm nét một “cái tôi” trữ tình!” [110, tr 280] Nhìn chung, các tác gia

khá thống nhất về nhận định Lê Thánh Tông là một tác giả điển phạm của văn học

Nho theo hướng này.

3 Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Điển phạm (canon) là một thuật ngữ của phương Tây nhằm chỉ những

tác phâm được xem là đỉnh cao của một nên văn học, với đặc trưng là tính toàn bích

17

Trang 24

và tính quyền lực Cho đến nay, lý thuyết về điển phạm đã có một lịch sử phát triểnkhá lâu dài và phức tạp “Canon” có nguồn gốc từ “kanna” của Hy lạp, chỉ một loạicây sậy có ích, một loại cây thân thắng sống ở đầm lầy với thân cứng Sau đó, từ“kanon” đã mở rộng nghĩa trên theo hướng ẩn dụ và hoán du sang chỉ những vậtdụng roi, thanh, thước cũng như những nguyên tắc, quy chuẩn hoặc hình mau.Trong kiến trúc, nó hàm nghĩa là sự đo đạc chính xác, trong nghệ thuật, nó là nhữngtỉ lệ chuân Nghĩa thứ hai được phát triển rõ nhất ở thời cổ đại bởi nhà điêu khắc nồitiếng Polykleitos vào thế kỷ V Đây là thời kỳ đầu tiên của điêu khắc cô điển, giaiđoạn hình thành quan niệm về tính hiện thực trong nghệ thuật, sau này sẽ ảnhhưởng sâu sắc đến sự phát triển của nghệ thuật phương Tây Bức tượng Doryphoros

của Polykleitos, một trong những tác phẩm điêu khắc được sao chép nhiều nhất ở

thời cô đại, chính là một minh họa cho quan niệm ay Mac dù hiện nay bức tượng

này không còn, nhưng nó từng được người La Mã ngưỡng mộ gần như tôn sùng vàcoi là hình mẫu lý tưởng dé các tác phẩm điêu khắc khác noi theo, là “bức tượng mà

các nghệ sĩ gọi là Canon” Bức tượng ấy cũng được xem là sự hiện thực hóa những

ý tưởng trong cuốn sách duy nhất được biết đến của Polykleitos, tiêu đề là Kanon,trong đó diễn giải chi tiết nền tang lý thuyết và phương pháp kỹ thuật của ông.Những chi tiết tính toán toán học chính xác và “ti lệ lý tưởng” cơ thé con người củaPolykleitos đã cung cấp một bản thiết kế ứng dụng thực tiễn và tiêu chuẩn mỹ học

cho các nhà điêu khắc về sau noi theo Theo Polykleitos, điều cơ bản cần có của

“kanon” là sự mô phỏng tự nhiên hoặc hiện thực Nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật

Brunilde Ridgway cho rằng Doryphoros không đại diện cho cá nhân cụ thé mà làmẫu hình tuyệt vời nhất về hình tượng một vận đông viên Olympic Có thể nói,

không có con người cụ thé nao trông giống được như bức tượng này, hoặc theo cách

nói của Platon thì thế giới này chỉ có thể tạo ra được những bản sao nhạt nhòa củanó Đến Platon, điển phạm được giải thích như là một nguyên mẫu cho khái niệm về

ý niệm hay hình thức của Platon, một nguyên mẫu lý tưởng hình thành nên những

tri thức đúng đắn và được coi là chuẩn mực dé noi theo Plato cho rang Polykleitosva Homer là những hình mẫu nhà điêu khắc và nhà thơ điển phạm, vì họ mang đến

ý niệm về sự nghiêm khắc, lòng tôt và tính chân thực- nói gọn lại là quan niệm của

18

Trang 25

Platon về tri thức Tại giai đoạn này, thuật ngữ “kanon” mang ý nghĩa là thước đo

của đạo đức và tri thức.

Ở những thé ky sau, người La Mã la tinh hóa “kanon” thành “canon” Họ bắtđầu sao chép, phỏng theo các kiệt tác của người La Mã trong các lĩnh vực nghệthuật, kế cả văn chương Như vậy, sự xuất hiện những tác phẩm sao chép được cho

là một dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của điển phạm Tuy thế, sự mô phỏng các tác

phẩm nồi tiếng cũng có chức năng về mặt ý thức hệ, bởi vì sự viện dẫn các tiền lệ

lịch sử có tính điển hình thường là một hành động dé chính thống hóa quyền lựcchính trị đương thời Lúc này, sự phân biệt giữa các tác giả “cổ đại” và “hiện đại”,“cô điển” và “đương thời”, đa số và thiểu số đã bắt đầu được công thức hóa Đếnthế ky IV, dién phạm được coi là danh mục sách cần đề học, ví dụ như sách văn họccủa Cơ đốc giáo Lịch sử hình thành các điển phạm kinh thánh kéo dài đến tận thékỷ XVI Ở thời trung cô này, đã có sự chuyền biến trong định nghĩa: điển phạm van

được coi là khuôn mẫu về nghệ thuật và đạo đức, nhưng bồ sung thêm phương diện

là danh sách những kiến thức sư phạm về nghệ thuật tự do, đặc biệt là ngữ pháp,

thực hành ngôn ngữ, văn học.

Đến cuối thời trung cổ và bước vào giai đoạn Phục Hưng, văn học của cácngôn ngữ nói ở châu Au trở thành điển phạm chủ yếu qua con đường mô phỏng cáctác phẩm cô điển cô đại, như cách mà văn học tiếng Latin đã làm trước đó với di sản

của người Hy Lạp Các nhà thơ cô đại được sao chép nham mục đích chính thống

hóa văn học đương đại và những giá trị mà nó đại diện cho Tuy vậy, mô phỏng và

sao chép các tác phâm văn học cô điển chi là một trong những cách thức mà các nềnvăn học của các ngôn ngữ nói dùng để nâng cao vị trí của mình Giữa điển phạm

hiện đại và cô trung đại có những sự khác biệt lớn Trước hết, cuộc sông vật chất và

điều kiện xã hội đã tạo nên những thay đổi bản chất trong việc sáng tác, phát hànhvà tiếp nhận tác phẩm văn học Bên cạnh đó, phải tính đến sự hình thành của nhà

nước- dân tộc hiện đại và tác động của nó tới việc xác định những điển phạm của

dân tộc Cuối cùng, các môn học về văn học thế tục đã góp phần vào quá trình điểnphạm hóa những tác phẩm văn học theo của mỗi dân tộc.

