Cụ thể như trốn thuế, gianlận thuế, buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép, giả mạo xuất xứ,…● Rủi ro quy định: Là những rủi ro phát sinh từ những kẽ hở trong quy định phápluật khiến cho nh
LÝ THUYẾT
Quản trị rủi ro hải quan
Theo Công ước Kyoto, rủi ro hải quan là khả năng hoạt động nghiệp vụ hải quan không tuân thủ pháp luật, gây ra những hạn chế và lỗ hổng trong quy trình thực hiện thủ tục, chính sách quản lý hải quan và thuế Các hành vi không tuân thủ có thể liên quan đến cấp phép, định giá, xuất xứ hay phân loại hàng hóa trong xuất nhập khẩu.
Trong hải quan, rủi ro được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau tùy theo từng lĩnh vực.Chẳng hạn như phân loại theonguồn gốc hải quancó 3 loại rủi ro đó là:
● Rủi ro tiềm ẩn: Là loại rủi ro bắt nguồn từ sự vụ lợi, tham vọng của các chủ thể kinh tế khiến họ cố tình vi phạm các quy định pháp luật Cụ thể như trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép, giả mạo xuất xứ,…
● Rủi ro quy định: Là những rủi ro phát sinh từ những kẽ hở trong quy định pháp luật khiến cho những nhà xuất nhập khẩu có cơ hội để lợi dụng và thực hiện những hành vi gian lận mà không bị trừng phạt.
● Rủi ro phát hiện: Là những rủi ro đến từ những sai phạm của đối tượng chịu sự quản lý hải quan nhưng cán bộ hải quan không phát hiện được do năng lực hạn chế hoặc do vấn đề về đạo đức và những sai phạm của cấp dưới mà cấp trên không phát hiện ra.
Phân loại theolĩnh vực xuất hiệnrủi ro bao gồm:
● Rủi ro trong khâu vận chuyển qua biên giới: tình huống xảy ra khi cán bộ hải quan không phát hiện được việc vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Rủi ro thường gặp trong thủ tục hải quan bắt nguồn từ việc khai báo không đúng thông tin về giá trị, số lượng, nguồn gốc hay phân loại hàng hóa để trốn thuế Những thông tin không chính xác này có thể dẫn đến các hành vi gian lận, buôn lậu hoặc trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia và sự phát triển lành mạnh của ngành thương mại.
● Rủi ro trong khâu nghiệp vụ hải quan: là tình huống mà sự thiếu sót trong năng lực hoặc quy trình của cán bộ hải quan có thể dẫn đến việc tính thuế sai, kiểm tra không đầy đủ hoặc giám sát hàng hóa không hiệu quả, tạo điều kiện cho việc vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
● Rủi ro trong khâu cung cấp thông tin: Cung cấp sai thông tin sẽ dẫn đến việc định hướng sai hoạt động kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời tạo cơ hội
8 cho các doanh nghiệp gian lận và gây mất hiệu quả trong công tác kiểm tra hải quan.
● Rủi ro do bất khả kháng: Đây là các nguy cơ bất khả kháng như sự cố từ máy móc, thiết bị hoặc thời tiết, thiên tai, dịch bệnh có thể gây gián đoạn trong công tác kiểm tra hàng hóa, làm cho việc phát hiện sai sót trở nên khó khăn hoặc không thể
1.1.2 Quản lý rủi ro hải quan
Theo Tổ chức hải quan thế giới (WCO), quản lý rủi ro là“việc áp dụng có hệthốngcác thủ tục quản lý và thông lệ mang đến cho Hải quan những thông tin cần thiết để giải quyết vấnđềvậnchuyểnhànghoáhoặclôhàngđặtravấnđềrủiro” Tại Việt Nam, theo khoản 18 Điều 1 Luật Hải quan 2014,quản lý rủi ro được định nghĩa là“việccơquan hải quan ápdụnghệthốngcácbiệnpháp,quytrìnhnghiệpvụnhằmxácđịnh,đánhgiá vàphânloạimứcđộrủiro,làmcơsởbốtrí,sắpxếpnguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sátvàhỗtrợcácnghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả” Dựa trên thông tin từ tình báo và quá trình thu thập thông tin, cơ quan hải quan thường áp dụng các quy trình để phát hiện hoạt động vi phạm, nhằm giảm thiểu rủi ro Bằng cách thu thập thông tin về người và hàng hóa thực hiện các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu, đi và đến, để đánh giá việc tuân thủ các quy định hải quan Dựa vào thông tin này, có thể áp dụng các chính sách ưu tiên và các biện pháp như kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, và quản lý thuế, để quản lý hàng hóa của các doanh nghiệp Quản lý rủi ro hiệu quả này là nền tảng cho hoạt động hải quan được thực hiện một cách logic và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ cho thương mại quốc tế của các doanh nghiệp.
1.1.3 Các nguyên tắc quản trị rủi ro hải quan
Bốn nguyên tắc cơ bản để quản lý rủi hải quan và kiểm tra và giám sát hải quan:
● Thứ nhất, cần thực hiện các biện pháp và kỹ thuật quản lý rủi ro để dự báo các nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan, giúp chủ động áp dụng hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ cần thiết cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh và nhập cảnh.
● Thứ hai, việc triển khai kỹ thuật quản lý rủi ro phải dựa trên việc áp dụng chỉ số hóa và tiêu chí hóa, kết hợp với thông tin quản lý rủi ro có sẵn trên hệ thống thông tin của ngành Hải quan, như thông tin về các dấu hiệu vi phạm và rủi ro.
● Thứ ba, việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan phải tuân thủ bộ tiêu chí lựa chọn do Bộ Tài chính ban hành Điều này bao gồm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và xem xét mức độ rủi ro của hàng hóa và các yếu tố khác liên quan.
● Thứ tư, nếu các công chức hải quan thực hiện đúng, đầy đủ và đúng thời hạn các quy định pháp luật và hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp, họ sẽ được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra và giám sát hải quan
Theo điều khoản 12 điều 4 Luật hải quan 2014 ban hành ngày 23/06/2014 kiểm tra hải quan được giải thích như sau:“Kiểmtrahảiquanlàviệccơquanhảiquankiểmtrahồsơ hảiquan,cácchứngtừ,tàiliệuliênquanvàkiểmtrathựctếhànghóa, phương tiện vận tải.”
Quản lý rủi ro trong cơ quan hải quan bao gồm việc áp dụng các biện pháp và quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại mức độ nguy cơ, từ đó tổ chức và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các hoạt động hải quan khác một cách hiệu quả Rủi ro thường liên quan đến việc không tuân thủ pháp luật về hải quan trong các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, cũng như trong việc xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh của phương tiện vận tải.
❖Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan:
● Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, bao gồm: o Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan; o Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
● Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
● Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng phải làm thủ tục hải quan.
Giám sát hải quan là một biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan hải quan thực hiện nhằm đảm bảo hai mục tiêu chính sau:
● Bảo vệ tính nguyên vẹn của hàng hóa: Đảm bảo rằng hàng hóa được giữ nguyên trạng, bao gồm cả tình trạng, số lượng và chất lượng của chúng trong quá trình quản lý hải quan.
● Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật: Đảm bảo rằng các chủ hàng và chủ phương tiện vận tải tuân thủ đúng các quy định về hải quan, thuế, xuất nhập khẩu, và quá cảnh, cũng như các quy định khác liên quan.
10 Hiện nay, các hình thức giám sát bao gồm:
● Giám sát trực tiếp: Cán bộ hải quan trực tiếp kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải tại khu vực hải quan.
● Giám sát gián tiếp: Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ như camera giám sát, hệ thống thông tin, thiết bị giám sát điện tử, để theo dõi, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải.
Công ước Kyoto
1.3.1 Sự ra đời & phát triển:
- Bối cảnh ra đời: Nhu cầu thúc đẩy thương mại quốc tế và đơn giản hóa các thủ tục hải quan ngày càng tăng Bên cạnh đó, các quốc gia cần có một khuôn khổ pháp lý chung để hài hòa hóa các hoạt động hải quan.
● 1973:Công ước Kyoto được soạn thảo và thông qua tại Kyoto, Nhật Bản.
● 1974:Công ước Kyoto có hiệu lực
● 1999:Công ước Kyoto được sửa đổi tại Brussels, Bỉ.
● 2006:Công ước Kyoto sửa đổi có hiệu lực.
● Thúc đẩy thương mại quốc tế:Giảm thiểu thời gian và chi phí cho hoạt động hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa.
● Nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan:Hài hòa hóa thủ tục hải quan, tăng cường kiểm tra hải quan, đảm bảo an ninh quốc gia.
● Tạo môi trường kinh doanh minh bạch:Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động hải quan, tạo niềm tin cho các bên liên quan.
- Hạn chế của công ước ban đầu:
● Mức độ tham gia của các quốc gia chỉ ở mức tối thiểu.
● Tính ràng buộc không cao.
● Khó tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục hải quan.
Hiện nay, Công ước Kyoto sửa đổi có 133 thành viên và được đánh giá là một văn bản pháp lý quan trọng, đóng góp to lớn cho việc đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho hoạt động hải quan, thúc đẩy thương mại quốc tế Việc sửa đổi công ước đã nâng cao hiệu quả và
Công ước Kyoto đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi cho các quốc gia tham gia Các ràng buộc mà Công ước đặt ra góp phần đảm bảo tính đồng nhất về thủ tục hải quan, đơn giản hóa các quy trình xuất nhập khẩu, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp và thúc đẩy thương mại quốc tế Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường toàn cầu, Công ước Kyoto sẽ tiếp tục được hoàn thiện và cập nhật để phù hợp với những thay đổi trong thương mại và công nghệ.
Nội dung của Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999, đề cập đến hai nội dung chính liên quan đến:
- Thủ tục hải quan cốt lõi:
● Khai báo, kiểm tra chứng từ hàng hóa: Quy định về cách thức, nội dung khai báo và kiểm tra chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu.
● Tính thuế: Quy định về phương pháp tính thuế, lệ phí hải quan và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động hải quan.
Các biện pháp bảo đảm là những quy định được đặt ra nhằm đảm bảo rằng các nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ hải quan khác sẽ được thực hiện đúng theo quy định Các biện pháp này bao gồm các hình thức như bảo lãnh, bảo hiểm, tiền ký quỹ và các biện pháp khác được quy định trong Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan.
● Cách thức cung cấp thông tin cho các bên liên quan: Quy định về cách thức cung cấp thông tin về thủ tục hải quan cho các bên liên quan như doanh nghiệp, người dân, tổ chức.
