1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài giới thiệu chung về quản lý môi trường và công cụluật pháp trong quản lý môi trường

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới Thiệu Chung Về Quản Lý Môi Trường Và Công Cụ Luật Pháp Trong Quản Lý Môi Trường
Tác giả Cao Hoàng Anh, Hồ Nguyễn Minh Anh, Đoàn Thu Thảo, Nguyễn Hoàng Bảo, Bùi Thị Thu Dung, Nguyễn Hoàng Phước
Người hướng dẫn Nguyễn Mạnh Hiếu
Trường học Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Môi Trường
Thể loại Báo Cáo Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

Nhóm em thực hiện bài báo cáo nhằm tìm hiểu về quản lý môi trường và công cụ luật pháp trong quản lý môi trường dưới các góc độ chính : Các đối tượng và mục tiêu của công tác quản lý môi

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG CỤ

LUẬT PHÁP TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Mạnh Hiếu

Thành viên nhóm :Cao Hoàng Anh

Hồ Nguyễn Minh Anh Đoàn Thu Thảo Nguyễn Hoàng Bảo Bùi Thị Thu Dung Nguyễn Hoàng Phước

Đà Nẵng, 11/2022

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

I ĐỊNH NGHĨA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2

II CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG [1] 2

2.1 Đối tượng: 2

2.2 Mục tiêu: 2

III QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 3

3.1 Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: 3

3.2 Sự cần thiết và tính tất yếu khách quan quản lý nhà nước về môi trường 3

3.2.1 Sự cần thiết trong quản lý nhà nước về môi trường 4

3.2.2 Tính tất yếu khách quan trong quản lý nhà nước: 4

IV CÔNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 4

4.1 Luật pháp 4

4.1.1 Luật Môi trường quốc gia 4

4.1.2 Luật quốc tế về môi trường 5

4.2 Kế hoạch hóa công tác quản lý môi trường 6

4.3 Tiêu chuẩn môi trường 9

KẾT LUẬN 11

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người, nó tác động từng ngày, từng giờ và trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người Tuy nhiên, việc sử dụng môi trường quá mức sẽ tàn phá môi trường một cách nghiêm trong Đứng trước tình huống đó, tác động của Nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng Nhóm em thực hiện bài báo cáo nhằm tìm hiểu về quản lý môi trường và công cụ luật pháp trong quản lý môi trường dưới các góc

độ chính : Các đối tượng và mục tiêu của công tác quản lý môi trường, tổng quát

về quản lý nhà nước về môi trường và công cụ luật pháp trong quản lý môi trường Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảm viên bộ môn Kinh

tế Môi Trường lớp 47K.32.2 - thầy Nguyễn Mạnh Hiếu Trong suốt quá trình học tập, thầy đã rất tâm huyết dạy và hướng dẫn cho chúng em nhiều điều bổ ích trong bộ môn này để chúng em có đủ kiến thức thực hiện bài báo cáo này Tuy nhiên, vì kiến thức của chúng em chưa đủ sâu sắc và còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Mong thầy sẽ châm chước và cho chúng em những lời góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy và chúc thầy luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I ĐỊNH NGHĨA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG[ CITATION Thạ \l 1033 ]

Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường

và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu

II CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG[ CITATION Nhữ18 \l 1033 ]

2.1 Đối tượng:

Đối tượng của quản lý môi trường là một hệ thống bao gồm các phần tử (yếu tố) tự nhiên và phần tử (yếu tố) nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Đó là một hệ thống bao gồm các phần tử của thế giới

vô sinh và hữu sinh hoạt động theo các quy luật khác nhau và có con người tham

dự Hệ thống môi trường mang những đặc tính cơ bản là có cấu trúc, phức tạp, có tính động, tính mở và có khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh

Những đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi

trường:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục II Nghị định này phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường

- Cơ sở có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu lực do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật cấp không phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường

2.2 Mục tiêu:

Mục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường

(1) Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường trong

các hoạt động sống của con người Trong giai đoạn hiện nay, các biện

pháp khắc phục và phòng chống ô nhiễm chủ yếu là:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh ưu tiên áp dụng công nghệ sạch Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Bảo vệ môi trường về báo cáo tác động môi trường Nếu báo cáo tác động môi trường không được chấp nhận thì sẽ không cho phép quy hoạch và triển khai các dự án này Các khu đô thị, các khu công nghiệp cần phải sớm có và thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại, chất thải bệnh viện

Thực hiện các kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển, kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh, quản lý các chất thải nguy hại và hoá chất độc hại

(2) Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban

hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với bảo vệ

2

Trang 6

môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật Bảo vệ môi trường Để thực hiện

được mục tiêu này cần quan tâm thực hiện các biện pháp sau:

Xây dựng hệ thống thông tin và tư liệu môi trường quốc gia, các quy định về trao đổi, thu thập thông tin môi trường trong nước và quốc tế Rà soát, ban hành các văn bản dưới luật và các quy định pháp luật khác nhằm nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường Ban hành chính sách thuế, tín dụng để khuyến khích ứng dụng công nghệ sạch

Xây dựng hệ thống thông tin và tư liệu môi trường quốc gia, các quy định về trao đổi, thu thập thông tin môi trường trong nước và quốc tế Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương, nghiên cứu và đào tạo cán bộ về môi trường Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, vùng lãnh thổ và liên kết với hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu và khu vực (3)Tăng cường công tác quản lý môi trường quốc gia, các vùng lãnh

thổ riêng biệt như:

 Xây dựng các công cụ quản lý thích hợp cho từng ngành, từng địa phương tuỳ thuộc vào trình độ phát triển

 Hình thành và thực hiện đồng bộ các công cụ quản lý môi trường (luật pháp, chính sách, kỹ thuật công nghệ, các chính sách xã hội.v.v.)

(4) Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững

được thông qua tại Hội nghị Môi trường do Liên Hợp Quốc tổ chức vào

năm 1992 tại Rio – de Janeiro (Brazil) Các nguyên tắc đó có thể được

tóm lược như sau:

Bảo vệ sự sống và đa dạng sinh học của Trái đất

Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người

Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức mới vì sự phát triển bền vững

Cho phép tạo điều kiện cho các cộng đồng bảo vệ môi trường địa phương của họ

Xây dựng liên minh toàn cầu để bảo vệ và phát triển

Xây dựng thể chế quốc gia thống nhất, phát triển bền vững

Xây dựng liên minh bảo vệ và phát triển hành tinh

III QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

3.1 Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:[ CITATION Nội \l 1033 ]

 Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật môi trường

Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường

Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường

Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

3

Trang 7

Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường

Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường

Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

3.2 Sự cần thiết và tính tất yếu khách quan quản lý nhà nước về môi trường[ CITATION ThS \l 1033 ]

3.2.1 Sự cần thiết trong quản lý nhà nước về môi trường

- Nhà nước trực tiếp cung cấp các dịch vụ môi trường như những

hàng hóa công cộng cần thiết Hầu hết các dịch vụ môi trường dường như

không được cung cấp bởi các tổ chức hoặc cá nhân tư nhân vì chúng không độc quyền và không có tính cạnh tranh Vì vậy, có rất nhiều người xem xét các dịch

vụ này, những người không sẵn sàng trả quá ít cho những gì họ được hưởng Tại thời điểm đó, doanh thu sẽ không bao gồm chi phí dịch vụ và các cá nhân và tổ chức sẽ có ít động cơ để cung cấp chúng Chính ở đây, vai trò của Nhà nước trở nên quan trọng và không thể thiếu trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường nhằm đảm bảo môi trường sống có chất lượng cho mọi người

- Các quốc gia có thể sử dụng các công cụ khác nhau để quản lý tài

nguyên thiên nhiên và môi trường Mỗi công cụ đều có vai trò và phạm vi ảnh

hưởng nhất định, có mối quan hệ tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau Các công cụ quản lý tài nguyên và môi trường có thể được chia thành các chức năng: công cụ kiểm soát vĩ mô; công cụ hành động; công cụ hỗ trợ

- Nhà nước có thể quản lý tài nguyên và môi trường một cách gián

tiếp hơn thông qua việc định rõ các quyền đối với tài sản.Vai trò quản lý

nhà nước được thể hiện ở việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các công cụ kinh

tế trực tiếp và gián tiếp nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường Ở cấp

độ nền kinh tế, Nhà nước có thể giữ vai trò kế hoạch hóa ở các mức độ khác nhau,

và can thiệp vào nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu ưu tiên cần thiết (như ổn định kinh tế vĩ mô, chống diễn biến chu kỳ trong tổng cầu,chống thất nghiệp, v.v ) Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tính tất yếu của quản lý nhà nước thậm chí còn rõ ràng hơn Theo đó, Nhà nước có thể kết hợp một cách linh hoạt việc cung ứng dịch vụ môi trường với các công cụ kinh

tế và xác lập các quyền đối với tài sản nhằm thực hiện tốt quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

4

Trang 8

3.2.2 Tính tất yếu khách quan trong quản lý nhà nước:[ CITATION Tín \l

1033 ]

- Quản lý nhà nước về môi trường giúp phòng tránh và chống lại sự suy thoái,

ô nhiễm môi trường gây nên từ những hoạt động sống của loài người

- Quản lý nhà nước về môi trường có vai trò quan trọng trong việc xây dựng

hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường Qua đó, làm cơ sở giúp hoàn chỉnh các chính sách giúp vừa phát triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ môi trường