Cuối thế kỷ XX, với đòi hỏi về sự bình đăng của chủ nghĩa dân chủ, dưới sức

ép của chủ nghĩa nữ quyên, chủ nghĩa đa văn hóa, văn hóa đại chúng và các lý

19

Trang 26

thuyết văn học mới, quan niệm về điển phạm văn học phương Tây như một tập hợpnhững tác phâm cô dién- những đỉnh cao của thành tựu văn hóa phương Tây, mộtthời được coi là có giá trị vĩnh viễn và phổ quát, thì nay đang bị xem xét lại Điểnphạm bị phê phán là nơi độc quyền của các tác giả “nam giới, da trắng và đã chết”,

loại bỏ những nghệ sĩ thuộc các nhóm xã hội trong lịch sử từng thuộc các tầng lớpthấp kém hơn hoặc không phù hợp với lợi ích của nền văn hóa chủ lưu Điều này bị

cho là theo chủ nghĩa tinh hoa, gia trưởng và phân biệt chủng tộc Những tượng đài

của nền văn hóa cũ đang bị đòi hỏi thay thế bằng những cái mới, thậm chí, cónhững lời kêu gọi xóa bỏ điển phạm, xóa bỏ trung tâm, xóa bỏ những giá trị từngđược coi là bất biến Thêm vào đó, những ý kiến cho rằng sự đánh giá thuần túymang tính thâm mỹ đối với tác phẩm văn học có thé hoàn toàn tách biệt khỏi lợi íchchính trị cũng bị đặt dấu hỏi Harold Bloom trong cuốn sách nổi tiếng The WesternCanon: The Books and School of the Ages đã bảo vệ điển phạm phương Tây, cangợi các tượng đài văn hóa truyền thống, mục đích dé văn học giữ được bản chat

toàn ven và trong sáng nhất có thé Ông cho rằng điển phạm ton tại dé ấn định

những giới han, dé đưa ra tiêu chuẩn đo lường mọi thứ như tri thứ và mỹ học, ngoạitrừ chính tri và đạo đức Bloom thừa nhận rằng điển phạm không bảo giờ là một cầutrúc ôn định Ông nhắn mạnh không phải các nhà phê bình hay các học giả, càng kophải các chính trị gia quyết định sự hình thành điển phạm Ý tưởng về quyền lực

của văn chương thâm nhập vào quan niệm điển phạm của Bloom vì ông tin rằng sự

ảnh hưởng giữa các nghệ sĩ và sự cạnh tranh trong lịch sử là chìa khóa tạo ra các

điển phạm lớn Các nghệ sĩ tự mình xác lập điển phạm bằng cách trở thành cầu nốigiữa những điển phạm phía trước và sau mình Do vậy, lịch sử văn học là tự sự củacác quá trình tự tạo lập hoặc ảnh hưởng giữa các nghệ sĩ Tóm lại, sự thiết lập điểnphạm là kết quả của sự xung đột nghệ thuật chứ không phải sự phát triển dần đều.Do quá coi trọng sự phát triển của bản thân đối tượng tác phẩm văn học nội tại mà

Bloom đã bỏ qua mọi yếu tố xã hội tác động đến văn học Đối với ông, điển phạm

được hình thành bởi phương tiện đấu tranh lịch sử hoặc sự cạnh tranh về mỹ học, là

một sự siêu nghiệm lịch sử.

Ngược với Bloom, Frank Kermode cho rằng trách nhiệm xác lập và duy trì

điên phạm thuộc về các yêu tô xã hội, lịch sử, thiệt chê giáo dục và giới học giả.

20

Trang 27

Giống Mác và các nhà hậu cấu trúc, ông tin vào sự ảnh hưởng của thiết chế xã hộiđến việc hình thành điển phạm Ong cho rằng điển phạm thay đổi liên tục theo thờigian bởi các thiết chế quyền lực Trong khi đó, Bourdieu lại quan niệm sự môphỏng điển phạm phụ thuộc vào quá trình phổ biến của tác phẩm trong xã hội cũngnhư cách thức nó được thê chế hóa rộng rãi Tuy vậy, những yếu tố khác cũng phải

được tính đến, đặc biệt là chất lượng của tác phẩm được xác định bởi các thiết chế

có thẩm quyền Ông lập ra mô hình của quá trình điển phạm hóa, đưa ra hàng loạtcác thiết chế, tổ chức, kiêu điễn ngôn và ý nghĩa tượng trưng báo hiệu quá trình điểnphạm, và khang định rằng sự phổ cập ở phương diện văn hóa là yếu tô cơ bản củabat kỳ tac phâm trở thành điển phạm nào.

Các nhà xã hội học nói chung thường có xu hướng bỏ qua nội dung và giá trị

mỹ học của tác phẩm văn học mà chỉ tập trung vào chức năng xã hội và tư tưởng.Điền phạm thậm chí còn bị cho là sự thông đồng với diễn ngôn của các quyên lực,

và sự xác lập điển phạm xuất phát từ động cơ chính trị Đối lập với họ, Bloom quan

niệm điển phạm là sự khang định những trải nghiệm thâm mỹ riêng mang màu sắccá nhân, cách biệt xã hội bằng việc duy tri tránh xa những vấn đề của xã hội Dùnhiều chỗ không nhất trí với Bloom, nhưng Kermode cũng đồng tình rằng cần phảiđặt điển phạm đứng ngoài các van đề chính trị Điển phạm, xét cho cùng, tự thiếtlập bản thân như là một tập hợp văn bản có tính phổ quát, và sống một đời sống văn

hóa của chính nó thông qua một sự tương tác liên tục, vĩnh cửu giữa mỗi văn bản

mới và một số lượng không đoán trước được những văn bản trước nó cùng những

nguyên tắc và quy chuẩn chính thức.

