1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Văn học: Nhóm Hàn Thuyên trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 1940 - 1945

174 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hoàng Thị Hiền Lê

LUẬN ÁN TIEN SĨ VĂN HOC

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hoàng Thị Hiền Lê

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIỀN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS PHAM XUAN THẠCH

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kêtquả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bô trong bâtky công trình khoa học nào Nêu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 08 năm 2022Tác giả luận án

Hoàng Thị Hiền Lê

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin bay tỏ long biết on sâu sắc toi PGS TS Pham Xuân Thạch người thầy đã tận tinh hướng dẫn va động viên tôi trong suốt quá trình thựchiện luận án.

-Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Dai Khoa học xã hội vaNhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội, quý thầy cô là giảng viên của Tổ Văn họcViệt Nam - Khoa Văn học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và thực

hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Việt Nam học, Dai học Sư phạm HàNội — đơn vi công tac đã tao điều kiện để tôi được tham gia học tập, nghiên

cứu, hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 08 năm 2022Tác giả luận án

Hoàng Thị Hiền Lê

Trang 5

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

¡10/900 0 1

J9 31 Lý do chọn đề tài ¿- 2 c9 1E21211212111211211111 1111111121111 010.1 1erreg 3

2 Muc dich nghién UU na ỒỒ 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CU cece eescesecsessessesseessessessessessessessessessesseseeeees 54 Phương pháp nghiÊn CỨU - - c2 112321133211 13911 1591111 111181118 111811 E811 gvnnriệp 55 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài nghiên cứu - - 2 2 + z+szzxze: 76 Cấu trúc của luận án -. -c-S: St St E1 SESE9E111215111115111111151111111111111111111111 E11 ceE 7Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU 2-2 ©5225+25sze: 81.1 Bối cảnh ra đời nhóm Han Thuyén oo cece essesseesessessessessesssesessessesseesessen 81.1.1 Bối cảnh lich sử, xã hội, văn hoá Việt Nam những năm 1940 đến trước Cáchmạng tháng Tlắm - - 6 1k9 vn HT nh nh TH Hà HT ch HH Hành 8

1.1.2 Bối cảnh văn hoc những năm 1940 2-2 +£+E£EE£EE+E2EeEEeEEeExrErrvees 161.2 Nhóm Han Thuyên từ những mảnh vụn văn học Sử .-‹ 5+5 <++<ss2 201.2.1 Tính chất nhóm của Hàn Thuyên -2- 2 2 £+E+EE+EE+E++E££EeEEeEEzExzrrree 20

1.2.2 Các hoạt động của nhóm từ 1940 — 19445 - 5 2S +3 skkssrsirerrrerke 27

1.3 Van đề Hàn Thuyên trong lịch sử nghiên cứu văn học : :-s¿ 331.3.1 Nghiên cứu về Hàn Thuyên trước Cách mang Tháng Tám 1945 341.3.2 Nghiên cứu về Hàn Thuyên từ 1945 — 1946 ¿- 2 2+s+zxe£xeEzrzrzxez 37

1.3.3 Nhìn nhận Hàn Thuyên từ 1954-1985 - S 12.12 1 1 1xx xe, 39

1.3.4 Những đánh giá về Hàn Thuyên từ Đổi mới — nay 22 2 s2 s2 42

Tiểu kết Chương Ì 2-52 2+SE92EE2EEEEE2E1212112112712111121121121111 111111 54

Chương 2: TƯ TƯỞNG VĂN HOA - XÃ HỘI CUA NHÓM HAN THUYEN 562.1 Những quan điểm tư tưởng về văn hoá, văn minh ¿s55 s+cz2 z+se¿ 562.1.1 Sự hình thành va phát triển của văn minh - - 2 2 2 +Ee£x+£xz£+zxszxez 562.1.2 Những tư tưởng của Hàn Thuyén về các van đề văn hoá -. 612.2 Hình dung về xã hội, con người va van dé tiến hoá xã hội 632.2.1 Mỗi quan hệ giữa con người và xã hội 2- c2 2+22+ExeEEtzErzrrrxerrrred 632.2.2 Vấn đề tiền hoá xã hội ¿52t 22t 222 222 E2 tri 66

Trang 6

2.3 Những van dé bản sắc Việt Nam ¿- 2-2222 22E22E22212221221122121.221exre 74Tiểu kết Chương 2 - - 2-52 SE E9 1911211212111112112111111111111111 1111 ye 79

Chương 3: THỰC TIEN LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CUA

NHOM HAN THUYEN 2.00 5 803.1 Diện mao lý luận, phê bình nghiên cứu văn học của Han Thuyên 80

B.L.1 Ly Wain Van HOC e.e 80

3.1.2 Từ phê bình đến nghiên cứu văn học 2-22 s+++£x+tx+zx+zE+rszrxered 823.2 Những đặc điểm chung về hệ thống tư tưởng lý luận, phê bình nghiên cứu củaHan THuyén 0077 873.2.1 Quan điểm văn học phan ánh hiện thực - 25 5 2c s2 sssvssseresreres 873.2.2 Quan điểm phê bình duy vật biện chứng - 2-2 2 +£x+£++£+zE++Ezez 893.3 Sự kết hợp chủ nghĩa Mác xit với những khuynh hướng tư tưởng khác 93

3.3.1 Chủ nghĩa Mác với phương pháp tiểu sử và khuynh hướng phân tâm học 93

3.3.2 Chủ nghĩa Mác với khuynh hướng xã hội luận 5-5 5< <<<c++ 110Chương 4: THUC TIEN SANG TÁC VĂN HOC CUA NHÓM HAN THUYỀN I174.1 Khái quát về bức tranh sáng tác văn xuôi của Hàn Thuyên 1174.1.1 Những đề tai Chung oo cecccccccccccsccscescssessessesecsessessessessesessessessesesessessessessees 117

4.2.2 Su da dang về hình thức, thé loai cccceccccsccsesscsesseseesesecsesecsesecsessesveeeeneeeeeeees 119

4.2 Tinh thống nhất trong sáng tác của Hàn Thuyên -2- 2-5555: 1224.2.1 Tinh thống nhất về tư tưởng, chủ đề 2- 2¿-+2s++2x+2zx+zx++zxzzseex 1224.2.2 Tính thống nhất trong bút pháp thể hiện ¿2-52 22 2+ £Ee£e£zE+zez 1314.3 Tinh da dạng trong sang tác của Hàn Thuyên - - 55s ++ssssvseees 133

4.3.1 Phong cách văn chương Trương TỬU - c5 St stseerreerrrererree 133

4.3.2 Phong cách tiêu thuyết trinh thám của Bùi Huy Phồn - - 1454.3.3 Phong cách tiêu thuyết hiện thực của Nguyễn Đức Quỳnh 148

4.3.4 Phong cách tả chân của Nguyễn Đình Lap - 22 2+s+czzx+£zxscs2 150

Tiểu kết Chương 4 2- 5c + S229 E9EEE2E1211211211111111121121111111111111 1E te 1544000900077 156DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

DEN LUAN AN ec 159TAI LIEU THAM KHAO 1 161

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, những năm đầu thế kỷ XX là

thời kỳ nhiều biến động Chính vì những biến động đó, nhiều van đề vẫn được

lật di lật lại ở thế ki XXI dé thay lich sử trả lời những câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Hiện tượng hình thành các nhóm phái tư tưởng những năm 1940 — 1945 tiếp

nối giai đoạn trước đã góp phần làm phong phú diện mạo của đời sống vănhọc Việt Nam hiện đại Trong số đó, sáng tác của nhiều nhóm đã đượcnghiên cứu và xuất ban day đủ như Tự luc văn đoàn, Tân dân, Nam Phong,

Trị Tân, Thanh Nghị Nhưng Hàn Thuyên là một hiện tượng đặc biệt Những

tác giả nổi bật tham gia va cộng tác với nhóm là Trương Tửu, Lương ĐứcThiệp, Bùi Huy Phén, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đồng Chi, BùiHuy Phén Đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy công trình văn học sử nào

đề cập đến nhóm dù khang định hay phê phán Việc đánh giá Hàn Thuyên

chưa được thống nhất, ngay cả sự tồn tại tính chất “nhóm” của nó vẫn cònnhững ý kiến tranh luận.

1.2 Hàn Thuyên trước tiên được xây dựng là một nhà xuất bản với

Trương Tửu làm chủ bút, còn ông Nguyễn Xuân Lương phụ trách việc kinh

doanh Ban đầu, Han Thuyén xuất bản cục chủ trương nhận in những an phẩmcó giá trị ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ nghệ thuật, xã hội đến khoa học, tựnhiên Chỉ sau một thời gian ngắn, Han Thuyén phát trién thành một nhóm

tư tưởng với nhiều khuynh hướng, kêu gọi sự tự do trong văn học nghệ thuật,

kiến thiết một nền “tân văn hoá” Trong giới hạn cho phép, chúng tôi cô gắngthu thập đầy đủ nhất có thé các ấn phẩm in ở nhà xuất bản, đồng thời phântích những tư tưởng chủ đạo mà các tác giả Hàn Thuyên theo đuôi và chỉphối trong sự nghiệp cầm bút của mình Không những thế, chúng tôi cũngcô gắng đặt Hàn Thuyền trong môi quan hệ với các nhóm tư tưởng thời kì này

đê có cái nhìn tông quan, đa dạng và thực tê.

Trang 8

1.3 Đề tài mong muốn khôi phục lại diện mao của Han Thuyên thôngqua các hoạt động chủ yếu, từ đó phần nào hoàn thiện toan cảnh lịch sử vănhọc dân tộc thời kỳ 1940 — 1945, đồng thời cung cấp những tư liệu về nhóm

cho những nghiên cứu sau Thông qua các tác phẩm tiêu biểu của Trương

Tửu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh , chúng tôi khái quát thành hệ

thống chủ đề, thi pháp và cau trúc Đây là những hiện tượng văn học cần đượcnhìn nhận rõ nét, xuất bản rộng rãi hơn Bức tranh văn học sử những năm đầu

thế kỷ XX nhờ vậy cũng phần nào trọn vẹn hơn.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở thu thập, khảo sát các tài liệu có được, chúng tôi đưa ranhững nhìn nhận chung về diện mạo và vị trí của nhóm trong thời kỳ vănhọc 1940- 1945 Thông qua sự nhận diện về chân dung các thành viên, cácmối quan hệ, các hoạt động văn hoá xã hội, luận án cung cấp cái nhìn tổng

thể về hoạt động của nhóm và các cá nhân trong nhóm.

Từ mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: Tái dựng lại điện mạo nhóm Han Thuyén về tô chức, phân

định được thành viên, cộng tác viên.

