Do Hàn Quốc là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, và để quá trình chuẩn bị, đàm phán, thiết lập mối quan hệ được diễn ra suôn sẻ, tránh được rủi ro không đáng có, việc nghiê
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đàm phán trong Kinh doanh quốc tế
Hoạt động đàm phán diễn ra rất thường xuyên, là hoạt động cơ bản trong hoạt động kinh doanh quốc tế và có rất nhiều định nghĩa về đàm phán Theo nghĩa thông thường, đàm phán là cuộc trao đổi giữa hai hoặc nhiều bên để thảo luận về yêu cầu và mong muốn của mỗi bên liên quan đến quyền lợi chung Mục tiêu của đàm phán là tìm ra giải pháp hòa hợp giữa các lợi ích đối lập, nhằm tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu xung đột Các bên tham gia có thể là cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia
Trong nghiên cứu về đàm phán, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng tất cả tác giả đều đồng ý rằng đàm phán là một phần không thể thiếu của cuộc sống, tồn tại ở mọi lĩnh vực Burnes (1993) mô tả đàm phán như một cuộc thảo luận giữa các bên để đạt được thỏa thuận về các vấn đề gây xung đột mà không cần sử dụng vũ lực Gerald Nierberg - nguyên hội trưởng hội đàm phán học ở Mỹ nhấn mạnh rằng đàm phán là cơ hội để đáp ứng nhu cầu của mọi bên thông qua sự đồng ý Herb Cohen, một nhà đàm phán hàng đầu, định nghĩa đàm phán là việc tập trung vào việc làm hài lòng những người mà bạn muốn đạt được sự đồng ý từ họ
Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu rằng: “Đàm phán là quá trình trong đó hai hoặc nhiều bên trao đổi, thảo luận về các lợi ích chung và các điểm không đồng ý, với mục tiêu đạt được một thỏa thuận thống nhất và phát triển các lợi ích chung”
Trong kinh doanh quốc tế, Zhang và Zhou (2008) mô tả đàm phán kinh doanh quốc tế chính là việc thương lượng giữa các doanh nghiệp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau
Vì mỗi nơi có hệ thống chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa truyền thống khác nhau nên cách đàm phán cũng cần linh hoạt Để thành công, bạn cần hiểu rõ nền tảng văn hóa của đối tác để lựa chọn phong cách đàm phán phù hợp Có thể thấy, trong kinh doanh quốc tế, đàm phán là một hoạt động không thể thiếu và bị tác động bởi các yếu tố khác bao gồm chính trị, kinh tế, văn hoá…
2 Đặc điểm của đàm phán trong kinh doanh quốc tế Đối tượng: Là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đầu tư… mang tính quốc tế
Trong môi trường kinh doanh quốc tế, việc triển khai quá trình đàm phán và việc các bên nhận thức thế nào về mối quan hệ là điểm mấu chốt
Quá trình đàm phán trong kinh doanh quốc tế chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ bên ngoài vào quá trình này:
Thứ nhất, trong các bên tham gia đàm phán, ít nhất có 2 bên có quốc tịch khác nhau;
Thứ hai, cần sử dụng ngôn ngữ chung trong đàm phán với sự khác biệt về ngôn ngữ và thông tin;
Thứ ba, có sự gặp gỡ của các hệ thống luật pháp của các quốc gia khác nhau trong quá trình đàm phán;
Thứ tư, có sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa, các phong tục, tập quán khác nhau trong đàm phán kinh doanh quốc tế
Sự khác biệt văn hóa hiện diện trên các cấp độ khác nhau là một trong những yếu tố quan trọng nhất Trên cấp độ quốc gia, đó là sự khác biệt của văn hóa dân tộc Trên cấp độ tổ chức, bên cạnh sự tác động của văn hóa dân tộc là sự tác động của văn hóa tổ chức Trên cấp độ cá nhân, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình đàm phán đều có những điểm văn hóa khác nhau Những đặc điểm đó không chỉ phụ thuộc vào dân tộc, văn hóa tổ chức mà còn được quyết định bởi tính cách cá nhân, trình độ văn hóa, kinh nghiệm nghề nghiệp của nhà đàm phán Trong đàm phán kinh doanh quốc tế, những khác biệt về văn hóa tạo nên một thách thức lớn cho các nhà đàm phán, đòi hỏi phải có sự hiểu biết và tính mềm dẻo thì mới có thể vượt qua Khả năng đánh giá được các khác biệt văn hóa và điều khiển được là yếu tố quan trọng giúp các cuộc đàm phán trong kinh doanh quốc tế thành công Các bên càng hiểu và thích ứng với nhau thì bầu không khí đàm phán càng thuận lợi, các bên càng thấy rõ lợi ích chung và càng sẵn lòng hợp tác để đôi bên cùng có lợi Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là hành vi và quá trình, mà trong đó các bên, có nền tảng văn hóa khác nhau, tiến hành trao đổi, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng để đi đến một thỏa thuận thống nhất
3 Vai trò của đàm phán trong kinh doanh quốc tế Đàm phán là điều cần thiết trong kinh doanh quốc tế vì nó giúp tạo ra giá trị, giải quyết xung đột, xây dựng mối quan hệ và đạt được sự hài lòng lẫn nhau
Các cuộc đàm phán diễn ra thường chú ý đến 4 chữ C, đó là lợi ích chung (common interest), lợi ích xung đột (conflicting interest), sự thỏa hiệp (compromise) và tiêu chí (criteria) Trong đàm phán, nếu không có mục tiêu chung thì sẽ không cần đàm phán (Hendon, Hendon & Herbig, 1996) Đàm phán có thể gọi là thương lượng tích hợp và nó luôn đề cập đến đàm phán đôi bên cùng có lợi trong đó cả hai hoặc tất cả các bên liên quan đều có thể đạt được kết quả có lợi hoặc hấp dẫn như nhau Đàm phán như một công cụ giải quyết vấn đề cho phép tìm kiếm những cách sáng tạo để vượt qua những trở ngại khi thực hiện thỏa thuận Thay vì cuộc trò chuyện kết thúc khi có phản ứng tiêu cực đầu tiên, các nhà đàm phán có thể mặc cả, thảo luận và đưa ra các giải pháp sáng tạo để thỏa thuận đôi bên cùng có lợi Đàm phán trên quy mô toàn cầu mang lại những cơ hội lớn (Moran & Stripp 1991) Thị trường toàn cầu có thể cung cấp cho các tập đoàn những thị trường bổ sung, nhiều khách hàng hơn, lợi nhuận tăng lên, vòng đời sản phẩm/dịch vụ tăng lên, cơ hội đạt được lợi thế về danh tiếng và uy tín, một đấu trường để cạnh tranh với nước ngoài và cơ hội theo kịp các đối thủ trong nước
