HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA NGÂN HÀNGBÀI TẬP LỚNHọc Phần: Ngân Hàng Thương MạiĐỀ TÀI: Thực hiện báo cáo phân tích về ảnh hưởngcủa Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN
Học Phần: Ngân Hàng Thương Mại
ĐỀ TÀI: Thực hiện báo cáo phân tích về ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Quỳnh Hương
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I Khái quát chung về tình hình COVID-19 3
1 Tình hình nền kinh tế Việt Nam trước dịch COVID-19 giai đoạn 2018-2019 3
2 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2021 4
3 Thực trạng kinh doanh các ngân hàng thương mại của Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh 5
II Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của VietinBank 6
1.Tổng quan về Ngân hàng VietinBank 6
2 Đặc trưng của hệ thống ngân hàng VietinBank 8
3 Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng VietinBank 9
4 Kết luận chung về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến ngân hàng VietinBank .18
III Đề xuất giải pháp trọng tâm năm 2022 19
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
1
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến nền kinh tế của thế giới trong đó có ViệtNam Chính phủ đã chủ động bám sát tình hình, triển khai các giải pháp để vừa kiểmsoát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngànhNgân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhà nước đã tập trung nguồn lực đểtháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnhhưởng bởi COVID-19
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (gọi tắt là VietinBank) làmột trong các ngân hàng lớn đã tiên phong thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhànước Với tinh thần đổi mới từ tư duy tới hành động, chú trọng tới trọng tâm kinhdoanh, hoạt động kinh doanh của VietinBank đã đạt được nhiều thành tựu và hoànthành tốt các mục tiêu đề ra
Xuất phát từ thực tiễn, nhóm em đã thực hiện “Báo cáo phân tích ảnh hưởng
của COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” Bài báo cáo sẽ khái quát về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam
và đánh giá tác động của đại dịch đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, từ đó đưa
ra giải pháp cho ngân hàng
2
Trang 4NỘI DUNG
I Khái quát chung về tình hình COVID-19
1 Tình hình nền kinh tế Việt Nam trước dịch COVID-19 giai đoạn 2018-2019
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đang pháttriển, còn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và các nguồn đầu tưvốn nước ngoài Với sự biến động và thay đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới,Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của những tác độngtiêu cực và tích cực mà nền kinh tế thế giới mang lại Tuy nhiên bằng sự nỗ lực và cácchính sách đúng đắn, Việt Nam đang dần khẳng định vai trò cũng như sự lớn mạnh củanền kinh tế nước nhà trên bản đồ kinh tế các nước hiện nay
Năm 2018 mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp như chiếntranh thương mại Mỹ- Trung, tỷ giá, giá dầu thô nhưng kinh tế Việt Nam phát triểnnhanh, hoàn thành vượt các chỉ tiêu đề ra Quy mô nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mởrộng với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,7%), làmức tăng cao nhất kể từ năm 2011 Kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng của năm 2018tạo cơ sở vững chắc trong năm 2019
Năm 2019, kinh tế - xã hội nước ta khép lại với những thành tựu rất ấn tượng:Tăng trưởng kinh tế đạt 7,02%, đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế ViệtNam đạt trên 7% kể từ năm 2011 Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấpnhất trong 3 năm qua Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ thị trường đóng vai tròđộng lực phát triển kinh tế đất nước Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc
500 tỷ USD Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực Tỷ lệ thất nghiệp, thiếuviệc làm giảm dần, thu nhập của người lao động tăng lên An sinh xã hội được quantâm thực hiện
Những cải cách kinh tế kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanhchóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giớitrở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ Theo U.SNews&World Report, Việt Nam đang có một môi trường ổn định và tích cực về cả kinh
tế và chính trị, duy trì mức tăng trưởng GDP ổn định, kiểm soát tốt lạm phát và cácchính sách cải thiện nợ xấu, thâm hụt ngân sách cũng được đề ra mọt cách hợp lý
3
Trang 52 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2021
Đại dịch COVID-19 bắt đầu khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâmdịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc rồi nhanh chóng lan rộng
ra hầu hết các nước trên thế giới Là quốc gia láng giềng ở phía bắc Viêt Nam, dokhoảng cách địa lý gần gũi và mật độ đi lại, giao thương bình thường giữa hai quốc gia
