1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kỳ môn luật hiến pháp việt nam và các nước chủ đề lập pháp anh

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong bối cảnh các thách thức và cơ hội của thế kỷ 21, việcnghiên cứu về cơ quan lập pháp Anh không chỉ là cần thiết mà còn là yếu tố quyếtđịnh trong việc hiểu và cải thiện hệ thống chín

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA LUẬT QUỐC TẾ

-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Môn : Luật Hiến pháp Việt Nam và các nướcChủ đề: Lập pháp Anh

Giảng viên hướng dẫn : Cô Bùi Hương Giang

Số trang: 17

Hà Nội, tháng 04 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN MỞ ĐẦU 3

I KHÁI QUÁT VỀ VƯƠNG QUỐC ANH 4

1 Tổng quan về quốc gia 4

2 Tổng quan về bộ máy Nhà nước 4

II LẬP PHÁP ANH 5

1 Nghị viện 5

1.1 Khái niệm về Nghị viện 5

1.2 Mối quan hệ giữa Nghị viện và với nguyên thủ quốc gia, cơ quan hànhpháp và cơ quan tư pháp 6

a Nguyên thủ quốc gia 6

b Cơ quan hành pháp 6

c Cơ quan tư pháp 7

2 Chức năng, thẩm quyền của cơ quan lập pháp 7

2.1 Chức năng 7

2.2 Thẩm quyền 9

3 Cơ cấu của cơ quan lập pháp 9

3.1 Cơ cấu của Quốc hội 9

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Cơ quan lập pháp của Vương quốc Anh đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành và thúc đẩy các chính sách và luật pháp của quốc gia Với một lịch sử lâu dài vàphong phú, hệ thống lập pháp Anh đã trải qua nhiều biến đổi và phát triển, từ cácquyền lực hoàng gia cổ xưa đến hệ thống lập pháp hiện đại dựa trên nguyên tắc dânchủ và phân quyền Trong bối cảnh các thách thức và cơ hội của thế kỷ 21, việcnghiên cứu về cơ quan lập pháp Anh không chỉ là cần thiết mà còn là yếu tố quyếtđịnh trong việc hiểu và cải thiện hệ thống chính trị của quốc gia.

Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào tổ chức, chức năng và ảnhhưởng của Quốc hội Anh, nơi mà quyền lực lập pháp được tập trung.

Bằng việc tập trung vào cơ quan lập pháp Anh, hy vọng rằng bài tiểu luận nàysẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và chi tiết về vai trò và chức năng của nó trong hệthống chính trị của Vương quốc Anh.

Trang 4

I.KHÁI QUÁT VỀ VƯƠNG QUỐC ANH

1 Tổng quan về quốc gia

Vương quốc Anh - Kingdom of England, tên thường gọi: nước Anh, là một

phần của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Thủ đô London là thành phố đông dân nhất nước này, cũng là một trong bathành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng Paris (Pháp) và New York(Mỹ).

Quốc khánh Anh là ngày 23 tháng 4 Quốc kỳ của nước Anh là một lá cờ màu

xanh lá cây có nền trắng với St George's Cross (Cờ thánh George), một lá cờ có

hình chữ thập màu đỏ trên trường màu trắng, nằm ở giữa Nó được coi là biểutượng của lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu, được gắn liền với vị thánh bảo vệcủa Anh, Saint George Cờ thánh George đã trở thành biểu tượng của Anh từ thếkỷ 13 và sau đó được chọn làm một phần của Quốc kỳ của Liên hiệp Anh.

Tính đến năm 2023, dân số Anh là 67,85 triệu người.

2 Tổng quan về bộ máy Nhà nước

Nhà nước Vương Quốc Anh, được thành lập trên nền tảng thể chế quân chủ lậphiến theo mô hình đại nghị, là một quốc gia có chính trị ổn định và lâu dài tronglịch sử châu Âu.

Với hệ thống lập pháp phong phú và quy định lập hiến cổ điển, Vương QuốcAnh đã có vai trò lớn trong việc định hình các nguyên tắc dân chủ và phát triển cáccơ quan quản lý nhà nước hiện đại.