● Thủ tục khiếu nại đối với quyết định của hải quan: Quy định về quyền và thủ tục khiếu nại đối với quyết định của cơ quan hải quan.
- Thủ tục hải quan đặc thù:
● Thủ tục quá cảnh: Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của một quốc gia.
Thủ tục tạm nhập tái xuất là các quy định về thủ tục hải quan áp dụng đối với hàng hóa được tạm nhập vào hoặc tái xuất khỏi lãnh thổ quốc gia.
● Thủ tục về khoa ngoại quan: Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa được đưa vào khu vực giám sát hải quan để gia công, chế biến, lắp ráp.
● Thủ tục về hành lý của hành khách nhập cảnh: Quy định về thủ tục hải quan đối với hành lý của hành khách nhập cảnh.
1.3.3 Mục tiêu của Công ước Kyoto:
- Loại bỏ rào cản thương mại quốc tế:
● Công ước Kyoto hướng đến xóa bỏ những khác biệt trong thủ tục và hoạt động thực tiễn hải quan giữa các quốc gia.
● Việc này giúp loại bỏ rào cản thương mại quốc tế, tăng trưởng giao thương hàng hóa và dịch vụ giữa các vùng lãnh thổ.
- Tạo ra sự tiện lợi cho các hoạt động hải quan:
● Công ước Kyoto đề ra các quy định chung về thủ tục hải quan, giúp đơn giản hóa và hài hòa hóa hoạt động hải quan.
● Việc này giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và thủ tục cho các doanh nghiệp khi thực hiện xuất nhập khẩu.
- Thúc đẩy hiệu quả việc kiểm tra hải quan:
● Công ước Kyoto quy định các tiêu chuẩn chung về kiểm tra hải quan, đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
● Giúp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thương giữa các quốc gia
- Thích ứng với thay đổi trong quản lý và kinh doanh:
● Công ước Kyoto được xây dựng dựa trên các phương pháp và kỹ thuật quản lý và kinh doanh tiên tiến nhất.
● Giúp cơ quan hải quan thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế, đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hải quan.
Công ước Kyoto sửa đổi mang đến một bộ nguyên tắc toàn diện, thống nhất, đơn giản, hiệu quả và dễ dự đoán về thủ tục hải quan.
Công ước Kyoto Sửa đổi cung cấp hướng dẫn toàn diện cho cơ quan hải quan về cách triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thông quan Hướng dẫn này giúp các cơ quan hiểu và thực hiện thủ tục hải quan điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu.
1.3.5 Sự khác biệt giữa 2 phiên bản 1999 so với 1973 của Công ước Kyoto
Công ước Kyoto năm 1973 có nhiều hạn chế như chỉ yêu cầu tham gia ở mức độ tối thiểu, không ràng buộc cao và không tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong các thuật tục hải quan Do đó, WCO đã quyết định sửa đổi Công ước Kyoto năm 1973 và ra Nghị định thư sửa đổi vào tháng 6/1999 Công ước mới có tên là Công ước Kyoto sửa đổi So với phiên bản năm 1973, sửa đổi năm 1999 có những thay đổi căn bản sau:
● Trong lĩnh vực hải quan, công ước đã đề ra quy định áp dụng công nghệ thông tin cao nhất, điển hình là hàng hóa sẽ được bảo đảm và trao đổi thông tin, quản lý rủi ro, kiểm tra theo kiểm toán, trước khi hàng hóa đến nơi đến.
● Công ước yêu cầu tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hải quan và doanh nghiệp,với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp Trong đó,doanh nghiệp phải cam kết chặt chẽ với cơ quan hải quan về việc tuân thủ pháp luật.
Công ước sửa đổi được thiết kế có cấu trúc logic và hợp lý hơn, tạo liên kết chặt chẽ giữa hệ thống công cụ pháp lý với các phần nội dung, bao gồm phần thân, phụ lục tổng quát và các phụ lục chuyên đề.
Công ước sửa đổi có tính ràng buộc pháp lý cao, đòi hỏi mọi thành viên tuân thủ các quy định của phần chính và phụ lục tổng quát Các nước thành viên không được bảo lưu các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp, chỉ có thể bảo lưu với phần khuyến nghị thực hành và phụ lục chuyên đề nếu nêu rõ lý do và được xem xét lại mỗi 3 năm.
● Thời gian chuyển tiếp của công ước là 3 năm cho chuẩn mực và 5 năm cho chuẩn mực chuyển tiếp, tính từ thời điểm Công ước có hiệu lực.
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA CÔNG ƯỚC KYOTO VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Kiểm tra hải quan
Căn cứ vào Chương II, Phụ lục tổng quát của Nghị định thư về sửa đổi Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan“Kiểm tra hảiquanlàcácbiệnphápdoHải quanápdụngnhằmđảmbảosựtuânthủLuậtHảiquan” Dựa vào khái niệm tổng quan này, từng quốc gia, khu vực sẽ có những điều chỉnh phù hợp và áp dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn tình hình và bối cảnh đương thời của mình.
Căn cứ vào Luật Hải Quan Việt Nam số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014,“Kiểmtrahải quan là quá trình mà bên phía hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải cũngnhưcáchồsơhảiquanvàcácchứngtừcóliênquan”.
2.1.2 Các chuẩn mực liên quan tới kiểm tra hải quan
Việc xác định, khoanh vùng chính xác các đối tượng trong quá trình kiểm tra hải quan là điều kiện trọng yếu giúp phía cơ quan hải quan ở các quốc gia, khu vực đạt được tính chính xác, đầy đủ, và đảm bảo mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp.
Dựa vào nội dung“Nghị định thư vềsửađổiCôngướcquốctếvềđơngiảnhóavàhài hòathủtụchảiquan”, các yếu tố liên quan đến quá trình kiểm tra hải quan cần đạt được những chuẩn mực sau: “
● Mọi hàng hóa, kể cả phương tiện vận tải, nhập vào hay rời khỏi lãnh thổ Hải quan, dù có bị đánh thuế Hải quan và các loại thuế khác hay không, đều là đối tượng kiểm tra Hải quan.
● Kiểm tra Hải quan phải được giới hạn ở mức cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan.
● Khi thực hiện kiểm tra Hải quan, cơ quan Hải quan phải áp dụng quản lý rủi ro.
● Cơ quan Hải quan phải sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định người và hàng hóa, kể cả phương tiện vận tải, cần được kiểm tra cũng như mức độ kiểm tra.
● Cơ quan Hải quan phải thực hiện một chiến lược đo lường mức độ tuân thủ luật pháp để hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro.
● Hệ thống kiểm tra Hải quan phải bao gồm cả việc kiểm tra trên cơ sở kiểm toán.
● Các quốc gia trên thế giới cần tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan và khả năng ký kết các hiệp định tương trợ hành chính nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong công tác kiểm tra Hải quan.
● Cơ quan Hải quan cần tạo mối quan hệ tốt với giới kinh doanh và ký kết các Biên bản ghi nhớ để tạo thuận lợi trong quá trình kiểm tra Hải quan.
● Cơ quan Hải quan có trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác kiểm tra Hải quan một cách tối đa.
● Cơ quan Hải quan cần đánh giá các hệ thống thương mại của phía doanh nghiệp nếu chúng có ảnh hưởng đến hoạt động Hải quan góp phần đảm bảo sự tuân thủ các quy định về Hải quan ”
Kiểm tra tờ khai hàng hóa
Tờ khai hàng hóa phải được thực hiện dựa trên mẫu chuẩn của Liên Hợp Quốc với đầy đủ các thông tin mà bên phía Hải quan quy định:
Ngoài các nội dung trên, người khai báo phải điền thêm các thông tin như: Mã số thuế của người xuất/nhập khẩu, mã số thuế của người được ủy quyền (nếu có), mã số thuế đại lý hải quan
Hình 2.1 Minh họa về tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuy nhiên, trên thực tế, các tình trạng khai lệch thông tin về hàng hóa trong Tờ khai hải quan so với thực tế vẫn còn diễn ra thường xuyên Sau khi hoàn tất các thủ tục này,
16 nhiều doanh nghiệp, tổ chức vẫn có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thậm chí là rút lại tờ khai này Và để có thể quản lý hiện trạng này, các chuẩn mực liên quan đến việc điều chỉnh các thông tin có liên quan trong tờ khai hàng hóa đã được đề cập trong chương 3 của Nghị định thư về sửa đổi Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan.
● “ Chuẩn mực 3.27: Cơ quan Hảiquanphảichophépngườikhaihảiquanđượcsửa đổi bổ sung Tờ khai hànghóađãnộp,vớiđiềukiệnkhinhậnđượcyêucầuđó,cơ quanHảiquanchưabắtđầukiểmtraTờkhaihànghóahaykiểmtrahànghóa.”
● “ Chuẩn mức 3.28: Cơ quan Hảiquanphảichophépngườikhaihảiquanđượcsửa đổibổsungTờkhaihànghóangaycảkhinhậnđượcyêucầu sau khi việc kiểm tra
Tờ khai hàng hóa đã bắt đầu, nếu những lý do dongườikhaihảiquanđưarađược cơquanHảiquanchấpnhậnlàhợplý.”
● “ Chuẩn mực 3.29: NgườikhaiHảiquanphảiđượcphéprútlạiTờkhaihànghóa và khai báotheochếđộHảiquankhácvớiđiềukiệnyêucầurútlạiđóphảiđượcđề nghịvớiHảiquantrướckhihànghóađượcgiảiphóng và những lý do đưa ra được Hảiquanchấpnhậnlàhợplý”
● “ Chuẩn mực 3.30: Việc kiểm tra Tờkhaihànghóaphảiđượcthựchiệnvàocùng thờiđiểmhayngaysaukhiTờkhaihànghóađượcđăngký.”