là khá lớn nên Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng từ sự lây lan của dịch bệnh Đốivới nền kinh tế Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã có nhiều tác động bao gồm:
Tăng trưởng kinh tế
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2020 của Việt Nam đã tăng2,91% so với năm 2019, đây là mức tăng thấp nhất trong 1 thập niên gần đây (2011-2020) Tính trong 9 tháng đầu năm 2020, hầu hết tất cả các ngành sản xuất đều tăngtrưởng giảm sâu so với năm ngoái, thậm chí có mức tăng trưởng âm như ngành lưu trú
và ăn uống (giảm 17%), khai khoáng (giảm 5,4%), vận tải kho bãi (giảm 4%) Tuy vậy,một số ngành không bị ảnh hưởng nhiều, và cũng là những ngành có cơ hội trong dịchbệnh như ngành y tế (tăng 9,6%), thông tin và truyền thông (7,4%) và ngành tài chính –ngân hàng – bảo hiểm (tăng 6,7%)
Cơ cấu chi tiêu
Về tình hình vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 thực hiệntheo giá hiện hành đạt 2.164,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước vàbằng 34,4% GDP Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư ngoài Nhà nước và khu vực FDIđều giảm rõ rệt so với năm ngoái (lần lượt tăng 3,1% và giảm 1,3%), phản ảnh rõ néttác động của đại dịch COVID-19 đến đầu tư của 2 khu vực ngoài Nhà nước
Khu vực doanh nghiệp
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2020, có 134,9 nghìn doanh nghiệpđăng ký thành lập mới và tổng số lao động đăng ký là 1.043 nghìn lao động, giảm 2,3%
về số doanh nghiệp, và giảm 16,9% về số lao động so với năm 2019 Bên cạnh đó, cótới 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờlàm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước Phần lớncác doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, nặng nề nhất là các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực du lịch, lưu trú, ăn uống, số lao động thời điểm 1/9/2020 chỉ bằng53,27% (tức là phải cắt giảm tời 46,73%), tuy nhiên 2 lĩnh vực tài chính, ngân hàng,
4
Trang 6bảo hiểm và công nghệ thông tin thì số lao động tại thời điểm 1/9/2020 lại tăng so vớitrung bình năm 2019.
Khu vực đối ngoại
Kim ngạch xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề trong những tháng đầu năm dokhó khăn của các nước đối tác, cầu xuất khẩu của Việt Nam giảm dẫn đến giảm mạnhviệc ký kết các đơn hàng mới Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2020 ước tính đạt281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 Cán cân thương mại hàng hoá năm 2020ước tính xuất siêu ở mức kỷ lục 19,1 tỷ USD (năm 2019 mức xuất siêu là 9,9 tỷ USD).Tuy vậy điều này chủ yếu đến từ việc nhập khẩu giảm nhanh hơn so với xuất khẩu Đây
là dấu hiệu đáng lo ngại vì nhiều ngành sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồnnguyên liệu nhập khẩu
3 Thực trạng kinh doanh các ngân hàng thương mại của Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, hoạt động kinh doanh củacác ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng chịu tác động đáng kể được thể hiện nhưsau
Đối với hoạt động huy động vốn
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng vốn huy động toàn hệ thống đến ngày21/12/2020 tăng 12,87% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,48%); tổng phương tiệnthanh toán tăng 12,56% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,1%);
Hệ thống ngân hàng trong năm 2020 có tính thanh khoản tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầutín dụng của khách hàng
Tuy nhiên, thực tế do tác động của dịch bệnh, nhu cầu tín dụng thấp dẫn đếnnhiều NHTM phải mua tín phiếu NHNN với lãi suất rất thấp Từ cuối quý II/2020, lãisuất liên ngân hàng xuống xấp xỉ 0%, khiến các NHTM chịu sức ép giảm lãi suất huyđộng không còn áp lực cạnh tranh khi thanh khoản dồi dào
Mặt khác do giá vàng trong nước và quốc tế biến động lớn, ảnh hưởng đến tâm lýđầu tư của nhiều người Tại một số ngân hàng xảy ra tình trạng khách hàng rút tiền tiếtkiệm, chuyển sang đầu tư vàng hoặc bất động sản vì lãi suất tại thời điểm này đã giảm,không còn hấp dẫn khách hàng
Hoạt động tín dụng
5
Trang 7Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2020 tăng khoảng10,14% so với năm 2019, tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng thấp nhất trong 7 nămqua (từ năm 2013 đến năm 2020) Nguyên nhân chính là do hoạt động kinh doanh của
DN, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh,dẫn đến nhu cầu vay vốn của nhiều nhóm DN sụt giảm Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốncủa khách hàng cá nhân cũng giảm mạnh do thu nhập không ổn định Vốn tín dụng củacác NHTM cho vay chưa được như kỳ vọng
Trong năm 2020, NHNN đã thực hiện 3 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hànhvới mức giảm tổng cộng 1,5- 2%/năm Ngoài ra, với những ưu đãi của NHNN và hỗ trợcủa chính phủ đối với doanh nghiệp và người dân như: cho phép hoãn thời hạn nộpthuế, giảm lãi suất, yêu cầu các NHTM giảm lãi suất đối với các doanh nghiệp bị tácđộng của đại dịch… đã giúp tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tăng nhẹ so vớicùng kỳ năm trước