Thủ tướng, người đứng đầu chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong việc thựcthi chính sách và quản lý quốc gia, trong khi Quốc hội, gồm Hạ viện và Thượngviện, đại diện cho ý chí của nhân dân và có quyền lập pháp.

Trang 5

II.LẬP PHÁP ANH

1 Nghị viện

1.1 Khái niệm về Nghị viện

Nghị viện là cơ quan lập pháp của Vương quốc Anh Nghị viện Anh theo chếđộ lưỡng viện, gồm Hạ viện do dân bầu cử và Thượng viện - với đa số thành viên làquý tộc thừa kế, quý tộc trọn đời và các giám mục của Nhà thờ Anh.

Thượng viện và Hạ viện đều là bộ phận của cơ quan luật pháp Một dự luậtthường phải trải qua nhiều bước trước khi được chấp thuận bởi cả hai viện của Nghịviện, bao gồm các đối thoại, thảo luận, và bỏ phiếu.

Hình 1: Bộ máy chính quyền trung ương ở Anh

Việc lãnh đạo các viện có thể do một người hoặc do một tập thể ủy ban thườngvụ thực hiện Chủ tịch Hạ nghị viện Anh ngoài việc phát ngôn chính thức thay mặt Hạviện, Chủ tịch Hạ viện còn có nhiệm vụ điều khiển các phiên họp của viện bảo đảmnhững đặc quyền cho Nghị sĩ.

Trang 6

1.2 Mối quan hệ giữa Nghị viện và với nguyên thủ quốc gia, cơ quan hànhpháp và cơ quan tư pháp

a Nguyên thủ quốc gia

Trong chính thể đại nghị, quyền hành pháp thuộc về nguyên thủ quốc gia vàchính phủ, nhưng chính phủ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng mới là cơ quan nắm giữquyền lực này một cách thực chất.

Quyền lực hành pháp thực sự thuộc về Chính phủ và các bộ trưởng, người đượcbầu chọn từ Quốc hội và có trách nhiệm trước Quốc hội.

Ở Anh, mặc dù Nhà vua/Nữ hoàng nắm nhiều quyền hạn nhưng chỉ là hìnhthức, chủ yếu nhằm chính thức hóa hoạt động của Nghị viện và Chính phủ Tuy nhiên,họ vẫn giữ vai trò quan trọng trong các nghi thức và hoạt động đại diện quốc gia, nhưlà biểu tượng và người đại diện cho quốc gia ở các sự kiện quốc tế và trong các nghi lễnội địa.

Quyền hành pháp của Nữ hoàng thực chất đã trao cho Chính phủ Chính phủthực thi toàn bộ quyền hành pháp nhân danh Nữ hoàng.

b Cơ quan hành pháp

Do Chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện và Nghịviện có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải giải tán, nên giữaChính phủ và Nghị viện có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết.

● Công việc của Nghị viện là xem xét chặt chẽ các kế hoạch của Chính phủ vàgiám sát cách họ đang điều hành mọi thứ.

● Nghị viện thay mặt người dân để đảm bảo rằng các quyết định của Chính phủlà: công khai và minh bạch; khả thi và hiệu quả; công bằng và không phân biệtđối xử.

● Các thành viên của cả hai viện đều có thể lên tiếng bênh vực người dân nếumột bộ hoặc cơ quan chính phủ đối xử không công bằng với họ.

● Nghị viện thường áp dụng nhiều phương pháp và phương tiện để giám sátChính phủ, bao gồm việc lập các ủy ban điều tra, tổ chức các cuộc thẩm vấn, và

Trang 7

sử dụng các công cụ kiểm tra và cân nhắc đối với chính sách và quyết định củaChính phủ.

● Các bộ trưởng của Chính phủ được yêu cầu thường xuyên đến Nghị viện để trảlời các câu hỏi, trả lời các vấn đề được đưa ra trong các cuộc tranh luận vàthông báo cho cả hai Viện về bất kỳ quyết định quan trọng nào mà họ đưa ra.