Mối quan hệ giữa các đối tác doanh nghiệp rất quan trọng vì họ thường không muốn phá vỡ mối quan hệ Để thay đổi nhà cung cấp có thể tốn kém chi phí và cũng có thể khó tìm Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thường có mức độ tùy biến cao và yếu tố mạnh mẽ là sự tương tác trực tiếp (Hollensen, 2001) Cam kết trong mối quan hệ được coi là trọng tâm của sự hợp tác thành công Nó khuyến khích các đối tác liên minh thực hiện một cách tiếp cận tích hợp hơn trong quá trình đàm phán đang diễn ra Các bên cam kết có những ưu tiên khác nhau Các bên đã cam kết ít có khả năng áp dụng cách tiếp cận nặng tay trong đàm phán
4 Những nguyên tắc cơ bản khi đàm phán trong kinh doanh quốc tế
Thứ nhất, để đạt được sự thành công trong đàm phán, điều quan trọng là phải xác định rõ mục tiêu một cách khoa học và có sự kiên định và khôn ngoan trong việc bảo vệ quyền lợi của bản thân Tuy nhiên, cũng cần có sự linh hoạt và sáng tạo trong việc ứng phó với các tình huống cụ thể Đàm phán không chỉ đơn thuần là quá trình bảo vệ quyền lợi của mỗi bên mà còn là quá trình thảo luận và thỏa thuận giữa các bên để đạt được sự đồng thuận Điều này đòi hỏi mỗi bên cần sẵn sàng đưa ra các yêu cầu và sẵn lòng thực hiện những sự nhượng bộ nếu cần thiết để đạt được một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên Điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng, xác định rõ các mục tiêu và lập luận vững chắc để thuyết phục đối tác
Ngoài ra, các bên tham gia đàm phán cần phải có khả năng phân tích và nhận biết những phương án hay từ đối tác, để có thể đưa ra các quyết định linh hoạt và chấp nhận các phương án mà có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho cả hai bên Bằng cách này, mục tiêu cuối cùng của cuộc đàm phán là đạt được một thỏa thuận mà cả hai bên đều hài lòng và được coi là thành công
Thứ hai, để thành công trong đàm phán, cần phải kết hợp một cách hài hoà giữa bảo vệ lợi ích của bản thân và duy trì, phát triển mối quan hệ với các đối tác Đàm phán không chỉ là quá trình trao đổi, thảo luận và thuyết phục giữa các bên, mà còn là quá trình điều chỉnh các điểm chung và giảm thiểu những điểm bất đồng để đạt được sự thống nhất Điều này có nghĩa là cả hai bên đều cần phải sẵn lòng nhượng bộ để tạo ra một thỏa thuận có lợi cho cả hai phía Đàm phán thành công không chỉ là việc bảo vệ lợi ích của từng bên mà còn là việc duy trì mối quan hệ và ký kết được hợp đồng
Trong quá trình đàm phán, cần tránh hai tình huống đối lập Một là đàm phán quá "mềm", chỉ tập trung vào việc duy trì mối quan hệ mà không quan tâm đến lợi ích của bản thân, dẫn đến việc bị đối phương áp đặt điều kiện Hai là đàm phán quá "cứng", quá khăng khăng trong việc bảo vệ lập trường của mình, có thể làm đàm phán tan vỡ hoặc ký kết được hợp đồng nhưng không thực hiện được Phương án tối ưu là đàm phán theo nguyên tắc, đảm bảo bảo vệ lợi ích của mình đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ với các đối tác
Thứ ba, cần phải đảm bảo nguyên tắc “Đôi bên cùng có lợi”
Văn hóa trong Kinh doanh quốc tế
Theo Hofstede và cộng sự (2010), văn hóa được định nghĩa là tập hợp những đặc trưng về giá trị, tri thức, niềm tin, lối sống của con người trong một xã hội cụ thể và mang tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa còn là lập trình một cách tập thể của tâm trí, phân biệt các thành viên của một nhóm hoặc một tập hợp người này với những nhóm hay tập hợp người khác Vì vậy, văn hóa được nhìn nhận như một hiện tượng tập thể mà những người sống trong cùng một môi trường xã hội hướng theo
Theo lý thuyết “Chiều văn hóa” của Hofstede, từ những phân tích trên Hofstede đưa ra lý thuyết các khía cạnh của văn hóa một dân tộc Theo đó, văn hóa một quốc gia được đo bởi một bộ 6 chỉ số, mỗi chỉ số có giá trị từ 1 đến 100 Cụ thể bao gồm: (1) khoảng cách quyền lực (Power Distance Index - PDI), (2) chủ nghĩa cá nhân - chủ nghĩa tập thể, (3) chỉ số phòng tránh rủi ro (uncertainty avoidance - UAI), (4) nữ quyền và nam quyền, (5) Thứ năm, định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn, (6) tự thỏa mãn và tự kiềm chế
Theo cách định nghĩa khác, Brett (2014) định nghĩa văn hóa bằng cách đối chiếu nó với tính cách rằng trong khi mỗi cá nhân có tính cách riêng, thì các nhóm lại có nền văn hóa độc đáo của mình
Các chuẩn mực văn hóa quy định hành vi chuẩn mực xã hội đóng vai trò như kim chỉ nam cho sự tương tác xã hội giữa mọi người (Brett, 2014) Tác giả cho rằng những chuẩn mực này ra đời do nhu cầu giải quyết các thách thức chung trong mối quan hệ giữa người với người, cũng như trong mối quan hệ của con người với thời gian và thiên nhiên Thông qua nhu cầu này, mỗi xã hội đã phát triển theo những cách khác nhau để giải quyết các vấn đề thường gặp, và do đó, các nền văn hóa và chuẩn mực văn hóa khác nhau tồn tại
Mặc dù có sự khác biệt về các hành vi chuẩn mực xã hội, mức độ chặt chẽ và lỏng lẻo của văn hóa (cultural tightness-looseness) được cho là hai yếu tố quan trọng để nghiên cứu hành vi văn hóa (Brett, 2014) Gelfand và cộng sự (2011) chia văn hóa thành 2 nhóm dựa trên những đặc điểm của xã hội: Đối với văn hoá chặt chẽ, mọi người có xu hướng hành xử giống nhau hơn vì các chuẩn mực văn hóa mang tính bắt buộc hơn và những khác biệt về hành vi ít được chấp nhận Đối với văn hoá lỏng lẻo, các chuẩn mực thả lỏng hơn và ít ràng buộc hơn trong hành vi hàng ngày, cho phép các hành vi khác biệt của người này với người khác, với xã hội
Theo đó, nghiên cứu của Gelfand và cộng sự (2011( về 33 quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng, các quốc gia châu Á thường có văn hóa chặt chẽ hơn, tiêu biểu là một số nước Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á như Pakistan, Malaysia, Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc
Ngược lại, các quốc gia châu Âu và châu Đại Dương thường có văn hóa lỏng lẻo hơn, tiêu biểu là Ukraina, Estonia, Hungary, Hà Lan và New Zealand
1.2 Mô hình các nền văn hóa của Richard D Lewis
Mô hình các nền văn hóa hay mô hình Lewis, được trình bày bởi Richard Lewis Theo tác giả, các nền văn hóa được chia thành ba kiểu dựa trên hành vi: chủ động đơn phương (linear- active), chủ động đa phương (multi-active) và phản ứng thụ động (reactive) Các kiểu văn hóa này khác nhau về cách giao tiếp, thái độ ứng xử với người khác và tính kiên nhẫn (Lewis 2018, 27.)