- Quản lý nhà nước về môi trường giúp đảm bảo việc thi hành các luật về môi trường một cách nghiêm chỉnh

- Giúp quốc gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế xã hội qua

9 nguyên tắc của Rio-92 về một xã hội bền vững

- Giúp hình thành nên các công cụ quản lý môi trường cấp quốc gia và vùng lãnh thổ một cách hiệu quả

IV CÔNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật

quốc gia, các văn bản khác dưới luật (pháp lệnh, nghị định, quy định, các tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường ), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế và các địa phương

4.1 Luật pháp

4.1.1 Luật Môi trường quốc gia

Thông thường hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người Hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia thường bao gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường

cụ thể ở một địa phương, một ngành

 Luật chung (Luật Bảo vệ môi trường) (1993)

Ở Việt Nam, luật bảo vệ môi trường đầu tiên đã được Quốc hội thông qua

ngày 27/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 10/01/1994, và sau đó chúng ta đã

có Luật bảo vệ môi trường (2005, 2014, 2020)

 Luật về sử dụng hợp lý các thành phần của môi trường hoặc bảo vệ

môi trường cụ thể ở một địa phương, một ngành

Ngoài Luật Bảo vệ môi trường, nước ta còn có các luật liên quan, như: Luật thuế bảo vệ môi trường (2010); Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004); Luật Lâm nghiệp (2017); Luật tài nguyên nước (2012) ; Luật đất đai (2013); Luật

5

Trang 9

khoáng sản (2010); Luật dầu khí (2018); Bộ luật hàng hải Việt Nam (2015); Luật thuỷ sản (2017); Luật đê điều (2006);…

4.1.2 Luật quốc tế về môi trường

Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia

Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn bản trong số đó Pháp luật quốc tế

về bảo vệ môi trường do nhiều nước ký kết hoặc tham gia không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia cụ thể Muốn thi hành trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nào đó, các qui phạm của Luật quốc tế về bảo vệ môi trường cần phải được chuyển hoá thành quy phạm pháp luật quốc gia, nghĩa là Nhà nước phải phê chuẩn các văn bản này

Trong giai đoạn năm 2002-2005, nồng độ bụi PM2.5 của Hà Nội cao hơn so với nhiều nước ở châu Á Một nghiên cứu lấy mẫu trong năm 2007 tại 96 địa điểm ở

Hà Nội chỉ ra rằng, nồng độ các chất ô nhiễm dạng khí SO2 và Benzen ở dưới ngưỡng quy chuẩn của Việt Nam (QCVN), riêng NO2 có dấu hiệu tiệm cận hoặc vượt ở nội thành

Đến giai đoạn 2010 – 2020, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã thu hút được thêm nhiều nghiên cứu của các chuyên gia khác Kết quả chung chỉ ra rằng, chất lượng không khí của Hà Nội “không có dấu hiệu được cải thiện” Nguyên nhân một phần do tốc độ tăng dân số, đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ của Thủ đô

Tuy nhiên, theo báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới năm 2020 tổng hợp dữ liệu

từ 106 quốc gia trên thế giới vừa được tổ chức IQAir có trụ sở tại Thụy Sĩ công bố Nhiều đô thị lớn trên thế giới, trong đó có thủ đô Hà Nội đã có dấu hiệu cải thiện vấn đề ô nhiễm không khí đáng kể [ CITATION Tha21 \l 1033 ]

6

Trang 10

Kết quả này chính là nhờ 1 phần lớn những thực thi chặt chẽ của chính phủ Cụ thể: Tận dụng thời điểm giãn cách xã hội do tác động của đại dịch Covid - 19 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung các điều khoản quy định về bảo vệ môi trường không khí đối với những ngành có hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí cao như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp,

Song song với các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến môi trường không khí cũng đang tiếp tục được rà soát, bổ sung và ban hành mới

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2017 Việt Nam cũng đã chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 đối với phương tiện giao thông Ngoài ra, tại Quyết định 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020 tầm nhìn 2025.[ CITATION HUÂ22 \l 1033 ]

4.2 Kế hoạch hóa công tác quản lý môi trường[ CITATION Giá1 \l 1033 ]

Năm nội dung của Kế hoạch hóa công tác quản lý môi trường cần phải thể hiện trong kế hoạch chung của nhà nước và phải được kế hoạch hóa Mối quan hệ của chúng với quá trình xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội được biểu hiện ở sơ đồ sau:

Hình 1 Sơ đồ về Kế hoạch hóa công tác quản lý môi trường ở nước ta

7

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w