Bằng cách này, Nghị viện có thể buộc Chính phủ phải chịu trách nhiệm vềcác hành động của mình trước Quốc hội và trước cử tri.

c Cơ quan tư pháp

Thượng viện (Viện Quý tộc) xem xét kỹ lưỡng pháp chế, trong việc yêu cầu

chính phủ giải trình, xem xét và báo cáo về chính sách công, cũng cần đề cập đến vaitrò của Thượng viện trong việc giữ vững và bảo vệ các nguyên tắc pháp lý và quyềnlợi của công dân Các quý tộc cũng có thể tìm cách đưa ra luật hoặc đề xuất sửa đổidự luật Mặc dù không thể ngăn cản việc các dự luật được thông qua thành luật, ngoạitrừ một số trường hợp hạn chế nhất định, nhưng nó có thể trì hoãn việc ban hành cácdự luật lên đến một năm

Với tư cách là một cơ quan độc lập khỏi áp lực của tiến trình chính trị, ViệnQuý tộc được cho là hoạt động như một "phòng sửa đổi" tập trung vào chi tiết lậppháp, đồng thời thỉnh thoảng yêu cầu Hạ viện xem xét lại kế hoạch của mình.

Thượng viện không chỉ đảm bảo rằng các dự luật được thảo luận kỹ lưỡng vàcó tính công bằng, mà còn giúp ngăn chặn sự độc quyền hoặc lạm dụng quyền lực củachính phủ và Hạ viện Điều này giúp tăng cường sự cân bằng và giám sát trong hệthống lập pháp của Vương Quốc Anh.

2 Chức năng, thẩm quyền của cơ quan lập pháp

2.1 Chức năng

● Chức năng đại diện

Đại diện là một trong những chức năng của Nghị viện các nước Đó làcác hoạt động làm cho tiếng nói, ý kiến, quan điểm của người dân được “hiệndiện” trong quy trình hoạch định các chính sách của quốc gia Hoạt động đại

Trang 8

diện được diễn ra khi các nghị sĩ thay mặt nhân dân phát biểu, vận động, biểuquyết trên các diễn đàn chính trị của đất nước.

Một nghị sĩ Anh từng nói, “Thành viên của Nghị viện thực chất là thànhviên của khu vực bầu cử, có bổn phận hàng đầu là đại diện cho những mặc cảvà lợi ích ở đó”.

Ví dụ: Khi cử tri có vướng mắc với một cơ quan công quyền nào đó,

nghị sĩ sẽ chuyển thư đến bộ tương ứng Ở Anh, công việc này thường xảy rađến nỗi nghị sĩ chỉ cần gắn tấm danh thiếp của mình kèm vào đơn thư của cửtri, chứ không cần phải thảo công văn gửi bộ trưởng Dạng văn bản này củanghị sĩ được xem xét đầu tiên, và thư trả lời phải do bộ trưởng ký gửi cho nghịsĩ, nghị sĩ chuyển lại cho cử tri Thống kê cho thấy, hàng năm các hạ nghị sĩAnh gửi từ 150.000 đến 200.000 thư đến bộ trưởng Nếu cử tri vẫn không hàilòng với câu trả lời, hoặc bộ trưởng không có phản hồi, lúc đó nghị sĩ mới trựctiếp gặp bộ trưởng hoặc nêu vấn đề trước phiên họp toàn thể của Hạ viện.

● Chức năng lập pháp

Nghị viện Anh có thẩm quyền tạo ra và thông qua luật pháp, quy định vàsắc lệnh Cả Hạ viện (Hạ nghị viện và Hạ viện) và Thượng viện đều có khảnăng đưa ra các đề xuất pháp lý và bỏ phiếu để thông qua hoặc từ chối chúng.

Quy trình lập pháp ở Vương Quốc Anh thường bắt đầu với việc đề xuấtpháp lý từ các thành viên của Quốc hội, các bộ trưởng hoặc từ chính phủ Sauđó, các đề xuất này sẽ được thảo luận, sửa đổi và bỏ phiếu thông qua trong cảHạ viện và Thượng viện Nếu một đề xuất được thông qua cả hai viện, nó sẽđược gửi đến Hoàng gia để ký và trở thành luật pháp.