Hành vi chủ động đơn phương đề cập đến xã hội nơi mọi người tập trung vào các kế hoạch, công việc cần làm của họ Việc tuân thủ theo lịch trình, tập trung làm đúng một việc cùng một lúc, và thực hiện theo đúng chính xác các thủ tục, quy định là việc rất quan trọng Họ thường là những người hướng nội, kiên nhẫn trong hành vi và hạn chế về ngôn ngữ cơ thể (Lewis 2018, 119) Người Đức và Thụy Sĩ là những ví dụ điển hình cho nhóm người này (Lewis, 2018, 27)
Ngược lại, hành vi chủ động đa phương đề cập đến xã hội đa hoạt động, linh hoạt hơn Con người không quá chú trọng vào các kế hoạch, làm nhiều việc cùng lúc với lịch trình linh hoạt điều chỉnh Họ tập trung nhiều hơn vào xây dựng mối quan hệ giữa người với người, mọi người trong xã hội được thúc đẩy bởi các mối quan hệ lành mạnh và tin cậy (Lewis
2018, 119) Họ là người đưa ra quyết định chủ yếu dựa vào cảm xúc Theo tác giả, Mỹ Latinh, Ả Rập và Châu Phi và các quốc gia tiêu biểu cho nền văn hóa chủ động đa phương (Lewis, 2018, 27)
Hành vi phản ứng thụ động đề cập đến xã hội được đặc trưng bởi việc nhấn mạnh vào việc lắng nghe: thay vì chủ động thảo luận, người theo nền văn hóa sẽ dành phần lớn thời gian lắng nghe, sau đó là suy ngẫm trước và phản hồi sau Trong khi hai nền văn hóa chủ động nhấn mạnh vào việc đối thoại nhiều hơn, thì nền văn hóa phản ứng thụ động ưa thích việc độc thoại hơn Người thuộc nền văn hóa này ưu tiên hội thoại gián tiếp và họ không bao giờ làm gián đoạn hoặc ngắt lời người đối thoại Sự im lặng và ngôn ngữ cơ thể tinh tế đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các quốc gia Châu Á, tiêu biểu là Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc là những quốc gia với phản ứng thụ động mạnh mẽ nhất (Lewis 2018, 26) Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là quốc gia có phản ứng thụ động rất cao, xếp sau Việt Nam và Trung Quốc Vì vậy, Hàn Quốc - đối tác đàm phán của Việt Nam có điểm tương đồng khi đều là các quốc gia có nền văn hóa phản ứng thụ động (reactive)
Hình 1.1 Mô hình các nền văn hóa của Richard Lewis phân chia theo màu
2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá đến đàm phán
Theo Shen (2023), với sự sâu rộng của toàn cầu hóa kinh tế, giao dịch kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng trở nên phổ biến hơn, và cách quan trọng nhất để thực hiện đàm phán thương mại quốc tế Sự khác biệt văn hóa là một yếu tố phải xem xét để đạt được thành công trong các cuộc đàm phán kinh doanh quốc tế, vì vậy cần phải hiểu về văn hóa của các quốc gia khác nhau trong các cuộc đàm phán kinh doanh quốc tế Do đó, để đạt được các cuộc đàm phán thành công, phải thấu hiểu sâu sắc về sự khác biệt văn hóa, tôn trọng sự khác biệt văn hóa và tìm kiếm điểm chung trong nền văn hóa giữa hai nước trong khi vẫn giữ lại những khác biệt của nước mình
Brett (2014, 41–42) đã phát triển mô hình đàm phán xuyên văn hóa (intercultural negotiation) mà mỗi nhà đàm phán sẽ thương lượng với những lợi ích, ưu tiên đi liền với chiến lược hành vi của mình mình, những yếu tố này đều bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa của các nhà đàm phán hai bên quốc gia
Hình 1.2 Văn hóa trong quá trình đàm phán giữa hai bên (Brett, 2014, 42)
Như trong sơ đồ, sự tương đồng giữa các lợi ích và ưu tiên của các nhà đàm phán dẫn đến kết quả tiềm năng của cuộc đàm phán Sau đó, hành vi chiến lược của mỗi nhà đàm phán tạo ra các kiểu tương tác, giúp họ có thể thu thập thông tin cần thiết về lợi ích và ưu tiên của bên kia Điều này là cần thiết để đạt được kết quả thành công, tận dụng được tiềm năng của cuộc đàm phán Văn hóa cũng ảnh hưởng đến môi trường đàm phán và những thay đổi trong môi trường có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả (Brett, 2014)
Do đó, chiến lược là một yếu tố quan trọng khi nói đến kết quả đàm phán và nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa của nhà đàm phán Người ta cho rằng niềm tin trong văn hóa, mức độ chặt chẽ hoặc lỏng lẻo của văn hóa, cũng như tư duy tổng hợp so với phân tích là những yếu tố giải thích chính về cách các khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến chiến lược và kết quả đàm phán (Brett và cộng sự, 2017).
TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA HÀN QUỐC
Giới thiệu chung về Hàn Quốc
1 Vị trí địa lý Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, trên nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía Đông Châu Á Triều Tiên là quốc gia duy nhất giáp với lãnh thổ đất liền với Hàn Quốc Nằm ở phía Bắc với 238 kilomét biên giới chạy dọc Khu phi quân sự Triều Tiên, là một khu đất rộng 4000m và kéo dài 241 kilomét được canh gác cẩn thận Hàn Quốc là quốc gia được bao vây chủ yếu bởi ba mặt giáp biển: phía Nam giáp với biển Đông, phía Đông giáp với biển Nhật và phía Tây giáp với biển Hoàng Hải Về mặt địa lý, Hàn Quốc sở hữu vùng đất liền với tổng diện tích khoảng 100,032 km2, tuy nhiên chỉ có 99,742 km2 được đưa vào sử dụng, còn lại 290 km2 bị xâm lấn bởi nước biển
Với địa hình đồi núi chiếm 70% và đồng bằng chiếm 30%, Hàn Quốc được chia thành hai vùng khác nhau rõ rệt là vùng rừng núi phía Đông và vùng đồng bằng duyên hải phía Tây, Nam Đỉnh núi cao nhất ở Hàn Quốc có độ cao lên đến 1950m, là đỉnh của núi lửa tạo thành đảo Jeju, đỉnh núi Hallasan Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn sở hữu ba dãy núi lớn lần lượt là Taebaek, Sobaek và Jiri Hàn Quốc không có đồng bằng rộng, đồng bằng quan trọng nhất là đồng bằng sông Hán nằm xung quanh thủ đô Seoul PyeongTaek Ngoài ba mặt giáp biển, Hàn Quốc còn có nhiều con sông lớn với hướng chảy đều từ Bắc tới Nam hoặc từ Đông sang Tây như sông Nakdong dài 521km, sông Hán dài 514km…
Thể chế chính trị của Hàn Quốc được xây dựng theo chế độ Cộng hòa đa đảng, mô hình tam quyền phân lập Hai đảng chính bao gồm Đảng Dân chủ và Đảng tự do Hàn Quốc Chế độ Tam quyền gồm có: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Ba quyền này được thực hiện một cách độc lập, có quyền kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau để tránh đi sự lộng quyền của các bên Theo chế độ tam quyền, quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp Người Hàn thường bầu cho Đảng và lãnh đạo mà họ mong muốn chứ không phải trực tiếp cho các ứng cử viên Quốc hội được bầu với nhiệm kỳ 4 năm, bao gồm 16 ủy ban thường trực, đứng đầu mỗi ủy ban sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động và duy trì trật tự.Tổng thống( Nguyên thủ quốc gia) nhiệm kỳ tiếp nhận là 5 năm duy nhất Tổng thống cũng chính là tổng tư lệnh quân đội Hàn Quốc, là người lãnh đạo đất nước, quyết định tất cả các chính sách quốc gia, hệ thống hành pháp cũng như lực lượng vũ trang Thủ tướng và Chánh án Tòa án tối cao do Tổng thống đề cử và được quốc hội xem xét trong vòng 20 ngày