Thứ hai: Khái quát va phân tích những tư tưởng xã hội, văn hoa cua

Thứ ba: Hệ thông hoá những quan niệm về văn học, lý tưởng thâm mỹ

của nhóm Han Thuyén thông qua hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình.

Thứ tr: Nghiên cứu hoạt động sáng tác dé làm rõ di sản văn học của

Ở thời kì 1930 — 1945, nếu giai đoạn 1936 — 1939 đã được khang địnhvới sự nở rộ của nhiều công trình phê bình nghiên cứu thi dong chảy vănhọc 1940 — 1945 vẫn còn nhiều bỏ ngỏ Đề tài mong muốn góp thêm một tàiliệu nghiên cứu các khuynh hướng văn học 1940 — 1945 nói riêng và giaiđoạn 1930 — 1945 nói chung.

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tài là các tác pham trong phạm vi đã đượcxuất bản, lưu hành của nhóm Hàn Thuyén, tập trung ở những lĩnh vực: lý

luận, nghiên cứu phê bình, khảo cứu văn hoá, xã hội, tác phẩm văn học

Trong phạm vi có thể, chúng tôi tập trung hệ thống hoá những sáng tác đa

dạng của Trương Tửu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh, Bùi Huy

Phôn vốn được xem là những tác giả chủ yếu của nhóm.

Vì một số lý do khách quan nên nhiều tác phẩm hiện nay đã bị mờ vàchỉ còn bản lưu trên máy ở Thư viện Quốc gia Đó cũng là hạn chế củachúng tôi khi tiếp cận số lượng sách ở Han Thuyén, do vậy một số tác phamchỉ dừng ở mức khảo sát, thống kê, không đi sâu vào nghiên cứu phê bình.

4 Phương pháp nghiên cứu

Có thé hiểu, phương pháp luận nghiên cứu văn học là một lĩnh vựckhoa học nghiên cứu một cách hệ thong cac nguyén tắc chỉ dao việc thực

hành khoa học văn học, cũng như nghiên cứu các phương pháp thực hành

khoa học văn học [25, tr.5] Vì thế luận án nghiên cứu van học sử Nhóm HanThuyên trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 1940 — 1945 đã kết hopnhiều lý thuyết tham chiếu dé có cái nhìn toàn diện nhất Cụ thể, chúng tôi

sử dụng phương pháp văn học sử, thi pháp học.

— Phương pháp văn học sử: Đề tài thực hiện sưu tầm, khảo cứu vănbản, từ đó đối chiếu các nguồn khác nhau để xác lập cơ sở dữ liệu đầy đủ vềHàn Thuyên Với công việc nay, chúng tôi tiến hành các thao tác sau đây:

+ Thao tác tổng hợp, thống kê: Thu thập sáng tác của các thành viênHan Thuyên; tong hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu từng đề cập đến mỗi cánhân và nhóm trong các công trình, bài viết, báo cáo khoa học Luận án cố

gang tập hợp, thống kê để giới thiệu nhiều nhất có thé các tác phẩm và tưtưởng của họ trong bối cảnh văn hoá xã hội đương thời.

Trang 10

+ Thao tác khảo sat và miêu tả: Sau khi tập hợp những tai liệu có liên

quan đến đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát nội dung những nghiên cứu cóliên quan đến các vấn đề của nhóm để miêu tả lại các mối quan hệ, cáchoạt động văn hoá, khuynh hướng tư tưởng

~ Phương pháp thi pháp học: Không những tiếp cận bề mặt văn ban

mà dé tài còn vận dụng khung lý thuyết thi pháp học dé phân tích cấu trúc tác

phẩm ở hình thức nghệ thuật, từ đó gợi ra hướng tiếp cận cho người đọc một

cách đa dạng.

Luận án tiễn hành phân tích cau trúc nghị luận phê bình, đặt các tác

phẩm bên cạnh nhau dé tìm điểm chung của nhóm, đồng thời phát hiện những

điểm riêng để khăng định tài năng nổi bật Sau khi miêu tả đối tượng nghiên

cứu về mặt cấu tạo và nội dung chủ đề, chúng tôi tiến hành phân tích đối

tượng theo cách tiếp cận cấu trúc chức năng và nguồn gốc lịch sử nhằm xác

định vị trí của Han Thuyén thé hiện như thế nào trong mối quan hệ với các

nhóm khác cùng thời, cũng như trong tình hình chung của văn hoá xã hội Việt

Nam và trên thế giới.

Đề nhìn nhận một cá nhân, tô chức hay một vấn đề sáng tác, người nghiên

cứu cần đặt nó trong chiều lịch đại, “trả” nó về môi trường xã hội đã sản sinh và

phát triển ra Chính vi thế, chúng tôi luôn đặt Han Thuyén trong tổng thể môi

trường lịch sử xã hội giai đoạn 1940 — 1945 dé có những đánh giá khách quan.

Qua đó, luận án chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong khuynh hướng

tư tưởng và các hoạt động của nhóm với các nhóm cùng thời như 77i tan, Thanhnghị, hay các nhóm tư tưởng khác như 7# luc văn đoàn, Tan dân và các nhà

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cũng luôn ý thức kết

hợp các thao tác nghiên cứu liên ngành như văn học với văn hoá học, lịch sử

học, triết học để giới thuyết đầy đủ nhất về các nhóm đối tượng và tổ chức.

Trang 11

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Y nghia khoa hoc:

Luận án có gắng cung cấp phan nào những kết luận khoa học về nhómHàn Thuyên sau khi tông hợp, phân tích nhiều nguồn tài liệu khác nhau Từđó đề tài đưa ra cái nhìn phù hợp với phê bình văn học trong thời đại mới.

Ngoài Trương Tửu, các tác giả như Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh

lần đầu tiên được đánh giá đầy đủ về mặt tư tưởng lẫn sự nghiệp sáng tác.

Y nghĩa thực tiễn:

Luận án thể hiện sự cấp thiết khi nhìn nhận đa chiều một hiện tượng văn họcphức tạp trong thời kì nhiều biến động của đất nước về cả chính trị lẫn tư tưởng.

Sự cấp thiết này cũng dựa vào đồng thuận của các nhà nghiên cứu phê bình sau

Đổi mới đã khang định vị thé của Han Thuyên trong dòng chảy văn học Việt Nam

nửa đầu thế kỉ XX.

Đề tài có thể xem như một trong những công trình tham khảo để đi sâuvào phân tích, tìm hiểu tính đa dạng về tư tưởng của văn học Việt Nam

1930 — 1945.

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận án được triển khai như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Tư tưởng xã hội - văn hoá của nhóm Hàn Thuyên

Chương 3: Thực tiễn lý luận, phê bình nghiên cứu văn học của nhóm

Hàn Thuyên

Chương 4: Thực tiễn sáng tác văn học của nhóm Han Thuyên

Trang 12

Chương 1:

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Bồi cảnh ra đời của Hàn Thuyên chính là nguyên nhân dẫn đến sự phứctạp của nhóm, và cũng là lý do thôi thúc chúng tôi có gắng khôi phục lại điệnmạo của Han Thuyên trên văn đàn Về chính trị, những năm 1940 — 1945 đượcxem là giai đoạn đặc biệt “đêm trước của cuộc cách mạng” với nhiều sự kiện

xảy ra, nhiều tổ chức ra đời và phát triển Đó cũng chính là tiền đề hình thành

nhiều nhóm phái, khuynh hướng văn học khác nhau lúc bấy giờ Han Thuyềnvừa tồn tại như một nhóm tư tưởng, cũng vừa hoạt động như một nhà xuất bản.Trên co sở thu thập các nguồn tác phẩm được lưu giữ, đồng thời tổng hopnhững nghiên cứu đã công bố, chúng tôi cố gắng hoàn thiện phần nào bứctranh về Hàn Thuyên bằng những số liệu trực quan và đánh giá khách quan.

1.1 Bối cảnh ra đời nhóm Hàn Thuyên

1.1.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá Việt Nam những năm 1940 đến

trước Cách mang thang Tam

-Tinh hình chién tranh thé giới va ảnh hưởng đến Đông Dương

Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ Ở châu Au,quân đội phát xít Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầuhàng, làm tay sai cho Đức (tháng 6-1940) Ở Viễn Đông, quân đội phát xitNhật tiến sát biên giới Việt-Trung Thực dân Pháp lo sợ cả ngọn lửa cách

mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương lẫn sự đe doạ của phát

xít Nhật Ngoài chính sách kiểm duyệt và đàn áp sách báo tiến bộ, Pháp cònthi hành chính sách ngu dân Không những thế, chúng cũng “thò bàn taynham hiểm năm mấy phong trào văn hoá có xu hướng cải lương tư sản(phong trào Âu hoá, “vui vẻ trẻ trung”, hội Ánh sáng, hội Hướng đạo ) vànhững hoạt động tôn giáo nhằm ru ngủ và đánh lạc hướng thanh niên” [27,tr.309].

Trang 13

Tiếp đó, mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đặt chân đến Đông Dương.

Chính quyền Pháp đã quỳ gối đầu hàng, mở cửa hợp tác Từ đó, đất nước ta

cùng lúc phải chịu hai tầng áp bức của thực dân lẫn phát xít Chính sách bóc lộtkinh tế, áp bức chính trị của Pháp - Nhật đã gây hậu quả nghiêm trọng đến nền

kinh tế đất nước và mọi mặt của đời sống, trực tiếp làm hai triệu đồng bao

miền Bắc chết đói năm 1945 Về quân sự và chính trị, chúng chia mũi nhọntrước hết vào Đảng Cộng sản (DCS) và phong trào cách mạng Cuộc khủng

bố trắng có quy mô toàn quốc đầu những năm 1930 đã gây ra không khí

hoang mang, lo sợ trong tầng lớp thanh niên trí thức thành thị [27, tr.312].

Đông dương tạp chí, Đông Pháp thời báo ra sức tuyên truyền cho nền văn

minh vào bậc nhất thế giới của đất nước Phù Tang Văn kiện Đảng tập 7 đã

chỉ rõ hoàn cảnh lúc bấy giờ “Nhật mua chuộc một số quan cai trị Pháp như

loại Grandjean và quan bản xứ như loại Phạm Quỳnh, tuyển một số đảng viên

hủ bại của Việt Nam quốc dân Đảng, của phong trao văn than” [109, tr.51

-52] Tình hình chính trị khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến mặt trận văn

hoá và các hoạt động xã hội.