Tóm lại, điển phạm là những tác phẩm hay nhóm tác phẩm có tinh chat mẫu

mực của một nền văn học, nó lưu giữ quá khứ và liên hệ với hiện tai Quá trình hình

thành của điển phạm phải tính từ cả hai phía, trước hết là bản thân giá trị thẩm mỹnội tại của tác phẩm, sau đó là sự ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, thiết chế xã hội,

giáo dục, kinh tế và chính trị Sự hình thành và lưu giữ điển phạm được tiễn hànhchủ yếu qua cách thức sau: một tác phẩm được coi là điển phạm khi xuất hiện sựmô phỏng và sao chép qua các thế hệ Tuy nhiên, cũng có thể tính đến thiết chế giáo

dục chính thống là nơi hình thành hay lưu giữ điển phạm và vai trò của các nhà phê

bình Điển phạm không phải là hiện thân cho các giá trị phi lịch sử và tong quát mà

21

Trang 28

nó có tính lịch sử và biến đổi theo thời gian Mỗi một trào lưu văn học mới sẽ khởiđầu bằng quá trình giải điển phạm một số tác phẩm từng là điển phạm và hoànthành bang sự điển phạm hóa một số tác phâm mới ra đời Những tác phẩm đượccoi là điển phạm sẽ trở thành khuôn mẫu, quy phạm ở các mức độ khác nhau chomột giai đoạn văn học, một nên mỹ học Có thể nói, điển phạm chính là tự sự vềmột cách nhìn văn học của mỗi thời đại Lịch sử văn học Việt Nam tính đến nay đãtrải qua ba lần điển phạm hóa lớn Lan đầu tiên diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XV vớibộ phận văn học chữ Hán có ý nghĩa đánh dau sự hoàn thành quá trình gia nhập của

nền văn học Việt Nam vào vùng văn học Đông Á Lần thứ hai diễn ra với bộ phận

văn học chữ Nôm ở nửa cuối thé ky XVIII- nửa đầu thế ky XIX là dau mốc trưởngthành của nền văn học theo hướng dân tộc hóa Hiện đại hóa nền văn học bằng chữQuốc ngữ diễn ra vào thế kỷ XX dưới sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây chínhlà lần điển phạm hóa lớn gần đây nhất của nền văn học Việt Nam.

3.1.2 Quá trình vận động tới điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt

Nam là một đề tài khá phức tạp, trong giới hạn luận án, chúng tôi chỉ lựa chọn một

phạm vi nghiên cứu nhất định, là lựa chọn ba tác giả cụ thể là Trần Nhân Tông,Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đề nghiên cứu trường hợp Chúng tôi hy vọng từ batác giả có thể khái quát những vấn đề mang tính lý thuyết cho cả giai đoạn Chọncác tác giả này, chúng tôi muốn nhấn mạnh tính quá trình nhiều hơn là bản thânđiển phạm.

Ở từng tác giả, chúng tôi cũng có những giới hạn phạm vi nghiên cứu nhất

định Dù quan niệm về văn chương hành chính của nhà Nho thời trung đại khác xaso với chúng ta ngày nay, nhưng tuy vậy, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi làmảng văn chương có tính chất nghệ thuật nhiều hơn là văn chương hành chính.

Chính vì vậy, ở Trần Nhân Tông, chúng tôi chỉ khảo sát thơ và phú của ông màkhông đề cập đến mảng thư từ ngoại giao Chúng tôi dựa chủ yếu vào văn bản các

tác phâm và bản dịch được in trong Tho văn Lý- Tran, tập 2 gồm 31 bài thơ, hai cặp

câu thơ lẻ, một bài minh, một bài tán chữ Hán và hai bài phú Nôm (có tham khảo

Toàn tập Ti ran Nhân T ông của Lê Mạnh That thêm vào một bai tho va một đoạnphiến).

Về Nguyễn Trãi, số lượng tác phẩm của ông dù đã mat mát khá nhiều sau vụ

22

Trang 29

án Lệ Chi viên, nhưng vẫn còn khá lớn so với các tác giả đương thời Nhưng với

quan niệm tập trung chủ yếu vào văn chương mang tính nghệ thuật nên chúng tôichỉ khảo sát hai tập tho Uc trai thi tập và Quốc âm thi tập, các bài văn Bình Ngô đạicáo, Chi Linh sơn phú, Băng Ho di sự lục và Lam Sơn thực lục Chúng tôi sẽ không

đề cập đến Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí và các văn bản hành chính công vụ

khác trong nghiên cứu của mình Văn bản tác pham va bản dich dùng để khảo sát

chúng tôi sẽ dựa vào Nguyễn Trãi toàn tập tân biên do Mai Quốc Liên chủ biên (cótham khảo Nguyễn Trãi toàn tập của Ủy ban Khoa học Xã hội).

Lê Thánh Tông sáng tác khá nhiều Quan trọng nhất và chiếm số lượng lớnnhất trong di sản văn chương của ông là thơ chữ Hán với khoảng 320 bài [165, tr.

49], bao gồm chin tập: Anh hoa hiếu trị, Châu cơ thang thưởng, Chỉnh Tây kỷ hành,

Minh lương cẩm tú, Van mình cổ xúy, Quỳnh uyén cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Co kimcung từ thi tập và Xuân vân thi tập, và gần 150 bài không thuộc tập nào Ngoài raông còn dé lại một bài phú chữ Hán Lam Sơn Lương thủy phú Bên cạnh đó, LêThánh Tông cũng sáng tác khá nhiều thơ chữ Nôm, hiện còn lại chừng vài chục bàithơ trong Hong Đức quốc âm thi tập và một bài văn Nôm Thập giới cô hôn quốc

ngữ văn Ngoài ra, chúng tôi cũng giống như nhiều nhà nghiên cứu khác có nhiều lýdo tin rằng văn bản tác phẩm Thánh Tông di thảo hiện còn tất ít khả năng là sángtác của Lê Thánh Tông, nên sẽ không dé cập đến tác phẩm này trong luận án Cũngvì lý do vấn đề tác giả không chắc chắn nên chúng tôi cũng sẽ không nhắc đến

Thập giới cô hồn quốc ngữ văn Chúng tôi sử dụng các văn bản tác phẩm và bản

dịch trong Thơ văn Lê Thánh Tông (1986), Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông tổng tập(2003) và Hong Đức quốc âm thi tập (1982).

3.1.3 Sự điển phạm hóa của văn học nhà Nho là quá trình văn học nhà Nhovận động phát triển tiễn đến trở thành khuôn mẫu, tiêu chuẩn cho văn chương nhaNho đương thời và hậu thế noi theo Điều ay có nghĩa là, điển phạm văn học nhà

Nho thuộc về một giai đoạn nhất định và không có tính chất vĩnh viễn, hay nói cách

khác, không thể dùng cái nhìn của người hiện đại để phán xét điển phạm quá khứ.Dĩ nhiên quá trình này chịu sự tác động của các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội và cóthể soi chiếu từ chính bản thân văn bản tác phẩm Tuy có tính đến những yếu tố bên

ngoài tác động tới văn học, nhưng luận án xác định đối tượng nghiên cứu chính là

23

Trang 30

quá trình điển phạm hóa diễn ra bên trong những văn bản tác phẩm, chính vìvậy, việc đưa ra một hệ tiêu chí dé xác định đối tượng văn học nhà Nho là rất cầnthiết Những tiêu chí này được rút ra từ chính bản chất của Nho giáo và văn chương

trong quan niệm của nhà Nho.