"Kỳ tích sông Hán" là tên gọi dành cho giai đoạn công nghiệp hóa thần tốc của Hàn Quốc, diễn ra từ giữa thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21 So với các quốc gia khác, Hàn Quốc đã hoàn thành quá trình chuyển đổi từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành cường quốc nông nghiệp chỉ trong một nửa thời gian Nhờ những thành tựu kinh tế vượt bậc, Hàn Quốc cùng với Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore được vinh danh là bốn con rồng kinh tế châu Á
Trải qua thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản (1910-1945) và nội chiến kéo dài ba năm (1950- 1953), Hàn Quốc đã phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề Sau chiến tranh, Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nền chính trị hỗn loạn và tài nguyên thiên nhiên khan hiếm (chỉ 30% diện tích đất có thể canh tác) Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc đã có sự trỗi dậy vượt bậc từ năm 1960 với những cải cách mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực Sau đây là tổng quan nền kinh tế Hàn Quốc qua các giai đoạn
Giai đoạn 1953 - 1979: Phục hồi hậu chiến tranh và chiến lược tăng trưởng kinh tế
Chính sách tập trung vào kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy các công ty công nghiệp trong nước Chính phủ đã chọn các công ty trong các ngành công nghiệp mục tiêu và cung cấp đặc quyền mua ngoại tệ và vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, gây ra tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Hàn Quốc
Bằng phương pháp tăng cường, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu, khai thác triệt để nguồn lao động giá rẻ, duy trì lãi suất cao và khuyến khích đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng mạnh từ 32 triệu USD (1960) lên khoảng 10 tỷ USD (1977)
Giai đoạn 1980 - 1997: Quá trình dân chủ hoá và toàn cầu hoá Đối diện với nhiều vấn đề kinh tế trong thời kỳ này, bắt nguồn từ cuộc Khủng hoảng dầu mỏ (1973), với mức lạm phát cao và hậu quả không tích cực từ chính sách tập trung vào công nghiệp nặng và hóa chất, cơ cấu kinh tế dựa vào các tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) đã tạo ra sự chênh lệch thu nhập và tài sản Chính quyền đã đưa ra các chính sách nhằm duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế Cụ thể là các Chính sách hạn chế tập trung kinh tế (1980) với mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc vào chaebol và các ngành công nghiệp nặng và hóa chất; Thực hiện đánh giá lại hiệu quả chung của nền kinh tế và quyết định loại bỏ các doanh nghiệp thua lỗ
Trong giai đoạn này, môi trường quốc tế có sự biến đổi tạo ra tác động tích cực đối với nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt là sau quyết định mở cửa thị trường của Trung Quốc Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã nắm lấy cơ hội từ quá trình toàn cầu hóa để thâm nhập vào các thị trường mới có tiềm năng Chính phủ Hàn Quốc tại thời điểm đó đã thông qua luật tái cơ cấu lao động với các điểm chính như hợp pháp hóa việc sa thải nhân viên, chính sách làm việc linh hoạt và cải thiện cơ cấu lao động Tái cơ cấu lao động trên đã giúp giải quyết các mâu thuẫn đương thời của chính phủ Hàn Quốc
Giai đoạn 1997 - 2007: Tài chính châu Á gặp khủng hoảng và quá trình nỗ lực phục hồi
Những dấu hiệu của khủng hoảng tài chính đã xuất hiện tại Hàn Quốc từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX Khoan vay lớn từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã không thể xoay chuyển được nền kinh tế Hàn Quốc khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp (6%) và tỷ lệ thất nghiệp cao (8%) (Cổng TTĐT Bộ Tài chính, 2020) Chính phủ đã phải triển khai các chính sách mới dựa trên khuyến nghị từ IMF để đáp ứng các yêu cầu để nhận các khoản vay tiếp theo, bao gồm việc cắt giảm chi tiêu, tăng lãi suất tiết kiệm và thuế Tuy nhiên, những biện pháp này đã gây ra tác động tiêu cực đáng kể đối với cảnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà vẫn chưa làm giảm được tình trạng thất nghiệp
Sau đó, vào năm 2003, Hàn Quốc nhanh chóng thanh toán hết các khoản nợ IMF dưới đời Tổng thống mới Mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc đã nhanh chóng phục hồi, nhưng trong tương lai vẫn tiềm ẩn những rủi ro do chính sách ngắn hạn đem lại
Giai đoạn 2008 đến nay: Kinh tế thế giới hậu suy thoái
Sự suy thoái kinh tế toàn cầu (2008) đã gây ra tác động nặng nề đối với nền kinh tế Hàn Quốc Mặc dù có các điều kiện thuận lợi bên trong như dự trữ ngoại hối lớn, chính sách kinh tế ổn định, và ít tài sản vay từ ngân hàng phương Tây, dường như Hàn Quốc ra có thể đứng vững trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thời kỳ đó Sự phụ thuộc mạnh mẽ vào thương mại quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đã có ảnh hưởng lớn đối với tất cả các thị trường, Hàn Quốc không là ngoại lệ Cho đến cuối năm 2008, đồng won đã mất giá hơn 25,4% so với USD Ngoài ra, thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, với giá cổ phiếu giảm 27,2% (Kim, 2014)
Bằng các chính sách tài khoá và tiền tệ chủ động, nền kinh tế Hàn Quốc dần phục hồi nhanh chóng Theo World Bank (2024), tốc độ tăng trưởng kinh tế từ chỉ 0,8% (2009) tăng lên 6,8% (2010) Tuy nhiên, phục hồi kinh tế nhanh chóng khiến đồng won tăng giá mạnh, đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế xuất khẩu Trước tình hình trên, chính quyền đã thiết lập mức giá trần 125% cho giao dịch ngoại hối Các quy định về thanh khoản ngoại tệ bị siết chặt, và Chính phủ bắt đầu triển khai quy trình kiểm soát vốn
Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hàn Quốc từ năm 1960 đến 2018
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
4 Văn hóa và con người
4.1 Về trang phục truyền thống của người Hàn Quốc
Hanbok (hay còn gọi là Hán Phục) là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, ra đời trong thời đại Joseon, thường được sử dụng vào các dịp lễ Tết, lễ hội, ngày kỉ niệm, ngày đặc biệt Áo Hanbok dành cho nữ giới sẽ bao gồm váy dài kiểu Trung Quốc và áo vest kiểu bolero “Jeogori” Về trang phục của nam giới sẽ gồm áo khoác ngắn “Jeogori” và quần
“baji” Cả hai bộ hanbok cho nam và nữ đều có thể mặc chung với áo choàng dài