Kiểm tra thực tế hàng hóa
Khi có quyết định về việc kiểm tra thực tế hàng hóa, quy trình thực hiện cần được tiến hành sớm nhất có thể ngay sau khi Tờ khai hàng hóa được đăng ký để đảm bảo giữ nguyên vẹn tính chất của hàng hóa. Đối với các hàng hóa thuộc diện động, thực vật sống gặp khó khăn trong việc bảo quản, hoặc hàng hóa đặc biệt thuộc diện ưu tiên phải được kiểm tra trước
Ngoài các vấn đề về thời gian, sự có mặt của người khai hải quan trong lúc kiểm tra hàng hóa cũng là yếu tố tiên quyết để đảm bảo công tác được thực hiện đúng cách, minh bạch và có sự đồng ý, xác nhận của các bên liên quan trừ phi là những tình huống đặc biệt, ví dụ như:
● Để bảo đảm vệ sinh, môi trường;
● Bị nghi ngờ vi phạm pháp luật;
● Vượt mức 30 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhưng người khai Hải quan không đến làm thủ tục hải quan…
Trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan, quá trình kiểm tra hàng hóa phải được thực hiện theo các hình thức sau:
● Kiểm tra không can thiệp bằng máy soi
● Kiểm tra nhờ vào thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ của bên phía hải quan
● Mở kiện hàng và kiểm tra hàng hóa trực tiếp khi có sự góp mặt của đại diện từ phía cơ quan nhà nước, doanh nghiệp vận tải cùng doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
Quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ kết thúc khi chứng minh được tính chính xác của nội dung kê khai toàn bộ lô hàng trong hồ sơ hải quan Mẫu hàng hóa chỉ được lấy để phục vụ cho việc xác định giá trị hàng hóa, mã số thuế, hoặc để đảm bảo tính tuân thủ luật pháp quốc gia của doanh nghiệp.
Phối hợp trong công tác kiểm tra hải quan
Một yếu tố then chốt để quản trị rủi ro trong công tác kiểm tra hải quan được hiệu quả là sự hợp tác chặt chẽ, nhanh chóng và có hiệu quả giữa tất cả các cấp bậc thuộc Cơ quan Hải quan trong một nước nói riêng và giữa các quốc gia nói chung cũng như giữa Cơ quan Hải quan với người làm thủ tục hải quan. Để đẩy mạnh công tác kiểm tra, các quốc gia cần tuân thủ các cam kết có trong các hiệp định liên quan đến lĩnh vực Hải quan Hiệp định trị giá WTO/GATT, công ước Kyoto,công ước HS…
Công ước Kyoto quy định chuẩn mực về áp dụng công nghệ thông tin
Kiểm tra và giám sát hải quan là một phần quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu, yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, cùng việc áp dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) CNTT đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ quá trình kiểm tra và giám sát hải quan một cách hiệu quả và tiết kiệm Việc này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, cán bộ hải quan và các bên liên quan bằng cách giảm thiểu chi phí và thời gian chờ đợi, cũng như tối ưu hóa quản lý rủi ro Đặc biệt, CNTT góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông quan hàng hóa và thúc đẩy thương mại quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, Công ước Kyoto – một công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan – đã dành một phần riêng (Chương 7) để quy định về chuẩn mực áp dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra và giám sát hải quan. Các quy định này bao gồm:
“ Chuẩn mực 7.1: Cơ quanHảiquansẽápdụngcôngnghệthôngtinđểhỗtrợcáchoạt động Hải quan sao chohiệuquảvàtiếtkiệmchiphíchoHảiquanvàthươngmại.Cơ quanHảiquansẽquyđịnhcụthểcácđiềukiệnápdụng.”
“ Chuẩn mực 7.2: Khigiớithiệucácứngdụngmáytính,Hảiquansẽsửdụngcáctiêu chuẩncóliênquanđượcquốctếchấpnhận.”
“ Chuẩn mực 7.3: Việc áp dụng công nghệ thôngtinphảiđượcthựchiệnvớisựtham vấncủatấtcảcácbênliênquanbịảnhhưởngtrựctiếp,ởmứcđộlớnnhấtcóthể.”
● Quyền của Hải quan được giữ lại thông tinđểsửdụngriêngvà,khithíchhợp, traođổithôngtinđóvớicáccơquanHảiquankhácvàtấtcả các bên được phê duyệthợpphápkhácbằngcáckỹthuậtthươngmạiđiệntử.”
Việc ứng dụng CNTT trong hải quan đã mang lại những lợi ích thiết thực như nâng cao chất lượng dữ liệu, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, thúc đẩy minh bạch trong kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện các nguyên tắc của Công ước Kyoto Nhờ đó, CNTT đã tạo thuận lợi cho thương mại, đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe môi trường, đồng thời giúp ngăn ngừa và chống gian lận hiệu quả.
Tuy nhiên, việc vận hành cũng phải tuân thủ các điều kiện, chuẩn mực về quy định trong Luật quốc gia, sử dụng các tiêu chuẩn thích hợp mà quốc tế đã chấp nhận; và tham khảo ý kiến của tất cả các bên bị tác động trực tiếp từ việc thực hiện áp dụng này Có thể thấy rằng, việc áp dụng CNTT cũng là một xu hướng tất yếu của ngành Hải quan, nhằm đáp ứng yêu cầu của thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh… ”
Công ước Kyoto hướng dẫn quy trình quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử
Việc áp dụng một quy trình quản lý rủi ro chung, liên tục và có hệ thống sẽ cung cấp một phương pháp tiêu chuẩn để triển khai quản lý rủi ro trong thực tế Quy trình này là một phương pháp tuần hoàn với các bước được xác định rõ ràng nhằm hỗ trợ việc ra quyết định tốt hơn bằng cách cung cấp cái nhìn sâu sắc về rủi ro và tác động của chúng, vạch ra nền tảng chung cho các quyết định quản lý liên quan đến việc phân bổ nguồn lực và ưu tiên các hành động xử lý Điều quan trọng là quy trình quản lý rủi ro phải được áp dụng ở tất cả các cấp quản lý.
Phụ lục tổng quát – Công ước KYOTO sửa đổi, bổ sung năm 1999 đã đưa ra quy trình quản trị rủi ro trong lĩnh vực hải quan cũng như trong thủ tục hải quan điện tử gồm 06 bước, mang tính logic và hệ thống (như hình)
Hình 2.2 Quy trình quản trị rủi ro theo Công ước Kyoto.
Bước 1: Thiết lập bối cảnh “
Tất cả các nỗ lực để quản lý rủi ro đều cần bắt đầu bằng việc xác định rõ những gì cần được quản lý Giai đoạn này xác định bối cảnh trong đó việc quản lý rủi ro sẽ diễn ra và mục tiêu của quá trình đó Các câu hỏi sau đây có thể được sử dụng để thiết lập bối cảnh và phác thảo cả khía cạnh bên trong và bên ngoài:
● Các mục tiêu trong bối cảnh của quá trình quản lý rủi ro là gì?
● Môi trường hoạt động là gì?
● Những khả năng và nguồn lực nào có sẵn để quản lý rủi ro?
● Tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá rủi ro và xác định xem có cần kiểm soát bổ sung không? ”
● Phạm vi và giới hạn của quản lý rủi ro là gì?
● Kỳ vọng của các bên liên quan như chính phủ, cộng đồng bị ảnh hưởng, thương nhân và các nhóm khu vực tư nhân khác là gì?
● Những chi tiết khác nào được biết về quá trình hoặc hoạt động?
Kết quả của giai đoạn này phải là một tuyên bố về bối cảnh hoạt động môi trường, bao gồm chỉ dẫn rõ ràng về các mục tiêu (“rủi ro đối với cái gì”) và các lĩnh vực rủi ro, đồng thời xác định các tiêu chí và thông số cho giai đoạn đánh giá rủi ro.
Bước 2: Xác định rủi ro “
Việc xác định rủi ro là bước thiết yếu để hiểu rõ và quản lý chúng Thông qua một quy trình bài bản, giai đoạn này nhằm mục đích ghi nhận tất cả những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, lý do chúng xảy ra, cũng như những tác động của chúng Việc xác định rõ ràng các rủi ro tạo cơ sở cho quá trình phân tích chuyên sâu hơn, giúp chúng ta chủ động hơn trong việc ứng phó và giảm thiểu những tác động bất lợi.
Trong giai đoạn này, một số câu hỏi quan trọng được đặt ra như:
● Nguồn gốc của rủi ro là gì?
● Rủi ro nào có thể xảy ra, tại sao và làm thế nào?
● Có những biện pháp kiểm soát nào để phát hiện hoặc ngăn chặn rủi ro?
● Cơ chế và biện pháp kiểm soát nào đang được áp dụng và có trách nhiệm giải trình là gì, bao gồm cả nội bộ và bên ngoài?
● Cần nghiên cứu cái gì và bao nhiêu về những rủi ro cụ thể?
● Thông tin liên quan có độ tin cậy như thế nào? ”
Hoạt động nhận diện rủi ro ở mọi cấp quản lý hải quan cần liên kết chặt chẽ Rủi ro chiến lược từ chính quyền được chuyển giao cho nhà quản lý để điều chỉnh và xác định ưu tiên hành động Sau đó, quyết định và ưu tiên được xác định, ban quản lý tuyến điều hành xác định các trường hợp cụ thể và giảm dần mức độ rủi ro trong tổ chức Kết quả của quá trình xác định rủi ro là một sổ đăng ký rủi ro, ghi chép các rủi ro và đảm bảo rằng toàn bộ phạm vi rủi ro được xem xét.
Bước 3: Phân tích rủi ro “
Sử dụng các phương pháp tổng hợp của việc tính toán những khả năng có thể xảy ra (độ thường xuyên hay độ có thể) và tính đến hậu quả (tác động hay là tầm quan trọng của hậu quả) bằng những công cụ đo lường hiện tại Kết quả của giai đoạn là xác định cấp độ dự kiến của rủi ro trên cơ sở định lượng và định tính, hoặc kết hợp cả hai loại trên.Việc phân tích bao gồm:
● Phân tích những rủi ro đã được nhận biết ở bước 2 về mặt khả năng có thể xảy ra và hậu quả.
● Xác định tỷ lệ rủi ro cho từng loại rủi ro trên.
● Tách riêng những rủi ro có tỉ lệ thấp và có thể chấp nhận được ra khỏi những rủi ro có tỉ lệ cao ”
● Nắm bắt được những dữ liệu sẽ dùng cho việc đánh giá ở bước 4.
Cần xây dựng được các tài liệu sau:
(1) Định nghĩa, nhận xét về các loại rủi ro
(2) Tỉ lệ khả năng có thể xảy ra và hậu quả của các loại rủi ro đã được nhận biết; (3) Tỉ lệ cụ thể của tất cả các cấp độ cho từng loại rủi ro đã được nhận biết.