- Thứ nhất, văn học nhà Nho được sáng tác bởi các tác giả chịu ảnh hưởng

của Nho giáo, trong thời đại Nho giáo có vai trò nhất định hoặc thống trị xã hội.

Đây là yếu tố đầu tiên mang tính tiền đề cho sự xuất hiện của văn học nhà Nho.

- Thứ hai, về quan niệm văn học, văn chương nhà Nho chính mang đặc tínhchức năng xã hội điển hình Lưu Hiệp nói về văn như sau: “Nguồn gốc của cái vănở con người là bắt đầu từ khi vũ trụ ra đời (thái cực) Cái đi sâu được vào nơi bí an,nói lên được (tán) cái vi diệu của sự vật (thần minh) thì trước hết là các quái tượngcủa Kinh dịch” [3, tr 127] “Từ thời Phục Hi đến thời Không Tử, các vị thánh nhânđời xưa khai sáng Vị vua không ngôi (Không Tử) thuật lại, dạy dỗ, không ai làkhông lấy cái tinh thần (tâm) của tự nhiên (đạo) dé trình bày thành văn chương, xét

các dao lý vi diệu dé giáo dục (con người)” [3, tr 128] “Do đó ta biết: Cái tự nhiên

(đạo) nhờ các thánh nhân mà thành văn chương; các thánh nhân (ngược lại) lại dựa

vào văn chương dé làm sáng tỏ cái lẽ tự nhiên (đạo) (Làm như thé thì) ở đâu cũngthông suốt, không bị bé tắc, ngày nào cũng dùng mà không thấy thiếu Kinh dichnói: “Cái có thé cô võ lay động thiên ha đó là ở lời” Cái lời sở dĩ cô võ được thiên

hạ vì nó là cái văn của tự nhiên (đạo)” [3, tr 129] Nho giáo quan niệm văn chương

bắt nguồn từ đạo của trời, thánh nhân dùng văn để truyền tải cái đạo đấy đến với

chúng nhân, nhằm giáo hóa con người theo được cái đạo đấy của trời đất Chính vì

vậy, văn chương Nho giáo là “văn di tải dao” và “thi di ngôn chỉ”.

- Thứ ba, về chủ đề, dé tai, văn chương nhà Nho hướng đến những vấn đềcua cuộc sông xã hội, những van đề quan thiết với cuộc đời của một nhà Nho, cácchuyện tu, té, tri, binh Van chuong nha Nho chinh thong không quan tâm đếnnhững chuyện ngoài phạm vi này Nhà Nho có thé nhắc đến thiên nhiên như giangsơn gam voc, tùng cúc trúc mai, đến con người như ngư tiều canh mục thi tất cảcũng là dé minh hoa cho những nội dung mang tinh xã hội, dé truyền tải những vấn

đề đạo lý nói trên Văn chương nhà Nho có những giới hạn nghiêm ngặt về nộidung được đề cập đến Điều này xuất phát từ đặc trưng của Nho giáo.

24

Trang 31

- Thứ tư, về các hình tượng trung tâm: Hình tượng số một của văn học nhàNho là các nhà Nho hành đạo Họ là các hình tượng nhà Nho kiểu mẫu, các mẫuhình nhân vật luôn song theo cac nguyén tắc, các chuẩn mực dao đức của Nho giáo.

Các hình tượng quan trọng khác của văn học nhà Nho luôn được khắc họa theo mô

hình nhân cách lý tưởng của Nho gia.

- Thứ năm, về đặc trưng thẩm mỹ, cái đẹp trong văn chương nhà Nho là cái

đẹp của thế giới thực tại, của đời sống thế tục Nhà Nho tìm kiếm mục đích sốngcủa mình ở ngay trên cõi trần gian này chứ không phải bat cứ thé giới bên ngoài nào.Đặc biệt, đối với bộ phận văn chương này, thứ quan trọng hàng đầu là cái đẹp của

nhân cách chủ thể, của sự tự tu dưỡng, của nỗ lực “thận độc” trong suốt cuộc đời.Một trong những đặc trưng thâm mỹ của văn học nhà Nho là cái đẹp của tình cảmđược lý trí chế ước trong phạm vi của cái trung hòa “Tâm tính học của Nho giahướng tới sự phù hợp tuyệt đối, phù hợp tới độ nhất thé giữa ban năng và lễ chế/ các

thiết chế xã hội Cái đó nhà nho gọi là “phát nhi giai trúng tiết” Nó là Hoà Hoà ở

đây là tư tưởng, tình cảm, bản năng, xúc cảm hoàn toàn được làm chủ, được điều

tiết và những tình cảm bản năng đó không gì vượt ra ngoài khuôn phép Cái tiêuchí, chỗ dựa để điều tiết đó là các quy định của lễ chế Tu tâm dưỡng tính thực chất

là làm cho tình cảm tự nhiên không mẫu thuẫn với lễ” [128].

- Thứ sáu, về phương diện thi pháp Thời gian nghệ thuật trong văn học nhàNho luôn hướng về quá khứ, sử dụng quá khứ làm chuẩn mực, làm thước đo cho

hiện tại và tương lai Nhà Nho xác lập cho mình một hệ giá trị dựa trên những ước

lệ về một quá khứ hoàn hảo, huy hoàng, một quá khứ đại diện cho Đạo Thời gianđối với nhà Nho không vận động mà chỉ biến đồi theo chu kỳ tuần hoàn thịnh suy,trị loạn Không gian nghệ thuật trong văn học nhà Nho là không gian hiện thực, thế

tục, là cung đình, nông thôn, sơn thủy Nhưng những không gian này thường

mang tính ước lệ, biểu trưng.

- Thứ bảy, về thể loại, văn học nhà Nho là văn chương chức năng nên coi

trọng các thể loại mang tính chức năng xã hội như chiếu, biéu, cáo, hich Đối vớivăn học nhà Nho, ngay cả các thể loại mang tính nghệ thuật nhiều hơn như thơ, phú

cũng bị chức năng hóa Ví dụ trong thơ ca, thé thơ đề vịnh trở thành tiểu loại tiêu

25

Trang 32

biểu của văn chương nhà Nho, một thé thơ mượn cớ đề vịnh các đồ vật, sự vật dé kythác những van dé dao đức.