Tuy trải qua nhiều giai đoạn cách tân, biến đổi sao cho phù hợp với âm hưởng của thời đại và nhu cầu của người mặc, Hanbok vẫn luôn gìn giữ nét đẹp truyền thống thể hiện tinh thần văn hoá của người dân xứ sở Kim Chi
4.2 Về nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc
Đặc điểm văn hoá đàm phán của Hàn Quốc
Những nét tính cách chung người Hàn Quốc có ảnh hưởng đến đàm phán:
Trong cuốn sách “Đối thoại với nền văn hóa Triều Tiên”, một số phân tích đáng chú ý về tính cách người Hàn Quốc đã được tác giả Park Tae Hyun đưa ra với một vài tính cách tiêu biểu sau:
Thứ nhất, mặc dù, tính cách người Hàn Quốc được coi là cởi mở, nhiệt tình nhưng vẫn có nét nổi nóng Trích từ thống kê trong cuốn sách, trong vòng một phút khi người Hàn Quốc đi bộ, số bước chân của họ thường nhiều hơn người châu Âu ít nhất là 15 bước (Trịnh, 2001) Với tính cách vội vàng này, người Hàn Quốc có thể dễ dàng tiếp nhận lối sống “ăn nhanh” (fast food) của người Âu Mỹ phù hợp với nhịp sống nhanh như ngày nay Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng, với tính nóng vội này, người Hàn Quốc có thể kịp thời nắm bắt thời cơ, xử trí nhanh nhạy, từ đó đóng góp vào sự phát triển tăng tốc của nền kinh tế nước nhà
Thứ hai, người Hàn Quốc có biểu cảm thẳng thắn, thể hiện tình cảm yêu, ghét rất rõ ràng
Rõ ràng nhất ở nét tính cách của người Hàn Quốc là coi trọng tình cảm hơn lý trí, từ đó giúp cho người Hàn Quốc dễ dàng tạo lập các mối quan hệ dễ dàng hơn, và hoà thuận với nhau Hơn thế nữa, người Hàn Quốc được biết đến với sự coi trọng quan hệ huyết thống, dòng họ gia đình, hay thậm chí tình cảm giữa những người bạn học và đồng hương với nhau
Thứ ba, người Hàn Quốc cạnh tranh rất dữ dội, đặc biệt trong khu vực những người châu Á hơn là với người phương Tây vì họ có suy nghĩ theo cách phải có kẻ hơn người kém Vì thế, hình thức quan hệ xã hội giữa hai người thường được xác định tùy theo địa vị của mỗi người Ngoài ra, người Hàn Quốc rất sợ mất thể diện và rất coi trọng tri thức và sự thành đạt cũng như coi trọng tuổi tác và thâm niên Ở Hàn Quốc, việc thăng tiến sẽ dựa vào công trạng nhưng yếu tố quyết định đầu tiên là tuổi tác Đặc biệt, Hàn Quốc luôn chú trọng vào giáo dục, vì họ tin vào giá trị của giáo dục sẽ giúp nắm chắc cơ hội việc làm, thành công trong xã hội; từ đó, nhân tài giúp cho phát triển kinh tế đất nước Và sự giàu có cũng là một biểu hiện của sự thành công Do vậy, người Hàn Quốc có tính cạnh tranh rất cao và là những người thương lượng rất cứng rắn
Thứ tư, người Hàn Quốc luôn chú trọng sự trung thành, và họ cùng là những đối tác tuyệt đối trung thành Trong công việc, người Hàn Quốc có xu hướng giao việc cho một người trung thành tuyệt đối với mình chơn là cho một người khác mặc dù người này có khả năng chuyên môn hơn Hàn Quốc được biết đến là đất nước của lễ giáo, và vì vậy quan niệm về lòng trung thành trong Nho giáo được khai thác và giảng giải trong các trường học, công ty của Hàn Quốc, do đó, lòng trung thành đã trở thành nét tính cách, tạo ra một nội lực trong người dân Hàn Quốc
Thứ năm, người Hàn Quốc có ý thức về bản sắc cũng như niềm kiêu hãnh dân tộc rất mạnh mẽ Bởi sự nhạy cảm với những khác biệt về dân tộc và văn hóa, cùng với ý thức mạnh mẽ về bản sắc dân tộc của mình, người Hàn Quốc đã thành công duy trì được cả tính dân tộc độc đáo của mình trong suốt nhiều thập kỷ qua
Cuối cùng, tác giả đã nhấn mạnh ba yếu tố cảm tính của người Hàn Quốc vô cùng quan trọng trong quá trình giao tiếp: KIBUN – CHEMYON - NUNCHI
Về Kibun, đây được xem là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của văn hóa Hàn
Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức kinh doanh của người Hàn Quốc Trước hết, Kibun có nghĩa là hài hòa, một cảm giác cân bằng và hành vi tốt (Chaney và Martin, 2011) Đây cũng được coi là phần căn bản trong tinh thần của người Hàn Quốc, sự hài hòa trong tinh thần hướng đến sự cân bằng của cuộc sống, sự ổn định các mặt đối lập của thiên nhiên, như âm và dương, nam và nữ Và vì vậy, việc duy trì sự hài hảo và thiện cảm trong giao tiếp cá nhân là một mục tiêu tối quan trọng đối với người Hàn Quốc Trong kinh doanh, để hoàn thành tốt công việc, người Hàn Quốc luôn chú trọng thực hiện đúng Kibun Ví dụ, Kibun của người quản lý sẽ bị tổn hại khi người quản lý này không nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới của mình Hoặc, Kibun của người nhân viên sẽ không ổn định khi bị chỉ trích ngay tại nơi đông người, làm mất đi thể hiện của họ (Southerton, 2008)
Về Nunchi, người Hàn Quốc coi rằng Nunchi là trực giác hay linh cảm giúp một người đọc được tâm trạng của người khác thông qua các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể (Southerton, 2008) Nếu một người có thể dễ dàng phán đoán được ngôn ngữ cơ thể hay qua cách hành xử của mọi người xung quanh để hiểu tâm trạng của một người thì người đấy có thể thực hiện
Nunchi rất hiệu quả Vốn được biết đến là nước có nền văn hóa ngữ cảnh cao, khi kinh doanh với người Hàn Quốc, một điều quan trọng là hiểu được Nunchi của người mình đang đàm phán
Về Chemyon, nếu Kibun được coi là sự phản ảnh sức khỏe nội tâm thì Chemyon chính là hình ảnh bên ngoài của một người Để dễ hiểu, Chemyon của người Hàn Quốc có thể kể đến danh tiếng, nghề nghiệp, địa vị xã hội cá nhân
Người Hàn Quốc rất coi trọng sự ngang bằng về vị trí, các chức vụ hay tuổi tác trong kinh doanh Thông thường, những người đại diện phía Hàn Quốc thường là những người có thâm niên và cùng giữ vị trí quan trọng trong công ty kể đến như Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Trong văn hóa của người Hàn Quốc, người giữ vị trí cao nhất sẽ chủ trì buổi đàm phán Vì sự coi trọng sự ngang bằng về vị trí trong kinh doanh trong văn hóa Hàn Quốc, đối tác đàm phán cần tính toán về đội ngũ đàm phán phải phù hợp với đội ngũ đàm phán phía Hàn Quốc về độ tuổi, chức vụ và cả số lượng Đảm bảo có một chuyên gia am hiểu tiếng Hàn hay một phiên dịch viên trong đội ngũ tham gia đàm phán của đối tác khi diễn ra các cuộc đàm phán diễn ra tại Hàn Quốc vô cùng quan trọng Bên cạnh đó, với xu hướng đem theo nhiều người và nhiều chuyên gia đến bàn đàm phán để giành lợi thế của người Hàn Quốc, đoàn đàm phán của đối tác nên bao gồm các chuyên gia kỹ thuật và những người hỗ trợ khác để tránh lép vế trước đối tác Hàn Quốc
1.3 Mức độ nhạy cảm với thời gian
Người Hàn Quốc vô cùng quý trọng thời gian, vì vậy đúng giờ trở thành một quy tắc tối quan trọng trong giao tiếp hay hoạt động kinh doanh của người Hàn Quốc Trong công việc, nếu nhân viên đi làm muộn hay đối tác đến trễ so với giờ đã hẹn, người Hàn Quốc coi việc đó là một hành động rất thiếu chuyên nghiệp, thậm chí, đây còn được coi là một hành động khiếm nhã