¬Sự lãnh đạo của Dang Cộng San

Từ 1930, dưới sự lãnh đạo của DCS Đông Dương, phong trào côngnhân và các phong trào yêu nước khác ngày một dâng cao, trở thành những cú

đánh liên tiếp vào thực dân, phat xit và bè lũ tay sai Tháng 4/1931, DCS

Đông Dương được công nhận là một chi bộ độc lập của Quốc tế cộng san’,

Trên thế giới, Quốc tế cộng sản và chủ nghĩa Mác chi phối đến nhiều tổ chức

của Đảng ở các nước, và Việt Nam cũng không ngoại lệ Sự ảnh hưởng của

chủ nghĩa Mác — Lênin được khang định ở Việt Nam thông qua sự kết hợpnhuan nhuyễn, biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế

vô sản, giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Năm 1937, DCS thành

' Quốc tế cộng sản: một chính Đảng duy nhất của vô sản giai cấp và dân tộc thế giới gồm ngót 70 DCS lãnh

đạo cho vô sản giai cap và dân tộc bị áp bức đấu tranh chồng phát xít chủ nghĩa và dé quốc chiến tranh.

Trang 14

lập Mặt trận nhân dân phản dé Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận thống

nhất dân chủ Đông Dương, rồi gol tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương Sự

thành lập này sát cánh cùng Đảng đưa ra khẩu hiệu chống phát xít và chiến

tranh, đòi ấm no, tự do, dân chủ và hoà bình, tìm các hình thức tuyên truyền

tập hợp quan chúng, trong đó có việc ra các tờ báo công khai, như tờ Dánchúng Các tờ báo này có nhiệm vụ tuyên truyền cho đường lối chính sáchcủa Đảng, chiến lược, sách lược của Mặt trận dân chủ Đông Dương, đồng

thời tổ chức các hội nghị báo chí, thành lập Hội truyền bá quốc ngữ dé dạy

chữ Quốc ngữ

-Không khí chính trị, văn hoá trước Cách mạng

Trong thời kì này, công tác văn hoá văn nghệ được chú trọng, điều đó

được đánh dấu băng sự ra đời của Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) và sự

ra đời của tổ chức Văn hoá cứu quốc Tờ Tiên phong chính là cơ quan ngôn

luận của tổ chức đó Đề cương văn hoá có thê coi là tuyên ngôn, cương lĩnh

đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá, định hướng cho nhận thứcvà hoạt động văn hoá văn nghệ của Đảng và nhân dân Đề cương văn hoá đặc

biệt chú trọng phương châm “dân tộc hoá, đại chúng hoá, khoa học hoá” trong

xây dựng phát triển văn hoá Phong trào văn nghệ cách mạng cùng từ đâyphát triển ngay trong dân chúng, trở thành một hiện tượng đi cùng với cách

Có thể thấy, những năm 1930 — 1945 là thời kì của đấu tranh dân tộc và

giai cấp, từ đó dẫn đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và ý thức hệ,

xuất hiện các khuynh hướng tư tưởng hay phương pháp sáng tác khác nhau.Những tiền đề ấy tất yếu dẫn đến những cuộc đấu tranh của các hình thái ýthức trong kiến trúc thượng tầng Theo Phan Cự Đệ lý giải, “Hệ tư tưởng tưsản (cả tư tưởng thực dân) cau kết với tư tưởng phong kiến lỗi thời Đấu tranh

chống lại những hệ tư tưởng thống trị đó là hệ tư tưởng vô sản và những khát

vọng dân tộc dân chủ và xã hội chủ nghĩa của các tâng lớp nông dân, tiêu tư

10

Trang 15

sản thành thị yêu nước” [27, tr.52] Trong lĩnh vực văn học, đó là sự tác độngqua lại giữa các nền văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán, vănhọc lãng mạn tiến bộ, văn học lãng mạn tiêu cực, trộn lẫn với các khuynhhướng văn học suy đôi khác Và Han Thuyén, một tổ chức tư tưởng biệt

lập, một nhà xuất bản, một nhóm văn hoá văn học hoạt động sôi nồi nhưng lại

chưa được đánh giá rõ ràng cũng bởi sự tồn tại của những khuynh hướng văn

học phức tạp như vậy.

-Cuộc đấu tranh chỗng lại các nhóm Mác xit’, phi Mác xít

Chủ nghĩa Mác hay Mác xít là một phạm trù rộng với nhiều ý nghĩa nộihàm liên quan đến nhiều lĩnh vực như: chính trị, triết học, xã hội học, kinh tếhọc, phương pháp phê bình nghiên cứu Trong phạm vi tìm hiểu của luận án,chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến những phạm trù liên quan của chủ nghĩaMac với Nhà xuất ban Han Ti huyén va mot số cá nhân nỗi bat.

Các nhà phê bình cho răng: Chủ nghĩa Marx hay Mác-xít là hệ thong

học thuyết triết học, lịch sử và kinh tế chính trị dựa trên các tác phẩm củaKarl Marx (1818 — 1883) va Friedrich Engels (1820 — 1895) Thuật ngữ "chủnghĩa Marx" đầu tiên được những người cánh hữu sử dụng với nghĩa xấu[125, tr.3] Chỉ từ cuối thế kỷ XIX thuật ngữ này mới được chính nhữngngười theo chủ nghĩa Marx tiếp nhận Chủ nghĩa Marx là một hệ thống lýthuyết với ý nghĩa là một thế giới quan được các chính tri gia sử dụng để định

hướng thực tiễn và được các học giả sử dụng như một phương pháp luận.

Những người phê bình Marxist tự áp dụng học thuyết của Marx vào các hệthống để giải thích sự phát triển của chúng, đó là chủ nghĩa duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Dựa vào những ý tưởng cơ bản của phépbiện chứng, Marx và Engels hiểu sự phát triển của xã hội như là một quátrình biện chứng thông qua nhiều hình thái Chúng tôi đặc biệt chú ý đến

khuynh hướng Tân Marxist [129, tr.5] Nhiều nhà tư tưởng Việt Nam đã chịu

? Mác xít: Các cách gọi khác: Mác, Marxist, Marxism

II

Trang 16

ảnh hưởng bởi khái niệm này Tan ở đây không phải là "mới" mà thật ra là

một khái niệm quy tụ nhiều chiều hướng hay ý tưởng Marxist khác với cách

nhìn chính thống của học thuyết Marxist, vạch rõ ranh giới với các tưtưởng truyền thống Các lý thuyết của Lenin, Trotsky hay Rosa Luxemburgvẫn mang tầm quan trọng trong các nghị luận của chủ nghĩa tân Marxist.

Những nhà khuynh hướng tân Marxist diễn giải chủ nghĩa duy vật lịch sử

là một học thuyết không tiếp nhận thuyết quyết định (determinism) trong sựphát triển của xã hội có giai cấp.

Theo David Walker, tác giả cuốn sách Chi nghĩa Marx thế kỉ XX, Một

dẫn nhập toàn cầu [122], Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới lúc đều

chịu chi phối sâu sắc của tư tưởng Marxist Sự chi phối này rộng khắp ở cả

bốn châu lục, diễn ra khi nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới vẫn chưa chấm

dứt Hành trình gần hai thé kỷ ké từ khi C.Mác, Ph.Ăng-ghen đặt nền móng

đầu tiên tại Đức, V.I.Lê-nin kế tục và phát triển tại Nga, Chủ tịch Hồ Chí

Minh vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, chođến nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn là nền tảng tư tưởng vững chắc của cácđảng cộng sản cầm quyền, trong đó có Việt Nam Giai đoạn từ 1930 đến Cáchmạng tháng Tám 1945 chính là giai đoạn khó khăn nhất của chủ nghĩa Mác ởViệt Nam Nhiều tô chức đã vận dụng Mác theo những khuynh hướng riêng,

dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều Lật lại vấn đề này, chúng ta cần suy xét vớicái nhìn tổng thé, đa chiều hơn Để cương văn hoá Việt Nam của Tông Bi thư

Trường Chinh lúc đó đã phê phán nhiều nhóm phái tư tưởng, cho rằng

“trong khi đó, tình hình chính trị diễn biến rất phức tạp Các lực lượng phảnđộng đã hoạt động rao riết dé chống pha cách mạng ” [54, tr.2] Một số tríthức tư sản thấy mình không đóng được vai trò chủ chốt về chính trị và cả vềvăn hoá, đã tỏ ra bat mãn va không tán thành Dé cương Nhiều nha văn vốncó cảm tình với cách mạng, nhưng do hạn chế về nhận thức, chưa thể hiểusâu sắc, nên đã tỏ ra dao động, bấp bênh [54, tr.2].

12

Trang 17

Trong thời kỳ đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác được truyền bá vào mộtViệt Nam thuộc địa, vì vậy bên cạnh những người cộng sản được tô chứctrong Đảng cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh sáng lập và có liên hệchặt chẽ với Quốc tế cộng sản còn có cả “những người cộng sản ở ngoài Đảngcộng sản” [104, tr.16] Do là những người tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản thôngqua những tổ chức cộng sản ở Pháp hoặc thông qua sự tiếp xúc trực tiếp vớibáo chí tiếng Pháp tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản phổ biến ở Đông

Dương (điển hình như trường hợp Trương Tửu) Phong trào của những nhân

vật “ngoài Đảng” đặc biệt mạnh ở Nam kỳ Do là những tên tuổi như PhanVăn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn

Thạch, Theo Pham Xuân Thạch, “hoạt động của các “nhóm” này thườngdựa vào uy tín của một số cá nhân đứng đầu, có tô chức lỏng lẻo, và không có

kinh nghiệm trong việc tổ chức các cơ sở Đảng bí mật Không thể phủ nhậnnhững người cộng sản nói trên đều là những người có nhiệt huyết trong việcchống chế độ thực dân và giải phóng dân tộc, tuy vậy, tư tưởng của họ thường

cực đoan; tô chức lỏng lẻo nên rất có thể kết nạp cả những phan tử yếu kém

về phẩm chất và đầu hàng khi bị chính quyền thuộc địa bắt, điều khiến nhữngnhóm này dễ bị phê phán là “làm tay sai cho phát xit” và đặc biệt, không namtrong hệ thống tô chức của Quốc tế cộng sản” [104, tr.17] Đó là lý do hothường được coi là những người Trốt kít, một khuynh hướng Cộng sản cựcđoan và li khai khỏi Quốc tế cộng sản Cho đến nay, các nhà nghiên cứuchính trị quốc tế chỉ có thể chứng minh một nhóm duy nhất của Tạ Thu Thâulà thực sự có quan hệ với phong trào Trốt kít quốc tế Hơn thế nữa, phong tràonày cũng chỉ phát triển mạnh ở Nam kỳ, không thể mở rộng ảnh hưởng ratoàn quốc và trên thực tế cũng kết thúc vào đầu những năm 1940khi nhữngyếu nhân của phong trào bị chính quyền thực dân bắt và bỏ tù trong một thờigian dai Văn kiện Dang tập 7 (1940-1945) cũng đã chi ra như vay: “Cácđồng chí ở Nam Kỳ, Tiền Giang va Hậu Giang, đã đặt sai khâu hiệu đối

13

Trang 18

với Pháp Các đồng chí ấy hãy kịp gạt bỏ thành kiến mà đi vào đường lối của

Đảng, thủ tiêu khẩu hiệu của riêng mình mà theo khâu hiệu của Đảng Sự

thống nhất của Dang ở Nam Ky, một phan lớn do thái độ tự chỉ tríchBônsovich của các đồng chí ấy mà quyết định” [109, tr.414 — 415].