Tình hình nợ xấu
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
DN Do đó, nguy cơ các NHTM bị tăng tỉ lệ nợ xấu là không thể tránh khỏi
Theo thống kê của Forbes Việt Nam, 19 ngân hàng giao dịch trên 3 sàn đangchiếm hơn 63% dư nợ toàn hệ thống Báo cáo tài chính bán niên 2020 của các ngânhàng cho thấy, tại thời điểm 30/6/2020, tổng nợ xấu của 19 ngân hàng là 92.615 tỉđồng, tăng hơn 38,6% so với thời điểm đầu năm Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vaycũng tăng lên 1,72% so với mức 1,28% thời điểm đầu năm
Nợ xấu tăng kéo theo các khoản trích lập dự phòng của các ngân hàng cũng tăng.Theo dữ liệu từ báo cáo ngành Ngân hàng của Công ty Chứng khoán BSC, chi phí tríchlập dự phòng các ngân hàng ước tăng 10% trong nửa đầu năm Tỷ lệ dự phòng trên dư
nợ cho vay được cải thiện lên mức xấp xỉ 1,4%
II Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của VietinBank
1.Tổng quan về Ngân hàng VietinBank
a Thông Tin Chung
Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM
6
Trang 8Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANKFOR INDUSTRY AND TRADE
Tên giao dịch: VietinBank
b Giải thưởng và danh hiệu đạt được của VietinBank
Chương trình xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh ViệtNam” do Hiệp hội Phát triển VHDN Việt Nam (VNABC) tổ chức VietinBank đã xuấtsắc vượt qua hàng trăm doanh nghiệp tham gia để lọt vào Top 10 của Danh hiệu này.VietinBank được vinh danh Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2021 ởlĩnh vực Thương mại - Dịch vụ Giải thưởng do Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VCCI) phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự PTBV Việt Nam(VBCSD), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tổchức, với 127 chỉ số ở 4 lĩnh vực: Chỉ số kết quả PTBV, chỉ số Quản trị, chỉ số Môitrường và chỉ số Lao động
Năm 2021, VietinBank lần thứ 3 liên tiếp lọt vào Top 300 Thương hiệu Ngânhàng giá trị nhất thế giới xác lập cú thăng hạng ngoạn mục nhất trong số 9 ngân hàngViệt Nam trong danh sách, xác lập vị trí 216, tăng 61 bậc so với năm 2020
Về Giá trị Thương hiệu, VietinBank cũng là ngân hàng xếp thứ 8 trong Top 20Ngân hàng thế giới có Giá trị Thương hiệu tăng cao nhất và là ngân hàng tăng trưởngmạnh nhất về Giá trị Thương hiệu tại Việt Nam (tăng 56%)
Giải thưởng và danh hiệu tiêu biểu năm 2021 của VietinBank Top 10 doanhnghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam 2021
VietinBank iPay Mobile tiếp tục lọt vào Top 10 Sao Khuê 2 năm liên tiếp.VietinBank cũng vinh dự được bình chọn là đơn vị đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Xuấtsắc Việt Nam 2021 - giải thưởng uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay về chuyển đổi số - ởhạng mục Doanh nghiệp Chuyển đổi số Xuất sắc do Hội Truyền thông số Việt Nam(VDCA) tổ chức
Năm 2021, VietinBank đã xuất sắc giành Giải thưởng “Ngân hàng SME tốt nhấtViệt Nam 2021” do The Asian Banker và Global Banking & Finance Review trao tặng
c Mô hình tổ chức
7
Trang 92 Đặc trưng của hệ thống ngân hàng VietinBank
Được thành lập vào ngày 26/03/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, VietinBank hiện đang là một ngân hàng hàng đầu của Việt Nam Với quy
mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và giá trị thương hiệu cao nhất,VietinBank được Tạp chí Forbes bình chọn Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới;tạp chí The Banker đưa vào Bảng xếp hạng Top 300 thương hiệu “Ngân hàng giá trịnhất thế giới”; 5 năm liên tiếp được Global Banking and Finance vinh danh là “Ngânhàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam” VietinBank là sự lựa chọn hàng đầu của các cá nhân,các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính ngânhàng
Hơn 30 năm tồn tại và phát triển, VietinBank đã góp phần vào sự lớn mạnh củangành ngân hàng, đã và đang khẳng định là một ngân hàng hàng đầu, là ngân hàng bán
lẻ uy tín nhất Việt Nam Từ năm 2014 đến nay, ngân hàng tập trung xây dựng và thựcthi quản trị theo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt độngngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bềnvững
Theo báo cáo thường niên năm 2021, VietinBank có tổng tài sản là 1.531.587 tỷđồng, top 3 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất; tổng số vốn điều lệ là 48.058 tỷ đồng,đứng thứ 2 chỉ sau BIDV; vốn chủ sở hữu là 93.650 tỷ đồng, top 2 ngân hàng có vốnchủ sở hữu lớn nhất Thị phần tín dụng của VietinBank đang bị thu hẹp, chỉ còn 11,2%trong năm 2020 Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng các kết quả đạt
8
Trang 10được của VietinBank tích cực hơn so với cùng kỳ năm trước Bên cạnh đó, VietinBankcòn dành nguồn lực để cùng chia sẻ những khó khăn với khách hàng và nhân dân cảnước nhằm hỗ trợ, ứng phó và khắc phục ảnh hưởng của đại dịch.