Bên cạnh đó, giờ làm việc của người Hàn Quốc thường là các ngày trong tuần (từ thứ Hai
- thứ Sáu), từ khung giờ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, và với ngày thứ Bảy, thường từ 9 giờ sang đến 1 giờ chiều Vì vậy, thời gian thích hợp nhất để tiến hành đàm phán kinh doanh là từ 10 giờ sáng sáng đến 11 giờ sáng và từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều Ngoài ra, khi đàm phán hay kinh doanh với Hàn Quốc, các đối tác cần tránh hẹn vào những kỳ nghỉ và ngày lễ trong năm (Tết âm lịch, lễ hội Mặt trăng, kỳ nghỉ hè )
1.4 Sử dụng danh thiếp Đối với người Hàn Quốc, khi kinh doanh, việc trao danh thiếp vô cùng cần thiết và quan trọng bởi họ có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt Vì thế, các đối tác làm việc cùng với Hàn Quốc có thể chuẩn bị trước danh thiếp để tiện cho việc giao thiệp giữa đôi bên hoặc trao đổi danh thiếp Trong văn hóa sử dụng danh thiếp của người Hàn Quốc, nếu ai đó trao danh thiếp cho người đại diện đàm phán mà không được nhận lại từ người đối tác đó thì họ sẽ nghĩ rằng người đại diện đàm phán không muốn làm quen với họ Việc xem trọng tuổi tác và địa vị xã hội trong văn hóa của mình, những người làm kinh doanh tại Hàn Quốc chỉ thực sự thoải mái khi tiếp xúc nếu họ biết rõ chức vụ cũng như tên công ty đối phương
Về hình thức, khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay và đặt theo chiều người nhận có thể đọc được Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc túi đựng danh thiếp, điều quan trọng cho đối tác kinh doanh đó là đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp Sau đó, người đối tác có các lựa chọn hoặc đặt danh thiếp lên bàn trước mặt hoặc để vào hộp đựng danh thiếp Tuy nhiên, một điều tối kị cần lưu ý cho các đối tác kinh doanh với Hàn Quốc là không nên cho danh thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ gây ra cảm giác không được tôn trọng từ người trao danh thiếp Người đại diện đàm phán cũng không nên viết những chú thích lên danh thiếp của người khác khi có mặt họ tại đó
CÁC LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC HÀN QUỐC
Quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc
1 Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Sáng ngày 23/6, Việt Nam và Hàn Quốc đã có cuộc hội đàm và trao đổi quan hệ song phương, các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm và nhiều nội dung quan trọng khác Hơn 30 năm (từ 22/12/1992) thiết lập mối quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước đã có bước tiến triển vượt bậc với những dấu mốc quan trọng, từ Đối tác toàn diện năm 2001 đến Đối tác chiến lược năm 2009 và Đối tác chiến lược toàn diện năm 2022 Hiện tại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, chỉ sau hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là
Mỹ và Trung Quốc Lãnh đạo hai bên Việt Nam và Hàn Quốc đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỉ USD trong năm nay, tăng khoảng 13 tỷ USD so với năm 2022
Bên cạnh đó, sự quan tâm của Hàn Quốc với Việt Nam không chỉ là kinh tế Tổng thống Yoon khẳng định Việt Nam là trọng tâm trong các chính sách đối ngoại của Hàn Quốc tại khu vực Việc chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên tại Đông Nam Á là một phần trong nỗ lực triển khai sáng kiến và chiến lược nói trên Việt Nam được nhiều nước xem là cầu nối với Đông Nam Á vì có tiếng nói và đóng góp, đề xuất trong nhiều vấn đề
Trên tinh thần Đối tác chiến lược và những gì hai bên đã trao đổi, cả 2 nước đã thống nhất:
Thứ nhất, về chính trị đối ngoại, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục duy trì thường xuyên giao lưu, tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, không ngừng củng cố tin cậy chính trị và làm sâu sắc quan hệ lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm
Thứ hai, tăng cường hợp tác chiến lược trong lĩnh vực ngoại giao, an ninh, làm sâu sắc hơn trao đổi chiến lược thông qua cơ chế hội đàm thường kỳ giữa hai bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng
Thứ ba, đẩy nhanh hợp tác kinh tế nhằm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 150 tỷ USD vào năm 2030 Khẳng định nỗ lực để thương mại và đầu tư song phương có thể tiếp tục mở rộng trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp
Thứ tư, tăng cường nỗ lực nhằm thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa người dân hai nước Chính phủ Hàn Quốc sẽ mở rộng các dự án hỗ trợ giao lưu, bao gồm dự án hỗ trợ đào tạo tiếng Hàn Quốc tại Việt Nam và chương trình học bổng nhằm tăng cường giao lưu giữa các thế hệ tương lai - thế hệ sẽ dẫn dắt mối quan hệ hai nước
Cuối cùng, chính phủ Hàn Quốc sẽ gia hạn Hiệp định tín dụng khung và mở rộng định mức hỗ trợ vốn đối với hợp tác và phát triển kinh tế từ 1,5 tỷ USD lên 2 tỷ USD trong một vài năm tới Đồng thời, hai bên lần đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác về nguồn vốn xúc tiến hợp tác kinh tế quy mô 2 tỷ USD Từ đó sẽ hỗ trợ nguồn vốn viện trợ hoàn lại lên quy mô
2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Sau hơn 30 năm (1992 – nay) kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu của nhau trong nhiều lĩnh vực quan trọng
Hàn Quốc đứng đầu về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, đứng thứ hai về hợp tác phát triển, lao động, và du lịch, và đứng thứ ba về hợp tác thương mại Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, chiếm 30% đầu tư và 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN Điều này là minh chứng cho sự phát triển hiệu quả và ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ giữa hai quốc gia, mang lại những lợi ích thiết thực và rõ ràng cho cả người dân và doanh nghiệp hai nước Hàn Quốc hiện đang là một trong những đối tác phát triển năng động và nhanh chóng nhất của Việt Nam kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập
Với việc thăng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện trong năm
2022, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển vào những giai đoạn mới Không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống, mà còn trong các lĩnh vực mới như phát triển chuỗi cung ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, và hợp tác công nghệ cao Cụ thể, các lĩnh vực như sản xuất pin năng lượng, chất bán dẫn, chíp, công nghiệp hỗ trợ kết hợp với phương pháp quản lý tiên tiến, công nghệ đầu cuối 5G, 6G, và các dự án đầu tư hạ tầng, phát triển đô thị, sinh thái đều là những lĩnh vực mà Việt Nam đang ưu tiên thu hút đầu tư, đồng thời là những lĩnh vực mà Hàn Quốc có kinh nghiệm và thế mạnh