Vấn đề xác lập diện mạo nhóm Han Thuyén đến nay còn bỏ ngỏ cũng

bởi những ly do liên quan đến chủ nghĩa Troskyism? (Trốt kit) Lúc bay giờ,

nhiều nhà nghiên cứu cho rang Hàn Thuyén thuộc tổ chức Trốt kit với nhiềuấn phâm kích động, ảnh hưởng đến đường lối của Đảng Cộng sản, chính vìthế bị cắm đoán trong một thời gian dài Mãi sau này, giới lý luận phê bình

mới lật lại vấn đề để tìm hiểu

Trường Chinh trong Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) có nêu đầy đủ

cả ưu lẫn khuyết của nhóm Tri tan, Thanh nghị nhưng lại hoàn toàn phủ nhận

nhóm Han Tuyên, cho rằng nhóm Hàn Thuyên xuyên tac chủ nghĩa Mác,

không hề có điểm tích cực nao: “Nhóm Tân văn hoá Han Ti huyén tự nhận làkhoa học, nhưng đã phản duy vật biện chứng, tức là phản khoa học Họ khôngđội lốt duy vat lich sử dé dé bề xuyên tac lại học thuyết duy vật lịch sử của Mác

đó sao Họ coi thường khẩu hiệu dân tộc hoá đến nỗi dám gắn chiêu bài

duy vật sử quan để xuyên tac lịch sử dân tộc Việt Nam” [16, tr.5] Thậm

chí ông còn chỉ rõ các nhân vật như: “Bọn Nhất Linh, Khái Hưng (nhóm

Tự lực văn đoàn) ôm chân giặc Tưởng, bọn tờ rốt kít Trương Tửu,

Nguyễn Đức Quỳnh (nhóm Hàn Thuyén) đã công khai bài xích đường lốivăn hoa của Đảng ” [16, tr.7] Thực tế hiện nay đã trải qua may muoinăm đối mới, chúng ta cùng nhìn nhận lại để thay nhóm Han Thuyénkhông phải là phản động, họ vẫn thể hiện lòng yêu nước, chống thực dândé quốc nhưng theo một con đường khác biệt Đó là con đường của nhữngngười không thông qua Quốc tế cộng sản, họ tiếp thu chủ nghĩa Mác từ

3 Chủ nghĩa Troskyism: Các cách gọi khác: Trotsky, Troskist Trốt kít, tờ rốt kít, Đệ tứ quốc tế.

14

Trang 19

Đảng cộng sản Pháp.

Đệ Tứ Quốc tế còn gọi là Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của

những người theo Chủ nghĩa Trotsky thành lập năm 1938 tại Paris, theokhuynh hướng "cách mạng thường trực” do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin

qua đời (1924) dé chống lại đường lối "cách mang vô sản trong một quốc gia"của Stalin Ké từ năm 1953, Dé Tứ Quốc tế phân hoá ra nhiều nhóm nhỏ Dùtổ chức tự nhận là cộng sản nhưng bị Chính phủ Liên Xô coi là bất hợp pháp

vì tính chất cực tả một cách rõ ràng của nó [127, tr.1] Lãnh tụ Cộng sản Dé

Tứ Việt Nam là Tạ Thu Thâu Trong lịch sử của chủ nghĩa cộng sản thế kỷ

XX, sự khởi đầu của chủ nghĩa Trotsky Việt Nam được thành lập trong Đảng

An Nam Độc lập tại Pháp, trong giới sinh viên Việt Nam Tổ chức do NguyễnThế Truyền lãnh đạo, người trở lại Đông Dương vào tháng 12 năm 1927 Saukhi ông ra đi, đảng được tổ chức lại, các lãnh đạo chính của đảng lúc đấy làTạ Thu Thâu và Huynh Văn Phương Ta Thu Thâu đã thành lập ở Sai Gònmột nhóm cách mạng dân tộc chủ nghĩa bất hợp pháp được gọi là JeuneAnnam trước khi ông sang Pháp du học [127, tr.2] Cuối năm 1929, Tạ Thu

Thâu Huynh, Van Phương, Phan Van Chang, và những người khác tham gia

phe Đối lập Cánh tả Pháp, lúc đó do Alfred Rosmer lãnh đạo chủ yêu Ngày

22/5/1930, họ tổ chức một cuộc biểu tình trước Điện Elysee, kết quả là mười

chin sinh viên Việt Nam bị trục xuất về Sai Gòn vào ngày 23 tháng 5 Vào

tháng 1 năm 1931, nhóm này bắt đầu liên lạc với những người theo chủ nghĩa

Trotsky mới trở về từ Pháp, một trong số đó là Hồ Hữu Tường Vào tháng 5năm 1931, nhóm được tô chức lại và bắt đầu xuất bản một tạp chí định kỳ bấthợp pháp, Le Cộng san (Cong San) Vào thang 8, Dang Cộng san Ligue hợpnhất với một nhóm những người trở về từ Pháp để thành lập Phe đối lập de

Gauche Indochinoise (Đông Dương Đội Lập), còn được gọi là Nhóm Tháng

Mười từ định kỳ, Tháng Mười (Thang Mười) Năm 1932, nó được củng cố

bởi những người bat đồng chính kiến từ tổ chức Stalinist Sai Gòn Tuy nhiên,

15

Trang 20

vào tháng 10 năm 1932, nhóm này đã bị tiêu diệt.

Có thé thấy răng nhóm Dé tứ Việt Nam (hay tô chức trốt kit Việt Nam)hình thành và tồn tại chủ yếu ở đô thị Sài Gòn lúc bấy giờ Hoạt động của mộtsố thành viên đứng đầu khá lỏng lẻo, không có tính chất tổ chức và thườngđược xem là cực đoan Trong khi đó, Han Thuyên ra đời và xuất bản chủ yếu

ở Hà Thành, chỉ có một số cá nhân Sài Thành nhỏ lẻ in ấn tác phẩm ở nhà

xuất bản này.

1.1.2 Boi cảnh văn học những năm 1940

Sau gần một thập niên đuôi theo Âu hoá với không khí nhập cuộc đầy

quyết tâm của những nhóm trí thức giã từ quá khứ như Đông Dương Tạp Chí,Nam Phong tạp chí, 7 luc văn đoàn con đường hiện đại hoá xã hội va van

học gặp không ít những rào cản Những trí thức kế cận giai đoạn 1940 — 1944

tiếp tục khẳng định con đường đó nhưng với nhiều ngã rẽ khác “Ít nhất, từ1941 đến 1943, qua động thái và trước tác của những yếu nhân trong nhóm

Thanh nghị, nhóm Tri tân, nhóm Hàn Thuyén, chúng ta thay ý hướng hồi cố,tái nhận thức truyền thống để soi chiếu hiện tại và thâm định cặn kẽ hơn cái

tân thời, hiện dai” [93, tr.2].

Nhìn lại giai đoạn đầu thế kỷ XX, nền văn học Việt Nam đã phát triển

đa dạng và phong phú với sự phân hoá thành các trào lưu, khuynh hướng, các

nhóm phái hoạt động với hình thức các tạp chí, nhà xuất bản, văn đoàn Giữacác nhóm này có sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời bản thân cáctác giả trong mỗi nhóm cũng có nhiều tư tưởng không thuần nhất, qua đó chothay một thé giới hiện đại hoá nhiều màu sắc của văn hoc thời kỳ nay.

Trước hết, sự xuất hiện của Đông Dương tạp chí (1913-1917) và Nam

Phong tạp chi (1917 -1934) qua hình thức phát hành tạp chí định ky đã tao ra

những bước khởi đầu đa dạng Mục đích của Đông Dương tạp chí là xuất bảncác bài viết, tác pham của thành viên dé: “Mỗi kỳ sẽ có một bài tổng thuật

các việc trong tuân lê, một bài đại luận về thời sự; các điện báo hoàn câu; các

16

Trang 21

điều nên biết về việc buôn bán cỗ động cho dân An Nam lấy văn quốc ngữ

âm làm quốc văn, làm gốc nghề học, lại là một mục riêng trong chủ nghĩa ta

nông, công, thương, cô, cách trí, hình luật, khoa nao cũng phải có cả, xin mỗingài tuỳ tài riêng ra sức giúp đồng bang” [132, tr.2], hay với Nam Phong tạpchí thì “thể cái chủ nghĩa khai hoá của Chính phủ, biên tập những bài giảngquốc văn, Hán văn, Pháp văn để giúp sự mở mang tri thức, giữ gìn đạo đứctrong quốc dân An Nam, truyền bá các khoa học của Thái Tây nhất là học

thuật tư tưởng Đại Pháp, bảo tồn quốc tuý của nước Việt Nam ” [132, tr.1].

Chúng tôi dẫn giải tôn chỉ mục dich của các nhóm phái dé chứng minh tínhchất “nhóm” được kết nối một cách chặt chẽ giữa thành viên, tác phẩm và

định hướng hoạt động.