Bước 4: Đánh giá và xếp loại rủi ro “
Bước này yêu cầu so sánh rủi ro đã được đánh giá với một tiêu chí quan trọng được xác định trước Bằng cách xem xét mức độ rủi ro của từng loại trong ma trận mô tả, đội ngũ quản lý có thể đánh giá và ưu tiên các rủi ro chính cần được phân tích chi tiết hơn Điều này dẫn đến việc triển khai nguồn lực để chuẩn bị, ngăn chặn hoặc ứng phó với rủi ro ”
Hình 2.3 Ví dụ về ma trận ý nghĩa rủi ro 5x5 đơn giản.
Quá trình đánh giá giúp Hải quan hiểu rõ hơn về rủi ro, bao gồm việc quyết định liệu rủi ro có chấp nhận được hay không và xác định mức độ xảy ra của sự kiện rủi ro Quyết định về việc ứng phó và giám sát rủi ro có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như năng lực nội bộ, khả năng thực hiện điều trị, đánh giá/mức độ rủi ro, quay lại điều trị, ảnh hưởng đến danh tiếng, và chi phí/lợi ích của các phương pháp điều trị đề xuất.
22 Những vấn đề này tạo nên cơ sở để đánh giá hiệu quả của các chiến lược điều trị cuối cùng Lưu ý rằng trong ví dụ ở Hình , có thể cần phải nhóm kết quả về khả năng dung nạp và thêm tiêu chí phản hồi cụ thể cho các loại khác nhau.
Quá trình đánh giá rủi ro và ưu tiên sẽ cho kết quả là sổ đăng ký rủi ro, đã định lượng và ưu tiên theo mức độ nguy cơ Sổ đăng ký này liên kết với chủ sở hữu rủi ro để họ có thể giảm nhẹ và giám sát rủi ro.
Với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến như Trí tuệ nhân tạo (AI), cơ quan Hải quan có thể xử lý hiệu quả khối lượng dữ liệu khổng lồ một cách nhanh chóng và chính xác AI được trang bị khả năng thu thập tự động thông tin giá trị từ các nguồn mở để đánh giá rủi ro hiệu quả Ngoài ra, AI còn hỗ trợ hiệu quả trong nhiều nhiệm vụ quan trọng như tổ chức, lọc dữ liệu và tính toán hình thức buôn lậu tiềm ẩn từ cơ sở dữ liệu Hải quan.
Thông thường, rủi ro mức "Trung bình" hoặc "Cao" được coi là không thể chấp nhận Ngược lại, rủi ro ở mức "Thấp" được coi là có thể chấp nhận và sẽ được xử lý theo nhiều cách khác nhau.
Bước 5: Xử lý rủi ro
Xử lý rủi ro là quá trình đưa ra quyết định hoặc thực hiện các biện pháp để đối mặt với rủi ro đã được xác định Trong lĩnh vực hải quan, có ba phản hồi chung được áp dụng gọi là “Three T’s” “
Quan hệ giữa cơ quan Hải quan với bên thứ ba
Quan hệ giữa cơ quan Hải quan với bên thứ ba được quy định tại Chương 8 - Công ước Kyoto Định nghĩa bên thứ ba trong Hiệp ước Kyoto là“bấtkỳngườinàogiaodịchtrực tiếpvớiHảiquan,thaymặtvàthaymặtchongườikhác,liênquanđến việc nhập khẩu, xuấtkhẩu,dichuyểnhoặclưutrữhànghóa”.
Các đại diện như đại lý hải quan, môi giới, chuyển phát nhanh đảm bảo tiện ích cho mọi bên liên quan Cụ thể, đại lý hải quan thường xử lý tài liệu hải quan thay mặt cho người nhập khẩu hoặc xuất khẩu Sự khác biệt giữa bên thứ ba và người có quyền lợi là bên thứ ba không giao dịch theo quyền lợi của mình, như cơ quan cảng hoặc ngân hàng không được xem là bên thứ ba Việc ủy quyền cho bên thứ ba mang lại lợi ích cho tất cả, giúp tối ưu hóa quản lý thủ tục hải quan và giảm bớt phiền toái cho người tham gia thương mại.
“ Chuẩn mực 8.1: Nhữngbênhữuquanphảiđượclựachọntiếnhànhgiaodịch với cơ quan Hải quanmộtcáchtrựctiếphoặcthôngquamộtbênthứbahànhđộngthaymặt chohọ.”
Tiêu chuẩn này cho phép “người có liên quan” (thường là xuất khẩu, nhập khẩu và chủ sở hữu hàng hóa) lựa chọn giữa giao dịch trực tiếp với Hải quan hoặc ủy quyền bên thứ
24 ba Mặc dù một số cơ quan Hải quan linh hoạt trong giao dịch với bên thứ ba, nhưng có cơ quan áp đặt hạn chế để đảm bảo họ hành động chuyên nghiệp và có trách nhiệm Yêu cầu cấp phép cho bên thứ ba có thể bao gồm tiêu chí như tuổi, trình độ, và năng lực chuyên môn Hải quan có thẩm quyền phê duyệt bên thứ ba, và các quy định chi tiết được xác định trong Chuẩn mực 8.2.
“ Chuẩn mực 8.2: Luật pháp quốc gia phải quy định những điều kiện trong đó một người có thể hoạt động vì và thaymặtchomộtngườikháctrongquanhệvớicơquan Hảiquanvàphảiđịnhrõtráchnhiệmcủabên thứ ba đó về các khoản thuế hải quan và thuếkháccũngnhưvềbấtcứhànhviviphạmnào.”
Pháp luật quốc gia sẽ đặt ra các điều kiện theo đó một người có thể đóng vai trò như bên thứ ba và quy định trách nhiệm của họ đối với Hải quan Mục tiêu là đảm bảo rằng Hải quan có thể bảo vệ doanh thu và kiểm soát một cách cẩn thận khi giao dịch với người trung gian cũng như với chủ thể của họ Trong việc thi hành quy định liên quan, Hải quan có thể xem xét các khác biệt giữa chủ thể và người đại diện Mặc dù Hải quan nên yêu cầu bên thứ ba chịu trách nhiệm chặt chẽ về tất cả các nghĩa vụ thuế, nhưng cũng có thể xem xét giảm nhẹ hoặc hủy bỏ một số hình phạt nếu vi phạm xuất phát từ sai lệch thông tin do chủ thể và bên thứ ba đã thực hiện các bước hợp lý để cung cấp thông tin chính xác.
“ Chuẩn mực 8.3: Những giao dịch Hảiquantrongđóbênhữuquanlựachọnviệctự tiến hành công việc của mình phải được đối xử không kém thuận lợi hơn cũng như không phảichịucácquyđịnhngặtnghèohơnsovớicácgiaodịchHảiquanđượcbên thứbatiếnhànhchobênhữuquanđó.”
Chuẩn mực 8.3 đòi hỏi Hải quan đối xử công bằng giữa người được ủy quyền và bên thứ ba Pháp luật quốc gia cần quy định rõ điều kiện và trách nhiệm của bên thứ ba để đảm bảo bảo vệ doanh thu và kiểm soát của Hải quan Trong khi đòi hỏi bên thứ ba chịu trách nhiệm đầy đủ về thuế và nghĩa vụ, Hải quan cũng có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt nếu vi phạm xuất phát từ thông tin không chính xác của người được ủy quyền, và bên thứ ba có bằng chứng về sự cẩn thận của họ trong việc cung cấp thông tin chính xác.
“ Chuẩn mực 8.4: Ngườiđượcchỉđịnhlàbênthứbaphảicóđượcnhữngquyềnlợinhư người đã chỉ định người đótrongnhữngvấnđềcóliênquanđếncácgiaodịchvớicơ quanHảiquan.”
Tương tự, chuẩn mực này đảm bảo rằng bên thứ ba có quyền lợi tương đương với chủ thể của họ Điều này bao gồm quyền sử dụng công nghệ hiện đại để thực hiện thủ tụcHải quan, truy cập thông tin về thay đổi pháp lý, và không bị yêu cầu giữ nhiều hồ sơ hơn cần thiết Điều này quan trọng khi đối mặt với bên thứ ba như các đơn vị chuyển
25 phát nhanh, có các hoạt động trong nước không liên quan đến thương mại quốc tế Hải quan không nên áp đặt yêu cầu đối với các hồ sơ không liên quan và bên thứ ba cũng có quyền khiếu nại.
Chuẩn mực này bổ sung Chuẩn mực 1.3 của Phụ lục chung yêu cầu Hải quan thiết lập và duy trì mối quan hệ tư vấn hiệu quả Quá trình này hỗ trợ cả Hải quan và doanh nghiệp thương mại, giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng và tối ưu hóa quản lý thông tin. Hợp tác và tư vấn có thể được quản lý thông qua các Ủy ban Hải quan/Thương mại chung và các Hiệp định hiểu biết giữa Hải quan và tổ chức thương mại, mang lại nhiều lợi ích trong việc đối phó với gian lận và tối ưu hóa can thiệp của Hải quan tại biên giới.
Chuẩn mực 8.6 đòi hỏi Hải quan phải nêu rõ lý do khi xảy ra tình huống này, bao gồm kết án về tội nghiêm trọng hoặc việc bên thứ ba không thực hiện đúng trách nhiệm đối với chủ thể hoặc Hải quan, bao gồm những trường hợp vi phạm quy tắc Hải quan cũng được khuyến khích cảnh báo bằng văn bản trước khi tạm ngừng, hủy bỏ giấy phép hoặc từ chối giao dịch với bên thứ ba, trừ khi bên thứ ba đã phạm tội nghiêm trọng.
“ Chuẩn mực 8.7: Cơ quan Hảiquanphảithôngbáobằngvănbảnchobênthứbavề mỗiquyếtđịnhkhôngtiếnhànhgiaodịch.”
Quyết định không giao dịch với bên thứ ba là quan trọng và cần được cân nhắc kỹ Hải quan thông báo trước với lý do và thời hạn hợp lý, phụ thuộc vào nguyên nhân và ảnh hưởng đối với bên thứ ba Nếu có giao dịch đang chờ xử lý và đảm bảo hoàn thành, thông báo được đưa ra trước vài ngày, giúp bên thứ ba hoàn thành công việc hiện tại mà không gặp nghĩa vụ mới Bên thứ ba có quyền khiếu nại và trong một số trường hợp, quyền giao dịch có thể phục hồi, trừ khi vi phạm nghiêm trọng, khi đó quyền giao dịch có thể bị thu hồi ngay lập tức Quyết định từ chối giao dịch có thể xem xét lại sau một khoảng thời gian từ lý do ban đầu.