- Thứ tám, các yêu tô hình thức như thi liệu, văn liệu, dụng điển có thé thay

rõ sự xuất hiện của các yếu tố liên quan đến tư tưởng, sách vở kinh điển Nho giáo.Tuy nhiên, các phương diện như nghệ thuật lập ý, dùng hình ảnh, cau trúc ngôn từthì văn học nhà Nho không có nhiều sự khác biệt với các bộ phận văn chương khác.

Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi không trình bày dan trải hết các van dékể trên của văn học nhà Nho mà chi ưu tiên lựa chọn những tiêu chí quan trọng nhất:

tác giả, quan niệm văn học và đặc trưng thấm mỹ, chủ đề- đề tài, hình tượng trung

tâm, thời gian và không gian nghệ thuật Tuy nhiên, dù không đưa thành các tiểu

mục, nhưng chúng tôi cũng sẽ ít nhiều đề cập đến các yếu tô còn lại như thé loại,

ngôn ngữ trong khi trình bày các vấn đề mà chúng tôi ưu tiên.

thời gian nghệ thuật

- Nghiên cứu một số trường hop cu thé, một số tác giả tiêu biểu đưới gócnhìn sự hình thành và phát triển của văn học nhà nho ở Việt Nam, nhìn họ nhưnhững mắt xích trong chuỗi vận động của lịch sử văn học.

- Từ đó nhận diện các đặc trưng của văn học nhà Nho ở Việt Nam trong mối

tương quan với Phật, Đạo.

4 Phương pháp nghiên cứu

Vì đối tượng nghiên cứu là vấn đề điển phạm hóa của văn học nhà Nho ởgiai đoạn cuối thé ky XIII đến hết thế ky XV nên chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiềuphương pháp và cách tiếp cận khoa học khác nhau dé có thé soi chiếu đối tượng từ

nhiêu góc độ.

26

Trang 33

Phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên suốt luận án là phương pháp liênngành Đề tài luận án đề cập đến đối tượng là văn học nhà Nho trong lịch sử vănhọc, thuộc về một thời đại tư duy nguyên hợp còn hết sức mạnh mẽ Như chúng tôiđã đưa ra định nghĩa về văn học nhà Nho, là loại hình văn học chịu ảnh hưởng của

Nho giáo do các tác giả là nhà Nho hoặc những người chịu ảnh hưởng của Nho giáo

sáng tác, chính vì thế đối tượng của luận án là văn học trong mối quan hệ với Nho

giáo, và rộng hon la mối quan hệ với Tam giáo Chính vì thế, luận án buộc phải vận

dụng những tri thức và phương pháp nghiên cứu liên quan đến triết học (Nho, Phật,

Đạo), lịch sử kết hợp với chuyên ngành văn học Nghiên cứu liên ngành là nghiên

cứu liên khoa học, là sự kết hợp các môn học, các ngành học với nhau Nhưng liênngành không phải là dau cộng đơn giản của các ngành khoa học, mà là sự tong tíchhợp các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành vào trongmột ngành khoa học mới Liên ngành là sử dụng lối tư duy phức hợp để xem xétmột đối tượng mang tính nguyên hợp như thé, là quay trở về cách tư duy tông hợp

trước đây nhưng ở cấp độ cao hơn.

Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu loại hình và cấutrúc loại hình, tìm hiểu cấu trúc của loại hình hoc văn học nhà Nho, xác định vị trícủa các yếu tố trong hệ thống, tìm hiểu mô thức vận động và phát triển của các yếutố Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study), lựachọn ba trường hợp có ý nghĩa tiêu biểu cho từng giai đoạn để khái quát đượcnhững vấn đề mang tính hệ thống Phương pháp hệ thống được sử dụng xuyên suốtluận án với nhằm khám phá mối liên hệ bên trong của một tổng thể các hiện tượngvà các thành tố dé tìm ra tinh thống nhất về mặt cấu trúc của chúng.

Ở từng vấn đề, chúng tôi kết hợp các phương pháp và các cách tiếp cận:

+ Thông diễn học: khi tìm hiểu những đặc trưng mang tính thẩm mỹ của các

tác phẩm hoặc một tác giả từ các phạm trù mỹ học, các mối quan hệ giữa chủ thé và

khách thé thầm mỹ.

+ Thi pháp học: Khi muốn “nghiên cứu về sự tiễn hóa của các phương thức,phương tiện chiếm lĩnh thế giới bang hình tượng, sự hoạt động chức năng xã hội-thẩm mỹ của chúng, nghiên cứu số phận của các khám phá nghệ thuật” [60, tr 36-

27

Trang 34

+ Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Khi muốn tìm hiểu các yếu tố của vănbản tác phẩm thông qua việc phục nguyên lại đời sống văn hóa của một thời đạinhất định, dùng nó dé giai ma cho cac van dé van học, đặc biệt là các quan niệm về

văn và sáng tác văn chương.

Ngoài ra, chúng tôi vận dụng các thao tác thông thường như: phân tích, so

sánh, đối chiếu, thống kê, phân loại, mô hình hóa, khảo sát văn bản 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Phác họa được quá trình điển phạm hóa văn học nhà Nho ở Việt Nam, đồngthời qua đó cũng có thé nhìn nhận tiến trình văn học Việt Nam một cách liền mach

và có hệ thống từ góc độ sự ảnh hưởng của Nho giáo tới văn học.

- Soi chiếu các tác giả và nhất là tác phẩm dưới góc độ điển phạm hóa của

giảng dạy cho sinh viên cũng như học viên cao học của ngành Văn học.