Kế tiếp hai trào lưu trên, Ti luc văn đoàn ra đời với tư cách là một tổ

chức sáng tác với tôn chỉ và mục đích hoạt động rất rõ ràng, gắn với một

bộ phận văn học lãng mạn có đóng góp không nhỏ trong tiến trình hiện đại

hoá văn học Việt Nam Sự xuất hiện và phát triển của nhóm là dấu ấn quantrọng thối một luéng gió khai phóng vào xã hội lúc bay giờ, ít nhiều thoátkhỏi sự ràng buộc của những lề thói đã không còn thích ứng được với nhu cầuthời đại Tự /ực văn đoàn là tỗ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầyđủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại Hội đoàn ay duoccông nhận là một nhóm văn học lớn với tôn chỉ sáng tác rõ rang đã công bốtrên báo Phong Hoá sô 101 ngày 8/6/1934 gồm 10 điểm, đúc kết lại trong nội

dung “lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phan đấu và tin ở sự tiễn bộ.Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái Tôn trọng

tự do cá nhân Lam cho người ta biết đạo Không không hợp thời nữa Dem

phương pháp Thai Tay áp dụng vào văn chương An Nam” [133, tr.2] 7 luc

văn đoàn còn xây dựng tôn chỉ về văn học như: Dấy lên một phong tràosáng tác làm cho văn học Việt Nam vốn đang nghèo nàn có cơ hưng thịnh;xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng Hội đoàn cũng tiếp thu

17

Trang 22

phương pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để hiện đại hóa văn học dân tộc.Đặc biệt, Tu luc văn đoàn vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nhogiáo đang ngự trị trong xã hội Nhóm lấy việc giải phóng cá nhân làm trungtâm điểm của mọi sáng tác, đồng thời tuyên chiến với thứ tâm trạng xãhội nặng nề Các nhà văn của Tự luc văn đoàn đã luôn đi theo tôn chỉ mục

đích với việc đặt tự do cá nhân lên hang đầu, xây dựng những câu chuyện

mang phong cách trẻ trung, mới mẻ, áp dụng nhiều “phương pháp Thái Tây”

[133, tr.2] mà trước đây các nhà văn Việt Nam chưa từng làm.

Nói tiếp sau đó, nhóm Xuân Thu nhã tập ra đời và tồn tại trong khoảngthời gian ngắn ngủi (1939 - 1942) với những thành viên nòng cốt là Đoàn PhúTứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh Nhóm này chỉ xuất bản được một

cuốn sách với tên Xuân thu nhã tập tập hợp một số bài thơ, bài viết mang tinh

chất triết lí và tuyên ngôn nghệ thuật Xuân thu nhã tập có thiên hướng sáng tác

theo chủ nghĩa tượng trưng Rat tiếc là thời gian tồn tại của nhóm này ngắn, số

lượng thành viên không nhiều, nên chưa thực sự đánh dấu mốc lớn trong tiếntrình văn học Việt Nam Sau đó, giới văn học đã xuất hiện tới ba nhóm là Han

Thuyén, Thanh Nghị và Tri Tân Chính vi trong một khoảng thời gian ngắnxuất hiện nhiều tô chức văn học như vậy nên Phạm Thế Ngũ gọi đây là giai

đoạn “Phục Hưng của văn học Việt Nam”: “Văn học Việt Nam sau năm 1940

bày ra một cảnh tượng phát sinh rộn rang và mới mẻ Không những phái giatha thiết với những giá trị cổ, tưởng như gặp thời sống lại, mà phái trẻ cũnghăng hái góp phần Nhiều thanh niên tân học đứng ra giải quyết lại các vấn đềmà Nam Phong còn bỏ lửng Van dé học thuật và giáo duc quốc gia, van đềtổng hợp văn hoá Đông Tây, vấn đề thâu nhập khoa học Tây phương, giải

quyết với tất nhiên tinh than mới bản lĩnh mới của họ” [55, tr 613].

Tri Tân được thành lập xoay quanh tờ tạp chí Tri tan với chủ trương

phục cổ, với khẩu hiệu Ôn có nhi Tri tén Các thành viên chính là HoaBằng, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Nguyễn Đôn Phục, Tiên Đàm, Trúc

18

Trang 23

Khê, Thiếu Sơn, Nhật Nham, Chu Thiên, Khuông Việt đã ra số đầu tiên vàotháng 6 năm 1941 Tri Tan chủ trương dé cao tinh thần dân tộc, ho cho rằng“biết rõ lịch sử mới hiểu được công khó của tô tiên xây dựng nước nhà và tạođược tinh thần trách nhiệm quốc gia của người công dân” [55, tr.616] Mụcđích của nhóm dưới thời Pháp thuộc rõ ràng là mục đích cứu quốc ấn trongvăn hoá Hoa Băng viết: “Quốc sử không phải là một nắm hoang đường, mớthần thoại Quốc sử không phải là một tập phả ký của một hoàng gia Quốc sửphải là những trang dưới ngòi bút thờ sự thật” [55, tr.616] Nhóm 77¡ Tân đãlên tiếng phê phán một số công trình của nhóm Han Thuyền như Nguyễn

Văn Tố phê phán cuốn Nguồn gốc văn minh của Nguyễn Bach Khoa (1943),Xã hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp (1944).

Khác với Tri tan, nhóm Thanh Nghị có các thành viên phần lớn là

những trí thức, nhà khoa học đã đi du học ở Pháp Mục đích của họ là “muốn

giải quyết những van đề của dân tộc Việt Nam” [27, tr.335] Nhóm này sánglập tờ Thanh Nghị cũng vào thang 6 năm 1941, hướng tới nội dung đa dạngphong phú: “Về chính trị có Vũ Văn Hiền, Phan Anh đảm trách; về kinh tế và

xã hội có Nghiêm Xuân Yêm, Vũ Văn Can đảm trách; về sử học có HoangXuân Hãn, Nguyễn Thiệu Lâu, Nguyễn Văn Huyên; về giáodục và văn học

có Vũ Đình Hoè, Dinh Gia Trinh, Lê Huy Van đảm trách Theo Phan Cự

Dé, Thanh nghị “có khuynh hướng dân chủ tư sản nhưng trên tờ tạp chí nàycũng có nhiều màu sắc khác nhau” [27, tr.335].

Cùng với việc hình thành nhiều nhóm phái đa dạng thể hiện con đườnghiện đại hoá văn học, sự phát triển của nền văn học trước Cách mạng còn thểhiện ở những khuynh hướng văn chương sau năm 40 như: 1 Khuynh hướngphát triển của phê bình với con đường tông kết thời đại (Thi nhân Việt Nam củaHoài Thanh, Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, các tổng kết về

văn chương Việt Nam của Đinh Gia Trinh ) 2 Nguyễn Tuân và Vũ Hoàng

Chương: thiên về những vấn đề phóng đãng và phục cô 3 Sự phát triển của

19

Trang 24

phong trào tả chân và thậm chí, có khuynh hướng phản kháng xã hội 4 Những

khám phá mới trong thi ca (tả chân thôn quê, thơ thuần tuý, suy tưởng triết

học ) Các tác phẩm lý luận, phê bình xuất bản sôi nổi cho thấy một diện mạomới trong nghiên cứu văn học Bên cạnh đó, hàng loạt khảo cứu văn hoá lịch sửcũng xuất hiện “trên đích ngắm thông hiểu Việt Nam, hiểu một quá khứ chưathật quá xa nhưng đang chịu nhiều định kiến, hoài nghi và phê phán nặng nề”

[94, tr.5] Đó là Viet Nam văn hóa sử cương (1938) của Đào Duy Anh, Kinh thiViệt Nam (1940) của Trương Tuu, But nghiên (1941) của Chu Thiên, Xã hội Việt

Nam (1943) của Luong Đức Thiệp, Văn minh Việt Nam (1944) của Nguyễn Văn

Huyên cho đến Trai nước Nam làm gì (1943) của Hoàng Dao Thúy, La Sơn phutw (bản đăng bao Thanh nghị) của Hoàng Xuan Hãn, Việt Nam văn học sửyếu (1943) của Dương Quảng Hàm, Văn học khái luận (1944) của Đặng Thai

Mai, Việt Nam cổ văn học sử (1942) của Nguyễn Đồng Chỉ 1.2 Nhóm Hàn Thuyén từ những mảnh vụn van học sử

1.2.1 Tính chất nhóm của Hàn Thuyên

Theo nhiều tài liệu còn ghi chép lại, Hàn Thuyên ra đời khoảng đầunăm 1940 Cụ Nguyễn Xuân Giới vốn là chủ một hiệu may lớn ở Hà Nội.Năm 1940, nhận thấy nghề may gặp nhiều khó khăn nên cụ tìm cách chuyềnhướng kinh doanh Chính lúc này, Trương Tửu là con ré cụ đã đề xuấtphương án lập nhà xuất bản, được cụ đồng ý, cấp vốn cho ông con cả NguyễnXuân Tái 5000 đồng Đông Dương dé thực hiện việc này với mong muốn làmăn phát đạt hơn trước Từ đó, Nhà xuất bản Hàn Thuyên ra đời Mục đích banđầu của Hàn Thuyên chính là kinh doanh, và đây là một doanh nghiệp giađình với các thành viên trong đại gia đình cụ Nguyễn Xuân Giới và con rễ

Trương Tửu [116, tr.2] Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa là người phụ trách

chuyên môn, là linh hồn chính của Nhà xuất bản Những nhân vật tham giatích cực vào Han Thuyén là những nhà văn, nhà báo có uy tín, đồng thời cũnglà những người bạn của Trương Tửu như Nguyễn Đức Quỳnh, Bùi Huy Phôn,

20

Trang 25

Nguyễn Đình Lạp

Như vậy, Hàn Thuyên ra đời với tư cách một nhà xuất bản Tại sao

gọi Hàn Thuyên là một nhóm văn học, văn hoá? Tính chất “nhóm” của

nhà xuất bản này phải chăng là một câu hỏi còn bỏ ngỏ? Bản thân những

người trong cuộc như Trương Tiru và Nguyen Xuân Lương đều cókhuynh hướng phủ nhận tính chất “nhóm” của Hàn Thuyên Chính cácthành viên vẫn chưa thé khang định đây là một nhà xuất bản hay một

nhóm tư tưởng riêng? Trương Tửu với tu cách là một nhà van, nhà văn

hoá, nhà phê bình đã thực sự dan thân vào nghề viết nhiều hơn là mộtnhà quản lý, vì thế các tác phẩm xuất bản ở Hàn Thuyên có khuynhhướng mở, chấp nhận mọi khuynh hướng khác biệt, một số còn chưa

được bám sát định hướng hoạt động, gây ra nhiều tranh cãi cho các nhà

chính trị bấy giờ.

Dé lý giải những nghỉ vấn, trên cơ sở các nguồn tư liệu đáng tin cậy,chúng tôi tạm đưa ra một số nhận định Có thể khăng định rằng, đây là mộtnhóm văn nghệ sĩ, trí thức hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật bao gồmnhiều bộ môn, cả khảo cứu và sáng tác với hạt nhân là Nhà xuất bản HànThuyên và Trương Tửu Khó có thể nói đến một tổ chức với tôn chỉ, mục đích,tuyên ngôn và cơ cấu nhân sự thực sự chặt chẽ như 7 luc văn đoàn, nhưngnhững chủ trương mà Han Thuyên đưa ra đã phan nào thé hiện sự gan kết

giữa các thành viên và tư tưởng chung của nhóm:

— Tác phẩm xuất bản phải có chất lượng, tư tưởng tiễn bộ.