● Chức năng giám sát

Nghị viện Anh có thẩm quyền giám sát các cơ quan lãnh đạo, chính phủvà các cơ quan khác trong hệ thống chính trị Anh Nghị viện có khả năng xemxét, thẩm tra và đưa ra quyết định về các vấn đề của lãnh đạo chính phủ, baogồm cả việc chấp thuận ứng cử viên cho các cấp cao quản lý hàng đầu và thựchiện quan trọng Với tư cách là cơ quan lập pháp, Nghị viện Anh thường xuyênthực hiện các hoạt động giám sát việc thực thi những sản phẩm lập pháp của

mình, hay còn gọi là Giám sát hậu lập pháp (Post-legislative Scrutiny).

Trang 9

● Chức năng về tài chính – ngân sách

Nghị viện Anh có thẩm quyền thẩm định và thông qua ngân sách quốcgia Hạ viện có quyền khởi đầu các đề xuất ngân sách và Thượng viện có quyềnphê duyệt hay từ chối chúng.

Chức năng tài chính – ngân sách của Nghị viện thể hiện trong việc thảoluận và chuẩn y các khoản thu - chi của Nhà nước và thiết lập các loại thuế,được coi là một chức năng, thẩm quyền riêng ở Anh, Nghị viện được quyềnđịnh ra các loại thuế vào thế kỷ 13, còn thông qua luật - vào thế kỷ 15.

Những thẩm quyền trên giúp Nghị viện Anh là một cơ quan lập pháp quantrọng và chịu trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì hệ thống pháp luật vàchính trị Anh.

3 Cơ cấu của cơ quan lập pháp

3.1 Cơ cấu của Quốc hội

Quốc hội được chia làm 2 viện: Thượng viện và Hạ viện

Trang 10

a Hạ viện

Hạ viện đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Nghị viện Anh.Hạ viện do nhân dân trực tiếp bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông, nhiệm kỳ 5năm.

Chủ tịch Viện do Viện bầu ra trong số thành viên của Viện với sự đồng ý củaNhà vua, theo nhiệm kỳ của Viện.

Nhiệm vụ cơ bản của Chủ tịch Viện: là đại diện cho Hạ viện trong quan hệ vớiNhà vua, Chính phủ và các thiết chế Nhà nước khác cũng như trong quan hệ đốingoại của Viện; lãnh đạo hoạt động của Viện Chủ tịch Viện đóng vai trò quantrọng đối với tổ chức và hoạt động của Viện Trong phạm vi chức năng của mình,Chủ tịch Viện có khá nhiều quyền về thủ tục

Với phạm vi thẩm quyền rộng của Chủ tịch viện, để hạn chế ưu thế của đảngmà Chủ tịch viện là thành viên, luật pháp Anh quy định:sau khi được bầu, Chủ tịchphải tuyên bố ra khỏi đảng Ngoài ra, để ngăn ngừa việc Chủ tịch viện có thể gâyáp lực với đại biểu trong các cuộc thảo luận, luật pháp không trao cho Chủ tịchviện quyền phát biểu và biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định củaViện Trừ trường hợp sau khi Viện biểu quyết, tỷ lệ số phiếu thuận, chống ngangnhau, Chủ tịch viện sẽ là người quyết định cuối cùng.

Sau khi hết nhiệm kỳ, Chủ tịch viện được nhận tước vị Nam tước và trở thànhthành viên của Thượng nghị viện.