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án gồm 3

Chương 1: Giai đoạn khởi đầu của văn học nhà Nho - trường hợp Trần Nhân Tông

Chương 2: Giai đoạn định hình của văn học nhà Nho- trường hợp Nguyễn Trãi

Chương 3: Giai đoạn điên phạm của văn học nhà Nho- trường hợp Lê Thanh Tông

28

Trang 35

CHƯƠNG 1: GIAI DOAN KHOI ĐẦU CUA VAN HỌC NHÀ NHO —TRUONG HOP TRAN NHAN TONG

Tran Nhân Tông (1258-1308) không phải là một nha nho, nhưng ông van là

người đại diện cho giai đoạn đầu tiên của văn học nhà nho ở Việt Nam, một sự khởi

đầu từ trong lòng văn học Phật giáo Dĩ nhiên, nền văn học viết Việt Nam ra đời từ

thé kỷ X dưới sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc” đã tích hợp sẵn trong minh

các yếu tố của Tam giáo Các nhà sư trong khi tu hành thì theo sát tôn chỉ, giáo quy,nhưng từ thuở nhỏ học Nho, tập làm văn theo tinh thần và kỹ xảo Nho, nên rất khó

tách bạch ra một “dòng văn chương Phật giáo” ở Việt Nam Sự khởi đầu này cóthé chớm nảy nở từ những tác giả đầu tiên của nền văn học Việt Nam, hay của văn

học Thién- nếu quan niệm rằng có một nền văn học Thiền ở Việt Nam- như là ĐỗPháp Thuận, Ngô Chân Lưu, đến Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung ,nhưng chỉ thật sự rõ rệt từ Trần Nhân Tông và Huyền Quang Con đường từ TrầnNhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông là con đường điển phạm hóa củavăn học nhà Nho, đi từ Thiền sang Nho Ở chương này, chúng tôi sẽ mô tả sự khởi

đầu đó qua trường hợp của Trần Nhân Tông.

1.1 Thiền tông từ Huệ Năng đến Trần Nhân Tông

Căn cốt của Phật giáo chính là vấn đề giải thoát và giác ngộ Phật cho rằng

đời sống con người chìm đắm trong những nỗi thống khổ, và những kiếp khổ đó

luan quan mãi trong vòng luân hồi Căn nguyên của nó được nhìn nhận là do sự vôminh Vậy, vấn đề của Phật chính là tìm cách vén được bức màn tăm tối của vô

minh, nhận thức bản lai diện mục, và từ đó thoát khỏi vòng luân hồi Nhưng làm thế

nao dé giác ngộ và Niết bàn là đâu thi lại có nhiều quan niệm khác nhau Từ đó mớikhiến Phật giáo chia ra làm các tông phái khác nhau Thiền tông là một dòng lớncủa Phật giáo do chính Đức Phật truyền cho đệ tử Ca Diếp Khi được truyền vàoTrung Hoa, do sự tương tác và chịu ảnh hưởng của các tư tưởng bản địa, ThiềnTrung Quốc đã tạo ra những nét đặc sắc riêng Phật giáo nguyên thủy ở Ấn Độ định

3 Trần Đình Hượu cho rằng: “Nén văn học đó đầu tiên là nhất thé với văn học Trung Quốc, sau đó mới tách ra phát triển độc lập, dừng lại ở hình

thức Đường- Tống, không tiếp tục con đường phát triển như ở Trung Quốc.” [49, tr 502]

4 Trần Đình Hượu hơn một lần đặt dấu hỏi về sự tổn tại của một nền văn học Phật giáo hay một giai đoạn văn học Thiền ở Việt Nam: “Có hay

không một giai đoạn văn học Thiền” [49, tr 521]

29

Trang 36

hướng sự giác ngộ bằng đồng nhất mình với bản thể Phật siêu hình ngoại tại, nhưngsang đến Trung Quốc, thông qua tư duy của người Trung Quốc, Thiền đã trở về vớicuộc sông thường nhật Sự tiếp nhận Phật giáo khiến nền văn hóa Trung Quốc dầndần hình thành thế chân vạc, Nho- Phật- Đạo đồng hành, bổ sung cho nhau Lúcnày, day không còn là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo nguyên thủy, mà là Nho, Phật,

Đạo đã trải qua những quá trình phát triển, dung nạp, hấp thụ tinh thần lẫn nhau.

Quy luật vận động và phát triển của xã hội đã đào thải vô số các hệ tư tưởng trongsố bách gia, ngược lại, khiến cho một số ít là Nho và Đạo có được cơ chế tự đổi mớikhông ngừng, bằng cách hấp thụ vào mình các hệ tư tưởng khác Sự dung hợp củaNho- Đạo- Pháp ở giai đoạn Chiến Quốc, rồi đến sự dung hợp của Nho- Đạo- Phật

ở các giai đoạn sau đã tạo nên diện mạo chính của truyền thống văn hóa Trung

Quốc nói riêng và các nước khu vực Đông Á nói chung.

Theo các tư liệu còn lại, Thiền được Bồ Đề Đạt Ma du nhập vào Trung Quốckhoảng vào đời Lương Vũ Dé (tại vị 502-549) Nhưng dường như cái mà Bồ ĐềĐạt Ma mang tới đất Trung Hoa chỉ là một hạt giống, mà phải đến Huệ Năng (637-713), Lục tô của Thiền Nam Tông thì Thiền mới thực sự hoàn thành quá trình TrungQuốc hóa Có thể nói, bước ngoặt quan trọng của Thiền chính là sự chia tách củaNam Tông và Bắc Tông.

Bo dé bản vô thụ

Minh kính diệc phi dai

Ban lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai

(Bồ đề vốn chăng phải cây

Gương sáng vốn chăng phải đài

Xưa nay vốn dĩ không một vật

Chỗ nào tồn tại chân thực dé trần ai bám vao ? )

Chính nhờ bài kệ này, Hoằng Nhẫn đã lặng lẽ truyền y bát và tâm ấn choHuệ Năng và khuyên đi về phương nam Có thể câu chuyện này mang đậm chấthuyền thoại nhưng tỉnh thần của nó lại phản ánh khá chính xác bản chất của sự chiatách tông phái Bài kệ của Huệ Năng đã diễn đạt được hầu như những gì tỉnh túy

nhất của tinh thần Thiền Trước hết nó thể hiện tư tưởng về tính Không, một hạt30

Trang 37

nhân của triết học Thiền, cũng như nhãn kiến vô sở trụ trong định hướng tu hành.Hai câu đầu nói về sự bất lực của con người trước chân lý tuyệt đối, hai câu sau nóingười ta không thé tu hành dé đạt được chân lý tuyệt đối ấy “Không thé tu hành

không có nghĩa là không tu hành, mà có nghĩa là xem không tu hành là tu hành”

[68, tr.449] Nó đối ngược lại bài kệ Thần Tú muốn nói rằng có sự hiện hữu của một

chân lý tuyệt đối, và muốn đạt được chân lý ấy thì có thé dùng công phu tu hành.