Trong năm 2022, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 86,55 tỷ USD, và hai quốc gia đề ra mục tiêu tăng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 Trong những năm gần đây, mối quan hệ thương mại giữa hai nước này đã liên tục phát triển, được thúc đẩy bởi cơ cấu xuất nhập khẩu bổ sung cho nhau và ít có sự cạnh tranh trực tiếp
3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hàn Quốc vào Việt Nam
Theo Vũ Thị Nhung (2018), Hàn Quốc chính thức đầu tư vào Việt Nam sau khi nước ta tiến hành đổi mới từ cuối thập niên Trong những năm đầu, Hàn Quốc thường xuyên giữ vị trí một trong những nước đứng đầu trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam với những dự án lớn và chất lượng Chất lượng nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cũng được đánh giá khá cao dựa trên những tiến bộ khoa học công nghệ do Hàn Quốc chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam Vì vậy, Hàn Quốc đã và đang trở thành nhà đầu tư lớn tại Việt Nam trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam xét cả về số lượng dự án và tổng vốn đầu tư Đồng thời, Việt Nam đã trở thành cứ địa sản xuất lớn nhất của tập đoàn này tại nước ngoài
Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), từ năm 2015 đến hết 6 tháng đầu năm 2019, Hàn Quốc liên tục duy trì mức đầu tư cao vào Việt Nam, với giá trị đăng ký trên 6 tỷ USD mỗi năm Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký của Hàn Quốc tại Việt Nam giảm mạnh trong năm
Tuy vậy, điểm đáng chú ý là tỷ lệ vốn đầu tư thực tế so với vốn đầu tư đăng ký trong năm
2020 lại đạt mức cao nhất so với các giai đoạn trước đó Trước năm 2018, tỷ lệ này tương đối thấp, chỉ dao động từ 24% đến 34% Từ năm 2018 trở đi, tỷ lệ này tăng mạnh, lần lượt đạt trên 46%, gần 58% và gần 70% trong các năm 2018, 2019 và 2020
Các lưu ý dành cho doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán với Hàn Quốc
1.1 Chuẩn bị mục tiêu, chiến thuật, chiến lược
Chuẩn bị mục tiêu, chiến lược, chiến thuật là một bước vô cùng quan trọng, vì nó sẽ là tiêu chí so sánh với kết quả được sau đàm phán để xác định hiệu quả đàm phán Với các mục tiêu và khung kế hoạch đã được chuẩn bị trước đó, nhà đàm phán nắm thế chủ động hơn trong việc quyết định và nhượng bộ, tiết kiệm thời gian và ngăn chặn việc ký kết những hợp đồng bất cẩn
Mục tiêu đàm phán tốt chính là mục tiêu chính xác, chi tiết và thực tế Trước hết, nhà đàm phán cần phân biệt điều mình muốn và điều mình cần, hiểu rõ những hạn chế của mình, và tự dự đoán mục tiêu đối phương trong quá trình đàm phán, bàn luận Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, các mục tiêu cũng cần được vạch định cụ thể thành các giới hạn cụ thể như mức giá lí tưởng, mức giá tối thiểu (nếu là người bán) và mức giá tối đa (nếu là người mua) hay là các điểm giới hạn (bottom-line)
Tiếp đó, một điều quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam là đưa ra các chiến lược bao gồm các chiến thuật đàm phán, cụ thể đó là những hành động, cách ứng phó của ta trong các phương án đàm phán, giúp ta thoát khỏi thế khó hoặc tranh những xung đột và bất lợi
1.2 Chuẩn bị tài liệu, thông tin về đối tác và hiểu rõ văn hóa Hàn Quốc
Văn hóa đóng một vai trò thiết yếu và vô cùng quan trọng trong quá trình giao tiếp giữa hai đất nước Việt Nam - Hàn Quốc Để hiểu biết sâu sắc văn hóa Hàn Quốc về các giáo lý cơ bản hay quy tắc và tạo được ấn tượng ban đầu tốt, trước khi bước vào đàm phán, nhà đàm phán cần dành thời gian nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc Các khía cạnh văn hóa còn bao gồm thói quen ẩm thực, thói quen làm việc, và các yếu tố văn hóa khác ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và quá trình làm việc giữa con người Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin về công ty đối tác, các nhân vật chủ chốt trong công ty và những kinh nghiệm làm ăn chung trước đó cũng là một trong những yếu tố quyết định
1.3 Chuẩn bị về không gian, thời gian
Về không gian, doanh nghiệp Hàn Quốc thường có xu hướng tổ chức những cuộc gặp gỡ đầu tiên ngay tại văn phòng công ty của họ, ngoài ra, vẫn có nhiều thương nhân Hàn Quốc yêu thích không gian mở như tại nhà hàng tạo không gian dễ chịu, thoải mái cho cuộc đàm phán kinh doanh
Về thời gian, văn hóa đúng giờ vô cùng quan trọng ở đất nước Hàn Quốc, vì vậy đối với đối tác đi làm trễ hay đến trễ giờ hẹn có thể được coi là một hành động rất khiếm nhã
Bên cạnh đó, giờ làm việc của người Hàn Quốc thường là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu và thường từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thứ Bảy Chính vì thế, thời gian tốt nhất để tiến hành đàm phán kinh doanh là từ 10 giờ đến 11 giờ sáng và từ 2 giờ đến
3 giờ chiều Ngoài ra, một điều quan trọng cần được doanh nghiệp Việt Nam lưu ý là việc lên lịch hẹn trước, giúp cho hai bên đàm phán trong thời gian hợp lý của đôi bên
Kỳ nghỉ của các doanh nhân Hàn Quốc thường từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 hay thời gian đầu tháng 10 của ngày lễ lớn hay dịp lễ đêm Giáng Sinh Vì vậy, đối với các nhà đàm phán Việt Nam cũng lưu ý nên tránh lên lịch cuộc gặp mặt vào các thời gian này của năm
1.4 Chuẩn bị về đội ngũ tham gia đàm phán
Về đội ngũ tham gia đàm phán chúng ta cần chọn độ tuổi, chức vụ và số lượng tương ứng với đối tác vì đối tác Hàn rất xem trọng sự ngang hàng trong kinh doanh Đội ngũ tham gia đàm phán cần có sự góp mặt của ba vị trí quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ cuộc đàm phán nào đó là: người am hiểu tiếng Hàn, người am hiểu về pháp lý và một người am hiểu về kinh doanh của công ty, ngoài ra chúng ta cũng cần nên có chuyên gia kỹ thuật và những người hỗ trợ có liên quan để tránh các sự cố diễn ra hay tránh bị lấn át trước đối tác Đối tác Hàn rất xem trọng thứ bậc nên đoàn đàm phán cần cử những người có thâm niên về kinh nghiệm, tuổi tác, trình độ chuyên môn, học vấn, … tham gia để có được sự tôn trọng và tin tưởng từ phía đối tác
1.5 Chuẩn bị về trang phục
Trang phục lịch sự đóng vai trò quan trọng khi làm kinh doanh ở đây Hầu hết các khách doanh nhân nên mặc bộ đồ tối màu có cổ trên hầu hết các dịp Về trang phục nên sử dụng trang phục thể hiện sự trang nhã cho cuộc đàm phán: màu sắc nên chọn màu tối Nếu là nam thì phải cạo sạch râu, mặc com lê thì buộc phải thắt cà vạt Nữ nên trang điểm nhẹ nhàng đặc biệt nữ không nên mặc váy quá ngắn vì đó được xem là thiếu tôn trọng