Các nguyên tắc quản lý rủi ro hải quan thông qua các chuẩn mực kiểm tra hàng hóa, kiểm tra hải quan trong Công ước Kyoto sửa đổi
Thông tư 81/2019/TT-BTCquy định một số nguyên tắc quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, dựa trên các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi Theo Điều 4 của Thông tư, có hai nguyên tắc chính như sau:
1.“Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn trong nước và quốc tế theo pháp luật; được quản lýtậptrungtạiTổngcụcHảiquanbằngcáchsửdụnghệthống côngnghệthôngtinvàđượcxửlý,chiasẻ,cungcấpchođơnvịhảiquancáccấp,các cơquanquảnlýnhànướckháctheophápluật.”
Nguyên tắc này áp dụngChuẩn mực 6.7vàChuẩn mực 6.8của Công ước (được phân tích trên mục 2.4), nói về sự phối hợp hải quan về nguồn thông tin từ hải quan nước khác và giới kinh doanh, là hai nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy Ngoài ra, nguyên tắc này cũng vận dụngChuẩn mực chuyển tiếp 6.9:
“Cơ quan Hải quan cần sử dụng công nghệ thông tin và thươngmạiđiệntửởmứccao nhấtcóthểnhằmnângcaocôngtáckiểmtraHảiquan.”
Theo Chuẩn mực chuyển tiếp 3.35, dữ liệu điện tử về hải quan sẽ được "xử lý, chia sẻ, cung cấp cho đơn vị hải quan các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác theo pháp luật".
Khi hàng hóa cần được kiểm tra bởi một cơ quan có thẩm quyền khác và cơ quan Hải quan cũng đã lên lịch kiểm tra, cơ quan Hải quan cần phối hợp với cơ quan kia để, nếu có thể, tiến hành kiểm tra cùng thời điểm.
Nghĩa là cơ quan hải quan và cơ quan có thẩm quyền khác cần có sự phối hợp, chia sẻ thông tin cho nhau để công tác kiểm tra được diễn ra thuận lợi và phù hợp.
Việc đánh giá và thực hiện tự động thì nguyên tắc này đã vận dụng tốtChuẩn mực chuyển tiếp 6.9(như trên) về việc áp dụng tối đa công nghệ thông tin để nâng cao công tác kiểm tra.
Ngoài ra, nguyên tắc còn dựa trênChuẩn mực 6.5:
“Cơ quan Hải quan phải thực hiện một chiến lược đo lường mứcđộtuânthủluậtpháp đểhỗtrợchocôngtácquảnlýrủiro.” “
Theo đó, việc quản lý rủi ro sẽ thật sự hiệu quả hơn khi cơ quan hải quan xây dựng được những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá mức độ rủi ro và phân loại rõ ràng Để làm được điều đó thì tất nhiên cơ quan hải quan phải có được cho mình những mục tiêu, chiến lược cụ thể, phân tích thông tin về môi trường bên trong và bên ngoài, v.v… ”
3.“Việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, lựa chọn kiểm tra sau thông quan, thanhtrahoặcthựchiệncácbiệnphápnghiệpvụkhácdựatrênkếtquảđánhgiá tuân thủ, phânloạimứcđộrủiro,thôngtinquảnlýrủirocótrênhệthốngthôngtinhảiquan
27 và thôngtindấuhiệuviphạm,dấuhiệurủirokhácđượccungcấptạithờiđiểmquyết định,lựachọn.”
Nguyên tắc tại khoản 3 vận dụngChuẩn mực 6.4:
“Cơ quan Hải quan phảisửdụngkỹthuậtphântíchrủirođểxácđịnhngườivàhàng hóa,kểcảphươngtiệnvậntải,cầnđượckiểmtracũngnhưmứcđộkiểmtra.” “
Cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả thu thập được từ hoạt động quản lý rủi ro để xác định đối tượng và mức độ kiểm tra thích hợp với mức độ rủi ro tiềm ẩn ở mỗi đối tượng Cách làm này góp phần tránh trùng lặp công việc kiểm tra, tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực, đồng thời giảm bớt những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và các bên liên quan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển.
4.“Cơ quan hải quantậptrungthựchiệncáchoạtđộngkiểmtra,giámsát,kiểmsoát đối với những đối tượng có rủi ro cao, trung bình và áp dụng các biện pháp thích hợp chonhữngđốitượngcórủirothấp.”
Nguyên tắc này tuân theoChuẩn mực 6.3:
TheoChuẩn mực 6.4của Công ước, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của mỗi đối tượng, cơ quan hải quan sẽ có các biện pháp quản lý kiểm tra khác nhau: đối với những đối tượng có mức độ cao và trung bình, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hơn, còn đối với những đối tượng có mức độ thấp, sẽ áp dụng các biện pháp linh hoạt, khoan dung hơn ” Đối với trường hợp những đối tượng có mức độ rủi ro cao và trung bình mà nguyên tắc quản lý rủi ro này đưa ra, tuân thủChuẩn mực 3.34:
“Nếuviệckiểmtraphảixếplịch,cơquanHảiquanphảiưutiênkiểm tra trước đối với độngvậtsốngvàhànghóadễhưhỏngcũngnhưhànghóakhácmàHảiquanchấpnhận làcóyêucầugấp.”
Do đó, cơ quan hải quan cũng phải phân loại đối tượng hàng hóa dựa trên tính chất, đặc điểm của chúng để xếp lịch kiểm tra ưu tiên trước, ví dụ đối với những hàng hóa như động vật sống và hàng hóa dễ hư hỏng được quy định trongChuẩn mực 3.34
5 “Trường hợp hệ thống gặp trục trặc hoặc chưa đáp ứng yêu cầuápdụngquảnlýrủi rotronghoạtđộngnghiệpvụhảiquantheonội dung quy định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thựchiệnbằngcáchthủcôngthôngquavănbảnđềnghịhoặc văn bản ký ban hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan.” “
Chuẩn mực chuyển tiếp là loại chuẩn mực có thời hạn thi hành được kéo dài hơn.Nguyên tắc này tuân theoChuẩn mực chuyển tiếp 6.9có thể thực hiện bằng cách thủ
28 công qua các hình thức văn bản khi hệ thống gặp trục trặc hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu, nhằm khắc phục những hạn chế trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro hải quan.
Công ước Kyoto, là một hiệp định quốc tế về việc hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan, được coi là cơ sở cho các hoạt động trong lĩnh vực này Mục tiêu chính của Công ước là loại bỏ sự chênh lệch giữa các thủ tục hải quan, điều này thích ứng với nhu cầu thương mại quốc tế và đảm bảo rằng có các tiêu chuẩn chung cho quá trình kiểm tra hải quan Đồng thời, nó cũng giúp cơ quan hải quan linh hoạt hóa để thích ứng với sự thay đổi lớn về phương pháp và kỹ thuật quản lý.
Trong lĩnh vực kiểm tra và giám sát hải quan, Công ước quốc tế này đã thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến việc kiểm tra hải quan, xác nhận tờ khai hàng hóa, và quản lý quy trình kiểm tra hàng hóa Đặc biệt, nó còn tập trung vào việc áp dụng công nghệ thông tin và hướng dẫn về quy trình quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử Nội dung của các tiêu chuẩn này phản ánh rõ tinh thần của Công ước, đặc biệt là trong việc quản lý rủi ro trong lĩnh vực kiểm tra và giám sát hải quan ”
Nhận xét
Công ước Kyoto sửa đổi đóng vai trò quan trọng trong việc đơn giản hóa và thống nhất thủ tục hải quan giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế Thay vì đưa ra quy định chi tiết cho từng quốc gia, công ước hướng đến tính chung, tạo khung khổ chung cho các quốc gia tham gia Mục tiêu chính của công ước là thúc đẩy thương mại quốc tế và đảm bảo tuân thủ luật pháp Cụ thể: “
- Tạo thuận lợi thương mại: Công ước khuyến khích áp dụng thông quan điện tử, rút ngắn thời gian thông quan cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo tuân thủ luật pháp: Công ước yêu cầu các quốc gia áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát để ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại.
Tại Việt Nam, các nội dung của công ước đã được cụ thể hóa vào luật pháp và quy định hải quan Ví dụ, Luật Hải quan Việt Nam 2014 quy định áp dụng phương thức thông quan dựa trên rủi ro, phù hợp với tinh thần của Công ước Kyoto sửa đổi ”
Công ước Kyoto sửa đổi góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thương mại quốc tế, nâng cao năng lực hoạt động của hải quan Công ước cũng củng cố các biện pháp an ninh và bảo vệ biên giới, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho các hoạt động thương mại xuyên biên giới.
QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro hải quan
Để đảm bảo việc đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro kịp thời và chính xác cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin quản lý rủi ro đầy đủ và toàn diện Căn cứ tạikhoản 1 Điều 6 Thông tư 81/2019/TT-BTCquy định “thông tin quản lý rủi ro” bao gồm những thông tin sau:
● Thông tin về người khai hải quan như thông tin về doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, thông tin của đại lý làm thủ tục hải quan,thông tin về các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát quốc tế,thông tin về chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải, người được chủ hàng hoá uỷ quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số59/2018/NĐ-CP;
● Thông tin hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
● Thông tin phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
● Thông tin về người và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
● Thông tin về các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến người khai hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh như thông tin tổ chức, cá nhân là đối tác kinh doanh góp vốn nước ngoài; thông tin về doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế, kinh doanh cảng, kho, bãi, kinh doanh kho ngoại quan…
● Thông tin kết quả thực hiện thủ tục hải quan, áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro và thông tin nghiệp vụ được cung cấp, tạo ra, xử lý trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tạiThông tư 81/2019/TT-BTCvà các văn bản quy định khác có liên quan;
● Thông tin khác có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan. Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin quản lý rủi ro cần thiết, thông tin sẽ được xử lý bằng cách đánh giá mức độ liên quan, nhu cầu sử dụng và độ tin cậy của thông tin để chọn ra thông tin thích hợp và tránh tình trạng “nhiễu” thông tin Ngoài ra, thông tin sẽ được so sánh với các thông tin trên hệ thống thông tin của ngành hải quan và từ các nguồn thông tin khác để phân loại, sắp xếp và lưu trữ thông tin Cơ quan hải quan sẽ phân tích thông tin để phát hiện yếu tố cấu thành sản phẩm thông tin phục vụ quản lý rủi ro Cuối cùng, thông tin được tổng hợp, liên kết để làm rõ nội dung và hoàn thiện sản phẩm thông tin quản lý rủi ro.