Trước khi đến với Phật giáo, Thần Tú đã là một người theo Nho học Chính xuấtphát điểm đó đã khiến Thần Tú sau này khác hăn người đồng môn không biết chữ làHuệ Năng Tri thức vừa là điểm mạnh nhưng vừa là thứ trói buộc Thần Tú trên conđường cao tốc chiếm lĩnh tức thì yếu chỉ của Thiền Thần Tú tin vào tiệm ngộ, tứclà ngộ theo tuần tự, đòi hỏi thời gian, công phu tu tập, sự chuyền hóa về chất chỉ cóđược sau sự tích lũy về lượng, trong khi Huệ Năng lại chủ trương đồn ngộ, tức làngộ (chuyền hóa) tức thì, không theo tuần tự Đặc sắc lớn nhất của Thiền Nam Tônglà đốn ngộ Theo Huệ Năng, Thiền chính là “kiến tính”, đó là thấy được Phật tính,

hay về mặt trí, là bát nhã Ông cho rằng Phật tính vốn có sẵn trong mỗi con người,

mà chỉ vì mê lầm nên chúng ta đã dé nó chìm lấp trong bóng tối, vậy nên cần có sựkhai ngộ dé cho ta nhận ra được Tính đó Tính ay la nang luc thấu triệt chân lý có

san Nó là duy nhất , thuần nhất và bình đăng trong tat cả mọi người Kiến tính tứclà thấy tức thì, thâu tóm được toàn bộ bản chất trong một cái nhìn, một cái thực tạisiêu việt, vượt lên mọi kiến giải nhị nguyên dưới mọi hình thức Theo đó sự giácngộ tìm thấy từ trong chính tâm tính mang xúc cảm và tình cảm của con người hiệnthực chứ không phải tìm kiếm từ bên ngoài Và do đó trên phương diện tu tập, sựthấu triệt chân lý theo phép quán tưởng không phải chỉ trông chờ ở việc ngồi thiềnmà nó được thực thi trong mọi công việc hàng ngày, "bổ củi gánh nước cũng là điệuđạo" cũng là như thế Huệ Năng mở ra con đường hướng vào tâm tính để giác ngộ,

hướng về đời sống thế tục dé tìm giác ngộ và đem cơ hội của sự giác ngộ trao chotất cả mọi người Huệ Năng vừa nhắn mạnh va đào sâu thêm tinh hoa của Thiền,

vừa đem nó đặt vào cuộc đời hiện thực.

Có thé nói, Huệ Năng chính là mốc chuyền biến quan trong của Thiền, từ“Phật giáo ở Trung Quốc” tới chỗ có thể được gọi là “Phật giáo Trung Quốc” Chođến lúc ấy, Thiền mới thực sự hoàn thành quá trình Trung Quốc hóa và đặt dấu ấn

31

Trang 38

vào lịch sử Trung Hoa Thiền chính là Phật giáo thông qua tư duy tổng hợp Tamgiáo của người Trung Quốc theo khuynh hướng thực tế và nhập thế, nó khiến chotriết lý giải thoát của Thiền trở thành một kinh nghiệm tôn giáo khả thi có khả nănghiện thực hóa và nhập thế mạnh mẽ Thiền không cần đến lý luận giáo pháp hay cácnghỉ thức tôn giáo, cũng chang viện những ngôn ngữ trừu tượng, ngay cả việc ngồi

thiền định theo nghĩa cổ truyền cũng không còn quá cần thiết Thiền chỉ làm việc

chỉ ra con đường, còn mỗi cá nhân phải tự mình tim ra phương tiện, cách thức dé dihết con đường đó.

Đối với Thiền, giải thoát không phải để đến một thế giới nào khác, mà désống trong chính thế giới trần tục này một cách an nhiên tự tại Đối với Thiền,không tồn tại một Niét bàn nằm ngoài thế giới trần tục nay, nơi mà con người ta khitới được thì bỏ lại đăng sau mọi phiền muộn âu lo, mọi ràng buộc của quy luật luânhồi, nơi không có mặt của thời gian mà chỉ mãi mãi là mùa xuân vĩnh hằng Niétban chang phải đâu xa mà ở trong chính thế gian nay, hay nói cách khác là ở trongtâm mỗi con người Khi đã vứt bỏ mê lầm thì con người đã được giải thoát khỏiluân hồi dù vẫn đang ở trong luân hồi, tới được cõi Niết Bàn dù vẫn đang ở trongthé gian này Con đường ngộ dao của Thiền là di từ mê đến ngộ, nghĩa là từ phamnhập thánh Nhưng sau khi nhập thánh rồi thì đời sống của thánh nhân không khácgì với đời sống của người bình thường: “Bình thường tâm thị đạo” (Tâm bình

thường là đạo) [68, tr 462] Do vậy mà tâm thánh nhân cũng chính là tâm bình

thường, như thế lại là từ thánh vào phàm Con đường của thánh nhân là từ phàm trởvào thánh, rồi lai từ thánh trở lại pham.

Phật giáo vào Việt Nam từ khoảng những thế kỷ đầu Công nguyên bằng cảhai con đường từ An Độ qua đường biển vào và từ phía Bắc xuống Nhung có sứcsông lâu dài nhất ở Việt Nam chính là Thiền học có nguồn gốc từ Thiền Nam tôngtừ Trung Hoa sang Việc chuyên niềm tin từ chỗ coi Niét bàn là một cõi có vị tri

không - thời gian xác định nào đó, và thuộc về tương lai, một “tương lai vĩnh hằng”

nhưng vô vọng, sang chỗ coi Niết bàn là một trạng thái tâm lý — tinh thần, có thé đạttới ngay trong đời sống thực và ngay trong cõi trần thế này, đã là một cú hích vô

cùng lớn khiến cho Thiền trở thành một giáo lý mang tính nhập thế Nó cũng tương

thích với não trạng của người Việt -không hứng thú và không thích hợp với những

32

Trang 39

thứ thuyết giáo quá siêu hình, không mang tính “thực dụng và thực tế”” Thế kỷ thứ

X, khi Việt Nam giành quyền tự chủ, đạo Phật đã có những đóng góp tích cực vàoviệc dựng nước Thiền sư chính là những trí thức, tầng lớp tỉnh hoa đầu tiên củanước Đại (Cd) Việt thời độc lập Họ là những quân su dau tiên, những nhà ngoạigiao đầu tiên, và cũng là những thi sĩ đầu tiên của đất nước Năm 971, vua Đinh