— Tác giả phải là những người có uy tín trong xã hội, đồng nghiệp.— Tôn vinh văn hoá, lịch sử dân tộc, chống phong kiến, thực dân.— Có tư tưởng Mác-xit, hướng về chủ nghĩa xã hội.

— Là dién đàn của nhiều xu hướng tư tưởng khác nhau, miễn là chống

phong kiến, thực dân, văn hoá nô dịch [116, tr.3].

Ranh giới giữa những tác giả chỉ có sách ở Hàn Thuyền và những thành

21

Trang 26

viên thực sự cua Han Thuyén là thực sự khó có thé phan dinh Trong pham vicho phép, chúng tôi cố gang chia tách mối quan hệ đó theo những tiêu chíkhác nhau Sáng kiến “tân văn hoá” của Han Thuyên chỉ là sáng kiến mangtính cá nhân và bồng bột về mặt hoạt động (chúng tôi sẽ phân tích thêm trongnhững phan sau) của cá nhân Trương Tửu Thêm nữa, khó có thé nói về mốiquan hệ thực sự đúng nghĩa về tư tưởng của Hàn Thuyên nói chung cũng nhưTrương Tửu, linh hồn của nhóm này nói riêng với chủ nghĩa Trốt kít bởi lẽbản thân phong trào Trốt kít chỉ mạnh ở Nam kỳ và cũng không được tô chứcmột cách chặt chẽ với những quan hệ với các phong trào quốc tế” [104, tr.1§].

Điều này dễ hiểu với bối cảnh lịch sử phức tạp của Việt Nam trước 1945 như

chúng tôi đã nhấn mạnh ban đầu Chủ nghĩa Mác được truyền bá những năm

1920, 1930 vào đất nước ta khi còn là một thuộc địa của Pháp, cũng là thời

kỳ đầu hình thành Đảng Cộng sản nên gặp không ít trở ngại Bên cạnh những

người cộng sản được tổ chức trong Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ ChíMinh sáng lập còn có cả “những người cộng sản ở ngoài Đảng cộng sản” Đó

là những người tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản “thông qua những tô chức cộngsản ở Pháp hoặc thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với báo chí tiếng Pháp tuyêntruyền cho chủ nghĩa Cộng sản rất phổ biến ở Đông Dương giai đoạn 1936 -

1939, điển hình như Truong Tửu” [104, tr.1§].

Theo những thông tin mà Lại Nguyên Ân đưa ra trong mục từ “HanThuyên” của Dé án biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam có théthấy rằng: “Hàn Thuyên xuất bản cục thành lập ngày 25/12/1940, NguyễnXuân Tái là giám đốc trị sự, Trương Tửu là giám đốc văn chương (Tổng biêntập)” [4, tr.340] Như vậy, xuất phát điểm của Hàn Thuyén là những trụ cột

trong gia đình họ Nguyễn Xuân là Nguyễn Xuân Tái, Nguyễn Xuân Giới,

Nguyễn Xuân Luong và con ré Truong Tửu Tir điển văn học (bộ mới) cũng chorằng: “Han Thuyên là nhóm tri thức tập hợp xung quanh Nhà xuất bản HanThuyén, hoạt động trên văn đàn Việt Nam từ năm 1941 Các thành viên chủ chốt

22

Trang 27

là Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu), Nguyễn Đức Quỳnh (Thiên Hạ Si), Lương

Đức Thiệp, Lê Văn Siêu, Nguyễn Tế Mỹ, Nguyễn Xuân Lương Trong đó, có

người hợp tác nhưng không có chủ kiến rõ rệt như Đồ Phôn, Nguyễn Dinh Lạp,Phạm Ngọc Khuê; có người chỉ gửi sách đến in mà không hề có liên lạc gì vớinhóm như Đặng Thai Mai, Nguyễn Đồng Chi [60, tr.1269] Từ những cơ sởtrên, chúng tôi cố gang hệ thống hoá tác pham Han Thuyên một cach cụ thể, rõnét nhất ở phần sau của luận án Khoảng trên dưới 50 ấn phẩm được xuất bảnđã chứng minh quy mô không hề nhỏ của nhóm văn chương này Đây cũng là

ly do luận án nhìn nhận lại Han Thuyên với một vi tri xứng đáng trong dòng

chảy văn học Việt Nam 1940 — 1945 Diện mạo của Hàn Thuyên cũng đượcchúng tôi khảo sát một cách đa chiều, nhằm mang đến cho người đọc nhữngđánh giá khách quan.

Chúng tôi đã thống kê được các thé loại sáng tác chủ yếu của Han

Thuyên: lý luận văn học, phê bình văn học, nghiên cứu văn học (Trương Tửu,

Nguyễn Đức Quỳnh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đồng Chi); tác phẩm văn học(Trương Tửu, Nguyễn Dinh Lap, Bùi Huy Phôn), khảo cứu tư tưởng, lịch sử,

văn hoá dân tộc (Trương Tửu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh);

những bài nghiên cứu, phổ biến về chủ nghĩa Mác Dé làm rõ ranh giới giữathành viên và cộng tác viên của Han Tuyên, luận án đề xuất phân biệt tác giảtheo các mối quan hệ Thử đặt ra giả thuyết những tác phâm được in ở Hàn

Thuyên của một tác giả, chúng ta có thé có những nhìn nhận rõ rang hơn Khitìm mục từ “Trương Tửu”ở Thư viện Quốc gia, có thể nhận thấy 15/15 sangtác của ông từ 1940 đến 1945 đều in ở Han Thuyên xuất bản cục, còn LươngĐức Thiệp có 6/6 Nhưng khi tìm mục từ “Nguyễn Tuân”, chúng tôi chỉ thaytác phẩm Chiếc lu dong mắt cua được in ở đây, còn những tác phẩm khác nhưVang Bóng một thời in trên tờ Tao Đàn của nhóm Tan dan, hoặc một số khácin ở các nhà xuất bản khác cùng thời Giả thiết trên cho thấy Nguyễn Tuân chỉ

là người gửi bản thảo đên đê in ân ở Han Thuyén, không có môi quan hệ về tư

23

Trang 28

tưởng hay liên kết nhóm với những tác giả khác Đồng thời, Trương Tửu và

Lương Đức Thiệp chính là những thành viên chủ chốt với số lượng tác phẩm

khá lớn Như vậy, luận án hướng đến sự hệ thống hoá các nhân vật, tác giả

liên quan đến Hàn Thuyên như sau:

1 Xét về công việc kinh doanh - quan hệ gia đình: Nhóm những ngườisáng lập, quản lý, duy trì sự tồn tại của nhóm, trong đó chỉ có Trương Tửu là

người sáng tác, còn cụ Nguyễn Xuân Tái, ông Nguyễn Xuân Giới, Nguyễn

Xuân Lương không tham gia sáng tác.

2 Xét về quan hệ tư tưởng- văn hoá: Nhóm những người cùng chung

quan điểm trong các sáng tác như tư tưởng Mác xít, định hướng văn hoá xãhội và in tat cả sáng tác của mình ở Han Thuyén Đây cũng là các thànhviên chính được chúng tôi tập trung trong luận án, nhằm xác lập những

diện mạo chung của Hàn Thuyén (Truong Tửu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn

Đức Quỳnh).

Trương Tửu sinh năm 1913, mất năm 1999 tại Hà Nội Nguyên quáncủa ông ở làng Bồ Đề, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Bồ Dé,quận Long Biên, Hà Nội) Chính mảnh đất này đã hun đúc lên chí khí mộtcon người nghèo khó lớn lên vùng thành thị như ông Vốn tư duy khoa học,những học thuyết uyên thâm, những vốn hiểu biết của Trương Tửu thé hiệntrên về nhiều lĩnh vực không chỉ về văn hoá Á Đông mà còn mở rộng đến cảvăn minh phương Tây Nhưng trong cuộc đời nhiều thăng trầm của mình,không ít lần Trương Tửu phải chuyển nghề, thay đổi ngòi bút dé đứng vững.

về sự nghiệp văn học, ông là chủ bút, linh hồn, phụ trách chuyên môn là

cha dé và tạo nên vị trí của một nhà xuất bản hiém thay trong lich str đất nước

giai đoạn 1930 — 1945 Số lượng sáng tác của Trương Tửu khá lớn, đó là lý

do nhiều nhà nghiên cứu yêu cầu xác lập lại và xếp ông vào chỗ đứng củanhững tác gia.

Mặc dù là thành viên chủ chốt của Hàn Thuyên từ những ngày đầu

24

Trang 29

thành lập,nhưng nhiều thông tin và sự nghiệp của Lương Đức Thiệp còn bị bỏngỏ Những năm gan đây, tác phẩm của ông bắt đầu được khôi phục lại nhưdé khang định giatri những ấn pham một thời bị khuất lap Đồng thời, điều đócũng chứng minh vị trí xứng đáng của Lương Đức Thiệp trong lĩnh vực khảo

cứu văn hoá và phê bình văn học, theo cách gọi của Đoàn Ánh Dương, “sự trở

lại của Lương Đức Thiệp” là cần thiết Cho đến bây giờ, tiểu sử của LươngĐức Thiệp (1904? — 1946?) vẫn chưa được thống nhất, nhiều tài liệu ghi chépkhác nhau Những năm 1940, ông cùng Trương Tửu và nhiều người bạn văn

chương khác chủ trương “git sự độc lập cho văn nghệ trước chính tri, hướng tới

tự chủ trí thức” Sáng tác chủ yếu là khảo cứu văn hoá, phê bình văn học in ởNha in Thuy Ký, Han Thuyên xuất bản cục, Khuê Văn xuất bản cục, Đại họcthư xã; ngoài ra có một số ít tập thơ như Thuc và mộng.

Nguyễn Đức Quỳnh sinh ngày 20-11-1909 ở Hưng Yên Ông viết khảoluận, làm thơ, viết tiêu thuyết Nguyễn Đức Quỳnh tham gia Hàn Thuyên từnhững ngày đầu thành lập với nhiều tác phẩm đa dạng Ông được xem lànhà tiểu thuyết chínhtrị đúng nghĩa hơn là một nhà tiểu thuyết giáo dục, bởiông luôn thé hiện sự nhạy cảm về thời cuộc, những vốn sống dày dặn, nhữngtrải nghiệm trường đời thông quacác nhân vật của mình (1941) nhưng không

gây được tiếng vang

3 Xét về quan hệ đồng nghiệp: Nhóm các tác giả xuất bản khá nhiều ấn

phẩm ở Hàn Thuyén với tu cách là bạn bè, đồng môn của Trương Tửu Cũngcó thể xem họ là cộng tác viên của Hàn Thuyên (Nguyễn Đình Lạp, Bùi Huy

Phôn, Lê Văn Siêu, Nguyễn Tế Mỹ, Chu Thiên) Một số tác phẩm có cùng tu

tưởng với Hàn Thuyên nhưng không phải tất cả Luận án tập trung tìm hiểumột số tác giả có cùng định hướng với Han Thuyén như Nguyễn Đình Lap,

Bùi Huy Phôn.