Giúp việc cho Chủ tịch viện có 3 phó chủ tịch do Viện bầu ra trong số thànhviên của viện Trong số 3 phó chủ tịch có 1 phó chủ tịch thứ nhất Phó chủ tịch thứnhất kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban giao thông và phương tiện Phó chủ tịch thứ nhấtthay thế vị trí của Chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch Viện vắng mặt, đồng thờichủ toạ các phiên họp của Uỷ ban toàn viện

b Thượng viện

Thượng viện Anh là Thượng viện duy nhất trên thế giới có một số lượng đôngđảo thành viên và có cách thức thành lập không giống bất cứ Thượng viện củanước nào Số lượng thành viên của Thượng viện không cố định mà thay đổi theothời gian

Trang 11

Cơ cấu tổ chức của Thượng nghị viện gồm: Chủ tịch Thượng viện là thành viêncủa nội các do Nữ hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ nhiệmkỳ 5 năm Chủ tịch Thượng viện đồng thời là người đứng đầu cơ quan tư pháp Vìchức năng và phạm vi hoạt động của Thượng viện không rộng bằng Hạ viện, do đótrong tổ chức và hoạt động của Nghị viện, Chủ tịch Thượng viện đóng vai trò ítquan trọng hơn so với Chủ tịch Hạ viện Giúp việc cho Chủ tịch có hai Phó Chủtịch do Thượng viện bầu ra trong số các thành viên của Viện tại phiên họp đầu tiêncủa kỳ họp thứ nhất trong năm, nhiệm kỳ 1 năm

Bộ phận thư ký của Viện đo Tổng thư ký phụ trách Tiêu chuẩn, cách thứcthành lập, nhiệm kỳ của Tổng thư ký Thượng viện giống như Tổng thư ký Hạ viện.Thượng viện thành lập các uỷ ban thường trực phụ trách vấn đề một số nhất định.Hiện nay, Thượng viện có 17 uỷ ban thường trực Mỗi uỷ ban có Chủ nhiệm và 24thành viên Cũng như các uỷ ban thường trực của Hạ viện, Chủ nhiệm và các thànhviên của các uỷ ban thường trực của Thượng viện được thành lập trên cơ sở tỷ lệvới số ghế của các đảng chính trị ở Thượng viện Giúp việc cho mỗi uỷ ban là bộphận thư ký

Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, ngoài Chủ tịch Thượng viện, Chủ nhiệm, PhóChủ nhiệm các uỷ ban, các thành viên của Ban lãnh đạo Đảng đoàn đại biểu và cácpháp quan quý tộc, còn lại đa số các thành viên khác của Thượng viện không đượchưởng lương mà chỉ được một khoản phụ cấp tương đương với khoản phụ cấpdành cho các thành viên của Hạ viện Cũng như các thành viên của Hạ viện, thànhviên Thượng viện có quyền tự do phát biểu, quyền bất khả xâm phạm thân thể.Ngoài ra, mỗi thành viên Thượng viện còn có quyền được Nữ hoàng Anh tiếpkiến.

3.2 Chế độ bầu cử

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu đểbầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhànước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ)

Trang 12

Trong các cuộc bầu cử, cử tri sẽ đi bỏ phiếu để chọn ra nghị sĩ đại diện cho khuvực cử tri của họ Hệ thống này được gọi là đơn vị đại diện, trong đó mỗi khu vựccử tri chọn một nghị sĩ để đại diện cho họ trong Hạ viện.

Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đósẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàngElizabeth.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống bầu cử tại Anh,

thường được gọi là mô hình Westminster, là hệ thống “người dẫn đầu giành ghế”(“first past the post” – tức tại mỗi đơn vị bầu cử, các cử tri chỉ được bầu cho một

người duy nhất trong danh sách các ứng viên, và ứng viên nào nhận được nhiềuphiếu nhất sẽ là người chiến thắng, không quan trọng số phiếu đó chiếm tỉ lệ baonhiêu).

Mô hình này đã gây ra một số tranh cãi về tính công bằng và đại diện của nó.Đối thủ của mô hình này thường phê phán về việc nó không phản ánh chính xác sựphân bổ quyền lực dân chủ trong nước.

4 Trình tự lập pháp

Hầu hết các đạo luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành là dựa trên đề xuất củaChính phủ Mục đích của các đề xuất này là để giải quyết các vấn đề nhất định của xãhội, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Ngày đăng: 20/06/2024, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w