Tiên Hoàng đã có một loạt các động thái là định giai cấp cho tăng sĩ và ban chức

tăng thống cho thiền sư Ngô Chân Lưu, hiệu Khuông Việt đại sư, vậy là “chính thứcnhận Phật giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự” [70, tr 185] Còn LêĐại Hành thì cử Ngô Chân Lưu và Đỗ Pháp Thuận ra đón tiếp sứ nhà Tống Đếnđời Lý, các nhà sư lui dần khỏi chính trường, nhưng sức ảnh hưởng của Phật giáo

lại trở nên sâu sắc hơn nhiều Các vua Lý văn hóa cao hơn, đã tiếp nhận Phật giáo ở

góc độ tâm linh và tri thức đều đậm đặc hơn các triều đại trước Nhìn chung, Thiềnthời Lý là nhập thế, nhưng cái nhập thế của Thiền đời Lý vẫn chỉ là khuynh hướng

có tính lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn, và tính siêu việt của nó vẫn lấn át Sự bao

trùm của Phật giáo trong đời sống xã hội Đại Việt thời kỳ đầu tự chủ xuất phát từ sự

phố biến của Phật giáo trên mảnh đất Giao Châu ở thé kỷ X, từ sự tương thích củaPhật giáo với điều kiện lịch sử xã hội Đại Việt những ngày còn non trẻ, bởi một đấtnước vừa trải qua chiến tranh loạn lạc, mô hình chính trị- nhà nước còn rất hoang sơthì mới chỉ cần một hệ tư tưởng đủ sức tran an dân chúng, tập hợp được lực lượng.Những nỗ lực kết hợp thần quyền và vương quyền ở các triều đại Lý- Trần thuộc về

chiến lược nhằm củng cố sức mạnh cho nhà nước quân chủ Mặt khác, sự lựa chọn

Phật giáo cũng xuất phát từ nhu cầu cố gắng thiết lập một thé chế xã hội, một môhình nhà nước vừa giống lại vừa khác với phương Bắc Yếu tố “giống phương Bắc”xuất hiện một cách tự nhiên từ nhu cầu phải trưởng thành đủ dé đứng bên cạnh quốcgia lang giềng hùng mạnh ấy- là ngưỡng tran của văn minh mà người Việt được tiếpxúc khi đó, một quá trình đã diễn tiến hàng ngàn năm từ trong thời Bắc thuộc và

tiếp diễn mãi trong lịch sử Việt Nam sau này” Yếu tố “khác phương Bắc” khởi5 Xin xem thêm Trần Dinh Hượu, Vấn dé tìm đặc sắc văn hóa dan tộc [52, tr 182-193].

6 Trong “The birth of Vietnam”, Keith Taylor đã mô tả sự ra đời của nước Đại Việt như là quá trình tìm cách thích ứng lâu dai với quyền lực

láng giềng Trung Quốc theo hai hướng vừa nỗ lực duy trì ban sắc dân tộc, vừa cô gắng tiếp nhận những giá trị văn hóa của người Trung Quốc, cóthể hình dung như một sự giang co giữa hai vùng văn hóa Đông Nam A và Đông A: “Sự ra đời của nước Việt Nam được mô tả trong cuón sách

này là sự ra đời của một ý thức mới trong thé giới văn hóa Đông A nhưng lại khởi nguồn từ bên ngoài thé giới ấy Xét trong bối cảnh của Đông A

33

Trang 40

nguồn từ yêu cầu phải khác biệt để có thể đàng hoàng đứng riêng bên cạnh họ Dĩnhiên, Phật giáo ở một phương diện cũng vẫn cứ là xuất phát từ phương Bắc, nhưngmô hình xã hội lay Phật giáo làm quốc giáo thì rõ ràng là “khác phương Bắc” đươngthời Và cũng không phải ngẫu nhiên mà các vua Ly Tran đã lần lượt cố găng lập ranhững Thiên phái riêng của mình, từ Thảo Đường tới Trúc Lâm Chúng tôi cho rằng

đây là một cách thức cụ thê hóa các ý đồ kết hợp vương quyền và thần quyền ở một

vị hoàng dé đồng thời là giáo chủ Ngay từ buổi đầu này, Phật giáo ở Đại Việt đãkhông thé tách rời với chính trị, với van đề quốc gia dân tộc.

Trần Nhân Tông là một vị hoàng dé sinh ra trong những ngày tháng gian laomà huy hoàng bậc nhất trong lịch sử nước Việt Nam Sự huy hoàng ấy chính ông làmột trong những người quan trọng nhất đã đóng góp công lao tạo thành Nhữngdong đầu tiên ở phần Nhân Tông hoàng dé trong Đại Việt sử ký chép: “Tén húy là

Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng tháihậu, sinh năm Mau Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8, tháng 11, ngày 11, được tinh

anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thé chất hoàn hảo, thần khí

tươi sáng Hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử Trên vai bên trái có nốtruồi den, cho nên có thé cáng đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5

năm, xuất gia 8 năm, tho 51 tudi, băng ở am Ngoa Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở

Đức Lăng Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời

thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần Song để tâm nơi kinh phật, tuy nói làdé siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thánh nhân” [74, tr 185].

Có thé nói, những dòng tiêu sử ngắn gọn trên đã cho chúng ta thấy khí chat của mộtbậc đế vương từ thuở lọt lòng của Trần Nhân Tông Ông hoặc quả thực đã sinh ravới tướng mao va tai năng bam sinh của một bậc dé vương, hoặc đã được các sử giathêm vào chút rực rỡ cho một huyền thoại vốn dĩ đã tự nó là huyền thoại rồi Bảnthân các sử gia dù lấn cấn về chuyện để tâm nơi cửa Phật của Trần Nhân Tôngnhưng chuyện đó vẫn không thể che mờ chút nào lòng kính trọng nhất mực của họvới ông Dù một mặt ông là một vị đại thiền sư sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm,

nói chung, day là ý thức về biên giới, nhưng đối với người Việt Nam nó chỉ đơn giản là sự tình cờ Họ phải học cách biéu lộ bản sắc phi Trung

Quốc của họ thông qua các di sản văn hóa của người Trung Quốc Mặc dù bị quyền lực Trung Hoa cưỡng chế trong một khoảng thời gian dàitrong lịch sử, nhưng sự bảo lưu được bản sắc Việt Nam cũng quan trọng như hình thức văn hóa biểu lộ bản sắc nay” [206, tr xxi].

34

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w