Quản lý, đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro
3.2.1 Phân loại các mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai Hải quan.
Thông qua các tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá quy định tạiĐiều 11 và Điều 12 của Thông tư 81/2019/TT-BTC, người khai hải quan sẽ được đánh giá và phân loại theo các mức độ tuân thủ pháp luật Căn cứ theoĐiều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC, các mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan được quy định như sau:
Hình 3.2 Sơ đồ đánh giá mức độ tuân thủ của Người khai Hải quan.
● Mức 1 - Doanh nghiệp ưu tiên: Doanh nghiệp ưu tiên Mức 1 thực hiện theo
Thông tư số 72/2015/TT-BTCngày 12/05/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC.
● Mức 2 - Tuân thủ cao: Người khai hải quan được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ cao (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này chấp hành tốt pháp luật, các quy định của cơ quan hải quan, nghĩa vụ về thuế và hợp tác tốt với cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin.
● Mức 3 - Tuân thủ trung bình: Người khai hải quan được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ trung bình (so sánh với khung tuân thủ của WCO) Người khai hải quan này chấp hành tương đối tốt pháp luật, các quy định của cơ quan hải quan, nghĩa vụ về thuế và hợp tác tốt với cơ quan hải quan; trong khoảng thời gian đánh giá còn bị các vi phạm (không nghiêm trọng) trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc có những vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu tuân thủ.
● Mức 4 - Tuân thủ thấp: Người khai hải quan được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ thấp (so sánh với khung tuân thủ của WCO) Người khai hải quan này không thể hiện rõ ý thức tự nguyện hợp tác với cơ quan hải quan; trong khoảng thời gian đánh giá, nhiều lần bị các lỗi, vi phạm (không nghiêm trọng) trong hoạt động xuất nhập khẩu;
● Mức 5 - Không tuân thủ: Người khai hải quan được cơ quan hải quan đánh giá không tuân thủ pháp luật về hải quan (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này thể hiện thái độ không hợp tác với cơ quan hải quan hoặc có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, các quy định của Hải quan, không chấp hành nghĩa vụ về thuế và/hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh theo xác nhận của cơ quan Thuế ”
3.2.2 Phân loại các mức độ rủi ro đối với người khai Hải quan “
Dựa trên tiêu chí phân loại mức độ rủi ro được quy định tại Điều 14 Thông tư 81/2019/TT-BTC, người khai hải quan được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
● Hạng 1: Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 81/2019/TT-BTC.
● Hạng 2: Người khai hải quan rủi ro rất thấp.
● Hạng 3: Người khai hải quan rủi ro thấp.
● Hạng 4: Người khai hải quan rủi ro trung bình.
● Hạng 5: Người khai hải quan rủi ro cao.
● Hạng 6: Người khai hải quan rủi ro rất cao.
● Hạng 7: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và không vi phạm.
● Hạng 8: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm trừ các hành vi quy định đối với Hạng 9 tại Điều này.
● Hạng 9: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm về các hành vi quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.Ngoài ra, khoản 2 Điều 13 cũng quy định rõ, trong trường hợp nếu các yếu tố liên quan quy định tạikhoản 2 Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CPgiống nhau, thì người khai hải quan có mức độ tuân thủ pháp luật cao hơn sẽ được phân loại mức độ rủi ro thấp hơn và ngược lại.
3.2.3 Phân loại các mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan.
❖ Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Căn cứ tạiĐiều 16 Thông tư 81/2019/TT-BTC,theo đó các mức độ rủi ro được phân loại dựa theo một trong các mức sau:
❖ Phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Việc thực hiện phân loại mức độ rủi ro được quy định tạikhoản 2 Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, vì thế trong quá trình phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cơ quan hải quan cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan, bao gồm:
Quy định quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa được xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của hành khách khi xuất nhập cảnh, quá cảnh.
- Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
- Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
- Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
- Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
- Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Sau khi đã xem xét các yếu tố có liên quan, cơ quan hải quan cần thực hiện đánh giá các tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được quy định tạiĐiều 17 Thông tư 81/2019/TT-BTCnhư sau:
- Mức độ tuân thủ pháp luật, mức độ rủi ro người khai hải quan tại Điều 10 và Điều
- Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
- Lịch sử vi phạm liên quan đến:
● Chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng, địa chỉ gửi hàng;
● Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
● Chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
● Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Tính chất, đặc điểm, xuất xứ, tuyến đường, phương thức vận chuyển của:
● Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
● Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
● Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Người khai hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh là đối tượng quản lý theo Kế hoạch kiểm soát rủi ro, Chuyên đề kiểm soát rủi ro, Hồ sơ rủi ro.
- Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời kỳ.
- Kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Thông tin nghiệp vụ, cảnh báo rủi ro về đối tượng, phương thức, thủ đoạn buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong từng thời kỳ.
Xử lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan
Dựa trên mức độ tuân thủ luật pháp của người khai hải quan và mức độ rủi ro của hoạt động nghiệp vụ hải quan, cơ quan hải quan sẽ lựa chọn các biện pháp phù hợp để kiểm tra và giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải.
3.3.1 Quyết định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa trong quá trình giám sát hải quan.
Theo Điều 27 Thông tư 81/2019/TT-BTC1, phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa trong quá trình giám sát hải quan bao gồm: “
35 Niêm phong hải quan: là phương thức dùng các loại niêm phong hải quan, niêm phong theo quy định của pháp luật để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình giám sát hải quan.
Giám sát trực tiếp bởi công chức hải quan: là phương thức do công chức hải quan thực hiện việc giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải bằng cách theo dõi, kiểm soát, kiểm tra tại nơi lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình giám sát hải quan.
Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật: là phương thức dùng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật như camera, máy quét, máy dò, máy tính, phần mềm, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống thông tin liên lạc, GPS để hỗ trợ việc giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình giám sát hải quan.
“Căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình giám sát hải quan và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:”
- Cấp độ rủi ro cao:Sử dụng niêm phong hải quan kết hợp với giám sát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật hoặc tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời được giám sát trực tiếp bởi nhân viên hải quan.
- Cấp độ rủi ro trung bình:Sử dụng niêm phong hải quan hoặc tuân thủ quy định của pháp luật kết hợp với giám sát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
- Cấp độ rủi ro thấp:Sử dụng niêm phong theo quy định của pháp luật hoặc giám sát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình giám sát hải quan đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật
3.3.2 Quyết định giám sát lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan
Theo Điều 28 Thông tư 81/2019/TT-BTC1,căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình giám sát và lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan cùng với thông tin về việc lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan đã quyết định thực hiện giám sát và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
- Rủi ro cao hoặc rủi ro trung bình:Chúng ta sẽ tiến hành giám sát trực tiếp, tập trung quan sát và kiểm tra các hoạt động liên quan để đảm bảo tuân thủ pháp luật và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn.
- Rủi ro thấp:Trong trường hợp này, chúng ta sẽ không thực hiện giám sát trực tiếp, mà tiếp tục đánh giá tuân thủ pháp luật và phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá
36 tiếp theo Điều này ám chỉ rằng mức độ rủi ro thấp không đòi hỏi sự giám sát trực tiếp trong thời điểm hiện tại, nhưng vẫn tiếp tục theo dõi và đánh giá sự tuân thủ pháp luật để xác định các biện pháp quản lý phù hợp cho các kỳ đánh giá sau này.
Tổ chức thông báo và ghi nhận các thông tin này trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan nhằm đảm bảo việc quản lý và truy cập thông tin một cách hiệu quả và nhất quán.
3.3.3 Quyết định kiểm tra, giám sát đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Căn cứ vào mức độ rủi ro đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cùng với các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định, cơ quan hải quan đã quyết định thực hiện kiểm tra, giám sát và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA CÔNG ƯỚC KYOTO TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Thực trạng áp dụng
4.1.1 Đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan
Theo Công ước Kyoto (1999) và Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Việt Nam, mọi hàng hóa và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đều phải chịu sự kiểm soát và giám sát của Hải quan, bất kể có phải chịu thuế hay không.
Cụ thể: Đối tượng chịu giám sát hải quan:đối tượng phải làm thủ tục hải quan; hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân; hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan.
Trong quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác sẽ được triển khai dựa theo kết quả xử lý, tổng hợp đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và phân loại mức độ rủi ro.
Về kiểm tra trị giá hải quan, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan nếu cơ quan hải quan nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ thì cơ quan hải quan chỉ thực hiện tham vấn trị giá hải quan khi có đề nghị của người khai hải quan. Thời gian thực hiện tham vấn đối đa là 05 ngày làm việc ”
4.1.2 Yêu cầu sự hiện diện của người khai hải quan, chủ hàng
Theo Tiêu chuẩn 3.36 và 3.37 phụ lục tổng quát chương 3 của Công ước Kyoto (1999) lần lượt quy định rằng:
“Cơquanhảiquanxemxétyêucầucảngườikhaihảiquanvề việc có mặt hoặc có đại diện khi kiểmtrahànghóa.Nhữngyêucầunhưvậysẽđượcchấpnhậntrừkhicó trườnghợpđặcbiệt”
“Nếuhảiquanthấyhữuíchthìyêucầungườikhaihảiquancómặt hoặc có đại diện khi kiểm tra hàng hóa để hỗ trợ cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểmtra(trongđóhảiquanlàđơnvịlấymẫu).”
Xem xét vớiLuật Hải quan số 54/2014/QH13mà Hải quan Việt Nam ban hành.
Cụ thể tại Khoản 4 Điều 19
Theo Tiêu chuẩn 3.36 của Công ước Kyoto (1999), mẫu hàng có thể được lấy để cơ quan hải quan phân tích hoặc yêu cầu giám định phục vụ công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát hải quan, với sự chứng kiến của người khai hải quan hoặc chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp được ủy quyền trên tờ khai.
“Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan,chủhàng hoặcngườiđạidiệnhợpphápđượcủyquyềntrêntờkhaivàhànghóa cần kiểm tra đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trường hợpvắngmặtngườikhaihảiquanquyđịnhtại Điều34cùngbộluật.” Điều này trùng khớp với tiêu chuẩn 3.37 Công ước Kyoto (1999).