3 Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng VietinBank
3.1 Huy động vốn
Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, lạmphát đang có xu hướng tăng Tuy nhiên, với những nỗ lực của Chính phủ nền kinh tếtrong nước đã có sự hồi phục tích cực trong các tháng cuối năm 2021, hệ thống tàichính ngân hàng tiếp tục được củng cố và phát triển VietinBank cũng đã tích cực triểnkhai đồng bộ các giải pháp kinh doanh, đi đầu trong việc thực thi các chính sách, địnhhướng của Đảng và Nhà nước, đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kế hoạch Đại hộiđồng cổ đông giao với những kết quả ấn tượng trong năm 2021, tạo tiền đề vững chắccho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọngnhất của ngân hàng thương mại Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng cóthể thực hiện các hoạt động khác Thông qua hoạt động huy động vốn NHTM có thể
đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Chính
vì vậy, mà VietinBank luôn chú trọng phát triển hoạt động này Huy động vốn đượccân đối tối ưu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn được tiết giảm mạnh trongbối cảnh ngân hàng chủ động triển khai các chính sách ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnhhưởng bởi dịch bệnh
Tình hình huy động vốn của VietinBank từ năm 2019 đến năm 2021 được thểhiện ở bảng sau:
(Đơn vị: triệu đồng)
Tiền gửi của khách hàng 889.792.714 988.070.156 1.159.761.203Phát hành giấy tờ có giá 56.966.353 59.875.570 64.496.785Tiền gửi và vay các TCTD khác 106.799.400 124.872.145 132.994.157
(Nguồn: BCĐKT các năm của VietinBank)
(Đơn vị: triệu đồng)9
Trang 11Năm 2019
Tăng(%)
Năm 2020 Tăng
(%) Năm 2021Tiền gửi không kỳ hạn 145.290.26
Năm 2019 Tăng
(%) Năm 2020
Tăng(%) Năm 2021Tiền gửi của khách hàng
(Nguồn: Thuyết minh BCTC riêng các năm)
Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, song nguồn vốn huy động củaVietinBank qua các năm đều tăng, tốc độ tăng trưởng cao Đến hết năm 2021, tổng
10
Trang 12nguồn vốn huy động của VietinBank đạt mức 1.357.252.145 triệu đồng, tăng 15,7% sovới năm 2020 Trong đó, tiền gửi của khách hàng tăng 17,4%, phát hành giấy tờ có giátăng 7,7%, tiền gửi và vay các TCTD khác tăng 6,5% Tỷ lệ LDR được đảm bảo tuânthủ các quy định của NHNN Nguồn vốn CASA thị trường 1 tiếp tục được cải thiện,tăng hơn 20% so với năm 2020 Tỷ trọng CASA cuối kỳ năm 2021 đạt hơn 20%, gópphần tích cực trong việc kiểm soát chi phí vốn của ngân hàng.
VietinBank là một trong những ngân hàng luôn đi đầu trong việc cải tiến và nângcao chất lượng dịch vụ Các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn thiện, đa dạng và tiệnlợi hơn Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, khách hàng củaVietinBank có thể sử dụng ứng dụng VietinBank iPay để có thể chủ động gửi và tấttoán tiền online vô cùng tiện lợi Khách hàng khi gửi tiết kiệm qua ứng dụng thì sẽđược hưởng mức lãi suất hấp dẫn hơn so với ra gửi tại ngân hàng Chính những sự ưuđãi và tiện lợi này, VietinBank đã gây ấn tượng và nâng uy tín của mình trong lòngkhách hàng, thu hút được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngânhàng
Trong năm 2021, VietinBank huy động 64.496.785 triệu đồng từ phát hành giấy
tờ có giá Việc phát hành lượng lớn GTCG vào thời điểm dịch bệnh căng thẳng có thểkhiến ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong thanh khoản
3.2 Cho vay
Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp cũng như khách hàng
cá nhân ở Việt Nam gặp khó khăn Tuy nhiên, không phải lúc doanh nghiệp gặp khókhăn trong kinh doanh thì các ngân hàng ngừng ngay việc cung cấp vốn vay và hình
11