Nguyễn Đình Lạp sinh năm 1913, là nhà văn chuyên viết về Hà Nội,miêu tả cuộc sống người dân thấp cổ bé miệng, sống luân quất ngoại thành Hà

Nội Họ “chịu ảnh hưởng của những đòn chính tri tai ác chà đạp nhân bản, đã

25

Trang 30

được ông phơi bày có tình tiết, nghệ thuật diễn tả cao” [105, tr.68] Nhắc đếnNguyễn Đình Lạp có lẽ còn ít người biết đến, vì ông mất sớm (khi mới 39

tuổi) lại vào đúng thời kỳ đất nước khó khăn, nhiều sáng tác hiện giờ không

thé tìm thấy bảnthảo Các tác phẩm hiện còn được in rời rac và chỉ tương đối

được tập hợp trong Nguyễn Đình Lạp — Túc phẩm của Nhà xuất bản Văn hoá

— Thông tin (2003), Nguyễn Dinh Lạp — Tuyển tập của Nhà xuất bản Công annhân dân (2015) Tuy có số tác phẩm lưu hành ít nhưng Nguyễn ĐìnhLạp đã được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá là mang

tính hiện thực và hé ra khuynh hướng xã hội chứ không chỉ là hiện thực phê

phán thông thường Ông có những đóng góp quan trọng với văn học Việt

Nam, đặc biệt là văn học hiện thực giai đoạn 1930 — 1945.

Bùi Huy Phén sinh năm 1911 mat năm 1990, sinh ra và lớn lên ở BắcGiang Ông viết nhiều tác pham ở nhiều thé loại, nhưng đáng chú ý nhất vanlà loạt truyện trinh thám được xuất bản ở Han Thuyén Người đời còn gọi ônglà Đồ Phôn với nhiều hiểu biết về Nho học va Hán văn Đến nay, thông tintiêu sử và tác phẩm của ông vẫn còn nhiều bỏ ngỏ.

4 Xét về quan hệ nhà văn- nhà xuất bản: các tác giả chỉ gửi bản thảođến cộng tác, in ấn Nhóm này chỉ xem Han Thuyén là đầu môi xuất ban

giống với nhiều nhà in cùng thời khác (Đặng Thai Mai, Nguyễn Đồng Chị,

Nguyễn Tuân, Nguyễn Hải Âu, Trần Văn Thanh, Đào Duy Anh) Trong mối

quan hệ này, chúng tôi sẽ giới thuyết phần nào một số công trình có ý nghĩathực tiễn trong tiến trình văn học sử 1940 — 1945, gắn với sự phát triển tư

tưởng của Hàn Thuyên.

Đặng Thai Mai (1902 — 1984) sinh ra và lớn lên ở huyện Thanh

Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho giáo có truyền thống hiểu học.Ông tham gia phong trao mặt trận bình dân, tham gia sáng lập một số tổ chức.

Năm 1939, ông ứng cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ Sau thời gian đó nhữngtác phâm của GS lần lượt ra đời Năm 1944 ông viết Van học khái luận (in ởHàn Thuyên) và công trình Lỗ Tấn và tạp văn Trung Quốc Sau Cách mạng,

26

Trang 31

ông cho ra đời nhiều tác pham lý luận, nghiên cứu phê bình có giá trị.

Nguyễn Đồng Chi (1915-1984) qué ở Hà Tĩnh, sinh tại Phan Thiết (tinh

Bình Thuận), là con nhà giáo có đức độ và uy vọng Nguyễn Hiệt Chi, từng là

đồng sáng lập Trường Dục Thanh Ông là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nồitiếng Cống hiến néi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn

học, văn hóa dân gian Năm 1942, ông in Viét Nam cổ văn học sử ở Hàn Thuyén.

Như vậy ở các chương sau, chúng tôi tập trung vào nhóm các tác giả

có quan hệ tư tưởng - văn hoá và một số nhân vật có quan hệ đồng nghiệp gần

gũi, cùng chung định hướng, cũng là mục đích chính của luận án.

1.2.2 Các hoạt động của nhóm từ 1940 — 1945

Nhìn nhận tổng thé hoạt động của Han Thuyén giai đoạn 1940 —1945 làđiều không hề giản đơn khi vừa phải có những đánh giá lại vị trícủa nhóm, vừaphải kiếm tìm các văn bản một thời nhiều khuất lấp Chỉ hơn 5năm tôn tại và hoạt động, số lượng ấn phẩm hiện còn lưu giữ được của nhóm

là trên dưới 50 cuốn Hàng loạt công trình về mọi lĩnh vực đã ra đời như: văn

hoá, lịch sử, văn học, xã hội học, khoa học kỹ thuật

Dựa trên nhiều tài liệu khác nhau, chúng tôi tong két hoat động tô chức

của nhóm qua những mốc thời gian sau:

*1940: Thanh lập Nhà xuất ban Han Thuyên với co cau quan lý là đại

gia đình cụ Nguyễn Xuân Tái và con ré Trương Tửu.

— Giám đốc kinh doanh: Nguyễn Xuân Tái

— Giám đốc văn chương: Trương Tửu (phụ trách chuyên môn)

— Phụ trách Tài vụ, Hành chính, quản trị: Nguyễn Xuân Lương

— Các thành viên chính: Luong Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quynh,

— Cộng tác viên: những nhà văn nhà báo, nhà khoa học có uy tín như

Bùi Huy Phén, Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Dinh Lạp, Chu Thiên (cũng là bạncua Trương Tửu).

— Lĩnh vực xuất bản: Văn hoá, lịch sử, văn học, khoa học kỹ thuật,

27

Trang 32

— Tác giả tham gia xuất bản sách: Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tế Mỹ,Lê Văn Siêu, Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đồng Chi, ĐàoDuy Anh

— Mua lại báo Văn mới từ Vũ Đình Hoè (chủ nhiệm báo: Nguyễn Xuân

Lương, phụ trách chuyên môn: Nguyễn Bách Khoa), nhưng bị Pháp tịch

thu sau khi phát hành được 2số.

- Xuất bản một số tác phẩm giải trí: Tráng sĩ Bồ Đề (Trương Tửu),

Văn Lang dũng sĩ (Nguyễn Huy Tưởng) nhưng cũng bị cắm và tịch thu.

- In nhiều tác phâm trên Văn mới

*1945- 1946: Giai đoạn khó khăn

— Nhà xuất bản bi Nhật khủng bó, đàn áp

— Trương Tửu, Nguyễn Xuân Tái, Nguyễn Xuân Lương bị Nhật lùng

bắt, đến Cách mạng Tháng Tám mới có thê trở về

- Tác phẩm cuối cùng được in vào 15-12-1946: Nguồn gốc dân tộc

Việt Nam của Đào Duy Anh.

- Cụ Nguyễn Xuân Giới hiến nhà in 53 Hàng Gà cho cách mạng,

Hàn Thuyên tan rã.

Với những tong hợp về sự ra đời và phát triển của Han Thuyén, có thé thay

hoạt động của nhóm gặp không ít khó khăn Dù vậy nhưng quá trình từ khi thành

lập đến khi tan rã, Trương Tửu với tư cách như một Tổng biên tập đã nêu cao

28

Trang 33

những phương châm mà các đồng nghiệp đều tán thành và quán triệt kiên định

đến cùng Tôn chỉ mục đích: “Tôn vinh văn hoá, lịch sử dân tộc, chống phongkiến thực dân văn hoá nô dich” [116, tr.3] là quan điểm, kim chỉ nam của nhóm.Ngoài các thành viên chủ chốt, cần nói thêm rằng, các cộng tác viên khá phongphú nên cũng khá phức tạp về đường lối chính trị tư tưởng: “Có người chỉ gửisách đến in mà không hề có liên hệ gì với nhóm như Dang Thai Mai, NguyễnĐồng Chi” [116, tr.3] Chính vi thế, hoạt động của Han Thuyén thực chất là một

hoạt động mở, và những trường hợp chịu ý kiến trái chiều cũng là hệ quả của hoạt

động mở này.

Căn cứ vào những tài liệu đã chỉ ra ở bảng khảo sát, chúng tôi thống kê

được 5 nhân vật gan bó với Han Thuyên từ lúc ra đời đến khi kết thúc, đó là:

Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu, Nguyễn Tế Mỹ, Trương Tửu, Lương Đức

Thiệp Những nhân vật này có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau Ởquan điểm tư tưởng học thuật, chúng ta có thé chia tách họ là những trí thức

có lòng yêu nước nhưng dễ dao động: những người đã từng hoặc đang theo xu

hướng Trotskit; những nhà lý luận phê bình có xu hướng Mác-xít nhưngkhông theo chủ nghĩa Lênin Trường hợp Nguyễn Tế Mỹ là nhân vật duy nhấtcó tư tưởng không rõ ràng, tạo ra hiểu nhầm cho cả nhóm Hàn Thuyên Vìthế, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu sự nghiệp, sáng tác của những tác giả lớnnhất là Trương Tửu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh và một số nhàvăn cộng tác khác ở phần sau của luận án.

Vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, nhiều tác phẩm của HanThuyén hiện nay không còn nữa Ở đây, chúng tôi đã gdp các tác pham in ởHàn Thuyên xuất bản cục (Giám đốc: Nguyễn Xuân Tái) lẫn tạp chí Văn mới

(Tập mới, 1942 — 1945; Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Lương, chủ bút: Nguyễn

Đức Quỳnh) với mỗi tháng ra hai ky, được xem là một tạp chí phổ thông giáodục Trong bảng thống kê có một số tác phẩm xuất bản trước thời điểm 1940,nhưng vì chúng có chung định hướng tư tưởng với tác giả và tác phâm của

29

Trang 34

nhóm Hàn Thuyên, nên chúng tôi vẫn liệt kê vào Chính vì thế, thư mục sau

đây cũng chỉ ở mức tương đôi, mang tính tiêu biêu còn lưu lại được:

Năm R Quan hệ

Thê loại ok

STT | Tac gia Tác phẩm xuất -Lĩnh vực với Hanbản ThuyênTrương| Nguồn gốc văn minh (192) | 1943 | Khảo cứu van| Chủ bút

5 Thanh niên S.O.S (154tr) 1937 | Tiểu thuyết

6 Một chiến sĩ (165tr) 1938 | Tiểu thuyết

7 Một kiếp doa day (1601) 1941 | Tiểu thuyết§ Trái tim nồi loan 1940 | Tiểu thuyết

' Văn minh sử yếu lược (183) | 1944 | Nghiên

cứu văn hoá

2 Nhân loại tiền hoá 1944 |Biên khảo lịch

sử (206tr) sử

13 Uống rượu với Tản Đà: Phê bình | 1939 | Phê bình văn

30

Trang 35

và định giá một thi sĩ đại biểu cuối học

cùng của thơ cũ Việt Nam (28tr)

l4 Khi chiếc yếm rơi 1940 | Tiểu thuyết

20 Việt Nam thi ca 1942 | Lý luận vănluận (1101) học

21 Duy vật sử quan 1944 |Biên khảo lịch

Trang 36

Thạch (128tr)

34 Gan dạ đàn bà 1941 Tiên(138tr) thuyêt

Lê Văn| Hợp lý hoá: Chủ thuyết Taylor | 1944 | Chuyên luận | Cộng tác

35 | Siêu (206 tr) Khoa viênhọc ki thuật

36 Thanh niên và thực 1943 Bút kýnghiệp (224tr)

37 Luân lý thực 1943 Phóngnghiệm (129tr) sự

Vua ô tô Ford và tổ chức kỹ nghệ | 1946 | Chuyên luận

38 hợp lý hoá khoa học kĩ(153tr) thuat

39 Cá nhân và xã hội 1944 Bút ký(166tr)

40 Chu Lê Thanh Tông 1943 | Khảocứu |Cộng tácThiên (245tr) lịch sử viên

32

Trang 37

41 Bà quan Mỹ (144tr) 1943 | Khao cứulịch sử

42 Nguyễn Lý Thường Kiệt Bắc phạt (148) | 1944 | Khảo cứu |Cộng tác

Nguyễn| Viét Nam co văn hoc sử (440tr) | 1942 | Nghiên cứu |Nhà văn 45 | Đồng văn học NXB

48 Hoc tuyết kinh tế 1944 | Chuyên luận

tiêu dân (1951r) Kinh tê

Trần Hai phương pháp 1945 | Biên khảo Nhà văn 49 | Văn suy luận: Duy vật và duy tâm Triết học NXB

-Thanh (206tr)

1.3 Van đề Han T huyén trong lịch sử nghiên cứu van học

Sự đặc biệt của Han Thuyén được thé hiện trong chính những nghiêncứu vénhom Đó là một hành trình dai, từ chỗ nhóm bị lên án, phủ nhận chođến hiện tại đã được công nhận, đánh giá khách quan Hành trình này cónhiều biến động ngay trong cùng một thời điểm lẫn trong nhiều thời kỳ khácnhau Chúng tôi sẽ hệ thống lại một cách tông quan nhất những tai liệunghiên cứu Han Thuyên trên các moc thời gian gan với lịch sử: Trước Cách

33

Trang 38

mang, từ 1945 -1946, sau 1954 và sau Đôi mới Cần nói thêm rằng, đến naychưa có nhiều công trình nghiên cứu Hàn Tuyên một cách đầy đủ, đa diện.

Chính vì thế, thông qua việc thống kê các tài liệu đã nghiên cứu về HanThuyén, đề tài định hướng trở thành một trong những tài liệu tham khảo vănhọc sử về nhóm.

1.3.1 Nghiên cứu về Hàn Thuyên trước Cách mạng Tháng Tám 1945

Thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám 1945 chưa có nhiều tài liệu, đềtài riêng biệt nghiên cứu về Han Thuyén, nhóm chỉ được đề cập nhiều qua cácbài phê bình của Trường Chinh, Lại Nguyên Ân đăng trên các tạp chí và

các sách phê bình chung; trong số đó phần nhiều là bài phê phán về quan điểmcủa nhóm.

Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, sự tồn tại và phát triển của HanThuyên đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều Tài liệu đầu tiên đề cập đến HanThuyên là một “nhóm” có nhiều vấn đề chính là Đề cương về cách mạng vănhoá Việt Nam của Tông bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông quatrong Hội nghị Ban Thườngvụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, PhúcYên) vào tháng 2-1943 Sau khi nêu rõ nguy cơ của nền văn hoá Việt Namdưới ach cai trị của Pháp - Nhật, Dé cương đã phân tích mối quan hệ giữacách mạng chính trị với cách mạng văn hoá, nhân mạnh vai trò lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng văn hoá nhằm mục đích

xây dựng một nền văn hoá xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nền văn hoá phục

vụ cho cuộc cách mạng đó phải là nền văn hoá có tinh dân tộc, tính khoa học

và tính đại chúng Và Trường Chinh cho rằng những ấn phẩm của HànThuyên đã đi chéch những định hướng này: “Các lực lượng phản động đã hoạtđộng ráo riết dé chống phá cách mạng Bon Nhat Linh, Khái Hưng (nhóm Tir

lực văn đoàn) ôm chân giặc Tưởng, bọn tờ rốt kít Trương Tửu, Nguyễn

Đức Quỳnh (nhóm Han Thuyén) đã công khai bài xích đường lối văn hoá của

Đảng” [16, tr.10] Hay “Cái chiêu bai tân văn hoá của nhà Han Thuyén ở đó

34

Trang 39

một số tờ rốt kit đang hoành hành, chang đáng ngờ lắm sao?” [16, tr.10].Trường Chinh đã quy kết Han Thuyén có những thành phan chủ chốt là trốt

kít, hoạt động phê bình văn nghệ và tư tưởng đi ngược lại chủ trương chính trị

của Đảng Bản Đề cương được xem là những ý kiến đầu tiên công khai phêphán Han Thuyén, đề rồi sau đó không ít những bài viết khác tiếp nối mạchphê phán này được đăng tải trên các tạp chí Hai năm sau, cuốn Hai Bà Trungkhởi nghĩa của Nguyễn Tế Mỹ được Nhà xuất bản Han Thuyền phát hànhcàng lam day lên mối lo ngại về trốt kit và những phong trào cực đoanchống phá Đảng Cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ.

Tiếp theo là trường hợp của Trương Tửu trong Văn chương “TruyệnKiểu” (1945), Khi người ta đói (1940), và Tương lai văn nghệ Việt Nam

(1945) tung bị coi là “có vấn đề” trong lịch sử văn học Việt Nam, nhà văn

từng bị buộc thôi giảng day sau vụ án Nhân văn — Giai phẩm Một số nhà lýluận quy kết Trương Tửu cũng là trốt kít và “được sự dung túng trợ giúp củachính quyền tay sai cho Nhật — Pháp, hoạt động hung hăng hơn bao giờ hết”

[138, tr.1] Họ cho rằng, trong Văn chương “Truyện Kiểu”, Trương Tửu đưara những nhận định gây sốc như “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh.Bệnh của ông thuộc về thứ bệnh không có sự thương ton về khí quan” [138,tr.2] là bởi thi sĩ họ Nguyễn thừa hưởng “cái khí tiết hiên ngang không

chịu khuất phục” của vùng Nghệ Tĩnh — quê cha, nhưng lai đan xen cái “chat

phong tình diễm lệ” của vùng đất Kinh Bắc — quê mẹ Trương Tửu còn phê

phán: “Truyện Kiểu chi là kết tinh của những cái suy nhược trong cốt tinh

Việt Nam” [138, tr.2|.

Nếu như Đặng Thai Mai là người đầu tiên hệ thống hoá những nguyên

lí của lí luận văn nghệ Mác xít trong Văn học khái luận thi Trương Tuu là

người đầu tiên góp phần đưa ra những nguyên lí của văn nghệ hiện thực xã

hội chủ nghĩa Theo ông, người văn nghệ mới phải “nhận thức được, thấu

cảm được cái xu thê phát triên khách quan của xã hội hiện tại”, phải “nhập

35

Trang 40

thân với quá trình dịch hoá của xã hội va hoà cái năng lực sáng tao cá nhâncủa chúng ta vào cái năng lực sáng tạo nội tại cua Đại đoàn thể, của Lịch sử”[112, tr.10] Quan niệm về tân văn nghệ của Truong Tửu không hề khác vớiquan niệm của Đề cương văn hoá Việt Nam Cái khác ở đây là sự déi lập giữamột bên là một quan niệm tư sản về văn nghệ với những nguyên tắc về tính tự

trị của văn nghệ và nghệ sĩ, tính độc lập, “đứng ngoài” của văn nghệ sĩ với

trường quyền lực và một bên là quan điểm về một nền văn nghệ được tổ chứcnhư một mặt trận thống nhất từ tổ chức đến những nguyên tắc sáng tác.

Trong bước ngoặt của lịch sử, có lẽ, chính Trương Tửu và những nghệ sĩgiống như ông đã hiểu được “con đường tất yêu mà chúng ta sẽ phải đi qua

đó Ông đã hiểu và lựa chọn một cách chân thành con đường đó” [73, tr l ].

Có thể với Trương Tửu, nhận thức về dân tộc chưa được kết hợp nhuan

nhuyễn với nhận thức về dai chúng nên ông chưa có những suy nghĩ về việcứng dụng hình thức văn nghệ phù hợp, về những thé loại đặc trưng truyềnthống của Việt Nam Đó chính là điểm mà Trường Chinh phê bình ông là

“duy vật máy móc” Nhưng Trương Tửu không áp dụng một cách trừu tượng,

“hư vô” những lí thuyết cách mạng quốc tế mà bỏ qua van dé dân tộc như một

số người Trốt kít cực đoan Trương Tửu hầu như ít nhắc gì đến Lênin và

Trotsky (trong nghệ thuật), nhưng lại trích dẫn khá nhiều quan điểm củaMác và chủ nghĩa Mác Ngay khi xác định tôn chỉ của Han Thuyén, TrươngTửu đã nêu cao: “Có tư tưởng Mác xít, hướng về chủ nghĩa xã hội” như đã

dẫn ở trước Trương Tửu dé cao khuynh hướng tiến bộ, cách mạng và thực

tế của tờ báo Văn mới lẫn Nhà xuất bản Hàn Thuyên Một sô tác giả và tácphẩm có khuynh hướng Trốt kit nhưng họ không tham gia lãnh dao Han

Thuyên nên không áp đặt được những tư tưởng đó lên các thành viên khác.

Thậm chí “Trương Tửu, dù xuất bản tác phẩm của họ nhưng không hề cam

tình với ho Thi dụ một tác pham của Nguyễn Tế Mỹ đã bị Trương Tửu lược

bỏ một nửa (từ 400 trang còn 200 trang) Có lần đại điện nhóm này có đề xuất

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w