→ Mục đích của việc yêu cầu sự có mặt của người khai hải quan hay chủ hàng được quy định trong Công ước Kyoto (1999) và trong bộ Luật Hải quan nhằm tạo sự công bằng, minh bạch về thông tin trong việc quản lý rủi ro, kiểm tra hàng hóa Yêu cầu như vậy nhằm tránh khỏi những tổn thất, tranh chấp không đáng có đặc biệt là đối với những loại mặt hàng dễ hư hỏng như nông sản…
Tiêu chuẩn 3.33 và 3.34trong Công ước Kyoto quy định về thời gian cần thiết để kiểm tra hàng hóa như sau:
“Khi hải quan quyết định kiểm tra hàng hóa khai báo thì việc kiểm tra này sẽ đượctiếnhànhtrongthờigiansớmnhấtcóthểsaukhitờkhaihàng hóa đã được đăng ký”
“Khi lên lịch kiểmtra,ưutiênkiểmtrađộngvậtsống,hànghóadễhưhỏngvà cáchóakhácmàhảiquanchấpnhậnlàcóyêucầukhẩncấp.”
42 Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc trồng trọt nên các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nông, lâm, ngư nghiệp Đặc điểm của các loại sản phẩm này là dễ bị hư hỏng, khó bảo quản Vì vậy, tạiKhoản 4 Điều 33 Luật Hải quan 2014quy định:“Hàng hóa là động thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước”được ban hành để tạo thuận lợi cho hàng trong nước xuất khẩu, tránh cho hàng hóa bị hư hỏng.
Thực tế, tại Việt Nam, nếu hàng hóa thuộc loại hàng là động vật sống, khó bảo quản thì phải qua bước kiểm tra chuyên ngành, để đảm bảo rằng chất lượng là tốt nhất trước khi đến tay người tiêu dùng.
→ Đối chiếu với Công ước Kyoto (1999), Việt Nam ban hành quy định về việc kiểm tra trước là phù hợp với tiêu chuẩn.
4.1.4 Chế độ dành cho những người được ưu tiên
Thủ tục đặc biệt đối với người được ưu tiên trong Công ước Kyoto (1999) tại
Tiêu chuẩn chuyển tiếp 3.32như sau:
“Những người được ưu tiên đáp ứng các tiêu chídohảiquanquyđịnh,baogồm cóhồsơphùhợpvềviệctuânthủcácyêucầucủahảiquanvàhệthốngquảnlýhồ sơ thươngmạiphùhợp,hảiquansẽcungcấp:
● Giải phóng hàng hóa khi cung cấpthôngtinđốichiếucầnthiếtđểxácđịnhhàng hóavàchophéphoànthànhbảnkêkhaihànghóacuốicùngsauđó;
● Thôngquanhànghóatại trụ sở người khai hải quan hoặc địa điểm khác được cơ quanhảiquanchophép.”
Tuy nhiên, tùy vào khả năng cho phép của quốc gia và cơ quan hải quan quốc gia đó mà có thể quy định thêm những ưu đãi và thuận lợi khác cho các đối tượng được ưu tiên Theo đó, Việt Nam đã tuân thủ và triển khai đáp ứng chuẩn mực trên thông qua việc ban hành các Nghị định và thông tư như sau:
● Điều 10 Nghị định số 08/2015/NĐ-CPquy định chi tiết điều kiện để được ưu tiên đối với doanh nghiệp, gồm: tuân thủ pháp luật về thuế; chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán; duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ; kim ngạch xuất nhập khẩu.
● Điều 43 Luật Hải quan số 54/2015/QH13quy định về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp, gồm: miến kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra ngẫu nhiên; được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai trong 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai chưa hoàn chỉnh (nộp chứng từ thay thế);được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế theo pháp luật về thuế.
43 Thực hiện các quy định này nhằm thể hiện thái độ “trong cương có nhu” của cơ quan hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, khích lệ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhiều hơn Song song đó luôn trong tâm thế cảnh giác, sẵn sàng kiểm tra an ninh hàng hóa, không chủ quan, lơ là “
4.1.5 Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
Công ước Kyoto (1999) tạiTiêu chuẩn chuyển tiếp 6.9quy định về việc cơ quan hải quan cần sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và thương mại điện tử nhằm giúp nâng cao công tác kiểm tra hải quan Và tạiTiêu chuẩn 7.1yêu cầu cơ quan hải quan phải áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác hải quan nếu nó giúp tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao hơn cho các bên Trong đó, hải quan cũng cần quy định rõ các điều kiện cho việc áp dụng công nghệ thông tin.
Để thực hiện Công ước Kyoto, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 quy định về việc đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại, khuyến khích phát triển hệ thống bảo đảm áp dụng công nghệ này vào công tác quản lý hải quan Theo đó, doanh nghiệp và cá nhân xuất nhập khẩu có trách nhiệm sử dụng giao dịch điện tử và khai báo hải quan điện tử để theo kịp xu hướng toàn cầu.
Thành tựu & Đề xuất cải tiến
Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khối Đông Nam Á chấp thuận Sửa đổi Công ước Kyoto Việt Nam đã thể hiện sự cam kết cải cách mạnh mẽ và bền bỉ. Quốc gia đã tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, tạo sự linh hoạt thông qua việc điều chỉnh các văn bản pháp luật để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Tinh thần “nhập gia” kèm theo việc “phải tùy tục” đã phản ánh rõ trong việc cải thiện công tác quản trị rủi ro, giám sát hải quan, từ đó kéo theo việc tối ưu hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả cho cả nhà nước và doanh nghiệp.
Thứ nhất, việc tham gia Công ước là một dấu hiệu cho cộng đồng quốc tế và các đối tác đàm phán thấy nỗ lực và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình đàm phán gia nhậpWTO của Việt Nam Việc áp dụng công nghệ điện tử đã giúp tối ưu hóa quy trình hải quan, điều này phản ánh sự chuyển đổi từ thủ tục thủ công sang tự động, nhằm đáp ứng chuẩn mực quốc tế và công nghệ 4.0 Nhiều hệ thống tự động đã được triển khai, góp phần cải thiện giao tiếp giữa các bên liên quan và thúc đẩy quá trình thông quan hàng hóa Kết quả là thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu đã được rút ngắn và tiết kiệm
48 đáng kể, giảm xuống còn 105 giờ vào năm 2019, giảm đi 35 giờ so với năm 2015, đặt Việt Nam vào nhóm 5 quốc gia ASEAN có thủ tục thông quan nhanh nhất.
Thứ hai, Hải quan Việt Nam đang triển khai thực hiện kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hải quan, việc tham gia Công ước sẽ giúp Hải quan Việt Nam chuẩn hoá được hệ thống quy trình thủ tục theo các thông lệ tiên tiến của quốc tế Các chuẩn mực của công ước Kyoto sửa đổi là nền tảng để xây dựng một cơ quan hải quan tiên tiến và hiện đại. Nhờ áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong kiểm tra và giám sát hải quan, công suất hoạt động đã trở nên đáng kể hơn Sử dụng hệ thống camera, seal định vị, máy soi container, cùng với các hệ thống tàu và thuyền công suất lớn và hiện đại, đã mang lại cải thiện đáng kể Đặc biệt, việc triển khai hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động đã thay thế một cách cơ bản các phương pháp giám sát thủ công truyền thống.
Thứ ba, các cơ quan liên quan đã phối hợp để thành lập 10 địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại các cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đáng kể đến tháng 2/2021 Điều này nhằm kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.
Thứ tư, do quá trình toàn cầu hóa và buôn lậu diễn ra phổ biến, tình hình gian lận hải quan trở nên phức tạp Lực lượng hải quan đã phát hiện và xử lý nhiều vụ gian lận, đấu tranh quyết liệt với hoạt động này nhằm tạo điều kiện cạnh tranh công bằng và ổn định thị trường Từ 2011-2020, lực lượng hải quan đã phát hiện và ngăn chặn khoảng 181.000 vụ vi phạm, ban hành hơn 175.000 quyết định xử phạt hành chính và khởi tố 358 vụ án hình sự trong lĩnh vực hải quan Quá trình này đã nâng cao cảnh giác, khả năng phát hiện và quản lý rủi ro trong công tác hải quan.
Thứ năm, cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu trở thành điểm tiếp nhận và chia sẻ thông tin, dữ liệu, chứng từ điện tử cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới, chuỗi cung ứng, logistics thông qua việc tập trung hóa dữ liệu và tập trung hóa việc xử lý dữ liệu; 100% cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, đồng thời được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; quản lý nợ thuế được thực hiện hoàn toàn theo phương thức điện tử với phương pháp quản lý hiện đại; hoàn thành nội luật hóa toàn bộ các cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan.
Nhìn chung, tỷ lệ tờ khai luồng đỏ đã giảm đáng kể trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2020 Điều này cho thấy cơ quan hải quan đã thực hiện công tác kiểm tra và giám sát một cách chặt chẽ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt
49 động thương mại Điều này cũng đã giúp cải thiện số lượng tờ khai cần kiểm tra và giảm thiểu tình trạng không tuân thủ các quy định hải quan.
Công ước Kyoto là một văn bản quốc tế quan trọng về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan Công ước này đã được nhiều quốc gia áp dụng, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, Công ước Kyoto cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định trong việc quản trị rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan ”
Thứ nhất, tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin để có nguồn dữ liệu đáng tin cậy Việc nghiên cứu về các vấn đề, chính sách và phân tích dữ liệu bằng khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong công tác quản lý hải quan nói chung và hoạt động kiểm tra, giám sát nói riêng Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin cũng như chất lượng của dữ liệu, vì có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như tình hình phát triển thương mại quốc tế.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng Việt Nam có nhiều tiềm năng, bao gồm cả tiềm năng tự nhiên và tiềm năng con người Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng tự nhiên phụ thuộc vào sức mạnh và sự khéo léo của con người.
Do đó, con người được coi là một yếu tố quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả hải quan Trong lĩnh vực hải quan, điều này đặc biệt quan trọng trong việc kiểm tra và giám sát hải quan, đòi hỏi sự nhạy bén trong công việc và kiến thức đa ngành để đối phó với sự đa dạng trong thương mại hàng hóa, cũng như sự nhạy về công nghệ và kỹ thuật trong bối cảnh khoa học và công nghệ ngày càng phát triển Ngoài ra, việc xây dựng một hệ thống hải quan liêm chính cũng là một mảng mà cần được chú trọng.
Tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mang tới lợi thế cho Hải quan Việt Nam khi Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin tối đa trong thủ tục hải quan Các FTA như VJEPA và VCUFTA thu hút đầu tư từ các đối tác, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các quốc gia.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần sử dụng các văn bản pháp luật và công cụ tra cứu có sẵn trên các phương tiện truyền thông và cổng thông tin điện tử để dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết Điều này giúp doanh nghiệp có thể cập nhật quy định mới và tuân thủ pháp luật hiệu quả, giảm thiểu thời gian và chi phí do thời gian thông quan kéo dài, từ đó trở thành doanh nghiệp ưu tiên.