Người Hàn Quốc thường có câu “Làm bạn trước, rồi mới làm khách hàng.” Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là nền tảng cho sự thành công lâu dài Trong cuộc gặp mặt đầu tiên, phía Việt Nam nên dành thời gian để nói chuyện và hiểu hơn về đối tác Cuộc gặp đầu tiên thường là sự khởi đầu của quá trình xây dựng mối quan hệ kinh doanh và có thể thảo luận rất ít điều liên quan đến công việc kinh doanh thực tế, phần lớn thời gian được dành để trao đổi những câu chuyện vui vẻ, thảo luận về việc đi du lịch và những chuyện vặt vãnh khác (Hui-ya, 2016) Các doanh nhân Việt Nam nên dùng trà để mời đối tác trong buổi gặp gỡ đầu tiên, bắt đầu cuộc trò chuyện bằng các câu chuyện thông thường như chuyến đi của mình trong ngày hôm nay khi tới buổi họp, tỏ thái độ lịch sự và không tỏ ra quá thân mật với họ Sau đây là các lưu ý khi mở đầu một cuộc đàm phán đối với đối tác người Hàn Quốc
Về việc chào hỏi , Hàn Quốc là quốc gia có khoảng cách quyền lực và thứ bậc cao Thông thường, người lớn tuổi nhất trong nhóm sẽ bắt đầu các hoạt động như bước vào phòng, chào hỏi và dùng bữa Người có địa vị thấp hơn cúi chào người cao hơn (Cho và Yoon, 2001; Lee, Brett và Park, 2012) Ngoài ra, người Hàn Quốc sẽ ngồi theo thứ tự cấp bậc, vì vậy, đối tác Việt Nam nên lưu ý để cũng xếp thứ tự cấp bậc như vậy Doanh nhân Việt Nam nên cuối đầu chào khi được giới thiệu lần đầu tiên và khi phải nói lời tạm biệt lúc ra về Người có địa vị thấp sẽ cuối chào trước Trong khi chào hỏi, việc duy trì giao tiếp bằng mắt được đánh giá cao Tránh bắt tay phụ nữ Hàn vì họ không bắt tay thường xuyên như nam giới (Chaney và Martin, 2011)
Về việc trao đổi danh thiếp, người Hàn Quốc rất coi trọng việc trao đổi danh thiếp Thông thường, sau khi bắt tay, danh thiếp sẽ được trao đổi giữa các nhà đàm phán trong lần gặp gỡ đầu tiên Danh thiếp được trao và nhận bằng cả hai tay Doanh nhân Việt Nam nên chuẩn bị danh thiếp song ngữ với một mặt là tiếng Hàn và một mặt là tiếng Anh Khi đưa danh thiếp của mình cho người Hàn Quốc, hãy nhớ rằng mặt tiếng Hàn phải hướng lên trên bằng cả hai tay Mọi người phải xử lý danh thiếp bằng tay phải nếu họ cần chuyển danh thiếp cho người khác và nên gật đầu để thể hiện sự tôn trọng và cảm ơn sau khi nhận được danh thiếp Khi nhận được danh thiếp, tránh nhìn chằm chằm vào tấm danh thiếp đó vì điều này sẽ bị coi là bất lịch sự và/hoặc có thể xúc phạm các doanh nhân Hàn Quốc (Southerton, 2008)
Về quà tặng, quà tặng có thể được xem là một món quà tri ân sau khi ký kết hợp đồng hoặc cũng là món quà thể hiện sự trân trọng trong lần gặp đầu tiên Vì vậy, doanh nhân Việt Nam có thể dành tặng những món quà có giá trị phù hợp để dễ dàng chiếm được thiện cảm của họ Ngoài ra, những món quà được tặng cần tránh những điều tối kỵ, xui xẻo (VD: số 4 - tử, giày dép, gói giấy màu đen, ) Thay vào đó, doanh nhân Việt Nam có thể chuẩn bị những món quà như đồ thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo, hoa quả hay cà phê Việt Nam…
Các lưu ý khác
Trong quá trình đàm phán với quốc tế, việc hiểu và tôn trọng văn hóa địa phương là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công cho Việt Nam khi hợp tác với các đối tác nước ngoài Văn hóa Hàn Quốc nổi tiếng với sự kỳ vọng vào sự tôn trọng và kính trọng, cùng với việc coi trọng mối quan hệ cá nhân và vị trí xã hội; bởi vậy, khi đàm phán với đối tác Hàn Quốc, ta cần lưu ý một số nội dung để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả tốt nhất cho các bên Nghiên cứu gần đây của Kaartti cho thấy, có 5 đặc điểm chính của văn hóa Hàn Quốc ảnh hưởng đến quá trình đàm phán (Kaartti, 2023) Đầu tiên , phong cách tiến hành kinh doanh của Hàn Quốc tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ (Kaartti, 2023) Chính vì thế, trong quá trình làm việc, Việt Nam cần tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và thân thiện để xây dựng mối quan hệ vững chắc với đối tác Hàn Quốc Nhà đàm phán Việt Nam không nên bỏ qua việc xây dựng mối quan hệ cá nhân, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết và lòng tin của đối tác hay đặt quá nhiều áp lực về mục tiêu kinh doanh mà quên đi việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác, như chỉ nói về công việc khi tham gia các buổi tiệc
Thứ hai , cách giao tiếp trực tiếp sẽ được đối tác Hàn Quốc ưa chuộng hơn trong công việc
(Kaartti, 2023) Nhà đàm phán Việt Nam nên sử dụng ngôn từ rõ ràng và trực tiếp trong quá trình trao đổi thông tin và ý kiến; tránh sử dụng ngôn từ mơ hồ hoặc bóng gió dễ gây ra sự hiểu lầm; tránh giữ lại thông tin quan trọng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình đàm phán và khiến đối tác Hàn Quốc mất sự tin cậy ở Việt Nam; không nên nhắc đến những câu chuyện liên quan đến chính trị, lịch sử nhạy cảm để tránh gây mất hòa khí, căng thẳng Đặc biệt, tránh ca ngợi người Mỹ hay người Nhật Bản trước mặt đối tác Hàn Quốc vì những nỗi đau chiến tranh trong quá khứ đã khắc sâu vào trong tâm trí của người Hàn Một số người Hàn Quốc tin rằng Mỹ và Liên Xô cũ có trách nhiệm trong việc chia cắt hai miền của đất nước Hàn Quốc, mặt khác, Nhật Bản từng dùng những chính sách tàn bạo để chiếm đống và đô hộ Hàn Quốc
Thứ ba , xu hướng giữ thể diện trước người khác là một phần không thể thiếu của văn hóa
Hàn Quốc (Kaartti, 2023) Nhà đàm phán Việt Nam cần đảm bảo tôn trọng đối tác trong quá trình đàm phán; tránh làm nhục hoặc làm mất thể diện của đối tác trước công chúng hoặc các bên liên quan hay đặt đối tác vào tình thế khó xử hoặc khiêu khích, vì điều này có thể gây ra sự mất mặt và ảnh hưởng đến quan hệ làm việc sau này
Thứ tư , Hàn Quốc thích hành động nhanh chóng, đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả trong quá trình kinh doanh (Kaartti, 2023) Vì thế cho nên, khi đàm phán, Việt Nam nên sẵn sàng đáp ứng và thích ứng nhanh chóng đối với các yêu cầu hoặc thay đổi từ đối tác Hàn Quốc, tối ưu hóa quy trình làm việc để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong mọi tình huống; tránh chậm trễ hay đưa ra những quyết định không chắc chắn, gây mất thời gian và tăng sự bất mãn của đối tác
Cuối cùng phân cấp mạnh mẽ là một đặc điểm nổi bật, có ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức làm việc và đàm phán của Hàn Quốc (Kaartti, 2023) Với đặc điểm này, việc hiểu rõ cấu trúc tổ chức và vị trí của các thành viên trong đội ngũ đàm phán của đối tác Hàn Quốc là điều cần thiết; Việt Nam không nên bất kính hoặc phớt lờ quyền lực và vai trò của những người có vị trí cao hơn, vì điều này có thể gây ra sự mất lòng tin và làm hại đến quan hệ làm việc.