Cuối cùng, cần xây dựng nền tảng quản lý rủi ro vững chắc dựa trên khung quản lý rủi ro quốc tế và phù hợp với quá trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam để hoàn thiện ứng dụng quản lý rủi ro Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tiến trình quản lý rủi ro đồng bộ với các bộ phận liên quan, tránh tình trạng phát triển mất cân đối ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hóa, bao gồm điện tử hóa, đào tạo nhân lực và cải cách quản lý bộ máy hải quan.
Hạn chế & Đề xuất khắc phục
Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu mới của Công ước Kyoto, Hải quan Việt Nam vẫn đang nỗ lực đổi mới toàn diện hoạt động hải quan, đặc biệt là trong khâu kiểm tra giám sát Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế chưa được khắc phục triệt để trong quá trình đổi mới này.
Thứ nhất, thể chế pháp lý đổi với quá trình thực hiện công tác rủi ro hải quan của hải quan Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo lên nhau mặc dù Tổng Cục Hải quan đã ban hành một số văn bản hướng dẫn về quản lý rủi ro Ngoài ra, các văn bản quy định cụ thể về quy trình tổ chức thực hiện quản lý rủi ro hải quan chưa minh bạch và chi tiết, cũng như các hướng dẫn về nghiệp vụ vẫn mang tính nguyên tắc và kỹ thuật Theo nghiên cứu của tác giả Komarov (2016), việc thống nhất thể chế quy định trong quản lý rủi ro rất quan trọng, làm cân bằng giữa chức năng tài khóa và chức năng thực thi pháp luật của cơ quan hải quan và Cục quản lý rủi ro nói chung.
Thứ hai, cơ sở vật chất hay hạ tầng máy móc và trang thiết bị kỹ thuật, cũng như công nghệ thông tin dành cho công tác quản lý rủi ro hải quan ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với Công ước Kyoto, đặc biệt là về công nghệ thông tin Việc cập nhật, phản hồi thông tin, trao đổi thông tin về doanh nghiệp của các đơn vị phòng ban trong cục vẫn chậm và không kịp thời, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro Báo cáo năm
2018 của phòng quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng chỉ ra rằng hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng còn nhiều hạn chế, bất cập nên việc đồng bộ và trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống vẫn rất chậm, thường xuyên bị lỗi,việc kết xuất dữ liệu tra cứu thông tin cũng chậm Vấn đề này cần phải được khắc phục.Hơn nữa, hải quan Việt Nam cũng gặp vấn đề thiếu máy soi hiện đại, mặc dù tính đến năm 2018 đã trang bị được 15 chiếc máy soi container, trong đó có 3 máy soi cố định, 2 máy soi dạng cổng và 10 máy soi container di động đang được đặt ở một số cảng xuất
51 nhập khẩu lớn ở Việt Nam Tuy nhiên, các máy soi container này vẫn chưa được tích hợp vào hệ thống thiết bị giám sát của các cảng biển quốc tế quan trọng, do đó cán bộ hải quan vẫn phải tăng tỷ lệ kiểm tra trực tiếp, giảm quy mô áp dụng của công tác quản lý rủi ro.
Thứ ba, công tác quản lý rủi ro sau thông quan của hải quan Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật hải quan như mục tiêu ban đầu, dẫn đến việc vẫn cần kiểm tra tại nhiều cửa khẩu Hạn chế này không đáp ứng chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro được quy định trong Công ước Kyoto của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) Quy trình kiểm tra sau thông quan của các quốc gia ASEAN cần trở thành hoạt động thông thường của cơ quan hải quan, nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và phát hiện sai sót của cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục thông quan Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Thứ tư, trình độ chuyên môn của cán bộ hải quan chuy cũng không đồng nhất và không chuyên sâu trong công tác quản lý rủi ro hải quan Sự thiếu Chuyên nghiệp này một phần là do sự đặc thù của ngành Hải quan, cũng như sự luân chuyển của cán bộ giữa các khâu nghiệp vụ và đơn vị Thêm vào đó, với sự mở cửa thị trường và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng lên, và cùng với đó là sự gia tăng rủi ro trong quá trình thông quan Tuy nhiên, nguồn lực cán bộ hải quan tuyển không thể đáp ứng nhu cầu, dẫn tình trạng quá tải và hạn chế về thời gian học bổ sung kiến thức mới Hơn nữa, sự cải cách đồng loạt như đổi mới mã số, phương thức tính trị giá hải quan và thực thi hải quan điện tử, cũng khiến cho hải quan không có điều kiện đầu tư đủ cho quản lý rủi ro trong quá trình giám sát và kiểm tra hải quan Bộ phận quản lý rủi ro hải quan yêu cầu cán bộ có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích xử lý thông tin kỹ thuật trong ngành.
Thứ năm, từ phía doanh nghiệp, việc lợi dụng chính sách tạo thuận lợi trong thông quan hàng hóa để thực hiện gian lận thương mại dưới nhiều hình thức tinh vi và đa dạng Các hành vi lợi dụng miễn kiểm tra để nhập khẩu hàng hóa cấm, gian lận về xuất xứ và số lượng đã tăng mạnh Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tỷ lệ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân luồng xanh đã tăng từ 59,7% lên 66,75% (từ
2016 đến quý III/2021), trong khi phân luồng vàng giảm từ 34,78% xuống 29,22%, và phân luồng đỏ giảm từ 5,45% xuống 4,04% Để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục Hải quan triển khai chuyên đề kiểm soát rủi ro trong việc lợi dụng tờ khai luồng Xanh theoQuyết định số 180/QĐ-TCHQ từ ngày 12/4/2019 Kết quả từ tháng 4/2019 đến nay đã phát hiện hơn 988 vụ vi phạm.
Cuối cùng, một trong những hạn chế lớn của Quản lý Rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu ở Việt Nam là mức độ sơ khai của nó Hiện tại, ngành Hải quan vừa hoàn thành giai đoạn 1 của việc triển khai QLRR, bao gồm việc huấn luyện và áp dụng các nghiệp vụ cơ bản để phân luồng hàng hóa dựa trên đánh giá rủi ro thành các luồng xanh, vàng, đỏ Tuy nhiên, mặc dù Tổng cục đã đưa ra các bộ tiêu chí cơ bản, việc áp dụng chúng cho từng địa phương cụ thể vẫn cần sự điều chỉnh tại cấp địa phương Việc hoàn thiện và triển khai giai đoạn hai của QLRR đối với hải quan vẫn có nhiều khúc mắc, đặc biệt là trong việc xây dựng phần mềm ứng dụng cho QLRR Tại nhiều chi cục hải quan, nhân viên vẫn chưa thành thạo trong việc sử dụng phần mềm QLRR, hoặc phần mềm này vẫn gặp phải các lỗi, không phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ thường xuyên.
Tương ứng với các hạn chế bên trên, đề xuất các phương án khắc phục như sau:
Thứ nhất, quy trình thực hiện quản lý rủi ro cần kết hợp với việc xây dựng nền tảng khung quản lý rủi ro theo khuyến nghị của Hiệp ước Kyoto và tích hợp vào quá trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam Bộ tiêu chí và quy trình quản lý rủi ro của hải quan Việt Nam cần được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế, với sự điều chỉnh phù hợp với đặc thù của Việt Nam Đồng thời, việc thúc đẩy tiến trình quản lý rủi ro cần diễn ra đồng thời với các phần khác, vì quản lý rủi ro không thể tiến triển chậm hơn hoặc nhanh hơn các phần khác trong quá trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam, đặc biệt là trong việc đưa về hệ thống điện tử và đào tạo nhân lực cũng như cải cách bộ máy quản lý hải quan.
Để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa thông quan hàng hóa theo cam kết WTO và ASEAN, Cơ quan Hải quan cần đầu tư và bổ sung thiết bị soi container hiện đại, sử dụng công nghệ tia X Thiết bị này vận hành tự động hoặc thủ công thông qua hệ thống máy tính thông minh, đảm bảo kiểm tra hàng hóa mà không ảnh hưởng đến chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp Một ví dụ gần đây là Cục Hải quan tỉnh đã chính thức triển khai máy soi container di động Eagle M60 tại Cảng Cái Lân thuộc TP Hạ Long từ ngày 15/09/2022, đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả thực hiện việc cải cách và hiện đại hóa công tác kiểm tra hải quan.
Thứ ba, với mục tiêu phát huy quá trình quản lý rủi ro của hải quan trong quy trình kiểm tra, giám sát hàng hóa, vẫn nên khuyến khích tuân thủ theo pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan, phù hợp với tiền trình cải cách, hiện đại hóa và hướng đến các chuẩn mực quốc tế như trong Công ước Kyoto của WCO để đạt chuẩn quốc tế và đáp
53 ứng yêu cầu phát triển đất nước cũng như ngăn chặn tối đa những rủi ro tiềm ẩn trong mỗi lô hàng XNK.
Thứ tư, song song với việc cải cách phát triển và hiện đại hóa hải quan cần tập trung vào việc nâng cao trách nhiệm, trình độ và kỹ năng của cán bộ và công chức hải quan Điều này bởi vì quản lý rủi ro không phải là quá trình tự động hóa mà không cần đến sự can thiệp của con người Ngược lại, nó đòi hỏi một đội ngũ cán bộ hải quan với trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là về tri thức và phương pháp làm việc hiệu quả Do đó, cần tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ hải quan định kỳ theo các chuyên đề của Công ước Kyoto về quản lý rủi ro, nhằm nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc Bởi vì con người là yếu tố quyết định giải quyết mâu thuẫn giữa sự tăng nhanh của khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện vận tải Hơn nữa, để thu hút lượng lớn cán bộ theo học, cần tuyển chọn giảng viên từ những cán bộ có kinh nghiệm thực hành quản lý rủi ro tại các cơ quan hải quan khác nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài cho hoạt động đào tạo tại cơ sở.
Để hạn chế gian lận, Tổng cục Hải quan nên tăng cường kiểm tra nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ soi chiếu, thu thập phân tích thông tin về hàng hóa, doanh nghiệp, phương tiện vận tải có rủi ro cao Việc hợp tác quốc tế với Tổ chức Hải quan thế giới, các nước đối tác thương mại và đào tạo, thực tập cán bộ hải quan sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý rủi ro, hỗ trợ Việt Nam trong công tác chống gian lận xuất nhập khẩu.